Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài " Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.92 KB, 67 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta có những bước
phát triển mạnh mẽ, đã làm thay đổi chất lượng cung cấp và lựa chọn các dịch
vụ y tế. Nhà nước đã có chủ trương đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch
vụ y tế. Bên cạnh hệ thống y tế của Nhà nước, khu vực khám y tế tư nhân đã
và đang tham gia cung cấp nhiều dịch vụ y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ nhân dân. Nhờ vậy người dân có thể lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu, họ
có thể đến thẳng bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí tuyến trung ương hoặc y tế tư
nhân để khám chữa bệnh, mà không cần sự giới thiệu của tuyến dưới.
Trong những năm qua, hệ thống y tế nước ta đã được kiện toàn mạng
lưới tổ chức từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo thực hiện công bằng
trong khám chữa bệnh cho đối tượng nghèo, trẻ em và nhân dân vùng sâu,
vùng xa, đã góp phần đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân về chăm sóc sức
khỏe và thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh. Tuy nhiên một vấn đề
đặt ra là phải tìm được sự thống nhất hài hòa giữa nhu cầu KCB của người
dân và khả năng cung cấp dịch vụ CSSK hiện nay. Trong khi nhiều Trạm y tế
(TYT) cơ sở phường, xã, thị trấn, Nhà nước đã đầu tư xây dựng khang trang
nhưng tình hình KCB vẫn không khả quan, tỷ lệ người dân đến KCB tại TYT
phường xã còn quá thấp. Trong khi đó tại các cơ sở y tế (CSYT) tuyến trên,
thì số người đến KCB ngày càng đông, gây quá tải.
Theo nghị định Chính phủ số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/09/2004, mô
hình tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng huyện và bệnh viện đa khoa huyện
là nơi khám chữa bệnh cơ bản phục vụ nhân dân, đồng thời hỗ trợ trực tiếp
chuyên môn tuyến cơ sở xã phường, thị trấn. Củng cố kiện toàn mạng lưới y
tế tuyến huyện, không những nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại chỗ mà
còn hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng [13].
Từ khi đổi mới cho đến nay, cùng với phát triển kinh tế – xã hội, nhiều
lĩnh vực trong y tế có sự thay đổi đáng kể. Một trong những thay đổi đó là
người dân phải chi trả chi phí dịch vụ y tế theo hai hình thức thông qua bảo
1
1


hiểm y tế, một hình thức khác là miễn phí một số đối tượng đực biệt như là.
Trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo ... Bên cạnh đó y tế tư nhân được phép hoạt
động cạnh tranh với y tế Nhà nước [11Ư, [13] và người thầy thuốc không còn
là người hoàn toàn ra quyết định nơi khám chữa bệnh cho người bệnh nữa mà
bệnh nhân có quyền quyết định
Cùng với sự thay đổi trên, rất nhiều chính sách y tế ra đời nhằm đáp
ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân. Hiện nay hệ
thống y tế cơ sở được mở rộng phạm vi bao gồm tuyến huyện xã thôn bản.
Trong đó Trạm y tế xã đóng góp vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho người dân. Nhiều chính sách y tế ban hành như. Đưa bác sỹ về
xã, cũng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường thuốc trong thiết bị...
những chính sách này đã đóng góp đáng kể trong công tác tăng cường và
củng cố tuyến y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân
trong cộng đồng tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tiếp cận dịch vụ y tế
nói chung và dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ y tế của
cộng đồng, nhưng tại 3 xã Ia Khươl, IaPhí, Hồ Phú - Chư Păh thì chưa có
công trình nào.
Cùng với nhiều thông tin từ cộng đồng, thông tin về tình hình sử dụng
dịch vụ y tế là rất cần thiết cho các nhà quản lý y tế.
Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài " Nghiên cứu tình
hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3 xã Ia Khươl,
Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai " với mục tiêu sau
1. Xác định tỷ lệ sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân
tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
của nhân dân tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hồ Phú, huyện Chưpăh.
2
2
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HỆ THỐNG Y TẾ
Hệ thống y tế là một tập hợp các yếu tố có liên quan qua lại nhau.
Chúng góp phần tăng cường sức khoẻ tại nhà, tại các cơ sở giáo dục, tại các
nơi làm việc, tại cộng đồng cũng như trong môi trường tâm lý xã hội: Gồm y
tế và các ngành liên quan [ 26 ].
Hoạt động của hệ thống y tế bao gồm tất cả các hoạt động mà mục đích
cơ bản của nó là nhằm thúc đẩy, khôi phục và duy trì sức khoẻ
Hệ thống y tế được cấu thành từ người sử dụng dịch vụ y tế, người
cung cấp dịch vụ y tế, các ngành, các tổ chức cơ quan tham gia hoặc hổ trợ
dịch vụ y tế trong đó bao gồm cả thể chế chính trị các quan điểm triết học cả
quá trình phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội [ 9 ].
Theo tổ chức y tế thế giới (năm 2001), hệ thống y tế có 4 chức năng, đó
là chức năng về tài chính, chức năng tạo ra nguồn lực, chức năng cung cấp
dịch vụ và chức năng quản ly
Mạng lưới y tế khác với hệ thống y tế ở chổ: Mạng lưới y tế là tổ chức
cấu thành của những người cung cấp dịch vụ y tế [ 9 ] .
1.2. DỊCH VỤ Y TẾ
1.2.1. Định nghĩa
Dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hoá
không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thoả mãn kịp thời
3
3
thuận tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và
con người v? chăm sóc sức khoẻ [ 7 ], [ 22 ].
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế gồm 2 yếu tố: Tiêu thụ và đầu tư, sức khoẻ là kết quả trực
tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi đồng thời người lao động có sức khoẻ sẽ đóng
góp cho sản xuất và đầu tư.

