Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

tài liệu hỗ trợ sử dụng grammar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 15 trang )





Trung tâm văn hóa chia sẻ
Chia sẻ cùng phát triển
Email: Website: www.123chiase.com

TàI LIệU Hỗ TRợ Sử DụNG
Grammar!
GiảI pháp tự học TốT tiếng anh














V3.0 - Ti liu ny phự hp vi phiờn bn t 2.7 tr i!

www.123Chiase.com





Truy cp nhanh bng cỏc mỏy tỡm kim ca Google, Yahoo qua cỏc t khúa
nh vngrammar, grammar 2, grammar 2.7, Tin tc Grammar, 123chiase .v.v


Khúc tâm tình của tác giả gửi người sử dụng Grammar
ói về mình nhiều lúc là một
điều không tốt. Nói tốt về
mình lắm lúc lại càng không
hay. Tuy nhiên, những điều tôi tâm sự
chân tình dưới đây để mong các bạn trẻ,
nhất là những ai trẻ lòng, cùng nhau tiếp
bước xây dựng những chương trình hữu
ích và miễn phí cho cộng đồng.
Tôi được vinh dự nằm trong số
người bần cùng nhất xã hội.
Tôi là một anh chàng đạp xích
lô, chạy xe ôm, bán thuốc lá
dạo, bán trà đá ở bến xe, bán
dầu hôi, một giáo viên, một
sinh viên, một biên tập viên,
một người lập trình, một dịch
giả Có lẽ số tôi không được
học thật. Tôi chỉ có thể là học
giả mà thôi. Tôi cũng được
may mắn lọt vòng chung kết
của cuộc thi lao phổi. Có lúc
tôi tưởng mình không qua
khỏi. Tôi cũng chẳng biết cái gì
đã cứu sống mình.

Thế rồi tôi cũng có một chút may
mắn để vào học được 2 năm ở trường đại
học khoa tin học. Cùng thời gian này tôi tự
học Anh văn. Rất may là tôi thuộc loại
người chậm lụt. Nghĩa là tôi chỉ hiểu
những gì do chính tôi giải thích. Cha tôi là
một quyển tự điển sống, cả về văn phạm
lẫn từ vựng.
Mỗi ngày tôi học văn phạm với ông
từ 7h sáng đến 10h tối. Cuối cùng tôi
chẳng hiểu gì cả. Nói đúng hơn là ông dạy
tôi một đống ve chai.
Văn phạm Anh văn là tập hợp của
nhiều điểm dễ. Hàng ngàn điểm dễ tập
hợp lại sẽ thành 1 điểm khó. Nó làm cho
chúng ta rối trí hoặc quên đi sau một thời
gian ngắn không ôn luyện.
Vì vậy, tôi quyết tâm thiết kế, xây
dựng, phát triển một phần mềm góp phần
giải quyết tận gốc vấn đề trên.
Một khuyết điểm lớn nhất của
chương trình là nó không thể tự phát âm
ra loa, tự "chạy" mà không cần có phần
cứng máy tính. Có rất nhiều nguyên nhân
khiến tôi không thể làm được điều này.
Tính đến thời điểm này thì các bạn
học nghèo vẫn có khả năng mua được 1 bộ
máy vi tính từ 280 ngàn đồng đến 450
ngàn đồng để học. Còn tôi thì chưa có
được bất cứ một sự tài trợ nào.

Đó cũng là một trong những lý do
tôi muốn chương trình chạy được trên tất
cả các máy vi tính. Đồng thời, tôi cũng
muốn tạo điều kiện cho người nghèo vẫn
có cơ hội học và học giỏi tiếng Anh nói
riêng, ngoại ngữ nói chung mà không
phải bỏ quyển sách vào thùng xe xích lô để
học như tôi.
Hiện nay, tôi vẫn tiếp tục kế hoạch,
lắng nghe ý kiến, phát triển nội dung, tính
sư phạm của chương trình này, mặc dù đã
cố gắng hết sức có thể nhưng sức của một
người nên tiến độ rất
chậm. Tôi thấy mình
như một hạt cát, một
hạt bụi trong cuộc
đời, tất nhiên nó
không phải là một
đơn lẻ mà là một hạt
cát, hạt bụi tạo nên
những ngọn núi
khổng lồ.
Tôi sẽ còn tiếp
tục viết nhiều mục
nữa. Một trong số
mục quan trọng đó là
mục Writing.
Tôi đã viết thành công một số câu.
Chính tôi cũng không thể tưởng tượng
được công năng kỳ diệu của nó.

