Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài viết về lịch sử cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SP LỊCH SỬ
Bài thu hoạch cuối kì: Môn Chuyên Đề Lịch Sử Thế Giới
Đề tài: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG PHÁT MINH
ĐẦU TIÊN CỦA LOÀI NGƯỜI

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
GVC: Lê Phú Thi Nguyễn Huỳnh Trang
MSSV: 6086359
Lớp: SP LS k-34
Cần Thơ: 11/2011
I - PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay con người đang sinh sống trong thời đại văn minh hiện đại,
nhưng có mấy ai biết và hiểu được đầy đủ về nguồn gốc của loài người,
con người từ đâu mà có ? quá trình phát triển từ người vượn thành người
hiện đại như ngày nay như thế nào?. Vấn đề này được nhiều nhà khoa
học, khảo cổ học tìm tòi, khám phá để đưa ra và chứng minh cho nhận
định về nguồn gốc và quá trình phát triển của con người mà ngày nay
chúng ta đang biết đến. Con người chúng ta ngày nay có cùng một tổ tiên
là loài vượn người, trải qua một thời gian dài tổ tiên của chúng ta đã phải
chống trọi và đấu tranh quyết liệt để có thể sinh tồn và phát triển. Trong
quá trình phát triển đó con người dần dần phát triển nhờ vào quá trình lao
động. Quá trình lao động đã giúp cho con người dần thoát khỏi thời kì ăn
lông ở lổ dần biết sử dụng lửa để nướng chín thức ăn và sưởi ấm, biết
may quần áo bằng da thú để mặc, đặc biệt là đã phát minh ra nhiều công
cụ lao động để phục vụ cho cuộc sống. Ăngghen cũng đã nhận định: “
chính lao động là điều kiện cơ bản quyết định sự chuyển biến của con
vượn thành con người trong quá trình chuyển biến cơ thể”.
Chuyên đề lịch sử thế giới với chuyên đề về nguồn gốc của loài
người, là một môn học tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng giúp cho


sinh viên phần nào hiểu và biết về nguồn gốc tổ tiên của mình và có điều
kiện tìm hiểu một phía cạnh nhỏ nào đó. Thông qua quá trình phát triển
và đặc biệt là việc con người đã có những phát minh đầu tiên đã chứng tỏ
con người ngày càng có trí tuệ, ngày càng lao động sáng tạo để từ người
vượn trở thành người hiện đại văn minh như hôm nay.
Trang 1
II- PHẦN NỘI DUNG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG PHÁT MINH ĐẦU
TIÊN CỦA LOÀI NGƯỜI.
Băng kì Minđen bắt đầu cách đây khoảng 750.000 năm được đánh dấu
bằng sự xuất hiện rộng khắp của người Homo erectus (người đứng thẳng)
trên mặt đất thay thế dần người vượn Autralopithecus vạm vỡ. Nhờ phát
hiện và sử dụng được lửa trong tự nhiên (sét, núi lửa), họ có thể chống chọi
được cái lạnh và có thể săn đuổi theo dấu chân đàn thú lên tận phương Bắc
hoặc sang phương Đông, trên đại lục cổ Lôraxia mênh mông. Nhờ có lửa
thịt thú đã được nướng chín giúp họ tiêu hóa dễ và hấp thụ được nhiều thức
ăn, thể lực tăng nhanh. Người Homo erectus ở Kênya – Đông Phi (còn có
tên gọi là Homo ergaster) chỉ cao có 1,45 m và dung tích hộp sọ 800 – 850
cm
3
, nhưng đến người vượn Giava đã cao tới 1,65m, dung tích hộp sọ 900
cm
3
và người vượn Bắc Kinh muộn hơn, chỉ cao 1,56m nhưng dung tích hộp
sọ từ 1000 – 1300 cm
3
. Lửa cũng giúp họ có thể vượt ra khỏi ranh giới của
môi trường sống xavan quen thuộc để sống ở các môi trường mới xa lạ.
Công cụ của Homo erectus tuy vẫn bằng đá, to và thô kệch nhưng đã được
chế tác bằng cách ghè hòn đá này vào hòn đá khác cho vỡ ra để có cạnh sắc

