Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Tìm hiểu công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng ở Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.74 KB, 82 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây mạng viễn thông ở Việt Nam phát triển rất nhanh và
trở thành công nghệ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế ở Nhà nước. Mỗi
năm ngành viễn thông đã đóng góp cho ngân sách hàng tỷ đồng. Không những thế nó
còn giúp nâng cao dân trí người dân. Với tư cách là thành phần cấu thành nền mạng
viễn thông, công nghệ truy nhập ADSL đã khẳng định được vai trò quan trọng của nó
trong mạng viễn thông. Các dịch vụ do công nghệ ADSL cung cấp đã mang lại nhiều
lợi ích to lớn cho người sử dụng. Nó giúp cho những người sử dụng có thể trao đổi
thông tin với nhau; đáp ứng được những nhu cầu giải trí, tìm kiếm thông tin cho người
sử dụng.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp cho chất lượng dịch vụ của
ADSL được nâng cao: tốc độ truy nhập nhanh, thông tin được bảo mật, các lỗi ít xảy
ra… Tuy nhiên, các yêu cầu của người sử dụng ngày càng cao thì càng đòi hỏi mức
chất lượng cũng phải nâng cao để đáp ứng được những yêu cầu đó. Do vậy, cộng nghệ
ADSL vẫn tiếp tục được phát triển và không ngừng hoàn thiện.
ADSL2/ADSL2+ là công nghệ phát triển trên nền tảng của cộng nghệ ADSL để
đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, công nghệ ADSL2/ADSL2+
còn mới mẻ và còn hạn chế về trình độ, thế nên em đã nhằm mục đích tìm hiểu và
nghiên cứu về cộng nghệ ADSL2/ADSL2+. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ Tìm
hiểu công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng ở Lào”.
Nội dung đồ án bao gồm:
Chương I Tổng quan về cộng nghệ xDSL
Chương II Công nghệ ADSL.
Chương III Công nghệADSL2, ADSL2+ và khả năng ứng dụng ở Lào
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các
thầy cô trong bộ môn mạng Viễn thông và đặc biệt là sự hướng dẫn cụ thể, tận tình của
cô Dương Thanh Tú. Cho em xin được cảm ơn cô hướng dẫn và các thầy cô trông bộ
môn mạng Viễn thông cũng như toàn thể các thầy cô đang công tác trong Học viện
công ngeh Bưu chính Viễn thông đã đào, dạy dỗ tạo em trong suốt quá trình em học
tập tại Học viện.


Chanthanom Lớp D04vt2 - I -
Đồ án tốt nghiệp đại học Lời nói đầu
Do hạn chế về kiến thức và thời gian nên chắc chắn bản đồ án khó tránh khỏi
những sai sót. Em rất muốn được chỉ bảo góp ý của các thầy cô và các bạn để bản đồ
án được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2008

Sinh viên
Chanthanom
Chanthanom Lớp D04vt2 - II -
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU I
MỤC LỤC II
DANH SÁCH HÌNH VẼ III
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU V
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VI
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ xDSL IX
1.1 Công nghệ DSL IX
1.1.1 Khái niệm về DSL IX
1.1.2 Vòng thuê bao DSL XI
1.2 Họ công nghệ xDSL và phân loại XIII
1.2.1 Họ công nghệ xDSL XIII
1.2.2 Phân loại họ công nghệ xDSL XIII
1.2.3 Nhận xét và đánh giá công nghệ họ xDSL XVIII
1.3 Kết luận XIX
CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ ADSL XIX

2.1 Khái niệm ADSL XXI
2.2 Mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL XXI
2.3 Kỹ thuật truyền dẫn trong ADSL XXIII
2.4 Các phương pháp điều chế trong ADSL XXIV
2.5 Ghép kênh XXIX
2.6 Cấu trúc khung và siêu khung XXXIII
2.7 Hiệu năng của ADSL XXXVIII
2.8 Sửa lỗi trong ADSL XXXVIII
2.9 Kết luận XXXVIII
CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ ADSL2, ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Ở
LÀO XXXIX
3.1 Công nghệ ADSL2 XXXIX
3.1.1 Các mô hình tham chiếu XXXIX
3.1.1.1 Mô hình chức năng ATU XXXIX
3.1.1.2 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng XLI
3.1.1.3 Mô hình tham chiếu quản lý XLI
3.1.2 Một số tính năng mới của ADSL2 XLII
3.1.2.1 Các tính năng liên quan đến ứng dụng XLII
3.1.2.2 Các tính năng liên quan đến PMS-TC XLVI
3.1.2.3 Các chức năng liên quan đến PMD XLVIII
3.1.3 Kết luận về công nghệ ADSL2 LIX
3.2 Công nghệ ADSL2+ LX
Chanthanom Lớp D04vt2 - II - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
3.2.1 Một số tính năng mới của ADSL2+ so với ADSL2 LX
3.2.2 Một số tính năng khác của ADSL2+ LXVI
3.2.4 Khả năng nâng cấp ADSL2+ từ ADSL LXVIII
3.2.4.1 Mô hình nhà cung cấp dịch vụ ADSL2+ LXVIII
3.2.4.2 Giới thiệu về cơ bản các thành phần trong hệ thống cung cấp dịch
vụ ADSL2+ LXIX

