Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tìm hiểu về thông tin điện báo và hệ thống máy fax

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.21 KB, 22 trang )


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT-HÀN
KHOA TIN HỌC ỨNG DỤNG



ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THÔNG TIN ĐIỆN BÁO VÀ
HỆ THỐNG MÁY FAX
GVHD : Dương Hữu Ái
SVTH : Nguyễn Ngọc Cường
Lớp : CCVT03A
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ
VIỆT-HÀN
KHOA TIN HỌC ỨNG DỤNG



ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU THÔNG TIN ĐIỆN BÁO VÀ
HỆ THỐNG MÁY FAX
GVHD : Dương Hữu Ái
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Cường
Lớp : CCVT03A
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 3
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ khối thông báo giữa 2 trạm thông tin điện báo


Hình 1.2: Mã 5 đơn vị
Hình 1.3 Đồ thị thời gian của dòng điện khi pkhát chử Y, R
Hình 1.4 Mạch liên lạc đường điện báo Teletype
Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn của thiết bị FAX
Hình 2.1: Sơ đồ khối của máy FAX
Hình 2.2: Sơ đồ khối mô tả nguyên lý hoạt động của khối phát
Hình 2.3 Sơ đồ khối mô tả nguyên lý hoạt động của khối thu.
Hình 2.4: Sơ đồ khối phần sao chép
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 4
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều thiết bị như ti vi,
điện thoại, micro, loa… hay hiện đại hơn là máy in, máy fax. Tất cả những thiết bị này
đều được gọi là những thiết bị đầu cuối của thông tin.
Một hệ thống thông tin truyền tin tức từ nguồn tới đích nhận tin. Trong đó thiết
bị đầu cuối thông tin nằm ở đầu hệ thống biến đổi tin tức nguồn thành tín hiệu điện và
nằm ở cuối hệ thống để biến đổi tín hiệu điện thành các tin tức có dạng phù hợp với
yêu cầu nhận tin.
“Thiết bị đầu cuối thông tin” là môn học về nguyên lí các phương pháp biến đổi
tin của các thiết bị đầu cuối khác nhau. Những vấn đề liên quan đến lượng tin nhìn
được giới thiệu riêng ở giáo trình truyền hình.
Máy fax là một thiết bị hữu ích như vậy. Với sự phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật, các loại máy fax ra đời với những tính năng càng ngày càng hiện
đại. Các văn bản, hình ảnh được gửi từ nơi này đến nơi khác với độ chính xác cao. Có
thể xem nó như một máy photocopy có khả năng thông tin.
Ở đồ án này em tập trung vào trình bày sơ lượt về thông tin điện báo và hệ
thống máy FAX. Đồ án bao gồm 2 chương:
Chương I: Hệ thống thông tin điện báo.
Chương II: Tổng quan về hệ thống máy FAX.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ của bản thân nên trong đồ án

này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 5
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
CHƯƠNG I. THÔNG TIN ĐIỆN BÁO
1.1 Tổng quan về nguyên lí thông tin điện báo:
1.1.1 Khái niệm:
Thông tin điện báo là kỹ thuật dùng tín hiệu điện để truyền các ký hiệu mang tin
tức. Ký hiệu có thể là chữ cái, chữ số, dấu hoặc hình ảnh thông qua máy điện báo đầu
cuối nhờ môi trường truyền dẫn.
1.1.2 Sơ đồ khối thông báo giữa hai trạm:
Thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối B
TỔNG ĐÀI
Tài liệu
TD
Dây BUS
truyền dẫn
Sơ đồ khối thông báo giữa 2 trạm được mô tả như hình 1.1
Hình 1.1: Sơ đồ khối thông báo giữa 2 trạm thông tin điện báo
Chức năng chủ yếu của tổng đài điện báo là điều phối thông tin dạng văn bản,
công việc điều phối ở đây gồm 2 phần: kết nối liên lạc và xử lý mức độ ưu tiên liên lạc
khi xảy ra tranh chấp (chẳng hạn khi nhiều thuê bao cùng muốn sử dụng một đường
dây trung kế, phải kết nối thuê bao nào và buộc thuê bao nào phải chờ đợi…).
Để kết nối liên lạc tổng đài điện báo phải kết nối cho 2 thiết bị đầu cuối A & B.
Giả sử thiết bị đầu cuối A là thuê bao chủ gọi, thiết bị đầu cuối B là thuê bao bị gọi thì
quá trình kết nối liên lạc có thể chia ra làm 4 giai đoạn theo trình tự sau:
- Giai đoạn chiếm dụng đường dây.
- Giai đoạn quay số kết nối
- Giai đoạn liên lạc .