ngày càng tinh vi hơn.
Tại di chỉ người Homo erectus sống cách đây 500.000 năm tìm thấy ở
Vectetdôlôt (verlesszolos – Hungari), còn tìm thấy mãnh xương được quây
quần bởi những viên đá cuội nám đen là dấu vết bếp lửa. Người Homo
erectus quây quần bên bếp để sưởi ấm và nướng thức ăn. Từ khi có lửa,
người phụ nữ ngoài nhiệm vụ trông nuôi con đã đảm nhiệm thêm việc giữ
gìn ngọn lửa trong khi đàn ông đi săn thú. Lửa còn giúp cho họ chống lại sự
tấn công của thú dữ vào ban đêm. Các bầy linh cẩu, chó hoang, báo, hổ. . .
thường lợi dụng bóng đêm ẩn nấp trong cỏ cao bất ngờ tấn công bầy người
đang ngủ say. Người Maxai dựng chòi bằng các cành cây chụm vào nhau,
phủ cỏ lá bên ngoài làm mái. Họ lại còn chất cành khô và đốt lên thành một
vòng lửa cháy quây quanh âm ỉ suốt đêm, ngăn thú dữ đến gần.
Những hóa thạch sớm của người Homo Sapiens, tổ tiên trực tiếp của
chúng ta, được tìm thấy ở Gran Đôlina (Tây Ban Nha), sống cách đây
800.000 năm, đã có những nét đặc trưng của người hiện đại, được các nhà
khoa học cho là nguồn gốc chung của cả người Nêanđectan và người
Trang 2
Crô-Manhông nên còn có tên gọi là Homo antecessor (theo tiếng Latinh
“antecessor” có nghĩa là tiên phong). Họ sống vào thời kì băng hà Minđen
phát triển nhất, bao phủ khắp châu Âu, châu Á và bắc Mĩ. Nhờ chủ động tạo
được lửa, họ có thể tồn tại trong vùng băng hà tuyết phủ trắng, rút vào sống
trong các hang động đá vôi hay các mai đá và có thể thiên di đến bất kì nơi
nào trên trái đất. Ăngghen đã nhận định: “lửa do cọ sát mà có đã khiến con
người lần đầu tiên chi phối được một lực lượng thiên nhiên và do đó và tách
hẳn con người ra khỏi giới động vật”. Việc chế tạo lửa có nghĩa đặc biệt về
mặt sáng tạo của tư duy, dù chỉ là bước đầu tiên nhưng là một phương thức
mới của loài người để thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi. Thay sự
thích ứng với môi trường sống bởi sự sang tạo của tư duy là điều không bao
giờ có trong thế giới sinh vật.
Từ Australopithecus đến Homo sapiens, bộ não của con người đã tăng

trưởng rất nhanh (từ 1.300 cm
3
lên 1.500cm
3
) nhưng lại giữ nguyên gần như
không thay đổi cho đến ngày nay. Tới con người hiện đại, sự tiến hóa hữu cơ
đã chấm dứt và con người cũng không tiến thêm một bước nào trên các nấc
thang tiến hóa sinh học nữa, mà chỉ là những bước nhảy dài trên các bậc
thềm tâm lí và văn hóa - xã hội.
Săn bắn và hái lượm vẫn là hoạt động kiếm ăn hằng ngày của người
Homo sapiens. Hái lượm, tìm kiếm các loại củ, kể cả các loại củ và hạt do
các loài gặm nhấm trên xavan đem về dấu trong hang và săn thú nhỏ là công
việc của phụ nữ và trẻ em. Việc săn bắt các thú lớn như Voi, Tê giác, Voi
mumút, Bò rừng, Trâu rừng. . . hay các thú chạy nhanh như Ngựa rừng, Linh
dương, Hươu, Nai. . . do nam giới đảm trách. Nhờ săn tập thể bằng các công
cụ như gậy nhọn, giáo có mũi bằng đá. . . bằng cách vây, lùa, dồn thú xuống
các vực, các hố sâu hoặc bãi lầy, hiệu quả săn bắt cao hơn, đảm bảo cho họ
cuộc sống no đủ, nâng tuổi thọ trung bình của người Nêanđectan lên tới 30
tuổi. Họ cũng đã biết dùng da thú khoác vào người chống giá rét, dựng nhà
lấy xương thú lớn làm khung, dùng da thú che lợp khi phải sống ngoài trời
băng tuyết. Với ngôi nhà kín đáo, có lửa sưởi ấm bên trong, có thức ăn dự
trữ bằng thịt xấy khô qua lửa, họ đã có cuộc sống thư thái, yên tĩnh hơn với
giấc ngủ dài qua đêm. Họ đã biết chôn cất người chết kèm theo hoa (qua
phân tích bào tử phấn hoa) hoặc đồ tùy táng (công cụ đá, xương súc vật),
cho thấy trong họ đã có y niệm đối với thế giới người đã mất.
Trong các hang động của người Nêanđectan còn thấy có các hình vẽ
trên trần và vách hang động, vừa thể hiện sự manh nha của nghệ thuật, vừa
thể hiện sự cầu mong, sự phù trợ cho các cuộc săn bắt của họ (tín ngưỡng).
những hình vẽ này thể hiện Voi mumút, Bò rừng, Hươu cao cổ, tê giác. . .
Trang 3