Nó biết rất rõ bạn định viết từ gì,
dùng thì nào, sai ở đâu, quên chữ gì nó
lập tức nhắc tiếp cho bạn vài chữ đúng
như ý bạn đang muốn viết. Nghe có vẻ vô
lý, nhưng đó là hiện thực trong chương
trình này.
Trong các phiên bản 2.x, tôi đã
chỉnh sửa các điểm chưa hợp lý trong các
phiên bản trước, phát triển phần mềm
N

Những tư tưởng sáng tạo của nhân loại rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi mỗi ngày cùng những
niềm đam mê bất tận. Có những đam mê của riêng mình nhưng cũng có những đam mê là sự chia sẻ… tự nguyện,
không vụ lợi, không nhất thiết phải có lời cảm ơn, nhưng những lợi ích mà nó hướng đến cộng đồng là vô giá!.


chạy trên hệ điều hành Windows với
nhiều tính năng hữu ích, tiện dụng.
Phiên bản 2.x cung cấp cho các bạn
bộ từ điển tra nhanh với hơn 38 vạn từ
(386.000 mục từ) và còn tiếp tục bổ sung
thêm. Các bạn có thể gõ từ cần tra bất cứ
lúc nào mà không phải mở từ điển, có phát
âm bằng âm thanh thực với công nghệ của
Microsoft, có phiên âm quốc tế và phiên
âm Việt Nam. Tất cả các bài khóa đều
được thiết kế để nghe được. Đặc biệt, có
nhóm bài khóa dùng cho luyện nghe với
âm thanh chất lượng cao. Đặc biệt cho tới
phiên bản 2.2 thì Grammar đã được bổ

sung phân hệ chức năng luyện nói và phân
tích câu.
Do quá trình làm phần Phân tích
câu quá tốn kém và quá công phu, mất rất
nhiều thời gian nên tác giả sẽ cập nhật sau
mỗi version của chương trình. Mặc dù vậy,
version này cũng đủ để bạn có được khả
năng viết một cách tự tin.
Phần Luyện nói là phần đàm thoại
bao gồm hơn 2000 bài đàm thoại với rất
nhiều chủ đề thiết thực. Phần này giúp đỡ
người cần học nói cấp tốc và cả học nói
nghiêm túc theo bài bản. Cách sử dụng
cũng giống như mục bài đọc. Tuy nhiên
bạn cần chú ý sử dụng chức năng nhấn F6
(xếp từ) và chức năng bỏ phần từ gợi ý để
tạo phản xạ trong đàm thoại.
Đó là một vài nét chính của
Grammar. Ngoại trừ việc chửi tôi ngu,
bạn cứ góp ý thoải mái. Những ý kiến của
bạn sẽ đóng góp rất lớn cho GRAMMAR
1.(windows) sau này. Noname mong nhận
được sự hưởng ứng và giúp đỡ tận tình
của người dùng gần xa để những phiên
bản sau được hoàn thiện hơn nữa.
Hỡi các bạn trẻ! Hãy làm một
việc gì đó cho cuộc sống của
mình có ý nghĩa trước khi qua
đời, trước khi không còn tồn tại về vật
chất trên thế gian này. Của cải có sẽ mất

