Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tổng quan về lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.92 KB, 23 trang )

Chương 1: Tổng quan về lạm phát
I- Lạm phát
1. Định nghĩa:
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị
mất giá , giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc
trưng là:
 Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất
giá.
 Mức giá cả chung tăng lên.
Ngoài ra lạm phát còn là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so
với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của
đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta
hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng
của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược
lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được
người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
2. Nguyên nhân của lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì
sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải
trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu
về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại
tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía
dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm
giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng
lên, nghĩa là lạm phát.


Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp
vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của
toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh
doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong
ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá
thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho
xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp
hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do
nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do
đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát
hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền
ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công
trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân
gây ra lạm phát.
Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ
còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm
phát.
3. Các tác động của lạm phát:
a, Tác động phân phối lại thu nhập và của cải:
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những sự khác nhau trong

các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra , những người có tài sản, những
người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng
tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những
người cho vay thì lại thiệt hại.
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất
cần được điều chỉnh phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực là 3%, tỷ lệ tăng giá là
9% thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp tỷ lệ
lạm phát chỉ có thể thực hiện trong điều kiện lạm phát ở mức độ thấp.
b, Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Trong điều kiện kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự
phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn
cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng cho chính phủ và nhân dân. Giữa
lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghich biến, khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp
giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất nghiệp tăng lên. Nhà kinh tế học
A.Philips đã đưa ra ”lý thuyết đánh đổi lạm phát và việc làm” theo đó một nước có thể mua
một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.
c, Các tác động khác
Cơ cấu nền kinh tế dễ mất cân đối. Trong lĩnh vực lưu thông khi vật giá tăng quá
nhanh thì tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân
đôi giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi
lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo
điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt
động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của tín dụng rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng nhiều ngân hàng bị
phá sản do mất khả năng thanh toán. Lạm phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay
đổi làm cho lượng cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán
kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm
phát gây ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị của những khoảng
công phí ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu bị
giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia số thuế thu được

trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ
lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn nên phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính
phru có thể thu thuế nhiều hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát giá cả
hàng hóa dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng có xu
hướng tăng lên, vì thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể giữ vũng hoặc tăng
lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.
Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội và nhà
nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp kiềm chế lạm phát.
* Các hiệu ứng của lạm phát:
Các hiệu ứng tích cực
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang
giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác
động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất
phải chịu để mua đầu vào lao động giảm.
Các hiệu ứng tiêu cực
Đối với lạm phát dự kiến được
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh
tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:
Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh
nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền
hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn.
Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự
bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có
lạm phát.
Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm
chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.
Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh
nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại
không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ
nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường

phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả
xét trên góc độ vi mô.
Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người
làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp
thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì
cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập
thực tế.
Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính
toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó
khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.
Đối với lạm phát không dự kiến được
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân
một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa
khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi
lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm
phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm
phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và
điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến
động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một
cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống
lại loại lạm phát này.
4. Các biện pháp để kiềm chế lạm phát:
a. Những biện pháp cấp bách
Những biện pháp cấp còn được gọi là biện pháp tình thế.Áp dụng những biện pháp này với
mục dích giảm tức thời cơn sốt lạm phát,để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ
lâu dài.
Khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát,để kiềm chế lạm phát,để
kiềm chế lạm phát các nước thường áp dụng những biện pháp tình thế sau:
- Biện pháp về chính sách tài khóa:

 Tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách,cắt giảm những khoảng chi
tiêu công chưa cấp bách.
 Tăng thuế trực thu,đặc biệt là những các nhân và những doanh nghiệp
có thu nhập cao,chông thất thu thuế.
 Kiểm soát chưng trình tín dụng nhà nước
- Biện pháp thắt chặt tiền tệ
 Đóng băng tiền tệ.
 Nâng lãi suất
 Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế khả năng tạo tiền của các ngân
hàng thương mại.
- Biện pháp kiềm chế giá cả:
 Nhập hàng hóa của nước ngoài để bổ sung cho khối lượng hàng hóa
trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Đây là
biện pháp ‘chữa cháy’ tuy rất hữu hiệu trong việc chận đứng sự khan
hiếm hàng hóa ,nhưng có nhiều mặt hạn chế.
 Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông,
ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái.
 Quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ
- Biện pháp đóng băng lương và giá để kiền chế giá.
Ở đây trước hết cần có sự cam kết của các nhà lãnh tụ công đoàn chấp nhận đóng băng lương
vì việc tăng lương không giúp ích gì thực sự cho giới có đồng lương cố định, thông thường
sau khi tăng lương thì giá cả cũng tăng. Mặt khác, đại diện hiệp hội các chủ doanh nghiệp
cũng phải cam kết đóng băng giá. Thỏa hiệp đó phải được nhà nước công nhận và về phần
mình nhà nước cam kết cố gắng hết sức giữ các yếu tố khác không diễn biến xấu hơn như
không làm tăng thêm số thiếu hụt ngân sách nhà nước, Cố gắng giủam thiểu số thiếu hụt đó,
Đạt được một sự thỏa hiệp như vậy là một yếu tố rất quan trọng trong tiến trình kiềm chế lạm
phát.
Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát. Có một loạt các phương thức để kiềm chế lạm
phát. Các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tác động đến lạm phát ở
một mức độ đáng kể thông qua việc thiết lập các lãi suất và thông qua các hoạt động khác (ví

dụ: sử dụng các chính sách tiền tệ). Các lãi suất cao (và sự tăng chậm của cung ứng tiền tệ) là
cách thức truyền thống để các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát, sử dụng thất
nghiệp và suy giảm sản xuất để hạn chế tăng giá.
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương xem xét các phương thức kiểm soát lạm phát rất khác
nhau. Ví dụ, một số ngân hàng theo dõi chỉ tiêu lạm phát một cách cân xứng trong khi các
ngân hàng khác chỉ kiểm soát lạm phát khi nó ở mức cao.
Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách giảm cung tiền
thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Những người theo học thuyết Keynes
nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung, thông thường là thông qua các chính sách tài chính để
giảm nhu cầu. Họ cũng lưu ý đến vai trò của chính sách tiền tệ, cụ thể là đối với lạm phát của
các hàng hóa cơ bản từ các công trình nghiên cứu của Robert Solow. Các nhà kinh tế học
trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách ấn định tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ và một
số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định như vàng, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn trong
chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. Tất cả các chính sách này đã được thực
hiện trong thực tế thông qua các tiến trình.
Một phương pháp khác đã thử là chỉ đơn giản thiết lập lương và kiểm soát giá cả. Ví dụ, nó đã
được thử tại Mỹ trong những năm đầu thập niên 1970 (dưới thời tổng thống Nixon). Một
trong những vấn đề chính với việc kiểm soát này là nó được sử dụng vào thời gian mà các
biện pháp kích "cầu" được áp dụng, vì thế các giới hạn phía cung (sự kiểm soát, sản xuất tiềm
năng) đã mâu thuẫn với sự tăng trưởng của "cầu". Nói chung, phần lớn các nhà kinh tế coi
việc kiểm soát giá là phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các hoạt động của nền
kinh tế vì nó làm gia tăng thiếu thốn, giảm chất lượng sản phẩm v.v. Tuy nhiên, cái giá phải
trả này có thể là "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được sự đình đốn sản xuất nghiêm trọng, là điều
có thể có đắt giá hơn, hay trong trường hợp để kiểm soát lạm phát trong thời gian chiến tranh.
Trên thực tế, việc kiểm soát có thể bổ sung cho đình đốn sản xuất như là một cách để kiềm
chế lạm phát: Việc kiểm soát làm cho đình đốn sản xuất có hiệu quả hơn như là một cách
chống lạm phát (làm giảm sự cần thiết phải tăng thất nghiệp), trong khi sự đình đốn sản xuất
ngăn cản các loại hình lệch lạc mà việc kiểm soát gây ra khi "cầu" là cao.
Chương 2: Thực trạng và việc thực hiện chính sách lạm phát mục
tiêu ở New Zealand và một số nước trên thế giới.

I. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chính sách lạm phát mục tiêu
Như chúng ta đã biết, một CSTT truyền thống của mỗi quốc gia được đặt ra thông
thường để đạt được 4 mục tiêu chính: Tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm
giảm áp lực thất nghiệp; Đảm bảo sự tăng lên của GDP thực (tỷ lệ tăng trưởng có
được sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát); ổn định giá trị đối nội của đồng tiền hay đảm bảo
sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ; ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền hay là
ổn định tỷ giá.
Mặc dù các mục tiêu này không phải không có những điểm thống nhất, ví dụ như tăng
trưởng cao thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng nói chung thì chúng có
những mâu thuẫn nội tại với nhau trong ngắn hạn như:
- Các cú sốc làm tổng cung giảm xuống khiến thất nghiệp gia tăng, NHTƯ buộc phải
điều chỉnh lượng cung tiền cho cân bằng với mức cầu tiền thực tế để cho lãi suất giảm
xuống và thúc đẩy đầu tư tạo công ăn việc làm, nhưng đồng thời việc đó cũng làm cho
mức giá cả chung của nền kinh tế tăng lên.
- Giảm tỷ lệ lạm phát nhằm ổn định giá trị đối nội của đồng tiền đồng nghĩa với một
CSTT thắt chặt khiến cho lãi suất trong nền kinh tế tăng lên, hiện tượng thoái lui đầu
tư xuất hiện làm tổng cầu của nền kinh tế giảm xuống. Thất nghiệp sẽ có xu hướng
tăng và tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm.
Qua việc xem xét các mục tiêu của CSTT và các mối quan hệ giữa chúng đưa chúng ta đến
một kết luận quan trọng rằng: NHTƯ không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc
trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi
nhẹ các mục tiêu khác. Vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta tiếp theo sẽ là “mục tiêu nào nên được
chọn làm mục tiêu chính cho CSTT? vì sao? nó có tác động thế nào đến các biến số của nền
kinh tế?”
Trước đây, thường có 2 xu hướng chính cho CSTT: tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh
tế hoặc cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian kiểm
nghiệm cả về lý thuyết lẫn thực tế, các nhà hoạch định chính sách đều nhận ra rằng nếu tiếp
tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng thì kết quả là quốc gia đó sẽ phải hứng chịu những cơn
sốc lạm phát trong khi những biến số thực khác của nền kinh tế không tiếp tục tăng lên như
mong muốn. Điều này là vì:

- Thứ nhất, “CSTT ảnh hưởng lên nền kinh tế mang tính dài hạn” nghĩa là ảnh hưởng không
chính xác về mặt thời gian và đôi khi đẩy nền kinh tế vào trạng thái tiêu cực đặc biệt là khi nó
không rõ ràng và nhất quán.
- Thứ hai, “đường cong Philip trong dài hạn là một đường thẳng” nghĩa là sự đánh đổi tỷ lệ
lạm phát cao lấy tỷ lệ tăng trưởng cao trong dài hạn là không có. Trong ngắn hạn chúng ta
thấy, đường cong Philip đã chỉ ra một mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát cao để đổi lấy tỷ lệ thất
nghiệp thấp và tỷ lệ tăng trưởng cao. Đó là vì khi giá cả tăng lên, các công ty và hộ gia đình
tin rằng họ sẽ giàu lên trong tương lai nhờ lợi nhuận và tiền lương danh nghĩa tăng lên, do vậy
họ sẽ tăng đầu tư cũng như tiêu dùng của mình. Nhưng trong dài hạn tăng trưởng kinh tế bị
giới hạn (khi đạt được sản lượng tiềm năng) trong khi lạm phát vẫn cứ tiếp tục tăng lên do
những dự tính của người dân.
- Thứ ba, “độ lệch thời gian”, điều này nghĩa là các nhà hoạch định chính sách thì thường cho
rằng các cá nhân và công ty đưa ra các quyết định tiêu dùng hay đầu tư trùng với thời điểm
mà họ công bố CSTT, và vì vậy với những nhân tố đã được xác định trước chỉ cần họ thực
hiện một CSTT mở rộng hơn so với dự tính của khu vực tư nhân sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, khu vực tư nhân thường đưa ra các quyết định của mình dựa trên các dự
tính trước của họ về CSTT, và một khi họ nhận thấy động cơ mở rộng của các nhà hoạch định
chính sách thì họ sẽ chủ động tăng giá cả và tiền lương. Kết quả là, cuối cùng thì các nhà
hoạch định chính sách sẽ không thể lừa được người lao động và các công ty, và CSTT trở nên
thất bại, lạm phát vẫn tăng mà kinh tế không tăng trưởng.
Những lý lẽ trên khiến cho các nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng đã đến lúc phải
tìm kiếm một mục tiêu mang tính dài hạn hơn, tạo ra những tiền đề kinh tế vĩ mô ổn định cho
sự phát triển lâu dài. Cùng lúc đó, một điều rất dễ dàng nhận ra là lạm phát luôn có những tác
động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Tất nhiên cũng không thể phủ nhận một số tác động
tích cực nhưng những tác động tiêu cực có vẻ nổi lên rõ hơn: tạo nên sự bất ổn định trong môi
trường kinh tế - xã hội, phát tín hiệu sai lệch kích thích đầu tư quá mức vào khu vực tài chính,
và gây ra các chi phí lớn (chính là chi phí cơ hội của những khoản tiền không có lãi suất) Vì
vậy đối với bất kỳ quốc gia nào, trong thời gian nào thì việc kiểm soát lạm phát để giữ giá cả
ổn định cũng luôn thu hút được sự quan tâm chú ý.
Tuy nhiên ổn định giá cả lại không đơn giản là việc kiểm soát lạm phát. Theo nghĩa

