Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng nhiễm hiv, bệnh lao afb (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.43 KB, 25 trang )

1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
- - - - - - - - - * - - - - - - - - -

PHẠM THỌ DƯỢC


THỰC TRẠNG NHIỄM HIV, BỆNH LAO AFB (+)
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ
PHÒNG Ở NHÓM NGHIỆ
N CHÍCH MA TÚY
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK, 2011 - 2012

Chuyên ngành : Y tế Công Cộng
Mã số : 62 72 03 01


TOÁM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG





HÀ NỘI – 2014
2





ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
HIV/AIDS và bệnh lao là hai vấn đề sức khỏe công cộng đã
và đang được quan tâm. Với hai tác nhân, cơ chế lây truyền, đối
tượng nguy cơ có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng tình trạng của
hai vấn đề sức khỏe luôn song hành. HIV đã làm cho chiến lược
phòng chống bệnh lao bị thất bại và ngược lại, bệnh lao là nguyên
nhân chính gây tử vong ở nhóm người nhiễm HIV. Các bằng
chứng khoa học cho thấy, nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) có
tỷ lệ nhiễm HIV cao, hệ lụy đến tình trạng nhiễm trùng cơ hội,
trong đó có bệnh lao. Chiều hướng bệnh lao gia tăng có thể tác
động làm gia tăng tình trạng đồng nhiễm HIV/lao.
Đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm
NCMT và nhóm bệnh nhân mắc bệnh lao ở nhiều vùng trong
nước. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và tính Đắk Lắk nói
riêng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về tình trạng nhiễm
HIV, bệnh lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao trên nhóm
NCMT. Để có bằng chứng khoa học, giúp cho việc lập kế hoạch
dự phòng ở nhóm NCMT nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói
chung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) trong nhóm
nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng đồng nhiễm HIV
và lao trên nhóm đối tượng nghiên cứu.
3




3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng cộng đồng nhằm hạn
chế tình trạng nhiễm HIV và lao trên nhóm nghiện chích ma túy
giai đoạn 2011-2012.
2. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về tỷ lệ
nhiễm HIV, bệnh lao AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao ở nhóm
NCMT tại tỉnh Đắk Lắk. Từ nghiên cứu này đã mô tả được một số
yếu tố nguy cơ có thể tác động làm gia tăng tỷ lệ đồng nhiễm
HIV/lao, bước đầu đánh giá được hiệu quả can thiệp cộng đồng
phòng, chống HIV, bệnh lao trên nhóm NCMT tại tỉnh Đắk Lắk.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trước và
sau khi can thiệp cộng đồng. Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu
chính xác, tin cậy. Từ những thông tin thu được và phiên giải kết
quả, luận án đã xác định được những chỉ số về tỷ lệ nhiễm HIV,
mắc bệnh lao có AFB (+), tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao, chỉ số về yếu
tố nguy cơ đồng nhiễm HIV/lao và chỉ số hiệu quả can thiệp cộng
đồng ở nhóm nhóm NCMT tại các điểm chọn nghiên cứu ở tỉnh
Đắk lắk.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của luận án cung cấp dữ liệu khoa học ban đầu, góp
phần đề xuất xây dựng mô hình, các biện pháp can thiệp dự
phòng, kiểm soát HIV, bênh lao có AFB (+) và đồng nhiễm
HIV/lao cho nhóm NCMT.
4




Cung cấp các số liệu thực tiễn phục vụ giảng dạy và làm tiền
đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
4. Bố cục của luận án: Phần chính của luận án được trình bày 126
trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt) và được
chia ra: Đặt vấn đề 3 trang; Chương 1-Tổng quan: 43 trang;
Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 17 trang;
Chương 3 – Kết quả nghiên cứu: 28 trang; Chương 4: Bàn luận 31
trang; Kết luận: 2 trang; Khuyến nghị 1 trang và danh mục công
trình nghiên cứu 01 trang. Luận án gồm 45 bảng, 07 biểu đồ, 04
bản đồ và 01 hình vẽ. Phần phụ lục gồm 120 tài liệu tham khảo
(37 tiếng Việt, 83 tiếng Anh), phiếu điều tra (bản cam kết tham
gia nghiên cứu của đối tượng và câu hỏi phỏng vấn); Phiếu thu
thập bệnh phẩm máu; Phiếu thu thập bệnh phẩm đờm

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình đồng nhiễm HIV và bệnh lao
1.1.1. Tình hình đồng nhiễm HIV và bệnh lao toàn cầu
Theo WHO đến cuối năm 2012, toàn cầu ghi nhận khoảng 34
triệu người nhiễm HIV. Ước tính có khoảng một phần ba người
nhiễm HIV trên thế giới có nguy cơ nhiễm lao, như vậy sẽ làm gia
tăng số người mắc lao. Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc lao thể
hoạt động cao hơn 20-30 lần so với người không nhiễm HIV. Ước
tính khoảng 1,4 triệu tử vong do lao trong năm 2011.


