Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

luận văn báo cáo tốt nghiệp về máy tiện cnc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.87 KB, 33 trang )


B CÔNG TH NGỘ ƯƠ
T P OÀN D T MAY VI T NAMẬ Đ Ệ Ệ
TR NG CAO NG KINH T K THU T VINATEXƯỜ ĐẲ Ế Ỹ Ậ
THÀNH PH H CHÍ MINHỐ Ồ
KHOA C I NƠ Đ Ệ



BÁO CÁO
TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ
N V TH C T P:ĐƠ Ị Ự Ậ
CÔNG TY TNHH DV CÁT NH TẬ
MỤC LỤC

Tp.H Chí Minh, tháng 06 n m 2012ồ ă
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG
TY
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1. Quá trình hình thành
Công ty TNHH DV Cát Nhật được thành lập vào năm 2003.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH DV CÁT NHẬT.
Trụ sở: 40 (tầng 1) Nguyễn An Ninh, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM, Việt Nam.
Địa chỉ giao dịch: 356A Xa lộ Hà Nội,P. Phước Long A, Quận 9,Tp.HCM, Việt Nam.
Tel: (08) 37314938/ 36400770/ 36401322
Fax: (08) 37314939
MST: 0303 930149
Email:
2. Sự phát triển
Là một công ty chuyên kinh doanh máy móc thiết bị cơ khí phục vụ cho công cuộc công


nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công ty cam kết mang đến cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng tốt, với giá cả cạnh tranh, cùng những dịch vụ hoàn hảo, đồng thời xây
dựng một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, hoàn thiện cho tất cả nhân viên,
nâng cao lợi nhuận cho các bên đối tác và cổ đông.
Cát Nhật hiện đang hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm đã
qua sử dụng, được sản xuất và nhập trực tiếp từ Nhật Bản bao gồm:
+ Máy công cụ và CNC: máy phay, máy tiện, máy đột, máy chấn
+ Xe cơ giới: xe đào, xe xúc, xe ủi, xe khoan, xe cẩu, xe nâng
+ Cối đá: cối tròn, cối vuông, cối lò xo, cối thủy lực
+ Phụ tùng các loại.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 3

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ bảo trì và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị nói
trên.
Sau 9 năm thành lập và phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ, công ty đã liên tục tận
dụng lợi thế cơ cấu doanh nghiệp nhỏ, có tính linh hoạt cao, cung cấp sản phẩm máy chất
lượng cao, dich vụ ổn định để gia nhập Top 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009.
II. SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CÔNG TY
1. Sơ đồ tổ chức:
2. Chức năng
2.1. Giám đốc:
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 4

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
KỸ THUẬT
KẾ TOÁN

HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
CƠ GIỚI
CÔNG CỤ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công
ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán.
2.2. Phó giám đốc:
- Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kỹ thuật và phụ trách phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ
điện, phân xưởng chế thử.
- Các vấn đề sản xuất và phụ trách phân xưởng biến áp, phân xưởng vỏ và phân xưởng sơn.
- Phụ trách phòng kinh doanh.
2.3. Phòng Hành chính nhân sự:
- Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế
độ, chính sách đối với người lao động, đảm bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ
sản xuất kinh doanh của công ty.
2.4. Phòng kế toán:
- Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạch toán giá thành sản
phẩm, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn.
- Quản lý thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty, tổng kết tình hình sản xuất kinh
doanh, quản lý hệ thống phân phối.
2.5. Phòng kỹ thuật:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG CƠ-ĐIỆN
1. Sơ đồ Phòng Cơ điện:
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 5