Những bức vẽ trên vách cổ nhất có tuổi cách đây từ 30.000 năm. Việc phát
hiện ra các mẩu xương móng (xương móng, còn gọi là xương móng hàm, là
xương nằm bên trên thanh quản liên quan đến sự vận động của cơ lưỡi, mà
lưỡi lại là một cơ quan phát âm), là xương ở cuối lưỡi hóa thạch của người
Nêanđectan, tìm thấy ở hang Renơ (Renne – Pháp), có cấu tạo khác với
chúng ta, một mặt cho thấy người Nêanđectan đã có khả năng giao tiếp ngôn
ngữ nhưng mặt khác lại cho thấy họ không cùng tổ tiên trực tiếp với chúng
ta.
Tháng 4/1990, tại Maiami, Hội Nhân chủng học Mĩ bao gồm các
chuyên gia của nhiều ngành đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học để xem xét
tiếng nói của người Nêanđectan đã có âm tiết như người hiện đại hay chưa.
Kết quả hội thảo là tuyệt đại đa số các chuyên gia đều phủ định khả năng
này, điều đó có nghĩa là ngôn ngữ âm thanh của người Nêanđectan chưa
phát triển và ngôn ngữ cử chỉ vẫn là chủ yếu. Giáo sư Libecman (P.
Lieberman của Đại học Yale ở Niu Yooc) còn nêu giả thuyết: Người
Nêanđectan tuy thể lực khỏe hơn Người Crô-Manhông nhưng kém thích ứng
về ngôn ngữ hơn nên đã bị tuyệt diệt trong cuộc đọ sức với nhau ở châu Âu.
Vào lúc người Homo Sapiens Sapiens xuất hiện, băng hà đã lui về
phía cực một chút, để lại phía sau những đầm lầy. Về phía Nam, tuy không
có băng hà bao phủ nhưng do chịu ảnh hưởng của khí hậu khô và lạnh,
hoang mạc đã bắt đầu mở rộng ở Bắc Phi, buộc con người phải di chuyển
dần dần lên phía Trung Đông, về phía hồ Hắc Hải, nơi họ phát hiện ra nguồn
tài nguyên thiên nhiên mới từ các suối nước đổ vào hồ nước mênh mông
này. Quanh hồ, rừng và đồng cỏ xavan phát triển khắp nơi nên hái lượm và
săn bắn thuận lợi hơn cả ở Bắc Phi, Đông Phi và Trung Cận Đông. Họ bắt
đầu sống định cư ở ven hồ trong những ngôi nhà bằng thân cây và lau sậy,
được phủ bằng da thú.
Ở phương Bắc băng giá lạnh lẽo, người Crô-Manhông với ngọn lửa tự
tạo và kĩ năng săn bắt thú hoang tập thể trong một xã hội nhỏ có tổ chức bắt
đầu hình thành. Họ đã biết cách chống chọi lại với giá rét của băng hà để tồn