hẹp đó là việc NHTƯ ngăn chặn cả tình trạng lạm phát lẫn thiểu phát của nền kinh tế
(vì thông qua kênh tài chính và các kênh khác, với cùng một chỉ số tuyệt đối về lạm
phát hay giảm phát như nhau, thì chi phí đối với nền kinh tế từ giảm phát còn lớn hơn
từ lạm phát). Trong khi đó hiểu theo nghĩa rộng hơn (mang tính thị trường hơn) thì ổn
định giá cả đạt được khi mà sự biến động của giá cả (thể hiện qua tỷ lệ lạm phát)
không gây ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư hay tiêu dùng của các công ty hay chủ
thể khác trên thị trường.
Tất nhiên khi giá cả được giữ ở mức ổn định thì nó có thể giúp hạn chế các ảnh hưởng
tiêu cực của cả lạm phát lẫn thiểu phát, nhưng bản thân ổn định giá cả cũng mang
trong mình những ích lợi riêng như:
- Cho phép sự thay đổi trong mức giá cả tương đối khi nó không còn bị ảnh hưởng bởi
sự dao động trong mức giá cả chúng, vì thế các quyết định đầu tư hay tiêu dùng sẽ vẫn
được đưa ra một cách chính xác và dễ dàng. Nghĩa là ổn định giá cả hướng dẫn các
nguồn lực tìm đến với khu vực mang lại lợi nhuận tốt, và nhờ đó tăng tiềm năng sản
xuất của nền kinh tế.
- Nếu tất cả các nhà đầu tư đều tin tưởng rằng mức giá cả là ổn định trong tương lai,
họ sẽ không yêu cầu có “mức phí bù lạm phát” để bù đắp cho sự trượt giá của đồng
tiền và rủi ro khi nắm giữ các tài sản tài chính dài hạn. Bằng cách loại trừ phần chi phí
bù đắp này ra khỏi lãi suất thực tế, thị trường vốn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và
khuyến khích được nhiều đầu tư.
- Việc giá cả ổn định cũng sẽ khiến các công ty và cá nhân không cần thiết phải rút bớt
các nguồn lực của mình ra khỏi khu vực sản xuất nhằm tự phòng tránh các rủi ro do
lạm phát hoặc thiểu phát.
- Sự ổn định giá cả giúp tăng cường đáng kể sự công bằng xã hội thông qua việc loại
trừ những chi phí thực phát sinh khi lạm phát hay thiểu phát làm tăng sự méo mó ảnh
hưởng đến thuế và an toàn xã hội, cũng như giảm sự phân phối lại của cải và thu nhập
một cách độc quyền.
 Ổn định giá cả phải là mục tiêu cơ bản của CSTT trong dài hạn, là cơ sở để
một quốc gia có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên.

 Chính sách lạm phát mục tiêu ra đời và nổi lên như một phương pháp hữu
hiệu nhất để ổn định giá cả. Đây là một cơ chế điều hành CSTT tương đối mới, đi
đầu áp dụng nó là ngân hàng Trung ương (NHTU) Niu- Dilân (năm 1990), và hơn chục
năm qua đã có hành loạt các nước thực hiện như Canađa (1991), Vương quốc Anh (1992),
Phần lan (1993), Thụy Điển (1993), Ôxtrâylia (1993), Tây Ban Nha (1994)
* Thành công của Ngân hàng Dự trữ New Zealand
Trước năm 1989, Ngân hàng Dự trữ New Zealand là một “đại lý” của Chính phủ và được
trao rất ít sự độc lập. NHTW này chỉ hoạt động với tư cách là cố vấn cho Chính phủ New
Zealand, vì vậy CSTT của nó như là một công cụ hoạt động theo ý muốn của Bộ Tài chính.
Lịch sử cho thấy, New Zealand đã được xếp vào loại những quốc gia có Điểm số độc lập
của NHTW thấp nhất và tỷ lệ lạm phát của nó đứng vào loại cao nhất trong thế giới các nước
Công nghiệp. Suốt thập niên 70, mức độ lạm phát của New Zealand luôn ở ngưỡng 2 con số,
đôi lúc lên đến 18%. Đáp lại điều đó, để ổn định giá cả, từ những năm 1989, Ngân hàng Dự
trữ New Zealand đã có một sự chuyển mình mạnh mẽ trong điều hành. Điều này thể hiện qua
việc Quốc hội New Zealand đã nhanh chóng sửa đổi các đạo luật có liên quan, xây dựng và
hoàn thiện các đạo luật mới trong đó khẳng định tiên quyết rằng “Chức năng chủ yếu của
Ngân hàng Dự trữ New Zealand là trực tiếp xây dựng và hoàn thiện Chính sách tiền tệ hướng
vào việc đạt được các mục tiêu kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả ”
[ /> Bên cạnh đó, có thể kể ra một số những thay đổi căn bản trong hoạt động điều hành CSTT
của Ngân hàng Dự trữ New Zealand:
- Để ổn định giá cả, Quốc hội New Zealand đã đưa Chính sách lạm phát mục tiêu vào
trong hiến pháp. Việc lượng hóa mục tiêu lạm phát là kết quả của sự trao đổi “công bằng,
nghiêm túc” giữa Chính phủ và NHTW.
- NHTW New Zealand được phép xem xét tác động và đề xuất những kiến nghị để giải
quyết những tình huống có thể ảnh hưởng đến sự ổn định giá, như sự biến động của kim
ngạch xuất nhập khẩu, các loại thuế,
- NHTW New Zealand được thực sự độc lập trong việc theo đuổi mục tiêu CSTT mà
không bị hạn chế về mặt kỹ thuật, ngoại trừ trường hợp là việc thực hiện CSTT phải cân nhắc
đến tính hiệu quả và sự ổn định của hệ thống tài chính. Đặc biệt, ngân hàng này được toàn
quyền quyết định các điều kiện tiền tệ (như các khối tiền M1, M2, M3, lãi suất, tỷ giá, ) trên

cơ sở một thỏa ước với Bộ Tài chính và sự cân nhắc các ý kiến đóng góp của các cơ quan
chức năng khác.
- Trong quá trình quản lý ổn định giá, Ngân hàng Dự trữ đã rút ra một số kết luận sau đây:
+ “Việc làm giảm lạm phát và duy trì mức lạm phát mong muốn thấp là tương đối dễ dàng
so với việc kiểm soát chặt chẽ mức lạm phát trong phạm vi khung lạm phát” [A, 2, p102].
+ Việc theo đuổi quá nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của một
NHTW, hay nói cách khác, “việc NHTW tập trung giải quyết quá nhiều trách nhiệm đối với
Chính phủ sẽ làm giảm sút tính linh hoạt của nó” [1, 1].
Những chủ trương mới này đã cho phép NHTW đề ra được chính sách lạm phát mục tiêu
tương ứng với từng thời kỳ và có được những địa vị pháp lý cũng như tính chủ động cao hơn
trong giải quyết các mục tiêu ở trên. Ngoài ra, nó cũng giới hạn đầy nghiêm khắc những tình
huống, những hoàn cảnh mà một Thống đốc có thể bị xa thải, hay nói cách khác, việc thay đổi
nhiệm kỳ của Nội Các Chính phủ không ảnh hưởng đến hoạt động của Ban lãnh đạo NHTW.
Điểm số độc lập của Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã có sự tăng tốc mạnh mẽ, từ 25
điểm giai đoạn 1955-1988 lên đến 89 ở giai đoạn 1989-2000 và được xem như là một bước
ngoặt lớn. Có thể thấy rõ, trong thời kỳ thứ nhất Ngân hàng Dự trữ New Zealand có số điểm
thấp nhất trong số các quốc gia Công nghiệp được nghiên cứu, tuy nhiên ở giai đoạn sau, nó
bức phá lên tốp những NHTW có sự độc lập cao nhất. Hầu hết những quốc gia Công nghiệp
đang nghiên cứu đều nằm ở nửa trên của tuyến 45 độ, ngụ ý rằng tính độc lập được xem như
là một xu hướng chung trong những khoảng thời gian càng tiến gần đến hiện tại.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng tỷ lệ lạm phát của New Zealand đã giảm từ 7,6% (cao hơn
mức trung bình của các quốc gia Công nghiệp) trong giai đoạn thứ nhất xuống còn 2,7%
(dưới mức trung bình) trong thời kỳ sau. Vậy thì một câu hỏi được đặt ra là bao nhiêu sự
thành công trong kết quả này có sự đóng góp của sự tăng lên trong mức độ độc lập của
NHTW New Zealand?
Thời kỳ thứ nhất đã có một mối quan hệ khắng khít giữa tính độc lập của NHTW và mức
lạm phát (trong nhóm các quốc gia nghiên cứu), hay nói cách khác, khi NHTW của những
nước này có quá ít tính độc lập thì mức lạm phát chung thường rất cao và ngược lại. Giai đoạn
thứ hai cho thấy mối quan hệ này đã trở nên kém rõ ràng hơn, tuy nhiên vẫn cho thấy có một
mối quan hệ rất mật thiết giữa tính độc lập và tỷ lệ lạm phát bình quân. Hơn nữa, sự tác động

