Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De, dap an thi HSG thang 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.32 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS TỀ LỖ
&
ĐỀ THI KSCL HSG LỚP 9 (LẦN 3)
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày khảo sát: 05/12/2013

?

Câu 1 (3,0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng, càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
(Khi con tu hú, Tố Hữu)
Câu 2 (7,0 điểm):
Tình đồng chí, đồng đội qua hai hài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ
về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Hết
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS TỀ LỖ
&
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KSCL HSG LỚP 9 (LẦN 3)
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày khảo sát: 05/12/2013



?

Câu 1 (3,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn cảm thụ văn học: vận dụng tổng hợp kiến thức
Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn để trình bày những cảm nhận của mình về nội
dung và nghệ thuật của đoạn thơ; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; hành văn trôi
chảy; văn viết có cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu chung
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của nền thơ hiện đại Vệt Nam. Thơ
Tố Hữu là tiếng lòng của người chiến sĩ cách mạng say mê lý tưởng, tha thiết với cuộc
đời.
2. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên vào hè.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tâm trạng của nhà thơ- người tù cách mạng.
- Bức tranh thiên nhiên vào hè sống động tràn ngập âm thanh và sắc màu.
+ Âm thanh: Tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân dậy đất nơi khu vườn râm mát,
tiếng sáo diều vi vu trên từng không Đó là một khung cảnh mùa hè tươi đẹp. Một
cuộc sống tưng bừng rộn rã.
+ Những hình ảnh, màu sắc, hương vị điển hình: màu vàng của lúa, hương
thơm của trái chín ngọt lành, màu hồng của nắng, bắp dây vàng hạt, bầu trời xanh cao
rộng, những con diều sáo đang chao liệng trên không trung. Một không gian nhuốm
đầy màu sắc lộng lẫy, sản vật no ấm, cuộc sống tự do thanh bình đang sinh sôi, nảy
nở, đầy đặn, ngọt ngào.
- Từ âm thanh của tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra trong tâm tưởng người
tù cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống - một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ
sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do. Qua đó cho thấy một tâm

hồn yêu đời, khát sống của người chiến sĩ cộng sản khi bị giam trong bốn bức tường
của nhà lao đế quốc.
3. Khẳng định vẻ đẹp của đoạn thơ, tâm hồn người chiến sĩ cộng sản.
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, âm điệu tha thiết.
- Hình ảnh sống động.
Đó không chỉ là bức tranh của thiên nhiên, của sự sống mà còn là bức tranh
thân thương của quê hương. Điều đó chứng tỏ sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của
một tâm hồn trẻ trung, nồng nàn tình yêu cuộc sống; dù bị giam hãm nơi tù ngục
nhưng vẫn tha thiết hướng về cuộc đời và khao khát tự do đến cháy bỏng.
III. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện
sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2: Đạt được 2/3 yêu cầu về kiến thức. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi
về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về cả nội dung và phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học: vận dụng nhiều thao tác nghị
luận (chủ yếu là phân tích, chứng minh) để làm sáng tỏ vấn đề; bố cục rõ ràng, lập
luận chặt chẽ; hành văn trôi chảy; văn viết có cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt,
dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu chung
- Thơ ca viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
đã có nhiều thành công trong việc thể hiện tình đồng chí, đồng đội.
- Giới thiệu về hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe
không kính của Phạm Tiến Duật.

