Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

câu hỏi và đáp án ôn thi tốt nghiệp môn kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.52 KB, 10 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
câu 1: Hai con đường phát triển TBCN trong nông nghiệp. Đặc điểm của tư bản
kinh doanh nông nghiệp. Bản chất và các hình thức đại tô tư bản chủ nghĩa. Sự
tiến bộ của địa tô tư bản chủ nghĩa so với các địa tô phong kiến.
Trả lời:
1. Hai con đường phát triển TBCN trong nông nghiệp
trong chủ nghĩa tư bản nông nghiệp cũng trở thành lĩnh vực đầu tư của tư bản, cũng
được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện
trong nông nghiệp bằng cả con đường phân hóa của những người nông dân hình
thành lớp giàu có kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa và
bằng cả sự nhận thức của các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp. chính vì vậy mà các
nhà tư bản nông nghiệp đã đầu tư vào ruộng đất nhà tư bản kinh doanh ruông đất
được hưởng lợi nhuận bình quaanm địa chủ là chủ sở hữu ruộng đất được hưởng địa
tô.
2. Đặc điểm của tư bản kinh doanh nông nghiệp
Tư bản nông nghiệp đề cập về tư bản kinh doanh nông nghiệp và sản xuất giá trị
thặng dự thông qua việc bóc lột công nhân làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp
( công nhân nông nghiệp) với hình thức thường thấy là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là chế độ
đọc quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Cả hai loại độc
quyền ruộng đất đã ngăn cản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp,
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành chủ yếu theo hai con đường:
- thông qua cải cách, dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh
theo phương thức tư bản chủ nghĩa ( như ở Đức, Ý, Đại Lợi, Nga, Nhật Bản )
- thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, phát triển
tư bản chủ nghĩa ( như ở Anh, Mỹ, Pháp )
Về quan hệ xã hội đối với ruộng đất trong chủ nghĩa tư bản bao gồm ba giai cấp: địa
chủ ( độc quyền sở hữu ruộng đất), tư bản kinh doanh nông nghiệp ( độc quyền kinh
doanh ruộng đất) và giai cấp công nhân nông nghiệp.
3. Bản chất và các hình thức địa tô TBCN


a. Khái niệm địa tô TBCN
Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản
nông nghiệp nộp cho địa chủ về ruộng đất để được quyền kinh doanh ruộng đất.
b. Bản chất của địa tô TBCN
Trong sản xuất nông nghiệp của thời kỳ TBCN, các mối quan hệ sản xuất TBCN
được hình thành bằng hai con đường chủ yếu:
- Duy trì về căn bản kinh tế địa chủ thông qua cải cách dần dần chuyển sang kinh
doanh kiểu TBCN sử dụng lao động làm thuê.
- Thông qua cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến. Giải
phóng nông nghiệp ra khỏi xiềng xích chủ nô và phát triển nền kinh tế TBCN.
Nhưng dù sao với mọi hình thái, bằng con đường nào thì quyền sở hữu về ruộng đất
của địa chủ vẫn tồn tại trong mọi quan hệ sản xuất TBCN. nên quan hệ sản xuất
TBCN trong nông nghiệp là một mối quan hệ giữa ba giai cấp:
Giai cấp địa chủ là người sở hữu ruộng đất nhưng không trực tiếp kinh doanh mà họ
cho thuê ruộng đất.
Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp trực tiếp là người thuê ruộng đất của địa chủ kinh
doanh theo phương thức sản xuất TBCN.
Công nhân nông nghiệp là người lao động làm thuê cho các tư bản kinh doanh trong
nông nghiệp bị cả hai giai cáp địa chủ bóc lột. Như vậy, tư bản kinh doanh trong nông
nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. chính
những mặt này đã hình thành nên địa tô TBCN và các hình thức tồn tại của nó. Trong
TBCN địa chủ là người sử dụng ruộng đất, họ được thực hiện quyền này về mặt kinh
tế. Vì vậy mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải chia một phần giá trị thặng dư
thu được cho địa chủ nên gọi là địa tô nhưng hoạt động của các nhà tư bản kinh
doanh trong nông nghiệp trược hết phải được đảm bảo rằng việc thu được nguồn lợi
nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tưu bản kinh doanh nông nghiệp do
công nhân nông nghiệp đã tạo ra khi nhà tư bản nộp cho địa chủ với tư cách là người
sử dụng ruộng đất đó. Khi nói đến địa tô TBCN chúng ta nhớ đến các hình thức có
mặt trong nó.
c. Các hình thức địa tô của TBCN

