Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THIẾT KẾ THANH NHIÊN LIỆU LÒ PHẢN ỨNG VVER1000 SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN MVP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.32 KB, 6 trang )

1

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THIẾT KẾ THANH NHIÊN LIỆU LÒ PHẢN ỨNG
VVER1000 SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN MVP

PHẠM TUẤN NAM, LÊ THỊ THƯ, NGUYỄN THỊ TÚ OANH

Viện Khoa Học và Kỹ Thuật Hạt Nhân
179 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô- Cầu Giấy-Hà Nội
Email:

Tóm tắt: Trong quá trình phát triển, các lò phản ứng (LPƯ) hạt nhân luôn được chú trọng
cải tiến hiệu suất sử dụng nhiên liệu, tăng mức độ an toàn của các bộ phận trong trong
nhà máy, và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Do đó, những nghiên cứu gần đây tập trung vào
việc tìm ra cấu trúc nhiên liệu tối ưu, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế mà vẫn an toàn trong
các điều kiện làm việc của nhà máy. Bài báo này trình bày những kết quả tính toán
neutron để đánh giá một số thiết kế thanh nhiên liệu LPƯ VVER1000 sử dụng chương
trình tính toán MVP.
Khác biệt cơ bản trong cấu trúc viên nhiên liệu của LPƯ VVER1000 so với thiết kế viên
nhiên liệu LPƯ PWR là có một khe hình trụ rỗng ở tâm để giảm sự gãy vỡ của nhiên liệu
do dãn nở nhiệt trong quá trình hoạt động. Điều này làm phức tạp quá trình gia công chế
tạo nhiên liệu, do đó có những ý tưởng loại bỏ hoặc giảm kích thước khe rỗng và bề dày
vỏ bọc. Những kết quả tính toán chỉ ra rằng hệ số nhân hiệu dụng (k-eff) tăng lên sau khi
thực hiện những cải tiến này, vì đã đưa thêm vào trong cơ cấu một lượng nhiên liệu hạt
nhân. Hệ số nhân hiệu dụng tăng lên khoảng 2% trong 1 bó nhiên liệu, để điều khiển và
vận hành an toàn thì cần có thêm những thành phần hấp thụ nhằm duy trì trạng thái tới
hạn, cải tiển này có thể giúp tăng độ sâu cháy của nhiên liệu và công suất nhiệt, tăng độ
dự trữ phản ứng; độ dày vỏ bọc cũng được tăng lên nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của
thanh nhiên liệu, nâng cao mức độ an toàn.
Key word: VVER1000, thanh nhiên liệu, k-eff, MVP.
Abstract: During development progressing of nuclear reactor, exports focus to: (1) Improving


productivity of nuclear fuel cycle; (2) Increasing of safety level in nuclear power plant (NPP)
system; (3) Ensuring economic advantage. Thus, research programs often find best structures of
fuel, best of material and conditions where system behaviors stably and safely. In this report,
effective neutron reactivity factor (k-eff) calculations were carried to estimate difference fuel
pellet structures in VVER1000 fuel rod and assembly by MVP code.
Important diference in VVER1000 fuel pellet structure is central hold that help decreasing
bresking of fuel pellet when NPP operates. The central hold causes difficults in fuel rod
manufacture, thus experts want to removed this central hold and increasing thickness of
cladding. Results of calculations indicate that k-eff increases because amount of fuel material
was added in. Increasing level is small, about 2%, but have to add in absorbed material to keep
critical state. Increaseing of k-eff do to increasing reacitivity margin, can help to increase NPP
power but have to ensure safely for elements in core, such as increasing thickness of cladding.
1. MỞ ĐẦU
Lò phản ứng VVER hay viết tắt bằng tiếng Anh là WWER (Water-Water Energetic
Reactor), được thiết kế và xây dựng bởi các chuyên gia Nga, bắt đầu nghiên cứu và phát triển
từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Trong suốt lịch sử xây dựng và phát triển, số lượng lò
VVER đã lên tới khoảng 59 tổ máy đang vận hành tại: Nga, Ukraina, Ấn Độ, Iran, Cộng Hòa
Séc, Slovakia, Trung Quốc, Hungary, Đức, Phần Lan,… Trong thời gian đó, cấu trúc và các
thành phần của VVER không ngừng được nghiên cứu cải tiến, với mục đích:
2