của tính độc lập của NHTW vào mức lạm phát là xuyên suốt mọi thời gian, và kết quả này
không chỉ đúng với New Zealand mà còn phù hợp với các quốc gia còn lại.
Từ những kết quả chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng sự giảm xuống trong tỷ lệ
lạm phát ở New Zealand (trung bình 4,2%) nhờ chủ yếu vào sự tăng lên mạnh mẽ tính độc lập
của Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Và người ta tính toán rằng nếu như New Zealand trong
giai đoạn thứ nhất có Điểm số độc lập của NHTW cao như ngày nay thì mức lạm phát sẽ chỉ
là 3,4% thay vì 7,6% như đã tồn tại. Các nhà kinh tế đi đến một sự tổng kết rằng nếu có sự
tăng lên trong tính độc lập của NHTW thì mức lạm phát chung trên toàn thế giới sẽ giảm từ
5,6% xuống còn 3,8%. Thực tế, tỷ lệ lạm phát bình quân trên toàn thế giới là 5,6% (giai đoạn
1955-1988) và 2,7% (giai đoạn 1988-2000).
Như vậy, với những bằng chứng đưa ra cho thấy rằng đã có một mối quan hệ về mặt
nguyên tắc hết sức rõ ràng giữa tính độc lập của một NHTW và mức độ lạm phát trong dài
hạn. Một NHTW độc lập là cách thức hữu hiệu nhất để đảm bảo duy trì một mức lạm phát
thấp và hợp lý.
II. Lạm phát mục tiêu
1. Khái niệm
CSMTLP là một khung cơ bản cho CSTT mà trong đó NHTƯ công khai công
bố chỉ số lạm phát trong dài hạn (mục tiêu đã được lượng hoá) và cam kết sẽ duy
trì mục tiêu này để nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và tỷ lệ
thất nghiệp thấp.
2. Điều kiện để thực hiện chính sách LPMT
Thứ nhất, NHTƯ cần có một mức độc lập tương đối để thực thi CSTT, mặc dù không
có một NHTƯ nào có thể hoàn toàn độc lập khỏi sự ảnh hưởng của chính phủ. NHTƯ cần
phải, trong giới hạn cho phép, được tự do lựa chọn các công cụ để đạt được tỷ lệ lạm phát
mục tiêu. Để thực hiện yêu cầu này, quốc gia đó cần từ bỏ nguyên tắc ''ngân sách chi phối'',
cũng như các vấn đề thuộc chính sách tài khoá không được gây bất cứ ảnh hưởng nào đến
CSTT. Số thoát khỏi ngân sách chi phối ngụ ý rằng các khoản vay từ NHTƯ của chính phủ
phải ở mức thấp nhất (hoặc tốt nhất bằng 0) và các thị trường tài chính trong nước có đủ độ
sâu để ''nuốt chửng'' các đợt phát hành nợ của chính phủ.
Hơn nữa, sự thoát khỏi ngân sách chi phối cũng ngụ ý rằng chính phủ phải có cơ sở nguồn thu

rộng rãi và không phải đưa một cách có hệ thống vào nguồn thu từ in tiền. Nếu chi phối về
mặt tài khoá tồn tại thì chính sách thuế khoá sẽ gây áp lực đến lạm phát và thổi bay hiệu quả
của CSTT. Trên thực tế, điều này được thể hiện qua việc chính phủ không muốn làm mếch
lòng công chúng bằng việc yêu cầu NHTƯ, ví dụ, giảm lãi suất để tăng thuế.
Thứ hai, NHTƯ phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có
trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giả. Ví dụ, nếu
một quốc gia duy trì chế độ tỷ giá cố định, trong điều kiện các luồng vốn dịch chuyển mạnh
như hiện nay thì không thề cùng một lúc thực hiện được lạm phát mục tiêu. Hơn nữa là khi
NHTƯ duy trì cùng lúc hai hay nhiều mục tiêu thì thị trường không hiểu trong trường hợp xấu
đi, mục tiêu nào sẽ được ưu tiên thực hiện. Ví dụ, khi xuất hiện mối đe doạ đến tỷ giá, NHTƯ
buộc phải lựa chọn: hoặc duy trì tỷ giá cố định, từ bỏ mục tiêu lạm phát; hoặc bảo vệ chỉ tiêu
lạm phát kế hoạch, hy sinh tỷ giá cố định. Tóm lại, ngồi ''trên hai ghế" không bao giờ nhận
được ''vương miện'' thành công.

3. Kĩ thuật xác định chỉ số mục tiêu
Về kỹ thuật việc xác định chỉ số mục tiêu (hay lạm phát mục tiêu - inflation targeting)
bao gồm các bước: 1. Lựa chọn loại chỉ số giá (dựa trên mức độ giá cả hoặc tỷ lệ lạm phát); 2.
Hình thành mục tiêu; 3. Tính toán xu hướng lạm phát năm sau; 4. Ưu việt cơ bản nhất của lạm
phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu
trung gian truyền thống (M2, M3 hay tỷ giá). Một sự khác biệt nữa với các cơ chế điều hành
khác là nó tạo cho NHTƯ sự tự do và linh hoạt trong việc điều hành CSTT. Ví dụ trong
trường hợp lấy khối lượng tiền hoặc tỷ giá lạm mục tiêu trung gian, công chúng và các doanh
nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng và khi các chỉ số như lạm phát, lãi suất hay tỷ giá biến động
họ sẽ có những phản ứng tiêu cực trước tình trạng điều hành CSTT của quốc gia. Chính sự
khác biệt này tạo điều kiện cho NHTƯ chủ động hơn trong điều hành CSTT. Xác định lạm
phát mục tiêu (một chỉ số hoặc một khoảng biên độ); 5. Thoả thuận về khả năng huỷ bỏ giá trị
mục tiêu hoặc từ chối chỉ số lạm phát mục tiêu trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên
để áp dụng lạm phát mục tiêu thì NHTƯ, trước hết, phải có được mức tin tưởng cao từ phía xã
hội và phải hoạt động một cách minh bạch. Hơn nữa, kinh nghiệm quý báu của các nước áp
dụng chỉ số lạm phát mục tiêu đã chỉ ra sự cần thiết hình thành những điều kiện tối thiểu để áp