Địa tô TBCN có các hình thức cơ bản:
Địa tô chênh lệch: trong ngành nông nghiệp cũng như công nghiệp đã xảy ra lợi
nhuận siêu ngạch. Nếu như trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ là hiện tượng
tạm thời đối với các nhà tư bản cá biệt nào đó có được do điều kiện sản xuất tốt hơn
điều kiện sản xuất trung bình của xã hội thì trái lại, trong nông nghiệp nó luôn tồn tại
tương đối dài và ổn định.
Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, nó có đặc điểm là
có diện tích giới hạn, vị trí cố định và tốt xấu khác nhau, mà điều kiện đại bộ phận là
xấu. Người ta không thể chế tạo thêm được ruộng đất tốt có điều kiện canh tác thuận
lợi. Trong khi đó hầu hết ruộng đất đã bị độc quyền kinh doanh. Do đó những người
kinh doanh trên ruộng đất tốt, có điều kiện sản xuất thuận lợi sẽ sử dụng được sức tự
nhiên một cách độc quyền nên luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch ổn định lâu dài.
- Khác với trong lĩnh vực công nghiệp, trong nông nghiệp giá cả sản xuất chung của
nông phẩm do điều kiện sản xuất xấu quyết định. Bởi vì, chỉ có canh tác trên ruộng
đất tốt và trung bình thì sẽ không đủ nông phẩm cho nhu cầu xã hội. Do đó giá cả sản
xuất chung phải đảm bảo cho tư bản đầu tư trên ruộng đất xấu cũng thu được lợi
nhuận bình quân. Do đó không chỉ là các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt,
xấu cũng thu được lợi nhuận bình quân mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh đều thu
được lợi nhuận siêu ngạch tương đối ổn định và lâu dài. Nó là kết quả của việc sử
dụng sức tự nhiên đã bị độc chiếm sẽ thuộc về sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tô
chênh lệch.
Như vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch thu được trên những ruộng
đất có điều kiện canh tác tốt. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông
phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất giá cả sản xuất
cá biệt của nông phẩm trên ruộng đất trung bình và tốt. Nguồn gốc của địa tô chênh
lệch và địa tô nói chung là do lao động của công nhân nông nghiệp tạo ra. Từ những
sự phân tích trên, chúng ta viết ra những điều nhận xét về địa tô chênh lệch, vì nó số
chênh lệch giữa giá cả sản xuất cá biệt của nông phẩm. Địa tô chênh lệch gắn liền với
độc quyền kinh doanh TBCN về ruộng đất. Nói cách khác nó sinh ra là do có sự độc
quyền kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN. Không có sự độc quyền về sức tự nhiên

thì không có bất cứ lợi nhuận siêu ngạch Địa tô chênh lệch vì thế không tham gia
hình thành giá trị nông phẩm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi không phải là nguồn gốc
của lợi nhuận siêu ngạch mà chỉ là điều kiện cơ sở tự nhiện nên nó có thể đặc biệt
nâng cao năng suất lao động lên.
Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trong nông nghiệp không phải do
ruộng đất đẻ ra. Ruộng đất tốt hay xấu chỉ là điều kiện tự giảm giá trị nông phẩm mà
thôi. Mà chế độ tư hữu ruộng đất cũng không phải là nguyên nhân sinh ra lợi nhuận
siêu ngạch mà là nguyên nhân làm cho mọi lợi nhuận siêu ngạch chuyển hóa thành
địa tô, tức là làm cho địa chủ chiếm lợi nhuận siêu ngạch đó. Do điều kiện sản xuất
thuận lợi của ruộng đất có được. Ngoài điều kiện tự nhiên còn có thể do kết quả đầu
tư thâm canh.
- Trên cơ sở đó mà ta phân biệt làm hai loại địa tô chênh lệch đó là địa tô chênh lệch I
và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh lệch I là phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận
bình quân mà chủ đất thu được gián tiếp, được hình thành trên ruộng đất màu mỡ và
vị trí gần nơi tiêu thụ, là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung và gía cả sản xuất
cá biệt hình thành.
Như vậy hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I có thể phát sinh tác dụng
ngược chiều nhau: Đất tốt ở xa hoặc ngược lại. Địa tô chênh lệch II là một phần giá
trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân gắn liền với hiệu quả khác nhau của số tư bản
đầu tư thêm trên cùng một diện tích ruộng đất tức gắn liền với việc thâm canh trong
nông nghiệp.
Thâm canh ruộng đất là đầu tư thêm tư bản để tăng thêm một cách hợp lí TLSX và
sức lao động vào một đơn vị diện tích để cải tạo đất đai, nâng cao chất lượng canh tác
nhằm tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm. Cần lưu ý rằng khi năng suất
lần đầu tư thêm lớn hơn năng suất tư bản đầu tư trên ruộng đất xất nhất thì có được
địa tô chênh lệch II. Vì lợi nhuận siêu ngạch của loại này có được là kết quả được đầu
tư thêm tư bản, cho nên chừng nào thời hạn hợp đồng thuê ruộng đất còn thì nó thuộc
về tư bản kinh doanh ruộng đất. Như khi hợp đồng hết hạn thì địa chủ sẽ tìm mọi
cách để nâng mức địa tô lên để kiếm lấy lợi nhuận siêu ngạch, biến nó thành địa tô
chênh lệch I chính vì vậy mà địa chủ chỉ muốn thuê ruộng đất dài hạn. Đồng thời