ĐIỆN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
2. Chức năng
- Quản lý trang thiết bị của công ty, định lịch sửa chữa và bảo dưỡng
- Trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất
lượng công trình.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật
tư trong toàn Công ty.
2.1. Phòng kinh doanh điện
Kinh doanh, trao đổi các dịch vụ, mua bán với khách hàng có nhu cầu về điện.
2.2. Phòng kỹ thuật điện
Đảm đương việc bảo trì, sữa chữa các thiết bị về điện như lắp đặt, thi công các công trình
điện tại xí nghiệp hoặc ở các phân xưởng.
2.3. Phòng kĩ thuật cơ khí
Thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị máy móc cơ khí, bao gồm việc sữa chữa và các
dịch vụ bảo trì theo yêu cầu của khách hàng.
3. Lịch sửa chữa và nguyên tắc bảo hành
3.1. Đối tượng bảo hành:
Khách hàng khi mua xe của Công ty TNHH DV Cát Nhật sẽ được hướng dẫn quy chế
bảo hành kể từ ngày nhận xe.
- Phải xuất trình sổ bảo hành khi nhân viên công ty đến làm công tác bảo hành.
- Những xe được bảo dưỡng đúng qui định.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 6

PHÒNG KỸ
THUẬT CƠ KHÍ
PHÒNG KINH
DOANH ĐIỆN
PHÒNG KỸ
THUẬT ĐIỆN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG

- Những xe được sử dụng đúng chức năng.
- Những xe đúng số khung, số máy với sổ bảo hành.
3.2. Quy chế bảo hành
Trong thời gian bảo hành, quý khách được hưởng quy chế sau:
- Xe được kiểm tra, sửa chữa miễn phí nếu những hư hỏng do các chi tiết kém chất lượng,
lỗi này được xác định căn cứ vào sự giám định của bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH DV Cát
Nhật.
- Quý khách phải thay thế theo định kỳ những chi tiết phụ tùng, vật tư hao mòn do quá trình
sử dụng. Trả tiền công sửa chữa, vật tư thay thế cho dịch vụ này.
3.3. Những trường hợp không được bảo hành
- Những xe không thực hiện đúng lịch bảo dưỡng
- Tự ý sửa chữa, thay thế chi tiết phụ tùng, vật tư.
Các chi tiết không bảo hành như:
- Hệ thống điện: Bình điện, còi điện, cầu chì, bóng đèn, rơle…
- Các chi tiết hao mòn tự nhiên như: Dầu nhớt các loại, lọc các loại, dây đai, phốt các loại,
ống thủy lực các loại…
- Các hao mòn do di chuyển: Pate xích, ắc bạc xích, bulong pate.
Những chi tiết hư hỏng do lỗi của khách hàng.
- Tự ý tháo lắp, cân chỉnh các chi tiết làm thay đổi tính năng hoạt động và tình trạng xe.
- Những hư hỏng, sự cố do các tác nhân bên ngoài gây ra như: va chạm, mắc lầy…
4. Phiếu bảo trì theo dõi, sửa chữa
THÔNG TIN MÁY
VÀ KHÁCH HÀNG
KHÁCH HÀNG YÊU CẦU
Hiệu máy: Model:
Hệ điều hành: Mã hàng:
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 7

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
Thời gian bảo trì: Đến hết:

Khách hàng:
Địa chỉ:
Đại diện: SĐT:
Nhân viên thực hiện: Ngày thực hiện:
HIỆN TRẠNG MÁY
STT HIỆN TRẠNG MÁY NGUYÊN NHÂN
PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ
GHI CHÚ
Bảo trì: Công ty chi trả vật tư và nhân công.
Dịch vụ: Khách hàng chi trả vật tư và nhân công.
Ý KIẾN TÌNH TRẠNG MÁY, XÁC NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG
HIỆN TRẠNG SAU KHI
SỬA CHỮA
KÝ XÁC NHẬN
NHÂN VIÊN
SỬA CHỮA
ĐẠI DIỆN
KHÁCH HÀNG
CHI PHÍ DỊCH VỤ
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 8

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
Ghi chú: NV công tác phải ghi chép đầy đủ nội dung yêu cầu của PDVSC này và photo giữ
1 bản (thanh toán công tác phí nếu là bảo trì) rồi giao lại bản gốc cho PKH quản lý.
PHÒNG KINH DOANH TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG BGĐ DUYỆT
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 9

