Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

18 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.89 KB, 70 trang )


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT CẦN ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIÀY DÉP TRÊN
THẾ GIỚI
1.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất giày dép:
Giày dép là mặt hàng tiêu dùng có nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau.
Vì vậy, mỗi loại giày dép có quy trình sản xuất, công nghệ và giá thành khác
nhau. Có thể chia các loại giày dép như sau : giày da, giày đế cao su, đế nhựa,
giày thể thao, giày vải, giày sadal, và các loại dép đi trong nhà, đi dạo biển…

Sơ đồ 1.1 Quy trình cơ bản sản xuất giày
- Các quy trình cơ bản để sản xuất giày: tạo mẫu, sản xuất đế, khâu mũ
giày, hoàn chỉnh mũ giày, lắp ráp hoàn chỉnh (sơ đồ 1.1).
- Sản xuất đế giày có các công nghệ: ép đúc, ép phun, lưu hoá và ép dán.
- Về mũ giày có các loại: mũ vải, mũ da, mũ giày thể thao, mũ giày saldal.
- Giày dép là sản phẩm mang tính thời trang, tuỳ từng mùa khác nhau khách
hàng sẽ có sở thích từng loại giày dép khác nhau và tuỳ từng vùng khác nhau
khách hàng cũng sẽ có những thò hiếu khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu kó thò trường


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 2
xuất khẩu giày dép cũng là một trong những yêu cầu quan trọng. Ngoài ra, tính
thời trang có yếu tố rất quyết đònh trong việc nâng cao giá trò gia tăng cho sản
phẩm, sản phẩm có kiểu dáng lạ, đẹp, sẽ tăng thêm tính cạnh tranh cho mặt
hàng.


Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất giày dép rất được
xem trọng, vì các doanh nghiệp ngày càng muốn thoã mãn những yêu cầu về sở
thích giày dép của khách hàng và khách hàng cũng ngày càng có những yêu cầu
khắt khe hơn cho từng sản phẩm.
- Sản xuất giày dép đa số xuất phát từ các nước có giá nhân công và chi phí
sản xuất rẻ như: Indonesia, Philipin, Trung Quốc, Việt Nam…Xuất khẩu giày dép
chủ yếu là thông qua đường biển.
1.1.2 Xu hướng về sản xuất giày dép trên thế giới:
Sản xuất và xuất khẩu giày dép là một ngành công nghiệp quan trọng đối với
tất cả các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên với sự phát triển công nghệ vượt bậc
và sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp của một số quốc gia, thì ngành sản xuất
giày dép đã dòch chuyển về các nước đang phát triển, mà cụ thể là các nước
Châu Á.
Để lý giải nguyên nhân này chúng ta có thể thấy: các nước phát triển không
có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động–một yêu cầu cơ bản của ngành sản xuất
giày dép, chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và chất
xám nơi các quốc gia này có lợi thế hơn.
Theo các số liệu thống kê cho thấy: trong những năm vừa qua, cũng như
những năm tiếp theo Châu Á sẽ là nơi sản xuất giày dép chiếm tỷ trọng lớn trên
Thế Giới.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 3
Bên cạnh đó là sự gia tăng về nhu cầu giày mũ da trên thế giới với mức tăng
trưởng hàng năm là 4,7%. Sản lượng xuất khẩu ở các nước đang phát triển tăng-
trong đó có Châu Á tăng nhanh với mức tăng trưởng về sản lượng giày dép hàng
năm 8,7% và làm tăng thò phần xuất khẩu giày dép của các quốc gia này từ 39%
đến 68% - thể hiện lợi thế cạnh tranh của một số quốc gia trong quá trình công
nghiệp hoá ngành công nghiệp sản xuất giày dép. Đối với các quốc gia Châu Âu

vò trí chủ đạo của họ trong những thập kỉ qua đã bò đánh mất về tay các nước
đang phát triển.
Cùng với sự gia tăng về giày mũ da thì đối với sản xuất giày dép nói chung
theo dự báo đến 2010 dân số toàn cầu có hơn 7 tỷ người và sản lượng giày dép
thế giới sẽ đạt hơn 14.061 tỷ đôi.
Như vậy cùng với nhu cầu ngày càng tăng về giày dép trên Thế Giới hình
thành 2 khu vực cung cấp:
- Khu vực 1: các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin)
nơi cung cấp số lượng giày dép chủ yếu cho xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trên
toàn Thế Giới với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trung bình.
Bảng 1.1: Sản lượng và xuất khẩu giày dép trên Thế Giới
Sản lượng
STT
Sản phẩm
1998 2007 2010
1 Da thuộc các loại 16 tỷ sqft 17,5 tỷ sqft 18 tỷ sqft
2 Da bò muối 6,15 tr. tấn 6,50 tr. tấn 6,80 tr. tấn
3 Giầy dép các loại 11,0 tỷ đôi 14,071 tỷ đôi 16,0 tỷ đôi, trong đó hơn
4 tỷ đôi giày da
4 Tổng kim ngạch XK 50 tỷ USD 85 tỷ USD 105 tỷ USD
Nguồn: World Footwear (2007).

- Khu vực 2: các nước khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu nơi cung cấp giày dép
với tiêu chuẩn chất lượng cao và giày chuyên dụng chủ yếu cho việc tiêu thụ nội


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 4
đòa và một phần cho xuất khẩu.
1.1.3 Xu hướng về tiêu dùng giày dép trên Thế Giới:

Xu hướng tiêu thụ giày dép trên Thế Giới phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
thu nhập của người tiêu dùng. Mặc dù mức sống ở một số quốc gia còn ở mức
thấp nhưng nhìn chung mức sống của người dân trên toàn cầu đang đựơc nâng
cao dần lên. Mặc khác, mức tiêu thụ giày dép còn phụ thuộc vào khả năng tăng
dân số của Thế giới, trên cơ sở mức tăng dân số trên thế giới chúng ta có thể ước
tính nhu cầu giày dép sắp tới. Vấn đề còn lại là chúng ta xác đònh chủng loại sản
phẩm và thò hiếu người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm cho phù hợp.
- Một cách tổng quan cho đến năm 2010 tổng dân số thế giới sẽ xấp xỉ sẽ là
hơn 7 tỷ người trong đó mức tuổi từ dưới 15 tuổi và từ 15-64 tuổi chiếm 26,8%
và 65,5%,
1
như vậy nhu cầu giày dép trên thế giới có triển vọng tăng theo dân số
với số lượng trên 16 tỷ đôi giày dép các loại.
Mức tiêu thụ giày dép cao nhất–theo dự báo- trong những thập niên tới nằm
ở các nước đang phát triển, nơi có mức sống và dân số cũng đang gia tăng, tiếp
đến là thò trường EU và cuối cùng là khu vực Bắc Mỹ.
Theo các chuyên gia phân tích xu hướng tiêu dùng những sản phẩm giày dép
trên thế giới trong những năm gần đây và trong thời gian tới sẽ là: “hiện đại, tiện
nghi và hấp dẫn”. Các nhóm sản phẩm giày dép thời trang kết hợp với công
nghệ cao đang có những tầm vò trí nhất đònh trong lòng người tiêu dùng. Mà đại
diện các sản phẩm này là các tập đoàn lớn như Adidas, Nike, Reebok… Hơn bao
giờ hết công nghệ cao trong ngành sản xuất giày dép hiện đang quyết đònh sự
thành công của một số dòng sản phẩm. Cuộc chiến về công nghệ không kém gì
so với cuộc chiến đối với sản phẩm, do người tiêu dùng trên Thế Giới càng ngày
càng khó tính hơn, nhu cầu về sản phẩm cũng đa dạng hơn.

1
Theo United Nation



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 5
Vì vậy, những chủng loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, sự tiện nghi sẽ
chiếm lónh thò trường trong những năm tới đây, các loại giày dép có chất lượng
cao sẽ chủ yếu phục vụ các thò trường Châu Âu và Bắc Mỹ, các loại giày dép có
chất lượng thấp hơn thì sẽ phục vụ các thò trường còn lại .

1.1.4 Các thò trường nhập khẩu chính về mặt hàng giày dép trên thế giới:
Các thò trường nhập khẩu giày dép chính trên Thế giới là Mỹ, EU và Nhật
Bản. Riêng EU đây là thò trường có sức tiêu thụ lớn do các quốc gia thành viên
có nền kinh tế ổn đònh và có tiêu chuẩn riêng của mình và áp dụng chung cho
các thành viên.
- Thò trường Hoa Kỳ:
Với dân số đến năm 2008 là trên 300 triệu người, thu nhập trung bình trên
40.000 USD / năm, thị trường Mỹ luôn được xem là có sức hấp dẫn rất lớn đối
với các quốc gia xuất khẩu giày dép trên thế giới: bởi sự đa dạng về chủng loại
hàng hoá, giá cả và dân số lớn. Riêng năm 2002 tổng kim ngạch nhập khẩu giày
dép vào thò trường này là 15.386.029.000 usd. Nhưng đến năm 2007 kim ngạch
này đã tăng lên đến 19.410.255.000 usd, số lượng giày dép nhập khẩu tại thò
trường này tăng hàng năm là 5-6,8%.
Dẫn đầu xuất khẩu giày dép vào thò trường này Trung Quốc đang ở vò trí cao
nhất, tiếp theo sau là các quốc gia như Brazil, Việt nam, Indonesia, Thái Lan,
Italia, Ấn độ và Hồng Kông. Theo số liệu thống kê chỉ có Trung quốc, Việt Nam
và Ấn độ từ năm 2004 đến 2005 là số lượng nhập khẩu hiện đang tăng, ngoài ra
các quốc gia khác hiện đang có xu hướng giảm dần.






--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 6
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA HOA KỲ (ngàn USD)
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
NĂM
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA
HOA KỲ (ngàn USD)
15,386,029 15,602,607 16,505,337 17,932,308 19,161,554 19,410,255 19,544,863
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn:
The Office of Trade and Industry Information, Manufacturing and Services,
International Trade Administration, U.S. Department of Commerce.

- Thò trường EU:
Với đợt mở rộng lần thứ 5 vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, EU hiện có trên
456 triệu dân, với GDP chiếm 27,8% GDP của thế giới, ngang GDP của Mỹ và
lớn gấp hai lần GDP của Nhật. Với những tiêu chuẩn về thò trường khắt khe cũng
như đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, EU luôn là một trong những thò trường
khó tính nhất trên thế giới hiện nay.
Biểu đồ 1.2: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA EU (ngàn Euro)
0.00
5,000,000.00

10,000,000.00
15,000,000.00
NĂM
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY
DÉP CỦA EU (ngàn Euro)
9,423,655.00 10,784,731.00 12,006,872.00 12,640,725.00
2004 2005 2006 2007

Nguồn : Eurostat, CN Chapter 64.
Riêng về mặt hàng giày dép, EU cũng là nơi sản xuất các mặt hàng giày dép
có chất lượng cao để cung cấp cho các kinh đô thời trang tại đây. Nhưng hiện nay
sản xuất giày dép tại EU đang có xu hướng giảm dần từ 728.211.000 đôi giày


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 7
dép xuống chỉ còn 641.852.000 đôi với mức giảm trung bình từ 2002-2005 là
28,7%. Chính vì vậy, EU luôn là thò trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp bởi khả
năng tiêu thụ rộng lớn, cũng như tính chất bắc cầu giữa các quốc gia, với lượng
tăng nhập khẩu 20,2% và tiêu dùng tăng 22,7% từ năm 2002-2005.
Kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2004 là 9.423.655.000 Euro cho đến năm
2007 con số này đã là 12.640.725.000 Euro, với kim ngạch nhập khẩu như vậy
EU đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này từ 2004-2007 là:
34,1%.
Dẫn đầu những nhà cung cấp giày dép tại thò trường tại EU vẫn là Trung
Quốc với 1.310.841.000 đôi trong năm 2005 và 2007 là 1.845.010.000 đôi với
mức tăng rất cao từ năm 2004 -2007 là 108,8%, kế đến là Việt Nam với kim
ngạch xuất khẩu giày dép vào EU giảm trung bình 7% cũng trong thời gian này,
ngoài ra còn có Ấn Độ, Indonêsia, Braxin..


