Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tiet 26 bai 18 nuoc Mi giua hai cuoc chien tranh the gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.31 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI- MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014
Ngày soạn: 8/11/2013 Ngày dạy: 15/11/2013
Tiết 26 - BÀI 18
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:
- Những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ
nhất: sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó,
phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mĩ.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ và Chính
sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế – xã hội.
- Bước đầu biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng, tình cảm:
- Nhận thức bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong
lòng xã hội tư bản Mĩ.
- Bồi dưỡng ý thức đúng về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội
tư bản
II. PHƯƠNG PHÁP:
Truyền thụ kiến thức, so sánh, nhận xét, đàm thoại, thảo luận, khai thác tranh
ảnh
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Gv: Soạn bài, tìm tư liệu dạy học, tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu
Hs: chuẩn bị bài, tìm kiếm tư liệu lịch sử liên quan đến bài học
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các
nước tư bản châu Âu.


Học sinh trả lời:
3 Bài mới
Để bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất để lại. Các
nước tư bản trên thế giới đã tìm mọi biện pháp áp dụng để ổn định, phục hồi và phát
triển kinh tế, chính trị nhưng cũng ngay sau đó nền kinh tế các nước này lại rơi vào
tình trạng khủng hoảng lớn. Vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ là một trong
những nước thắng trận. Nền kinh tế - xã hội của nước Mĩ 1929- 1939 như thế nào?
Hôm nay thầy cùng các em sẽ tìm hiểu rõ hơn trong
Tiết 26-Bài 18
NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1939)
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức ghi bảng
Cho HS Quan sát bản đồ thế giới và
giới thiệu nước Mĩ
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản
GV: Lê Xuân Nam– THCS Thống Nhất-Thường Tín –Hà Nội
1
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI- MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014
đồ: nước Mĩ nằm ở tây bán cầu Thuộc
phía Bắc lục địa châu Mĩ
- Diện tích: 9.826.675 km2
- Dân số: 310.681.000 (2010)
phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía
Đông giáp Đại Tây Dương,phía Bắc tiếp
giáp với Canađa, phía Nam tiếp giáp
Mêhicôvà vùng biển caribê.
Chuyển ý: Từ năm 1918-1939 lịch sử
nước Mĩ có nhiều thăng trầm …
HS đọc

GV hỏi: Em hãy cho biết tình hình kinh

tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 - 1918) phát triển như thế nào?
Gv : cho HS quan sát hình 65,66
Theo em, hai bức ảnh trên phản ánh
điều gì?
GV giảng : nhìn vào h65 chúng ta thấy
hàng nghìn ô tô đỗ trên một bãi để xe
rộng lớn, trong những năm 20 của thế kỉ
XX Mĩ là vua ô tô của thế giới. 1929 Mĩ
có 24 triệu ô tô, 1/3 gia đình ở Mĩ sở hữu
1 chiếc ô tô trở lên, trong khi đó ở năm
1909 chỉ có 7 triệu ô tô=> tác động đến
các ngành kinh tế khác phát triển như
ngành luyện thép, chế biến cao su, thuộc
da, kính gương và các ngành; xăng dầu,
xây dựng cầu cống, đường xá, khách sạn,
các ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
… đã giải quyết công ăn việc làm cho
hàng triệu lao động ở Mĩ
Biểu đồ SL công nghiệp
và trữ lượng vàng thế giới
GV hỏi: Em có nhận xét gì về nền kinh tế
của nước Mĩ trong những năm 20 của thế
kỉ XX?
HS nhận xét
GV: chốt kiến thức-> ghi bảng
Gv hỏi : Tại sao trong giai đoạn này nền
kinh tế của Mĩ lại phát triển như vậy?
Hs: suy nghĩ trả lời:
I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ

XX.
1.Kinh tế
- Phát triển nhanh, trở thành trung tâm công
nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
GV: Lê Xuân Nam– THCS Thống Nhất-Thường Tín –Hà Nội
2
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI- MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014
->Trong và sau chiến tranh thế giới thứ
nhất: không bị chiến tranh tàn phá giành
được nhiều lợi lộc do bán hàng hóa và vũ
khí, được bao bọc bởi hai đại dương lớn
và là chủ nợ của nhiều nước Châu Âu.
-> Giàu tài nguyên
->Chú trọng cải tiến kĩ thuật, sản xuất
theo dây chuyền.
->Tăng cường bốc lột người lao động.
GV: Câu hỏi chuyển ý: Vậy với những
thành tựu trên nhân dân lao động có được
hưởng những thành quả đó không?
Chúng ta cùng tìm hiểu về tình hình xã
hội Mĩ.
GV: Cho HS quan sát hình 67
GV hỏi: Điều kiện sinh hoạt ăn, ở của
người lao động Mĩ như thế nào?
GV hỏi: Qua hình 65,66,67 em có nhận
xét gì về những hình ảnh khác nhau của
nước Mĩ?
GV hỏi: Nạn thất nghiệp, sự bất công,
nạn phân biết chủng tộc ở Mĩ dẫn tới điều
gì?

GV hỏi: Với sự phát triển của phong
trào công nhân dẫn tới điều gì?
Gv hỏi: Đảng cộng sản ra đời ở nước Mĩ
sẽ có vai trò và tác động gì đối với phong
trào công nhân ở Mĩ ?
Hs trả lời: Lãnh đạo phong trào công
nhân và nhân dân lao động đòi quyền lợi
trong lao động, đòi sự công bằng xã hội
Chuyển ý:? …………… nhưng đến
thập kỉ sau đó nền kinh tế nước Mĩ có
- Vì:
+ Được hưởng lợi từ chiến tranh thế giới thứ
nhất.
+ Giai cấp tư sản cải tiến kỹ thuật.
bóc lột công nhân.
+ Tăng cường độ lao động, bóc lột công
nhân
2. Xã hội
- Nạn thất nghiệp
- Sự bất công trong xã hội
- Nạn phân biệt chủng tộc
 Phong trào công nhân phát triển.
 Tháng 5-1921, Đảng cộng sản Mĩ
thành lập.
II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM
1929-1939
GV: Lê Xuân Nam– THCS Thống Nhất-Thường Tín –Hà Nội
3
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI- MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014
những thay đổi nào chúng ta cùng nhau

tìm hiểu phần II.
Gv yêu cầu HS đọc mục II.
Gv hỏi: Tình hình kinh tế nước Mĩ trong
những năm 1929-1939 diễn ra như thế
nào?
HS: Lâm vào cuộc khủng hoảng.
Gv hỏi: Cuộc khủng hoảng đã gây nên
hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?
(HS dựa phần in nhỏ trả lời)
GV cho HS quan sát hình 68
Gv hỏi: Gánh nặng của cuộc khủng
hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên đôi vai tầng
lớp nào?
HS: Đề lên vai người lao động
Gv hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến
cuộc khủng hoảng này?
Đưa H 32. trg 43 bài 6
HS: - Sự hình thành các công ty độc
quyền đã với tay chi phối dến quyền lực
nhà nước và đời sống của nhân dân
- Sự chạy đua theo lợi nhuận của
GCTS dẫn đến SX ồ ạt không có sự kiểm
soát của nhà nước.
GV hỏi: Vậy để đưa nước Mĩ thoát khỏi
cuộc khủng hoảng chính phủ Mĩ đã làm
gì?
HS trả lời:
GV giảng: Năm 1932 Ph.Ru-dơ-ven lên
làm tổng thống đã thực hiện một hệ
thống chính sách biện pháp của nhà

nước trên tất cả các lĩnh vực gọi chung
là Chính sách mới
GV: Quan sát chân dung của Ru dơ
ven giáo viên giới thiệu:
Tổng thống Ru-dơ-ven: sinh ra trong
một gđ điền chủ lớn giàu có ở Niu Yoóc,
đỗ trường Đại học Cô-lôm-bi-a. sau trở
thành luật sư > thượng viện -> phụ tá
Bộ trưởng Bộ Hải quân .
1. Khủng hoảng kinh tế
Tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào khủng
hoảng. Bắt đầu từ tài chính rồi lan sang công
nghiệp, nông nghiệp.

