Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề cương thi học kỳ 1 năm học 2013-2014 sinh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.21 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8 HKI Năm học(2012 – 2013)
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TAM KỲ
Giáo viên: Trương Nam
Câu1:Phản xạ là gì? Ví dụ. Cung phản xạ ?Thành phần 1 cung phản xạ ?
- Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường
ngoài thông qua hệ thần kinh. Ví dụ tay chạm vào vật nóng thì rụt lại.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm
(ví dụ: da,…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (ví dụ: cơ,
tuyến,…).Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng
tâm, nơ ron trung gian, nơ ron ly tâm, cơ quan phản ứng.
Câu 2 : Nêu sự khác biệt giữa động mạch và tĩnh mạch :
Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch
Cấu
tạo
Thành
mạch
Dày, có 3 lớp: Mô liên kết, cơ
trơn, biểu bì
Mỏng,có 3 lớp: Mô liên
kết, cơ trơn, biểu bì.
Lòng trong Hẹp. Rộng
Đặc điểm
khác
Động mạch chủ lớn, phân
nhiều động mạch nhỏ hơn.
Có van 1 chiều những
nơi máu chảy ngược
chiều trọng lực.
Chức năng Đẩy máu từ tim đến các cơ
quan với vận tốc lớn và áp lực
lớn.


Dẫn máu từ các tế bào
cơ thể về tim với vận
tốc nhỏ hơn và áp lực
nhỏ hơn.
Câu 3: Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại ?
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là : bụi, chất khí độc, vi sinh vật →
gây nên các bệnh : lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại :
+ Xây dựng môi trường trong sạch.
+ Không hút thuốc lá.
+ Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi.
Câu 4: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào thực hiện theo cơ chế nào?
Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế khuếch tán từ nơi có
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
- Sự trao đổi khí ở phổi: gồm sự khuếch tán của O
2
từ không khí ở phế nang
vào máu và của CO
2
từ máu vào không khí phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào: gồm sự khuếch tán của O
2
từ máu vào tế bào và
của CO
2
từ tế bào vào máu.
Câu5 : Tác nhân gây hại cho hệ tim mạch? Biện pháp bảo vệ hệ tim
mạch?
- Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ tim mạch :

+ Khuyết tật tim, xơ phổi.
+ Sốc mạnh, mất máu, sốt cao.
+ Chất kích thích, mỡ động vật.
+ Luyện tập quá sức.
+ Một số vi rút, vi khuẩn.
* Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch :
- Tránh các tác nhân gây hại .
- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.
- Rèn luyện tim mạch cần rèn luyện TDTT ( thể dục thể thao ) thường xuyên
đều dặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài da.
Câu 6: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
Bạch cầu tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể theo 3 đợt gần như
cùng 1 lúc:
Đợt Nguyên
nhân
Loại bạch cầu bảo vệ Hoạt động bảo vệ cơ thể của
bạch cầu
1 Các vi sinh
vật xâm
nhập cơ thể
Bạch cầu trung tính
(tiểu thực bào) và
bạch cầu mô nô (đại
thực bào)
Thực bào: Hình thành chân giả
để bắt, nuốt vi khuẩn vào trong
tế bào, rồi tiêu hoá chúng.
2 Các vi sinh
vật thoát
được sự thực

bào.
Bạch cầu lim phô B
(Tế bào B)
Vô hiệu hoá kháng nguyên:
Tiết kháng thể, gây kết dính
các kháng nguyên của vi
khuẩn, virus, để vô hiệu hoá
chúng.
3 Các vi
khuẩn, virus
thoát được
tế bào B.
Bạch cầu lim phô T
(Tế bào T)
Phá huỷ tế bào nhiễm : Nhận
diện, tiếp xúc với các tế bào bị
nhiễm vi khuẩn, virus, tiết ra
các protein đặc hiệu làm tan
màng tế bào nhiễm.
Câu 7 : Hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng :
Biến đổi
thức ăn ở
khoang
miệng
Các hoạt động
tham gia
Các thành phần
tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt
động