Chi phí chăm sóc sức khoẻ có thể cao hơn so với thu nhập, sức khoẻ
kém sẽ giảm khả năng kiếm sống, khi bị bệnh người bệnh thường ít tính toán
khả năng kinh tế mà dồn hết sức để chữa bệnh, thậm chí là cầm cố cả gia tài
để điều trị số khác có riền thường yêu cầu phục vụ rất cao.
Người bệnh trực tiếp tham gia sản xuất cũng như tiêu thụ dịch vụ y tế.
Quyết định dịch vụ y tế có khi không hồi phục được (thầy thuốc quyết
định chữa bệnh, còn bệnh nhân phải trả tiền, có khi phải trả tiền nhưng vẫn bi
đát).
Dịch vụ y tế không hướng tới tự do cạnh tranh.
Sự cạnh tranh và hành phải có tiêu chuẩn và cần có cả uy tín và sự tin
cậy (bệnh nhân nào cũng muốn đến nơi chữa bệnh tốt dù chi phí rất cao).
Maketing của dịch vụ y tế không phải là chữa bệnh. Mục đích của y tế là làm
sao cho dân khoẻ mạnh ít vào bệnh viện, vì vậy maketing chỉ sử dụng cho
phòng bệnh tạo ra sức khoẻ và tăng cường sức khoẻ.
Dịch vụ y tế hoạt động ở bệnh viện không phải bao giờ cũng lãi có khi
lỗ nhưng vẫn phải duy trì lợi ích của xã hội và cộng đồng.
4
4
Đo lường lợi nhuận ở bệnh viện không có tiêu chuẩn, không rõ ràng, ở
bệnh viện không khuyến khích lợi nhuận.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế
1.2.3.1. Tiếp cận
Tiếp cận y tế là khả năng mà người sử dụng các dịch vụ sức khoẻ cần
có thể được đáp ứng tại nơi cung cấp. Mục đích của dịch vụ y tế là đến với
mọi người cộng đồng, nhằm thoả mãn nhu cầu về sức khoẻ cho con người và
cộng đồng.
Tiếp cận dịch vụ y tế phục vụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố sau:
-Nhĩm khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế.
-Nhóm yếu tố kinh tế.
-Nhóm yếu tố dịch vụ y tế,

-Nhóm yếu tố về văn hoá.
1.2.3.2. Yếu tố bệnh
Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh của người
dân. Khi đau ốm nhẹ: Cảm cúm, đau bụng, nhức đầu ... thông thường mọi
người đều chung cách thức giải quyết, đó là để tự khỏi hoặc sử dụng các loại
thuốc có sẵn trong nhà hoặc tự ý mua thuốc tự chữa mà không có sự can thiệt
của thầy thuốc. Họ chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh không khỏi hoặc tiến triển
nặng hơn. Còn đối với những người có điều kiện khá hơn thì đi khắp tuyến
trên ; đối với những người nghèo thì chọn y tế địa phương.
1.2.3.3. Yếu tố giá cả
5
5
Các trường hợp bệnh nặng, cấp cứu cấp tính nghiêm trọng ảnh hưởng
đến sức khoẻ và tính mạng, thì việc lựa chọn các dịch vụ y tế không phụ
thuộc vào thu nhập. Dù nghèo khó đến mức nào họ cũng sẵn sàng bán cả tài
sản thậm chí là cả nhà cửa, chỉ mong sao người thân của họ được cứu sống.
Thế nhưng các trường hợp nhẹ và vừa thì vấn đề thu nhập và giá cả có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng đến dịch vụ y tế. Lúc này họ
đến các cơ sở y tế thuộc địa bàn họ cư trú để khám chữa bệnh, vì giá cả thấp
hơn hợp lý với thu nhậo của họ.
1.2.3.4. Yếu tố dịch vụ y tế
Thường không được đo lường bằng các biến định lượng mà bằng cách
biến định tính, thể hiện nguyện vọng ý kiến của người dân đối với cơ sở y tế.
Yếu tố dịch vụ y tế bao gồm: Trình độ chuyên môn của thầy thuốc,
trang thiết bị và vật liệu y tế.
1.2.3.5. Yếu tố đặc trưng cá nhân.
Nhiều tác giả cho thấy rõ các yếu tố liên quan gần nhất đến việc sử
dụng dịch vụ y tế yếu tố cá thể của con người như: Tuổi, giới, văn hoá, nghề
nghiệp, dân tộc ....
1.3.HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ TẠI VIỆT NAM

