Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Giáo án nghề nghiệp lớp lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.63 KB, 93 trang )

Kế hoạch giảng dạy lớp lá 1
Chủ đề: Trường mầm non. Thời gian thực hiện 3 tuần. Từ ngày Từ ngày 16/09/2013  05/10/2013
Tuần 1: Ngày hội trăng rằm Thời gian thực hiện 1 tuần. Từ ngày Từ ngày 16/09/2013  21/09/2013
Thứ 2 HĐ KPKH:
Trò chuyện về mùa thu
*ND Tích hợp:
Âm nhạc: “Đêm trung thu”
Thứ 3
HĐ LQVT
Một-nhiều
*ND Tích hơp:
Tạo hình: “Tô màu nhóm các loại quả, bánh trung thu có số lượng một và nhiều”.
Thứ 4
HĐ TẠO HÌNH Vẽ đêm trăng trung thu
*ND Tích hợp: KPKH: “Trò chuyện về tết trung thu”
Thứ 5
HĐ LQVH:Thơ: “trăng sáng”
*ND Tích hợp: KPKH:
Trò chuyện về mùa thu
Thứ 6
HĐ ÂM NHẠC:-VĐ TN :Chiếc đèn ông sao
*ND Tích hợp:LQVH:Thơ:“trăng sáng”
Tuần 2: Trường Mầm Non Kim Đồng của bé Thời gian thực hiện 1 tuần. Từ ngày Từ ngày 23/09/2013
28/09/2013
Thứ 2 HĐ KPKH:
“Trò chuyện về trường mầm non và một số đồ dùng đồ chơi của lớp”
*ND Tích hợp:HĐ LQVT:“ Đếm 1-2”
Thứ 3 HĐ Tạo hình: “Vẽ đồ dùng đồ chơi trong lớp tặng bạn”
*ND Tích hợp :LQVH “bạn mới” và “Đồ chơi của lớp”
Thứ 4 HĐ m nhạc:
“Ngày vui của bé”


*ND Tích hợp KPKH: “Ngày hội đến trường của bé”
Thứ 5
HĐ Thể dục: “Đập và bắt được bóng bằng 2 tay”
*ND Tích hợp: -LQVT: “Đếm đến 5”
- m nhạc: “Trường cháu đây là trường mầm non”
Thứ 6
HĐ LQVH:Thơ “Cô giáo em”
*ND Tích hợp :m nhạc “Cô giáo”
Tuần 3: Lớp lá 1 của bé Thời gian thực hiện 1 tuần. Từ ngày Từ ngày 30/09/2013 05/10/2013
Thứ 2 HĐ KPKH:
Trò chuyện, giới thiệu về cán bộ, cô giáo của trường mầm non và các bạn trong lớp.
*ND Tích hợp:
LQVH: Thơ “Cô giáo em”
Thứ 3 HĐ LQCV:
Làm quen chữ O, Ô, Ơ
*ND Tích hợp:Thể dục: “Chuyền bóng”
KPKH: Đồ dùng đồ chơi củ lớp”
Thứ 4 H HĐ TẠO HÌNH:
Vẽ trường mầm non cuả bé.
*ND Tích hợp:
KPKH: “Trò chuyện về trường Mầm non”
HTBTTSĐ: Đếm đến 5
Thứ 5
HĐ HĐ VH: Kể chuyện sáng tạo:
Ngày đầu tiên đi học
*ND Tích hợp: Hân hoan em tới trường.
Thứ 6
HĐ ÂM NHẠC:
m nhạc Tổng hợp
*ND Tích hợp:

KPKH: “Trò chuyện về ngày hội bé đến trường”
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP LÁ 1.
Chủ ñề: BÉ LỚN LÊN TỪNG NGÀY.
Thời gian thực hiện 3 tuần. Từ ngaøy 07/10/2013→26/10/2013
CHỦ ĐỀ: BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH. ( Tuần
1 )
Thời gian thực hiện 1 tuần. Từ ngày 07/10/2013
→12/10/2013
Thứ 2 GDPT Nhận thức:-HĐ khám phá xã hội:
*NDTT: Đố bạn tôi là ai nào?
*NDKH:+Hát: Bạn có biết tên tôi.
+Thơ: tay ngoan
Thứ 3:GDPT Ngôn ngữ:-HĐ Văn học:
*NDTT:Chuyện: Giấc mơ kì lạ
* NDKH:+ Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể
+ Trò chơi: Ngón tay nhúc nhích”
Thứ 4: GDPT Thẩm mỹ :-HĐ tạo hình
*NDTT:Vẽ chân dung của tôi.
* NDKH:
+Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể
+ Trò chơi: Mắt, cằm, tai
Thứ 5: GDPT Thẩm mỹ :-HĐ âm nhạc:
*NDTT: - Dạy hát bài“ Em tập chải răng”
* NDKH:: - Nghe hát: “ Năm ngón tay
ngoan”
- Vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- TCÂN: Ai nhanh nhất
-Trò chơi: Thổi bóng:
Thứ 6: GDPT Ngôn ngữ:- HĐ LQCC:
*NDTT:

Làm quen chữ cái a, ă, â
NDKH:+Hát: Mời bạn ăn
+Trò chuyện về các giác quan trên cơ thể
CHỦ ĐỀ: CƠ THỂ XINH XẮN CỦA BÉ. ( Tuần 2 )
Thời gian thực hiện 1 tuần. Từ ngày 08/10/2012
→13/10/2012
Thứ 2 GDPT Nhận thức:-HĐ khám phá xã hội:
*NDTT: Trò chuyện về các giác quan
*NDKH:+ Tô màu, dán các giác quan
+ Trò chơi:Ồ sao bé không lắc
Thứ 3: GDPT Thẩm mỹ :-HĐ âm nhạc:
*NDTT: Dạy hát bài “ Giấc mơ của bé”
* NDKH: -Vận động bài “ Giấc mơ của bé”
- Trò chơi âm nhạc: Tai ai
tinh
- Nghe hát : Những ước mơ
- Giáo dục vệ sinh.
Thứ 4 GDPT Nhận thức:-HĐ LQVT
*NDTT: Đếm đến 6 .Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.
* NDKH:
+Vận động: Chạy dích dắc.
Thứ 5: GDPT Thể chất:-HĐ vận động:
*NDTT: - Bật liên tục qua các ô, bò thấp chui qua cổng.
Thứ 6: GDPT Ngôn ngữ:-HĐ Văn học:
*NDTT:
Thơ: Tay ngoan
*NDKH:+Âm nhạc: Tay thơm tay ngoan
CHỦ ĐỀ: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH. ( Tuần 3 )
Thời gian thực hiện 1 tuần. Từ ngày 21/10/2013→26/10/2013
Thứ 2 GDPT Nhận thức:

-HĐ khám phá khoa học:
*NDTT: Bé cần ăn gì để lớn lên và khỏe mạnh?
*NDKH:+ Lồng ghép BVMT.
+ *Đồng dao,âm nhạc
Thứ 3 GDPT Nhận thức:
-HĐ LQVT
*NDTT: -Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
* NDKH Chạy dích dắc bật qua sông.
Thứ 4 GDPT Thẩm mỹ
-HĐ Âm nhạc:
Chương trình âm nhạc tổng hợp
Thứ 5 GDPT Thẩm mỹ :+ HĐLQVH
Chuyện:Mèo con đánh răng (KCST)
*NDKH:+ Trò chuyện về các giác quan.
Thứ 6 GDPT Thẩm mỹ:
-HĐ Tạo hình:
*NDTT:
- Vẽ bạn trai-bạn gái.
*NDKH:+ Hát:Hãy xoay nào.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP LÁ 1.
Chủ ñề: ƯỚC MƠ CỦA BÉ.
Thời gian thực hiện 5 tuần. Từ ngaøy 28/10/2013→30/11/2013
Tuần 1: Nghề xây dựng. Từ ngaøy Töø ngaøy 28/10/2013  02/11/2013
Thöù 2 HÑ KPKH:
*NDTT: Trò chuyện về công việc của chú công nhân xây dựng
* NDKH: * Hát: Cháu yêu cô chú công nhân
* Trò chơi,đồng dao
Thöù 3: HĐLQVH
*NDTT:Thơ: Em làm thợ xây
* NDKH: * Trò chuyện về chú công nhân xây dựng

* Trò chơi: Ngón tay nhúc nhích
Thöù 4
HĐGDÂN
*NDTT: - Dạy vận động“ Cháu yêu cô chú công nhân”
*NDKH: - Nghe hát : “ Gửi anh một khúc dân ca”
- TCÂN: Khiêu vũ với bóng.
Thöù 5: HĐTH
*NDTT: Vẽ trang trí hình vuông.
* NDKH: *Hát:Cháu yêu cô chú công nhân
Thöù 6: HĐLQCC
*NDTT Làm quen chữ cái u,ư
*NDKH: * Chạy dích dắc qua 5 hộp,bật qua suối.
* Đếm số chữ cái trong từ.
Tuần 2: Nghề sản xuất .Từ ngaøy Töø ngaøy 04/11/2013  09/11/2013
Thöù 2 HĐKPXH
*NDTT:Trò chuyện về bác nông dân và quá trình làm ra gạo
*NDKH: + Thơ :Bác nông dân
+ TD: đi trên ghế băng
Thöù 3: HĐ Văn học:
*NDTT: Thơ: Hạt gạo làng ta
*NDKH: + Trò chuyện về bác nông dân và quá trình làm ra gạo
Thöù 4: HĐ LQVT
*NDTT: Đếm và nhận biết số lượng trong PV 6
*NDKH: + Hát: Cháu yêu cô chú công nhân
Thöù 5: HĐ Âm nhạc:
*NDTT: Bài hát : “ Thích thật, thích ghê”
*NDKH: Nghe hát : “Lớn lên cháu lái máy cày”
TCÂN : Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Thöù 6 : HĐ Tạo hình:
*NDTT: Vẽ dụng cụ nghề nông

NDKH: * Thơ: Hạt gạo làng ta
Tuần 3: Nghề giúp đỡ cộng đồng.Từ ngaøy Töø ngaøy 11/11/2013  16/11/2013
Thöù 2: HĐ LQVT:
*NDTT: Nhận biết phân biệt khối cầu,khối trụ.
*NDKH : Đọc thơ: Chú giải phóng quân
Thứ 3: HĐ Vận động :
*NDTT: Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng
*NDKH:Đọc thơ: Món quà của bố
Thứ 4: HÑ KPKH:
*NDTT: Trò chuyện về chú bộ đội
*NDKH: Âm nhạc: Làm chú bộ đội
* Lồng ghép chương trình bảo vệ biển đảo
Thứ 5: HĐ Âm nhạc :
*NDTT: Dạy hát : Chú bộ đội
*NDKH: Nghe hát : Em bé giải phóng quân
TC ÂN: Ô cửa bí mật
Thứ 6:
*NDTT: Đọc thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa
*NDKH: Âm nhạc: Chú bộ đội.
Tuần 4: Nghề giáo viên .Từ ngaøy Töø ngaøy 18/11/2013  23/11/2013
Thöù 2 HĐKPXH
*NDTT:Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
*NDKH: +Âm nhạc. Hát: “ Cô và mẹ”.
+Văn học: Thơ “Bàn tay Cô giáo”
Thöù 3: HĐ Âm nhạc
*NDTT:Dạy hát: “Lời Cô”
*NDKH: +Nghe hát: Bông hồng tặng Cô.
+ Trò chơi: Nghe hát tìm đồ vật
Thöù 4: HĐ LQVT
*NDTT: Ôn nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6

*NDKH: Tạo hình: Tô màu tranh tặng Cô giáo
Thöù 5: HĐ Vận động
*NDTT: - Ném xa bằng 2 tay
- Chạy nhanh 15m
*NDKH: Thơ “ Bàn tay cô giáo”
Thöù 6 : HĐ VĂN HỌC
*NDTT:Kể chuyện theo tranh “ Cô giáo em
*NDKH:Âm nhạc: Cô giáo miền xuôi.
Tuần 4: Nghề truyền thống ở địa phương .Từ ngaøy Töø ngaøy 25/11/2013  30/11/2013
Thöù 2 HĐKPXH
*NDTT:Trò chuyện tìm hiểu về nghề đánh bắt cá
*NDKH: Âm nhạc: Em yêu biển
Lồng ghép bảo vệ môi trường biển đảo
Thöù 3: HĐ Vận động
*NDTT: - Trườn sấp, kết hợp trèo qua ghế thể dục
*NDKH: Thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
Thöù 4: HĐ LQVT
*NDTT: Chia 6 đối tượng thành 2 phần, luyện tập thêm bớt trong phạm vi 6
*NDKH: Âm nhạc : Thích thật, thích ghê
Thöù 5: HĐ Âm nhạc
*NDTT: Âm nhạc tổng hợp
* NDKH: Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ
Thöù 6 : HĐ VĂN HỌC
*NDTT:Kể chuyện : Chiếc áo của thỏ bông(KCST)
*NDKH:Tạo hình: Trang trí váy áo
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian: 05 tuần( từ ngày 31/10/2011 đến ngày 2/12/2011)
1/ Phát triển thể chất:
- Rèn luyện kỹ năng chạy , ném, trườn, trèo, lăn bóng trong các vận động.

