VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page1
TIỂU LUẬN
VẤN ĐỂ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2000-2011
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page2
Chương I: Khái quát về đất NN
1.1 Đất NN
1.1.1 Khái quát về lịch sử đất NN ở VN
Các quá trình chính trong đất của VN bao gồm: quá trình phong hoá, trong đó phonghoá
hoá học và sinh học xảy ra mạnh hơn so với phong hoá lý học; quá trình mùn hoá; quá
trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất bằng ở miền núi; quá trình glây hoá; quá
trình mặn hoá; quá trình phèn hoá; quá trình feralít hoá; quá trình alít; quá trình tích tụ
sialít; quá trình thục hoá và thoái hoá đất. Tuỳ theo điều kiện địa hình, điều kiện môi
trường và phương thức sử dụ
ng mà quá trình này hay khác chiếm ưu thế, quyết định đến
hình thành nhóm, loại đất với các tính chất đặc trưng.
VN có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó, diện tích sông suối và núi đá
khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng
31,2 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), xếp hàng thứ 58 trong tổng số
200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đông (khoảng 90 triệu ngườ
i) nên diện tích đất
bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân của thế giới.
Tiềm năng đất có khả năng canh tác NN của cả nước khỏang từ 10-11 triệu ha trong đó
mới chỉ sử dụng được 6, 9 triệu ha đất NN (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên) gồm 5, 6
triệu ha là đất trồng cây hàng năm và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm
khác và phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Diện tích đất canh tác
vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp
hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng.
Nhìn chung, đất của VN đa dạng về loại, phong phú về khả năng sử dụng. Căn cứvào
nguồn gốc hình thành có thể phân thành hai nhóm lớn: Nhóm đất được hình thành dobồi
tụ (đất thuỷ
thành) có diện tích khoảng 8 triệu ha, chiếm 28,27% tổng diện tích đất
tựnhiên, trong đó đất đồng bằng 7 triệu ha.Nhóm đất được hình thành tại chỗ (đất địa
thành) có khoảng 25 triệu ha.
1.1.2 Khái niệm đất NN.
Đất NN là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về NN, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất
sả
n xuất NN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất NN khác
1.1.3 Đặc điểm chung của đất NN
Thứ 1:Đất NN là một tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất NN mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là một loại tư
liệu sản xuất đặc biệt của NN. Trong NN, nếu sử dụng hợp lý đất đ
ai thì sức sản xuất của
nó không ngừng được nâng lên, khác vớicác tư liệu sản xuất khác khi sử dụng, theo thời
gian sẽ bị hao mòn và hỏng đi. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phương thức
thâm canh và chế
độ canh tác hợp lý.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page3
Đặc điểm này có được là do đất đai có nhiều độ phì. Độ phì của đất là khả năng đất cung
cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (nhiệt độ, không khí…)
để thực vật sinh trưởng và phát triển.
¾ Độ phì tự nhiên: Kết quả có được hình thành bởi quá trình tự nhiên do tác động
bởi các yếu tố lý, hóa, sinh của đất và môi trường xung quanh.
¾ Độ phì nhiêu nhân tạo: Kết quả có
được là do tác động có ý thức của con người,
bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý.
¾ Độ phì nhiêu tiềm tàng: Tổng hợp của độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo có trong
đất ở một thời điểm nào đó.
¾ Độ phì nhiêu kinh tế: Là độ phì mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích
kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản
xuất. Biểu hiện qua s
ố sản phẩm thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.
Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải
thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng
suất đất đai tăng lên.
Thứ 2: Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ
học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất
cũng không đồng nhất.
Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố
định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế nên tính chất và độ
màu mỡ của đất ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau. Đây cũng là một trong những yếu tố
qui định tính khu vực của sản xuất NN. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản
xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp.
Trong sản xuất NN, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế
và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệ
u quả kinh tế cao.
Thứ 3:Đất đai có giới hạn cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối.
Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của
mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. “ Chúng ta không thể thêm gì vào không gian vốn
có của đất đai”. Sự giới hạn đó còn th
ể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành
kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Đặc điểm này
đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu
đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành ph
ần kinh
tế, và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ
sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu người vào loại thấp so với các
quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
lại càng đặc biệt quan trọng.
1.1.3.2 Các yếu tố
ảnh hưởng:
- Khí hậu và nguồn nước: Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để sử dụng đất NN, ảnh
hưởng lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi.Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh
mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ. Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm
hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vậ
t nuôi, các sâu bệnh có hại
cho cây trồng.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page4
- Môi trường xung quanh: Khu vực lân cận nơi có đất sản xuất, dân cư và nguồn lao động
ảnh hưởng ở tới đất đai bởi dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu
thụ các nông sản.
1.1.4 Vai trò của đất NN
Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành
NN. Đặc điểm đấ
t đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phối cuả ngành NN.
Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư
trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và NN phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ
đạo.
9 Đất NN là một điều kiện tối cần thiết cho hoạt động kinh tế nông thôn
Đất đai là tặng vật của tự nhiên cho con người. Nh
ờ có đất mà nông dân đã sản xuất
ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, gia đình và của cải xã hội. Trong
điều kiện kinh tế NN, đất đai đã trở thành tư liệu sản xuất quan trọng nhất và là điều
kiện sống còn đối với hoạt động sản xuất NN của người nông dân. Người nông dân
không thể tiến hành sản xuất NN n
ếu như không có đất. Đất NN là điều kiện tối cần
thiết để người nông dân đem kết hợp nó với sức lao động sẵn có của mình để tạo ra
sản phẩm nông sản. Vì vậy, đất NN là một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với
bất kỳ người nông dân nào.
9 Đất NN là một nguồn lực đầu vào đặc biệt quan trọng củ
a sản xuất NN
Khi nói đến vai trò của đất đai, C.Mác viết: "đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất
thảy mọi sự sản xuất và mọi hoạt động của loài người". Cũng như đối với sản xuất nói
chung, sản xuất NN tất yếu cần đến sự tham gia của đất đai.
Do đó, để có được nông sản, cần phải kết hợp hai y
ếu tố sức lao động với tư liệu sản
xuất, trong đó quan trọng nhất và cũng là nhân tố không thể thiếu được của tư liệu sản
xuất là đất NN. Đất NN không chỉ thuần tuý là tư liệu sản xuất, mà là một loại tư liệu sản
xuất đặc biệt. Nó là một trong những nhân tố quyết định đến giá trị của nông phẩm hàng
hoá sản xuấ
t ra.
Hơn nữa, sản xuất NN có tính đặc thù cao so với các ngành sản xuất khác. Đó là ngành
sản xuất dựa trên mối quan hệ của các cơ thể sinh vật sống với môi trường, tuân theo các
quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện ngoại cảnh.
Như vậy, đất NN là một trong những nguồn lực đầu vào quan trọng không thể thiếu được
của quá trình hoạ
t động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NN.
9 Đất NN là một nhân tố tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu
kinh tế NN.
Việc phát hiện ra đặc tính của từng loại đất có ý nghĩa quan trọng trong phân bổ đất đai
giữa các ngành NN, qua đó xây dựng cơ cấu NN hợp lý.