1.3.1. Theo tổ chức hành nhà nước
Cơ cấu tổ chức của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế được chia làm 4 cấp.
-Bệnh viện trung ương, các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện trường
Đại học trực thuộc Bộ Y Tế: Chức năng chính là thực hiện chuyên môn sâu
và kỹ thuật cao.
6
6
-Bệnh viện tuyến Tỉnh: Đây là những cơ sở khám chữa bệnh được trang
bị các phương tiện kỹ thuật tốt, tập trung hầu hết các Bác sỹ có chuyên môn
cao.
- Bệnh viện Huyện là nơi cứu chữa cơ bản phục vụ nhân dân, đồng thờ
hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã. Cũng cố tuyến này không những nâng cao chất
lượng cứu chữa cơ bản tại chỗ mà còn hổ trợ cho công tác chăm sóc sức khoẻ
ban đầu của tuyến xã, giảm bớt gánh nặng tuyến Tỉnh và Trung ương.
-Trạm y tế xã: Mức thấp nhất trong hệ thống y tế Việt Nam là đơn vị
đầu tiên tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước, có nhiệm vụ
thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu như thực hiện các chương
trình y tế quốc gia, cung cấp thuốc và điều trị thiết yếu.
1.3.2. Theo thành phần kinh tế
Dựa theo thành phần kinh tế, hệ thống cung cấp dịch vụ y tế được chia
ra là:
-Cơ sở y tế nhà nước.
-Cơ sở y tế tư nhân.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Có nhiều nghiên cứu và báo cáo về thực trạng và làm thế nào để cải
thiện hệ thống cung cấp dịch vụ y tế trên thế giới bao gồm các chính sách tài
chính, các yếu tố chất lượng, độ bao phủ dịch vụ và chi phí… Các báo cáo
này đề cập đến cả y tế nhà nước và y tế tư nhân [ 34 ], [ 35 ], [ 36 ], [ 40 ],
[41], [ 47 ].

7
7
Các nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới đều cho thấy quyết
định của người bệnh đi đâu, làm gì khi bị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào tính
sẵn có dịch vụ, chất lượng dịch vụ y tế, giá thành cũng như cấu trúc xã hội
niềm tin về sức khoẻ và các đặc trưng cá nhân của người bệnh cũng như loại
bệnh mức độ bệnh, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế và khả năng tiếp cận tới
các dịch vụ y tế của người dân [ 40 ], [ 41 ].
Nghiên cứu sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới đã được thực hiện ở
nhiều nước như Thuỵ Điển, Mỹ, Anh tư đầu thế kỷ XX.
Một ?i?u tra tại 4 làng c?a Thái Lan với 1755 trường hợp ốm được ghi
chép lại cho thấy có tới 70% tự điều trị khi ốm được khám bởi các cán bộ
chuyên môn [ 3 ].
Một tỷ lệ số người tự điều trị là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm
dụng thuốc. Đối với các nước đang phát triển, hiện tượng lạm dụng thuốc
càng xảy ra nghiêm trọng hơn, tình trạng tự mua thuốc điều trị đã trở thành
phổ biến. Một nghiên cứu 25.951 trường hợp ở Andhra Pradesh cho thấy 47%
thuốc ở các hiệu thuốc trong thành phố được bán không có chỉ định của thầy
thuốc [ 3 ].
Ở các nước đang phát triển, với nhiều lý do khác nhau, y tế tư nhân đã
được huy động tham gia cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt gánh nặng của y tế
nhà nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Ở các nước mới công nghiệp hoá và các nước khu vực Đông Nam Á do sự
tăng trưởng kinh tế cao, nên mức sống của người dân tăng lên và nhu cầu sử
8
8
dụng dịch vụ y tế cũng tăng nhưng y tế nhà nước chưa đáp ứng đủ. Đối với
một số nước đang trải qua thời kỳ quá độ chuyển từ nền kinh tế hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường nguồn bao cấp của nhà nước. Bị cắt giảm dẫn đến
tình trạng thiếu trang thiết bị y tế,suy giảm tinh thần và thái độ phục vụ trong