tại. Một số động vật lớn như Voi mamut (dài từ đầu ngà tới chót đuôi là
4,05m, cao 2,8m, lông ngực dài từ 45cm), Tê giác lông dày (dài 3,5m, cao
1,6m). . . tồn tại từ Kỉ Đệ Tam đã nhanh chóng bị người Crô-Manhông tiêu
diệt bằng cách dồn đuổi chúng vào các bãi lầy. . . Với khối lượng lớn thịt
động vật săn bắt được, phụ nữ và tre em ở nhà sấy khô trên lửa làm thức ăn
dự trữ dần trong những ngày không săn được thú. Nhờ có thịt sấy khô cùng
với mở thú để thắp đèn chủ động về lửa, người Crô-Manhông đã có thể di
chuyển đến vùng đất xa xôi băng giá trên trái đất. Cũng từ đây, loài người đã
một phần thoát khỏi quá trình tiến hóa sinh học.
Trang 4
Với sự phát triển của trí tuệ, công cụ đá của người Crô-Manhông đã
có bước tiến dài. Từ chổ dùng hòn đá cuội bất kì nào dưới sông suối để ghè
vào các hòn khác tạo ra công cụ, họ đã biết dùng hạch đá hình đĩa hay hình
trụ đập tách đá ra thành những mãnh đá to bản hoặc những mãnh đá dài có
cạnh sắc ở một bên hoặc hai bên rồi tu sửa, tạo ra đủ loại công cụ đá: dao,
nạo, mũi nhọn, cưa, mũi khoan, mũi lao, mũi tên, lao móc có móc nhọn ở 1
cạnh bên hay 2 cạnh bên. Công cụ đá dần dần được hoàn thiện ở mức độ cao
với công cụ đá kích thước nhỏ nên được gọi là kĩ thuật đồ đá nhỏ. Mỗi loại
lại được ghè đẽo thành những công cụ khác nhau như dao thì có dao cắt, dao
gọt, dao khắc. . ., mũi nhọn thì có kim, dùi, khoan. . . , lao thì có lao thẳng,
lao một hàng móc, lao hai hàng móc. . . Nối công cụ đá đó với cành cây,
nhánh cây . . . họ đã tạo ra các công cụ phức hợp tra cán như ngọn lao cán
ngắn hay ngọn lao cán dài, mũi tên, cuốc, rìu, lưỡi hái. . . Với những công cụ
mới này con người có thể săn bắt các loài thú chạy nhanh như Tuần Lộc,
Hươu, Nai. . . bằng cung tên, lao hoặc lùa vào bẫy (vực sâu hay hầm chông).
Với các loài thú này con ngươi biết rút gân không ăn được để làm dây, làm
chỉ khâu da lại thành áo, thành lều, làm dây cung, cắt da theo vòng tròn đồng
tâm mở rộng để có những sợi dây dài và chắc, cột thêm vào đầu dây vài hòn
đá là có thể ném bắt Ngựa hoặc Đà Điểu từ xa như cách những người chăn
nuôi người Mĩ đang dùng ngày nay.

Với công cụ đồ đá nhỏ và kĩ thuật mài, con người đã biết dùng xương,
sừng, ngà của động vật săn bắt được để làm nhiều loại công cụ tinh vi hơn,
cứng và bền chắc hơn. Trong các công cụ bằng xương, sừng này, cây kim
được tạo ra cách đây 200.000 năm là công cụ làm nên nhiều thay đổi trong
cuộc sống của người hiện đại.Với cây kim còn thô sơ này, họ đã được bộ
quần áo may vừa với thân người, giúp cho hoạt động đôi chân, đôi tay thêm
khéo léo, nhanh nhẹn so với trước đây da chỉ được nối ghép vào nhau rồi
phủ trùm qua người.Với cây kim, họ khâu da lại thành một cái túi đựng nước
và bỏ vào đó các hòn đá được nung đỏ cho nước sôi lên để nấu chín thức ăn.
Đó là cái “nồi” đầu tiên của nhân loại nơi quây quần gia đình quanh
“bếp lửa” chờ thức ăn chín sau một ngày săn bắt mệt mỏi. Với cái túi da này,
họ có thể lấy nước từ xa đem về dự trữ và nhờ đó có thể dựng nhà ở xa mép
nước. Túi da còn giúp họ làm phao vượt sông suối, hoặc bỏ thịt tươi vào
khâu kín lại, thả xuống suối sâu nước lạnh để bảo quản thịt tươi được lâu
ngày hơn. Sau này với các khung ghép bằng xương thú hoặc cành cây buộc
lại, bọc da bên ngoài, họ đã tạo nên những con thuyền độc mộc kiểu
“cadăc”. Với các thuyền độc mộc chở theo thực phẩm, họ có thể đi lại dễ
dàng nhanh chóng trên sông suối, dọc ven biển rất xa nơi cư trú đê săn bắn,
đánh cá.
Trang 5
Ở Bắc Mĩ, di cốt của người Homo Sapiens sapiens cổ nhất được tìm
thấy vào năm 1936 và được đặt tên là Người cổ Los Angeles, xác định mấy
niên đại bằng cacbon phóng xạ có tuổi là 23.000 năm (sau này cá nhà khoa
học đã xác định tuổi của các cư dân đầu tiên đến Bắc Mĩ là 11.000 năm.
Những di chỉ có tuổi muộn hơn được tìm thấy ở hoang mạc Yuha
(Caliphonia), gần bãi biển Laguna. . . Sau thời kì băng hà, loài Người đã tiến
tới phần đất Nam Mĩ và chỉ mất vài trăm năm sau đã tiến tới cực Nam của
lục địa này. Ở Patagônia phía Nam Achentina, nơi có khí hậu lạnh lẽo hơn,
con người đã ẩn náo trong các hang động, để lại nhiều bức vẽ động vật trên
vách hang. Để tồn tại được ở nơi xa lạ này, con người phải khai thác đất đai