NỘI DUNG CHI PHÍ

Ý KIẾN CỦA KH VỀ
CHI PHÍ SỬA CHỮA
STT
TÊN LINH
KIỆN
THAY
THẾ
THÀNH
TIỀN
STT
CÔNG
SỬA
CHỮA
THÀNH
TIỀN
KÝ XÁC NHẬN
1
NHÂN VIÊN SỬA
CHỮA
ĐẠI DIỆN
KHÁCH HÀNG
TỔNG CỘNG:
Bằng chữ:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA
THIẾT BỊ VÀ SỰ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ TẠI PHÂN XƯỞNG
I. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ CƠ KHÍ, ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
TẠI CÔNG TY
1. Những quy định chung về công tác bảo trì và bảo dưỡng:
- Đối với máy móc thiết bị mới thì theo hướng dẫn của nhà sản xuất để lập lịch bảo dưỡng.

- Đối với máy móc thiết bị đã sử dụng lâu thì lịch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ do mình tự
đặt ra. Ví dụ như thay nhớt máy có thể tính theo giờ máy làm việc hoặc thời gian định kỳ để
thay (1000 giờ/ lần hay 03 tháng/ lần). Về sửa chữa định kỳ thì 3 tháng/ tiểu tu, 6 tháng/
trung tu, 12 tháng/ đại tu phải xác định thời gian hoạt động có liên tục hay không để xếp lịch
phù hợp).
Riêng đối với máy nén khí công suất lớn và cẩu trục thì phải được kiểm định an toàn của
các đơn vị có chức năng (đưa vào lịch xác định thời gian đi kiểm định) vì các máy móc thiết
bị này nằm trong danh mục máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Mỗi máy móc cần có hồ sơ riêng để đảm bảo cho việc theo dõi như sau:
- Mỗi máy phải lập lý lịch riêng trong đó sẽ thề hiện các lần kiểm tra hàng ngày khi vận
hành, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất khi hư hỏng.
- Lập danh mục các máy móc thiết bị theo nhóm (tiện, máy, cắt, hàn ) trong đó quy định
luôn thời gian kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, đơn vị thực hiện, đơn vị kiểm tra.
- Chính sách bảo trì của công ty: Có bộ phận chuyên trách thực hiện hay thuê dịch vụ hoặc
kết hợp.
- Dự tính tồn kho các loại phụ tùng thay thế: bảo đảm chi phí tồn kho hợp lý, sản xuất ổn
định. Thiết bị, vật tư dự phòng luôn có vừa đủ và tốt.
2. Nội dung công tác bảo dưỡng
2.1. Kiểm tra trước khi làm việc:
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 10

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Kiểm tra nước làm mát có đủ không, nếu thiếu châm thêm cho đúng vạch, không được
châm cao quá vạch FULL.
- Kiểm tra nhớt máy có đủ không, kiểm tra chất lượng nhớt máy có đạt yêu cầu không.
- Kiểm tra mực nhớt thủy lực có đủ không, nếu thiếu châm thêm và kiểm tra nhớt thủy lực
có chảy không.
- Kiểm tra nhiên liệu.
- Kiểm tra nhớt quay toa có đủ không, nếu thiếu phải kiểm tra phốt quay toa có bị rò rỉ
không trước khi châm nhớt.

- Kiểm tra các thiết bị hiển thị trên đồng hồ.
2.2. Kiểm tra chỉnh lý sau 50 giờ sử dụng
- Xả nước bẩn và dị vật trong bồn nhiên liệu.
- Kiểm tra châm nước bình điện.
2.3. Kiểm tra chỉnh lý sau 100 giờ vận hành
- Bơm mỡ vào các đầu trực, trục gàu, trục cần, đầu ty ben, mâm quay toa…
2.4. Kiểm tra chỉnh lý sau mỗi 250 giờ sử dụng
- Làm tất cả các phần việc của mục 2, 3.
- Thay nhớt động cơ bằng loại nhớt SAE 40W.
- Thay lọc nhớt, lọc dầu động cơ.
- Thay lọc nhớt thủy lực.
- Kiểm tra cân chỉnh các dây đai bơm nước, máy lạnh…
2.5. Kiểm tra chỉnh lý sau 500 giờ sử dụng
- Làm tất cả các phần việc của mục 2, 3, 4.
- Bơm mỡ bò vào bạc đạn quay toa, tra mỡ bò vào bánh răng quay toa.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 11