đó có Việt Nam. Đây là những yếu tố và lý do dẫn đến sự phát triển của hệ
thống y tế tự nhiên tại các nước này.
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Ngay từ những năm 1990, ở nước ta đã có những cuộc nghiên cứu về
sử dụng dịch vụ y tế [ 5 ], [ 10 ], [ 18 ], [19 ], [28 ]. Điều này hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu đổi mới chính sách y tế. Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều mô
hình sử dụng dịch vụ y tế rất khác nhau tuỳ theo vùng địa lý, theo các đặc
trưng của người ốm và theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nhìn chung, các
nghiên cứu đều đưa ra kết quả chung là hình thức tự mua thuốc điều trị là cao
nhất với ký do bệnh nhẹ, trạm y tế ở xa. Nơi khám chữa bệnh của người dân
cũng đa dạng: Ở bệnh viện 25,66%, trạm y tế xã: 15,29%, y tế tư nhân
35,46% và tại gia đình 17,36% [ 19 ].
Trong báo cáo của Bộ y tế về nhân lực chăm sóc sức khỏe ban đầu năm
1993 cho thấy sử dụng dịch vụ y tế của cộng đồng là 49,9% tại các cơ sở y tế
tư nhân, trong đó 38,7% khám tại các y tế xã ph??ng [5]. Năm 1998 một
nghiên cứu của Ủy ban kế hoạch nhà nước và Tổng cục thống kê và cách ứng
xử của người dân khi bị bệnh thì thấy người bệnh đến với y tế tư nhân là
9
9
19,47%, y tế nhà nước là 15,05%, tự điều trị là 65,08%. Phổ biến ở những
nhóm có thu nhập thấp, trên 70% người nghèo không đến khám chữa bệnh,
trong đó chỉ có 55% số người giàu tự chữa bệnh. Đến với y tế tư nhân có 16%
người nghèo so với 25% người giàu đến với y tế tư nhân [ 19 ].
Cuộc điều tra ở Quảng Ninh về sử dụng dịch vụ y tế cho thấy rằng
35% tự mua thuốc, 31% đến với y tế nhà nước, 22% tự chữa không mua
thuốc, 12% đến với y tế tư nhân [ 19 ].
Theo nghiên cứu của đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu – Bộ y tế năm
1994 đến năm 1995 tại Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Long An, Cần Thơ, thì tỷ
lệ người ốm đau tự mua thuốc về nhà mà không qua khám chữa bệnh là phổ
biến. Nơi cao nhất là Long An (47,7%), thấp nhất là Thừa Thiên Huế (28,9%)

[22 ].
Theo một nghiên cứu được tiến hành qua phỏng vấn 1000 hộ gia đình
tai xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội về nơi đến khám chữa
bệnh của người ốm trong vòng 2 tuần (trước khi điều tra): Trạm y tế xã là
26,10%, y tế tư nhan là: 16,44%, bệnh viện 20,76%, mua thuốc tự điều trị là
30,72%, không chữa gì là 2,41% [ 1 ].
Trong 2 năm 1997 – 1998 các tác giả Dương Đình Thiện, Phùng Văn
Hoàn, Vũ Diễn và cộng sự đã thực hiện đề tài “Các biện pháp nâng cao chất
lượng thông tin y tế tuyến cơ sở” cho thấy: Chỉ có 33,8% tổng số người dân
đau ốm là đến khám tại Trạm y tế [ 23].
10
10
Từ năm 1991 – 1993 trong nghiên cứu “Chất lượng các dịch vụ y tế
cộng đồng và những quyết định của gia đình về chăm sóc sức khoẻ ở 4 xã tại
Quảng Ninh” các tác giả Trương Việt Dũng, Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự
đã cho thấy cái cách xử trí của gia đình khi có trường hợp ốm đau: 22% tự
chữa lấy không mua thuốc, 35% mua thuốc tự chữa, 43% có đi khám chữa
bệnh (22% đến cơ sở y tế cộng đồng, 12% đến thầy thuốc tư và 9% đến bệnh
viện tuyến trên) [ 23 ].
Năm 1997, Lữ Ngọc Kính, Nguyễn Thành Trung và cộng sự đã nghiên
cứu đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở xã Hợp
Tiến - Đồng Hỷ – Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ người ốm đến trạm y tế là
32,8% với ý do người ốm đến khám tại Trạm y tế là gần nhà và tinh thần phục
vụ của cán bộ y tế tốt [ 23 ].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Chúc trong công trình nghiên cứu về tình
hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân Ba Vì năm 1999, cho thấy tỉ lệ ốm
trong vòng 4 tuần là 47,7% tỷ lệ người dân tự điều trị khi ốm từ 62,73% được
phân bố không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm kinh tế, văn hoá và nghề
nghiệp. Các cơ sở y tế tư nhân được sử dụng nhiều hơn, trong khi các trạm y
tế đã được sử dụng với tỷ lệ thấp. Tỷ lệ đến khám chữa bệnh tại bệnh viện cao

hơn ở nhóm tuổi có trình độ học vấn cao và nhóm cán bộ nhà nước và công
nhân. Không có sự khác biệt giữa các nhóm kinh tế về mô hình sử dụng dịch
11
11
vụ y tế; nghề nghiệp là một yếu tố liên quan một cách có ý nghĩa thống kê đến
sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bệnh viện [ 15 ].
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn và Hoàng Khải lập, khi nghiên cứu về thực
trạng khám chữa bệnh của bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế và bệnh nhân phải
trả viện phí ở một số bệnh viện của Tỉnh Lào Cai và cho thấy: Không có sự
khác nhau về thái độ phục và chăm sóc giữa người bệnh có bảo hiểm y tế và
người bệnh phải trả viện phí, trong một số trường hợp bệnh nhân có thẻ bảo
hiểm y tế vẫn mua thuốc bên ngoài (47,5%) và 50,8% số bệnh nhân đã không
từng dùng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh [ 32 ].
Theo tác giả Dương Huy Lương, để việc chăm sóc sức khoẻ có hiệu
quả thì chăm sóc đó phải được dựa trên nhu cầu của con người. Với đặc tính
hay ốm đau người già có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn so với các
nhóm đối tượng thuộc lứa tuổi trẻ. Một nghiên cứu về tình hình sức khoẻ của
người già tại vùng nông thôn cho thấy tỷ lệ điều trị ở người già là 70,7%
trong khi đó tỷ lệ điều trị nói chung cho mọi lứa tuổi chỉ là 45 – 60%. Tuy
nhiên thực tế, việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người già hiện
nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận
dịch vụ y tế của người già có thể là: (1) khó khăn về vấn đề kinh tế; (2) do
giảm khả năng đi lại; (3) bất tiện do khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế; (4) bị
phụ thuộc vào con cái. Tác giả cũng cho thấy chi phí cho khám chữa bệnh của
một người già tại một Huyện nông thôn thường cap gấp 2,1 lần so với các
12
12
nhóm đối tượng khác và đây cũng là một lý do làm cản trở việc tiếp cận cơ sở
y tế của người già. Trong nghiên cứu này khoảng hơn 70% số cụ già mong
muốn miễn giảm phí khám chữa bệnh [24].