- Giai đoạn giải phóng đường dây
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 6
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
1.1.2.1 Giai đoạn chiếm dụng đường dây:
Là giai đoạn bắt đầu từ lúc thuê bao chủ gọi (A) vào chương trình phần mềm
VDC/TEX và tự động gọi số thuê bao bị gọi (B) theo các số quy định, nó sẽ tạo ra sự
thay đổi tín hiệu điện trên đường dây từ thuê bao A đến tổng đài điện báo. Lúc này,
tổng đài điện báo trung tâm nhận biết được “tín hiệu gọi” từ thuê bao A và đảo tín hiệu
điện trên đường dây từ tổng đài về thuê bao A. Đến đây ta nói đường dây giữa thuê
bao A và tổng đài điện báo đã được chiếm dụng.
1.1.2.2 Giai đoạn quay số kết nối:
Sau khi kết thúc giai đoạn (a) thì tổng đài điện báo sẽ gửi thông báo đến thuê bao
A yêu cầu gửi số.
Tất cả các thuê bao đều được cài đặt các số thuê bao thường liên lạc và trong
Menu còn có khả năng sửa đổi số thuê bao cần liên lạc.
Khi nhận được thông báo trên màn hình thì thuê bao A tiến hành ấn phím gửi số.
Tổng đài có nhiệm vụ phân tích số nhận được và tiến hành kết nối cho thuê bao chủ
gọi (A) liên lạc với thuê bao bị gọi (B) thì trên đường dây đến thuê bao B cũng có tín
hiệu điện biến đổi. Sau một thời gian trễ cho phép, nếu thuê bao B rỗi thì lập tức trên
màn hình thuê bao A sẽ hiện lên hô hiệu của thuê bao B. Lúc này, thuê bao A bắt đầu
vào phiên liên lạc với thuê bao B.
c) Giai đoạn liên lạc
Giai đoạn này tổng đài có nhiệm vụ chuyển tập tin từ A đến B và ngược lại từ B
đến A. Ngoài ra nó có khả năng kiểm tra xử lý tập tin giữa A và B (lưu văn bản, xử
lý ).
d) Giai đoạn giải phóng đường dây:
Khi kết thúc liên lạc thuê bao A phát tín hiệu STOP, tổng đải giải phóng liên lạc,
tính cước và chuẩn bị kết nối liên lạc cho cuộc gọi tiếp theo.
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình kết nối liên lạc, nó có thể là giai đoạn kế
tiếp của B hoặc của C…

Các thiết bị đầu cuối được sử dụng thường là một máy tính gồm có: màn hình,
CPU, máy in, bàn phím và hệ thống giao diện (card Telex chuyên dụng) để giao tiếp
với các đường dây trung kế tới tổng đài điện báo trung tâm.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 7
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
1.2 Các loại mã dung trong thông tin điện báo:
Mã là tổ chức các ký hiệu theo một quy luật nhất định để diễn đạt nội dung
thông tin cần thiết.
1.2.1. Mã Morse
Năm1837 ông Smorse đã phát minh ra tín hiệu điện tín mà chúng ta quen gọi là
tín hiệu Morse.
Tín hiệu Morse bao gồm những (.) chấm, (-) gạch đặc trưng cho các chữ cái, chữ
số và dấu để truyền đưa tin tức. Thực hiện thông tin dưới dạng này, người ta gọi là
thông tin điện báo Morse.
Đến năm 1901 cải tiến tín hiệu Morse là những (.) (-) thành tín hiệu âm thanh (.)
chấm được thay bằng âm “tịch”. (-) gạch được thay bằng âm “tà)
Thông tin điện báo Morse được đổi tên gọi là điện báo Morse âm thanh.
* Cấu tạo mã : (.)= tịch = 1 đơn vị thời gian có dòng điện.
(-) = tà = 3 đơn vị thời gian có dòng điện.
Khoảng cách giữa (.) với (.), (.) với (-), (-) với (-) bằng một đơn vị thời gian
không dòng điện
Khoảng cách giữa các chữ trong 1 tiếng bằng 3 đơn vị thời gian không dòng
điện, khoảng cách giữa các tiếng bằng 5 đơn vị thời gian không dòng điện.
Tai nghe
(Loa)
Máy
thu
Đường dây
* Mạch liên lạc:
Mã Morse được sử dụng trong thông tin điện báo Morse âm thanh.

SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 8
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
Nguyên lý làm việc:
Căn cứ vào bản tin cần phát, điện báo viên bên phát dịch thành tín hiệu và ấn ma-
nip (mở, đóng nguồn) đưa dòng điện từ dương nguồn → ma-nip → đường dây → máy
thu → đất → âm nguồn máy phát. Máy thu được cấp nguồn, tạo ra dao động âm tần,
đưa đến loa phát ra âm thanh. Điện báo viên bên thu căn cứ vào âm thanh thu được
dịch ghi thành văn bản.
1.2.2. Mã 5 đơn vị :
Mã 5 đơn vị là mã mỗi chữ cái, chữ số và dấu đều được đặc trưng bằng 5 xung
điện có dòng hay không có dòng điện, xung điện có dòng ký hiệu bằng chữ số (1),
xung điện không dòng ký hiệu bằng chữ số (0).
Ví dụ : Chữ y = 10101, chữ r = 01010.
Để phân biệt mỗi tổ hợp mã “1 chữ” trước mỗi tổ hợp có 1 xung khởi là xung
không dòng & để kết thúc mỗi tổ hợp mã thì cuối một tổ hợp có 1 xung ngừng là xung
có dòng.
• Cấu tạo mã 5 đơn vị được mô tả ở hình 1.3
Hình 1.2: Mã 5 đơn vị
Mã 5 đơn vị được sử dụng trong điện báo truyền in chữ (Teletype). Ví dụ về mã 5
đơn vị được mô tả ở hình 1.4.
K
1
0
1
0
1
N
K
0
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 9

N
5
4
3
2
1
K
T=Một đơn
vị thời gian
= 20 ms
T
1.5T
T
T
T
T
T
Thời gian một tổ hợp mã
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
1
1
N
0
0
Chữ Y
Chữ R
Hình 1.3 Đồ thị thời gian của dòng điện khi pkhát chử Y, R
* Nguyên lý thông tin điện báo truyền in chữ như sau :
Đầu A
đường dây

Teletype
Teletype
Đầu B
Hình 1.4 Mạch liên lạc đường điện báo Teletype
2 Máy teletype có thể đấu liên lạc trực tiếp với nhau, hoặc liên lạc thông qua kết
nối của tổng đài điện báo.
Ở đầu phát căn cứ vào bản tin cần phát , điện báo viên đánh lên bàn phím (tương
tự bàn phím máy vi tính). Máy teletype ở đầu phát sẽ biến đổi các chữ, được điện báo
viên ấn lên phím thành các tổ hợp mã 5 đơn vị truyền lên đường dây tới phần thu của
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 10
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
máy Teletype ở đầu thu. Bộ phận thu ở máy teletype ở đầu thu sẽ biến đổi các tổ hợp
mã 5 đơn vị thu được thành các chữ, số, dấu & in lên giấy tạo thành bản tin ở đầu thu.
Quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MÁY FAX
2.1 Sơ lượt về máy FAX:
2.1.1 Khái niệm:
Từ Facsimile bắt nguồn từ chữ latinh có nghĩa là sao chép nguyên bản, do đó từ
fax là chỉ một quá trình sao chép nguyên dạng.
Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn của thiết bị FAX

Vậy máy fax là thiết bị để truyền các bản tin, bản vẽ, hình ảnh các trang tài liệu
từ nơi này đến nơi khác qua đường dây điện thoại. Nói cách khác máy fax là một máy
photocopy có khả năng truyền thông.
2.1.2 Lịch sử phát triển của máy Fax:
Đầu tiên là thực hiện gửi tín hiệu theo dây dẫn. Nhà sáng tạo Alexander Bain
người Scotland được xem như người đầu tiên phát minh ra hệ thống gửi hồ sơ bằng tín
hiệu điện năm 1843. Ông dung tác động qua lại của quả lắc đồng hồ điện để tạo ra các
đường ngang, rà quét được các nét mực trên giấy. Đến năm 1951, Frederick Bakewell
cải tiến thêm phát minh của Bain và đem đến triển lãm tại London.