Các loại đất khác nhau có độ phì khác nhau, thành phần trong đất cũng khác nhau cho
nên, từng loại đất chỉ phù hợp vớ
i từng loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Chỉ trong
điều kiện được canh tác trên loại đất phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh hoá của cây
trồng, vật nuôi thì chúng mới có thể cho thu hoạch sản phẩm năng suất cao, chất
lượng tốt.Do vậy, việc phát hiện ra đặc tính của các loại đất khác nhau có một ý nghĩa
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page5
vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn và phân bổ đất đai trong quá trình canh tác. Từ
đó, mới có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế NN hợp lý, tận dụng có hiệu quả các tiềm
năng sẵn có của đất đai nhằm phát triển một nền NN hàng hoá có sức cạnh tranh trên
thị trường thế giới.
1.2 Quỹ đất NNVN
Đối với một nước mà dân số chủ yếu sống bằng nghề nông thì thông tin về quy mô đất
NN của từng khu vực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lập kế hoạch.Vùng ĐBSH và
ĐBSCLcó tỷ lệ đất NN caoso với hai vùng đồng bằng này thì các vùng ven biển có ít đất
NN hơn nhưng thấp nhất là các xã miền núi của vùng Đông Bắc, Tây Bắc, và Tây
Nguyên. Vùng này đất lâm nghiệp và đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
1.2.1 Đấ
t dành cho trồng trọt( đất canh tác)
Bảng 1.1:Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây(nghìn ha):
Trong đó
Cây hàng năm Cây lâu năm
Trong đó Trong đó
Năm
Tổng số
Tổng số
Cây
lương
thực có
hạt
Cây CN
hàng năm
Tổng số
Cây CN
lâu năm
Cây ăn
quả
2000 12644,3 10540,3 8399,1 778,1 2104,0 1451,3 565,0
2001 12507,0 10352,2 8224,7 786,0 2154,8 1475,8 609,6
2002 12831,4 10595,9 8322,5 845,8 2235,5 1491,5 677,5
2003 12983,3 10680,1 8366,7 835,0 2303,2 1510,8 724,5
2004 13184,5 10817,8 8437,8 857,1 2366,7 1554,3 746,8
2005 13287,0 10818,8 8383,4 861,5 2468,2 1633,6 767,4
2006 13409,8 10868,2 8359,7 841,7 2541,6 1708,6 771,4
2007 13555,6 10894,9 8304,7 846,0 2660,7 1821,7 778,5
2008 13872,9 11156,7 8542,2 806,1 2716,2 1885,8 775,5
2009 13807,6 11047,1 8527,4 753,6 2760,5 1936,0 774,0
Sơ bộ 2010 13925,4 11110,3 8641,4 800,2 2815,1 1987,4 776,3
Diện tích đất trồng trọt tăng dần theo thời gian từ 12644,3 nghìn ha (2000) đến 13925,4
nghìn ha (2010) trong đó diện tích của đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm đều tăng.
Diện tích đất trông cây hằng năm chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ đất trồng trọt.Đất trồng
cây hằng năm gấp từ 4-5 lần diện tích đất trồng cây lâu năm và sự chênh lệch diện tích
giữa 2 lọai đất này giảm d
ần theo thời gian.
1.2.1.1 Đất trồng cây hàng năm
Trong đất trồng cây hằng năm cây lương thực có hạt chiếm phần lớn diện tích gấp hơn 10
lần quỹ đất trồng cây cây công nghiệp hằng năm.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page6
Trong quỹ đất trồng cây lương thực, lúa chiếm diện tích phần lớn diện tích(hơn 60% ) và
tỉ lệ này ngày càng giảm theo thời gian, diện tích đất trồng ngô chiếm vị trí thứ 2( xấp xĩ
10% ) và diện tích trồng loại cây này tăng nhiều nhất trong các loại cây hằng năm. Diện
tích đất trồng mía chiếm không nhiều nhưng ngày càng giảm , quỹ đất trồng lạc dao động
nhưng không nhiều còn diện tích đất tr
ồng tương tăng theo thời gian. Bông chiếm diện
tích thấp nhất trong quỹ đất trồng cây hằng năm nhưng diện tích trồng loại cây này giảm
qua các năm.
Quỹ đất trồng cây lương thực chiếm phần lớn diện tích, có ý nghĩa quan trọng trong
NN.Chiếm diện tích nhiều nhất là ở vùng ĐBSCL (hơn 50%) tuy diện tích có tăng theo
thời gian nhưng tỉ lệ ngày càng giảm. Qũy đất trồng cây lương th
ực ởĐBSH; BTB và
DHMT chiếm vị trí thứ 2 ( chiếm hơn 10% ở mỗi vùng) trong đó diện tích ở vùng ĐBSH
giảm còn ở vùng BTB và DHMT tăng theo thời gian. Qũy đất trồng cây lương thực ở
TDMNBB chiếm vị trí thứ 3 và ngày càng tăng. Qũy đất trồng cây lương thực ở TN và
ĐNB nhỏ so với cả nước nhưng ở TN ngày càng tăng còn ởĐNB ngày càng giảm.
1.2.1.2 Đất trồng cây lâu năm
Trong diện tích đất tr
ồng cây lâu năm cây công nghiệp lâu năm chiếm diện tích lớn hơn
và gấp hơn 2 lần diện tích trồng cây ăn quả.
Sự phân bố đất cây lâu năm không liên quan mật thiết với mật độ dân số. Hơn nữa, các
vùng khác nhau trồng các loại cây lâu năm khác nhau. Vùng ĐNB chủ yếu trồng cao su,
cà phê, cây ăn quả, trong khi đó TN, đặc biệt là Đak Lắk và Gia Lai lại chuyên về trồng
cà phê, cao su. Một số huyện vùng ĐB có t
ỷ lệ đất cây lâu năm trong tổng diện tích đất
NN khá cao, trên 70%. Tỷ lệ đất cây lâu năm ở vùng ĐBSH, ĐBSCL và vùng ven biển,
nơi điều kiện thổ nhưỡng thích hợp hơn đối với trồng cây hàng năm thấp hơn nhiều. Sự
phân bố cây trồng ở VN bao gồm tỷ trọng đất cây lâu năm so với cây hàng năm thay đổi
liên tục do ảnh hưởng của giá cả thị trườ
ng nông sản. Khi nhu cầu thị trường thay đổi,
một số hộ và địa phương, đặc biệt ở vùng ĐNB có xu hướng chuyển đổi từ cây hàng năm
sang trồng cây lâu năm và ngược lại.
1.2.2 Đất dành cho lâm nghiệp:
VN có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha
và 6,16 triệu ha đất trồng đồi núi trọc là đồi tượng của sản xuất lâm NN. Như vậy, ngành
Lâm nghiệp đã và
đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn
nhất trong các ngành kinhtế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên
các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân
tộc ítngười, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậmphát triển
và đời sống còn nhiều khó khă
n.