1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM–HOA KỲ
1.2.1 Tổng quan về thò trường Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là quốc gia nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía
tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc giáp với Canada, phía nam giáp với
Mêhicô.
Tổng diện tích là hơn 9,6 triệu km
2
chiếm 6,7% diện tích toàn cầu, diện tích Hoa
Kỳ bằng nửa diện tích của Nga, bằng khoảng 3/10 diện tích Châu Phi, bằng nửa
diện tích của Nam Mỹ, rộng hơn Trung Quốc và lớn hơn Tây u khoảng 2,5 lần.
Dân số trên 300 triệu người(đđến năm 2008), trong đó người da trắng chiếm
77,1%, người da đen 12,9%, người Châu Á chiếm 4,2%, phần còn lại là thổ dân


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 8
và các dân tộc khác.Tốc độ tăng dân số ước tính khoảng trên 0,8% trong đó lực
lượng lao động khoảng 141,9 triệu người.
- Về kinh tế của Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là một nước có nền kinh tế lớn nhất toàn
cầu với GDP năm 2008 ước đạt 14,33 nghìn tỷ USD (trong đó ngành dòch vụ
đóng góp 78,5%, ngành công nghiệp đóng góp 20,6%, ngành nông nghiệp đóng
góp 0,9%), thu nhập bình quân trên đầu người năm 2008 là khoảng 46.000 USD.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ ở mức cao trong thập niên 90 tuy nhiên từ
năm 2000 trở về đây mức tăng trưởng tại Hoa Kỳ đang có dấu hiện chững lại,
năm 2008 mức tăng trưởng GDP là 1,4%.
- Về ngoại thương của Hoa Kỳ: là một nền kinh tế lớn nên Hoa Kỳ có nhu
cầu xuất nhập khẩu rất cao. Về nhập khẩu: Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu những
hàng hoá: những sản phẩm nông nghiệp như gạo, càphê.. chiếm 4,9%, những sản
phẩm cung cấp cho công nghiệp chiếm 32,9% (trong đó dầu thô chiếm 8,2%),

những sản phẩm thiết yếu khác chiếm 30,4% như là máy tính, thiết bò viễn thông,
phụ tùng xe motor, máy móc văn phòng, và máy phát điện, những sản phẩm tiêu
dùng chiếm 31,8% như là: quần áo, giày dép, thuốc y tế, xe hơi, thiết bò nội thất,
đồ chơi trẻ tác giả ..).
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Hoa Kỳ 2004-2008
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Xuất khẩu
(ngàn USD)
817.935.849 904.379.818 1.037.142.973 1.162.708.293 1.300.135.650
Nhập khẩu
(ngàn USD)
1.469.670.757 1.670.940.375 1.855.119.254 1.953.698.801 2.100.141.224
Tốc độ tăng
trưởng NK
16,7% 13,7% 11,02% 5,3% 7,49%
Nguồn:
U.S. Department of Commerce và tính toán của tác giả.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 9
Với một nhu cầu nhập khẩu dồi dào và tăng trưởng hàng năm trung bình khoảng
9% thò trường Hoa Kỳ luôn là một thò trường tiềm năng cho các doanh nghiệp
xuất khẩu. Tuy nhiên để có thể thâm nhập vào thò trường này, các doanh nghiệp
cần phải nắm rõ các thò hiếu tiêu dùng của người dân ở đây, cũng như hệ thống
các luật lệ, để tránh rơi vào những vụ kiện mà có thể gây tổn thất cho các doanh
nghiệp.

1.2.2 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ:

Trải qua một thời gian thăng trầm của mối quan hệ ban giao giữa hai nước,
với những cột mốc về thời gian đáng nhớ, bên cạnh mối quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ trên bình diện mối quan hệ kinh tế: hai nước đã ký kết với
nhau các Hiệp đònh và thỏa thuận như: Hiệp đònh về thiết lập quan hệ quyền tác
giả (27/6/1997), Hiệp đònh thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ
(10/12/2001), Hiệp đònh hợp tác về khoa học – công nghệ (26/3/2001), Hiệp đònh
dệt may (1/5/2003), Hiệp đònh hàng không (14/1/2004), Hiệp đònh khung về hợp
tác kinh tế và kỹ thuật(2005), đặc biệt quốc hội Hoa Ky đã thông qua Quy chế
Quan hệ Thương Mại bình thường vónh viễn (PNTR) cho Việt Nam 21/12/2006.
Song song với việc Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới
(WTO) và quy chế về Quan hệ Thương Mại bình thường vónh viễn (PNTR) đã
được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua thì giờ đây kim ngạch hai nước sẽ ngày càng
có những bước tăng trưởng đáng kể, bởi Hoa Kỳ là một thò trường rộng lớn, đa
dạng, mức tiêu thụ hàng hoá cao nên luôn là thò trường xuất khẩu hấp dẫn cho
các doanh nghiệp Việt Nam và với mức tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa hai
nước hàng năm là 20% đã minh chứng điều đó. Kim ngạch thương mại giữa hai
nước thể hiện ở bảng sau:




--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 10
Bảng 1.3: Kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Xuất khẩu
(ngàn USD)
1.163.447 1.191.757 1.100.212 1.902.669 2.789.930
Tốc độ tăng trưởng XK(%) (-12,15) 2,43 (-7,68) 72,93 46,6
Nhập khẩu