- Giữ gìn sức khoẻ trong lao động giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, tạo điều kiện phát
triển ở trẻ sự cứng rắn của cơ bắp.
- Làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận biết và tránh một số nơi lao động và một số dụng cụ lao động nguy hiểm.
2/Phát triển nhận thức
- Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau nhưng đều có lợi ích phục vụ cho đời sống con người.
- Nhận biết, phân biệt những công việc chính, công cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến và gần
gủi như: Giáo viên, nông dân, bác sĩ, bộ đội và một số nghề quen thuộc ở địa phương
- Nhận biết khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác, khối cầu, khối trụ. Biết đếm, tách gộp, thêm
bớt đồ dùng, chia thành 2 phần sản phẩm trong phạm vi 7
3/Phát triển ngôn ngữ
- Biết kể về công việc bố mẹ đang làm, một số nghề quen thuộc phổ biến trong xã hội và ở địa
phương.
- Nhận dạng một số chữ cái trong từ chỉ nghề, dụng cụ và sản phẩm của nghề.
- Đọc diễn cảm một số bài thơ trong chủ đề.
4/Phát triển tình cảm- xã hội
- Biết giữ gìn, tôn trọng và bảo vệ thành quả của người lao động.
- Biết yêu mến người lao động.
- Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm sản phẩm của người lao động.
- Chơi đóng vai thể hiện cử chỉ thái độ trong giao tiếp.
5/ Phát triển thẩm mĩ
- Biết thể hiện cảm xúc của mình đối với các nghề.
- Biết phối hợp các đường nét màu sắc, hình dạng qua vẽ, cắt dán tạo ra sản phẩm.
- Hát và vận động theo nhạc một số bài hát trong chủ đề.
NGHỀ SẢN XUẤT
NGHỀ CỦA BỐ MẸ
MẠNG NỘI
DUNG
NGHỀ CHĂM SÓC

SỨC KHOẺ
NGHỀ PHỔ BIẾN
QUEN THUỘC
NGHỀ BỘ ĐỘI
- Trẻ biết tên gọi bác sĩ, y

- Công việc của bác sĩ, y tá
khám chữa bệnh cho mọi
người.
- Trang phục màu xanh
màu trắng
- Một số đồ dùng như: ống
nghe, kim tiêm, cặp nhiệt
độ, thuốc…
- Trẻ biết 1 số nghề phổ
biến ở địa phương nơi
bé sinh ra và lớn lên
- Trẻ biết công việc cụ
thể của từng nghề
- Biết được mối quan hệ
các nghề trong xã hội
- Trẻ biết bộ đội làm
nghề chiến đáu bảo vệ
hòa bình cho đất nước,
cho nhân dân.
- Trang phục màu xanh
lá cây, hoặc màu trắng.
- Biết vũ khí của chú bộ
đội là súng, xe tăng
- Trẻ biết các nghề sản

xuất như: Nghề công
nhân, nông dân, thợ may,
thợ mộc
- Biết dụng cụ, trang phục
của từng nghề và sản
phẩm của từng nghề
- Biết yêu quý nghề và sử
dụng tiết kiệm sản phẩm
của người lao động làm ra
- Trẻ biết được công việc của
bố, mẹ
- Trẻ biết được công việc cụ
thể của từng người
- Biết được sản phẩm, dụng
cụ, trang phục của từng nghề
- Biết mơ ước lớn lên làm
nghề mà mình thích
- Tôn trọng nghề của bố mẹ
MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
PT: TC- XH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
- Trò chuyện về nghề công nhân
- Trò chuyện về nghề nhà giáo việc nam
- Đồ dùng sản phẩm của nghề nông
- Trò chuyện về nghề y
- Trò chuyện về các chú bộ đội

LÀM QUEN VỚI TOÁN
- nhận biết khối vuông, khối chữ nhật, khối
tam giác
- Đếm đến 7 nhận biết nhóm có 7 đói
tượng, nhận biết chữ số 7
- Chia 7 đối tượng thành 2 phần, luyện tập
thêm bớt trong phạm vi 7
- Nhận biết khối cầu, khối trụ
* Thơ:
- Chiếc cầu mới
- Bó hoa tặng cô
- Hạt gạo làng ta
- Chú bộ đội hành quân trong
mưa
* Truyện : Hai anh em
* Chữ cái:
- Tập tô: e –ê, u-ư
- Làm quen: u, ư
- Trò chơi với: e- ê, u- ư
PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG
- Trườn sấp trèo qua ghế
- Ném xa bằng 1 tay chạy
xa 10m
- Chuyền bóng sang 2
bên
- Đập bóng xuống sàn và
bắt bóng
- Lăn bóng bằng 2 tay và
di chuyển theo bóng

- Biết giữ gìn, tôn
trọnh và bảo vệ thành
quả của người lao
động
- Biết yêu mến người
lao động
- Biết ích lợi của nghề
đối với xã hội
- Biết giữ gìn và sử
dụng tiết kiệm sản
phẩm của người lao
động
Âm nhạc;
- Hát:
- Cháu yêu cô chú công nhân
- cô giáo miền xuôi
- Bác đưa thu vui tính
- Lớn lên cháu lái máy bay
- Biểu diễn văn nghệ
Nghe hát:
- gửi anh một khúc dân ca
- Đi học
- Anh phi công ơi
- Ngày mùa
LẬP KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐIỂM: NGHỀ NGHIỆP LỚP: LÁ 5 Tuần 1
HOẠT
ĐỘNG
Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
- Đón trẻ