đi, nhưng những giá trị tinh thần, tấm
lòng chân thành thì còn mãi, ta cũng sẽ
tồn tại cùng nhân gian. Sống có ích vì
cộng đồng, mình vì mọi người, “hối lộ”
vô tư tấm lòng chân thành của mình cho
nhân loại đang sống còn hơn là tích lũy
của cải thật nhiều để rồi khi nhắm mắt
xuôi tay lại đem đi hối lộ cho Diêm
vương.
Nếu bạn muốn bắt tay vào việc này,
hãy gạt bỏ tất cả những toan tính tầm
thường, từ danh vọng, tiền bạc, lợi ích và
thậm chí cả tương lai. Tất nhiên, các bạn sẽ
không còn phải làm việc đơn độc như tôi.
Vì chúng ta sẽ là một cộng đồng, cộng
đồng của những người vô danh, những
người sống theo đúng nghĩa thiêng liêng
của từ đó. Nếu chỉ nghĩ đến một trong các
quyền lợi nào đó, những suy nghĩ cá nhân
ích kỷ thì bạn sẽ là người bỏ cuộc đầu tiên.

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc rằng
SỐNG ĐỂ LÀM GÌ? thì những lời tâm sự
chân thành của tôi, một người có cái tên là
Không tên sẽ trả lời cho bạn đó. .
.







Một số điều cần cho người học với GRAMMAR!



1) Chủ trương
Thế hệ của tôi, người ta học Anh văn theo kiểu khá cổ điển. Thậm chí là lấy 1 cái ghế kê tạm để thay cái bàn, rồi ngồi đến
khuya để viết đi viết lại 1 từ vựng cho đến khi thuộc. Vào thời đó, học văn phạm thì cũng không có gì khác ngoài việc nghe giảng
từ sáng đến tối mịt.
Đến thế hệ của các bạn, sự phát triển công nghệ thông tin đã mang lại rất nhiều tiện ích cho các phần mềm dạy tiếng Anh nói
riêng. Trên thế giới, người ta cũng soạn ra các giáo trình mới và nhiều phương pháp học mới.
Tuy nhiên không phải cái mới nào cũng tốt, cũng phù hợp. Trước đây và ngay cả bây giờ cũng vậy, thỉnh thoảng tôi lại nghe
thấy một vài người dùng cho rằng Anh Văn của G! là Anh văn "cũ". Theo tôi, không có Anh Văn nào là cũ cả. 200 năm nay người
Mỹ vẫn nói "table" là "cái bàn". Và cú pháp câu nói về căn bản vẫn như xưa, ngoại trừ một số thành ngữ, từ mới. Đồng thời, tất cả
các hình thức kiểm tra của tất cả các giáo trình, về thực chất vẫn như xưa và luôn phải như xưa vì người Mỹ không có ý định đổi
ngôn ngữ của họ thành tiếng Campuchia chẳng hạn
Khi xem xét và đánh giá một giáo trình, một phần mềm, một quyển sách, một lớp dạy tiếng Anh, tôi thường nhìn sâu vào cái
"ruột" của nó chứ không phải cái vỏ bề ngoài. Đành rằng hình thức rất có hiệu quả trong việc làm người dùng hưng phấn. Cái "ruột"
ở đây là những gì? Đó là: phương pháp giảng dạy, lời giảng, nội dung văn phạm, kiểu và mức độ của các bài tập, các tiện ích tra
cứu, nói chung là những gì làm cho người học hiểu bài, làm bài và đạt được 1 trình độ tiếng Anh nhất định. Còn cái kiến thức mà
họ thu thập được về thế giới, khoa học, hoặc văn học là những thứ phụ. Và chúng phải do quá trình đọc sách thật nhiều chứ không
phải là học từ 1 phần mềm dạy tiếng Anh.
Tình trạng phổ biến hiện nay là các học sinh mặc dù cú pháp, từ vựng đều không giỏi, nhưng họ vẫn thích cầm trong tay tệp
báo ảnh tiếng Anh hoặc thậm chí mở TiVi và cố nghe xem kênh Mỹ nói gì.
Tâm lí đó không có gì là đáng trách. Cũng bởi tình hình nước ta hội nhập với thế giới quá đột ngột. Internet ra đời và đòi hỏi
bạn phải đọc được những trang web tiếng Anh ngay lập tức nếu như muốn tìm hiểu một chút về chuyên môn.
Tuy nhiên để làm được những khả năng như vậy người dùng phải có 1 trình độ thật sự, nghĩa là họ phải được học 1 giáo trình
thực sự tập trung vào văn phạm, từ vựng, nghe, nói từ mức độ thấp nhất, theo bậc thang, trước khi nghĩ đến những kiến thức khác
như thế giới, động vật, cây cỏ hoặc nghe nhạc và xem kênh Mỹ nói gì. Một số bạn có hỏi tôi:

-Tại sao không đưa thêm một số bài "cao cấp" vào G?
-Tại sao không có những bài tương tự hoặc giống hệt bài đọc của trình x, y, nào đó?
-Tại sao trình G không tổ chức giống như trình x, y kia kìa?
-Tại sao trình G không phục vụ để chúng tôi đi thi cái bằng cấp kia kìa?
Câu hỏi đó chẳng khác nào như câu hỏi:
-Tại sao bạn không lấy người vợ giống như vợ tôi?!
Quan điểm của G là gì?
Thực tế, G phục vụ để bạn có thể đi thi mọi bằng cấp.
Vấn đề là ở chỗ G tạo cho bạn 1 trình độ Anh ngữ để đáp ứng mọi kỳ thi chứ không phải cho 1 kỳ thi riêng biệt hoặc cho một
giáo trình riêng biệt nào đó mà bạn đang theo học ở trường.
Khi đã nắm vững các điểm văn phạm, nắm vững một số lượng từ vựng lớn (khoảng 10.000 từ sau khi học G), nghe được các
bài trong G thì việc bạn thi rớt sẽ là một điều đáng ngạc nhiên.
Mặc dù đã giới thiệu khá rõ trong phần "Hướng dẫn cách học" nhưng có lẽ tôi xin được nói rõ hơn về chủ ý của giáo trình G.
Phần "Văn Phạm" là phần tổng kết hầu hết các điểm văn phạm có thể gặp trong mọi kỳ thi và nó có phần bài tập riêng cho
mỗi mục văn phạm nhỏ. Mục đích là để người dùng học dễ thuộc, dễ làm bài và ghi nhớ đúng 1 điểm văn phạm riêng biệt. Đây là
điểm độc đáo mà ít ai nhận ra. Các bài tập của hầu hết các giáo trình xưa nay đều "tham lam". Nghĩa là họ đưa ra bài tập phục vụ
cho "vài" hoặc "nhiều" điểm văn phạm cùng 1 lúc. Hậu quả là làm người dùng cảm thấy "khó chịu" hoặc "bí". Cho dù người dùng
có làm được những bài tập như thế thì họ cũng "mơ màng" vì biết rằng trong bài tập đó vẫn có những chỗ mình "không hiểu"! Đó
cũng là lí do tại sao những bài tập đi kèm với mục Văn Phạm của G trông có vẻ "thô thiển" và đơn giản.
Tuy nhiên làm bài tập của 1 mục văn phạm như thế cũng chưa thể nhớ lâu. Bạn cần "trộn" các bài của các mục đã học. Chính
cơ chế đó sẽ làm cho bộ óc "buộc" phải ghi nhớ cho dù kế bên bạn là 1 đĩa hát hoặc 1 chiếc tivi đang mở oang oang hết công suất.
Sau đó G cung cấp đủ những bài kiểm tra (Phần bên phải của Menu) để bạn luyện tập và thể hiện sức mình trước các kỳ thi. Dĩ
nhiên là G có giảng mỗi khi bạn "bí" và cung cấp trỏ mục văn phạm khi bạn cần xem lại. Chưa hết, kiến thức văn phạm sau đó còn
được thực hành qua phần nhấn F6 (xếp từ) của phần Bài Đọc. Chính trong lúc này, kiến thức văn phạm sẽ được luyện tập một cách