cũng vì lẽ đó mà các nhà tư bản không muốn bỏ tư bản lớn đầu tư thâm canh, họ tìm
cách khai thác triệt để độ màu mỡ của ruộng đất trong thời hạn hợp đồng. C. Mác đã
chỉ ra rằng: mỗi một bước tiến của nền nông nghiệp TBCN không những là một
bước tiến trong nghệ thuật bọc lột công nhân, đồng thời còn là một bước tiến trong
nghệ thuật bóc lột đất đai.
Địa tô tuyệt đối dưới CNTB không phải chỉ các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất
thuận lợi mới phải nộp tô, mà kinh doanh trên ruộng đất xấu cũng phải nộp tô cho địa
chủ. Đó là thực tế C. Mác gọi là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất đó là tốt hay xấu là địa tô tuyệt
đối vậy thì tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu lấy gì để nộp tô? Hiển nhiên không
thể lấy trong số lợi nhuận bình quân, mà phải là số lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình
quân, là lợi nhuận siêu ngạch? Dưới chủ nghĩa tư bản lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu
hơn so với lĩnh vực công nghiệp về kinh tế và kỹ thuật, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản
trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Vì vậy, nếu tỷ suất giá trị thặng dư
bằng nhau thì tư bản bằng nhau đầu tư trong nông nghiệp sẽ thu được nhiều giá trị
thặng dư hơn trong công nghiệp. Do sự độc quyền tư hữu ruộng đất đã ngăn cản quá
trình tự do di chuyển tư bản vào nông nghiệp, do đó đã ngăn cản việc hình thành lợi
nhuận bình quân chung giữa công nghiệp và nông nghiệp. Nông sản được bán theo
giá thị trường vì thế số giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân (200m)
không bị bình quân hóa mà được giữ lại trong công nghiệp để nộp cho địa chủ. Độc
quyền tư hữu ruộng đất là nguyên nhân làm cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành
trong nông nghiệp và làm cho nó chuyển thành địa tô. Do đó nếu không còn chế độ
độc quyền tư hữu ruộng đất nữa thì địa tô này sẽ bị xóa bỏ, giá cả nông sản sẽ bị hạ
xuống có lợi cho người tiêu dùng. Vậy địa tô tuyệt đối cũng là phần lợi nhuận ngoài
lợi nhuận bình quân hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp thấp
hơn trong công nghiệp, mà bất cứ nhà tư bản thuê lại ruộng đất nào cũng đều phải
nộp cho địa chủ. Nó là số chênh lệch giữa giá trị của nông phẩm với giá cả sản xuất
chung của nông phẩm.
Chúng ta cần thiết phải phân biệt, địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối chúng giống
nhau ở chỗ: cả hai đều là lợi nhuận siêu ngạch, đều có chung nguồn gốc và bản chất