Đất lâm nghiệp nhìn chung tăng dần qua các năm, từ 11575,03 nghìn ha vào năm 2000
tănglên 16243,67 nghìn ha vào năm 2010, chủ yếu do chuyển từ đất đồi chưa sử dụng
sang trồng rừng.Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ chiếm phần
lớn đất lâm nghiệp. Đất rừng sản xuất tăng từ 39,1% năm 2006 lên chiếm khoảng 47,4%
năm 2010. Ngược lại, đất rừ
ng sản xuất giảm từ 46,7% năm 2006 xuống còn 40,4% năm
2010. Chỉ chiếm một phần nhỏ 12,2% trong cơ cấu đất lâm nghiệp là đất rừng phòng hộ.
Cơ cấu cây lâm nghiệp ở rừng trồng rất đa dạng, chủ yếu là trồng nhiều keo, bạch đàn,
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page7
ngoài ra còn có thông, sưa, lim, mỡ, xoan, bồ đề, quế… Trong quá trình canh tác, một
phần đất lâm nghiệp có rừng được chuyển sang sử dụng vào những mục đích khác, cụ thể
như sau :
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào các mục đích khác: 105.600 ha.
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất sản xuất NN: 46.600 ha.
- Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất phi NN không phải đất ở: 56.100 ha.
- Chuyển đất lâm nghiệp có r
ừng sang đất ở: 2.900 ha.
1.2.3 Đất dùng cho chăn nuôi.
1.2.3.1 Nuôi trồng thủy hải sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước năm 2011 ước đạt 1,05 triệu hecta, giảm
0,2% so với năm trước; trong đó diện tích nuôi cá 367.700 ha, tăng 2,2%; diện tích nuôi
tôm 626.800 ha, giảm 2%. Mặc dù diện tích nuôi giảm chút ít nhưng sản lượng tăng
7,4% so với năm 2010, ước đạt 2,93 triệu tấn, trong đó cá đạt 2,26 triệu tấn, tăng 7,5%;
tôm 482.200 t
ấn, tăng 7,2%. Tổng diện tích nuôi cá tra theo các hình thức trong cả nước
ước đạt 12.900 ha, giảm 2,2% so với năm trước, tuy nhiên sản lượng ước đạt 1,12 triệu
tấn, tăng 9,3% so với năm trước.
1.2.3.2.Diện tích đồng cỏ chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ trâu, bò, dê, cừu, thỏ là nghề truyền thống lâu đời của nông dân
nước ta. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc của nước ta vẫn còn phát triển chậm. Chăn nuôi
chủ yếu tồ
n tại trong nông hộ nhỏ lẻ, phân tán; thức ăn chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên
và phụ phẩm trong NN, sử dụng thức ăn công nghiệp còn rất ít. Năng suất, sản lượng thịt,
sữa và hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Chăn nuôi bò sữa còn nhỏ bé và bấp bênh. Chăn
nuôi gia súc ăn cỏ trâu, bò, dê, cừu, thỏ chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Đồng cỏ c
ủa ta hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu là trồng xen, tận dụng chưa thành phổ
biến đại trà.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page8
Chương 2: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000- 2010
2.1.Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng đất NN
2.1.1.Trước năm 2003:
Sau 3 năm qua, thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số
chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm NN, cơ cấu sản
xuất nông, lâm nghiệp nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù diện tích cây lương
thực giảm, nhưng năng suất, sản lượng, chất lượng tăng khá, bảo đảm an ninh lương
thực, tă
ng khối lượng, giá trị xuất khẩu. So với năm 2000, cả nước giảm 217 nghìn ha
lúa, nhưng nhờ năng suất bình quân tăng 3,9 tạ/ha, sản lượng lúa năm 2003 đạt 34,52
triệu tấn, tăng hai triệu tấn, vượt mục tiêu Ðại hội IX của Ðảng đề ra (34 triệu tấn) trước
hai năm Ðồng thời với giảm diện tích lúa bấp bênh và các cây trồng hiệu quả thấp, thì
diện tích, sản l
ượng một số cây thay thế nhập khẩu, dễ tiêu thụ tăng nhanh như ngô đạt
910 nghìn ha (tăng 180 nghìn ha), sản lượng 2,93 triệu tấn (tăng gần một triệu tấn); đậu
tương 166 nghìn ha (tăng 42 nghìn ha), sản lượng 225 nghìn tấn (tăng 60%); bông tăng
10 nghìn ha, sản lượng tăng 80%. Diện tích rau màu thực phẩm đạt 545 nghìn ha (tăng 92
nghìn ha), sản lượng đạt 7,6 triệu tấn (tăng 1,6 triệu tấn)
Nhờ khai thác tốt thị trường thế giới và đầu tư thâm canh, các cây công nghiệp cũng
đạt mức tăng khá cả về diện tích, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng
ngành chăn nuôi vươn lên chiếm 20% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu sản xuất cũng góp phần làm sản xuất NN gắn bó hơn với công nghiệp
chế biến, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 5,5 tỷ USD, chiếm 27%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đưa giá trị sản xuất/ha canh tác từ 15,3 triệu đồng
(năm 2000) lên gần 20 triệu đồng/năm(năm 2003), hộ đạt thu nhập 20 triệu đồng/năm;
đặc biệt trong đó gần 500 nghìn ha (chiếm 5,3% diện tích đất NN) đạt từ 50 triệu
đồng/ha/năm trở lên.
Với tốc độ tăng dân số bình quân từ năm 1990 đến năm 2004 là 1,6%/năm làm đất
canh tác ở các vùng nông thôn VN ngày càng bị thu hẹp lại. Theo Niên giám thống kê
năm 2003, tổng diện tích đất đai VN năm 2002 là 32929,7 nghìn ha, nhưng đất đã giao
và cho thuê là 24519,9 nghìn ha, chiếm tỷ trọng 74,46%. Trong đó, đất NN đã giao và
cho thuê (nghĩa là được sử dụng) là 9406,8 nghìn ha, chiếm 28,57% diện tích đất cả
nước. Trong khi đó năm 2002 có 25,5725 triệu lao động làm vi
ệc trong ngành NN. Như
vậy, bình quân mỗi một nông dân có 0,3678 ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới.
Nếu chia bình quân đầu người cho mỗi đơn vị đất đai được sử dụng để sinh sống thì
khoảng 0,3 ha/người. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 535,7 nghìn ha, chiếm 1,627%
diện tích đất cả nước; đặc biệt đất đồi núi chưa sử dụng 7136,5 nghìn ha, chiếm 21,67%
diện tích cả n
ước; đất có mặt nước chưa sử dụng 150,3 nghìn ha, chiếm 0,46%; sông suối
748,9 nghìn ha, chiếm 2,27%; núi đá không có rừng cây 618,3 nghìn ha, chiếm 1,88%;
đất chưa sử dụng khác 215 nghìn ha, chiếm 0,65%.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011Page9
Các khu vực trong cả nước đất cũng phân bổ rất manh mún: ở đồng bằng sông Hồng
bình quân đất NN/người là 0,0585ha, thấp nhất cả nước, kế đến là Bắc Trung Bộ 0,71 ha,
Duyên hải Nam Trung Bộ: 0,0796 ha. Cao nhất là Tây Nguyên 0,282 ha, đồng bằng sông
Cửu Long 0,175 ha.