(ngàn USD)
5.275.810 6.630.149 8.566.331 10.632.959 12.900.701
Tốc độ tăng trưởng NK(%) 15,82 25,67 29,20 24,12 21,32
Nguồn : International Trade Administration, U.S. Department of Commerce

và tính toán của tác giả.
Hơn nữa, Việt Nam có những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang thò trường này
như : thủy sản (tôm, cá tra, cá basa..), cà fê, chè, hạt điều, hàng dệt may, giày
dép, hàng trang trí nội thất (bàn, ghế, giường, tủ…).
Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC).
Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm
2007 so với năm 2006 là trên 20%, trong khi Malaysia tăng trưởng âm và các
nước khác có mức tăng trưởng thấp hơn cũng trong năm này. Sang đầu năm 2008,
mức tăng trưởng này là trên 25%. Như vậy, trên bình diện quan hệ kinh tế, hai
quốc gia là bạn hàng lớn của nhau về xuất khẩu cũng như nhập khẩu.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 11
1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ VỀ TIÊU THỤ
GIÀY DÉP
1.3.1 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng giày dép của Hoa Kỳ và những quốc
gia xuất khẩu giày dép chính vào thò trường Hoa Kỳ:
Với dân số trên 300 triệu người, thu nhập trung bình trên 46.000 usd / năm,
hàng năm thò trường Hoa Kỳ nhập khẩu giày dép trên 90%. Riêng năm 2008
tổng số lượng giày dép nhập khẩu của Hoa Kỳ hơn 1.899.503.000 đôi, mức tiêu
thụ giày dép trung bình của nữ giới là 8 đôi/người và của nam giới là 4 đôi/người,

số lượng giày dép nhập khẩu tại thò trường này tăng hàng năm là 5% và đáng
hấp dẫn hơn là giá trò nhập khẩu của toàn mặt hàng giày dép năm 2008 tại thò
trường này là 19.544.863.000 usd
2
với mức tăng trên 6,8% từ năm 2006 – 2008.
Tại thò trường này, Trung Quốc hiện là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giày
dép cao nhất, tiếp theo sau là các quốc gia như Italia,Việt Nam, Brazil, Indonesia.
Tuy nhiên, chỉ có Trung quốc, Italia và Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 có kim
ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện đang tăng, ngoài ra các quốc gia khác hiện
đang có xu hướng giảm dần tại thò trường này.
Biểu đồ 1.4: Kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ từ Trung Quốc
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GIÀY DÉP CỦA HOA KỲ TỪ TRUNG QUỐC
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
NGÀN USD
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
GIÀY DÉP CỦA HOA KỲ TỪ
TRUNG QUỐC
11,350,591 12,721,284 13,890,025 14,136,731 14,479,100
2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: National Trade Data (U.S).

2
Theo US Census Bureau



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 12
Nếu trong năm 2005 thương mại về giày dép giữa Hoa Hỳ và Trung Quốc chỉ
là 10.226.857.000 usd thì đến năm 2008 đã là 14.479.100.000 usd với mức tăng
trưởng trên 38%. Không những kim ngạch tăng cao mà ở đây chủng loại giày
dép từ Trung quốc cũng đa dạng, phong phú, với lợi thế về diện tích, về tầm nhìn
quy hoạch vùng nguyên liệu, cũng như về giá cả nhân công, Trung quốc hiện
đang quyết tâm trở thành quốc gia cung cấp giày dép lớn không những cho thò
trường Hoa Kỳ mà còn cho cả Thế Giới. Chính vì vậy, Trung Quốc chiếm đến
73% kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thò trường Hoa Kỳ, một con số áp đảo
so với các quốc gia khác.
Riêng Brasil, một trong những nhà xuất khẩu giày dép sang thò trường Hoa Kỳ có
sản lượng sụt giảm đáng kể, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giày dép của quốc
gia này sang Hoa Kỳ là 1.084.211.000 usd thì đến 2008 kim ngạch này chỉ còn
512.834.000 usd.
Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ của các quốc gia
NĂM 2008
74%
6%
6%
3%
2%
9%
TRUNG QUỐC
ITA LIA
VIET NAM
BRASIL
INDONESIA
CÁ C QUỐC GIA KHÁC


Nguồn : National Trade Data (U.S)
Ngoài ra, giày dép nhập khẩu từ Italia, Việt Nam cũng chiếm thò phần đáng kể
hơn so với các quốc gia khác. Chiếm đến 6% lượng giày dép nhập khẩu là từ
Italia gồm: các giày dép cao cấp, chất lượng tốt cùng với giá thành cũng khá cao


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 13
phục vụ cho tầng lớp thượng lưu. Việt Nam cũng chiếm đến 6% lượng giày dép
nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm 2008 cũng đủ để nói lên sự hấp dẫn của thò
trường này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam.

1.3.2 Hệ thống tiêu thụ mặt hàng giày dép tại thò trường Hoa Kỳ:
Hệ thống phân phối và tiêu thụ giày dép tại Hoa Kỳ được đánh giá là chặt
chẽ và qua nhiều tầng lớp khác nhau. Để có thể thâm nhập vào hệ thống phân
phối giày dép tại thò trường này các doanh nghiệp cần chú ý đến nhà phân phối
chính (nhà bán sỉ). Từ nhà phân phối chính này, giày dép được phân ra cho các
cửa hàng bán lẻ, các trung tâm phân phối, các siêu thò. Mặt khác, nhà phân phối
chính cũng có thể được nhà sản xuất giao cho việc phân phối và tổ chức tiêu thụ
các loại mặt hàng giày dép của mình. Họ chọn lựa các hãng giày, các công ty
nhập khẩu có uy tín, giá cả tốt, có năng lực tài chính đảm bảo, để hợp tác và
phân phối hàng hoá bởi vì ra nhà phân phối chính có trong tay hệ thống phân
phối hiệu quả và tiêu thụ nhanh.
Như vậy, sau khi vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe của Hoa Kỳ về nhập khẩu
giày dép, các doanh nghiệp cần chú ý đến hệ thống phân phối tại thò trường này
để có thể đem lại hiệu quả cao trong việc xuất khẩu.
- Các cửa hàng trực thuộc các công ty: đây là các cửa hàng do các công ty,
nhà phân phối chính thành lập nhằm đưa sản phẩm của mình đến trực tiếp người
tiêu dùng. Các loại cửa hàng này chiếm khoảng 3% trong hệ thống phân phối.
- Các cửa hàng vãng lai (Off Price Store): là các cửa hàng chuyên phục vụ