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Vệ sinh bộ phận tản nhiệt nước và két giải nhiệt dầu thủy lực.
2.6. Kiểm tra chỉnh lý sau mỗi 1000 giờ
- Thay nhớt hai đùi xe bằng loại nhớt SAE 90W, đậu xe đúng vị trí, dầu xả ở vị trí phía dưới
cùng.
- Kiểm tra siết chặt các đầu nối ống thủy lực, các bulong pate xích…
- Kiểm tra hành trình các ắc: gầu cần ngắn, cần dài, ắc bạc, ắc xích, bạc đạn quay toa…
- Thay bầu lọc gió động cơ.
2.7. Kiểm tra chỉnh lý sau 2000 giờ
- Làm tất cả các phần trên.
- Kiểm tra vô dầu mỡ tất cả các hệ thống điều khiển, thiết bị khởi động…
- Chỉnh khe hở xu páp động cơ.
- Kiểm tra hệ thống giải nhiệt máy bơm: bơm nước, cánh quạt nước… và thay nước làm mát

động cơ.
- Thay toàn bộ dầu thủy lực. Lưu ý súc sạch dầu thủy lực trong các ty ben và vệ sinh sạch
thùng dầu trước khi châm mới.
- Thay nhớt bộ bánh răng quay toa bằng nhớt SAE 90W.
2.8. Kiểm tra không định kỳ
- Kiểm tra vệ sinh thay bầu lọc gió.
- Kiểm tra đồng hồ nhiệt độ động cơ, nếu nhiệt độ cao phải vệ sinh bên trong hệ thống làm
mát.
- Kiểm tra điều chỉnh lực căng của dây đai.
- Kiểm tra siết chặt các bulong.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 12

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
II. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN TẠI PHÂN
XƯỞNG
- Lập phiếu theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, kiểm tra hàng ngày trước khi vận hành.
- Hiểu rõ chức năng và hiện trạng của các máy để khi có hỏng hóc xảy ra có thể khắc phục
kịp thời.
- Lập danh mục các thiết bị, phân loại thiết bị. Các thiết bị nhỏ như máy mài cầm tay, máy
cắt, máy hàn điện thì đưa riêng ra, những thiết bị này thì luôn luôn kiểm tra hàng ngày
(người sử dụng có trách nhiệm kiểm tra khi sử dụng).
+ Với mỗi loại máy cần phân loại các loại chi tiết phụ tùng dễ hỏng chủ yếu là: các loại ổ bi,
dây đai, băng tải các loại phụ tùng này nếu vận hành sử dụng đúng thì luôn có tuổi thọ của
nó và quy trình bảo dưỡng, những việc này thì nên tham khảo nhà cung cấp. Và các loại dầu
nhớt đến hạn phải thay
+ Lập sổ theo dõi vận hành cho từng máy, dự tính thời gian thay ổ bi, dây đai
- Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Nói chung, ngày thực hiện bảo trì bảo dưỡng nên
xếp vào ngày không sản xuất và cũng nên phối hợp với bộ phận kế hoạch và quản đốc
xưởng để thuận tiện thực hiện.
- Phân loại kiểm tra, bảo trì và sửa chữa, công tác kiểm tra là công tác thực hiện hằng ngày,

thông thường những việc này do xưởng thực hiện. Công tác bảo trì bảo dưỡng bắt buột dự
tính chính xác thời gian thực hiện vì nó ảnh hưởng sự ngừng máy, ngừng sản xuất và bố trí
sản xuất trước khi dừng máy. Việc bảo trì chủ yếu là kiểm tra lau chùi, vào dầu mỡ, cân
chỉnh để có tính chính xác thì nên lập thứ tự các hạng mục bảo trì.
Ví dụ: Khi bảo trì một máy cẩu trục thì các nhân viên sẽ kiểm tra mức dầu và nhớt cho bộ
phận thủy lực, đảm bảo mực nhớt không nhiều quá mà cũng không ít quá. Kiểm tra và xả
các chất bẩn trong bồn nhiên liệu và kiểm tra các hiển thị của đồng hồ đo. Bơm mỡ bò vào
các bạc đạn, và các bánh răng xoay…
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 13