Bảng 2.1.1.2: Hiện trạng sử dụng đất bình quân mỗi người theo địa phương
Phân theo vùng Dân số năm
2003 (nghìn
người)
Tổng diện
tích
đất đai(ng
hìn ha)
Đất nôngnghiệp
(nghìn ha)
Bình quân đất
/người
Bình
quân đất NN/ng
ười
Cả nước 80902,4 32929,7 9406,8 0,407 0,116
Đồng bằng sông Hồng 17648,7 1480,6 855,2 0,0839 0,0485
Đông Bắc 9220,1 6532,8 916,3 0,709 0,099
Tây Bắc 2390,2 3563,7 413,6 1,491 0,173
Bắc Trung Bộ 10410 5151,3 736,3 0,495 0,071
Duyên hải Nam Trung
Bộ
6899,8 3306,6 549,4 0,479 0,0796
Tây Nguyên 4570,5 5447,5 1287,9 1,192 0,282
Đông Nam Bộ 128815 3473,8 1686,6 0,0269 0,131
Đồng bằng sông Cửu
Long
16881,6 3973,4 2961,5 0,235 0,175
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê VN năm 2003
2.1.2.Sau năm 2003
- Diện tích
Bảng 2.1 :Diện tích đất NN đã có biến động lớn từ năm 2001 đến năm 2009,
Tăng/giảm so với tháng 1/2002 01/1/2002 01/1/2009
Số lượng
(1000 ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất NN 21224,85 25127,3 3902,45 18,3%
1. Đất sản sản xuất NN 8879,06 9598,8 719,74 8,1%
1.1 Đất trồng cây hàng
năm
1.2 T.đó: đất lúa
6064,34
4337,75
6282,5
4089,1
218,16
-248,65
3,6%
-5,7%
1.2 Đất trồng cây lâu
năm
2814,72 3316,3 501,58 17,8%
2. Đất lâm nghiệp 11822,99 14757,8 2934,81 24,8%
3. Đất nuôi trồng thủy 503,47 738,4 234,93 46,7%
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page10
sản
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Tuy có tăng so với năm 2002 nhưng nói chung diện tích đất NN ở nước ta đang bị thu
hẹp dần qua từng năm .
Theo thống kê đến 1/1/2009, cả nước có quỹ đất là 33105,1 nghìn ha, trong đó đất NN là
25127,3 nghìn ha, nhưng đất dùng để sản xuất NN chỉ có 9598,8 nghìn ha. Đất chưa sử
dụng 4508,6 nghìn ha, đất bằng chưa sử dụng 305,8 nghìn ha, đất đồi núi chưa sử dụng
3831,3 nghìn ha, núi đá không có rừng cây 371,5 nghìn ha. Nh
ư vậy quỹ đất có thể khai
thác thêm là rất hạn hẹp, dùng vào NN là nhỏ do đó trong NN cần quản lý đất đai một
cách chặt chẽ và phát triển theo hướng nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích.
Diện tích đất NN năm 2009 tăng 18,3% ( 3902,45 nghìn ha) so với năm 2002, trong đó
từng loại đất có mức biến động khác nhau: Mặc dù một số diện tích sản xuất NN được
chuyển sang đất ở,
đất sản xuất kinh doanh, đất xây dựng các công trình công cộng và đất
nuôi trồng thủy sản nhưng tổng diện tích đất sản xuất NN năm 2009 là 9,6 triệu ha, tăng
719,74 nghìn ha (+3,6%), so với năm 2001 chủ yếu do chuyển đổi đất chưa sử dụng.
Đất cây hàng năm tăng 218,16 nghìn ha chủ yếu do đất khai hoang trồng sắn,
ngô…Ngược với xu hướng tăng của các loại đất khác, đất trồng lúa giảm 248,65nghìn
ha, (-5,7%), bình quân giảm 27,6 nghìn ha/ n
ăm, chủ yếu do chuyển đổi sang chuyên
dùng và đất nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.2 :Một số chỉ tiêu theo World Bank:
Một số chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích đất ( km
vuông) 310070 310070 310070 310070 310070 310070 310070 310070
Đất NN (% diện tích
đất) 30,757571 31,58964 32,42494 32,50234 32,45074 33,0248 33,128
Diện tích đất
trồng (ha) 6581000 6469000 6358000 6348000 6309000 6282000 6280000
Đất canh
tác (ha mỗi người)
0,0817837 0,079435 0,077166 0,076195 0,07491 0,0738 0,073002
Đất canh tác (% diện
tích đất) 21,22424 20,86303 20,50505 20,4728 20,34702 20,25994 20,25349
Đất theo sản lượng
ngũ cốc (ha) 8366800 8437800 8383400 8359495 8305085 8541830 8528527
Đất canh tác thường
trực (% diện tích đất)
7,462831 8,65611 9,849389 9,959042 10,03322 10,69436 10,80401
Diện tích rừng (km
vuông) 130770 137970
Diện tích rừng (%
diện tích đất)
42,17435
44,49640
4
Diện tích đất (km
vuông) 310070 310070 310070 310070 310070 310070 310070 310070
Tính đến năm 2010 giảm hơn 170.000 ha, diện tích đất canh tác VN vào loại thấp nhất thế
giới chỉ khoảng 0,12%.:Qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.093.857
ha bao gồm đất NN 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi NN 3.670.186 ha chiếm 11% và đất
chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó có 24.989.102 ha chiếm
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page11
75,51% là đã có chủ sử dụng. So với năm 2005, diện tích đất sản xuất NN tăng 1.277.600 ha,
trong đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha, vượt so với quy hoạch 10,33% nhưng giảm 37.546
ha, bình quân hàng năm giảm 7.000 ha; Đất lâm nghiệp tăng 571.616 ha . Diện tích đất lâm
nghiệp tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá, Cơ cấu 3 loại rừng của cả
nước có sự thay đổi lớn là đất rừng sản xu
ất tăng 1.954.606 ha, rừng phòng hộ giảm
1.484.350 ha, rừng đặc dụng tăng 71.361 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 9.843ha; Đất làm
muối tăng 3.487 ha; Đất NN khác tăng 10.015 ha; Đất ở nông thôn tăng 54.054 ha, đạt bình
quân 91m2 /người
Bảng 2.3: Năng suất lúa,hệ số gieo trồng của lúa.diện tích gieo trồng:
năm
tổng diện tích đất
canh tác(nghìn ha)
diện tích gieo
trồng(ngìn ha)
hệ số gieo
trồng
năng suất
lúa
2000
8399.1 7666.3 0.9 42.4
2001
8224.7 7492.7 0.9 42.9
2002
8322.5 7504.3 0.9 45.9
2003
8366.7 7452.2 0.9 46.4
2004
8437.8 7445.3 0.9 48.6
2005
8383.4 7329.2 0.9 48.9
2006
8359.7 7324.8 0.9 48.9
2007
8304.7 7207.4 0.9 49.9
2008
8542.2 7400.2 0.9 52.3
2009
8527.4 7437.2 0.9 52.4
2010
8641.4 7513.7 0.9 53.2
Nhìn bảng cho ta thấy hệ số gieo trồng qua các năm không thay đổi cho thấy việc tân
dụng đất không hiểu quả.
- Năng suất:Thực tế năng suất ruộng đất của nước ta không ngừng nâng cao trong những
năm qua, đây chính là thành quả của sự kết hợp khoa học kĩ thuật và hiểu biết đặc tính của
đất với từng loại cây trồng, với tác động tích cực của người nông dân tới độ phì nhiêu của
đất. Sản xuất NN còn manh mún trên 70 triệu thửa đấ
t.