- Tối ưu việc chuyển hóa năng lượng hạt nhân thành năng lượng điện.
- Giảm giá thành của hệ thống.
- Nâng cao độ an toàn của nhà máy trong quá trình hoạt động.
Với những tiêu chí đó, có rất nhiều những cái tiến đã được nghiên cứu, triển khai thực
hiện, trong bài báo này chỉ tập trung đánh giá sự thay đổi của hệ số nhân hiệu dụng khi co hẹp
và loại bỏ khe rỗng ở tâm viên nhiên liệu, đồng thời tăng độ dày của vỏ bọc nhiên liệu [1]. Cụ
thể:

Hình 1: Thay đổi hình học của viên nhiên liệu [1]

Mục đích của cái tiến trên là tối ưu chu trình nhiên liệu, tăng thời gian hoạt động ở mức
công suất danh định do đưa thêm vào trong lò phản ứng một lượng nhiên liệu, tăng độ an toàn
trong quá trình vận hành lò phản ứng khi vỏ bọc nhiên liệu đã được tăng cường, hạn chế sự hư
hại xuất hiện trong vỏ bọc [1].
Những tính toán neutron được thực hiện dựa trên việc sử dụng chương trình tính toán
vật lý lò phản ứng MVP, thư viện số liệu hạt nhân JENDL-3.3 (Kí hiệu J33), chạy trong hệ
điều hành WINDOW trên máy tính cá nhân, tính toán cho thanh nhiên liệu và bó nhiên liệu
trước và sau cải tiển, tìm hiểu và đánh giá những thay đổi xuất hiện do cải tiến.
2. TÍNH TOÁN HỆ SỐ NHÂN HIỆU DỤNG VỚI NHỮNG THIẾT KẾ THANH
NHIÊN LIỆU KHÁC NHAU
Để so sánh ảnh hưởng khi thay đổi hình học viên nhiên liệu, các thông số của các thành
phần nhiên vật liệu, như: độ giàu Uran-235 trong nhiên liệu là 3.3%, các thành phần vật liệu
vỏ bọc, chất làm mát và khí Heli được giữ cố định, bảng 1 dưới đây mô tả các thông số nhiên
vật liệu được sử dụng trong tính toán.
Bảng 1. Các thông số vật liệu (mật độ, nhiệt độ và áp suất)
trong thiết kế nhiên liệu lò phản ứng VVER1000
Nhiên liệu
(Oxit Urani UO
2
)
Độ giàu 3.3 wt.%

Nhiệt độ 1005 K

Đồng vị: kí hiệu (Mật độ)
(10
24
Hạt nhân trên cm
3
)

Uran-235: U02350J33 (7.6886E-4)

Uran-238: U02380J33 (2.2293E-2)

Oxi-16: O00160J33 (4.6297E-2)

Vật liệu vỏ bọc
(Hợp kim
Zirconium)
Đồng vị: kí hiệu (mật độ)
(10
24
Hạt nhân trên cm
3
)
Zirconi-91: ZR091ZJ33 (4.2141E-2)

Nb-93: NB0930J33 (4.1808E-4)

Hf-174: HF1740J33 (6.5285E-6)

Helium
Nhiệt độ 600 K

Đồng vị: kí hiệu (mật độ) Heli-2: HE0030J33 (2.6700E-2)

3

(10
24

Hạt nhân trên cm
3
)
Vật liệu làm chậm
(H
2
O)
Nhiệt độ 578 K

Áp suất 15.6 MPa

Đồng vị: kí hiệu (mật độ)
(10
24
Hạt nhân trên cm
3
)
Hidro-2: H0001HJ33 (4.7508E-2)

Oxi-16: O00160J33 (2.3754E-2)




(1) Hiện tại.
(2) Giảm kích thước khe
rỗng; Tăng bán kính ngoài
của viên nhiên liệu; Giữ
nguyên bề dày vỏ bọc.
(3) Bỏ khe rỗng ở tâm; Tăng