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Kế hoạch bảo trì thì cán bộ bảo trì có thể tham khảo tài liệu hoặc bằng kinh nghiệm của
mình mà tự xây dựng lên. Thông thường là lập các bảng liệt kê theo tháng, có thiết bị 3, 4
tháng hay 1 năm làm 1 lần nhưng có loại thì tháng nào cũng phải bảo trì.
- Nắm rõ sản phẩm sản xuất: xác định thời gian sản xuất thấp điểm trong năm để xây dựng
kế hoạch bảo dưỡng.
- Hiểu các tính năng của từng thiết bị, nắm rõ thuyết minh máy, lý lịch máy.
- Theo dõi chính xác thời gian hoạt động của thiết bị, máy móc và cập nhật đầy đủ.
- Bảo dưỡng cấp 1 (vệ sinh, bơm dầu, tra mỡ…) tốt.
- Tuân thủ theo kế hoạch bảo dưỡng định kỳ nên theo giờ làm việc.
III. CÁC THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN TRONG CÔNG TY VÀ SỰ BỐ TRÍ LẮP ĐẶT CÁC
THIẾT BỊ TRONG PHÂN XƯỞNG
Các máy móc trong Công ty được lắp đặt và bố trí theo nhóm máy để tiện cho việc theo
dõi vận hành và sữa chữa. Bao gồm nhóm máy công cụ CNC (máy tiện CNC, máy phay
CNC, máy đột CNC, máy chấn CNC, máy cắt CNC…), máy công cụ (máy tiện, phay, chấn,
cắt, máy đột nhiều chức năng…), máy làm gỗ, các loại máy khác (máy phát điện, máy phát
hàn…), các xe cơ giới (xe đào, xe ủi, xe xúc…), cối đá (cối tròn, cối vuông…).
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 14



CỔNG CÔNG TY
XE CƠ GIỚICỐI ĐÁMÁY PHÁT
ĐIỆN
VĂN PHÒNG MÁY CÔNG
CỤ
MÁY CÔNG
CỤ CNC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
IV. CÁC THIẾT BỊ MỚI TIÊN TIẾN
* Máy cắt LASER
Hiệu máy: AMADA
Model: LCE 65
Năm sản xuất: 1992
Hệ điều hành: FANUC O-L
Hành trình: X: 1270mm; Y: 1270mm
Kích thước máy: 2.4m*4.1m*1.7m
Trọng lượng: 10500 kg
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 15

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
* Máy đột CNC
Hiệu máy: AMADA
Model: PEGA 344
Năm sản xuất: 1984
Hệ điều hành: FANUC 6M
Hành trình: X: 1016mm; Y: 1016mm
Lực đột: 30 ton
Số ổ dao: 40 pcs
Số lượng auto-index: 02 pcs
Trọng lượng: 10500 kg

SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 16

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
PHẦN III: NGHIÊN CỨU VỀ MÁY TIỆN CNC
Qua quá trình thực tập được một phần tiếp xúc với máy tiện CNC và sự chỉ bảo hướng
dẫn nhiệt tình của các anh chị kỹ sư trong Công ty Cát Nhật cùng với ít kiến thức cơ bản đã
được học tại trường em xin được trình bày đôi nét về máy tiên CNC.
I. NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ: GIỚI THIỆU MÁY TIỆN CNC VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG
1. Giới thiệu
Máy Tiện CNC là từ viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển
bằng máy tính) đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích
sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử
dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi
là mã G. CNC được phát triển vào khoảng đầu những năm 1950 ở phòng thí nghiệm
Servomechanism của Học viện kĩ thuật Massachusetts Institute of Technology gọi tắt
là M.I.T học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts Hoa Kỳ và
đã nhanh chóng ứng dụng vào việc chế tạo máy móc.
Máy tiện CNC xuất hiện đã nhanh chón g thay đổi việc sản xuất côn g
nghiệp. Việc tiến hành tiện các đường cong, hình phức tạp được thực hiện dễ dàng
như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn
các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 17

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
2. Đặc điểm gia công trên máy tiện CNC
Máy tiện CNC có những đặc điểm sau:
- Mức độ tự động hoá rất cao.
+ Tự động thay dao
+ Tự động điều chỉnh quá trình cắt gọt.
+ Tự động bôi trơn vùng cắt gọt và hệ thống máy.