Bảng :Giá trị sản suất NN theo giá so sánh 1994 phân theo vùng (tỷ đồng)
2005 2006 2007 2008 2009 Sơ
bộ2010
CẢ NƯỚC 137054,9 142711,0 147764,7 158108,3 162593,1 169503,2
ĐBSH 25099,2 26008,3 26813,1 28296,3 28446,9 29865,6
TD&MNPB 13253,2 13768,2 15490,1 16143,5 16580,3 17379,1
BTB&DHMT 20967,4 22417,0 22710,4 23837,8 24517,0 25030,0
TN 16139,8 17978,7 18622,2 20949,7 21991,3 23264,5
ĐNB 13866,9 14629,2 15494,7 16451,8 17290,3 17885,2
ĐBSCL 47728,4 47909,6 48634,2 52429,2 53767,3 56078,8
Nhìn một cách sơ bộ, ta thấy giá trị sản suất NN tăng đều qua các năm, ở tất cả các
khu vực trên cả nước. ĐBSH và ĐBSCL vẫn là hai khu vực sản xuất NN trọng điểm của
cả nước với tốc độ tăng trưởng cao
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page12
Nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu so với năm
2005). Với diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu ha thì có thể đạt sản lượng 39-
40 triệu tấn thóc (hệ số sử dụng đất trồng 1,8). Như vậy không đáp ứng được nhu cầu
lương thực. Trong khi đó, để đảm bảo đến năm 2015 vẫn giữ được diện tích trên là mộ
t
khó khăn lớn trước sức ép tăng dân số và sức ép về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nếu muốn đến năm 2030, chúng ta có được 46-49 triệu tấn lương thực, trong đó có 43-
44 triệu tấn tóc để đạt mức bình quân trên 350 kg/người/năm cho 110-115 triệu dân, thì
phải có ít nhất 3,8 triệu ha đất trồng lúa với hệ số sử dụng đất là 1,95 và năng suất phải
đạt 62 tạ/ha, tương đương với năng suất lúa của Nhật Bản hiện ngay.
- Công tác qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai của Chính phủ bộc lộ nhiều yếu kém và
mang nặng tính hình thức, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển
kinh tế xã hội. Chẳng hạn cho đến ngày 27-04-2004, tờ trình Qui hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 và kế hoạ
ch sử dụng đất đến năm 2005 mới chính thức gửi lên ủy ban thường
vụ Quốc hội. Việc quyết định kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001-2005 vào thời điểm đã
qua 3, 5 năm thể hiện sự chậm trễ và thất trách.
- Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, nhà ở rất chậm.
2.1.3 Nguyên nhân của thực trạng này
- Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa quá nhanh, Phát triển đất đô thị ngoài dự báo
đã tác động nhiều đến đất NN, nhất là đất lúa.
- Đẩy mạnh việc xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện, hồ tích nước và một phần
diện tích đất NN bị chuyển đổi mục đích sử dụng vào ngành nuôi trồng thủy sản.
- Tình hình buông lỏng quản lý, nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế ở nhiều địa
phương, tự phát chuyển mục đích sử dụng đất, tạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất, để lại
tác động rất xấu đến môi trường hiện đang nhức nhối hơn cả.
- Quy hoạch sử dụng đất thời gian qua mới mang tính hình thức khi quy hoạch sử dụng
đất chậm và lạc hậu , Tình trạng kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa tiết kiệm và hiệu quả
2.2. So sánh luật đất đai trước và sau năm 2003.
2.2.1.luật đất đai trước 2003
2.2.1.1 Khái quát một số chính sách liên quan tới đất đai trước năm 2003.
-Trước năm
1945,
đất NN được phân chia thành 2 loại
c
h
í
nh
:
Đất sở hữu cộng đồng và
đất
tư hữu. Khu vực nông thôn được phân chia làm 2 tầng lớp dựa trên tính chất sở hữu
c
ủ
a
đất
đai:
Địa chủ và tá điền. Tầng lớp địa
c
hủ
chiếm khoảng
2%
tổng dân số nhưng
c
h
i
ế
m
hữu trên
50%
tổng diện tích đất, trong khi
đ
ó
59%
hộ nông dân là tá điền không đất
và
đ
i
làm thuê cho tầng lớp địa chủ.
-Tính đến năm 1952, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại
r
uộ
n
g
đất và giảm bớt thuế
cho nông dân nghèo và
t
á
điền.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page13
- Năm
1954,
miền
Bắc
thực hiện
C
hươn
g
trình cải cách ruộng đất cơ bản. Và kết quả là
khoảng ¼ diện tích ruộng đất được phân chia lại cho người nông dân với mục tiêu công
b
ằ
n
g
dù ít dù nhiều, đem lại lợi ích cho khoảng 73% người dân ở nông thôn
-Đất đai vẫn thuộc sở
hữu
của Nhà nước và dưới sự quản lý của HTX.
-Ở miền Nam một loạt các mâu thuẫn cũng gia tăng trong khu vực nông thôn, đặc biệt là
m
ố
i
quan hệ đất đai bởi sự “cào bằng” về phân chia và điều chỉnh đất đai .
Để giải quyết
các vấn đề trên,chính sách
đổ
i
mới trong NN đã được thực hiện
t
h
e
o
,
người nông dân
được giao đất NN
sử dụng từ 10-15 năm và lần đầu tiên hộ
n
ô
n
g
dân được thừa nhận như
một đơn vị kinh tế
tự
chủ trong NN. Một khía cạnh khác của chính sách này đó là người
nông dân ở miền Nam được giao lại đất họ đã sở hữu trước năm
1975
- Cùng
với việc
giao đất cho
các
hộ nông dân
t
h
ì
giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cũng
đ
ư
ợ
c
các
cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các nông hộ. Đến năm
1998, giấy
chứng
nhận
q
u
y
ề
n
sử dụng đất
(LUCs)
đã được cấp cho
71%
h
ộ
nông dân, cuối năm
2000
con số
này là trên 90% đối
với
đất rừng ở khu vực trung du và miền núi
.
- Vào năm
1998,
người nông dân được giao
t
h
ê
m
2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho
thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh
b
ằ
n
g
đất đai.
2.2.1.2 L
u
ậ
t
Đ
ấ
t
đai năm 1993 đến
2003
Theo luật pháp của Nhà nước VN,
đấ
t
đai là tài sản của toàn dân và Nhà nước
t
h
ố
n
g
nhất
quản lý với tư cách người đại diện.
Theo Luật Đất đai
1993:
-Hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài ,Người có nhu cầu sử dụng được
giao
đ
ấ
t
trong thời hạn 20 năm đối với
cây
hàng năm và ngư nghiệp, 50 năm đối với
cây
lâu năm. Việc giao đất sẽ được tiến hành lại tại thời điểm
c
u
ố
i
chu kỳ giao đất nếu như
người sử dụng
đ
ấ
t
vẫn có nhu cầu sử dụng.
- Quy định mức hạn điền đối với hộ nông dân, cụ
t
h
ể
đối với
cây
hàng năm là 2 hecta ở
miền
Bắc
và các tỉnh miền
T
r
u
n
g
;
3 hecta đối với các
tỉ
nh
phía
N
a
m
;
đối với
cây
lâu năm
quy định tối
đ
a
là 10 hecta đối với các xã vùng đồng bằng và 30 hecta đối với vùng trung
du và miền núi .
-Luật Đất đai năm
1993
đã
t
ạo cơ sở cho thị trường đất đai của VN
giấy
chứng nhận
quyền sử dụng đất ở VN không nằm ngoài những ràng
b
uộ
c
và yêu cầu của luật pháp.