Biến đổi lí
học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
- Tuyến nước bọt
- Răng
- Răng, lưỡi, môi
- Răng, lưỡi, môi
- ướt mềm thức ăn.
- mềm nhuyễn thức
ăn
- ngấm nước bọt
- tạo viên vừa nuốt
Biến đổi
hóa học
- Hoạt động của
enzim amilaza
trong nước bọt .
enzim amilaza biến đổi một phần
tinh bột thành
đường.
Câu 8 : Các nhóm máu ở người ? Nguyên tắc truyền máu , sơ đồ truyền
máu ?
- Các nhóm máu ở người : ở người có 4 nhóm máu : A, B, AB, O.
- Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu :
+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền.
+ Khi truyền cần tuân thủ theo sơ đồ sau :






Câu 9: Máu gồm những thành phần nào ? Chức năng huyết tương ?
-Máu gồm 2 thành phần chính :
+ Huyết tương : lỏng, trong suốt, có màu vàng nhạt chiếm 55% thể tích.
+ Tế bào máu : gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% thể tích.
* Chức năng của huyết tương và hồng cầu :
A
AB
B
O
- Huyết tương : gồm nước, các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể và chất
thải.
- Huyết tương có vai trò duy trì trạng thái lỏng của máu, vận chuyển các chất
dinh dưỡng và chất thải.
- Hồng cầu có Hb ( huyết sắc tố) làm cho máu có màu đỏ tươi.
+ Hb + O
2
→ máu đỏ tươi
+ Hb + CO
2
→ máu đỏ thẫm
- Hồng cầu có chức năng vận chuyển O
2
và CO
2
.

Câu 10 : Cơ chế, ý nghĩa sự đông máu ?
- Cơ chế : Sự đông máu là do tiểu cầu bị phá vỡ giải phóng enzim dưới tác
dụng của canxi làm cho prôtêin trong huyết tương hòa tan sinh ra tơ máu kết
dính tế bào máu → khối máu đông.
- Ý nghĩa :
+ Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu.
+ Sự đông máu giúp cơ thể không bị mất máu nhiều khi bị thương hay trong
phẫu thuật.
Câu 11 : Cấu tạo, chức năng của bộ xương ? Vệ sinh hệ vận động ?
- Các thành phần chính của bộ xương :
+ Xương đầu gồm : xương sọ, xương mặt.
+ Xương thân gồm :
. Xương cột sống ( 33- 34 đốt) có 4 chỗ cong.
. Xương lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn và xương ức.
+ Xương chi :
. Xương chi trên : xương đai vai và các xương tay.
. Xương chi dưới gồm : xương đai hông và các xương chân
- Chức năng của bộ xương :
+ Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định.
+ Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.
+ Bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.
- Vệ sinh hệ vận động :
+ Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần :
. Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng
. rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.
+ Để chống cong vẹo cột sống cần :
Mang vác đều 2 vai.
Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo.
Câu 12: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu)thì

bở?
-Khi hầm xương động vật chất cốt giao bị phân hủy, phần xương còn lại là
chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở.
Câu 13 : Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và mỏng nhất tại sao?
-Ngăn tim có thành cơ dày nhất là tâm thất trái vì co bóp mạnh tạo lực đẩy
máu thực hiện vòng tuần hoàn lớn.
- Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là tâm nhĩ phải vì chỉ nhận máu về đẩy
máu xuống tâm thất phải thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ.
Câu 14 : Trình bày sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng? Giải thích
tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt
Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng:
- Biến đổi lí học: gồm các họat động: tiết nước bọt, nhai , đảo trộn thức ăn,
tạo viên thức ăn có tác dụng làm ướt, mềm, nhuyễn thức ăn và tạo viên thức ăn
để dễ nuốt.
- Biến đổi hóa học: trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi một phần tinh
bột (chín) thành đường mantôzơ.
-Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có có cảm giác ngọt vì:
Tinh bột trong cơm chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến
đổi một phần thành đường mantôzơ và tác động lên gai vị giác trên lưỡi cho
ta cảm giac ngọt.

×