cho khách vãng lai chiếm khoảng 3,5%.
- Các cửa hàng chuyên bán giày (Shoes Store): trong hệ thống phân phối
các cửa hàng chuyên doanh này dành khoảng 11,1%.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 14
- Các cửa hàng tạp hoá các cửa hàng tự doanh (Independent, Department
Store) dành khoảng 6,9%.
- Các cửa hàng trực thuộc các nhà sản xuất: đây là các loại cửa hàng do
nhà sản xuất tự mở ra, các cửa hàng chỉ chuyên bán duy nhất sản phẩm do nhà
máy của mình sản xuất chiếm tỷ trọng khoảng 5,4% trong hệ thống phân phối.
- Các cửa hàng bán lẻ (Shoes chains, National chains) chiếm khoảng 18,5%.
- Các cửa hàng giảm giá và các nhà buôn: chiếm đến 14% trong hệ thống
các nhà phân phối, các cửa hàng giảm giá rất được các tầng lớp dân cư có thu
nhập thấp ưa chuộng nhất là vào các dòp lễ hoăïc dòp cuối năm.
- Các cửa hàng chuyên bán đồ thể thao (Sporting goods): đây là các cửa
hàng chuyên bán các dụng cũ thể thao nói chung trong đó có các loại giày thể
thao , các cửa hàng loại này chiếm đến 14,7%.
- Các cửa hàng chuyên bán các giày phục vụ cho các vận động viên
(Athletic Footwear Speciality) chiếm khoảng 8.7%.
- Ngoài ra , còn phải kể đến đó là các hệ thống các siêu thò tại thò trường
này. Các siêu thò tại Hoa Kỳ chiếm một phần rất đáng kể trong việc phân phối
các mặt hàng nói chung và mặt hàng giày dép đến tay người tiêu dùng.

1.4 NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN THIẾT MÀ CÁC DOANH NGHIỆP CẦN
NẮM BẮT KHI XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀO HOA KỲ
Hoa Kỳ là một thò trường rất hấp dẫn, tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi ro
tiềm tàng nếu như các doanh nghiệp xuất khẩu không nắm vững các luật lệ khi
xuất khẩu hàng hoá.

Trước tiên các doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động yêu cầu các nhà nhập khẩu
cung cấp các thông tin chi tiết về yêu cầu của Hoa Kỳ đối với mặt hàng giày
dép: như yêu cầu về chất lượng, hạn ngạch, tiêu chuẩn kó thuật, nhãn mác… và


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 15
còn phải chú ý rằng: Có một số loại hàng hoá có thể bò cấm nhập hoặc hạn chế
nhập khẩu vì lý do an ninh và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và luật lệ tại Hoa
Kỳ luôn thay đổi vì vậy các doanh nghiệp cần phải thường xuyên chú ý và cập
nhật.
Một số bộ luật mà các doanh nghiệp cần chú ý tham khảo trước khi quyết đònh
xuất khẩu sang thò trường Hoa Kỳ gồm Luật chống bán phá giá, chống trợ giá,
luật thuế quan 1930 về chống cạnh tranh không công bằng và vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ:
- Luật chống bán phá giá (Antidumping Duty): trong những năm gần đây,
các doanh nghiệp của chúng ta trong rất nhiều ngành nghề khi xuất khẩu sang
nước ngoài thường bò các cơ quan sở tại khởi kiện bán phá giá. Theo cục cạnh
tranh tính đến nay, Việt Nam đã bò 31 vụ kiện bán phá giá trong đó có 23 trường
hợp bò kết luận là bán phá giá và bò áp thuế chống bán phá giá, trong đó có 3 vụ
kiện về : gạo, bột ngọt, giày dép, tỏi, bật lửa…Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp
ngành hàng trong nước vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu luật pháp
quốc tế- một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp bò áp thuế chống bán
phá giá.
Đánh giá về các nguyên nhân các doanh nghiệp bò kiện, một số chuyên gia cho
rằng gồm có các nguyên nhân chính sau:
- Hầu hết các doanh nghiệp chúng ta chưa nắm vững luật lệ về chống bán
phá giá tại các nước sở tại.
- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng và Chính Phủ
chưa cao.

- Khâu chuẩn bò hồ sơ kiện chưa kó và chưa có phương án phòng bò đối với
việc chống bán phá giá khi tham gia thương mại trên thò trường quốc tế.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 16
Chúng ta cần phải thấy rằng khi tham gia vào thò trường toàn cầu thì việc bò kiện
bán chống phá giá thì khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta chủ động có
phương pháp phòng bò tốt, chủ động, sẵn sàng hợp tác với nước bạn trong việc
điều tra chống bán phá giá và chống lẩn tránh thuế bán phá giá thì có thể chúng
ta sẽ tránh được việc bò áp mức thuế này hoặc có thể bò áp thuế với mức thấp
hơn. Tại Hoa Kỳ, đất nước của nhiều luật thì luật chống bán phá giá được áp
dụng nhiều do nó dẫn đến việc áp dụng thuế cao hơn và có lợi cho nền kinh tế
của họ.
“Bán phá giá” là hàng hoá khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ với mức bán phá giá hoăïc
sẽ được bán phá giá với giá thấp hơn giá trò thông thường. Thuế chống bán phá
giá được áp dụng khi có đủ 2 điều kiện: một là, Bộ thương Mại Hoa Kỳ(DOC)
phải xác đònh hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán
phá giá ở thò trường Hoa Kỳ, hai là Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ
(USITC) phải xác đònh hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại
hoăïc đe doạ gây thiệt hại vật chất hoăïc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp
tương tự tại Hoa Kỳ.
- Luật chống trợ giá (Countervailing Duty): mục đích của luật chống trợ giá
là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài
được Chính phủ nước ngoài trợ giá khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ, mức thuế trợ giá
sẽ áp dụng bằng với mức trợ giá. Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai
điều kiện. Một là, Bộ thương Mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác đònh sản phẩm nước
ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp, gián tiếp cho việc chế tạo,
sản xuất tại nước xuất khẩu; hai là Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ
(USITC) xác đònh là hàng hoá trợ giá đã gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại

vật chất, ngăn cản việc hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 17
Các mức thuế tại Hoa Kỳ:
- Thuế nhập khẩu: Biểu thuế nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ được điều
chỉnh và bổ sung hàng năm, trong đó thể hiện cả mức thuế MFN và GSP. Riêng
thuế nhập khẩu cho giày dép tại thò trường Hoa Kỳ thuế suất nhập khẩu còn phụ
thuộc nhiều yếu tố:
- Kiểu dáng giày dép: cao đến mắt cá chân hay qua mắt cá chân …
- Thành phần nguyên liệu chế tạo: mũi giày bằng cao su hay bằng da
hoặc bằng nhựa…
- Chức năng của giày hoặc các loại giày chuyên dụng như: trượt
tuyết, đánh golf..
- Đối tượng sử dụng như: nam hay nữ.
- Giá trò của giày: từ 3 usd đến không quá 6,5usd/đôi hoăïc từ 6,5usd
đến không quá 12 usd/đôi.
- Mức thuế tối huệ quốc: (Most Favoured Nations-MFN) hay còn gọi là mức
thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường–Normal Trade
Relation, được áp dụng cho các nước là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế
Giới mà hiện nay Việt Nam chúng ta đã gia nhập, những nước chưa phải là
Thành viên của WTO nhưng đã ký Hiệp đònh thương mại song phương (Bilateral
Trade Agreement -BTA) cũng được nằm trong mức thuế này. Mức thuế Tối Huệ
Quốc nằm trong phạm vi từ dưới 1-40% trong đó các mặt hàng hầu hết chòu thuế
từ 2-7% (hàng giày dép thường chòu mức thuế cao hơn). Mức thuế MFN được ghi
trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu HTS của Hoa Kỳ.
Hiện nay Việt Nam xếp ở vò trí 243 trong tổng số 250 nước áp dụng mức thuế
MFN này khi nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 18
- Mức thuế phi tối huệ quốc (Non –MFN) được áp dụng đối với những nước
chưa phải là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới và chưa ký Hiệp đònh
Thương Mại song phương, mức thuế này thường có thuế suất rất cao so với MFN
và từ 20-110%, áp dụng đối với các nước như: Lào, Cu Ba, Bắc Triều Tiên. Mức
thuế này được ghi ở cột 2 trong biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ.
- Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System Of Preferences –
GSP), đây là chính sách thuế mà Hoa Kỳ cho các nước khác hưởng có tác dụng
được giảm hoặc miễn thuế khi nhập khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Chương trình
GSP được bắt đầu thực hiện 1/1/1976. Theo Luật Hoa Kỳ, Tổng thống bò cấm
không được cho các nước cộng sản hưởng GSP trừ khi: các sản phẩm nước đó
được hưởng MFN, nước đó là thành viên của WTO, nước đó không bò chi phối
bởi cộng sản quốc tế. Hàng năm, danh sách các nước và các mặt hàng được
hưởng GSP, được điều chỉnh và quyết đònh bởi Tổng Thống sau khi tham khảo đề
xuất của Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ (US Trade Representative – USTR), Uỷ
Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ ( International Trade Committee –ITC), các
cơ quan hành pháp và công chúng, chính vì vậy để được hưởng chế độ GSP là rất
khó. Hiện nay, chỉ có 124 nước và vùng lãnh thổ được hưởng chế độ GSP của
Hoa Kỳ trong đó không có Việt Nam. Để được hưởng GSP thì : hàng hoá phải
được nhập trực tiếp từ các nước được hưởng, trò giá hàng hoá được tạo ra từ các
nước được hưởng lợi ít nhất 35%.
- Xuất xứ của hàng hoá: nguyên tắc chung và cơ bản để xác đònh nước xuất
xứ của hàng hoá là dựa vào biến đổi đặc tính giá trò gia tăng của hàng hoá, theo
nguyên tắc này nước xuất xứ của hàng hoá là nước cuối cùng sản xuất ra hàng
hoá đó với điều kiện hàng hoá đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính
sử dụng mới. Luật Thuế quan của Hoa Kỳ 1930 quy đònh:



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 19
- Nước xuất xứ phải được ghi bằng tiếng Anh một các rõ ràng, dễ đọc,
ở chỗ dễ thấy.
- Không cho phép ghi trên nhãn hoăïc bao bì hàng hoá có xuất xứ từ
nước ngoài những từ như: United States, hay bất kỳ tên thành phố nào của Hoa
Kỳ.
Các nhà nhập khẩu vi phạm về đánh dấu xuất xứ hàng hoá sẽ bò Hải quan giữ lại,
có thể bò phạt 10% trên trò giá hàng vi phạm trừ khi hàng đó được tái xuất, thiêu
huỷ dưới sự giám sát của họ. Vì vậy để tránh những thiệt hại đáng tiếc cho cả
hai bên các nhà xuất khẩu Việt Nam cần thoả thuận một cách cụ thể với nhà
nhập khẩu về cách đánh dấu xuất xứ.
Ngoài ra, đối với hàng rào phi thuế quan trong ngành giày dép, tiêu chuẩn SA
8000 là một tấm giấy thông hành cần thiết để nhập khẩu vào thò trường Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa vào thực hiện tiêu chuẩn này càng sớm
càng tốt, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế toàn cầu, mặc dù chúng ta biết rằng việc thực hiện tiêu chuẩn này không
phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm vì cần nhiều chi phí và thời gian.