5




1.1.2. Tình hình HIV/lao ở Việt Nam và Đắk Lắk
Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao gia tăng nhanh chóng. Từ 0,5%
năm 1996 lên 4,8% năm 2004. Nghiên cứu năm 2005 tại 6 tỉnh
cho thấy tỷ lệ những người nhiễm HIV/lao là 4,7%. Điều tra về tử
vong liên quan đến đồng nhiễm tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy
34,1% bệnh nhân (BN) lao/ HIV bị chết trước khi kết thúc phác đồ
điều trị và tỷ lệ tử vong của những BN lao phổi AFB (+) nhiễm
HIV là 26% so với 2% trong những người HIV (-).
Từ 5 trường hợp phát hiện nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1993
đến cuối tháng 12 năm 2010, Đắk Lắk ghi nhận 1.520 người
nhiễm HIV, trong đó có 623 người nhiễm HIV đã chuyển thành
BN AIDS và 351 người tử vong do AIDS, nhiễm HIV (+) trên BN
lao là 3,1%.
1.2. Một số yếu tố liên quan tới đồng nhiễm HIV và lao
1.2.1. Một số yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường sống
Một số yếu tố về môi trường sống như: Chuẩn mực xã hội,
hành vi thiếu lành mạnh, dân tộc, các điều kiện kinh tế, đói nghèo,
không được học tập, thiếu việc làm, bạo lực và bất bình đẳng về
giới tính …. Các yếu tố trên, có thể tác động làm ảnh hưởng đến
nguy cơ nhiễm HIV và bệnh lao của cộng đồng, đặc biệt trong
nhóm nguy cơ cao (NCMT, GMD, MSM).
1.2.2. Kiến thức, thái độ và hành vi
Thiếu kiến thức, thái độ thiếu tích cực và hành vi không
chuẩn mực như tiêm chích ma túy (TCMT) dẫn đến dùng chung
bơm kim tiêm (BKT) và quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn
6



cũng là một trong những yếu tố có thể tác động làm gia tăng tỷ lệ

nhiễm HIV, tăng nhiễm HIV, giảm sức đề kháng của cơ thể, có
thể song hành gây nhiễm trùng cơ hội, trong đó có bệnh lao.
2.2.2. Nhóm người sử dụng ma túy
Người sử dụng ma túy đang là một trong những quần thể có
nguy cơ nhiễm HIV cao nhất - do dùng chung BKT và quan hệ
tình dục không an toàn.
2.2.3. Nhóm phụ nữ mại dâm (gái mại dâm)
Phụ nữ mại dâm (PNMD) phải đối mặt với nguy cơ lây
nhiễm HIV, không ổn định về kinh tế, kỳ thị của xã hội và các vấn
đề gia đình. Nhiễm HIV ở nhóm PNMD có tỷ lệ dao động từ 0,3%
tới 23%, tùy vùng địa lý và địa phương khác nhau.
2.2.4. Nhóm nam tình dục đồng giới (MSM)
Hiện nay tình dục đồng giới nam là phương thức lây truyền
HIV chính, hầu hết các nước ở Châu Mỹ La Tinh.
3. Một số biện pháp can thiệp dự phòng nhiễm HIV và lao
Chương trình trao đổi BKT. Điều trị thay thế/đối kháng chất
dạng thuốc phiện; Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV.
Điều trị ARV cho người nhiễm HIV và chăm sóc; Tư vấn
thông tin, giáo dục, và giảm thiểu rủi ro; Phân phát bao cao su và
quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phối hợp trong hoạt động giám sát HIV và lao; theo dõi và
đánh giá HIV/lao; hoạt động dự phòng HIV/lao; chẩn đoán và
điều trị HIV/AIDS đối với người bệnh lao và phối hợp chẩn đoán,
7