3.2.5 Cấu trúc chung của ADSL2+ LXX
3.2.6 Thiết bị đầu cuối phía nhà cung cấp LXXI
3.2.7 Thiết bị phía khách hàng LXXII
3.2.8 Kết luận về công nghệ ADSL2+ LXXIII
3.3 Khả năng ứng dụng của công nghệ ADLS2+ ở Lào LXXIV
3.3.1 Giới thiệu chung về đất nước Lào LXXIV
3.3.2 Các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Lào LXXV
3.3.3 Khả năng ứng dụng của công nghệ ADSL2+ ở Lào LXXVII
3.3.3.1 Các dịch vụ LXXVII
3.3.3.2 Một số hạn chế để triển khai dịch vụ ADSL2+ LXXVIII
3.3.4 Kết luận LXXIX
KẾT LUẬN LXXX
TÀI LIỆU THAM KHẢO LXXXI
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Chanthanom Lớp D04vt2 - III - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
Hình 1.1 Vòng thuê bao DSL XI
Hình 1.2 Vòng thuê bao đa dịch vụ XIII
Hình 1.3 Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số DSL XIII
Hình 2.1 Mô hình tham chiếu ADSL XXII
Hinh 2.2 ADSL sử dung kỹ thuật ghép kênh theo tần số XXIII
Hình 2.3 Sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng XXIV
Hình 2.4 Ví dụ về hệ thống QAM truyền 4 bit trên 1 kí hiệu XXV
Hình 2.5 Chùm điểm QAM16 và QAM4 trên cùng hệ trục toạ độ với cùng mức
năng lượng XXVI
Hình 2.6 Sơ đồ khối bộ điều chế QAM XXVII
Hình 2.7 Sở đồ khối bộ giải điều chế QAM XXVII
XXVIII
Hình 2.8 Sơ đồ điều chế DMT đơn giản XXVIII
Hinh 2.9 cấu trúc siêu khung XXXIII

Hình 2.10 Khung dữ liệu đường nhanh XXXIV
Hinh 2.11 Định dạng byte đồng bộ đường nhanh còn gọi là (“fats byte”) XXXV
Hinh 2.12 Tạo khung đường xen XXXV
Hình 2.13 Định dạng byte đồng bộ đường xen còn gọi là “sync byte” XXXVI
Hình 3.1 Mô tả chức năng ATU XL
Hình 3.2 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng XLI
Hình 3.3 Mô hình tham chiếu giao thức quản lý XLII
Hình 3.4 Mô hình ứng dụng dịch vụ số liệu XLIII
Hình 3.5 CVoDSL sử dụng các kênh từ băng tần lớp vật lý để truyền các đường
thoại TDM XLIV
Hình 3.6 CVoDSL không đóng gói số liệu thoại như VoIP và VoATM XLV
Hình 3.7 Ghép nhiều đường dây điện thoại để tăng tốc độ số liệu XLV
Hình 3.8 Chức năng của IMA phía thu và phía phát XLVI
Hình 3.9 Minh họa cấu trúc khung với hai khung mang một đường XLVII
Hình 3.10 Minh họa cấu trúc khung với hai đường và hai khung XLVIII
Hình 3.11 Ảnh hưởng giữa các đôi dây bện với nhau trong cùng một cáp L
Hình 3.12 Tổng quan quá trình khởi tạo LI
Hình 3.13 Các chế độ công suất L0, L2 và L3 LIII
Hình 3.14 Biểu đồ minh hoạ quá trình vào L2 LV
Hình 3.15 Biểu đồ minh hoạ thủ tục vào ra L2 LVII
Hình 3.16 Hệ thống ADSL2 cải thiện khoảng cách so với ADSL LX
Hình 3.18 Tốc độ số liệu đường xuống của ADSL2+ so với ADSL2 LXII
Hình 3.19 ADSL2+ có thể được sử dụng để giảm xuyên âm LXIII
Hình 3.20 So sánh chế độ điện năng của ADSL và ADSL2/ADSL2+ LXIV
Hình 3.21 Ghép hai đường ADSL2+ LXIV
Hình 3.22 Cấu trúc cơ bản của việc ghép hai đường ADSL2+ LXV
Hình 3.23 Ngăn xếp giao thức cho việc ghép ADSL2+ LXVI
Chanthanom Lớp D04vt2 - IV - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
Hình 3.24 Khoảng cách và tốc độ đạt được của ADSL2+ so với ADSL LXVIII

Hình 3.25 Tổng quan hệ thống cung cấp ADSL 2+ LXIX
Hình 3.26 Cấu trúc mạng ADSL2+ LXX
Hình 3.27 Tổ chức nhà cung cấp dịch vụ LXXI
Hình 3.28 ATM-25 và Ethernet 10 Base T LXXII
Hình 3.29 Bộ định tuyến NT Router LXXIII
Hinh 3.30 bản đồ về đất nước Lào LXXV
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Chanthanom Lớp D04vt2 - V - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
E1 Đường truyền tốc độ
2048Kbps tiêu chuẩn Châu
Âu
ADSL Asymmetric Digital Subcriber
Line
Đường dây thuê bao số
không đối xứng
ATM Asynchronous Tranfer Mode Phương thức truyền tải
không đồng bộ
ATU ADSL Transmision Unit Khối truyền dẫn ADSL
ATU-C ADSL Transmission Unit-CO Khối truyền dẫn ADSL phía
tổng đài
Chanthanom Lớp D04vt2 - VI - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
ATU-R ADSL Transmission Unit-
Rmote
Khối truyền dẫn ADSL phía
thuê bao
BER Bit Error Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu

CAP Carrierless Amplitude Phase
modulation
Phương pháp khuyếch đại
sóng mang
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

CDSL Consumer DSL DSL cho khách hàng
CO Central Office Trạm trung tâm
DMT Discrete Multiple Tone
modulation
Điều chế đa tần rời rạc
DSL Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số
DSLAM DSL Access Multiplexer Khối truy nhập DSL
FDM Frequency Division
Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo
tần số
GSM Global System for Mobile
communication
Hệ thống truyền thông di
động toàn cầu
HDSL High bit rate DSL Đường dây thuê bao số tốc
độ bit cao
IDSL ISDN DSL Công nghệ đường dây thuê
bao số tốc độ 128kbps
IEEE Institute of Elactrical
Elactronics Engineers
Hiệp hội kỹ sư và điện tử
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ISDN Integrated Services Digital