tốt nhất và hiệu quả nhất để chuẩn bị cho một bước cao hơn nữa - đó là mục "Nghe và Viết lại" rồi cao hơn nữa là "Writing" sau
này.
Nói như vậy để bạn thấy được những bậc thang cần có để đi từ trình độ "vỡ lòng" đến "vỡ lẽ" khi đã học giỏi. Nhân đây
chúng ta mới thấy rõ khuyết điểm của các giáo trình "Hiện đại" và hiểu được cái cảm giác "khó học", "học không vô" của nhiều học

sinh kém may mắn. Bởi lẽ nếu 1 người chăm chú nghe giảng mà vẫn không hiểu thì đó là do trình độ sư phạm kém của giáo viên
hoặc thủ phạm là một giáo trình "phi lôgic". Cũng vậy, tôi cho rằng, nếu bạn mở G ra học mà không hiểu thì đúng là G có vấn đề.
Còn nếu bạn hiểu mà không hứng thú thì nghĩa là G không đẹp. Nếu bạn hứng thú mà chẳng hiểu gì cả thì G là trò chơi chứ không
phải là trình dạy tiếng Anh.
Thú thực là tôi chưa bao giờ xem qua trình Tell Me more, một trình nổi tiếng là hiện đại - ngay cả khi chỉ vừa được nghe
nhắc đến cái tên. Tôi hỏi một bạn rằng trình đó như thế nào. Anh ta ca ngợi và giới thiệu hàng loạt những tiện ích "hiện đại". Tôi
hỏi anh ta có học được gì không. Anh ta bảo là học được. Tôi hỏi anh ta học được gì. Anh trả lời "không biết"! Cuối cùng tôi hỏi
rằng có phải anh mở ra một lúc xem nó có gì hay rồi đóng lại vì KHÔNG HIỂU GÌ CẢ phải không? Anh ta trả lời "Đúng". Mặc dù
vậy anh ta vẫn cho là trình đó rất "xịn"!
Hiện tượng trên không có gì là ngạc nhiên. Ngược lại nó là tâm lí phổ biến nhất cho tất cả các sản phẩm chứ không phải chỉ
đối với phần mềm!
Đến đây chắc các bạn cũng nhận thấy chút ý lạ trong bài viết của tôi, không phải chỉ về G! mà cả về những vấn đề khác trong
cuộc sống.
2) In ấn tài liệu
G! chủ trương cho người dùng học Anh văn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và đỡ tốn công sức nhất. Thế nên việc in tài
liệu ra để học là không hiệu quả.
Tất cả các kiến thức của G đều dạy bằng cách làm bài tập. Khi học G, người dùng không cần phải viết, nhớ, hay nỗ lực học
tập. Đơn giản là họ chỉ cần làm bài tập và cũng không cần phải vận dụng nhiều nỗ lực để làm đúng tất cả.
G là công cụ mạnh nhất để học tiếng Anh một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Thậm chí G là công cụ mạnh nhất để khôi
phục lại những kiến thức bị lãng quên, bị lủng lỗ. G! còn là giáo trình “chữa cháy” tốt nhất cho những ai sắp sửa đi thi mà không
còn thời gian ôn luyện. Vì vậy người dùng đừng bao giờ cố gắng ghi nhớ các điểm văn phạm. Chúng sẽ bắt buộc thâm nhập vào trí
nhớ qua việc làm bài tập.
Vì sao một đứa trẻ người Anh nói năng lưu loát tiếng Anh? Vì nó thực hành nhiều và nó không hề cố ý ghi nhớ. Vì sao chúng
ta thấy khó học tiếng Anh? Vì chúng ta không có điều kiện được thực hành nhiều như đứa trẻ kia. G sẽ là một ông thầy người Mỹ
sát bên bạn 24/24h. Vậy bạn phải thực tập nhiều với "ông thầy" này chứ không phải in ấn những gì ông ta nói hoặc giảng.
Hơn thế nữa, G giảng chuyên sâu và tổng thể 4 kỹ năng nên bạn sẽ nắm bắt nhanh, sâu và tổng thể hơn là đứa trẻ kia. Cụ thể
là đứa trẻ kia chỉ có thể đàm thoại chứ không thể đọc hoặc viết trừ khi nó đến trường. Nói như vậy để thấy rằng việc tiếp xúc trực
tiếp chỉ giúp được khâu nghe và nói.
3) Giao diện
Mọi lập trình viên đều muốn làm tất cả để phần mềm của mình trở thành đệ nhất. Tuy nhiên ngoài chuyện sức người ra, ngày