1.5 KINH NGHIỆM CỦA Trung Quốc TRONG VIỆC XUẤT KHẨU
GIÀY DÉP VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Trung Quốc là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về ngành
hàng giày dép, cho đến nay, nhất là ở thò trường Hoa Kỳ và EU, Trung Quốc
luôn dẫn đầu về số lượng cũng như giá trò xuất khẩu giày dép. Để đạt được
những thành tựu đó, Trung Quốc đã có những chiến lược lâu dài, thể hiện sự
chuẩn bò khá kó lưỡng cho ngành hàng này.
Chiến lược của Trung Quốc thể hiện trước nhất ở khâu cung cấp nguyên liệu cho
sản xuất, đây cũng có lẽ là khâu còn hạn chế của Việt Nam chúng ta.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 20
Về ngành da:
- Trung Quốc hiện là quốc gia đang đứng đầu Thế Giới về nguồn cung cấp
da, da heo và da cừu Trung Quốc có lượng cung cấp đứng đầu Thế giới, riêng da
bò xếp thứ 3 trên Thế Giới .
- Khả năng xuất khẩu da của Trung Quốc rất lớn, hàng năm Trung Quốc có
khả năng cung ứng hàng trăm triệu mét vuông da vào khoảng 500 triệu mét
vuông, chiếm 20% lượng da trên toàn Thế Giới
3
.
- Bên cạnh đó khả năng xuất khẩu giày da của Trung Quốc khoảng 60 triệu
đôi hàng năm, chiếm 53% tổng sản lượng xuất khẩu giày dép trên thế giới, riêng
giày da Trung quốc chiếm khoảng 15%.
• Chiến lược phát triển các cơ sơ,û công ty cung cấp da sống: Trung Quốc có
khoảng 2300 các doanh nghiệp cung cấp da sống trên toàn quốc, thu hút lao động
trong ngành này hơn 80000 người. Trong đó các doanh nghiệp tư nhân chiếm
42%, các doanh nghiệp tập thể chiếm 24%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 23% và các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 11%.
Bảng 1.4: Sản lượng cung ứng da thuộc của Trung Quốc.
(trăm triệu tấm)
1997 1998 1999 2000 2001
1 1,1 1,3 1,43 1,62
Nguồn : Environmental requirements , Market access, and Competitiveness in the Leather
and Footwear sector in China – Bangkok 19-21 November 2003.

- Ngoài ra, để phân vùng sản xuất nguyên liệu da- là nguyên liệu chính của
sản xuất giày dép Trung Quốc đã quy hoạch sẵn những vùng tập trung sản xuất
chủ yếu là da sống và da thuộc. Việc quy hoạch các vùng cung cấp nguyên liệu
cho giày dép đã tạo lợi thế nhất đònh cho quốc gia này trong việc sản xuất và


3
Environmental requirments , Market access, and Competitiveness in the Leather and Footwear sector in
China – Bangkok 19-21 November 2003



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 21
xuất khẩu, không bò thiếu hụt nguyên liệu, ổn đònh đầu vào, ổn đònh giá thành và
qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia này về ngành hàng
giày dép. Và thực tế đã cho thấy, hiện nay sản lượng xuất khẩu giày dép của
Trung Quốc đang dẫn đầu hầu hết các thò trường. Trung Quốc thu hút được các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất và ngành chế biến da, qua đó
Trung Quốc đã thu hút được kó thuật chế biến, thuộc da tiên tiến góp phần tạo
nên chất lượng da và mỹ thuật của da thuộc.
Góp phần vào việc phát triển chiến lược cung cấp nguyên liệu cho ngành
dày dép còn có vai trò của Hiệp Hội Công Nghiệp Da Trung Quốc thể hiện:
thành lập mạng lưới cung cấp da bằng các thông tin về: thò trường, ngành công
nghiệp da, gắn nhãn da chính xác, các cuộc trưng bày, triễn lãm da trong nước và
quốc tế, năng lực sản xuất và các quy đònh về bảo vệ môi trường; hàng tháng các
doanh nghiệp được cập nhật về thông tin thò trường da, xu hướng tiêu dùng nội
đòa và trên Thế Giới; hàng tuần Hiệp Hội cũng cập nhật thông tin về mức cung
và cầu, báo cáo về phân tích các thò trường thường xuyên; tổ chức các cơ hội
giao thương về kó thuật và thương mại giữa các nhà sản xuất trong nước và nước
ngoài.
Bảng 1.5 : Các vùng sản xuất da chủ yếu của Trung Quốc (2001)
STT VÙNG 10000 M
2
TỶ TRỌNG(%)

1 Zhejiang 25.305 60,6
2 Hebei 3.828 9,2
3 Shandong 2.648 6,3
4 Guangdong 1.853 4,4
5 Henna 1.772 4,2
6 Hunan 1.166 2,8
7 Guangxi 1.105 2,6


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 22
8 Sichuan 961 2,3
9 Fujian 834 2,0
Nguồn : Environmental requirements …. in China – Bangkok 19-21 November 2003.

Như vậy, trong chiến lược phát triển sản phẩm và nguyên liệu Trung Quốc đã
đánh giá đúng mức tầm quan trọng của thông tin, qua đó giúp các doanh nghiệp,
các cơ quan Trung ương có sự điều chỉnh hợp lý hàng tháng và hàng năm để
cung cấp sản phẩm theo đúng yêu cầu của thò trường.
- Để có thể có chiến lược thâm nhập và phát triển sản phẩm một cách hiệu
quả, quốc gia này cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn trong việc
đăng ký nhãn mác: 1994 Trung Quốc đã đăng kí chứng nhận nhãn mác về da thật
tại Uỷ Ban về Hành Chính và Thương Mại, nhãn hiệu da của Trung Quốc đã
được đăng ký ở 14 quốc gia khác nhau bao gồm Cộng Hòa Liên Bang Đức (nhãn
hiệu số 705857) và do đó chất lượng của sản phẩm này đáp ứng được những yêu
cầu của quốc tế.
• Về sản xuất sản phẩm và đáp ứng thò trường xuất khẩu: sau khi Trung
Quốc gia nhập vào WTO, mặc dù các rào cản về thuế quan đã giảm đi nhưng tại
những thò trường xuất khẩu trọng điểm đã xuất hiện những rào cản phi thuế quan
và những rào cản về kó thuật- đánh giá được sự khó khăn của vấn đề này – sau 7

năm chuẩn bò, vào ngày 1/7/2002–quốc gia này đã hoàn thành kế hoạch về
“nhãn mác của genuine leather và eco leather”: bao gồm các tiêu chuẩn kó thuật
đáp ứng được yêu cầu của thò trường về các chất hoá học có trong da thuộc như
formaldehyde, pentachlorophenon, sexavalent chrome và azo.
- Trung Quốc cũng đã cho công bố các phương pháp kiểm tra phổ biến theo
tiêu chuẩn DIN của Đức. Vì vậy, các sản phẩm có sử dụng da sản xuất ra đã đáp
ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của quốc tế do các doanh nghiệp tiếp