Với đặc điểm của người già là phụ thuộc vào con cái, khả năng tự đi lại
khám chữa bệnh hạn chế, hơn nữa đặc tính truyền thống gia đình Việt Nam
người già ốm đau thường muốn khám chữa bệnh và chăm sóc ngay tại nhà.
Điều tra về mức sống dân cư năm 1993 cho thấy hơn 60% người già khi ốm
đau thường ở nhà tự điều trị. Sử dụng dịch vụ y tế tư nhân cũng là một hình
thức thường được người già lựa chọn với lý do gần nhà và có thể mời thầy
thuốc tư đến khám chữa bệnh. Tác giả Dương Huy Lương cho thấy các cụ
già khi ốm đau sử dụng dịch vụ y tế như sau: Tự điều trị 32%, y tế tư nhân
39%, trạm y tế 28,4%, bệnh viện 22,8% [ 25 ].
Các thuốc được tự dùng là những thuốc không kê đơn, được sản xuất
phân phối và bán có người dân tự dùng. Tự dùng thuốc thích hợp nhằm phòng
và điều trị bệnh mà không cần đến việc khám và theo dõi của Thầy thuốc.
Điều này làm giảm bớt sức ép cho các dịch vụ y tế. Đối với người dân vùng
nông thôn xa xôi khi tiếp cận các dịch vụ y tế người bệnh có thể tự chữa cho
mình một cách dễ dàng hơn vì chỉ khi bệnh không đáp ứng với thuốc tự dùng,
tình trạng bệnh kéo dài, năng hơn thì lúc đó dân mới tìm đến Bác sĩ [33].
Khi nghiên cứu về “Thực trạng sự lựa chọn mua thuốc của người dân
Huyện Từ Sơn”, tác giả Phạm Văn Khanh cho thấy khi bị ốm, người dân đến
13
13
trạm y tế xã là 20,79%, nhà thuốc tư nhân 4,03%, hiệu thốc nhà nước 2,96%.
Lý do: Tin tưởng vào chất lượng thuốc ở trạm y tế xã và hiệu thuốc nhà nước
là lý do hàng đầu, ở trạm y tế xã đủ thuốc để mua là lý do thứ 2, th?y thu?c t?
nhân g?n nhà là lý do th? 3 [ 21 ]
1.5. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ IAKHƯƠL
CHƯPĂH:
1.5.1. Đặc điểm
Xã Iakhươl thuộc Huyện Chưpăh cách Thành phố Pleiku khoảng 34km
và cách Trung tâm Huyện khoảng 18km có đặc điểm.
- Diện tích tực nhiên: Khoảng 52.500 hecta; trong đó diện tích canh tác

thấp, chủ yếu là diện tích rừng và trồng cây công nghệp.
- Dân số: Khoảng 5.455 người; Trong đó:Nam: 2.518 Nữ 2.637, Trẻ
em dưới 6 tuổi : 645. Phụ nữ 15 – 49: 1.107
Với cơ cấu dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tỷ 82%
- Giáo dục:
+ Mầm non: Có 1 trường mầm non chính tại cụm trung tâm xã và mỗi
làng đều có một lớp học mầm non.
+ Tiểu học: Một trường tiểu học cụm chính và 06 trường cụm phụ.
+ Một trường phổ thông cơ sở.
+ Có bưu điện văn hoá xã.
+ Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt.
14
14
+ Kinh tế: Khá khó khăn nguồn thu nhập chính của người dân là từ
nông nghiệp, tổng số hộ nghèo là: 149/ 1197 12,4%
+ Giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn.
1.5.2. Hoạt động y tế xã
-Trạm y tế được xây dựng vào năm 1996 có 9 phòng làm việc và khám
chữa bệnh, cơ sở còn khá khang trang, có vườn thuốc nam.
- Nhân lực: có 5 cán bộ y tế:
+ 1 Bác sỹ đa khoa làm trưởng trạm: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm
khám chữa bệnh, phụ trách quản lý các bệnh xã hội, sốt rét.
+ 1 Y sĩ đa khoa làm phó trạm: Kiêm phụ trách chương trình vệ sinh
môi trường và phòng chống suy dinh dưỡng.
+ 1 Nữ hộ sinh trung học: Phụ trách chương trình Vệ sinh môi trường
và Phòng chống suy dinh dưỡng.
+ Điều dưỡng trung học: Quản lý các nguồn thuốc và kiêm nhiệm thêm
chức năng xét nghiệm cụm kính.
+ 1 y tá sơ học: Theo dõi chống dịch.
-Quản lý:

UBND xã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Bác sĩ trưởng trạm làm
Phó ban cùng với các ban ngành đoàn thể làm thành viên.
15
15
Trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phòng y tế Huyện và
UBND xã cũng như một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia Trung tâm y
tế dự phòng trực tiếp chỉ đạo.
- Các dịch vụ y tế mà Trạm y tế xã đảm nhận.
+ Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí.
+ Dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
+ Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền.
+ Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội.
+ Dịch vụ vệ sinh môi trường (theo sự chi phối của Trung tâm y tế dự
phòng huyện).
1.6. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ IAPHÍ
CHƯPĂH:
1.6.1. Đặc điểm
Xã IaPhí thuộc Huyện Chưpăh cách Thành phố Pleiku khoảng 36km và
cách Trung tâm Huyện khoảng 20km có đặc điểm.
- Diện tích tực nhiên: Khoảng 7.619 hecta; trong đó diện tích canh tác
thấp, chủ yếu là diện tích rừng và trồng cây công nghệp.
- Dân số: Khoảng 5.397 người; Trong đó: Nam: 2.660 Nữ 2.737
Trẻ em dưới 6 tuổi : 750
Phụ nữ 15 – 49tuổi: 956
Với cơ cấu dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tỷ 100%
16
16
- Giáo dục:
+ Mầm non: Có 02 trường mầm non . Cụm chính tại cụm trung tâm xã

và cum lẻ tại ba làng Lòng Hồ.
+ Tiểu học: Một trường tiểu học cụm chính và 06 trường cụm phụ.
+ Phổ thông Trung học cơ sở có 02 trường. 01 trường chính tại trung
tâm xã và 01 trường phụ tại ba làng Lòng Hồ.
+ Có bưu điện văn hoá xã.
+ Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa nắng.
+ Kinh tế: Khá khó khăn nguồn thu nhập chính của người dân là từ
nông nghiệp, tổng số hộ nghèo là: 372/ 1194 32,2%
+ Giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn.Vào mùa mưa thì trơn
trợt, vào mùa nắng thì bụi bặm.Đặt biệt là ba làng Lòng Hồ.
1.6.2. Hoạt động y tế xã
-Trạm y tế được xây dựng vào cuối năm 2006 và 5 phòng làm việc và
khám chữa bệnh, cơ sở còn khá khang trang, không có vườn thuốc nam.
- Nhân lực: có 5 cán bộ y tế:
+ 1 Y sĩ đa khoa làm phó trạm: Kiêm phụ trách chương trình Lao,
Phong.
+ 1 Y sĩ đa khoa: Kiêm phụ trách chương trình Vệ sinh môi trường,
Tiêm chủng mở rộng, quản lý các nguồn thuốc bảo hiểm Y tế xã hội .
17
17
+ 1 Nữ hộ sinh trung học: Phụ trách chương trình Chăm sóc sức khỏe
sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý các nguồn thuốc trẻ em .
+1 y tá sơ học: Quản lý các nguồn thuốc cứu đau, quản lý trương trình
Sốt rét
+ 1 y tá sơ học:Thực hiện các chương trình y tế tại ba làng Lòng Hồ.
- Quản lý:
UBND xã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban,Y sĩ Phó trưởng trạm làm
Phó ban cùng với các ban ngành đoàn thể làm thành viên.
Trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phòng y tế Huyện và

UBND xã cũng như một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia Trung tâm y
tế dự phòng trực tiếp chỉ đạo.
- Các dịch vụ y tế mà Trạm y tế xã đảm nhận.
+ Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí.
+ Dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
+ Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền.
+ Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội.
+ Dịch vụ vệ sinh môi trường (theo sự chi phối của Trung tâm y tế dự
phòng huyện).
1.7. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ HÒA PHÚ
CHƯPĂH:
18
18
1.7.1. Đặc điểm
Xã Hòa Phú thuộc Huyện Chưpăh cách Thành phố Pleiku khoảng
23,5km và cách Trung tâm Huyện khoảng 7km có đặc điểm.
- Diện tích tực nhiên: Khoảng 5.481hecta; trong đó diện tích canh tác
thấp, chủ yếu là diện tích rừng và trồng cây công nghệp.
- Dân số: Khoảng 5.132 người; Trong đó: Nam: 2.578 Nữ 2.554
Trẻ em dưới 6 tuổi : 769
Phụ nữ 15 – 49 tuổi: 1387
Với cơ cấu dân số là đồng bào dân tộc thiểu số tỷ 26,1%
- Giáo dục:
+ Mầm non: Có 05 trường mầm non .01 Cụm chính tại cụm trung tâm
xã và 04 cum lẻ tại 04 thôn lang.
+ Tiểu học: Một trường tiểu học cụm chính và 04 trường cụm phụ.
+ Phổ thông Trung học cơ sở có 01 trường tại trung tâm xã
+ Có bưu điện văn hoá xã.
+ Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa nắng.
+ Kinh tế: Khá khó khăn nguồn thu nhập chính của người dân là từ