nay việc nâng cấp một phần mềm không đơn giản, nhất là vấn đề thị hiếu.
Không chỉ riêng mặt hàng phần mềm, một sản phẩm bất kỳ mặc dù kém chất lượng nhưng được ưa chuộng vì hình thức hay
giá thành vẫn chuyện thường gặp. Vì thế để xác định cái nào cần bổ sung cho một phần mềm là không dễ. Bạn chọn hình thức hay
nội dung? Và trong nội dung bạn chọn nội dung nào? Bởi lẽ có những nội dung không thiết thực. Thiết nghĩ người dùng nên hiểu về
những gì họ "Cần" và những gì họ "Thích".
Trong việc học tiếng Anh, những cái cần là những cái làm cho người ta hiểu. Chẳng hạn như lời giảng, bài tập, nội dung bài
học. Còn những cái Thích là những cái làm cho người ta hưng phấn. Chẳng hạn như tranh ảnh, giao diện, nhạc, tầm vực truy cập.
Ngày nay, "gỗ tốt" không còn là thị hiếu - thay vào đó là "nước sơn". Điều này nghe có vẻ vô lí, nhưng vì công nghệ bao bì
đã phát triển quá mạnh khiến người ta chuyển dần thị hiếu của mình vào cái dáng vẻ bề ngoài của sản phẩm. Trường hợp này cũng
diễn ra ở các sản phẩm nước ngoài. Tuy nhiên, do nguồn lực dồi dào nên các sản phẩm của các nước tiên tiến thường mạnh cả về
nội dung lẫn hình thức.
Nếu bạn còn không tin thì cứ xem trên thị trường có một sản phẩm nào có thể tồn tại mà không chú trọng nâng cấp bao bì?
Nói như vậy để thấy rằng cái "hưng phấn" do bao bì, hình thức bề ngoài đem lại cũng có một tác dụng không nhỏ trong các sản
phẩm và đặc biệt trong khi sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, vì nguồn nhân lực và tài lực để làm G vô cùng hạn chế nên nếu phải chọn 1 trong 2 thì tôi chọn đầu tư vào nội
dung hơn là hình thức. Chính vì vậy mà G không được bóng bẩy như người dùng mong đợi. Tất nhiên trong khi làm G, tôi cũng
nhận được một vài gợi ý cộng tác nâng cấp cái áo cho G. Nhưng hầu như không có ai chấp nhận bỏ công ra mà không được bất cứ
gì, cho dù là một ít danh vọng. Vì thế G vẫn là G và tôi vẫn giữ nguyên ý định rằng bất cứ ai cộng tác làm G đều phải rũ bỏ danh lợi
như tác giả của nó. Đổi lại, người dùng sẽ được hưởng hiệu quả do nội dung G mang lại để bù vào cái áo xấu xí của nó.
Vả lại theo tôi thì không ai có thể giỏi tiếng Anh mà không miệt mài học tập. Nghĩa là họ phải học thật sự vì yêu thích môn
tiếng Anh hoặc vì lí do kinh tế chứ không phải vì giao diện đơn giản nhưng hiệu quả của G.
Người dùng thường không hình dung ra G được làm như thế nào. Bởi vì họ không phải là người lập trình nên họ chỉ có thể
đánh giá G và so sánh G theo những gì thấy. Cái đầu tiên làm người ta chú ý nhất lại là giao diện. Chính vì thế mà tất cả các nhà
doanh nghiệp đều chú trọng nâng cấp bao bì sản phẩm. Tuy nhiên họ làm như vậy là để bán chứ không phải để MIỄN PHÍ & MIỄN
PHÍ MÃI MÃI như G.
Tôi nhớ ngày xưa còn có người bảo tôi rằng chép G chỉ chật ổ cứng. Mặc dù lúc đó G = 1.2M. Có lẽ chính câu nói đó đã góp
phần thúc đẩy tôi làm G. Cách đây không lâu cũng có người đã cá cược với tôi rằng G sẽ không thể nổi tiếng. Dù thế nào thì tôi vẫn
không tin. Tôi không tin rằng một sản phẩm xấu nhưng nội dung phong phú, hữu ích lại không được cộng đồng chấp nhận.