+ Tự động bảo vệ an toàn khi máy làm việc.
+ Tự động hiển thị vị trí gia công, toạ độ gia công (x, y, z).
+ Tự động báo lỗi.
- Tốc độ cắt rất lớn (Từ 1000 – trên 8000 vòng/phút).
+ Độ chính xác kích thước gia công đạt tới 0,001mm.
+ Năng suất gia công gấp 3 lần so với máy thông thường.
+ Tính linh hoạt cao, thích nghi với nhiều loại sản xuất.
3. Các bộ phận chính trên máy tiện CNC
- Ụ tĩnh hay hộp tốc độ trục chính.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 18

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Ổ tích dao.
- Giá đỡ ổ tích dao.
- Bảng điều khiển.
- Cửa đóng mở khu vực gia công.
- Ụ động.
- Mâm cặp 1.
3.1. Ụ tĩnh (Hộp tốc độ trục chính):
- Tạo ra các tốc độ cắt gọt khác nhau.
- Kết cấu: Gồm trục chính, đầu trục chính lắp với mâm cặp được dẫn động bởi động cơ
Servo.
- Được điều chỉnh và thay đổi tốc độ, chiều quay tuỳ theo yêu cầu, phía sau trục chính là
hệ thống truyền động thuỷ lực để đóng mở hoặc kẹp chi tiết.
3.2. Ổ tích dao
Có hai loại:
a. Đầu Rơvônve:
- Là một bộ phận được tiêu chuẩn hoá, có thể gá được 12 con dao khác nhau.
- Trên đầu Rơvônve có lắp với các khối mang dao và trực tiếp lắp với các dụng cụ cắt tương
ứng.

Hình: Ổ tích dao
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 19

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Đầu Rơvônve thay đổi dao bằng cách thay đổi vị trí của dao theo chương trình đã được lập
sẵn.
b. Ổ chứa dao:
- Kết hợp với đồ gá tháo lắp dao tự động.
3.3. Mâm cặp
Hình vẽ: Mâm cặp thủy lực
Quá trình đóng mở và hãm mâm cặp để tháo lắp chi tiết bằng hệ thống thuỷ lực, lực phát
động nhỏ và an toàn. Đối với máy tiện CNC thường được gia công với tốc độ rất cao. Số
vòng quay của trục chính lớn (có thể lên tới 8000 vòng/phút – khi gia công kim loại màu).
Do đó lực ly tâm là rất lớn nên các mâm cặp thường được kẹp chặt bằng hệ thống thủy lực
(hoặc khí nén) tự động thông qua chương trình.
3.4. Ụ động
Được thiết kế với vai trò là trục thứ hai đầu ngoài trục có mâm cặp thứ hai để kẹp chi tiết
gia công. Trục này có cùng tốc độ với trục chính và trục có thể tịnh tiến theo trục Z.
3.5. Thân máy
Để bộ các bộ phận khác lên trên nó.Thân máy có kết cấu và hệ thống truyền động kép hai
phía. Do thân máy có độ cân bằng tốt, phản hồi truyền động chính xác và cắt rất êm ở mọi
thời điểm.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 20

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
3.6. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển máy gồm có 2 phần:
- Bảng điều khiển màn hình (CRT).
- Bảng điều khiển máy.
3.7. Giá đỡ ổ tích dao