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 23
xúc được với hệ thống kiểm tra sản phẩm từ trước .
- Ngoài ra, trong công nghệ sản xuất giày dép Trung Quốc còn tự cung cấp
các phụ liệu khác như ren, móc khoá, các phụ kiện trang trí khác…. đáp ứng nhu
cầu về nguyên phụ liệu trang trí cho các sản phẩm giày dép.
- Một mặt có chiến lược cung cấp nguyên liệu và phát triển sản phẩm hợp
lý, quốc gia này còn tự đáp ứng các loại máy móc sản xuất giày dép và xuất
khẩu công nghệ ra các nước khác, do đó Trung Quốc đã tự chủ trong vấn đề công
nghệ sản xuất nên họ có thể giảm giá thành sản phẩm do giá thành công nghệ
sản xuất rẻ, thời gian khấu hao ít.
Ngoài ra, theo Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông, Trung quốc đã và
đang thực hiện dự án tổng thể lớn xây dựng ngành giày tập trung tại Dong Guan
(Đông Quảng), Quảng Đông để tạo lợi thế cạnh tranh mới trên thò trường Châu Á
về ngành da giày. Với việc qui hoạch này Trung Quốc tạo cho mình lợi thế về
chiến lược: dựa vào quần thể tập trung các doanh nghiệp, chấp nhận nhiều thách
thức trong việc chuyển đổi cơ cấu; lợi thế về tập trung và lợi thế về qui hoạch.

1.6 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trong chiến lược phát triển ngành giày dép của Việt Nam chúng ta đã phát triển
sau Trung Quốc một thời gian nhất đònh do họ đã có quá trình chuẩn bò lâu dài,

mặt khác do vò trí đòa lý và phân bố dân cư nên đã có những điều kiện thuận lợi
nhất đònh trong phát triển ngành.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải học tập những kinh nghiệm của Trung Quốc để
qua đó có những chiến lược phát triển ngành phù hợp và vẫn tiếp tục đẩy mạnh
ngày giày dép trong thời gian sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Kinh nghiệm về xây dựng hệ thống cảnh báo sớm: đây là một giải pháp


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 24
mang tính chiến lược lâu dài, để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thò
trường và vượt qua những rào cản phi thuế quan, cần có những hệ thống cảnh
báo sớm trong ngành–và từ hệ thống này ngành, các doanh nghiệp có thể biết
được những tiêu chuẩn nào của thò trường về sản phẩm giày dép mà doanh
nghiệp chưa đáp ứng được, những vấn đề nào doanh nghiệp cần phải khắc phục
khi nhập khẩu và phát triển sản phẩm mà có kế hoạch sản xuất và phòng bò phù
hợp. Để phát triển hệ thống này cần có sự phối hợp giữa các tham tán thương
mại, bộ công thương, Hiệp hội và các doanh nghiệp với công nghệ thông tin
quốc gia đóng vai trò chính.
- Kinh nghiệm về xây dựng vùng nguyên liệu: chúng ta thiếu hẳn chiến
lược quy hoạch vùng nguyên liệu mà ở điều này nước bạn làm rất tốt do họ đã
có chiến lược dài hơi để chuẩn bò. Trong năm 2001 Tổng Công Ty Giày dép
Việt Nam có đệ trình Chính Phủ về chiến lược đẩy nhanh tốc độ phát triển
ngành giày dép trong đó Tổng công ty có đề nghò quy hoạch các vùng phát triển
công nghiệp giày dép, tuy nhiên vấn đề phát triển nguyên phụ liệu như thế nào
đối với ngành thì chưa được nhắc đến.
- Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm: có thể nói về mặt này sản phẩm
giày dép của Trung Quốc thực hiện khá tốt, đối với từng thò trường họ có những
chuẩn sản phẩm thích hợp riêng cho thò trường đó, chính vì thế sản phẩm giày
dép của Trung Quốc luôn đáp ứng tốt cho thò trường mà họ thâm nhập.

- Kinh nghiệm về phát triển thò trường: Trung Quốc luôn đi đầu trong việc
thâm nhập các thò trường mới và phát triển thò phần ở thò trường mà họ đã thâm
nhập, nên các doanh nghiệp của họ ít bò động và có khả năng cạnh tranh cao.
- Trong thời gian tới để chúng ta có thể chủ động trong cung cấp nguyên
phụ liệu cho ngành giày dép, chúng ta cũng cần có những chiến lược về nguyên
phụ liệu.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Trên cơ sở những thực tiễn về nhu cầu giày dép trên Thế Giới ngày càng lớn
và thò trường Hoa Kỳ là thò trường có nhu cầu nhập khẩu tăng trưởng hàng năm,
sẽ tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành giày dép Việt Nam trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng giày dép ra thò trường thế giới nói chung và thò trường Hoa
Kỳ nói riêng. Với những lợi thế về nhân công rẻ, ưu đãi về đầu tư, Việt Nam sẽ
là nơi thu hút các doanh nghiệp trong ngành giày dép ở nước ngoài cũng như các
doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất và mặt hàng giày dép sẽ vẫn là một
trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam chúng ta trong thời gian tới
Thò trường Hoa Kỳ là một thò trường khắt khe với nhiều qui đònh, tiêu chuẩn
cũng như luật lệ phức tạp, vì vậy, để có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu nhiều
hơn vào thò trường này thì việc nắm vững và tìm hiểu kó các qui đònh, luật lệ của
Hoa Kỳ là yêu cầu tiên quyết.
















×