điều trị lao đối với bệnh nhân HIV/AIDS; việc quản lý người mắc
bệnh lao và người nhiễm HIV.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nam giới, 18 tuổi trở lên đã NCMT ít nhất là 6 tháng, đang
sống tại Đắk Lắk. Đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và
thực hiện đủ cả 3 nội dung chính của nghiên cứu là (i) Trả lời
phỏng vấn đầy đủ thông tin; (ii) Lấy đủ mẫu máu và (iii): lấy đủ 3
mẫu đờm.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng
12/2012.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa phương được chọn là điểm nghiên cứu dựa trên hồ sơ
quản lý người NCMT có số lượng nhiều hơn và có tỷ lệ người
nhiễm HIV cao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện EaHLeo
và huyện Krông Pắc.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Nghiên cứu đánh giá can thiệp cộng đồng không đối chứng
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ.
Năm 2011: trước can thiệp điều tra 298 đối tượng NCMT
Năm 2012: sau can thiệp điều tra là 301 đối tượng NCMT.
8



2.5. Các biến số và chỉ số: Dựa theo mục tiêu nghiên cứu để đưa
ra các biến số và chỉ số
2.6. Công cụ nghiên cứu: Bản cam kết thỏa thuận đối tượng đồng
ý tham gia nghiên cứu, bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng, phiếu và

dụng cụ lấy mẫu máu và 03 mẫu đờm.
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra cắt ngang: Lần 1 (tháng 7-10/2011) và lần 2 sau 12
tháng đã can thiệp. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo bộ
câu hỏi và lấy 3ml máu tĩnh mạch cùng 03 mẫu đờm ở 3 thời điểm
khác nhau.
Mẫu bệnh phẩm được bảo quản và vận chuyển theo quy định,
đảm bảo an toàn sinh học, tới phòng xét nghiệm trong ngày.
2.8. Kỹ thuật xét nghiệm
Xét nghiệm HIV được thực hiện tại Trung tâm phòng, chống
HIV tỉnh Đắk Lắk và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.
Xét nghiệm soi 3 mẫu đờm tìm AFB được thực hiện tại Bệnh
viện lao và bệnh phổi tỉnh Đắk Lắk.
Xét nghiệm đều được tuân thủ theo quy trình của Bộ Y tế.
2.9. Các nội dung chủ yếu của can thiệp cộng đồng về phòng
chống HIV
Xây dựng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng và triển
khai hoạt động giáo dục đồng đẳng, tiếp cận đối tượng đích.
Tổ chức các hoạt động truyền thông: tài liệu truyền thông các
loại, thảo luận nhóm.
9



Thực hiện các hoạt động giáo dục đồng đẳng, tiếp cận đối
tượng đích: phát BKT, bao cao su, sinh hoạt câu lạc bộ người
nhiễm.
Thông báo các địa chỉ các dịch vụ y tế và xã hội, nơi tiếp
nhận và hỗ trợ đối tượng về sức khỏe.
2.10. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được làm sạch trước khi nhập và xử lý trên máy vi
tính bằng phần mềm SPSS for Windows 15.0 và ứng dụng các
thuật toán thống kế Y – sinh học để phiên giải kết quả, sử dụng
test 
2
, hoặc OR (tỷ suất chênh), khi tần số xuất hiện nhỏ hơn 5,
sử dụng test Fisher để hiệu chỉnh. Sử dụng kỹ thuật phân tích đơn
biến để đánh giá, xác định các yếu tố liên quan tác động đến các tỷ
lệ nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+), đồng nhiễm HIV/lao.
Xác định hiệu quả can thiệp, theo công thức:

CSHQ = Tỷ lệ sau can thiệp – Tỷ lệ trước can thiệp x 100
Tỷ lệ trước can thiệp

2.11. Vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua tại Hội đồng đạo đức Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương.




10



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) trong
nhóm nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắc Lắc năm 2011.
3.1.1. Một số thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 298 trường hợp NCMT, trong đó tại

thành phố Buôn Ma Thuột 131 đối tượng (43,9%), huyện EaHleo
100 đối tượng (33,6%) và huyện Krông Pắc 67 đối tượng (22,5%).
Tuổi trung bình là 26,9 tuổi, hầu hết ở nhóm từ 20 - 29 tuổi
(54,4%); Trình độ học vấn đa phần là THCS (62,1%); Độc thân
(57,1%); Sống với gia đình (56,4%); Đang có việc làm (87,2%);
dân tộc Ê Đê (1%); dân tộc Tầy - Nùng (6,1%); dân tộc Kinh
(92,9%).
Hành vi tiêm chích ma túy của nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tỷ lệ về hành vi tiêm chích ma túy
Hành vi tiêm chích