Network
Mạng số đa dịch vụ
ITU International
Telecommunications Union
Liên minh viễn thông quốc
tế
ITU-T ITU-Telecommunication sector Tiểu ban viễn thông của
Liênminh viễn thông quốc tế
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
LPF Low Pass Filter Bộ lọc thông thấp
Chanthanom Lớp D04vt2 - VII - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
MODEM Modulation/Demodulation Điều chế/ Giải điều chế
NT Network Termination Kết cuối mạng
NEXT Near-End Crosstalk Xuyên âm đầu gần
POTS Plain Old Teliphone Service Dịch vụ thoại truyền thống
PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm-điểm
PSTN Public Switch Telephone
Network
Mạng điện thoại chuyển
mạch công cộng
QAM Quaratude Amplitude
Modullation
Điều chế biên độ cầu
phương
RADSL Rate Adaptive DSL Đường dây thuê bao số đối
xứng tốc độ
SDH Synchronous Digital Hierrachy Hệ thống phân cấp số đồng
bộ
SDSL Sigle pair DSL Mạch vòng thuê bao số một

đôi sợi
TDM Time Dvision Multiplexing Ghép kênh phân chia theo
thời gian
TDMA Time Dvision Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

TMN Telecom Management Network Mạng quản lý viễn thông
VDSL Very high speed DSL Đường dây thuê bao số tốc
độ rất cao
VoD Video onDemand Truyền hình theo yêu cầu
xDSL Digital Subcriber Line Họ công nghệ DSL
Chanthanom Lớp D04vt2 - VIII - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ xDSL
1.1 Công nghệ DSL
1.1.1 Khái niệm về DSL
Công nghệ DSL (Digital Subscriber Line- Đường dây thuê bao số) là công
nghệ cho phép tận dụng miền tần số cao để truyền tín hiệu số tốc độ cao trên đôi
dây cáp thoại thông thường. Với công nghệ DSL đường dây cáp đồng xoắn đôi
vẫn như cũ nhưng lắp thêm một số thiết bị cho phép nhà cung cấp dịch vụ thực
hiện truyền dịch vụ thoại và dữ liệu tốc độ cao. Tín hiệu thoại được phát bằng tín
Chanthanom Lớp D04vt2 - IX - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
hiệu điện tương tự vào vòng thuê bao cáp đồng. Số liệu cũng được truyền tải trên
cung đường dây với thoại nhưng phải qua một bộ modem DSL.
Mạng PSTN được thiết kế để truyền dẫn kênh thoại tương tự 3400Hz. Tốc
độ thông tin cao nhất có thể đạt được trong phổ tần số 3400Hz và thực tế đã đạt
được 33,6 Kbps.
Vậy làm cách nào công nghệ DSL có thể đạt được tốc độ thông tin hàng triệu
bit mỗi dây trên cùng một môi trường truyền dẫn cáp đồng như vây? Câu trả lời
thật đơn giản: loại bỏ giới hạn 3400Hz. DSL cũng như T1 và E1 trước đó sử dụng

dải tần số rộng hơn kênh thoại. Ứng dụng như vậy đòi hỏi truyền dẫn thông tin
trên một tầm tần số rộng từ một đầu dây tới thiết bị thu ở đầu bên kia. Có 3 vấn đề
nảy sinh khi ta loại bỏ giới hạn 3400Hz và đột ngột tăng cao tốc độ thông tin trên
cáp đồng:
 Suy hao (Attenuation): là sự tiêu tán năng lượng của tín hiệu truyền dẫn
trên đường dây. Việc đi dây trong nhà cũng góp phần làm suy hao tín hiệu.
 Cầu rẽ (Bridged tap): Các đoạn dây kéo dài không có kết thúc trong vòng
thuê bao gây ra thêm mất mát một số tần số xung quanh giá trị tần số có
một phần tư bước sóng bằng độ dài đoạn kéo thêm.
 Xuyên âm (Crosstalk): Xuyên âm giữa hai đôi dây trong một bó cáp gây ra
bởi năng lượng điện mang theo trong mỗi đôi dây.
Với tín hiệu điện truyền trên cáp đồng thì sử dụng tần số càng cao càng làm
giảm cự ly truyền. Điều này là do tín hiệu tần số cao truyền qua cáp kim loại suy
hao nhanh hơn tín hiệu tần số thấp. Một phương pháp để tối thiểu hóa suy hao là
sử dụng dây có trở kháng thấp. Dây cỡ lớn có trở kháng nhỏ hơn dây cỡ nhỏ nên
làm suy hao tín hiệu ít hơn và tín hiệu có thể truyền được đến khoảng cách xa hơn.
Dĩ nhiên sử dụng dây cỡ lớn sẽ làm tăng chi phí cho mạng cáp. Vì vậy các công ty
khai thác điện thoại thiết kế mạng cáp sử dụng cỡ dây nhỏ nhất có thể được cho
dịch vụ truyền tải. Quy tắc thiết kế hầu hết các công ty điện thoại sử dụng là dùng
cỡ dây nhỏ hơn một chút cho các vòng thuê bao gần tổng đài nội hạt để tiết kiệm
tối đa khoảng cách không gian chiếm chỗ và dùng cỡ dây lớn hơn một chút cho
các vòng thuê bao xa để mở rộng tối đa chiều dài vòng thuê bao. Sự không đồng
Chanthanom Lớp D04vt2 - X - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
nhất cỡ dây đã tăng thêm cách thức trong việc xác định thực hiện từng loại hệ
thống DSL cho từng loại vòng thuê bao riêng biệt.
Năng lượng điện được truyền trên cáp đồng là sóng đã được điều chế và nó
phát xạ năng lượng qua các vòng thuê bao lân cận trong từng một bó cáp. Sự ghép
năng lượng điện từ này gọi là xuyên âm. Trong mạng điện thoại các dây dẫn đồng
cách điện được bó với nhau thành một bó cáp. Các hệ thống kế cận trong một bó