Năm 1861, Giovanni Caselli là nhà vật lý học người Ý, sang chế ra máy
Pantelegraph gửi được bản sao của hồ sơ gốc giữa Lyon và Paris. Thời gian này điện
thoại chưa được phổ biến. Năm 1881, Shelford Bidwel người Anh thiết kế máy rà và
vẽ hình, gửi được hình 2 chiều, không cần nơi nhận phải gởi lại bằng tay.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 11
TIÊU CHUẨN
ITU-T
TỐC ĐỘ PHÁT
THỜI GIAN PHÁT 1 TRANG A4
GG1
Thấp
Khoảng 6 phút
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
Đến khoảng năm 1900, Arthur Korn sang chế máy Bildtelegraph giúp phổ biến
các thông báo có hình những người mất tích hay đang bị truy nã tại châu Âu. Sau đó,
những máy gửi điện thư khác như máy Belinograf (1930) của Edouard Belin và máy
Hellschreiber của Rudolf Hell (1929). Rudolf Hell là người tiên phong trong thiết kế
cơ động rà quét hình và phát tín hiệu.
Tiến bộ hơn là việc gửi tín hiệu không cần dây dẫn. Năm 1924, Richard
H.Ranger nhân viên đài Radio Corporation of America sáng chế máy gửi hồ sơ bằng
sóng radio trong lòng biển. Đây là tiên thân của máy fax hiện nay. Ngày 29 tháng 11
năm 1924, hình chân dung tống thống Mỹ Calvin Coolidge gửi từ New York băng
ngang Đại Tây Dương đến London. Ngay nay máy fax dùng sóng radio vẫn còn được
sử dụng trong thông tin khí tượng. Cũng vào năm 1924, Herbert E. Ives dùng kỹ thuật
phân tách màu sáng chế ra máy Fax đầu tiên có khả năng in màu.
Giữa thập niên 1970, máy Exxon Qwip là máy đầu tiên dùng tia sáng để rà và
ghi tín hiệu lên một trục ống quay. Tia sáng phản chiếu thay đổi cường độ sáng tối tùy
theo dộ đậm nhạt trên giấy hồ sơ gốc. Cường độ tia sáng được đổi thành xung điện đưa
vào bộ phận phát âm. Tín hiệu âm thanh sau đó được truyền theo dây dẫn điện thoại
đến máy nhận. Máy nhận có bộ phận nghe, ghi nhận âm thanh và chuyển dịch thành

tín hiệu. Tín hiệu sau đó được truyền vào máy phun mực, in lên giấy bản sao nằm trên
một trục ống xoay cùng vận tốc với trục ống của máy gửi. Máy Exxon Qwip thời bấy
giờ kích thước rất lớn và rất đắt tiền. Chỉ có các hãng thiết kế lớn mới có khả năng
mua.
Đến năm 1985, Hank Magnuski chế ra phần cứng để dùng kỹ thuật fax trên bo
mạch chính của máy tính gọi là Gama Fax.
2.1.3 Phân loại:
Có hai loại chính: tương tự (analog) và số (digital). Kỹ thuật tương tự là hệ thống
cổ hơn, tài liệu truyền đi bằng cách quét từng phần của tài liệu, đó là nguyên nhân làm
chậm quá trình thông tin. Hệ thống fax số, phân tích tài liệu thành các số thực chứa
ảnh và nén nó lại sau đó truyền đi. CCITT định nghĩa 3 nhóm thiết bị FAX dùng
đường dây điện thoại: G1, G2, G3. Trong đó G1, G2 là kỹ thuật tương tự. Hiện nay G3
là tiêu chuẩn tiên tiến với tốc độ truyền và chất lượng in cao hơn, nó đang được sử
dụng rộng rãi trên mạng viễn thông. Tốt hơn cả là nhóm G4, nó sử dụng mạng thông
tin số hoá và hiện nay đã được sử dụng phổ biến.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 12
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
2.2 Nguyên lý truyền ảnh tĩnh :
Khi khoa học công nghệ phát triển, việc truyền đưa các văn bản đã không đáp
ứng được nhu cầu thực tế. ví dụ muốn truyền đi cả nội dung và các bức ảnh của một tờ
báo thì việc sử dụng điện báo 5 đơn vị không thể thực hiện được.
Nguyên lý truyền ảnh tĩnh có thể được mô tả tóm tắt như sau:
- Đầu phát sẽ quét phát tờ báo gốc, sau đó đưa vào bộ biến đổi thông tin hình
ảnh thành tín hiệu điện ( thực hiện biến đổi quang - điện ) và đưa vào máy phát để phát
tới đầu thu. Đầu thu nhận được tín hiệu và tiến hành giải mã và đưa vào bộ phận điều
khiển ghi, bộ phận ghi sẽ căn cứ vào tín hiệu nhận được điều khiển thiết bị ghi, ghi lại
nội dung ( thực hiện biến đổi điện - quang ) của trang báo cũng như các hình ảnh kèm
theo của trang báo.
- Có nhiều loại thiết bị ghi như: ghi nhiệt, ghi hoá học…các bản ghi này sẽ thể
hiện lại đúng nội dung mà trang báo bên phát đã phát đi.