- Thể dục
sáng
Đón trẻ_ Chơi tự do_Thể dục sáng
Hoạt
động học
PTTC
-Trườn sấp
trèo qua ghế thể
dục
PTTM
- Vẽ trang
trí hình
vuông
PTNT
- Nhận biết
khối vuông,
khối chữ
nhật, khối
tam giác
PTNT
- Trò
chuyện về
nghề công
nhân.
PTTM
- BH: Cháu yêu
cô chú công
nhân
Nghe: Gửi anh
một khúc dân

ca.
- TCAN: Ai
nhanh nhất
Hoạt
động ngoài
trời
Quan sát
- TCHT: Cái gì
biến mất, Xem
tranh gọi tên
dụng cụ các
nghề
- TCVĐ: Chạy
nhanh lấy đúng
tranh.
- TCDG: Lò cò
- Quan sát
tranh 1 số
nghề trò
chuyện
- TCV Đ:
Mèo đuổi
chuột
- TCVĐ:
Chạy nhanh
lấy đúng
tranh.
- TCHT:
Cái gì biến
mất, Xem

tranh gọi
tên dụng cụ
các nghề
- Quan sát
tranh 1 số
nghề trò
chuyện
- TCDG: Lò

- TCVĐ:
Chạy nhanh
lấy đúng
tranh.
- TCHT: Cái gì
biến mất, Xem
tranh gọi tên
dụng cụ các
nghề
- TCVĐ: Chạy
nhanh lấy đúng
tranh.
Hoạt
động góc
PV: “ Bán hàng”
NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
Hoạt
động chiều

- Luyện thơ “
Chiếc cầu mới”
- Chơi tự do
PTNN
- Thơ Chiếc
cầu mới
- Làm quen
bài hát cháu
yêu cô chú
công nhân
PTNN
- Tập tô chữ
e ê
- Chơi tự do
- Tuyên dương
bé ngoan
vệ sinh-trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Tuần 1:Thời gian từ ngày 31/10 đến ngày 04/11
THỂ DỤC SÁNG
I: Mục tiêu
- Trẻ biết tập thể dục biết cơ thể khỏe mạnh.
- Trẻ tập nhịp nhàng từng động tác.
II: Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, cô tập chuẩn các động tác.
III: Tiến trình hoạt động
1. Khởi động: kết hợp với nhạc bài “ Em đi qua ngã tư dường phố”
- Cô vỗ tróng lắc hướng dẫn trẻ đi vòng tròn kết hợp các tư thế đi thường, kiễng chân, chạy nhanh,
chạm dần.
2. Trọng động:

* Hô hấp: thổi bóng
TTCB: đứng thẳng, khép chân tay để dọc thân
TH: đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang ( tưởng tượng bóng to
dần). Động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng to.
* Tay: tay đưa ngang ra phía trước
TTCB: đứng thẳng,khép chân,tay để dọc thân.
Nhịp 1: Bước chân trái sang trái 1 bước rộng bằng vai, tay đưa sang ngang( lòng bàn ray ngửa)
Nhịp 2: 2 tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp.
Nhịp 3: như nhịp 1.
Nhịp 4: về TTCB.
Nhịp 5,6,7,8: đổi chân.
* Bụng: đứng quay người sang bên
TTCB: đứng thẳng tay chống hông.
Nhịp 1: nhip 1 bước chân trái sang trái 1 bước, tay chống hông.
Nhịp 2: quay sang trái 90
0
.
Nhịp 3: như nhịp 1.
Nhịp 4: về TTCB
Nhịp: 5,6,7,8 tương tự.
* Bật: bật tách khép chân
TTCB: đúng khép chân tay thả xuôi
Nhịp 1: bật tách chân sang hai bên ( chân rộng bằng vai), đưa tay ngang lòng bàn tay sấp.
Nhịp 2: bật khép chân tay thả xuôi
Nhịp 3,4,5,6,7,8 thực hiện như nhip 1,2.
3. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng. Điểm danh theo tổ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động quan sát có chủ đích:
Quan sát một số nghề trò chuyện
- VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột

- HT: Cái gì biến mất, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
I: Mục tiêu
II: Chuẩn bị:
- Sân sạch an toàn cho trẻ. Đồ dùng của một số nghề. Tranh một số dụng cụ một số nghề.
III:Tổ chức hoạt động
1/ Trò chuyện đàm thoại về một số nghề.
- Cô và trẻ đứng thành vòng tròn hát bài “ Cháu yêu cô cháu công nhân”
- Trong bài hát nhắc đến ai?
- Ngoài công nhân các bạn còn biết những nghề nào nữa?
- Để tạo ra sản phẩm người làm nên chúng rất vất vả cho nên khi mua một món đồ về nhà các bạn
phải biết quý trọng nó nha.
2/ Trò chơi học tập Cái gì biến mất
- Cách chơi: Trên bàn cô để 1 số đồ dùng của một số nghề, cho trẻ gọi tên từng món đồ dùng, cô
sẽ cho các bạn nhắm mắt, khi có hiệu lệnh của cô các bạn mới được mở mắt, khi mở mắt các bạn
nhìn xem vật nào đã biến mắt.
- Luật chơi: khi cô có hiệu lệnh mở mắt thì các bạn mới được mở mắt.
3/ Trò chơi vận động: Chạy nhanh lấy đúng tranh
- Cô giới thiệu trò chơi và nói cách chơi: Cô để nhiều tranh trên bàn, lớp mình sẽ được chia làm 2
đội. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải lấy tranh có đồ dùng của nghề mà cô yêu cầu các bạn lấy.
- Luật chơi: 2 đội đứng thành 2 hàng bạn đầu hàng chạy lên và khi nào chạy về thì bạn kế tiếp
mới được chạy lên chọn tranh, mỗi lần lấy chỉ được 1 tranh.
3/ Chơi tự do.
* Chuyển tiếp: hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc

I: Mục tiêu
- Trẻ thể hiện được vai chơi.
- Trẻ thỏa thuận trong khi chơi.
- Trẻ biết dùng khối gỗ trường mầm non.
- Giáo dục trẻ hòa thuận khi chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
II:Chuẩn bị
- Đồ chơi các góc.
- Địa điểm: lớp Lá 5.
- Thời gian: 10h
III: Tổ chức hoạt động
1/Ổn định:
- Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
2/Giới thiệu các góc chơi:
- Trong lớp cô có các góc chơi:
PV: “Bán hàng”.
NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường mầm non
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
3/Thỏa thuận trước khi chơi:
- Góc xây dựng: Cô có góc xây dựng hôm nay các bạn sẽ xây trường mầm non. xây trường mầm
non thì mình phải xây những gì? Trong trường có những gì? Có gì nữa?
- Góc nghệ thuật: Ở đây cô có tranh của chú bộ đội, áo của chú bộ đội tô màu gì? Chú bộ đội có
gì đây? Các bạn tô màu gì?
- Góc phân vai:Ở đây cô góc bán hàng. Người bán phải như thế nào? Khi mua mình phải nói gì?
Khi người khác mua mình phải giới thiệu sản phẩm, phải biết cám ơn.
- Góc âm nhạc: trên sân khấu các ca sĩ của chúng ta sẽ hát các bài hát có những ngành nghề khác
nhau.
4/ Quá trình chơi:
- Cô quan sát nhập vào 1 vai nào đó cùng chơi với trẻ tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi.

Hướng dẫn trẻ thực hiện đúng vai chơi?
- Khen động viên trẻ khi có những hành vi tốt thể hiện vai chơi giống thật.
5/Kết thúc:
- Hết giờ chơi cô cho trẻ ngồi xung quanh gợi ý cho trẻ nhận xét rút kinh nghiệm, cô nhận xét cho
trẻ.
-Nhận xét tuyên dương lớp học. trẻ dọn đồ chơi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG NGÀY
Thứ 2 ngày 31 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Công việc của từng người trong gia đình.
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển thể chất
Đề tài: Trườn sấp trèo qua ghế thể dục
I: Mục tiêu
- Rèn luyện kỹ năng trèo lên xuống ghế thành thạo
- Phát triển thể lực, vận động của tay. Sự phối hợp giữa tay và chân nhịp nhàng.
- Rèn luyện tố chất nhanh nhẹn khéo léo.
- Biết vâng lời cô hứng thú với giờ học.
II: Chuẩn bị
- Cô: bài tập thể dục, tranh chú bộ đội
- Trẻ: 2 cái ghế, chổ tập sạch sẽ.
- Địa điểm: lá 5
- Thời gian: 8h

III: Tổ chức hoạt động
STT Cấu trúc Hoạt dộng của cô và trẻ
1
2
* Quan sát tranh
chú bộ đội
Hoạt động 1: khởi
động.
Hoạt động 2: trọng
động.
- Các bạn có biết đây là ai không?
- Nhiệm vụ của chú là gì?
- Muốn bảo vệ đất nước thì chú bộ đội phải như thế nào?
- Các bạn đã từng thấy chú bộ đội tập thể lực chưa nè.
- Vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn đóng vai làm các chú bộ đội.
Nhưng trước hết các bạn phải thật khỏe mạnh, muốn khỏe mạnh thì
ta phải làm gì?
- Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót
bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh” có thể cho trẻ kết
hợp vừa đi vừa hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
* Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai: “ 2 tay gập trên vai” 2l/8n
- Động tác bụng: lườn “ quay người sang 2 bên” 2l/8n
- Động tác chân: “Ngồi xổm đứng lên liên tục 2l/8n
- Động tác bật: “bật tách khép chân” 2l/8n.
* Vận động cơ bản:
Trườn sấp trèo qua ghế thể dục
- Các chú bộ đội của chúng ta hôm nay sẽ trườn sấp trèo qua ghế thể
dục.Trẻ nhắc lại tên vận động. Để thực hiện tốt các bạn chú ý quan
sát.

- Lần 1 không giải thích
3 Hoạt động 3: hồi
tĩnh.
- Lần 2: giải thích
- các bạn nằm sát xuống ngực chạm đất, tay này chân kia trườn đến
ghế thể dục thì đứng dậy, hai tay ôm ghế ( ngực sát ghế) lần lượt
đưa từng chân qua ghế xong rồi đi về cuối hàng.
- Lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
- Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
- Mời thi đua.
* Trò chơi vận động “ Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: cô có 5 chiếc ghế, cô sẽ mời 6 bạn lên đi vòng xung
quang ghế, lớp sẽ hát 1 bài hát làm tín hiệu, khi có hiệu lệnh của cô
thì 6 bạn sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, bạn nào không dành được
ghế sẽ bị loại, các bạn còn lại sẽ chơi tiếp đén khi nào chỉ còn 1 bạn,
bạn đó sẽ là người thắng cuộc.
- Luật chơi: không được xô đẩy bạn.
- Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng.
* Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch cho chúng ta
tập thể dục và giữ cho môi trường trong sạch chúng ta hít thở không
khí trong lành để cơ thể được khoẻ mạnh.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCHT: Cái gì biến mất, Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
- TCDG: Lò cò
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây

AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Luyện thơ “ Chiếc cầu mới”
- Chơi tự do
Thứ 3 ngày 1 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Công việc của từng người trong gia đình.
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ Trang trí hình vuông
I: Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng tạo bố cục cho hình vuông
- Phát triển tư duy sáng tạo trang trí hình vuông
- Rèn kỹ năng chọn màu, di màu.
- Trẻ húng thú tham gia hoạt động
II: Chuẩn bị
- cô: Tranh mẫu
- Trẻ: Vở tạo hình, bút màu, chỗ ngồi
- Địa điểm: lớp lá 5
- Thời gian: 8h
III: Tổ chức hoạt động
ST
T

Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
Hoạt dộng 1:ổn định
đàm thoại
Hoạt động 2: quan
sát tranh
Hoạt động 3: cô làm
mẫu
Hoạt dộng 1:ổn định đàm thoại
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn hát bài hát gì
- Bài hát nhác đến ai?
- Nhắc đến nghề nào?
- Chú công nhân xây những gì?
- Hôm nay có chú công nhân ghé thăm lớp mình, chú công
nhân muốn các bạn giúp chú trang trí những viên gạch đẻ lót
xuống nền nhà, vậy hôm nay lớp mình cùng nhau trang trí để
tạo ra những viên gạch thật đẹp để tặng cho chú công nhân. Các
bạn có đồng ý không?
- Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau trang trí hình vuông. Trẻ
nhắc lại đề tài.
Hoạt động 2: quan sát tranh
- Các bạn nhìn xem cô có gì đây?
- Đây là mẫu thiết kế 1 vài viên gạch các bạn có thể tham khảo
để trang trí cho viên gạch của mình.
- Các bạn thấy những gì về viên gạch của cô? ( trẻ kể tùy vào
khả năng nhận biết)
- Nếu là các bạn các bạn muốn trang trí hình vuông này như thế

nào?
- Các bạn có thể dùng hai màu khác nhau trang trí xen kẻ, vẽ
hình xen kẽ để cho hình vuông của chúng ta đẹp hơn.
Hoạt động 3: cô làm mẫu
- Cỗ vẽ mẫu:
4
5
Hoạt động 3: Trẻ
thực hành
Hoạt động 4: Trưng
bày sản phẩm
+ Lần 1: các bạn vẽ theo đường viền bên trong của hình vuông,
cứ một chấm tròn rồi đến 1 nét gạch ngang, các bạn cứ vẽ cho
đến hết hình vuông.
+ Lần 2: Vừa làm mẫu vừa cho trẻ nhắc lại.
+ Lần 3: Mời 1 trẻ lên làm mẫu rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Trẻ thực hành
- Cô hỏi lai cách cầm bút tư thế ngồi.
- Quan sát bao quát trẻ. Động viên trẻ, gợi ý trẻ sáng tạo.
Hoạt động 5: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét
- Cô nhận xét rút kinh nghiệm.
- Tuyên dương trẻ vẻ đẹp.
- Hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCHT: Cái gì biến mất, Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
- TCDG: Lò cò
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”

NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ chiếc cầu mới
I: Mục tiêu
- Trẻ thuộc lòng bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “ Chiếc cầu mới”.
- Cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ đọc mạch lác, rõ ràng. Phát triển khả năng chú ý tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ lòng biết ơn cô chú công nhân.
II: Chuẩn bị
- Cô: bài thơ, tranh chiếc cầu mới
- Trẻ: chổ ngồi
- Địa điểm: lá 5
- Thời gian: 14h
III: Tổ chức hoạt động
ST
T
Cấu trúc Hoạt động cuả cô và trẻ
1 Hoạt động 1: ổn định -
giới thiệu.
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các bạn vừa hát bài gì?
- Bài hát nhắc đến ai?
- cô chú công nhân làm nghề nào?
2
3

4
5
Hoạt động 2: cô đọc thơ
diễn cảm.
Hoạt động 3: đàm thoại -
giảng từ.
Hoạt động 4: dạy trẻ đọc
thơ.
Hoạt dộng 5: Kết thúc
- Cô chú công nhân xây dựng những gì?
- Nguyên vật liệu để xây dựng là gì?
- Xây dựng nên một công trình có lâu không?
- Ở đây cô cũng có một bài thơ nói về các cô chú công nhân
đã xây dựng nên nó và mọi người điều biết ơn các cô chú
công nhân đó là bài thơ chiếc cầu mới.
- Trẻ nhắc lại tên bài thơ.
- Cô đọc 2 lần.
+ Lần 1: đọc diễn cảm.
+ Lần 2: kết hợp tranh.
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Chiếc cầu mới dược xây dựng ở đâu?
- Trích dẫn 2 câu thơ đầu “ Trên dòng sông trắng
cầu mới dựng lên”
- Chiếc cầu được xây dựng để làm gì?
- Trích 2 câu thơ tiếp “ nhân dân đi bên
tàu xe chạy giữa”
- Nhờ có chiếc cầu mới bắc qua sông mà người và xe cộ
qua lại rất thuận tiện. Mọi người ai cũng hài lòng và vui vẻ
về chiếc cầu mới.
- Khi qua cầu công nhân đã nói gì về công nhân xây dựng.

- Trích 5 câu thơ tiếp theo “ Tu tu xe lửa
xây dựng”
- Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo cô cho tới hết bài.
- Mời nhóm, tổ cá nhân đọc diễn cảm.
* Giáo dục: Nhờ có các cô chú công nhân xây những chiếc
cầu cho mọi người đi lại dễ dàng qua các dòng xong. Nên ai
cũng yêu mến và biết ơn các cô chú công nhân xây dựng.
- Kết thúc tuyên dương.
* Trả trẻ - dọn vệ sinh
Thứ 4 ngày 2 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Công việc của từng người trong gia đình.
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức
Đề tài: nhận biết khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác
I: Mục tiêu
- Trẻ nhận biết khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác.
- Trẻ nhận biết một số vật có hình khối cầu khối tam giác
- Giáo dục trẻ biết quý trọng các sản phẩm lao động
II: Chuẩn bị
- Cô: khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác
- Trẻ: chổ ngồi
- Địa điểm: lá 5

- Thời gian: 8h
III: Tổ chức hoạt động
STT Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1
2
Hoạt động 1: ổn
định tổ chức gây
hứng thú
Hoạt động 2: quan
sát
- Đọc thơ “ Chiếc cầu mới”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nhắc đến ai?
- Ngoài xây cầu ra các chú công nhân còn xây gì nữa?
- Các chú dùng gì để xây nhà?
- Ở đây cô có gì đây?
- Những viên gạch này này làm gì để xây nên thành ngôi nhà?
- Phải xếp chồng lên nhau những viên gạch này sẽ thành những ngôi
nhà. Vậy viên gạch này có dạng hình gi đây? Cô cháu mình cùng
nhau tìm hiểu nha.
* Khối chữ nhật:
- Đây là những viên gạch, các bạn xem các mặt của nó hình gì?
- Tại sao các bạn biết đó là hình chữ nhật?
- Viên gạch này bao gồm nhiều mặt, các mặt điều là mặt phẳng hình
chữ nhật nên có thể xếp chồng lên nhau. Vậy có lăn được không?
- Mời trẻ lên lăn thử.
- Tại sao không lăn được.
- Vậy khối chữ nhật có lăn được không?
- Các bạn nhìn xem trong lớp mình có vật gì là khối chữ nhật?
- Ở đây cô có một khối nữa cũng không thể lăn được mà có thể xếp