cáp phát hoặc thu thông tin trong cùng một tầm tần số có thể tạo xa xuyên âm
đáng kể. Đó là do tín hiệu xuyên âm cảm kháng kết hợp với tín hiệu truyền trên
đường dây. Có 2 loại xuyên âm gọi là: xuyên âm đầu gần (NEXT) và xuyên âm
đầu xa (FEXT).
Xuyên âm là yếu tố rất quan trọng trong việc thực hiện nhiều hệ thống. Vì
vậy, việc thực hiện hệ thống DSL thường được nói đến kèm theo sự hiện diện của
các hệ thống khác có khả năng tạo ra xuyên âm. Chẳng hạn, độ dài tối đa của vòng
thuê bao của một hệ thống DSL có thể được nói đến kèm theo sự xuất hiện của 49
tác nhân gây nhiễu ISDN hay 24 tác nhân gây nhiễu HDSL. Nghĩa là DSL đang sử
dụng nằm trong bó cáp 50 đôi có 49 đôi ISDN hoặc 24 mạch 4 dây HDSL. Khi tác
động của suy hao và nhiễu không lớn lắm thì hệ thống DSL có thể phục hồi lại
chính xác tín hiệu dưới dạng số. Tuy nhiên, khi tác động của hiện tượng này khá
lớn thì tín hiệu sẽ không phục hồi được chính xác ở đầu thu và sẽ xảy ra lỗi trong
chuỗi bit phục hồi.
1.1.2 Vòng thuê bao DSL
Hình 1.1 Vòng thuê bao DSL
Chanthanom Lớp D04vt2 - XI - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
Ở phía thuê bao, thoại được phát qua tín hiệu điện thoại tương tự vào vòng
thuê bao cáp tổng đài. Số liệu cũng được truyền tải trên cùng đường dây với thoại
nhưng phải qua một bộ modem VSL phát số liệu qua tín hiệu số dung lượng lớn,
tần số cao. Những tín hiệu này được gửi từ thuê bao cho tổng đài nội hạt.
Ở tổng đài nội hạt, tín hiệu được chuyển sang cho bộ tách tín hiệu (Splitter)
và một hệ thống quản lý vòng thuê bao nội hạt (local-loop menegement system)
đến bộ truy nhập đường dây thuê bao số (DSLAM: Digital Line Access
Multiplexer). Bộ tách tín hiệu có nhiệm vụ tách tín hiệu điện thoại thông thường
còn tín hiệu số dung lượng cao được đưa đến bộ DSLAM, tại đây tín hiệu từ nhiều
đường dây thuê bao khác nhau được ghép lại với nhau. Hệ thống quản lý vòng
thuê bao có thể nằm trước hoặc sau bộ tách tín hiệu và có chức năng kiểm tra dịch
vụ điện thoại thuần túy (POTS: Plain Old Telephone Service). Từ DSLAM, dữ

liệu số được chuyển đến mạng Internet.
Để cung cấp dịch vụ truyền tải dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ thoại đa kênh
thì nhà cung cấp dịch vụ cần phải lắp đặt thêm nhiều thiết bị như minh họa trong
Hình 1.1 Ở tại thuê bao các đường dây thoại và số liệu được kết nối đến một thiết
bị truy nhập tích hợp (IAD: Integrated Access Device). Tại đây tín hiệu thoại được
gói hóa (packtize) và tín hiệu thoại ở dạng gói cùng với dữ liệu được ghép lại và
được truyền dưới dạng tín hiệu số dung lượng lớn tần số cao đến tổng đài nội hạt
(CO: Central Office). Với mạng đường dây thuê bao số này đặc tính tín hiệu giữa
thuê bao và tổng đài khác với mạng tượng tự dải hẹp rất nhiều. Tín hiệu được
truyền ở tần số cao hơn và phổ tần số rộng hơn. Thông tin đa dịch vụ, thoại nhiều
kênh, dữ liệu tốc độ cao và video được truyền dưới dạng tín hiệu số. Để quản lý
mạng này một cách hiệu quả nhà cung cấp cần phải có nhiều công cụ mới và nhiều
chiến lược quản lý mới.
Chanthanom Lớp D04vt2 - XII - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
Hình 1.2 Vòng thuê bao đa dịch vụ
1.2 Họ công nghệ xDSL và phân loại
1.2.1 Họ công nghệ xDSL
xDSL là từ dùng để chỉ các công nghệ cho phép tận dụng miền tần số cao
để truyền tín hiệu số tốc độ cao trên đôi dây cáp điện thoại thông thường. Các
công nghệ này chủ yếu được sử dụng trong mạng truy nhập để cung cấp dịch vụ
tốc độ cao tới nhà khách hàng. xDSL không phải là một công nghệ giải pháp cung
cấp dịch vụ hoàn chỉnh (end-to-end) mà chỉ là công nghệ về truyền dẫn, bao gồm
2 modem DSL có chức năng điều chế, chuyển đổi tín hiệu đường dây được nối với
nhau bằng đôi dây cáp đồng.
Hình 1.3 Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số DSL
1.2.2 Phân loại họ công nghệ xDSL
Theo hướng ứng dụng của các công nghệ thì có thể phân thành 3 nhóm chính
như sau:
Chanthanom Lớp D04vt2 - XIII - - III-