Khả năng
c
hu
y
ển
nhượng, cho thuê, chuyển đổi, thế chấp hay thừa kế quyền sử dụng đất
thay đổi tuỳ
t
h
e
o
từng loại đất, người sử dụng đất và loại
q
u
y
ền
sử dụng đất.
Năm
2001,
những sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm
1993
cho phép người sử
d
ụ
n
g
được
tặng đất đai cho họ hàng, bạn bè của
h
ọ
v
à
được đền bù nếu bị thu hồi.
Sự
bổ sung này
cũng đưa ra một loạt các thay đổi liên quan
đ
ế
n
đất đai và thay đổi trong thủ tục đang ký
đ
ấ
t
đai.
Từ năm 2003 đến nay chính phủ cũng đã nhiều làn chỉnh sửa luật đất đai trong đó vấn
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page14
đề về hạn điền được nhiều quan tâm vì nó ảnh hưởnng đến vấn đề sử dụng đất hiệu quả
của người sử dụng. Sắp tới tháng 6/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình lên
Chính phủ “Sửa đổi và bổ sung Luật đất đai” và sẽ được Quốc hội xem xét thông qua
vào tháng 8/2012.
2.2.2.
Những nội dung đổi mới của Luật Đất đai 2003
Luật đất đai được ban hành vào tháng 12
n
ă
m
2003
và có hiệu lực từ tháng 7 năm
2004.
-
Đố
i
với đất NN không có sự thay đổi về thời hạn sử dụng và diện tích hạn điền so với
Luật Đất đai năm
1993.
Tuy nhiên, lần đầu
t
i
ê
n
đất đai được chính thức xem như là “hàng
h
o
á
đặc
b
i
ệ
t
’
có giá trị và chính vì thế có thế
c
hu
y
ể
n
nhượng (thương mại).
-
Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 7 chương, 146 điều, không có đoạn mở đầu như Luật Đất
đai 1993. Nội dung đổi mới của Luật Đất đai (sửa đổi) được thể hiện như sau:
9 Làm rõ vai trò Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, có quyền
định đoạt và hưởng lợi từ đất đai
Lu
ật Đất đai (sửa đổi) quy định Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất đối với đất đai
bằng việc thực hiện những quyền năng cụ thể: quyết định mục đích sử dụng đất (thông
qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất), quy định thời hạn sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, thu h
ồi đất, định giá đất. Trên cơ sở đó, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định
cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và của từng cấp
chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện.
Nhà nước có quyền hưởng lợi từ đất đai thông qua việc quy định các nghĩa vụ tài
chính về đất đai đối với người sử dụng đất.
- Luật Đất đai (sửa đổi) đã phân định rõ ranh giới giữa quyền của chủ sở hữu đất đai với
quyền của người sử dụng đất, nâng cao nhận thức của người sử dụng đất về nghĩa vụ của
họ đối với chủ sở hữ
u đất đai.
9 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được bổ sung đầy đủ và hoàn chỉnh
hơn.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo hướng tiếp
tục phân cấp cho địa phương, Chính phủ không quyết định giao đất.
- Thành l
ập tổ chức phát triển quỹ đất
Luật Đất đai 1993 quy định chỉ thu hồi đất khi đã có dự án đầu tư cụ thể, Luật Đất đai
(sửa đổi) quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng
sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu
sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt, nhằm để chủ động quỹ đất cho đầu tư phát triển.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page15
Đồng thời, Luật Đất đai (sửa đổi) quy định Nhà nước giao cho tổ chức phát triển quỹ
đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực hiện việc
thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối
với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được công bố mà chưa có dự án
đầu tư.
-Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luật Đất đai (sửa đổi) quy định cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Đăng ký
đất đai
Luật Đất đai (sửa đổi) quy định việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
• Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai,quy địnhcấp th
ẩm quyền giải quyết tranh chấp.
• Về giải quyết khiếu nại về đất đai: Quy định làm rõ, tách bạch giữa giải quyết
khiếu nại về đất đai với giải quyết tranh chấp về đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai
• Quy định nguyên tắc về định giá đất, bảo đảm sát với giá chuyển nhượng quyền
sử d
ụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch
lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải
điều chỉnh cho phù hợp.
• Luật Đất đai (sửa đổi) quy định cho phép doanh nghiệp có khả năng chuyên môn
làm dịch vụ tư vấn về giá đất để thuận lợi trong giao dịch quyền s
ử dụng đất.
• Bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án trong đó có
quyền sử dụng đất nhằm khắc phục những tiêu cực trong cơ chế xin - cho quyền
sử dụng đất và để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
9 Chế độ sử dụng đất
- Phân loại đất
Luật Đất đai (sửa
đổi) quy định phân chia đất thành 3 nhóm: nhóm đất NN, nhóm đất phi
NN, nhóm đất chưa sử dụng; trong mỗi nhóm đất được phân thành nhiều loại đất cụ thể
và có quy định quản lý, sử dụng theo từng loại đất đó nhằm tạo điều kiện cho việc quản
lý vĩ mô của Nhà nước, thuận lợi cho người sử dụng chủ động chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, chuyển dị
ch cơ cấu kinh tế.
- Hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất NN
- Sửa đổi về hạn mức sử dụng đất NN:
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page16
Luật Đất đai (sửa đổi) chỉ quy định hạn mức giao đất NN không thu tiền sử dụng đất,
nếu vượt hạn mức giao đất phải chuyển sang thuê đất trừ diện tích đất thuê, đất nhận
chuyển nhượng, đất được thừa kế, tặng cho.
- Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định hạn mức giao đất trong trường hợp hộ gia đình, cá
nhân s
ử dụng nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản
xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối).
- Quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất NN
9 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Về Lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất: Luật Đấ
t đai (sửa đổi) quy định đối với tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng
đất hoặc thuê đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ
động trong sử dụng đất, huy động nguồn thu ngân sách từ quỹ đất và tạo thuận lợi cho
phát triển thị trường b
ất động sản.
- Luật Đất đai (sửa đổi) bổ sung quyền tặng cho quyền sử dụng đất; mở rộng đối tượng
được xây dựng, kinh doanh nhà ở (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài).
9 Thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất:
Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về các thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng
đất theo hướng c
ơ chế “1 cửa”, thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian thực hiện các thủ tục
không kéo dài nhằm đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính theo tinh thần chỉ đạo của
Chính phủ.
9 Xử lý vi phạm
xác định rõ trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện,
ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
đai,.
2.2.3.Thành tựu và hạn chế của Luật đất đai sau 2003
2.2.3.1 Thành tựu
Việc ban hành Luật Đất đai 2003 được coi là bước đột phá trong quá trình hoàn thiện hệ
thống pháp luật về đất đai ở nước ta, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế, ổn định xã
hội, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, giải quyết được nhiều vấn đề tồn đọng
về đất đai trước đây.
-Góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thể hiện trên các mặt: Quy hoạch sử dụng
đất phù hợp đã tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện
dự án đầu tư,
-Thủ tục tiếp cận đất đai được minh bạch hơn với sự phân cấp rõ ràng về thẩm quyền
thẩm định, quyết định giao đất, cho thuê đất… đối với từng cơ quan chức năng ở địa
phương.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page17
2.2.3.2 Hạn chế
Tuy nhiên, nhìn chung thủ tục đất đai còn phức tạp:Điều 31, Luật Đất đai 2003 quy định
căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng rất đơn giản, nhưng thực tế để
thực hiện được điều đó là quá trình phức tạp, mất nhiều thời gian và điều đáng nói là nó
phụ thuộc rất lớn vào thái độ, quan điểm giải quyết của các cơ quan Nhà nước ở địa
phương và các rào cản dưới dạng "Quy hoạch".
- Thời gian sử dụng đất, khi hết thời hạn, để được Nhà nước tiếp tục giao đất, người sử
dụng đất phải đảm bảo các điều kiện: có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp
luật về đất đai trong quá trình sử dụng, và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạ
ch sử
dụng đất đã được xét duyệt. Nếu căn cứ vào các điều kiện trên, nhiều người sẽ không
được gia hạn với lý do phổ biến là không phù hợp quy hoạch. Do một số diện tích đất
NN hiện nay đều không có quy hoạch được duyệt là đất NN, thay vào đó là quy hoạch
khu dân cư, cây xanh, đất giao thông
Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với những luật, chính sách phát triển kinh tế khác cộng
với những điểm còn chưa rõ ràng của Luật này đã tạo nhiều bất ổn trong phát triển kinh
tế tổng thể và gây ra những lãng phí và tranh chấp không đáng có. Mặc dù chính sách đất
đai được thay đổi liên tục nhưng những kẽ hở và sự thiếu rõ ràng của nó không những
làm cho số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp liên quan tới đất
đai giảm xuống mà ngược lại ngày càng tăng. Nhiều vụ khiếu kiện số người tham gia lên
tới hàng nghìn gây ra những bất ổn xã hội và khó giải quyết. Như vậy, hầu hết các khiếu
kiện về đất đai đều có liên quan tới Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước về đất
đai và nó gây ra tâm lý thiếu tin cậy vào bộ máy hành chính các cấp ở địa phương.
Ví dụ:
Vụ cưỡng chế đất thu hồi của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ,huyện Tiên Lãng,Hải Phòng
"Sai phạm đầu tiên về pháp luật đất đai là Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã tự ban
hành vào ngày 6/10/1993 một văn bản quy định về thời hạn và hạn mức diện tích sử dụng
đất trên địa bàn. Trong hệ thống pháp luật đất đai của nước ta từ năm 1987 đến nay chưa
bao giờ cho phép UBND cấp huyện được làm việc này"
Như vậy quy định trên của UBND huyện Tiên lãng là vô hiệu. Lãnh đạo huyện đã căn cứ
vào một văn bản trái pháp luật của mình để chứng minh các quyết định tiếp theo là đúng
pháp luật. "Điều này không cần xuống Tiên Lãng cũng biết. Như vậy, vụ việc này sai từ
gốc của vấn đề áp dụng pháp luật đất đai", GS Đặng Hùng Võ nói
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page18
Do sự thiếu minh bạch trong đền bù, bồi thường thu hồi đất và giao đất, những rào cản và
những điều khoản mập mờ trong việc tiếp cận với quyền sử dụng đất của các doanh
nghiệp và cá nhân ,Nhà nước đã tạo cơ hội cho những ai nắm quyền chi phối đất đai
tham nhũng ,giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng với qui hoạch
phát tri
ển (chương trình phát triển rừng, xây dựng nhà phát triển khu dân cư nông thôn,
dự án nhà ở tái định cư cho người bị thu hồi đất)
2.3.Phân tích các biện pháp của chính phủ trong giai đoạn này:
- Chế độ sở hữu đất NN
Chế độ sở hữu đất NN ở VN được phân chia thành hai quyền: quyền sở hữu và quyền sử
dụng. Hai quyền ấy được phân cho hai chủ thể khác nhau là Nhà nước (đại diện cho chủ
sở
hữu toàn dân) và người sử dụng, chủ yếu là nông dân.
- Chính sách giá đất NN
Chính sách giá đất NN được quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và mới
nhất là Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004 của Chính phủ. Theo đó, có hai
phương pháp xác định giá đất: Theo giá thị trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác định giá
đất được phân cấp rộng rãi cho chính quyền cấp tỉnh. Chế độ
điều chỉnh giá cũng linh hoạt hơn
trước và bám sát giá thị trường.
Với việc chính thức công nhận giá đất thị trường và điều chỉnh giá nhà nước theo giá thị
trường, Nhà nước VN đã gián tiếp thừa nhận quyền sử dụng đất có giá cả, tồn tại thị trường
quyền sử dụng đất và là một trong những cơ sở để Nhà nước xác định giá giao dịch đấ
t giữa
Nhà nước và người dân.
- Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất
Để khuyến khích nông dân tập trung đất NN phục vụ sản xuất quy mô lớn, Nhà nước sau đó có
chính sách khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho
nhau.
- Chính sách thu hồi và đền bù đất NN
Từ thập niên 90 của thế kỷ thứ XX đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất
NN để xây dự
ng các khu công nghiệp, đô thị tập trung. Chính vì thế, chính sách thu hồi, đền
bù đất NN tác động lớn đến nông dân
- Chính sách thuế đất NN
Nhà nước thu từ nông dân sử dụng đất NN các khoản: tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và một
số lệ phí quản lý đất đai. Nhìn chung, tổng thuế sử dụng đất NN không lớn. Từ năm 2003 đến
năm 2010, Chính phủ đã quyết định miễn thu
ế sử dụng đất NN trong hạn điền cho tất cả hộ
nông dân và miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất cho hộ nông dân nghèo, giảm 50% cho diện tích
vượt hạn điền.
2.3.1.Thành tựu đạt được
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page19
Đảng và Nhà nước VN đã đề ra nhiều chủ trương chính sách và liên tục đổi mới, làm
cho hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng tăng:
- Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từng bước được hoàn thiện, tăng cường
phân cấp cho địa phương,
-Chính sách đất đai đã tạo điều kiện cho nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh
nhằm tă
ng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.
-Chính sách đất NN tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất. Trong cả nước, số hộ độc canh lúa giảm đi. Đã xuất hiện nhiều trang trại
chuyên canh nông sản hàng hóa.
-Chính sách đất NN hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ họ không chỉ
trong thự
c hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, nhất là cho thuê, góp vốn sản xuất, mà
còn giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.
-Chính sách đất NN đã bước đầu khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất để kinh doanh
hiệu quả hơn, nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc thuê mướn để
có diện tích đất NN liền khoảnh, quy mô lớn thích hợp với cơ giới hóa, t
ừ đó thuận lợi cho
việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh.
-Chính sách đất NN kích hoạt thị trường bất động sản ở nông thôn, tạo điều kiện phân bổ
đất NN hiệu quả, hình thành nhiều ngành nghề mới ở nông thôn.