chồng. Đó là khối vuông.
* Khối vuông
- Các bạn nhìn xem các mặt của nó có hình gì?
- Bởi các mặt của nó điều là hình vuông cho nên nó được gọi là khối
vuông.
- Khối vuông lăn không được nhưng có thể xếp chồng lên nhau.
3
4
Hoạt động 3: trò
chơi
Hoạt dộng 4: kết
thúc
- Nhìn xung quanh lớp xem có khối nào là khối vuông?
- Khối vuông và khối chữ nhật có gì giống nhau và khác nhau?
* Khối tam giác
- Ngoài khối vuông và khối chữ nhật cô còn có một khối nhìn rất
khác đó là khối tam giác.
- Cô đố các bạn tại sao gọi là khối tam giác?
- Có lăn được không?
- Có xếp chồng lên nhau được không?
- Các bạn xem khi cô để 1 khối tam giác lên một khối vuông nhìn
giống gì?
Trò chơi: Chiếc túi kỳ lạ
- Cách chơi: Cô có một chiếc túi rất xinh, trong dó cô có những món
đồ, các bạn hãy cho tay vào sờ và cảm nhận xem đó là gì? Hình
dạng?
- Luật chơi: không được nhìn vào túi.
- Giáo dục: các cô chú công nhân xây dựng nên 1 ngôi nhà rất vất
vả và phải trải qua 1 thời gain dài cho nên các bạn phải biết quý
trọng công trình của các chú đó. Các bạn phải biết giữ gìn vệ sinh

môi trường thêm sạch đẹp.
- Kết thúc tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
- TCHT: Cái gì biến mất, Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề
HOẠT DỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen bài hát cháu yêu cô chú công nhân
Thứ 5 ngày 3 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng. Công việc của từng người trong gia đình.
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật
- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về nghề công nhân
I: Mục tiêu
- Biết một số công việc cụ thể của cô chú công nhân.
- Biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân xây dựng.
- Biết giữ gìn trường lớp nơi công cộng sạch đẹp

- Trẻ biết tên gọi, tính chất, đặc điểm của 1 số dụng cụ phục vụ cho nghề như: xi măng, bai, gạch,
xẻng…
II: Chuẩn bị
- Cô: xi măng, gạch, cát, tranh chú công nhân xây dựng
- Trẻ: chổ ngồi
- Địa điểm: lớp lá 5
- Thời gian: 8h
III: Tổ chức hoạt động
STT Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1
2
Hoạt động 1: Ổn
định giới thiệu
Hoạt động 2:
Quan sát
- Trẻ đọc thơ “ Chiếc cầu mơi”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ vừa nhắc ai?
- Các chú công nhân làm gì?
- À để biết rõ hơn công việc của các chú công nhân cô cháu ta
cùng nhau tìm hiểu về công việc của cô chú công nhân nha.
* Xem băng hình về công việc của chú công nhân
- Các bạn thấy ai đây không?
- Chú công nhân đang làm gì?
- Đây là gì?
- Đây là những nguyên vật liệu dùng để xây nên ngôi nhà.
- Giới thiệu với trẻ một số nguyên vật liệu dùng để xây nhà.
- Xi măng trộn với cát và nước sẽ thành hồ, để gắn những viên
gạch lại với nhau vì những viên gạch chỉ xếp chồng lên nhau
không thì không đủ vững chắc.

- Để cần dụng cụ gì các bạn biết không?
- Ở nhà bố mẹ các bạn làm gì?
- Bố mẹ bạn nào làm thợ hồ?
- Ở nhà chắc các bạn đã từng thấy những dụng cụ ba mẹ mình
cần để làm rồi đúng không, vậy bạn nào kể cho cô nghe đi?
* Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của vật liệu xây dựng
- Gạch: Các bạn nhìn xem viên gạch này có hình gì?
- Bây giờ cô sẽ dặt viên gạch này xuống và để chồng viên gạch
khác lên, để dính được với nhau cần có gì đây?
- Các bạn nhìn thử xem cô trộn hồ nha.
- Có dùng tay trộn được không? Phải dùng cái gì?
3 Hoạt động 3: trò
chơi củng cố
- Cô sẽ cho xi măng trộn với cát sau đó cho nước vào ( vừa nói
cô vừa thực hiện).
- Cô cho 1 số trẻ dùng bay xem thử.
- Giáo dục: Các bạn phải biết yêu quý kính trọng các cô chú công
nhân vì cô chú đã xây dựng nên những ngôi nhà, cầu, đường
phục vụ cho chúng ta. Chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh môi
trường sạch đẹp để góp phần làm đẹp cho đất nước.
- Ngoài làm công nhân ra các bạn còn biết những nghề nào nữa
không?
- Khi lớn lên các bạn muốn mình làm nghề gì?
* Trò chơi “ Ai chọn đúng"
- Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, bạn đầu sẽ chạy lên rỗ
đựng tranh lô tô cuả nhóm mình chọn 1 tranh lô tô rồi chạy lên
đặt lên bàncủa đội mình. Sau đó chạy về đứng cuối hàng để bạn
tiếp theo lên chơi tiếp. Cứ như vậy cho đến hết thời gian.
- Luật chơi: đội nào chọn được nhiều và đúng tranh lô tô về dụng
cụ nguyên vật liệu xây dựng thì đội đó sẽ thắng.

* Nhận xét kết thúc- Tuyên dương
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát tranh 1 số nghề trò chuyện
- TCDG: Lò cò
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV: “ Bán hàng”
NT: Tô tranh chú bộ đội
XD: Xây trường học
KH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây xanh, tưới cây
AN: Biểu diễn bài hát về âm nhạc
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Tập tô chữ e ê
I: Mục tiêu
- Trẻ nhận biết chữ cái e ê qua trò chơi, biết tô theo đường chấm của chữ cái.
- Rèn kỹ năng tô cách cầm bút của trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học.
II: Chuẩn bị
- Cô: Tranh mẫu
- Trẻ: quyển tập tô, chổ ngồi
- Địa điểm: lá 5
- Thời gian: 14h
III: Tiến trình hoạt động
STT Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
Hoạt động 1:

trò chơi luyện
tập
Hoạt động 2:
hướng dẫn tập
tô chữ cái e ê.
Hoạt động 3:
Trẻ thực hiện
vở tập tô
Trò chơi 1: Tìm nhanh chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
- Trên bàn cô có đển chữ cái, nhiệm vụ của hai đội chơi là tìm nhanh
chữ cái theo hiệu lệnh của cô sau đó gắn lên bảng, đội nào tìm nhiều
hơn sẽ thắng.
- Luật chơi: mỗi lần chỉ được lấy 1 chữ cái, bạn sau chạy lên khi bạn
ở trên chạy xuống.
Trò chơi 2: gắn chữ còn thiếu trong từ.
- Cách chơi:cô sẽ mời một nhóm bạn lên chơi cô chia thành hai đội,
cô có hai bức tranh giống nhau và có từ chưa hoàn chỉnh các bạn sẽ
chọn và gắn chữ cái vào cho từ có nghĩa mỡi lần chơi chỉ chọn một
chữ .Khi có hiệu lệnh “hai,ba” thì hai bạn đứng đầu hàng chạy nhanh
lên chọn một chữ theo yêu cầu của cô gắn vào cây rồi chạy về bạn
tiếp theo chạy lên và chọn một chữ gắn vào cứ như vậy cho đến hết
thời gian qui định đội nào nhanh và đúng nhiều thì đội đó thắng cuộc .
-Luật chơi: phải chọn và gắn chữ cái còn thiều cho từ có nghĩa theo
đúng yêu cầu của cô.
* Chữ e:
- Xem tranh em bé trong tranh cô có từ anh trai các bạn nhắc lại.
- Cho trẻ lên rút chữ và phát âm.
- Sau đó cô chỉ vào tranh có chữ e chấm mờ và chữ in rỗng và cô tô
mẫu vừa tô vừa giải thích: Chữ e in rỗng cô dùng bút màu tô phần
rỗng, chữ e chấm mờ cô dặt bút ngay dòng kẻ dưới hắt nhẹ xiên qua

phải vòng lên qua trái kéo thẳng xuống rồi hất lên ,tô trùng khít nét
chấm mờ.
-Tô chữ xong các bạn tô tranh.
-Mời trẻ lên tô thử và sửa sai.
* Chữ ê
- Xem tranh mẹ bế bé
- Trong thẻ từ dưới tranh có chữ cái nào mình đã học.
- Cho trẻ lên rút chữ và phát âm.
- Sau đó cô chỉ vào tranh có chữ ê chấm mờ và chữ in rỗng và cô tô
mẫu vừa tô vừa giải thích: Chữ ê in rỗng cô dùng bút màu tô phần
rỗng, chữ ê chấm mờ tô vòng tròn khép kín từ trái sang phải và nét
móc từ trên xuống, sau đó tô dấu mũ trên đầu, tô trùng khít nét chấm
mờ.
- Tô chữ xong các bạn tô tranh.
- Mời trẻ lên tô thử và sửa sai.
*Cháu thực hiện vở tập tô trang
- Cô hỏi lại cách ngồi bàn ,cách đồ .
- Cho cháu về chổ thực hiện .Cô bao quát và hướng dẫn .
Báo hết giờ cho cháu nghĩ tay mang sản phẩm lên trưng bài .
Cô nhận xét vở tập tô của cháu .
*Kết thúc : Đọc thơ chiếc cầu mới
* Trả trẻ - Don vệ sinh
Thứ 6 ngày 4 tháng 11 năm 2011
* Đón trẻ:
- Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng,chức năng từng bộ phận trên cơ thể.
- Quan sát trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng: ( Đã soạn đầu tuần)
- Khởi động: đi vòng tròn
- Trọng động: hô hấp- Tay- bụng- Chân- Bật

- Vung tay hít thở nhẹ nhàng
* Điểm danh – khám tay – vệ sinh
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển thảm mỹ
Dạy hát: Cháu yêu cô chú công nhân
Nghe hát: Gửi anh một khúc dân ca
TCAN: Ai nhanh nhất
I: Mục tiêu
- Trẻ thuộc bài hát, hát nhịp nhàng theo cô.
- Hiểu nội dung bài hát vận động theo cô nhịp nhàng
- Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn của trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp
- Tích hợp: văn học, toán
II: Chuẩn bị
- Cô: bài hát, máy nghe nhạc
- Trẻ: chổ ngồi
- Thời gian: 8h
- Địa điểm: lá 5
III: Tổ chức hoạt động
STT Cấu trúc Hoạt động của cô và trẻ
1
2
3
4
Hoạt động 1: Ổn
định tổ chức gây
hứng thú
Hoạt động 2: dạy
hát

Hoạt động 3:
nghe hát “ gửi
anh một khúc
dân ca”
Hoạt động 4 : trò
- Đọc Thơ “Chiếc cầu mới”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về ai?
- Chú công nhân xây gì ?
- Để làm gì ?
- Ngoài xây cầu ra chú công nhân còn xây gì nữa ?
- Xây dựng một chiếc cầu hây ngôi nhà mất nhiều tháng không ? Vất vả
không ?
- Cho nên các bạn phải như thế nào đối với các chú công nhân?
- Các bạn phải biết yêu quý kính trọng các côc hú công nhân vì cô chú
đã xây dựng nên những ngôi nhà, cầu, đường phục vụ cho chúng ta.
- Ở đây cô cũng có một bài hát nói về 1 bạn nhỏ biết ơn về chú công
nhân và biết vui múa hát để vui mừng về cô chú công nhân đó là bài “
chúng cháu yêu cô chú công nhân”. Hôm nay cô sẽ dạy các bạn hát.
Các bạn im lặng chú ý nghe cô hát.
- Cô hát lần 1:
- Hát lần 2:
- Trẻ hát từng câu theo cô.
- Mời cả lớp hát. Mời tổ, nhóm, cá nhân.
- Các bạn ơi ngoài biết ơn cô chú công nhân ra các bạn còn phải biết ơn
rất nhiều người nữa như cha mẹ đã nuôi dưỡng các bạn , cô giáo đã dạy
dỗ cho các bạn và cả nhưng chú bộ đội đang cảnh giác bảo vệ hòa bình
đất nước cho các bạn nữa .
- Vậy để cảm ơn các chú cô sẻ hát tặng cho các chú và các bạn bài hát
“gửi anh mợt khúc dân ca” các bạn chú ý và hát nha.

- Lần 1: hát diễn cảm
- Lần 2 : trẻ nghe nhạc cùng vận động nhịp nhàng
* Ai nhanh nhất

×