và phát triển những kĩ năng mới. Sự vắng mặt của các động vật lớn quen
thuộc ở phương Bắc, sự giảm sút các nguồn thức ăn động vật khác đã buộc
những người đầu tiên đến Nam Mĩ phải tìm cách làm chủ các nguồn thức ăn
thực vật khác và nhờ đó họ đã biết làm nông nghiệp, trong lúc ở khắp thế
giới vẫn đang ở trong tình trạng săn bắn và hái lượm.
Về những cư dân đầu tiên đến Bắc Mĩ, các nhà khảo cổ Mĩ công bố
vào ngày 13/04/1999 rằng đã tìm thấy một di cốt của một phụ nữ tại Chanen
(Channel bang Caliphonia), được đặt tên là Aclinhtơn Xprinh, có tuổi là
13.000 năm, cổ hơn cả những di cốt tìm thấy ở Môngtana, Iđahô, Têchxat. . .
trước đây. Di cốt này củng cố thêm giả thuyết về nguồn gốc châu Úc của cư
dân đầu tiên đến Mĩ. Điều này xảy ra khi các chuyên viên Đại học
Manchetxtơ (Manchester –Anh) tái tạo lại khuôn mặt của di cốt Luxia
(Lucia) và vô cùng ngạc nhiên thấy đó là khuôn mặt thuộc chủng tộc
Neegrôit (da đen), giống như dân bản địa của châu Úc và quần đảo Mêlanêdi
của châu Úc. Còn lí do bằng cách nào họ đã vượt được 13.500 km đường
biển đến được châu Mĩ chỉ bằng bè mảng thì chưa lí giải được.
Trang 6
III – KẾT LUẬN
Tóm lại, với quá trình phát triển và với những phát minh đầu tiên của
con người trong quá trình lao động để sinh tồn, con người đã dần dần phát
triển lên một tầm cao và trí tuệ mới. Điều này chứng tỏ con người luôn lao
động, sáng tạo tìm tòi để phát triển, đã đưa con người từ thời ăn lông ở lổ
dần dần hoàn thiện để trở thành con người hiện đại văn minh. Vấn đề nguồn
gốc và phát triển của loài người mà chúng ta biết được hôm nay là kết quả
của một quá trình tìm tòi, khám phá đầy gian nan trong một thời gian dài của
các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học trên thế giới. Không dừng lại ở đó
ngày nay các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học của chúng ta vẫn và sẽ tiếp
tục khám phá, tìm tòi, nghiên cứu về những điều hay, mới lạ, những điều
còn bí ẩn về loài người mà chúng ta thế hệ trước và hiện tại chưa biết được.
Để có được con người hiện tại hôm nay thì tổ tiên chúng ta đã phải lao

động, đấu tranh quyết liệt. Không dừng lại ở đó, ngày nay, mặc dù con
người được gọi là người hiện đại, văn minh nhưng nếu con người không tiếp
tục tìm tòi, lao động sáng tạo thì con người sẽ trở nên lạc hậu, trí tuệ không
phát triển thì con người sẽ lại trở về thời nguyên thủy xa xưa. Chính vì vậy
con người phải lao động, sáng tạo không ngừng để có tư duy, hiểu biết cao
hơn, để đưa loài người phát triển ngày càng văn minh hiện đại hơn. Muốn
làm được điều đó không ai xa lạ mà chính thế hệ trẻ đầy nhiệt quyết và tài
năng như chúng ta. Thế hệ trẻ phải ra sức học tập, nâng cao trí tuệ, đạo đức
và tài năng để có thể đưa con người tiến xa hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn.
Trang 7
MỤC LỤC ẢNH
Bầy người quây quần bên bếp lửa Con người biết nướng chín thức ăn
Người Neanderthal trong hang động Biết chế tạo công cụ để săn bắt thú
Trang 8
Trang 9
Đồ đá cũ
Mũi lao đồ đá mới
Kim may
Hái lượm, săn bắt
Biết sử dụnglửa
chuẩn bò đi săn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tìm hiểu Trái đất và loài người – Nguyễn Hữu Danh – NXB Giáo Dục.
- Nguồn gốc loài người – Phạm Thành Hổ - NXB Giáo Dục
- Nguồn Internet

×