n Số ĐT Tỷ lệ
(%)
Tuổi bắt đầu
TCMT
< 20 tuổi 257

108

42,0

> 20 tuổi 149

58,0

Dùng chung
bơm kim tiêm
Có 298 168

56,4


Không 130

43,6

Tần suất tiêm
chích
≤ 1 lần/ngày 298 167

56,1

2-3 lần/ngày 71

23,8

≥ 4 lần/ngày 60

20,1

Loại ma túy Heroin 298 256

85,6

Loại khác 42

14,4

11




Kết quả (bảng 3.1) cho thấy, kết quả về hành vi TCMT của đối
tượng nghiên cứu, có thể tác động làm tăng nguy cơ lây nhiễm
HIV. Trước can thiệp: TCMT dưới 20 tuổi có tỷ lệ là 42%; Dùng
chung BKT là 59,7%; Tần suất tiêm chích ≤ 1 lần/ngày, 2-3
lần/ngày và ≥ 4 lần/ngày có tỷ lệ tương ứng là 56,1%; 23,8% và
20,1%; Loại ma túy sử dụng, đa phần là Heroin, chiếm 85,6%,
loại khác 14,4%
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV, lao có AFB (+) và đồng nhiễm HIV/lao
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm HIV, lao và đồng nhiễm HIV/lao
Đặc điểm Số ĐT Tỷ lệ %
Nhiễm HIV 38

12,8

Mắc lao có AFB (+) 11

3,7

Đồng nhiễm HIV/ lao có AFB (+) 8

2,7

Mắc lao có AFB (+) / HIV (-) 3

1,2

Năm 2011, tỷ lệ hiện nhiễm HIV (+) trên nhóm nghiện chích
ma túy là 12,8%; Tỷ lệ mắc lao có AFB (+) là 3,7%; Đồng nhiễm
HIV/lao là 2,7% và mắc lao ở đối tượng nghiện chích ma túy

không nhiễm HIV là 1,2%

12



3.1.3. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo địa điểm
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo địa điểm
Địa phương Tình trạng Số ĐT Tỷ lệ %
TP. Buôn Ma
Thuột
(n=131)
HIV (+) 21

16,0

AFB (+) 5

3,8

HIV/lao (+) 5

3,8

Huyện EaHLeo
(n=100)
HIV (+) 12

12,0


AFB (+) 3

3,0

HIV/lao (+) 2

2,0

Huyện Krông Pắc
(n=67)
HIV (+) 5

7,5

AFB (+) 3

4,5

HIV/lao (+) 1

1,5

Cả 3 địa điểm được chọn nghiên cứu đều hiện diên HIV
(+) và bệnh lao có AFB (+), đồng nhiễm HIV/lao, trong đó thành
phố Buôn Ma Thuột có tỷ lệ cao, tiếp đến là Huyện EaHLeo và
huyện Krông Pắc (Bảng 3.3).





13



3.1.4. Phân bố nhiễm HIV và bệnh lao AFB (+) theo dân tộc

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhiễm HIV và AFB (+) theo dân tộc
Kết quả ở biểu đồ 3.1, cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh
lao có AFB (+) trước can thiệp phân bố ở tất cả các nhóm dân tộc
(dân tộc kinh và dân tộc thiểu số).
3.2. Một số yếu tố liên quan đến đồng nhiễm HIV và lao.
3.2.1. Liên quan giữa nhiễm HIV (+) và bệnh lao có AFB (+)
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa HIV (+) với bệnh lao có AFB (+)
AFB

HIV
AFB
(+)
AFB
(-)
OR
(CI 95%)
HIV dương tính
8

30

OR = 22,84
(5,03 - 137,84)
p < 0,00001

HIV âm tính
3

257

12,3%
19,0%
3,2%
9,5%
0
5
10
15
20
Kinh
Thi

u s

HIV (+)
AFB (+)
T


l


%

14




Kết quả nghiên cứu (bảng 3.2) cho thấy, nhóm HIV (+) có số
mắc bệnh lao cao hơn số mắc của nhóm HIV (-) là 22,84 lần
(5,03 – 137,84).
3.2.2. Yếu tố nhóm tuổi liên quan đến đồng nhiễm HIV/lao
Bảng 3.5. Nhóm tuổi liên quan đến tình trạng đồng nhiễm HIV/lao
Nhóm tuổi
Đồng
nhiễm
Không đồng
nhiễm
χ
2
, p
< 20 0