Nhiệm vụ:
- Để lắp với ổ tích dao, thực hiện các chuyển động tịnh tiến ra vào, vuông góc với trục chính
của máy, những chuyển động này được lập trình sẵn.
- Cửa đóng mở khu vực gia công. Hệ thống máy chỉ hoạt động khi cửa được đóng đúng quy
định.
3.8. Bảng điều khiển màn hình
Bảng điều khiển này để điều khiển màn hình CRT. Trên bảng có các nút, các ký tự, các nút
chữ số, các nút chức năng để soạn thảo chương trình. Gồm hai bộ phận nhỏ:
- Màn hình.
- Các loại nút bấm.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 21

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Màn hình: CRT
+ Đây là màn hình giống với màn hình ti vi, máy tính, để hiển thị các tín hiệu điều khiển số:
toạ độ (x, y, z), các quá trình mô phỏng gia công chi tiết, chế độ cắt gọt.
- Các loại nút nhấn:
+ Nút khởi động lại: RESET
Nút này để khởi động lại chương trình NC khi máy bị treo không hoạt động được hoặc khi
máy phải tắt khẩn cấp.
+ Nút trợ giúp: HELP
Nhấn vào nút này hướng dẫn màn hình sẽ hiện lên màn hình.
+ Nút chuyển: SHIFT
Khi nhấn vào nút chuyển Shift cho phép các ký tự bên dưới phía bên phải của các nút địa chỉ
được đưa vào máy.
+ Các nút mềm (Soft key)
Các nút này để lựa chọn các chức năng soạn thảo, xoá, ghi nhớ chương trình. Các nút này ở
hàng phía dưới của màn hình CRT.
+ Nút địa chỉ (Address key)
Các nút này nạp các chữ cái tiếng Anh và các ký hiệu vào máy.

+ Nút các con số và giá trị (Numeric value key)
Các nút này nạp các ký hiệu âm và dương và các giá trị bằng số vào máy.
+ Nút thay đổi: ALTER
Muốn thay đổi một giá trị nào đó trong chương trình, di chuyển con trỏ tới vị trí đó, đánh giá
trị cần thay đổi sau đó nhấn vào nút ALTER thì giá trị cần thay đổi sẽ được đưa vào.
+ Nút chèn: INSERT
Chèn thêm dữ liệu vào sau con trỏ khi ấn vào nút INSERT. Tương đương nút ENTER trên
bàn phím của máy tính.
+ Nút xoá: DELETE
Nhấn vào nút này dữ liệu ở vị trí con trỏ sẽ bị xoá.
+ Nút nạp vào: INPUT
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 22

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
Nút này đưa các chữ cái, ký hiệu, các giá trị bằng các con số… được đưa vào chương trình
NC.
3.9. Bảng điều khiển máy
Bảng điều khiển này để điều khiển máy, trên bảng có các nút chức năng để điều khiển máy.
4. Các vùng lựa chọn chế độ hoạt động
- Chế độ ghi nhớ: MEM
Chế độ này gọi và chạy chương trình đã được lựa chọn từ bộ nhớ của máy, chương trình
này sẽ được thực hiện ở trên máy.
- Chế độ hoạt động:
MDIMDI là chữ cái viết tắt của các từ: MANUAL DATA INPUT (nạp các dữ liệu vào
bằng tay). Trong chế độ hoạt động MDI máy có thể chạy trong khi ta lập trình từ bàn phím.
- Chế độ nhập chương trình: TAPE
Ở chế độ này chương trình được chuẩn bị ở đĩa mềm từ máy ngoài và được chuyển vào
máy theo hệ thống cáp.
- Chế độ xuất bản: EDIT (EDITON)
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
Chế độ này cho phép soạn thảo, kiểm tra, sửa đổi chương trình.
- Chế độ soạn thảo bằng tay: H (HANDLE)
Chế độ này cho phép điều khiển bàn dao bằng tay.
- Chế độ nhấp: JOG
Chế độ này cho phép điều khiển di chuyển bàn dao chậm không liên tục bằng tay. Nếu ấn
vào các nút: -X, +X, -Z, +Z, thì bàn dao sẽ di chuyển theo hướng ấy, bỏ tay ra thì bàn dao sẽ
dừng lại.
- Chế độ di chuyển nhanh: RPD (RAPID)
Chế độ này cho phép di chuyển bàn dao nhanh bằng tay. Nếu ấn vào các nút: -X, +X,-Z,
+Z, thì bàn dao sẽ di chuyển theo hướng ấy, bỏ tay ra thì bàn dao sẽ dừng lại.Có thể thay đổi
tốc độ di chuyển nhanh chậm bằng các nút RAPID OVERRIDE.
- Chế độ trở về điểm gốc: ZRN
Máy ở chế độ này ấn vào nút +X và +Z bàn dao sẽ trở về điểm gốc R.
- Nút chạy từng câu lệnh: SBK (Single Block)
Nút này dùng để mở chế độ từng câu lệnh trong chương trình.
- Nút dừng bước công nghệ: OSP (Optional Stop)
Nút này tạm dừng chương trình sau một bước công nghệ. Muốn chạy tiếp chương trình ta
nhấn nút START.
- Nút bỏ qua câu lệnh: BDT (Block Delete)
Câu lệnh tiếp theo sẽ được bỏ qua nếu nhấn vào nút này.
- Nút cài đặt gốc O của phôi: PSM và PST
Hai nút này dùng để cài đặt gốc O của phôi.
- Nút chạy không cắt gọt: DRN (Dry Run)
Nút này chạy không cắt gọt để kiểm tra chương trình.
- Vùng các nút điều khiển lượng dịch chuyển bàn bằng tay.
Các nút này lựa chọn lượng dịch chuyển của bàn theo trục X và trục Z, lượng dịch chuyển
nhỏ nhất điều khiển bằng tay là 1µm. Núm xoay điều khiển bằng tay dịch chuyển theo
các trục X và Z. Giá trị của mỗi vạch đựơc cố định bởi các nút điều khiển lượng dịch chuyển