Modem
DSL
Modem
DSL
xDSL
Mang/nguồn
cung cấp
dịch vụ
Người sử dụng
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
- Công nghệ DSL truyền dẫn 2 chiều đối xứng bao gồm: HDSL/HDSL2 đã
được chuẩn hóa và những phiên bản khác như SDSL, SHDSL, IDSL…
- DSL truyền dẫn 2 chiều không đối xứng gồm ADSL/ADSL. Lite( G Lite ) đã
được chuẩn hóa và các cộng nghệ khác như CDSL, RADSL, UADSL, Etherloop,
- Công nghệ DSL cung cấp cả dịch vụ truyền dẫn đối xứng và không đối xứng
với tốc độ rất cao: VDSL.
+ IDSL: (ISDN DSL): IDSL làm việc với tuyến truyền dẫn với tốc độ 160Kb/s
tương ứng với lượng tải tin là 144 Kb/s (2B+D). Trong IDSL, một đầu đấu nối tới
tổng đài trung tâm bằng một kết cuối đường dây LT (Line Termination), đầu kia
nối tới thuê bao bằng thiết bị kết cuối mạng NT (Network Termanition). Để cho
phép truyền dẫn song công người ta sử dụng kỹ thuật khử tiếng vọng. IDSL cung
cấp các dịch như: Hội nghị truyền hình, đường dây thuê riêng(Leased Line), các
hoạt động thương mại, truy nhập Internet/Intranet.
+ HDSL (Hight dât rate DSL): Công nghệ đường dây thuê bao tốc độ rất cao
(HDSL) sử dụng 2 đôi dây đồng để cung cấp dịch T1 (1,544 Mb/s), 3 đôi dây để
cung cấp dịch vụ E1 (2,048 Mb/s) với tốc độ luồng lên và luồng xuống bằng nhau
và không cần bộ lặp trên đường dây thoại. Sử dụng mã đường truyền 2B1Q tăng tỷ
số bit/baud thu phát dối xứng, mỗi đôi dây truyền một nửa dung lượng tốc độ 784
Kb/s nên khoảng cách truyền xa hơn và sử dụng kỹ thuật khử tiếng vọng để phân
biệt tín hiệu thu phát . Do sử dụng cả tần số thoại nên không cung cấp đồng thời cả

dịch vụ thoại và số liệu. HDSL là phương tiện chủ yếu để nối các tổng đài riêng
(PBX) hoặc thiết bị dữ liệu gói hay ATM đến mạng công cộng. Ngoài ra, công
nghệ này đã được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ đối xứng trong mạng nội hạt
thay thế các đường trung kế T1, E1 mà không cần sử dung bộ lặp, và sử dụng để
kết nối các mạng LAN.
+HDSL2: Khi nhu cầu truy nhập các dịch vụ đối xứng tốc độ cao tăng lên, kỹ
thuật HDSL thế hệ thứ 2 đã ra đời để đáp ứng nhu cầu truyền T1, E1 chỉ trên 1 đôi
dây đồng với một bộ thu phát nên cố nhiều ưu điểm: Hoạt động ở nhiều tốc độ
khác nhau, sử dụng mã đường truyền hiệu quả hơn mã 2B1Q, khoảng các truyền
dẫn xa hơn, chống nhiễu tốt hơn, có khả năng tương thích phổ với các dịch vụ
DSL khác. Do sử dụng cả tần số thoại nên không cung cấp đồng thời cả dịch vụ
thoại nhưng công nghệ được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ đối xứng trong
Chanthanom Lớp D04vt2 - XIV - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
mạng nội hạt thay thế các đường trung kế T1, E1 mà không cần sử dụng bộ lặp,
kết nối các mạng LAN.
+ SDSL: Công nghệ SDSL một đôi dây (Single pair DSL) truyền đối xứng tốc
độ 784 Kb/s trên một đôi dây, ghép kênh thoại về số liệu trên cùng một đường
dây, sử dụng mã 2B1Q. Công nghệ này chưa có tiêu chuẩn thống nhất nên không
được phổ biến cho các dịch vụ tốc độ cao. SDSL chỉ được ứng dụng trong việc
truy nhập trang Web, tải những tệp dữ liệu và thoại đồng thời với tốc độ 128 Kb/s
với khoảng cách nhỏ hơn 6,7 Km và tốc độ tối đa là 1024 Kb/s trong khoảng 3,5
Km.
+ SHDSL: là công nghệ kết hợp của HDSL2 và SDSL với tốc độ thay đổi từ
192 kb/s đến 2,134 Mb/s, khoảng cách tương ứng với tốc độ tối đa là 2Km. Trong
thực tế nó có thể cấu hình ở dạng 2 đôi dây cung cấp tốc độ từ 384 Kb/s đến 4,264
Mb/S.
+ ADSL: Công nghệ DSL không đối xứng (Asymmetric DSL) được phát triển
từ đầu những năm 90 khi xuất hiện các nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao, các
dịch vụ trực tuyến, Video theo yêu cầu … ADSL cung cấp tốc độ truyền dẫn

không đối xứng lên tới 8 Mb/s luồng xuống (từ tổng đài trung tâm tới khách hàng)
và 16-640 kb/s luồng lên (từ phía khách hàng tới tổng đài) nhưng khoảng cách
truyền dẫn giảm đi. Một ưu điểm nổi bật của ADSL là cho phép khách hàng sử
dụng đồng thời một đường dây thoại cho cả 2 dịch vụ: Thoại và số liệu vì ADSL
truyền ở miền tần số cao (4400 Hz- 1MHz) nên không ảnh hưởng tới tín hiệu
thoại. Các bộ lọc được đặt ở 2 đầu mạch vòng để tách tín hiệu thoại và số liệu theo
mỗi hướng.
+ ADSL “lite” : là một dạng ADSL mới, nó là loại công nghệ ADSL không sử
dụng bộ lọc đã xuất hiện từ đầu năm 1998 chủ yếu cho ứng dưng cho truy cập
Internet tốc độ cao. Kỹ thuật này không đòi hỏi bộ lọc phía thuê bao nên giá thành
thiết bị và chi phí lắp đặt giảm đi tuy nhiên tốc độ luồng xuống chỉ còn 1,5 Mb/s.
+ RADSL (Rate Adaptive DSL): Đường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh
(RADSL) là thuật ngữ áp dụng cho hệ thống ADSL có khả xác định dung lượng
truyền của mỗi mạch vòng một cách tự động và sau đó hoạt động ở tốc độ cao
nhất phù hợp với mạch vòng đó. Tốc độ được điều chỉnh phù hợp với hiện trạng
của đường dây thuê bao. Do đó RADSL sẽ tự động cung cấp tốc độ bit lớn hơn
Chanthanom Lớp D04vt2 - XV - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
trên mạch vòng có đặc tính truyền dẫn tốt hơn (suy hao ít hơn, nhiễu ít hơn).
RADSL hỗ trợ tốc độ thu tối đa trong phạm vi từ 7 đến 10 Mbit/s và tốc độ phát
tối đa trong phạm vi từ 512 đến 900 kbit/s. Trên những mạch vòng dài
(5,5km/18kft hoặc lớn hơn) RADSL có thể hoạt động ở tốc độ thu thấp nhất
khoảng 512 Kbit/s va 128 Kbit/s.
+ CDSL (Consumer DSL): Mặc dù có quan hệ tương đối chặt chẽ với ADSL và
RADSL, CDSL vẫn có những điểm khác biệt tương thích với các đối tượng phục
vụ của nó. CDSL có phần khiêm tốn hơn về mặt tốc độ và khoảng cách so với
ADSL/RADSL, nhưng ngược lại nó cũng có ưu điểm nhất định. Với CDSL không
cần lo lắng về các thiết bị đầu xa như bộ phận tách (splitter) ở nhà khách hàng.
Chức năng của bộ phân tách là để cho phép dịch vụ và các kiểu thiết bị khác đang
tồn tại, chẳng hạn như máy Fax, tiếp tục hoạt động như trước đây.

