Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài 17: châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.38 KB, 3 trang )

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
ĐỊA LÝ THẾ GIỚI
BÀI 17: CHÂU Á
***************************
I. MỤC TIÊU :
HS biết :
- Nhớ tên các châu lục và đại dương.
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á.
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á.
- Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á.
- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào
của châu Á.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
+ GV: Quả địa cầu - Bản đồ tự nhiên Châu Á.
+ HS: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh thiên nhiên của Châu Á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc
nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu
ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu
ở đâu?
+ HS nhận xét.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
- Học sinh trả lời.
2. Giới thiệu bài mới: - HS lắng nghe.
Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Vị trí Châu Á. Hoạt động nhóm 4
Gv giao nhiệm vụ thảo luận:
1. Chỉ vị trí Châu Á.


2.Châu Á nằm ở bán
cầu nào ?
3.Châu Á giáp với
các châu lục và đại
dương nào?
+ Hướng dẫn học sinh:
- Đọc đủ 6 châu lục và 4 đại dương
- Cách mô tả vị trí địa lí , giới hạn của Châu
Á
- Nhận xét vị trí địa lí của Châu Á.
+ kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc ; có 3
phía giáp biển và đại dương .
+ Làm việc với hình 1 và với các
câu hỏi GV đặt ra.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết
quả làm việc, kết hợp chỉ bản đồ
treo tường vị trí và giới hạn
Châu Á.
Hoạt động 2: Châu Á lớn như thế nào?
+ HS dựa vào bảng số liệu so sánh diện
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
+ Dựa vào bảng 1 và các câu hỏi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
tích và dân số châu Á với các châu lục
khác.
hướng dẫn trong SGK để nhận
biết Châu Á có diện tích lớn
nhất, số dân đông nhất thế giới.
+ Trình bày.

+ HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
+ kết luận: châu Á có diên tích lớn nhất
trong các châu lục trên thé giới.
Hoạt động 3: Thiên nhiên Châu Á có đặc
điểm gì?
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
+ yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát
hình 3, sử dụng phần chú giải để nhận biết
các khu vực châu Á.
+ yêu cầu 2, 3 Hs đọc tên các khu vực
được ghi trên lược đồ.
+ yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn câu hỏi
1 ở mục 2 trang 103.
+ Tổ chức cho học sinh thi tìm các chữ
trong lược đồ và xác định các ảnh tương
ứng các chữ, nhóm học sinh nào hoàn
thành sớm bài tập được xếp thứ nhất.
+ yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại tên các cảnh
thiên nhiên và nhận xét sự đa dạng của
thiên nhiên châu Á.
+ Nhận xét.
+kết luận: Châu Á có nhiều cảnh thiên
nhiên
+ Quan sát hình 3, sử dụng chú
giải để nhận biết các khu vực
của Châu Á.
+ Thảo luận nhóm để nhận biết
quang cảnh thiên nhiên ở các
khu vực của Châu Á.

+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Lớp nhận xét .
+ 1, 2HS đọc tên
+ Lớp nhận xét , bổ sung
Hoạt động 4: Các dãy núi cao, đồng bằng
lớn của Châu Á:
+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sử
dụng hình 3, nhận biết kí hiệu núi, đồng
bằng và ghi lại tên ra giấy, đọc thầm các
dãy núi, đồng bằng.
+ Kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi cao,
đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm
phần lớn diện tích
+ HS đọc tên các dãy núi, đồng
bằng đã ghi chép.
+ HS lắng nghe và bổ sung ý
kiến.
3. Củng cố – dặn dò:
- HS đọc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học – tuyên dương
HS đọc
- Chuẩn bị bài : “Châu Á” tiếp theo

NHÓM 2:
ĐỖ MINH KHOA
HUỲNH MINH TÚ
TRẦN THỊ BẢO XUYÊN
TRẦM CÔNG LUẬN
HỒ THỊ CẨM NHUNG
THẠCH THỊ ÚT DIỆN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×