là một bộ phận giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân công nghiệp
tạo ra. Do đó, chúng đều phản ánh quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Nhưng chúng
khác nhau ở chỗ, nếu như nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch là độc quyền kinh
doanh ruộng đất thì đối với địa tô tuyệt đối lại là độc quyền sở hữu ruộng đất. Nếu
như điều kiện hình thành địa tô chênh lệch là điều kiện thuận lợi của đất đai thì đối
với địa tô tuyệt đối lại là cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong
công nghiệp. Địa tô chênh lệch không tham gia hình thành giá nông phẩm.
Địa tô độc quyền
Ngoài hai loại địa tô nói trên C. Mác còn đề cập đến địa tô độc quyền. Nó là loại địa
tô thu được trên loại ruộng đất có điều kiện đặc biệt có khả năng sản xuất những sản
phẩm quý hiếm do đó có thể độc quyền định giá để thu lợi nhuận độc quyền cao.
Người tiêu dùng các đặc sản trên phải trả địa tô này và nó thuộc về chủ nông. Thực ra
địa tô độc quyền là một dạnh của địa tô chênh lệch I thu được trên loại ruộng đất đặc
biệt mà thô.
4. Sự tiến bộ của địa tô TBCN so với địa tô Phong kiến
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, địa tô là do lao động của nô lệ và những người chiếm
hữu ruộng đất nhỏ tự do tạo ra. Trong chế độ phong kiến, địa tô là phần sản phẩm
thặng dự do nông nô tạo ra và bị chúa phong kiến chiếm đoạt, có khi còn bao gồm cả
một phần sản phẩm tất yếu. Trong chủ nghĩa tư bản, do còn chế độ tư hữu về ruộng
đất trong nông nghiệp nên vẫn tồn tại địa tô. Về thực chất, địa tô tư bản chủ nghĩa
chính là phần giá trị thặng dư thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân và do nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp trả cho địa chủ. Ngồn gốc của địa tô tư bản chủ nghĩa vẫn là
do lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tư bản chủ
nghĩa phản ánh quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và
công nhân nông nghiệp làm thuê. Trong chủ nghĩa tư bản, có các loại địa tô: địa tô
chênh lệch, địa tô tuyệt đối và địa tô độc quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, khi ruộng
đất thuộc sở hữu toàn dân, không còn là tư hữu của địa chủ hay nhà tư bản, thì những
cơ sở kinh tế để hình thành địa tô tuyệt đối và địa tô độc quyền cũng bị xóa bỏ, những
vẫn tồn tại địa tô chênh lệch, song nó thuộc sở hữu của nhà nước và khác về bản chất
với địa tô chênh lệch dưới chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu toàn

dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp, lâm nghiệp, không gì thay thế được,
và là tài nguyên quý giá của quốc gia. Nhà nước chuyển quyền sử dụng ruộng đất lâu
dài cho nông dân, và người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất; cho người nước
ngoài thuê đất để lập doanh nghiệp hay để xây dựng trụ sở ngoại giao; cho phép các
tổ chức, cá nhân người Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh với người nước
ngoài được góp vốn pháp định bằng giá trị đất sử dụng. Tuy hình thức địa tô tuyệt đối
không còn, nhưng ruộng đất vẫn là một tư liệu sản xuất có giá trị và người sử dụng
vẫn phải trả giá như là một loại địa tô.
Cơ sở của địa tô TBCN là quyền sở hữu ruộng đất. Đó là « hình thái dưới đó quyền
sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập » (C.Mác-
Ph. Ang hen - toàn tập- NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997, tr246). Đây là một
điểm giống với địa tô phong kiến.
Song địa tô TBCN có nhiều điểm khác hoàn toàn với địa tô phong kiến, đó là:
Thứ nhất, địa tô phong kiến biểu hiện quan hệ giữa hai giai cấp địa chủ và nông dân
thì địa tô TBCN biểu hiện giữa ba giai cấp. Tư bản kinh doanh nông nghiệp, địa chủ
và công nhân nông nghiệp.
Thứ hai, địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ với nông
dân, thì địa tô TBCN dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa chủ và tư bản, giữa tư
bản với người lao động làm thuê.
Thứ ba, địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ những sản phẩm thặng dư của nông dân,
còn địa tô TBCN chỉ là một phần của nông dân, địa tô TBCN chỉ là một phần của giá
trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra.
Qua đó ta thấy rằng địa tô TBCN là bộ phận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong
nông nghiệp tạo ra ( tức bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân
của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp cho người sở hữu
ruộng đất.
4. Vì sao C.Mác khẳng định rằng : » Công lao lớn của phương thức sản xuất
TBCN là làm cho quyền sở hữu ruộng đất trở thành một điều phi lý ».
Quyền sở hữu ruộng đất về nguyên tắc chỉ liên quan trực tiếp đến việc thu địa tô.
CNTB đã hoàn thành việc tách rời quyền sở hữu khỏi quyền sử dụng đất đai và người