nông nghiệp, tổng số hộ nghèo là: 120/ 1044 11,5%
+ Giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn.
1.7.2. Hoạt động y tế xã
19
19
-Trạm y tế được xây dựng vào năm 1994 có 5 phòng làm việc và khám
chữa bệnh, cơ sở xuống cấp trầm trọng, có vườn thuốc nam.
- Nhân lực: có 5 cán bộ y tế:
+ 1 Bác sĩ đa khoa làm trưởng trạm: Kiêm phụ trách chương trình Sốt
rét, Tâm thần, Phong.
+ 1 Nữ hộ sinh trung học làm phó trạm: Phụ trách chương trình Chăm
sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý nguồn thuốc
trẻ em .
+ 1 Y sĩ đa khoa: Kiêm phụ trách chương trình Lao quản lý chăm sóc
vườn thuốc Nam
+ 1 Y sĩ đa khoa: chương trình Vệ sinh môi trường, Tiêm chủng mở
rộng, quản lý nguồn thuốc cấp cứu.
+1 y tá sơ học: Quản lý các nguồn thuốc bảo hiểm Y tế, thuốc cứu đau,
người nghèo.
UBND xã thành lập Ban chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Bác sĩ trưởng tr?m làm
Phó ban cùng với các ban ngành đoàn thể làm thành viên.
Trạm y tế hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phòng y tế Huyện và
UBND xã cũng như một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia Trung tâm y
tế dự phòng trực tiếp chỉ đạo.
- Các dịch vụ y tế mà Trạm y tế xã đảm nhận.
20
20
+ Khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu miễn phí.
+ Dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

+ Dịch vụ phòng và chống các bệnh dịch lây truyền.
+ Dịch vụ phòng và chống các bệnh xã hội.
+ Dịch vụ vệ sinh môi trường (theo sự chi phối của Trung tâm y tế dự
phòng huyện)
21
21
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Người dân dân dân từ từ 15 tuổi trở lên trong các hộ gia đình tại 3 xã Ia
Khươi, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia lai
2.1.2. Thời gian
Thời gian nghiên cứu. năm 2007
2.1.3. Địa điểm
Tại 3 xã Ia Khươl, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.2.1 Cỡ mẫu
Tính theo công thức ngẫu nhiên đơn
n =
Z
2

(1- α/2)
p (1-p)
X SE
d

2
n. là cỡ mẫu
Z. là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong muốn của ước lượng, mức
tin cậy mong muốn là 95% thì
Z
2

(1- α/2)

= 1,96
2
P ; Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ y tế chưa xác định được, nên chúng
tôi ước tính p=0,5
d. là mức chính xác của nghiên cứu, d =0,05; Hệ số thiết kế SE =2
Vậy n = 768 người
Ước tính theo dân số trung bình khoảng 4 người / hộ gia đình. Sô hộ
gia đình điều tra là 768 / 4 = 192 hộ gia đình
2.2.2.2 Chọn mẫu
Bốc thăm ngẫu nhiên 3 xã trong huyên Chư păh gồm Ia Khươl, Ia Phí,
Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai
Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 65 hộ gia đình theo danh sách hộ trong mỗi xã
và theo hệ số k
k =
=
Tổng số hộ trong xã
65
Chọn x là hộ gia đình đầu tiên, chọn ngẫu nhiên từ 1 đến 10; hộ tiếp
22
22
theo là x + k; x + 2 k; .... x + ( n-1)k

Điều tra tất cả các thành viên trong hộ gia đình, thực tế điều tra được
849 ngưòi dân
Thành viên trong hộ gia đình là những người cùng ăn chung trong
khoảng thời gian 3 tháng, tính từ thời điểm trước ngày điều tra.
Kết quả điều tra được 849 người dân
2.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
2.2.3.1. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 3
xã Ia Khươi, Ia Phí, Hoà Phú, huyện Chưpăh, tỉnh Gia lai
- Người dân có các triệu chứng cơ năng theo giới nam, nữ
- Tình hình của người dân có các triệu chứng cơ năng trong 2 tuần qua
- Tỷ lệ người dân mắc bệnh cấp tính
- Tỷ lệ người dân mắc bệnh mạn tính
- Tình hình khám chữa bệnh của người dân trong 2 tuần qua
+ Người dân có triệu chứng có năng và khám chữa bệnh trong 2 tuần qua
+ Người dân mắc bệnh cấp tính, mạn tính và khám chữa bệnh trong 2 tuần
qua
2.2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của
người dân
- Tình hình khám và chữa bệnh của người dân theo giới nam và nữ
- Tình hình khám chữa bệnh của người dân theo nhóm tuổi
- dưới 16 tuổi
- 16 - 59 tuổi
- từ 60 tuổi trở lên
- Tình hình khám chữa bệnh của người dân theo trình độ học vấn
+ Mù chữ
+ Tiểu học (TH), Phổ thông cơ sở (PTCS)
+ Phổ thông trung học (PTTH), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH)
- Tình hình khám chữa bệnh của người dân theo kinh tế
+ Kinh tế trung bình, khá
+ Kinh tế nghèo