dụng lạm phát mục tiêu trong điều hành CSTT. Trên hết tất cả, lạm phát mục tiêu chỉ có thể
áp dụng ở những nước mà ở đó có thể đảm bảo duy trì lạm phát ở mức thấp không chỉ trên
hình thức mà trên cả thực tế. Các cơ quan quản lý tiền tệ cần hiểu rằng lạm phát không thể bù
đắp tổn hại cho nền kinh tế, có nghĩa rằng với sự trợ giúp của tiền tệ, việc bành trướng ngân
sách sẽ không những không thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế, mà tiền tệ hóa thâm hụt
ngân sách sẽ còn là tiền đề trực tiếp cho sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế, phá hủy tính ổn
định của khu vực tài chính và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
4. Các vấn đề liên quan đến lạm phát mục tiêu
a. Công bố mục tiêu lạm phát
Khi tiếp cận với việc công bố chỉ số lạm phát mục tiêu, ta có thể thấy rõ sự khác nhau
giữa các quốc gia. Cơ quan công bố, chỉ số lạm phát mục tiêu có thể do NHTƯ tự mình công
bố như Ôxtrâylia, Phần Lan, Thụy Điển và Tây Ban Nha, cũng có thể là sự thoả thuận giữa
NHTƯ và Bộ tài chính như Canađa và Thụy Sỹ, hoặc như ở Vương quốc Anh, Bộ Tài chính
chịu trách nhiệm công bố và Ngân hàng của nước Anh đóng vai trò cố vấn. Cũng có một số
nước, chỉ số lạm phát mục tiêu trước tiên được NHTƯ thông báo và trong nhiều trường hợp
do Chính phủ phê duyệt. Như vậy, ở đâu tính độc lập của NHTƯ càng cao thì ở đó NHTƯ sẽ
càng phải có trách nhiệm quản trị cơ chế lạm phát mục tiêu, bao gồm: xây dựng chỉ tiêu; công
bố và thực thi. Từ đây, ta có thể rút ra kết luận rằng: chủ thể xây dựng, công bố và thực thi chỉ
tiêu lạm phát phụ thuộc rất nhiều vào tính độc lập của NHTƯ.
Trong tất cả các nước áp dụng lạm phát mục tiêu chỉ có Ngân hàng Reserve của Niu Dilân và
Ngân hàng của nước Anh công bố dự báo lạm phát năm tới, còn lại các nước khác từ chối
công bố nó. Do vậy, nguyên Thống đốc NHTƯ châu Âu, W.Duiserlberg đã khuyến cáo rằng:
công bố dự báo lạm phát không nên thay đổi và cần có sự giải thích của Cơ quan thực thi. Xã
hội cần có một dự báo duy nhất, dự báo phải được tổng hợp kỹ lưỡng và phân tích toàn diện
từ nhiều chỉ số, tránh đơn giản hóa. Công bố lạm phát dự báo duy nhất sẽ giúp dư luận hiểu
được sự mong muốn thục hiện của CSTT. Nếu không, sẽ làm xã hội hiểu lầm về tính minh
bạch của chính sách.
b. Xác định chỉ số 1ạm phát mục tiêu
Vấn đề xác định chỉ số lạm phát mục tiêu cũng có sự thay đổi giữa các nước. Những khác
nhau cơ bản liên quan đến 3 thông số chính của mục tiêu: tầm nhìn mục tiêu, chỉ số lạm phát

mục tiêu và tính linh hoạt của chỉ số lạm phát mục tiêu.
- Tầm nhìn mục tiêu. Tầm nhìn mục tiêu ngụ ý nói về quãng thời gian mà quốc gia có thể đạt
được và duy trì mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Hiện nay có hai phương pháp tính toán được xem
là tối ưu: phương án thứ nhất, lạm phát mục tiêu được xem như là một chính sách giảm thiểu
tối đa gây sốc cho nền kinh tế. Phụ thuộc vào từng hiện trạng của nền kinh tế mà tầm nhìn
mục tiêu thường dao động từ 24 đến 36 tháng. Phương án thứ hai, lạm phát mục tiêu dựa trên
quy luật kinh nghiệm. Phương pháp này phụ thuộc ở tầm nhìn "sâu'' vào tương lai của NHTƯ
cũng như các vấn đề thay đổi, của nền kinh tế mà như quan tâm, hay nói cách khác là số
lượng'' giai đoạn mà NHTƯ có thể dự báo về tình trạng phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, việc xác định tầm nhìn mục tiêu phụ thuộc rất nhiều tỷ lệ lạm phát tại thời điểm bắt
đầu thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu. Ví dụ như Canađa và Niu Dilân; bước thứ nhất, họ
bắt đầu sử dụng lạm phát mục tiêu như một liều thuốc chống lạm phát, độ dài mục tiêu là 18
tháng. Bước tiếp theo, mục tiêu là tiếp tục đạt được mức lạm phát thấp hơn với khoảng thời
gian là 12 tháng đối với NiuDilân và trong 18 tháng đối với Canađa. Sau khi đạt được thành
công về giá trị của chỉ số có lợi cho nền kinh tế trong kế hoạch dài hạn, chỉ số mục tiêu nên
được duy trì ở mức cố định trong một quãng thời gian. Năm năm là khoảng thời hạn mà
NHTƯ của Niu Dilân đề ra, tại Canađa cũng tương tự như vậy - đây là khoảng thời gian cần
thiết để hiểu rõ hơn chuyển động của nền kinh tế trong điều kiện lạm phát thấp và qua đó nói
lên tính ổn định giá cả trên thực tế.
- Chỉ số giá cả. Thực tế hầu hết các nước khi đánh giá lạm phát đều sử dụng chỉ số giá cả tiêu
dùng (CPI) làm công cụ nền tảng, bởi CPI có những lợi thế riêng như: tính quảng bá tương
đối rộng đối với xã hội, được công bố và tính toán thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, NHTƯ
không hiếm khi đưa ra chỉ số giá cả khác mà nó chính là CPI hoặc CPI đã loại trừ một số yếu
tố - chỉ số điều chỉnh này thường được gọi là chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation).
Thông thường, CPI bao gồm những nhóm hàng hóa và dịch vụ. Có nhiều mặt hàng mà giá cả
của nó là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của NHTƯ. Vì nguyên nhân này nên trong
quá trình kiểm soát, NHTƯ cần điều chỉnh hoặc loại bỏ khỏi CPI những nhóm mặt hàng hoặc
dịch vụ mà giá của chúng hoặc do chính phủ điều chỉnh hoặc thường bị dao động, hay nói
cách khác, nó không phụ thuộc vào tác động của NHTƯ. Trên thực tế, ngoài việc điều chỉnh
giá của chính phủ, thì thay đổi của thuế gián thu, giá lương thực - thực phẩm hay một số mặt