- Ngày nay với trang thiết bị hiện đại hơn nên công việc tổ chức in báo tại nhiều
địa điểm trên cả nước được tiến hành hầu như đồng thời, sau khi đã hoàn chỉnh khuôn
báo.
Hiện nay nước ta đã in báo Nhân dân ở nhiều nơi như: Hà nội, TP Hồ chí Minh,
Đà nẵng, Bình định, Đắc lắc, Cần thơ,
2.3. Sơ đồ khối và hoạt động của máy FAX:
2.3.1.Sơ đồ khối :
Hình 2.1: Sơ đồ khối của máy FAX
2.3.2. Chức năng các khối :
2.3.2.1. Phần đọc:
Có nhiệm vụ biến đổi các tài liệu đưa vào thành các tín hiệu điện, thông qua hoạt
động của hệ thống quét ngang & quét dọc. Bao gồm các bộ phận sau:
- Motor đọc: Điều khiển trục ép giấy và trục mang giấy.
- Trục ép giấy và trục mang giấy: Đưa tài liệu vào trong máy.
- Đèn huỳng quang: phát sáng soi nội dung tài liệu.
- Gương phản xạ và thấu kính: Tập trung hình ảnh của tài liệu vào CCD.
- Bộ cảm biến hình ảnh CCD: Thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu
điện.
- Bộ khuếch đại: Khuếch đại nâng cao mức điện tín hiệu tín hiệu.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 13
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
- Biến đổi A/D: Thực hiện biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số có các bit
nối tiếp & biến đổi S/P: Thực hiện biến đổi tín hiệu số có các bit nối tiếp thành tín hiệu
số có các bit song song.
2.3.2.2. Phần ghi :
Có nhiệm vụ biến đổi các tín hiệu điện thu được thành hình ảnh. thực hiện các
thao tác in lại dữ liệu hình ảnh. Bao gồm các bộ phận sau:
- Motor ghi: Điều khiển trục ép giấy và trục mang giấy.
- Điều khiển đầu từ: Căn cứ dữ liệu từ điều khiển viết đưa tới để điều khiển đầu
từ nhiệt.

