UBND HUYỆN TÂN PHÚ GIÁO ÁN HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG TH PHÚ AN MÔN: KỂ CHUYỆN(UDCNTT)
Bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
Người dạy :Biện Thị Thuận (Tiết 15-Tuần 15)
Ngày dạy 4/12/2013
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Rèn kĩ năng nói:
-Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của
trẻ em hoặc những con vật gần gũi với em.
- Hiểu câu chuyện trao đổi được với các bạn về tính cách của nhân vật và ý nghĩa
trong mỗi câu truyện bạn kể.
2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể và nhận xét đúng lời kể của
bạn.
II.Chuẩn bị :
GV và HS chuẩn bị những câu truyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật
gần gũi với trẻ em.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Kiểm tra kiến thức bài Búp bê của ai?
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện Búp bê của ai?
-Gv nhận xét HS kể chuyện và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
-Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ: đồ chơi của trẻ am, đồ
vật gần gũi,…
-HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên chuyện.
+Chú lính chì dũng cảm – An-đéc-xen.
+Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài
+Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên
+Em có biết những truyện nào có những nhân vật mà đồ chơi của trẻ em?
Truyện nào có nhân vật là những con vật gần gũi với trẻ em?
=>Truyện chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ
em
. Truyện người võ sĩ bọ ngựa có nhân vật là những con vật gần gũi với trẻ em.
+Truyện: Dế mèn bênh vực kể yếu/ Chú mèo đi hia/ voi nhà / Chim Sơn Ca và
bộng cúc trắng/ Con ngỗng vàng/ rùa và thỏ/ con ngựa trắng ,cóc kiện trời
-HS giới thiệu câu chuyện mình kể cho bạn nghe nói rõ nhân vật trong truyện là đồ
chơi hay con vật .
Tên câu chuyện, tên nhân vật là đồ chơi hay con vật ? Nhân vật đó có tính cách gì?
-2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu.VD:
-Tôi muốn kể cho các bạn nghe những câu chuyện về con thỏ thông minh luôn luôn
giúp đỡ mọi người, trừng trị bọn gian ác.
+Tôi xin kể câu chuyện: Chú mèo đi hia. Nhân vật chính là một “ chú mèo đi hia”
rất thông minh và trung thành với chủ.
+Tôi xin kể chuyện: “Dế mèn phiêu lưu kí”. Của nhà văn Tô Hoài
Hoạt động 3: thực hành kể chuyện,trao đổi ý nhĩa câu chuyện
Học sinh thảo luận theo bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về tính cách của từng
nhân vật, ý nghĩa chuyện
- GV đi giúp đỡ những em găp khó khăn.
Gợi ý:
+Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm.
+Kể câu truyện phải có đầu, có kết thúc, kết chuyện theo lối mở rộng.
+Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa chuyện.
-Tổ chức cho HS thi kể.
-5 đến 7 HS kể - HS kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ
chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với em.
-HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa chuyện.
-Gọi HS nhận xét bạn kể.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố, dặn dò
-Qua nội dung những câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì?Chúng ta phải yếu
quý và giữ gìn đồ chơi.
- Giáo dục ý thức cho HS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-