chủ đất có thể cả đời sống ở thành phố mà không cần biết kinh doanh trên ruộng đất
ngoài việc thu địa tô. Vì thế, C. Mác viết: «Những công lao lớn của phương thức sản
xuất TBCN là, một mặt thì hợp lý hóa nông nghiệp, việc hợp lý hóa này lần đầu tiên
đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội, và mặt khác làm
cho quyền tư hữ) ruộng đất trở thành một điều phi lý ». Trong khi đó, thực hiện các
quyền chiếm hữu và sử dụng ruộng đất lại gắn trực tiếp với việc khai thác, canh tác
trên đất đai, nó là một điều kiện tất yêu cho sản xuất vì ruộng đất là tư liệu lao động
quan trọng của nông nghiệp. Bởi vậy, để khuyến khích thâm canh và đầu tư dài hạn,
pháp luật các nước phải quy định thời hạn lâu dài, điều kiện ổn định và bảo hộ đầy
đủ cho chủ thể thực hiện các quyền này.
5. Từ lý luận địa tô của C.Mác liên hệ với thực tiễn quản lý đất đai hiện nay ở
nước ta.
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C. Mác không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản
xuất TBCN trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách
kinh tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất
đai Tất cả nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất
đai tiết kiệm, phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa sinh thái bền vững.
Ở Việt Nam với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954) kết thúc cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp. Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cuộc cải cách
ruộng đất, quốc hữu hóa ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho nông dân xây
dựng hợp tác xã nông nghiệp. Đầu tiên những năm 60 của thế kỷ 20, nhiệm vụ cách
mạng của nước ta là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam để tiến tới thống nhất đất nước cùng đi lên
CNXH.
Chúng ta đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH với điểm xuất phát thấp. Nước nông
nghiệp lạc hậu, tiến hên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN, lại phải tiến hành hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong thời gian dài. Chính vì vậy vấn
đề quản lý đất, các chính sách về đất đai chúng ta không có điều kiện thực hiện sớm.
Mãi đến năm 1993 chúng ta mới có Luật đất đai. Đồng thời được sửa đổi, bổ sung
vào năm 1998, 2001 và ngày 10/12/2003 Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN VN ký lệnh

công bố Luật đất đai- Được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày
26/11/2003. Luật này được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hơn.
Về vấn đề sở hữu đất đai, trước khi có Luật đất đai và sau khi có Luật này đều khẳng
định: « Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu ». Nhà nước thực
hiện quyền định đoạt đối với đất đai: quyết định mục đích sử dụng đất, quy định về
hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất, định giá đất. Nhà nước thực hiện quyền điều
tiết các nguồn lợi đất đai thông qua các chính sách tài chính.
Trong thời gian dài sống trong thời kỳ cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp;
ruộng đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho chủ sử dụng đất là hợp tác xã Nông
nghiệp. Với suy nghĩ của xã viên hợp tác xã là: ruộng đất của hợp tác xã, đi làm theo
cách « đánh kẻng ghi tên » vì vậy không phát huy được năng suất của ruộng đất,
năng suất của cây trồng, bỏ phí nhiều ruộng hoang không khuyến khích được người
nông dân dám đầu tư, thâm canh để tăng năng suất cây trồng, sử dụng đất có hiệu
quả.
Mấy năm ngần đây, Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi thửa, dồn nhiều ô thửa nhỏ
thành nhiều ô thửa lớn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là
chuyển ruộng đất cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích
Những việc làm trên của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông thôn và
nông dân đã làm rõ hai vấn đề về sở hữu đất và quyền sử dụng đất, giúp cho nông dân
đầu tưu có hiệu quả trên những thửa ruộng của mình, áp dụng các ứng dụng khoa học
kỹ thuật để tăng năng suất
Chính vì vậy, năng suất lúa , cây trồng tăng lên; diện tích đất nông nghiệp được sử
dụng hết và giao cho nông dân. Đất nước ta, trước đây là nước thiếu gạo, dân còn đói
ăn. Những năm gần đây, Việt Nam đã đủ gạo và thừa gạo để xuất khẩu, là nước đứng
thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Về vấn đề đất đai, đất nông nghiệp đã được Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn, đề ra các
chính sách phù hợp với thời kỳ kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế có định
hướng XHCN như giá đất, các chính sách tài chính về đất: thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, điều tiết phần

giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã tiếp tục
khẳng định: « Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai ( sửa đổi) và các văn bản pháp luật có
liên quan khác để phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản; áp dụng
những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ để xóa bao cấp về đất, chống đầu cơ trục lợi,
kích cầu ảo, gây khan hiếm « sốt » nhà đất giả tạo, tham nhũng, chiếm dụng trái phép
và lãng phí về đất đai. »
Nghiên cứu sâu sắc lý luận địa tô TBCN của Mác và thực tiễn quản lý đất đai nông
nghiệp. Với sự lãnh đạo của Đảng, trên lộ trình quá độ tiến lên CNXH, chắc chắn
kinh tế nông nghiệp, quản lý đất đai góp phần thắng lợi trong chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước.

×