PHÒNG GD & ĐT BA TƠ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2013 - 2014
TRƯỜNG THCS BA NGẠC Môn : Vật lí – Khối: 6
I.Phạm vi kiến thức:
Từ tiết 1 đến tiết 17 theo PPCT (trừ 1 tiết kiểm tra định kì)
Nội dung kiến thức:
Chương 1: Cơ học
Mục tiêu:
1. Về kiến thức: thể hiện trong ma trận đề.
2. Về kĩ năng: thể hiện trong ma trận đề.
3. Về thái độ:
- Vận dụng vào cuộc sống;
- Yêu thích môn học.
II.Phương án kiểm tra:
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
40% TNKQ
60% TNTL
III.Trọng số nội dung kiểm tra theo PPCT:
Nội dung Tổng
số tiết
Lí
thuyết
Tỉ lệ thực dạy Trọng số bài
kiểm tra
LT VD LT VD
Ch.1
Cơ học
16 14 9,8 6,2 60% 40%
IV.Tính số câu hỏi:
Cấp độ Nội dung
(chủ đề)
Trọng
số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm
Số
Tổng số TNKQ TNTL
Cấp độ 1,2
(Lí thuyết)
Ch.1
Cơ học
60% 7 5 2 5,5
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Ch.1
Cơ học
40% 5 3 2 4,5
Tổng 100% 12 8 4 10
V. Ma trận đề kiểm tra:
Chủ
đề
Mức độ nhận thức Tổng
cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL
Ch.1
Cơ
học
1.Nhận biết được
các đại lượng vật lí,
các đơn vị và dụng
cụ đo;
2.Trình bày được
những sự biến đổi
chuyển động khi có
lực tác dụng.
3.Hiểu được thế nào
là lực đàn hồi;
4.Phân biệt được
dụng cụ nào trong
thực tế là đòn bẩy;
5.Minh hoạ được
cách đo độ dài trong
trường hợp cụ thể.
6.Áp dụng được công
thức P=10.m
7.Phân biệt được các loại
lực trong thực tế;
8. Biết cách xác định thể
tích vật rắn không thấm
nước;
9.Vận dụng được công
thức
V
m
D =
;
10.Trong trường hợp
dùng sức không được,
thì biết dùng mặt phẳng
nghiêng để đưa vật lên
cao.
Số
câu
hỏi
3
C1.1
1
C2.9
2
C3.2
C4.3
1
C5.10
3
C6.6
C7.7
C8.8
2
C9,10.9
C6,10.10
12
Số
điểm
1,5 1,5 1 1,5 1,5 1,5 3
Tổng
số câu
hỏi
4 3 5 12
Tổng
số
điểm
3 2,5 4,5 10
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013- 2014
HUYỆN BA TƠ Môn: Vật lí – Khối: 6
*** Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề)
Trường:THCS Ba Ngạc Ngày kiểm tra: …………….
Họ và tên: ………………………………… Lớp: 6 Buổi:………
SBD …………
Điểm Lời phê của giáo viên Người chấm bài
Hồ Tấn Viên
Người coi KT
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Học sinh làm bài ngay trên tờ giấy này
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (Em hãy điền thông tin cần thiết vào bảng sau ) (1,5 điểm)
Đại lượng vật lí Dụng cụ đo Đơn vị đo
Độ dài
Cân
Niutơn (N)
Trong các câu dưới đây, em hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất (2,5
điểm):
Câu 2: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là đòn bẩy?
A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện
C. Kéo cắt giấy D. Cái rựa
Câu 3: Lực nào dưới đây, theo em là lực đàn hồi:
A. Trọng lực của một quả nặng B.Lực hút giữa 2 nam châm
C. Lực đẩy giữa 2 nam châm D. Lực đẩy của lò xo trong viết bi
Câu 4: Một quả nặng có khối lượng 1 kg. Trọng lượng của quả nặng là bao nhiêu?
A. 0,1N B. 1N
C.10N D.100N
Câu 5: Gió đã thổi cho diều của An bay lên cao. Gió đã tác dụng lên diều 1 lực
nào trong các lực sau:
A. Lực hút B. Lực đẩy
C. Lực kéo D. Lực ép
Câu 6: Hùng dùng 1 bình chia độ chứa 60cm
3
nước để đo thể tích của 1 hòn đa.
Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 85cm
3
. Vậy, thể
tích hòn đá là bao nhiêu?
A. 20 cm
3
B. 145cm
3
C. 25cm
3
D. 35cm
3
ĐỀ CHÍNH THỨC
II.Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm)
Em hãy nêu những sự biến đổi chuyển động của vật khi vật chịu tác dụng của 1
lực.
Câu 8: (1,5 điểm)
Làm thế nào để em xác định gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến
trường mà không cần dùng thước dài?
Câu 9: (1,5 điểm)
Một hộp sữa Ông thọ có khối lượng 397g; có thể tích 320cm
3
. Hãy tính khối
lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m
3
.
Câu 10: (2 điểm)
Hưng chỉ có thể tác dụng 1 lực tối đa là 350N. Hỏi Hưng có thể đưa 1 bao gạo có
thể tích 0,04m
3
lên xe tải được không? Nếu được thì bằng cách nào?
Biết D
gạo
= 1200 kg/m
3
.
BÀI LÀM:
PHÒNG GD & ĐT BA TƠ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2013 - 2014
TRƯỜNG THCS BA NGẠC Môn : Vật lí – Khối: 6
ĐÁP ÁN:
I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm - Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Đại lượng vật lí Dụng cụ đo Đơn vị đo
Độ dài Thước m
Khối lượng Cân kg
Lực Lực kế N
Các câu có sự lựa chọn: (2,5 điểm- Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 2 3 4 5 6
Đáp án D D A B C
II.Phần tự luận:
Câu 7: (1,5 điểm)
Những sự biến đổi chuyển động:
- Vật đang chuyển động bị dừng lại;
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động;
- Vật chuyển động nhanh lên;
- Vật chuyển động chậm lại;
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng dưng chuyển động theo
hướng khác.
Câu 8: (1,5 điểm)
Cách xác định:
- Đo chiều dài 1 bước chân;
- Đếm số bước chân từ nhà tới trường ( cố gắng bước đều);
- Lấy số bước chân nhân với độ dài mỗi bước chân.
Câu 9: (1,5 điểm)
- Đổi đơn vị: 397g= 0,397kg
320cm
3
=0,00032m
3
- Khối lượng riêng của sữa trong hộp:
1240
00032,0
397,0
===
V
m
D
(kg/m
3
)
Câu 10: (1,5 điểm)
Khối lượng của bao gạo:
m = D.V = 1200.0,04 = 48(kg)
Trọng lượng của bao gạo:
P = 10m = 10. 48 = 480 (N)
Vì lực tối đa mà Hưng có thể tác dụng (bằng 350N) nhỏ hơn trọng lượng của bao
gạo (480N), nên nếu đưa trực tiếp theo phương thẳng đứng thì Hưng không thể
thực hiện được.
Hưng muốn đưa lên được thì Hưng phải dùng đến mặt phẳng nghiêng.