46

χ
2
= 3,9
p < 0,05
20 – 29 7

155

30 – 39 1


68

40 – 49 0

21

Nhóm tuổi là yếu tố liên quan đến đồng nhiễm HIV/lao với
p < 0,05. Đồng nhiễm HIV/lao ở nghiên cứu này, chỉ gặp ở nhóm
từ 20 -39 tuổi, (Bảng 3.2)
3.2.3. Yếu tố dân tộc liên quan đến đồng nhiễm HIV/lao
Bảng 3.6. Nhóm dân tộc liên quan đến đồng nhiễm HIV/lao
Dân tộc
Đồng
nhiễm
Không đồng
nhiễm
χ
2
, p
DT thiểu số 2

19

χ
2
= 1,71
p > 0,05
DT Kinh 6

271


15



Yếu tố dân tộc có sự kết hợp với tình trạng đồng nhiễm
HIV/lao, nhưng không có ý nghĩa thống kê, (bảng 3.4).
3.2.4. Yếu tố dùng chung bơm tiêm và tần suất tiêm chích liên
quan đến đồng nhiễm HIV/lao
Bảng 3.7. Dùng chung bơm kim tiêm liên quan đến tình trạng
đồng nhiễm HIV/lao
Dùng chung
Bơm kim tiêm
Đồng
nhiễm
Không đồng
nhiễm
χ
2
, p
Có 8

170

χ
2
= 3,96
p < 0,05
Không 0


120

Dùng chung bơm kim tiêm, có mối liên quan đến tình trạng
đồng nhiễm HIV/lao (bảng 3.5).
Bảng 3.8. Tần suất tiêm liên quan với đồng nhiễm HIV/lao
Tần suất tiêm Đồng
Nhiễm
Không
đồng nhiễm
χ
2
, p
≥ 4 lần/ngày 5

55

χ
2
= 7,90
p < 0,05
2-3 lần/ngày 3

71

≤ 1 lần/ngày 0

164

Kết quả cho thấy, tần suất TCMT nhiều lần/ngày có mối liên
quan đến tình trạng đồng nhiễm HIV/lao, (bảng 3.6).

16



3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng cộng đồng phòng
chống nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy, 2011-2012.
3.3.1. Hiệu quả về sự thay đổi tỷ lệ HIV (+), bệnh lao có AFB
(+) và đông nhiễm HIV/lao sau can thiệp
Bảng 3.9. So sánh tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+),
đồng nhiễm HIV/lao trên nhóm nghiện chích ma túy
Chỉ số nghiên cứu Trước Sau CSHQ (%)
P
Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Hiện nhiễm HIV 12,8

8,6

32,8

p > 0,05

Mắc lao có AFB (+) 3,7

2,3

37,8

p > 0,05

Đồng nhiễm HIV/lao 2,6


1,7

9,0

p > 0,05

Cả 3 tỷ lệ hiện nhiễm HIV, bệnh lao có AFB(+) và đồng
nhiễm HIV/lao sau can thiệp có chiều hướng thấp hơn so với
trước can thiệp. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các tỷ lệ này không
có ý nghĩa thống kê.





17



3.3.2. Hiệu quả về sự thay đổi kiến thức sau can thiệp
Bảng 3.10. So sánh sự thay đổi kiến thức về tác nhân, đường lây,
cách phòng HIV/AIDS và thái độ đối với người nhiễm HIV
Kiến thức
Trước Sau
CSHQ (%)
P
Tỷ lệ %
(n)
Tỷ lệ %

(n)
Đầy đủ, toàn diện về
tác nhân và đường lây

71,1
(212)

83,4

(251)

17,3

p < 0,01

Hiểu biết đầy đủ,
toàn diện về cách
phòng, chống HIV
49,2

(118)

66,1

(195)

34,3

p < 0,05


Thái độ tích cực và
toàn diện
51,3

(153)

60,8
(183)

18,5

p < 0,05

Sau can thiệp cho thấy: Kiến thức về tác nhân, đường lây
cũng như thái độ tích cực và toàn diện của nhóm NCMT đối với
người nhiễm HIV, chiều hướng tốt hơn cho phòng, chống HIV
tăng lên, có ý nghĩa thống kê (bảng 3.8).