- Đầu từ nhiệt: Thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang để in lên
giấy.
- Giấy ghi: Sẵn sàng ghi nội dung bức FAX thu được.
2.3.2.3. Hệ thống xử lý trung tâm:
Có nhiệm vụ xử lý ( thực hiện quá trình mã hoá, giải mã ) các dữ liệu hình ảnh.
Bao gồm các bộ phận sau:
- CPU: Bộ xữ lý trung tâm, điều khiển toàn bộ các bộ phận của máy FAX hoạt
động.
- Điều khiển đọc: Điều khiển các bộ phận ở phần đọc làm việc và nhận tín hiệu
từ phần đọc đưa tới bộ nhớ RAM.
- Điều khiển đóng nguồn cho các motor.
- Điều khiển viết: Lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM đưa tới điều khiển đầu từ.
- RAM: Ghi nhớ các dữ liệu khi đoc, khi thu.
- ROM: Ghi nhớ chương trình hoạt động của máy FAX.
- Điều khiển modem: Điề khiể modem thực hiện biến đổi D/A khi phát, biến đổi
A/D khi thu.
- Điều khiển truyền dữ liệu: Thực hiện truyền dữ liệu từ RAM tới modem khi
phát, truyền dữ liệu từ modem tới RAM khi khi thu,
- Điều khiển khác: Nhận các tác động từ các cơ cấu bổ trợ đưa vào CPU
2.3.2.4. Các khối hỗ trợ :
. Nguồn cung cấp: có nhiệm vụ biến đổi nguồn điện công nghiệp 220 v thành
nguồn điện 1 chiều có các mức điện áp 5v để cung cấp cho hệ thống xử lý trung tâm &
các bộ phận khác, 12v để cung cấp cho motor làm việc.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 14
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
. Bàn điều khiển: Có nhiệm vụ mà thông qua đó người sử dụng phát tín hiệu gọi,
cài đặt chương trình thu – phát – sao chép, cài đặt hô hiệu
. Bộ cảm biến: Có nhiệm vụ phát hiện khi có bức facsimile cần phát đưa vào máy
facsimile.
. Modem: Có nhiệm vụ biến đổi dữ liệu hình ảnh từ tín hiệu số dữ liệu hình ảnh

thành tín hiệu tương tự dữ liệu hình ảnh khi thực hiện phát bức facsimile & biến đổi
tín hiệu tương tự dữ liệu hình ảnh thành tín hiệu số dữ liệu hình ảnh khi thực hiện thu
bức facsimile.
. NCU: Khối điều khiển đường dây có nhiệm vụ: Thực hiện nối máy facsimile
với đường dây điện thoại công cộng (PSTN) Khi tiến hành thu- phát bức facsimile,
thực hiện nối máy điện thoại (tách máy facsimile ra khỏi đường dây) với đường dây
khi tiến hành đàm thoại.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 15
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
2.4 Luồng tín hiệu ảnh gửi (phát ) bức Facsimile:
2.4.1 Sơ đồ khối mô tả hoạt động của quá trình truyền dẫn:
Hình 2.2: Sơ đồ khối mô tả nguyên lý hoạt động của khối phát
2.4.2 Nguyên lý hoạt động :
Đặt úp tài liệu vào khay đựng giấy, ấn số thuê bao bị gọi, ấn star, bộ cảm biến
phát hiện có yêu cầu phát bức FAX, thông báo cho bộ điều khiển khác, bộ điều khiển
khác thông báo cho CPU, CPU chuyển lệnh cho bộ điều khiển đọc làm việc, điều
khiển motor đóng nguồn cho motor đọc làm việc, điều khiển trục ép giấy, lăn giấy đưa
tài liệu vào trong máy và đóng nguồn cho đèn huỳnh quang sáng. Ánh sáng từ đèn
huỳnh quang chiếu vào tài liệu phản ánh độ sáng, tối của nội dung tài liệu thông qua
gương phản xạ và thấu kính đến bộ cảm biến hình ảnh CCD. Bộ cảm biến hình ảnh
CCD thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện hình ảnh tương ứng, với tín
hiệu Analog có biên độ điện áp đỉnh khoảng 1V. Tín hiệu tại đầu ra của bộ cảm biến
được đưa đến bộ khuếch đại điện áp để nâng cao mức điện có mức điện áp đỉnh ra xấp
xỉ 5V. Sau đó tín hiệu đi qua bộ biến đổi A/D để chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín
hiệu số là chuỗi bít nhị phân nối tiếp, chuỗi bít này được đưa qua bộ biến đổi nối
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 16
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
tiếp/song song (S/P) để biến đổi thành tín hiệu số có các bít song song. Sau đó đến bộ
điều khiển đọc đi qua các BUS dữ liệu để đến RAM lưu giữ. Quá trình đó được lặp lại
cho đến khi thu được 216 chữ (được 1728 bít dữ liệu ) tương ứng với đọc hoàn thành 1