Còn riêng tôi thì giao diện G không đến nỗi quá xấu. Tôi không cần G nổi tiếng, tôi chỉ cần nhiều người sử dụng G và chỉ cần
G đến được tay người nghèo, những người nghèo nhất. Hiện nay đã có hơn 250.000 lượt tải G phiển bản 2.x, còn với tất cả các
phiên bản thì lượt tải chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều máy chủ liên tục bị ngừng hoạt động vì số lần tải về quá nhiều Tôi không biết
G sẽ được đón nhận đến đâu nhưng tôi biết G sẽ đáp ứng được mong mỏi của những ai thực sự cần học tiếng Anh. Tôi dùng từ "sẽ"
vì G đang phát triển tiếp những phần quan trọng. Đó là những phần cốt yếu và thiết yếu cho người học tiếng Anh.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi không chú trọng nâng cấp cái áo của G. Nhưng bất cứ ai bắt tay vào giao diện đều tính lợi
danh. Vậy tôi chỉ còn cách tự làm tất cả và người dùng đành phải chờ đợi. Tuy nhiên tôi đã không làm G bằng "tay". Tôi lập trình
để G biết cách tích hợp và kiểm soát dữ liệu. Vì thế nên tôi có được những cái khổng lồ trong G.
Để kết thúc, tôi xin có một suy nghĩ. Mười tám năm trước đây tôi đã không bỏ cuộc thì giờ đây tôi càng "được" lâm
vào cảnh không thể chối từ, trước nhu cầu của các người dùng yêu mến và của G.
4) Giáo trình
Cấu trúc giáo trình của G không phải là tự phát hay ngẫu nhiên.
Nó là sự đúc kết của quá trình nghiên cứu nhiều phương pháp của các phần mềm, sách, trường lớp, tâm lý học viên, trình độ
học viên, hoàn cảnh người Việt Nam, hoàn cảnh kinh tế đất nước, kinh nghiệm học tiếng Anh của nhiều người.
Cuối cùng tôi đúc kết ra một điều quí báu rằng người Việt Nam muốn học tiếng Anh dễ, nhanh, hiệu quả, thì chỉ có cách là
phải học theo trình tự, từ mức thấp nhất và theo bậc thang và phải bằng tiếng Việt.
Tại sao rất nhiều người cảm thấy khó học với các phần mềm dạy
tiếng Anh của nước ngoài? Thậm chí họ thấy khó học với các phần mềm
Việt Nam nhưng thiết kế theo giáo trình của nước ngoài. Tác giả của các
soft ngoại thường thiết kế theo suy nghĩ và cách học của người dân bản
xứ, người đã biết tiếng Anh rồi hoặc người đang sống giữa một cộng
đồng "mắt xanh mũi lõ".
Hãy thử mở bất cứ một chương trình nào dạy tiếng Anh theo phong
cách của nước ngoài, bạn sẽ thấy tất cả toàn là tiếng Anh ngay cả những
bài “vỡ lòng” thấp nhất. Thậm chí còn giới thiệu bằng tiếng Anh luôn!
Như vậy vô tình biến học viên trở thành “Vịt nghe sấm”. Khi bị trở ngại,
người ta thích nhất là tắt máy. Và cho dù ai đó cố gồng mình học tiếp thì
họ càng gặp khó khăn hơn vì càng lúc càng không hiểu. Nghe không hiểu
=> giảng không hiểu => đọc không hiểu => làm bài không được => Bỏ
cuộc. Cho dù sách hoặc phần mềm đó có đẹp cách mấy cũng chỉ là Game