18



3.3.3. Hiệu quả về sự thay đổi hành vi tiêm chích ma túy sau can
thiệp
Bảng 3.11. So sánh sự thay đổi hành vi tiêm chích ma túy
Hành vi
tiêm chích ma túy
Trước Sau

CSHQ (%) p
Tỷ lệ % Tỷ lệ %
Dưới 20 tuổi đã bắt
đầu tiêm chích
42,0

34,0

19,0

p < 0,05

Sử dụng chung
BKT
56,4

46,8

17,0

p < 0,05

Tiêm ≤ 1 lần/ngày 56,1

84,7

59,9
p < 0,001

Tiêm 2-3 lần/ngày 23,8%


14,6

38,7
p < 0,001

Tiêm ≥ 4 lần/ngày 20,1%

0,7

96,5
p < 0,001

Sau can thiệp, nhóm nghiện chích ma túy có các hành vi
nguy cơ cao giảm, chiều hướng tích cực hơn về TCMT như: dưới
20 tuổi bắt đầu TCMT giảm; tần suất tiêm nhiều lần trong ngày
giảm; sử dụng chung bơm kim tiêm giảm, sự thay đổi có ý nghĩa
thống kê, (bảng 3.9).

19



3.3.4. Hiệu quả về sự thay đổi quan hệ tình dục sau can thiệp
Bảng 3.12. So sánh sự thay đổi về hành vi quan hệ tình dục
Hành vi
quan hệ tỉnh dục
Trước Sau CSHQ %
P
Tỷ lệ % Tỷ lệ %

Dưới 20 tuổi đã quan hệ
tình dục
74,8

65,4

12,6

p < 0,05

Dùng BCS thường
xuyên
20,8

34,2

64,4

p < 0,01

Chỉ có một bạn tình
chung thủy
21,1

30,3

43,6

p < 0,01


Quan hệ đồng giới 1,1

0,3

72,7

p < 0,001

Có sự thay đổi về hành vi theo chiều hướng tích cực hơn trong
quan hệ tình dục của nhóm nghiện chích ma túy (bảng 3.10)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ nhiễm HIV và bệnh lao có AFB (+) trong nhóm
nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk, 2011
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT
vào năm 2011 là 12,8%. Tỷ lệ bệnh lao có AFB (+) là 3,7% và tỷ
lệ đồng nhiễm HIV/lao là 2,7%. Ở các địa phương luôn hiện diện
người nhiễm HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm có sự thay đổi thấp hay
cao tùy theo thời gian nghiên cứu và tùy từng địa phương được
quan tâm hay có sự tác động can thiệp và tùy theo cách chọn
20



phương pháp nghiên cứu. Dữ liệu khoa học về kết quả điều tra
trong nhóm NCMT (IBBS) tại 10 tỉnh/thành phố năm 2009 ghi
nhận tỷ lệ HIV (+) khoảng 29,5%. Tỷ lệ có sự dao động từ 1%
(TP. Đà Nẵng) đến 56% (tỉnh Quảng Ninh). Tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nam NCMT ở Tây Nguyên trong khoảng 10,7%.
Đồng nhiễm HIV/lao ở các nghiên cứu khác nhau, có tỷ lệ khác

nhau. Chỉ số này dao động, có thể liên quan đến tiêu chuẩn,
phương pháp chẩn đoán lao khác nhau. Theo một báo cáo hợp tác
các nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao tại một số quốc gia
trên thế giới cho thấy: Trong 17 nghiên cứu với tổng cỡ mẫu là
14.769 mẫu, sử dụng kỹ thuật (nuôi cấy đờm); 09 nghiên cứu, với
tổng cỡ mẫu là 6.562 mẫu sử dụng kỹ thuật (X quang phổi và nuôi
cấy đờm); 1 nghiên cứu, với tổng cỡ mẫu là 161 mẫu sử dụng kỹ
thuật (X quang phổi và test Mantoux) cho kết luận về chuẩn đoán
khẳng định bệnh lao là “Những nghiên cứu có áp dụng kỹ thuật
chụp X quang phổi để chẩn đoán bệnh lao cho tỷ lệ đồng nhiễm
HIV/lao cao hơn các nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán
bệnh lao khác”. Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao thể hoạt động tại tỉnh
Sơn La là 13,4%. Phân bố HIV và bệnh lao có AFB (+) theo địa
điểm là một trong những chỉ số quan trọng, cũng như sự tồn tại,
tiềm ẩn tác nhân gây bệnh có thể phát tán gây lây nhiễm sang đối
tượng khác. Trong nghiên cứu, thời điểm trước can thiệp tại 3 địa
điểm chọn nghiên cứu đều ghi nhận sự hiện diện đối tượng NCMT
nhiễm HIV và mắc bệnh lao có AFB (+); tình trạng đồng nhiễm
HIV/lao. Thành phố Buôn Ma Thuột, HIV được xác định cao
21