- Tình hình khám chữa bệnh của người dân dân và bảo hiểm y tế
+ Có BHYT
+ Không có BHYT
- Tình hình khám chữa bệnh của người dân và chăm sóc phục vụ
+ Có người dân dân chăm sóc phục vụ
+ Không có người dân dân chăm sóc phục vụ
- Tình hình khám chữa bệnh của người dân và sử dụng thông tin đại
23
23
chúng
+ Có đọc sách báo, xem ti vi, nghe đài
+ Không đọc sách báo, xem ti vi, nghe đài
- Tình hình bệnh tật của người dân được cán bộ y tế (CBYT) theo dõi
khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tại nhà
+ Có cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nhà
+ Không có cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nhà
- Lý do sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh
-Từ phía bản thân người bệnh và người quyết định chọn dịch vụ
+Các đặc trưng của cá nhân
+Tình trạng kinh tế hộ gia đình
+Phương tiện vận chuyển
-Từ phía cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh
+ Khả năng tiếp cận
+ Giá cả
+ Chất lượng dịch vụ
+ Tiện lợi
+ Khác
2.2.4. Một số định nghĩa về biến số nghiên cứu
- Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua. là tình hình bệnh tật xảy ra trong
15 ngày qua tính từ ngày điều tra trở về trước.

- Bệnh cấp tính. Bệnh khởi phát nhanh, thường có triệu chứng lâm sàng
và kéo dài trong một thời gian ngắn,có biểu hiện bệnh trong khoảng thời gian
15 ngày nghiên cứu.
- Bệnh mạn tính. Bệnh thường khởi phát từ từ, có hoặc không có triệu
chứng lâm sàng, kéo dài lâu và thay đổi rất chậm, được xác định qua khám
bệnh hoặc có xác nhận trong y bạ, đơn thuốc của các bác sỹ trong năm 2007.
- Đợt cấp của bệnh mạn tính. Trên nền của một bệnh mạn tính có
những đợt bộc phát với triệu chứng lâm sàng rõ và nặng, trong khoảng 15
ngày nghiên cứu.
- Triệu chứng cơ năng là những biểu hiện gây ra bởi các rối loạn chức
năng của các tạng phủ mà bản thân tự nhận biết, xác định bất thường và tự
báo cáo, kéo dài trên 1 ngày hoặc được xác định bởi nhân viên y tế hoặc thành
24
24
viên trong gia đình [14], [23].
+ Nhìn mờ. Đứng cách 3 mét, đưa ngón tay ra bảo đối tượng đếm mà
không đếm được.
+ Nghe kém. Nói với cường độ to như nói chuyện hàng ngày, trong
điều kiện phòng yên tĩnh, bình thường tai có thể nghe cách 50 mét, nếu nghe
dưới 5 mét là giảm sức nghe [8]
+ Chóng mặt. bệnh nhân có cảm giác những vật xung quanh mình di
chuyển quay tròn, qua lại…hoặc bản thân mình di chuyển theo một hướng
nào đó.[9]
- Tăng huyết áp. Nếu huyết áp động mạch tối đa 140 mmHg trở lên và
hoặc huyết áp động mạch tối thiểu từ 90mm Hg trở lên [19].
- Kinh tế trung bình, khá. Điều kiện nhà ở khang trang, tiện nghi, có đủ
tiền chi phí cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày, còn thừa tiền để dành, mua
sắm…không vay nợ để ăn uống, chữa bệnh.
- Kinh tế nghèo. Điều kiện nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu thốn, không
đủ tiền chi phí cho sinh hoạt ăn uống đơn giản hằng ngày, phải vay mượn

thêm để ăn uống hoặc được cấp thẻ nghèo của chính quyền địa phương.
- Cơ sở khám chữa bệnh là các loại bệnh viện, phòng khám khu vực,
trạm y tế, phòng khám y tế tư nhân.
2.2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin
+ Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi
+ Khám để phát hiện bệnh
2.2.6. Hạn chế sai số.
Để nhận được sự hợp tác, thông tin khách quan chính xác, tin cậy
chúng tôi chào hỏi lịch sự, tỏ thái độ tôn trọng và gần gũi với người nhà,
ngườidân. Tôn trọng và giữ bí mật những điều riêng tư thầm kín, quan tâm và
đồng cảm với người dân. Trong quá trình điều tra có trao đổi, hướng dẫn
chăm sóc người dân tại nhà và khi cần thiết nên đưa đến các cơ sở khám chữa
bệnh.
Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên theo thôn đã được chọn một cách công
bằng, hợp lý, không phân biệt giàu nghèo hay bệnh tật. Đây là cuộc điều tra
tại cộng đồng do vậy điều tra hết sức khách quan để ghi lại thông tin chính
xác.
2.2.7. Phân tích, xử lý số liệu.
25
25

×