+ UADSL (Universal ADSL): Cung cấp băng thông 1,5Mbit/s trên cả 2 hướng
cho truy nhập Internet nhanh nhưng không áp dụng cho video. UADSL gây nhiễu
rất nhỏ.
+ VDSL (Very high data rate DSL): Công nghệ DSL tốc độ dữ liệu rất cao là
công nghệ phù hợp cho kiến trúc mạng truy nhập sử dụng cáp quang. Tốc độ
truyền dẫn của VDSL ở luồng xuống đạt tới 52Mb/s trong chiều dài khoảng 300m,
và luồng xuống đạt tốc độ thấp 1,5 Mb/s với chiều dài cáp 3,6Km. Tốc độ luồng
lên trong chế độ không đối xứng là 1,6- 2,3 Mb/s. Tốc độ luồng lên trong chế độ
đối xứng có thể đạt tới 26 Mb/s. Trong VDSL cả 2 kênh dữ liệu để hoạt động ở tần
số cao hơn tần số sử dụng cho thoại và ISDL nên cho phép cung cấp các dịch vụ
VDSL bên cạnh các dịch vụ đang tồn tại. Khi cần tăng tốc độ luồng xuống hoặc
chê độ đối xứng thì hệ thống VDSL sử dụng kỹ thuật triệt tiếng vọng. Công nghệ
VDSL được ứng dụng trong truy nhập dịch vụ băng rộng như dịch vụ Internet tốc
độ cao, các chương trình video theo yêu cầu.
Công
nghệ
Giai thích Tốc độ dữ liệu Chế độ hoạt
động
Ứng dụng
IDSL IDSL DSL Giống như BRI
IDSL
Đối xứng (1 đôi
dây)
Hội nghị truyền
hình, dự phòng
leased, các hoạt
động thương
Chanthanom Lớp D04vt2 - XVI - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
mại, truy cập

Internet/ Intranet
HDSL/
HDSL2
High data
rate DSL
1,544 Mb/s
2,048 Mb/s
Đối xứng (2 đôi
dây)
Đối xứng (3 đôi
dây)
HDSL2 sử dụng
1 đôi dây
Mạng cung cấp
T1,E1 truy xuất
WAN, LAN,
truy xuất server
SDSL Single line
DSL
784 Kb/s Đối xứng 1 đôi
dây
Như HDSL
nhưng them
phần truy xuất
đối xứng

SHDSL
Là sự kết
hợpcủa
HDSL2 và

SDSL
192 Kb/s đến
2,134 Mb/s
384 Kb/s đến
4,264 Mb/s
Đối xứng 1 đôi
dây
Đối xứng 2 đôi
dây
Sử dụng thay thế
T1, E1 kết nối từ
tổng đài nội hạt
đên nhà khách
hàng
ADSL Asymmetric
DSL
1,5 tới 8 Mb/s
16 tới 640 Kb/s
Sử dụng 1 đôi
dây
Truy xuất
Internet, video
theo yêu cầu,
tương tác đa
phương tiện,
truy xuất LAN
từ xa
ADSL
Line
ADSL không

sử dụng bộ
lọc
1,5 Mb/s
512 kb/s
Sử dụng 1 đôi
dây
Truy cập
Internet/Intranet
duyệt web, thoại
IP, thoại video
RADSL
Rate
Adaptive
DSL
1,5 tới 8 Mb/s
16 tới 640 Kb/s
Sử dụng 1 đôi
dây
Như ADSL
CDSL Consumer
DSL
Tới 1 Mb/s
16 tới 128 kb/s
Sử dụng 1 đôi
dây
Như ADSL
UADS
L
Universal
ADSL 1,5 Mb/s Sử dụng 1 đôi

dây
Truy cập
Internet nhanh,
không áp dụng
cho video
Chanthanom Lớp D04vt2 - XVII - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
VDSL Very high
data DSL
13 tới 52 Mb/s
1,6 tới 6 Mb/s
Sử dụng 1 đôi
dây
Truy cập
multimedia
Inetrnet, quảng
bá các chương
trình TV
Bảng 1 Các đặc trưng của họ công nghệ xDSL
1.2.3 Nhận xét và đánh giá công nghệ họ xDSL
xDSL có một số ưu điểm sau:
+ Có tính chất mềm dẻo đủ mức cần thiết để hỗ trợ cho các ứng dụng. Tính
mềm dẻo thể hiện ở chỗ có thể hỗ trợ nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng dịch vụ
đáng tin cậy, để phát triển thuê bao, quản lý mạng đơn giản.
+ Cho phép mạng của nhà cung cấp dịch vụ NPS và người sử dụng dịch vụ
tận dụng một số đặc tính của cấu trúc cở sở hạ tầng hiện nay như: những giao thức
lớp 2, 3, ATM và IP và độ tin cậy những dịch vụ mạng. xDSL có thể triển khai
những dịch vụ dựa trên các gói tin hoặc các tế bào giống như Flame Reley, IP
hoặc ATM hay trên những dịch vụ kênh đồng bộ bít.
+ xDSL đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thời gian thực, tốc độ cao, chất lượng