bàn bằng tay.
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 24

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ĐỖ ĐỨC VƯƠNG
- Vùng nút tắt, mở nước tưới nguội, tắt và mở đèn
Vùng nút này có các nút để tắt, mở dung dịch tưới nguội, tắt mở đèn.
- Vùng nút điều khiển trục chính:
Các nút này điều khiển trục chính quay thuận hay quay ngược chiều kim đồng hồ (theo
hướng nhìn vào mặt đầu trục chính) hoặc dừng trục chính.
+ Nút NOR trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ.
+ Nút REV trục chính quay cùng chiều kim đồng hồ.
+ Nút SPJ nhấp trục chính.
+ Nút STOP dừng truc chính.
- Vùng nút chọn dao: TURRET
Vùng này có màn hình nhỏ hiện lên số thứ tự của dao đang nằm ở vị trí làm việc. Nếu ấn
vào nút (+) thì dao có số thứ tự tiếp theo được đưa vào vị trí làm việc. Nếu ấn vào nút (-) thì
dao có số thứ tự trước sẽ được đưa vào vị trí làm việc.
5. Nguyên lý làm việc của máy tiện CNC
- Để thực hiện nhiệm vụ gia công thì cũng như các máy cắt kim loại khác thì máy tiện cũng
sử dụng hai chuyển động cắt chính là chuyển động chạy dao và chuyển động cắt, ở đây thì
chuyển động cắt chính là chuyển động của chi tiết quay quanh trục.
- Chuyển động cắt chính của máy tiện đuợc thể hiện bằng vận tốc cắt và lượng chạy dao.
6. Lập trình cho máy tiện CNC
6.1. Cấu trúc của một chương trình
Gồm 3 phần chính:
- Đầu chương trình: Khai báo tên chương trình, gọi dao, nhập địa chỉ lưu chữ gốc phôi, bật
các chế độ làm mát…
- Thân chương trình: gồm các khối lệnh gia công và các chế độ gia công.
- Kết thúc chương trình: Đưa dụng cụ về vị trí an toàn, dừng chương trình và tắt các chế độ
làm mát

6.2. Các lệnh dùng chung cho máy phay và máy tiện CNC
G00: Lệnh dịch chuyển nhanh không cắt vật liệu phôi (Positioning/RapidTraverse).
SVTH: THÁI VĨNH HẢI Trang 25

×