hàng mà giá cả có tính thay đổi thường xuyên hoặc ít nhạy cảm với các công cụ của CSTT
cũng được rất nhiều nước, bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển, loại bỏ khỏi CPI.
Bảng 2 là ví dụ về một số nhóm mặt hàng, dịch vụ hay được loại bỏ nhất khỏi CPI tại các
nước áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu.
Các nhà phân tích kinh tế cũng nhấn mạnh rằng trong mọi trường hợp, NHTƯ và chính phủ
khi phân tích các yếu tố dựa trên (CPI) cần cân nhắc đến ảnh hưởng của chính phủ cũng như
tác động của công cụ CSTT đến mục tiêu. Theo kinh nghiệm thế giới, rất nhiều nước lựa chọn
2%/năm là chỉ số lạm phát mục tiêu cho quốc gia.
Chiều rộng biên độ. Như đã nói ở trên, chỉ số lạm phát mục tiêu luôn phản ánh ý đồ cũng như
phương hướng điều hành của NHTƯ. Trên mức độ lý thuyết ''ổn định giá cả" cần phù hợp với
mức độ lạm phát bằng không, tuy nhiên trên thực tế rất nhiều NHTƯ hiểu rằng ''ổn định giá
cả'' là khi tình trạng kinh tế có mức lạm phát không cao, theo quy luật, nó nằm trong khoảng
2- 3%/năm. Lựa chọn này được hình thành trên một loạt các lý luận về sự bất hợp lý đối với
nền kinh tế khi tỷ lệ lạm phát âm và lợi ích của một tỷ lệ lạm phát lớn hơn 0 và ở mức thấp.
Mức lạm phát này (2-3%) nó sẽ giúp cho nền kinh tế có khả năng thoát khỏi tình trạng suy
thoái cũng như tạo sự thay đổi cần thiết vừa phải cho hàng hoá) từ phương diện nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Một sự khác nhau cơ bản nữa giữa các nước trong việc xác định chỉ số lạm phát mục tiêu là
khoảng biên độ cho phép đối với lạm phát thực tế. Có một số quốc gia ấn định chỉ số lạm phát
mục tiêu là một chỉ số như tại Phần Lan, Ngân hàng Phần Lan cố gắng đạt được giá trị của chỉ
số mục tiêu là 2%, nhưng có quốc gia lại không chọn giá trị của mục tiêu 1à một chỉ số mà là
một khoảng biên độ, như tại Niu Dilân (0-3%), Canađa (1-3%) và Vương quốc Anh (1-4%).
Tại Tây Ban Nha, chỉ số lạm phát mục tiêu lại được cố định ở ranh giới cao nhất (mức trần)
của lạm phát (<3%).
Như vậy, phương án lựa chọn biên độ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát lạm phát của NHTƯ
và các quốc gia cần tìm ra cho mình một biên độ tối ưu: nếu biên độ hẹp - rất khó duy trì; biên
độ rộng - phản ánh năng lực yếu kém của NHTƯ.
5. So sánh CSMTLP của một số nước trên thế giới
Hơn một chục năm qua kể từ khi CSMTLP được biết đến, đã có rất nhiều quốc gia áp dụng
nó. Tuy có những điểm giống nhau vì cùng dựa trên những lý thuyết cơ sở nhưng CSMTLP

của mỗi nước lại mang những mầu sắc khác nhau. Để có cái nhìn tương đồng cũng như cở sở
so sánh về CSMTLP của các nước này, chúng ta có thể nhìn vào bảng dưới đây với những
tiêu chí hết sức cơ bản tương ứng với một số vấn đề đã đặt ra ở phần trên. (Xem bảng 1).
Bảng 1
Quốc gia New Zealand Canada EU
Thời điểm áp dụng CSMTLP 4/1990 26/2/1991 1/1/1999
Chỉ số lạm phát mục tiêu hiện nay 0% - 3% 1% - 3% nhỏ hơn và gần 2%
Tính độc lập của NHTƯ Tương đối Đối tượng của học thuyết “trách nhiệm tay đôi” Tuyệt đối
Cơ quan công bố lạm phát mục tiêu Sự thoả thuận giữa BTC và chính phủ BTC và NHTƯ
phối hợp công bố ECB
Công cụ đo lường lạm phát CPI CPI HICP
Chỉ số lạm phát cơ bản CPI loại trừ tác động của lãi suất CPI loại trừ tác động giá lương thực
và năng lượng HICP loại trừ tác động của thực phẩm chưa chế biến
Công bố báo cáo Hàng quý từ 3/1990 Nửa năm từ 5/1995 Hàng tháng
Dự báo lạm phát Có Không Không
Về thời điểm áp dụng: Có thể coi New Zealand là quốc gia đầu tiên áp dụng CSMTLP một
cách trực tiếp vào 4/1990 (vì trước đó đã có Đức, nhưng được đánh giá là CSMTLP một cách
gián tiếp). Sau đó 1 năm NHTƯ Canada cũng quyết định áp dụng CS này vào 26/2/1991, họ
đã thực thi một CSMTLP rất linh hoạt và hết sức thành công cho đến tận hiện nay. Và gần
đây, NHTƯ châu Âu ECB cũng đưa ra quyết định áp dụng CSMTLP vào 1/1/1999 ngay thời
điểm ra đời. Đây có thể coi là NHTƯ lớn nhất trên thế giới đã lựa chọn CSMTLP.
Về chỉ số lạm phát mục tiêu: Từ khi bắt đầu thực hiện, New Zealand đã xác định khung mục
tiêu của mình là 0% - 2% và coi mức 1% là gần tương đương với ổn định giá cả. Nhưng sau
đó nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế ở mức lạm phát 1,9% và 2,1% là như nhau nên đã
quyết định mở rộng khung lạm phát lên 0% -3% cho đến nay.
Trong khi đó, điểm đáng chú ý của Canada là việc có vẻ như NHTƯ của họ đã công bố mục
tiêu tại một điểm nhưng thực chất lại là một khung giá trị bởi vì họ nhấn mạnh vào biên độ
dao động của lạm phát xung quanh giá trị này. Mặc dù ngay từ đầu 2% (tương đương với biên
độ 1% - 3%) được cho là hợp lý nhưng để phù hợp với điều kiện kinh tế Canada lúc mới bắt
đầu (lạm phát rất cao, thất nghiệp gia tăng, kinh tế trì trệ ), NHTƯ không quyết định lựa

chọn giá trị này ngay mà đặt mục tiêu là 3% (biên độ 2% -4%) rồi sau đó giảm dần theo thời
gian (3% cho đến hết năm 1992, 2.5% cho đến hết năm 1994, 2% cho 18 tháng tiếp theo).
Đến 2/1998, NHTƯ Canada quyết định duy trì mục tiêu 2% đến hết năm 2001 vì thực tế đã
chứng tỏ rằng đây là một khung dao động phù hợp, tạo ra những thay đổi tích cực cho nền
kinh tế. Có lẽ vì thế mà vào ngày 18/5/2000 mức 2% đã tiếp tục được quyết định sẽ kéo dài
đến hết năm 2006.
Đi sau các nước khác cũng đồng nghĩa với việc rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, ECB
công bố mức 2% là hợp lý và cho một biên độ dao đông nhỏ hơn và gần 2%. Họ cho rằng nếu
mức lạm phát được ấn định quá cao, chúng ta sẽ phải đối mặt với rủi ro là lạm phát dự tính sẽ
tăng theo hình trôn ốc (khởi đầu là dự tính lạm phát tăng làm cho tiền lương tăng; tiền lương
tăng dẫn đến tăng lạm phát, lạm phát tăng lại làm cho tiền lương tăng ). Tuy nhiên, nếu xác
định ở mức quá thấp thì lại phải đối mặt với rủi ro thiểu phát nền kinh tế, trong đó mức giá cả
chung giảm xuống. Do vậy, mục tiêu lạm phát sau khi trừ đi sai số ngẫu nhiên vẫn phải đạt
mức trên 0% một chút để tránh nguy cơ thiểu phát vẫn có thể được coi là ổn định giá cả. ECB
đã xác định rằng sai số mà họ có thể mắc phải trong quá trình thống kê đo lường có thể là
1,5% nên với việc xác định mục tiêu nhỏ hơn và càng gần 2% càng tốt đã loại trừ cả nguy cơ
thiểu phát lẫn bao gồm những xu hướng tăng giá hợp lý.
Về tính độc lập của NHTƯ: Hoạt động của NHDT New Zealand mang tính luật định cao
được quy định trong các PTA (Policy Targets Agreement – thoả ước mục tiêu chính sách)
nhưng thực ra lại là tính độc lập tương đối, điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là một mặt NHDT
New Zealand độc lập trong việc thực thi CSTT bằng các công cụ của nó, nhưng mặt khác nó
lại không độc lập trong việc hoạch định CSTT mà những mục tiêu phải do “Sự thoả thuận
giữa Bộ Tài chính và Chính phủ”, NHDT chỉ hoạt động như một đại lý của Chính phủ mà
thôi. Việc để cho mục tiêu lạm phát rời khỏi khung mục tiêu đã định đồng nghĩa với sự ra đi
của Thống đốc đương nhiệm.
Trong khi đó với Canada, NHTƯ lại là đối tượng của “học thuyết trách nhiệm tay đôi”, tuy
mục tiêu lạm phát được công bố là “sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHTƯ” nhưng sự kiểm
soát CSTT cuối cùng lại được đặt dưới quyền của Bộ Tài chính, điều này có nghĩa là Bộ
trưởng có thể buộc Thống đốc phải thực hiện một CSTT cụ thể bằng một chỉ thị (thường sẽ đi
kèm với việc Thống đốc phải xin từ chức).