cao…
+ xDSL dễ phát triển với ngày càng rất nhiều phiên bản mới và các ứng dụng
hoàn chỉnh hơn như: HDSL2, ADSL Lite…
+ Cho phép tận dụng triệt để mạng cáp đồng trục và là bước đệm tiến tới
tương lai. Đây là giải pháp truy nhập kinh tế và hiệu quả trong tình hình hiện nay.
Với một họ các kỹ thuật DSL khác nhau, việc áp dụng chúng sao cho phù hợp
và có hiệu quả cao là một vấn đề cần xem xét. Mỗi loại kỹ thuật có những tính
năng đặc thù, điểm mạnh và điểm yếu riêng.
- Trong họ xDSL thì ADSL hiện nay là công nghệ được sử dụng nhiều nhất, phổ
biến nhất trên thế giới.
- xDSL có tốc độ truyền thấp hơn cáp quang, không ổn định do chịu ảnh hưởng
của các nguồn nhiễu bên ngoài, xuyên âm, tiếng vọng thường có trong truyền dẫn
cáp đồng, khoảng cách đường truyền hạn chế, phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan
và ảnh hưởng tới tốc độ, chất lượng tín hiệu.
Chanthanom Lớp D04vt2 - XVIII - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
- Qua những kết quả nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ thừa nhận rằng kỹ
thuật xDSL không phải là thế hệ tương lai của mạng truy nhập mà chỉ là giải pháp
hiện tại của mạng truy nhập.
1.3 Kết luận
Chương này trình bày tổng quan của DSL và họ công nghệ xDSL phân loại,
ưu nhược điểm, tốc độ đường lên và đường xuống, ứng dụng. Các công nghệ DSL
vẫn đang được nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện hơn. Chất lượng các dịch vụ
truyền trên đường dây thuê bao số ngày càng được đảm bảo hơn về tốc độ, tính
bảo mật, độ chính xác….
CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ ADSL
Công nghê đường dây thuê bao bất đối xứng (ADSL) là một thành viên
quan trọng của họ xDSL, đã được phát triển từ 1989 nhờ nghiên cứu của Joseph
Lechleider ở Bellcore. 2 đặc điểm riêng của ADSL là cho phép dịch vụ POTS
cùng tồn tại với cùng số liệu trên một đôi dây và băng thông hướng lên hẹp hơn

Chanthanom Lớp D04vt2 - XIX - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
băng thông hướng xuống. Bellcore bắt đầu hướng phát triển ADSL để đáp ứng các
ứng dụng Video theo yêu cầu ( VoD ). Động cơ thúc đẩy các nghiên cứu của
Bellcore từ đầu những năm 1990 là do yêu cầu cạnh tranh của các công ty viễn
thông với các công ty cáp trong việc phân phối các dịch vụ VoD tới khách hàng.
Bell Alantic đã triển khai thử những thử nghiệm VoD đầu tiên sử dụng ADSL ở
phía bắc New Jersey cùng lúc với Tim Warner đang triển khai những thử nghiệm
VoD sử dụng cáp ở Orlando, Florida. Trong các cuộc thử nghiệm ban đầu này tốc
độ hướng xuống cao nhất sếp xỉ 1,5 Mbit/s đủ để phân phối các luồng video
MPEG-1. Tốc độ hướng lên vào khoảng 64Kbit/s đủ để cho phép người sử dụng
gửi các yêu cầu đơn giản tới video server ( nghĩa là các lệnh để lựa chọn chương
trình và các chức năng tương tự như VCR để tạm ngừng, quay thuận nghịch…)
Vào những năm 1990, thị trường VoD bị chững lại do thiếu nhu cầu. Lý do
căn bản không phải do kỹ thuật ADSL mà do thực tế chi phí triển khai các dịch vụ
video cao đã làm tăng giá cước thuê bao hàng tháng. Khách hàng không muốn trả
cước phí này khi có các điểm cho thuê băng hình rẻ hơn nhiều. Khi thị trường
VoD bị thu hẹp lại, cả công ty viễn thông và công ty cáp đều nhận ra các cơ hội
mới cho các kỹ thuật của họ.
Nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao đã mang lại cơ hội mới cho ADSL.
Tính không đối xứng của công nghệ này rất phù hợp cho các ứng dụng như duyệt
trang Web với nội dung thông tin hướng xuống thường đòi hỏi băng thông lớn hơn
hướng lên. Tốc độ hướng lên được cải thiện đến 640kbit/s hoặc cao hơn và hướng
xuống từ 6-8 Mbit/s (phụ thuộc vào chiều dài và trạng thái đường dây). Điều này
có nghĩa là, tốc độ hướng xuống đủ cao để hỗ trợ các luồng Video MPEG-2, tỷ số
băng thông hướng lên và hướng xuống được cân nhắc là 1:10 là giá trị tối ưu phù
hợp với lưu lượng TCP/IP. Một điểm cải tiến khác là khả năng tích ứng tốc độ cho
phép 2 modem ADSL điều chỉnh các tốc độ hướng lên và hướng xuống trên cơ sở
trạng thái mạch vòng. Một ưu điểm khác của ADSL cho truy nhập ADSL là chế
độ “luôn sẵn sàng” nghĩa là khi thuê bao truy nhập Internet không qua tổng đài