- Giá trị sản xuất NN tăng, giá nông sản thấp, phần thu nhập dành cho mua thực phẩm giảm,
lương thực tế của công nhân và người đ
i làm tăng, giúp cải thiện đời sống, tăng đầu tư vào
những lĩnh vực khác
- Công nghiệp phát triển được như hiện nay là một phần nhờ chính sách điều tiết của chính
phủ từ NN sang công nghiệp, giúp tạo nguồn lực ban đầu cho công nghiệp.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3.2 Những hạn chế
- Mặc dù quá trình giao đất nông, lâm trường cho hộ nông, lâm trường viên có tạo được
động lực sử dụng đất hiệu quả hơn, sản xuất phát triển hơn, nhưng gây khó khăn cho việc quản
lý đất công thuộc quyền sử dụng của nông, lâm trường, trong một số trường hợp còn gây ra sự
bất bình đẳng về quy mô đất được giao gi
ữa gia đình nông, lâm trường viên và gia đình nông
dân canh tác ở cùng một khu vực. Một số hộ nông dân thậm chí lấn chiếm đất nông, lâm
trường để sử dụng một cách bất hợp pháp.
- Quy hoạch đất đai còn thiếu, chưa đồng bộ. Quy hoạch đất đai chưa được đặt trong mối
quan hệ chặt chẽ, khoa học với các loại quy hoạch phát triển khác có liên quan.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page20
- Cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư giữa tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân với tổ
chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn tạo ra sự bất bình đẳng không chỉ về kinh tế mà cả trong
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý và sử dụ
ng đất đai chưa tương xứng. Các
vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp.
- Sử dụng đất còn nhiều lãng phí. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đất NN mới quan tâm
về mặt số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến việc giữ gìn, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai;
-Đất đai bị phân chia quá nhỏ
lẻ, phân tán, manh mún gây cản trở khó khăn cho các hộ kinh
doanh NN. Bình quân đất canh tác/người thấp.
- Hạn điền làm hạn chế sản xuất của nông dân và mô hình phát triển trang trại. Quy định mức
hạn điền còn cứng nhắc, rất thấp không phù hợp với yêu cầu để phát triển nền NN hàng hóa
lớn.
- Cách phân loại đất hiện nay gây ra những bất cập cho Nhà nước khi thực hiện đăng ký, thống
kê, cấp giấy ch
ứng nhận quyền sử dụng đất, vừa khó khăn trong quản lý, vừa làm cho người sử
dụng đất không xác định được quyền và nghĩa vụ của mình trong sử dụng đất.
-Nông dân chưa được lợi nhiều từ quyền sử dụng đất NN.Do nông dân không được tự ý
chuyển đất NN sang các loại đất khác, đồng thời do đất NN sinh lợi thấp nên giá quyền sử
dụng đất NN thấp hơ
n giá quyền sử dụng các loại đất khác rất nhiều.
-Chính sách đất NN chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất.Nhà
nước không giao quyền sử dụng đất dài hạn, ổn định cho hộ gia đình nông dân, nên không
khuyến khích họ đầu tư lâu dài nhằm bảo tồn đất NN. Cộng với xu hướng chạy theo sản lượng,
đã xuất hiện tình trạng nông dân lạm dụng hóa chất để
thâm canh, không chú trọng đầu tư cải
tạo đất lâu dài, làm thoái hóa đất NN, thậm chí gây ô nhiễm đất.
-Tác động hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất chưa đạt yêu cầu.Chính sách giao đất bình
quân khiến đất NN trở nên manh mún.
-Chính sách thu hồi đất và giá đất NN khiến nông dân thiệt thòi.Thiệt thòi thứ nhất là Nhà
nước không đủ quỹ đất NN để đền bù cho nông dân nên họ trở nên không còn phương tiện để
sinh sống. Thiệt thòi thứ hai là các vùng đất dành để
đền bù cho nông dân thường không thuận
lợi bằng đất bị thu hồi, nên đời sống của họ trở nên khó khăn hơn. Thiệt thòi thứ ba là nông
dân không được quyền thỏa thuận khi đền bù. Những chính sách như đào tạo nghề cho nông
dân thuộc diện thu hồi đất, khuyến khích người nhận quyền sử dụng đất thu hồi từ nông dân
chia sẻ lợi ích với nông dân, chính sách tái định cư thường đem lại hiệ
u quả thấp.
-Chưa tạo điều kiện khuyến khích nông dân tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại.
- Hạn mức sử dụng đất NN giao cho nông dân quá thấp khiến hầu hết các hộ NN đều canh tác
bằng lao động thủ công của gia đình, không có nhu cầu mua máy móc và hợp tác với nhau
trong hoạt động sản xuất NN, trong giao dịch tư liệu sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong áp
dụng đồng bộ
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất NN.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 Page21
Chương 3: Một số kết luận và giải pháp
3.1. Kết luận
Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng em đã có thêm kiến thức đất NN, quá trình hình
thành và sự phân bố của đất trong sản xuất NN, việc sử dụng không hiệu quả và chưa khai
thác hết tiềm năng của đất . Qua sự so sánh Luật đất đai trước và sau 2003 cho ta thấy Luật
đất đai của VN còn nhiều bất cập và hạn chế. Mong Luật đất đai sửa đổi và bổ sung sắp tới
sẽ khắc phục những hạn chế đó.
3.2. Giải pháp
-Các quyền sử dụng đất
c
ũn
g
nên được áp dụng trong một thời gian dài
h
ơn
và có thể thực
hiện với ít hơn các luật lệ và
ràng
buộc.
-Việc giao đất với thời
h
ạ
n
dài hơn chắc chắn sẽ đem lại một số lợi
íc
h,
đặc biệt là sử dụng và
đầu tư hiệu quả
h
ơn
-Đ
ổi mới chính sách đất NN theo hướng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn
điền:Chính sách đất NN cần đáp ứng các yêu cầu của NN hiện đại và cải thiện điều kiện sản
xuất cho nông dân. Mở rộng quy mô hạn điền tương đương với các trang trại hoạt động hiệu
quả của các nước trong khu vực.Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất, chỉ nên quản lý
bằng quy hoạch không gian tổng thể và trách nhiệm giao đất của nông dân khi nhu cầu quốc
gia đòi hỏi.
-Đổi mới chính sách đất NN theo hướng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất: chính
sách giá quyền sử dụng đất NN khi Nhà nước thu hồi theo hướng coi trọng hơn lợi ích của
người dân thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền
bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất. Việc sử
a
đổi Luật Đất đai nên xác định cơ chế pháp lý cho phép nông dân có vị thế bình đẳng, có lợi
trong giao dịch đất với các chủ thể kinh tế khác, nhất là quyền chấp thuận hay không chấp
thuận việc thu hồi đất NN chuyển sang kinh doanh phi NN.
Về lâu dài, cần có chính sách bảo vệ quỹ đất NN, hạn chế chuyển đất NN sang xây dựng đô
thị, nhà ở, công sở. Hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các di
ện tích canh tác
NN để giảm thiểu tác động ô nhiễm không mong muốn, cũng như không được phá vỡ hệ thống
thủy lợi đã xây dựng. Để tránh được tình trạng cấp phép tràn lan, sử dụng đất kém hiệu quả,
cần có chế tài đủ mạnh để thúc đẩy các dự án nhanh đưa vào sử dụng, khắc phục tình trạng dự
án bỏ hoang gây lãng phí như hiện nay.
-Cải cách thủ tục hành chính quản lý đấ
t nhằm kích hoạt thị trường đất NN:Công khai hóa và
tinh giản thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng đất NN trở thành hàng hóa và có thể lưu thông
dễ dàng, nhất là ổn định và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.