Trong khi đó, ngay từ khi ra đời trong “Hiệp ước về việc thành lập liên minh châu Âu” đã có
những điều luật quy định tính độc lập tuyệt đối cho ECB trong cả hoạch định lẫn thực thi
CSTT. Những quyết định về mục tiêu lẫn cách thức làm sao đạt được những mục tiêu đó chỉ
do ECB quyết định.
Về công cụ đo lường lạm phát: Cả 3 nước này đều nhất trí sử dụng chỉ số CPI bởi vì đặc tính
phổ biến, dễ hiểu và được công bố một cách công khai thường xuyên của nó, khác biệt chỉ là
ở việc ECB sử dụng chỉ số HICP. Về bản chất, HICP tương tự CPI nhưng được tính theo
phương pháp thống kê cân đối giữa các quốc gia thành viên của EU. Nhưng bên cạnh, đó cả 3
nước đều sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản vì cho rằng chỉ số này thể hiện rõ hơn những xu
hướng biến động trong dài hạn của lạm phát vì nó đã loại trừ các tác động mang tính ngắn hạn
và có thể nhanh chóng mất đi như New Zealand loại trừ khỏi CPI tác động của lãi suất (đặc
biệt là lãi suất của việc mua bán nhà đất bất động sản), Canada loại trừ tác động của giá lương
thực và năng lượng, trong khi ECB loại trừ biến động của thực phẩm chưa qua chế biến.
Về sự công khai minh bạch: Để thực hiện điều đó, ngoài việc thường xuyên tổ chức các buổi
hội thảo, những tham luận của các quan chức cao cấp của NHTƯ và Chính phủ, những
chuyến công tác của các Thống đốc, các nước này đều rất chú ý cho ra các báo cáo một cách
thường xuyên: New Zealand phát hành bản “Tuyên bố CSTT” đều đặn hàng quý từ 3/90,
Canada nửa năm một lần cho ra “Báo cáo CSTT” từ 5/95 và các “Cập nhật báo cáo CSTT”
xen giữa. Trong khi đó ECB còn thường xuyên hơn đều đặn hàng tháng đều cho ra “Báo cáo
CSTT” của mình đến với các chủ thể trong nền kinh tế. Những báo cáo này đều thường xuyên
được cải biến sao cho ngày càng trở nên sinh động dễ hiểu bằng hàng loạt các đồ thị, biểu đồ,
hình ảnh, sử dụng khá nhiều khoảng trống nhằm thu hút hơn và bạn đọc có thể dễ dàng tiếp
cận với những hoạt động của NHTƯ hơn.
Về dự báo lạm phát: Trong 3 nước được nghiên cứu thì chỉ có New Zealand là có thực hiện
công tác dự báo lạm phát từ những điều tra của mình 6 tháng một lần thông qua chỉ số MCI
(Monetary Conditions Index - Chỉ số điều kiện tiền tệ) còn Canada và ECB đều không công
bố mức lạm phát dự tính.
Chương 3: Chính sách lạm phát mục tiêu – liên hệ Việt Nam
Trong thời gian qua ở Việt Nam, lạm phát đã và đang trở thành mối quan tâm hàng
đầu của các nhà hoạch định chính sách cũng như từng người dân. Tưởng chừng như thời kỳ

siêu lạm phát đã đi vào quá khứ và nhiệm vụ của chúng ta ngày hôm nay chỉ còn là làm sao
đảm bảo sự tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ. Nhưng kể từ năm 2004 lạm phát đã quay
trở lại và có những tác động nhất định, gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế nước nhà.
Vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là làm sao tìm được một hướng đi đúng đắn
nhằm đạt được cả hai mục đích, vừa “nhốt” được “chú ngựa bất kham” lạm phát vừa đảm bảo
những bước tiến vững chắc cho nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ như Việt Nam.
Tuy nhiên, lạm phát không phải ở đâu và bao giờ cũng là xấu, là bất lợi hoàn toàn.
Nếu một nước nào đó có thể duy trì được tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải hợp lý thì dường như
lạm phát lại trở thành một nhân tố có lợi cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, xu hướng hiện nay
càng có nhiều Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới quyết định chuyển hướng chính
sách tiền tệ sang thực hiện lượng hoá mục tiêu lạm phát. Nói cách khác chính là đặt nền móng
cho CSTT trên cơ sở “ổn định giá cả”, và chiếc neo lạm phát nổi lên như một chỉ tiêu định
lượng có mối quan hệ tốt nhất với ổn định giá cả. Thực tiễn đã cho thấy những thành công
đáng kể ở những quốc gia này.
I- Một số bài học kinh nghiệm:
Việc nghiên cứu CSMTLP của các nước này có thể gợi ý cho chúng ta một số vấn đề:
Một là, “Lựa chọn CSMTLP phải trên cơ sở sau một thời kỳ kiềm chế lạm phát thành công”.
Điều này sẽ giúp tạo ra niềm tin của công chúng vào khả năng của NHTƯ trong việc thực thi
các mục tiêu mình đã định ra cũng như tạo tiền đề cở sở cho việc kiểm soát lạm phát về sau.
Còn việc sau bao nhiêu năm thì phải phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia cụ thể, khi
thấy mình đã hội tụ đầy đủ những yếu tố có thể thực hiện thành công CSMTLP thì chính thức
công bố. Bởi vì một khi đã công khai công bố thì phải bằng mọi cách đạt được, nếu không sẽ
gây mất niềm tin với công chúng.
Hai là, “Chỉ số CPI và chỉ số lạm phát cơ bản – song song sử dụng”. Mặc dù như đã nói ở trên
chỉ số CPI có nhiều ưu điểm nhưng một nhược điểm lớn là nó lại bao gồm cả những yếu tố
khiến giá cả biến động trong ngắn hạn mà có thể nhanh chóng mất đi sau đó nên bên cạnh đó
các NHTƯ đều sử dụng thêm chỉ số lạm phát cơ bản vì cho rằng chỉ số này mới thể hiện bản
chất xu hướng biến động của giá cả và giúp NHTƯ có thể nhìn nhận về tình trạng lạm phát
chính xác hơn.
Ba là, “CSMTLP phải có tính linh hoạt cao”. Đây là một vấn đề quan trọng, bởi vì các biến cố