PSTN.
Chanthanom Lớp D04vt2 - XX - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
2.1 Khái niệm ADSL
Đường dây thuê bao không đối xứng ADSL là kỹ thuật truyền dẫn trên mạch
vòng cáp đồng nội hạt truyền tải trên cùng một đôi dây các dịch vụ sau:
• Dịch vụ ADSL trên cùng một đôi dây với dịch vụ dải tần thoại (bao gồm
POTS và các dịch vụ truyền số liệu dải tần thoại). Tín hiệu ADSL chiếm
dải tần số cao hơn dải tần thoại và đươc tách ra bởi bộ lọc.
• Dịch vụ ADSL trên cùng đôi dây với dịch vụ ISDN.
• Dịch vụ ADSL trên cùng một đôi dây với dịch vụ dải tần thoại và với dịch
vụ ISDN với đôi dây bên cạnh.
Theo chiều từ mạng tới khách hàng (chiều downstream) các kênh truyền tải
có thể bao gồm các kênh truyền tải song công tốc độ thấp và các kênh truyền tải
đơn công tốc độ cao. Trong chiều ngược lại (upstream) ADSL chỉ cung cấp các
kênh truyền tải tốc độ thấp. Tốc độ bit truyền về phía khách hàng rất cao tới gần 9
Mbit/s, trong khi đó tốc độ bit truyền từ phía khách hàng lên mạng khoảng gần 1
Mbit/s. Như vậy ta thấy rằng tốc độ bit luồng xuống (downstream) lớn hơn nhiều
so với tốc độ bit luồng lên (upstream).
Hệ thống truyền dẫn được thiết kế để hoạt động trên cáp kim loại xoắn đôi
nhiều cỡ dây hỗn hợp. Kỹ thật truyền tải ADSL được xậy dựng dựa trên điều kiện
không có cuộn cảm và có một vài trường hợp hạn chế của nhánh rẽ được chấp
nhận.
2.2 Mô hình tham chiếu của hệ thống ADSL
Chuẩn ITU G.922.1 đã đưa ra mô hình các khối chức năng của hệ thống
ADSL như trên hình 2.1
Chanthanom Lớp D04vt2 - XXI - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
Hình 2.1 Mô hình tham chiếu ADSL
- ATU-C : Đơn vị truyền dẫn ADSL phía tổng đài

- ATU-R : Đơn vị truyền dẫn ADSL phía khách hàng
- NI - Network Interface : Giao diện mạng
- CI - Customer Interface: Giao diện khách hàng
- HP- Hight-Pass filter : Bộ lọc thông cao
- LP - Low -Pass filter : Bộ loc thông thấp
- SM- Service Module : Mô đun dịch vụ
- Loop: Mạch vòng đôi cáp dồng điện thoại
- SDH : Hệ thống phân cấp số đồng bộ
- ATM : Phương thức truyền tải không đồng bộ
- PSTN : Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
- ISDN : Mạng số đa dịch vụ tích hợp
- POTS : Dịch vụ điện thoại truyền thống
Chanthanom Lớp D04vt2 - XXII - - III-
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
- Splitter : Bộ lọc phân chia tần số
Các giao diện trong mô hình tham chiếu:
- V-C : Giao diện giữa điểm truy nhập và mạng băng rộng
- U-C : Giao diện giữa đường dây và bộ chia phía tổng đài (bao gồm cả băng
thoại).
- U-C2 : Giao diện ADSL tới ATU-C không có băng thoại POTS.
- U-R : Giao diện giữa đường dây và bộ chia phía khách hàng (bao gồm cả
băng thoại).
- U-R2 : Giao diện ADSL tới ATU-R không có băng thoại POTS.
- T-R : Giao diện giữa ATU-R và mạng trong nhà thuê bao
- T-S : Giao diện giữa trong nhà thuê bao với máy chủ khách hàng Để đơn
gian các giao diện U-C và U-R, T-R và T-S được gọi chung là giao diện U
và giao diện T.
2.3 Kỹ thuật truyền dẫn trong ADSL
ADSL có thể sử dụng kỹ ghép kênh phân chia theo tần số (FDM) hoặc kỹ
thuật triệt phá tiếng vọng (EC). Với kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số, dải

tần lên được tách biệt với dải tần xuống bởi một dải bảo vệ Hình 2.2. Vì vậy tránh
được xuyên âm.
Hinh 2.2 ADSL sử dung kỹ thuật ghép kênh theo tần số
Chanthanom Lớp D04vt2 - XXIII - - III-
1 MHz
Downstream
Upstream
POTS
FDM
Frequency
Đồ án tốt nghiệp đại học Mục lục
Với kỹ thuật xoá tiếng vọng, dải tần hướng lên nằm trong dải tần hướng
xuống Hình 2.3 Như vậy, sử dụng kỹ thuật xoá tiếng vọng cho hiệu suất băng tần
cao hơn nhưng kỹ thuật này gây ra xuyên âm, do đó nó đòi hỏi việc xử lý tín hiệu
số phức tạp hơn.
Hình 2.3 Sử dụng kỹ thuật triệt phá tiếng vọng
Do không bị ảnh hưởng tự xuyên âm tại trạm trung tâm (CO) nên kỹ thuật
FDM cho chất lượng hướng lên tốt hơn nhiều so với kỹ thuật EC, nhưng băng tần
hướng xuống của kỹ thuật EC lớn hơn so với kỹ thuật FDM nên chất lượng hướng
xuống của kỹ thuật EC tốt hơn của kỹ thuật FDM đặc biệt đối với đường dây có
khoảng cách ngắn.
2.4 Các phương pháp điều chế trong ADSL
Có 3 phương pháp điều chế được sử dụng trong ADSL đó là:
 Phương pháp điều chế biên độ cầu phương (QAM).
 Phương pháp điều chế CAP.
 Phương pháp điều chế tần số rời rạc (DMT).
a. Phương pháp điều chế biên độ cầu phương (QAM).
QAM là phương thức điều chế sử dụng một sóng hình sin và một sóng hình
cosin ở cùng mộ tần số để truyền tín hiệu. Hai sóng trên được truyền trên cùng
một kênh. Biên độ của hai sóng này (kể cả dấu) được sử dụng để truyền bit thông

tin.
Chanthanom Lớp D04vt2 - XXIV - - III-
1 MHz
Downstream
Upstream
POTS
Echo Cancellation
Frequency

×