2. Chính sách mới của Ph.ru ven dơ
GV: Lê Xuân Nam– THCS Thống Nhất-Thường Tín –Hà Nội
4
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI- MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014
Năm 1928 làm thống đốc tiểu bang
Niu Y-oóc
Tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc
đại khủng hoảng ông đã thiết lập Ủy ban
Cứu trợ khẩn cấp để trợ giúp những
người cần được trợ giúp ở tiểu bang Niu
Yoóc=>những người dân nghèo ở Niu
Yoóc thoát khỏi cảnh điêu đứng lầm
than. Ông trở thành niềm hy vọng của
người dân Hoa Kỳ giữa thời đại khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
11-1932, Phran-klin D. Ru-dơ-ven đắc

cử lên tổng thống và giữ 4 nhiệm kỳ liên
tiếp, ông là tổng thống thứ 32, ông
được xem là một trong 3 tổng thống vĩ
đại nhất nước Mĩ sau Oasinhtơn, Lincôn;
là một trong những người thành lập tổ
chức LHQ nhằm duy trì hòa bình thế
giới.
GV hỏi: Nêu những nội dung chính cơ
bản của Chính sách mới?
Hs đọc và trả lời tóm tắt
GV: Cho hs quan sát H69. Bức tranh
đương thời mô tả Chính sách mới.
Yêu cầu hs Quan sát,
Gv hỏi: Nêu nhận xét của em về chính
sách mới qua hình 69.
GV giảng :
Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng
cho vai trò của Nhà nước trong việc kiểm
soát đời sống kinh tế, với khuôn mặt
nghiêm nghị cơ bắp cuồn cuộn dùng hết
công lưc hai tay nắm chắc và xiết chặt
những sợi dây để quản lý nghiêm ngặt
các nhà máy, công ty, xí nghiệp, đồng
thời nâng đỡ tạo điều kiện các nhà máy,
công ty, xí nghiệp, khôi phục và phát
triển sản xuất.
GV hỏi: Vậy chính sách mới đã giải
quyết được vấn đề gì cho nước Mĩ?
a. Nội dung: (SGK/trg 95)


b. Tác dụng:
+Đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng
GV: Lê Xuân Nam– THCS Thống Nhất-Thường Tín –Hà Nội
5
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI- MÔN LỊCH SỬ -LỚP 8 NĂM HỌC 2013-2014
HS trình bày quan điểm của mình
GV mở rộng, liên hệ: Trong 8 năm
đầu cầm quyền Ph. Ru dơ ven đã chi 16 tỉ
đô la để cứu trợ cho người thất nghiệp đã
giải quyết được nạn thất nghiệp ở nước
Mĩ, góp phần làm tăng nguồn thu nhập
quốc dân .
Về đối ngoại:tháng 11 năm 1933 Ph.ru
dơ ven đã công nhận và đặt quan hệ
ngoại giao với Liên Xô nhưng vẫn chống
lại Liên Xô và Đảng cộng sản.
Hiện nay kinh tế Mĩ đang gặp khó
khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ KH, đồng
đôla Mĩ liên tục rớt giá, nợ công và vách
đá tài chính hết hiệu lực 8/2011và những
ảnh hưởng từ bên ngoài đó là cuộc khủng
hoảng nợ công của nhiều nước Châu Âu
Dự phòng GV gợi ý:
Tìm điểm giống và khác nhau: về thời
gian, hoàn cảnh, nội dung, tác dụng
Giống: khôi phục kinh tế giải quyết khó
khăn về kinh tế, chính trị, xã hội ….
Khác: thời gian tiến hành
chế độ xã hội- nhà nước
điều kiện hoàn cảnh kinh tế, chính trị

quyền lợi phục vụ giai cấp
Liên hệ: Cuộc khủng hoảng kt thế giới từ
năm 2008 đến nay đã gây hậu quả nặng
nề, cũng khởi nguồn từ nước Mĩ. Chính
quyền tổng thống OBAMA đã đề ra
nhiều chính sách nhằm khác phục hậu
quả và đưa đát nước thoát khỏi KH bước
đầu hiệu quả tích cực.
hoảng
+ Duy trì được chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ


4 Củng cố: Bài tập:
Câu hỏi 1: Câu hỏi thảo luận nhóm: Hãy so sánh cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929-1933) của Mĩ với các quốc gia châu Âu như: Anh, Pháp; Đức, I-
ta-li-a?
Câu hỏi 2: Thử tài “Mật mã lịch sử”
Câu hỏi 3: Việc Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng KT 1929-1933. Qua đó việt Nam rút
ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc phát triển kinh tế hiện nay và tương lai?
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Chuẩn bị bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).
- Xem và trả lời các câu hỏi in nghiêng ở sách giáo khoa.
- Tìm các hình ảnh về đất nước Nhật Bản.
GV: Lê Xuân Nam– THCS Thống Nhất-Thường Tín –Hà Nội
6

×