nhất, chiếm 16%, bệnh lao có AFB (+) là 3,8%, đồng nhiễm
HIV/lao là 3,8%. Huyện EaHLeo xác định nhiễm HIV là 12%,
bệnh lao có AFB (+) là 3%, đồng nhiễm HIV/lao là 2%; Huyện
Krông Pắc nhiễm HIV là (7,5%), bệnh lao có AFB (+) là (4,5%),
đồng nhiễm HIV/lao (1%).
4.2. Yếu tố liên quan đến tình trạng đồng nhiễm HIV/lao.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy vào thời điển trước khi can

thiệp, người nhiễm HIV (+) trong nhóm NCMT là yếu tố có thể
tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao gấp 22,84 lần so với
người không nhiễm HIV (5,1< OR <115,8). Như vậy phần nào đã
cung cấp thêm bằng chứng về mối liên quan chặt chẽ giữa HIV và
mắc bệnh lao. Nhiễm HIV (+) đã và đang tác động đến tình trạng
suy giảm miễn dịch, từ đó làm tăng bệnh nhiễm trùng cơ hội,
trong đó có bệnh lao. Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố liên
quan đến đồng nhiễm HIV/lao là: đối tượng NCMT lớn hơn 20
tuổi, dùng chung bơm kim tiêm và tiêm chích ma túy ≥ 2
lần/ngày. Nhóm dân tộc có sự kết hợp với tình trạng đồng nhiễm
HIV/lao, nhưng không có ý nghĩa thống kê, (χ
2
= 1,71). Một
nghiên cứu tại Nam Phi của Linda-Gail Bekker vào năm 2010
cũng cho kết quả tương tự, đó là tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao ở độ
tuổi 15 - 44 cao hơn so với các độ tuổi khác. Một nghiên cứu tại
Hoa Kỳ vào năm 2010 cũng ghi nhận tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao
trong các nhóm chủng tộc thiểu số cao hơn so với các nhóm chủng
tộc đa số. Nghiên cứu về thực trạng đồng nhiễm HIV/lao tại Châu
Âu của L. Pimpin năm 2011 cũng ghi nhận việc sử dụng chung
22



BKT là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ đồng
nhiễm HIV/lao. Nghiên cứu tại Nga của F.A. Drobniewski từ
2001-2002 trên 1.345 đối tượng tù nhân mắc bệnh lao ghi nhận
88,3% từng TCMT và 40,2% từng sử dụng chung BKT.
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng cộng đồng đối với
nhóm nghiện chích ma túy

Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng đánh giá
CSHQ sau can thiệp so với trước khi can thiệp. Kết quả thể hiện
trên sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi TCMT. Các yếu
tố thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, có ý nghĩa thống kê là:
Tăng tỷ lệ hiểu biết đầy đủ, toàn diện về HIV; tăng tỷ lệ có thái độ
tích cực, toàn diện về HIV; tăng những hành vi về TCMT như sử
dụng bơm kim tiêm chung giảm, tiêm chích nhiều lần trong ngày
giảm; thay đổi hành vi về tình dục theo chiều hướng tích cực như
dùng BCS thường xuyên khi quan hệ tình dục cũng như chỉ có
một bạn tình tăng.
Nghiên cứu ghi nhận về thái độ tích cực đối với người nhiễm
HIV. Như vậy rào cản về sự phân biệt, đối xử, xa lánh của cộng
đồng với người nhiễm HIV được dần dần thu hẹp và chính họ chủ
động phá vỡ sự e ngại và xấu hổ của mình. Điều này đã giúp cho
những người có tâm trạng luôn mặc cảm, dần trở lại niềm tin hơn
vào cuộc sống, sự hòa nhập với cộng đồng tốt hơn và chính họ
cùng cộng đồng tham gia tích cực trong cuộc chiến phòng, chống
đại dịch HIV/AIDS. Nghiên cứu về hiệu quả can thiệp cộng đồng
ở Bắc Giang sau 3 năm triển khai ghi nhận kết quả tương tự, kết
23



quả trong nghiên cứu này như: hành vi dùng chung BKT trong
vòng 1 tháng qua giảm.
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và bệnh lao xét nghiệm AFB trong
nhóm nghiện chích ma túy ở tỉnh Đắk Lắk, 2011
Tỷ lệ nhiễm HIV trong năm 2011 là 12,8%. Dân tộc kinh là
12,3% và dân tộc thiểu số là 19,0%.