để ngắm hoặc giải trí chứ không phải để học. Chính vì vậy mà các phần
mềm nước ngoài chỉ dành cho người Việt Nam đã biết tiếng Anh và cũng chỉ giúp hỗ trợ chứ không phải là giảng dạy.
Phương pháp “lấy tiếng Anh để dạy tiếng Anh” nghe có vẻ “hiện đại” nhưng thực ra nó mất hẳn các bậc thang cần thiết, làm
học viên hụt hẫng và rõ ràng nó là phương pháp “học chạy trước khi tập bò”. Hãy thử nghĩ: Một từ được viết ra rõ ràng mà còn
chưa biết nó nghĩa là gì huống hồ là nghe cả một câu?!
Vậy tại sao phương pháp của Streamline, Headway v.v lại được ưa chuộng? Bạn cần biết rằng phương pháp “học chạy
trước khi tập bò” sẽ thành công và có hiệu quả nhanh chóng với điều kiện bạn sống giữa những người "mắt xanh mũi lõ". Khi đó cơ
hội giao tiếp của bạn là 100%. Nghĩa là bạn được thực tập 100%. Hay ít ra bạn cũng được NGHE và NHÌN sự thể diễn ra bằng
tiếng Anh để hiểu được đôi chút. Trong khi đem phương pháp đó áp dụng cho người Việt Nam thì cơ hội thất bại là 100%. Vì bạn
có quá ít hoặc thậm chí không có điều kiện gặp và nói chuyện với người nước ngoài. Bởi lẽ nếu có gặp được thì họ cũng sẽ stop
ngay khi bạn không đủ vốn từ để làm họ hứng thú. Hãy nhớ rằng ngoại trừ các kiều nữ trẻ đẹp Việt Nam, người ngoại quốc “không
rảnh” để tiếp chuyện với mục đích giúp bạn học tiếng Anh. Đối với người đang “vỡ lòng” thì coi như không có lối thoát. Hơn nữa
để nghe và hiểu được đôi chút thì trình độ “vỡ lòng” hay “vỡ lớp” không nhằm nhò gì cả. Nếu bạn đọc hiểu được một câu trên giấy
thì khi nghe câu đó từ cửa miệng người nước ngoài, bạn chỉ có thể hiểu được 20%. Hoặc thậm chí là 10%.
Vậy tại sao vẫn có những bạn trẻ Việt Nam có thể giao tiếp và nghe được kha khá? Xin thưa: Đó là vì họ may mắn được tiếp
xúc nhiều với người nước ngoài, hoặc bỏ nhiều tiền vào các trung tâm để được tiếp xúc với người nước ngoài, họ là kiều nữ, hoặc
phải gồng mình chịu khó nghe đài Nhưng dù có may mắn đến đâu thì họ cũng học chậm hơn và khó khăn hơn phương pháp giảng
dạy của G!.
Đến đây có lẽ tôi đã giải thích được một số thắc mắc. Tuy nhiên G cũng dạy học viên cách chạy khi họ đã biết bò, đi, đi
nhanh. Bằng chứng là G có chế độ tăng tốc giọng đọc; có các bài đọc âm thanh thực tăng dần tốc độ thậm chí nhanh nhất. Nhưng
ngay cả khi tập chạy, học viên cũng có quyền chạy “từng câu” và nghe lại mỗi khi bị choáng. Chính các bậc thang lôgic đó đã tạo
niềm hứng thú trong học tập và làm cho người dùng muốn học tiếp chứ không phải những tranh ảnh hoành tráng.
Để kết luận tôi xin có chút góp ý: Nước ngoài họ có rất nhiều cách dạy tiếng Anh, nhưng người dùng phải suy xét kỹ để chọn
cho mình, chọn cho hoàn cảnh của mình, một phương pháp thích hợp. Nếu chọn sai thì không những bạn tốn tiền của và thời gian,
mà còn chán môn Anh Văn và vĩnh viễn “một đi không trở lại” với môn học vừa khó và vừa dễ này.

Thân ái!
Grammar!.





×