kinh tế, chính trị, xã hội biến đổi không lường, dẫn đến những phản ứng khác nhau của nền
kinh tế vào từng thời kỳ, rất cần thiết phải cho NHTƯ những sự linh hoạt nhất định để họ có
thể phản ứng lại các biến động này một cách có hiệu quả. Sự linh hoạt này có thể được thể
hiện trên nhiều mặt:
- Mục tiêu được đặt trong một khung giá trị hơn là một con số cụ thể.
- Khung mục tiêu được đặt ra một cách từ từ tăng hoặc giảm theo thời gian để tránh gây sốc
cho nền kinh tế.
- Mỗi mục tiêu có thời gian thực hiện tương đối dài, trong thời gian đó, vẫn có thể chấp nhận
sự lệch ra khỏi mục tiêu một cách tạm thời.
Bốn là, “CSMTLP phải có sự công khai minh bạch và gắn liền với trách nhiệm cao của
NHTƯ” Điều này có tác dụng là khi mà các chủ thể khác trong nền kinh tế biết được NHTƯ
đang làm gì, CSTT đang ở đâu thì những sự dự tính của họ về các nhân tố có liên quan đến
lạm phát sẽ gần hơn với những gì mà NHTƯ mong muốn và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn sẽ
rơi vào khung mục tiêu đã đặt ra. Các khía cạnh có thể đề cập đến:
- Bên cạnh các kênh thông tin chính thức phải chú ý quan tâm cả đến những kênh không
chính thức (các bài tham luận, phát biểu, phát hành báo chí, trang web )
- Gia tăng cam kết trách nhiệm của NHTƯ trong việc thực thi các mục tiêu đã đặt ra của
CSTT.
Năm là, “CSMTLP không được phép xung đột với các chính sách kinh tế vĩ mô khác”. Ngoài
CSTT, bất cứ quốc gia nào cũng còn phải thực hiện nhiều các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Việc đặt ra các chính sách chồng chéo và xung đột lẫn nhau tất sẽ gây ra những khó khăn cho
các cơ quan chủ quản trong việc thực thi các chính sách này. Vì vậy ngay từ khi hoạch định
chúng ta đã phải cố gắng làm sao cho các chính sách này không có xung đột với nhau mới tạo
ra những thuận tiện trong quá trình thực hiện sau này.
Sáu là, “dự báo lạm phát - nhân tố góp phần trong thành công của CSMTLP”. Tất nhiên
không phải bất cứ quốc gia nào cũng thực hiện dự báo lạm phát, và cũng không phải bắt buộc
phải dự báo lạm phát mới đem đến thành công cho CSMTLP, nhưng có thể dự báo trước được
những gì có thể xẩy ra cũng không phải là tồi. Nó sẽ góp phần giúp NHTƯ có được cái nhìn
tốt hơn và không bị bất ngờ trước những gì mà mình sẽ phải đối mặt và vì thế đưa ra được
những biện pháp ứng phó.

II- Đánh giá khả năng áp dụng CSMTLP ở Việt Nam hiện nay
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên xuống hết sức thất
thường khi ở mức 2 con số, khi ở mức một con số và thậm chí có thể xuống dưới cả 0%.
Nguyên nhân lạm phát của chúng ta rất đa dạng từ cầu kéo đến chi phí đẩy, từ sự dư thừa tiền
trong lưu thông đến sự bất cập trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Đứng trước
nguy cơ lạm phát bùng nổ, phải chăng đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại về CSTT
của chúng ta một cách đúng đắn hơn.
Từ trước đến nay, Việt Nam đã thực hiện một CSTT đa mục tiêu. Theo Luật Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) ban hành vào tháng 10/1998, điều 2 đã có quy định: “CSTT quốc gia
là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng
tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an
ninh và nâng cao đời sống nhân dân”.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính sách đa mục tiêu này cũng đã bắt đầu bộc
lộ những hạn chế tiềm ẩn của mình. Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt Nam không
mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan. Để phục vụ mục tiêu chính
trị trong ngắn hạn, NHTƯ có thể chấp nhận in thêm tiền mặc dù có thể đẩy tỷ lệ lạm phát lên
siêu mã. Có thể vì tỷ lệ lạm phát chưa đạt được mức như mong muốn mà không có những
biện pháp cần thiết đối với tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Đối với tầng lớp nhân dân thì những
yếu tố chủ quan tâm lý cũng tác động mạnh đến những dự tính của họ về lạm phát. Hơn nữa,
CSTT đa mục tiêu đã hạn chế khả năng của NHNN phản ứng lại những biến động của thị
trường đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra các quyết định đối với sự biến
động của lạm phát mà không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt
NHNN trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.
Vậy đứng trước những khó khăn đó, như đã đặt ra ngay từ đầu, làm sao vừa kiềm
chế được lạm phát, vừa vẫn tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao là một bài toán rất khó. Đã
đến lúc phải có những thay đổi cần thiết mang tính nền tảng cơ sở mới mong có được những
biến đổi theo ý muốn. Học hỏi theo kinh nhiệm nhiều quốc gia đã thực hiện thì có thể nói
CSMTLP chính là một lối thoát cho CSTT của Việt Nam.
So với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công của CSMTLP thì Việt Nam có vẻ
còn thiếu khá nhiều. Vì vậy việc áp dụng ngay CSMTLP tại thời điểm hiện tại cho Việt Nam

là không khả thi, nhưng đây chính là lúc mà chúng ta phải hoàn thiện những điều kiện cơ bản,
những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách này trong tương lai.
III- Những đề xuất nhằm hoàn thiện các điều kiện tiền đề cho lộ trình tiến tới
áp dụng CSMTLP ở Việt Nam.
- Thứ nhất: Từng bước xây dựng tính độc lập cho NHNN Việt Nam, đặc biệt là
tính độc lập về mặt chức năng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của CSMTLP
trong tương lai. Dần dần cho phép NHNN chủ động hơn trong việc điều tiết lượng tiền cung
ứng sao cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế chứ không phải để đáp ứng nhu cầu
của NSNN và của Chính phủ.
Trong thực thi CSTT cũng phải tăng quyền tự quyết trong việc sử dụng các công
cụ của CSTT thực hiện các quyết định để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như uy
lực của các công cụ đó.
- Thứ hai: Nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ thể khác nhau trong nền
kinh tế. Để thực hiện được điều này, cần phải đưa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát
thay vì một giá trị như hiện nay bởi vì như thế sẽ tăng tính linh hoạt cho NHNN. Việc NHNN
đạt được mục tiêu trong cả một khung giá trị biến động sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và như thế
công chúng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng của NHNN rằng một khi Ngân hàng đã cam kết thì
chắc chắn sẽ thực hiện được. Mặc dù khẳng định là chưa đến lúc áp dụng CSMTLP nhưng
đây cũng có thể coi như một tiền đề của Việt Nam tiếp cận gần hơn với chính sách này. Thêm
vào đó NHNN cần phải “công khai và minh bạch hơn” trong quá trình hoạch định, thực thi
CSTT lẫn đưa ra những kết quả và nhận định của mình đối với nền kinh tế.
- Thứ ba: Chúng ta vẫn phải tiếp tục “đảm bảo mức độ tăng trưởng cho nền kinh
tế”, bằng cách tiếp tục cung ứng vốn, cấp tín dụng, tăng năng suất lao động để kích thích cung
tăng lên đáp ứng được cầu. Từ đó vừa tạo ra cơ sở để kiểm soát lạm phát trong những năm
tới, vừa tạo ra tiềm lực, sự tự chủ cho nền kinh tế nước nhà.
- Thứ tư: Sử dụng các biện pháp mang tính chất hành chính nhằm tuyên truyền mở
rộng hiểu biết cho quần chúng và thậm chí là cả các nhân viên trong NHNN và hệ thống
NHTM về CSMTLP cũng như những ích lợi của nó đối với kinh tế Việt Nam vì đây vẫn còn
là một vấn đề khá mới mẻ. Cần có thêm nhiều quan tâm học hỏi, nghiên cứu mới đảm bảo cho
sự thành công của CSMTLP ở Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×