2. Phân tích, cảm thụ về tình đồng chí đồng đội qua hai bài thơ
a) Nét chung
- Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, sâu sắc của những
người lính cách mạng. Họ là những con người cùng chung lý tưởng, cùng chung
nhiệm vụ, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn cũng như niềm vui nỗi buồn của
cuộc đời người lính.
- Tình đồng chí, đồng đội là nét đẹp tâm hồn của những người chiến sỹ, đồng
thời cũng là tình cảm góp phần tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn
gian khổ, mất mát, hi sinh để chiến đấu và chiến thắng.
b) Nét riêng
* Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Tình đồng chí, đồng đội của những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp được hình thành trên cơ sở đồng cảnh, đồng ngũ và đồng cảm. Đó là
những người nông dân từ mọi miền quê nghèo khó lam lũ của quê hương Việt Nam.
Vì đất nước có chiến tranh họ tụ hội về đây cùng đứng trong đội ngũ của đoàn quân
vệ quốc trở thành đồng đội của nhau. Những nét tương đồng ấy đã gắn kết họ lại từ
xa lạ thành quen: Quê hương anh nước mặn đồng chua….
- Vào bộ đội tình cảm của họ được phát triển thêm một bước khi họ cùng
chung một niềm vui đánh giặc bảo vệ Tổ quốc Súng bên súng đầu sát bên đầu. Lúc
này họ không chỉ cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chí hướng của những con người
cùng đồng đội mà họ còn cùng gắn bó chặt chẽ, cùng kề vai sát cánh bên nhau đối
mặt với quân thù, sống chết có nhau. Khi màn đêm buông xuống, cái khó khăn thiếu
thốn của cuộc đời người lính đã kéo họ lại gần nhau hơn: Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỉ.
- Từ xa lạ họ trở thành quen nhau, thân nhau, hiểu nhau, thương nhau, chia sẻ
cùng nhau. Từ đồng cảnh họ trở thành đồng cảm, thấu hiểu tâm tư nỗi niềm của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính.
- Tình đồng chí được đặc biệt thể hiện ở sự đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ
cho nhau tình yêu thương và sức mạnh ở mức tột cùng: Anh với tôi biết từng cơn ớn

lạnh………… thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Tình đồng chí, đồng đội đã tạo nên nét đẹp tâm hồn người lính: Yêu đời, lạc
quan, tin tưởng vào ngày mai tất thắng: Đêm nay rừng hoang sương muối …Đầu
súng trăng treo.
- Tình đồng chí đồng đội được thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình
ảnh chân thực, gẫn gũi đồng thời cũng rất chọn lọc tinh tế và gợi cảm
* Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm
Tiến Duật:
- Tình đồng chí, đồng đội của người lính lái xe Trường Sơn được hình thành
trên cơ sở cùng chung lý tưởng và khát vọng sôi nổi của tuổi trẻ. Đó là những thanh
niên mang trong mình lý tưởng của thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh với tinh thần “Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Vì vậy
mà họ mang trong mình nét trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm
nguy gian khổ, hy sinh: Những chiếc xe từ trong bom rơi/ đã về đây họp thành tiểu
đội/Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/ Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi….
- Cùng chia sẻ với nhau những khó khăn gian khổ thiếu thốn của cuộc sống
chiến trường, biến những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ thành niềm vui đến ngang
tàng, ngạo nghễ: Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười
ha ha…
- Sự khốc liệt của chiến tranh (bom rơi, đạn nổ, chất độc hóa học trút xuống
hủy diệt sự sống) không bẻ gẫy được tinh thần của người chiến sĩ mà càng gắn bó
những con người có tinh thần sắt lửa ấy với nhau thành một gia đình, tạo thêm sức
mạnh, niềm tin và ý chí quyết chiến quyết thắng: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa
trời… Lại đi lại đi trời xanh thêm; Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước….
- Tình đồng chí đồng đội được thể hiện bằng chất liệu hiện thực của đời sống
chiến tranh với bom đạn nơi chiến trường ác liệt; ngôn ngữ giàu chất văn xuôi, giọng
điệu ngang tàng, tinh nghịch, trẻ trung mang giọng điệu rất riêng của thế hệ các nhà
thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ…
3. Đánh giá chung cách thể hiện tình đồng chí, đồng đội trong hai bài thơ
Hai bài thơ cùng viết về đề tài người lính với tình cảm đồng chí, đồng đội

thiêng liêng, keo sơn, gắn bó; cùng khai thác chất liệu hiện thực từ cuộc sống chiến
trường đầy những thiếu thốn, gian khổ, hy sinh; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; hình ảnh
chân thực… Mặc dù ra đời trong hai thời điểm lịch sử khác nhau, mỗi bài có cách thể
hiện tình cảm đồng chí, đồng đội riêng song cả hai đều làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn
tình cảm của những người lính cách mạng trong suốt hai cuộc trường chinh vệ quốc
vĩ đại của dân tộc.
III. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện
sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện
sự sáng tạo, còn mắc một số lỗi nhỏ.
- Điểm 3: Đạt được 2/3 yêu cầu về kiến thức. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Đạt được 1/2 yêu cầu về kiến thức. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi
về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về cả nội dung và phương pháp.
_ Lưu ý chung : Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0
đến điểm 10 . Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.
Hết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×