dòng thì tài liệu được dịch vào để đọc dòng tiếp theo. Dữ liệu hình ảnh trong RAM sẽ
được đưa đến CPU để mã hoá, sau đó được gửi ngược trở lại RAM để lưu giữ.
Tuỳ theo yêu cầu truyền dẫn với tốc độ như thế nào và tuỳ theo chế độ làm việc
của máy Facsimiler mà sử dụng chuyển mạch SW
1
hay SW
2
để chọn modem G
3
hoặc
G
2
, theo yêu cầu của modem G
3
/G
2
mà CPU yêu cầu gửi dữ liệu hình ảnh trong RAM
qua bộ điều khiển truyền dữ liệu đến modem G
3
/G
2
. Modem G
3
/G
2
sẽ điều chế tín hiệu,
thực hiện biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự sau đó gửi tín hiệu lên đường dây
đến đối phương.
Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi 1 trang tài liệu được truyền đi
hoàn toàn, khi truyền hết 1 trang tài liệu thì ở máy fax đối phương sẽ nhận biết và

truyền ngược về máy phát báo kết quả thu tốt và 2 máy sẽ tiến hành kết thúc truyền số
liệu, giải phóng đường truyền.
2.5. Luồng tín hiệu ảnh khi thu (nhận) bức Facsimile:
2.5.1 Sơ đồ khối phần thu: Sơ đồ khối phần thu được mô tả ở hình 2.3:
Hình 2.3 Sơ đồ khối mô tả nguyên lý hoạt động của khối thu.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 17
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
2.5.2 Nguyên lý hoạt động :
Khi máy phát được nối thông với máy thu qua mạng điện thoại PSTN chúng
được chọn chế độ tương thích với nhau:
Trước khi bộ CPU điều khiển bộ điều khiển Modem đóng các chuyển mạch SW
2
,
SW
3
chọn G
2
hay G
3
và thiết lập ở chế độ giải điều chế các tín hiệu hình ảnh thu được
từ đường dây qua NCU -> SW
2
-> phần thu tín hiệu. Biên độ tín hiệu truyền dẫn được
điều chỉnh lại độ lợi nhờ bộ AGC -> SW
2
-> Modem G
2
hoặc G
3
tuỳ theo việc chọn lựa

tín hiệu hình ảnh được giải điều chế nhờ modem G
2
hoặc G
3
thực hiện biến đổi tín
hiệu điện thành tín hiệu số. ( Phải điều chỉnh lại độ lợi vì tín hiệu hình ảnh thu được
thông qua nhiều bộ biến đổi và đường dây do đó các mức thu sẽ bị suy yếu hoặc không
phù hợp do vậy biên độ tín hiệu được điều chỉnh nhờ AGC để đảm bảo mức điện cần
thiết cho bộ phận thu hoạt động tốt). Tín hiệu sau khi được giải điều chế được gửi đến
bộ điều khiển truyền dữ liệu dưới dạng các bít nối tiếp, bộ điều khiển truyền dữ liệu
biến đổi số liệu nối tiếp thành dữ liệu song song rồi gửi đến bus dữ liệu -> RAM để
lưu giữ. Sau khi thu được 216 từ = 1728 bit dữ liệu hình ảnh trong RAM thì được gửi
đến CPU để giải mã, sau khi giải mã xong tiến hành gửi ngược lại về RAM để lưu giữ,
khi một dòng dữ liệu được lưu giữ trong RAM thì CPU điều khiển bộ điều khiển
motor và bộ điều khiển ghi, dữ liệu hình ảnh được gửi đến bộ điều khiển viết -> trình
điều khiển đầu từ nhiệt. Tại đây sẽ tạo ra tín hiệu hướng dẫn và điều khiển đầu từ nhiệt
in ra dòng dữ liệu (quét ngang), sau khi 1 dòng được in ra giấy th́ giấy ghi được dịch
chuyển để chuẩn bị in ra dòng tiếp theo nhờ CPU điều khiển bộ điều khiển motor làm
cho các motor quay kéo trục lăn quay để thực hiệu quá trình quét dọc (in ra dòng tiếp
theo). Quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi 1 trang dữ liệu thu được in ra giấy ghi.
Khi in được 1 trang dữ liệu thì CPU điều khiển bộ điều khiển motor thông qua
trình điều khiển motor làm motor 1 mức quay thực hiện quá trình cắt giấy, bộ cắt hoạt
động để cắt giấy ghi hoàn thành 1 trang dữ liệu. Quá trình tiếp tục với trang dữ liệu
tiếp theo cho đến khi quá trình thu kết thúc, máy thu phát tín hiệu về cho máy phát báo
đã thu hết và thực hiện quá trình giải toả đường dây trở về trạng thái ban đầu.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 18
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
2.6 Luồng tín hiệu ảnh khi thực hiện sao chép:
2.6.1 Sơ đồ khối phần sao chép:
Sơ đồ khối phần sao chép được mô tả ở hình 2.4:

Hình 2.4: Sơ đồ khối phần sao chép
2.6.2 Nguyên lý hoạt động :
Cài đặt máy ở chế độ sao chép.
Khi đưa tài liệu vào thiết bị fax, bộ cảm biến phát hiện thông báo cho bộ điều
khiển khác, bộ điều khiển khác thông báo cho CPU, CPU chuyển lệnh cho bộ điều
khiển đọc làm việc, điều khiển motor đóng nguồn motor làm việc đưa tài liệu vào
trong máy và đóng nguồn cho đèn huỳnh quang sáng. Ánh sáng từ đèn huỳnh quang
chiếu vào tài liệu phản ánh độ sáng, tối của nội dung tài liệu thông qua gương phản
chiếu thấu kính đến bộ cảm biến hình ảnh CCD. Bộ cảm biến hình ảnh CCD thực hiện
biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện hình ảnh tương ứng, với tín hiệu Analog có
biên độ điện áp đỉnh khoảng 1V. Tín hiệu tại đầu ra của bộ cảm biến được đưa đến bộ
khuếch đại điện áp để nâng cao mức điên có mức điện áp đỉnh ra xấp xỉ 5V. Sau đó tín
hiệu đi qua bộ biến đổi A/D để chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số là chuỗi
bít nhị phân nối tiếp, chuỗi bít này được đưa qua bộ biến đổi nối tiếp/song song (S/P)
để biến đổi thành tín hiệu số có các bít song song. Sau đó đến bộ điều khiển đọc đi qua
các BUS dữ liệu để đến RAM lưu giữ. Quá trình đó được lặp lại cho đến khi thu được
1 trang FAX thì CPU điều khiển bộ điều khiển motor và bộ điều khiển ghi, dữ liệu
hình ảnh được gửi đến bộ điều khiển viết -> trình điều khiển đầu từ nhiệt. Tại đây sẽ
tạo ra tín hiệu hướng dẫn và điều khiển đầu từ nhiệt in ra dòng dữ liệu (quét ngang),
sau khi 1 dòng được in ra giấy thì giấy ghi được dịch chuyển để chuẩn bị in ra dòng
tiếp theo. Quá trình này được thực hiện do CPU điều khiển, bộ điều khiển motor 2
mức làm trục lăn quay, quá trình hoạt động cứ lặp đi lặp lại cho đến khi 1 trang tài liệu
được sao chép xong, bộ CPU điều khiển bộ điều khiển motor thông qua trình điều
khiển motor để motor 1 mức quay để cắt giấy ghi hoàn thành việc sao chép 1 trang tài
liệu.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 19
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 20
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
TỔNG KẾT VÀ ĐÁNH GIÁ

-Tổng kết:
Ngày nay thì việc truyền tin ngày càng dễ dàng và nhanh chóng nhờ các công
nghệ khác nhau. Nhưng FAX vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các văn phòng,
công ty…nhờ việc ngày càng phát triển công nghệ này. Từ những máy FAX tương tự
với tốc độ truyền dữ liệu thấp với công nghệ GI và GII thì nay với công nghệ GIII và
đặt biệt là GIV thì việc truyên tin nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.
-Đánh giá của giáo viên:










SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 21
Bài tập lớn thiết bị đầu cuối GVHD: Dương Hữu Ái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Phạm Minh Việt – ThS. Nguyễn Hoàng Hải (2004), Thiết kế mạch
đầu cuối viến thông, NXB khoa học và kỹ thuật.
[2] www.thuvienonline.com.vn
[3]
[4] www.mautailieu.com.vn
[5] www.ebook.edu.vn
[6] Cơ sở kỹ thuật laser của Trần Đức Hân và Nguyễn Minh Hiền
[7] Hệ thống viễn thông tập 1 và 2 của Phạm Minh Việt và Thái Hồng Nhị
[8] Thiết bị đầu cuối thông tin của Vũ Đức Thọ.
SVTH: Nguyễn Ngọc Cường 22

×