Tỷ lệ xét nghiệm đờm AFB (+) là 3,7%. Dân tộc kinh là 3,2%
và dân tộc thiểu số là 9,5%.
Tỷ lệ đồng nhiễm HIV/lao là 2,7%.
2. Một số yếu tố liên quan đến đồng nhiễm HIV và lao
Nguy cơ đồng nhiễm HIV/lao ở nhóm đối tượng nghiện chích
ma túy cao ở nhóm:
Lớn hơn 20 tuổi.
Dùng chung bơm kim tiêm.
Trên hoặc bằng 2 lần tiêm chích/ngày.
3. Hiệu quả can thiệp dự phòng cộng đồng đối với nhóm
nghiện chích ma túy
Triển khai can thiệp cộng đồng dự phòng đối với nhóm
nghiện chích ma túy có hiệu quả thể hiện ở sự thay đổi của các chỉ
số sau can thiệp so với trước khi can thiệp:
3.1. Thay đổi về kiến thức: Hiểu biết đầy đủ, toàn diện về
HIV tăng từ 49,2% lên 66,1%.
3.2. Thay đổi về thái độ: Thái độ tích cực, toàn diện về HIV
tăng 51,3% lên 60,8%.
24



3.3. Thay đổi về hành vi về tiêm chích ma túy ở nhóm nghiện
chích ma túy theo chiều hướng tích cực:
- Sử dụng bơm kim tiêm chung giảm từ 56,4% xuống
46,8%.
- Tiêm chích 2-3 lần/ngày giảm từ 23,8% xuống 14,6%.
- Tiêm chích ≥ 4 lần/ngày giảm từ 20,1% xuống 0,7%.
3.4. Thay đổi hành vi về quan hệ tình dục ở nhóm nghiện
chích ma túy theo chiều hướng tích cực:

- Dùng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục tăng
từ 20,8% lên 34,2%.
- Chung thủy một bạn tình tăng từ 21,1% lên 34,2%.

KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị
sau:
1. Cần xây dựng kế hoạch lồng ghép phòng, chống HIV,
bệnh lao một cách tổng thể cho nhóm NCMT và triển khai thực
hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Mở rộng việc triển khai mô hình can thiệp dựa vào cộng
đồng phòng, chống HIV và bệnh lao trên nhóm NCMT, tập trung
vào các hoạt động sau:
Tạo sự cam kết tham gia tích cực và chủ động của các cấp
Lãnh đạo chính quyền và các Ban ngành, Đoàn thể xã hội, các tổ
chức của cộng đồng.
25



Thu hút sự tham gia của người nhiễm HIV vào công tác
phòng, chống HIV và bệnh lao.
Tăng cường công tác truyền thông trực tiếp để nâng cao kiến
thức của nhóm nghiện chích ma túy về tác hại của HIV và bệnh
lao, cũng như đồng nhiễm HIV/lao.
Mở rộng và triển khai các chương trình can thiệp dự phòng
lây nhiễm HIV như phân phát BKT sạch và bao cao su.
Mở rộng mạng lưới y tế và các dịch vụ về phòng, chống HIV
và bệnh lao ở vùng sâu và vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tăng
cường sự kết nối và chuyển tiếp từ dịch vụ phòng, chống HIV

sang dịch vụ phòng chống lao và ngược lại, nhằm phát hiện sớm
người nhiễm HIV, bệnh lao và đồng nhiễm HIV/lao. Điều trị kịp
thời bệnh lao có AFB (+).
Tạo hành lang pháp lý, tránh sự kỳ thị đối với người nhiễm
HIV và bệnh lao. Có thể triển khai dự phòng lây nhiễm HIV bằng
điều trị Methadone.
3. Có kế hoạch điều tra, nghiên cứu định kỳ, đánh giá hiệu
quả can thiệp cộng đồng trên nhóm nghiện chích ma túy về HIV
và bệnh lao, đồng nhiễm HIV/lao.

×