bán kính ngoài của viên
nhiên liệu; Tăng bề dày vỏ
bọc nhiên liệu.
Hình 2. Mô phỏng thanh nhiên liệu trong chương trình tính toán MVP
Việc tính toán hệ số nhân neutron hiệu dụng đánh giá ảnh hưởng hình học viên nhiên
liệu tới thanh nhiên liệu và cả bó nhiên liệu. Kết hợp các thông số vật liệu và hình học trình
bày ở trên, sử dụng chương trình tính toán MVP, mô hình thanh nhiên liệu được mô phỏng
như hình 2, và kết quả tính toán trình bày trong bảng 3.
Hệ số nhân hiệu dụng trong 3 mô hình thanh nhiên liệu lần lượt là 1.24515, 1.24902,
1.25888. Hệ số nhân hiệu dụng tăng dần lên là do một lượng nhiên liệu hạt nhân đã được đưa
vào trong thanh nhiên liệu, làm tăng khả năng phân hạch và tạo ra nhiều neutron hơn sau mỗi
thế hệ.
Sau khi thực hiện tính toán hệ số nhân hiệu dụng k-eff cho thanh nhiên liệu, những tính
toán tiếp thực thực hiện đối với bó nhiên liệu nhằm đánh giá đầy đủ hơn ảnh hưởng mà sự cải
tiến cấu trúc thanh nhiên liệu gây ra. Các thông số mô tả hình học bó nhiên liệu được trình
bày trong bảng 2, các thành vật liệu sử dụng trong bó nhiên liệu tương tự như trong thanh
nhiên liệu, đã được trình bày trong bảng 1.
Bảng 2. Các thông số hình học của thanh và bó nhiên liệu lò phản ứng VVER-1000 [2]
Thông số Giá trị

Nhiệt độ trung bình chất làm mát,
0
C 315,000

Core FA pitch, m 0,236

Số lượng thanh nhiên liệu trong mỗi bó 312,000

Khoảng cách giữa các thanh nhiên liệu trong bó, m 12,75 x 10
-

3

Chiều cao thanh nhiên liệu, m 3,530

Ống dẫn thanh điều khiển
Số ống dẫn thanh điều khiển trong 1 bó 18

Đường kính ngoài, m 13,0 x 10
-
3

Đường kính trong, m 11,0 x 10
-
3

4

Ống trung tâm
Số lượng 1

Đường kính ngoài, m 13,0 x 10
-
3

Đường kính trong, m 11,0 x 10
-
3

Kết quả mô phỏng bó nhiên liệu LPƯ VVER1000 trong chương trình tính toán MVP
được thể hiện trong hình 3 dưới đây.


Hình 3. Hình dạng bó nhiên liệu lò phản ứng VVER1000 mô phỏng trong MVP.
Bảng 3. Kết quả tính toán sự thay đổi kệ số nhân khi thay đổi hình dạng viên nhiên liệu
lò phản ứng VVER1000
Tính toán cho thanh nhiên liệu Tính toán cho bó nhiên liệu
Loại hình học k-eff Sai số Thay đổi k-eff Sai số Thay đổi
1 1.24515

0.0084%


1.11767

0.0082%


2 1.24902

0.0083%

0.311%

1.12414

0.0086%

0.579%

3 1.25888


0.0088%

1.103%

1.14268

0.0084%

2.238%

Trung bình 0.0085%


0.0084%


Kết quả tính toán k-eff cho bó nhiên liệu tương đồng với kết quả tính toán cho thanh
nhiên liệu, khi lượng nhiên liệu đưa vào cơ cấu càng nhiều, xác suất xảy ra phản ứng phân
hạch càng lớn, hệ số nhân hiệu dụng càng cao.
3. NHẬN XÉT
Kết quả tính toán hệ số nhân hiệu dụng k-eff trong các hình học khác nhau của thanh
nhiên liệu và bó nhiên liệu sử dụng chương trình tính toán MVP có sai số thấp, sai số trung
bình trong tính toán cho thanh nhiên liệu là 0,0085%, trong tính toán cho bó nhiên liệu là
0,0084%, kết quả tính toán đáng tin cậy.
Các cải tiến trong cấu trúc viên nhiên liệu đều làm tăng hệ số nhân hiệu dụng k-eff vì
trong cả 2 trường hợp đều tăng kích thước viên nhiên liệu, nghĩa là đưa vào thêm một lượng
nhiên liệu hạt nhân làm cơ cấu tăng khả năng đạt tới hạn hơn. Cụ thể, cải tiến thứ nhất, giảm
bán kính khe rỗng ở tâm, tăng bán kính ngoài của viên nhiên liệu (hình học nhiên liệu số 2)
thì lượng nhiên liệu thêm vào ít hơn, tỉ lệ tăng hệ số nhân hiệu dụng k-eff thấp hơn, tăng
0,311% cho tính toán thanh, và 0,579% cho tính toán bó nhiên liệu. Sự thay đổi này rất nhỏ so

5

với cải tiến thứ 2 (hình học nhiên liệu số 3), bỏ hẳn khe khí ở tâm viên nhiên liệu, hệ số nhân
hiệu dụng tăng lên 1,103% trong thanh, và 2,238% trong bó nhiên liệu.
Việc tăng lượng nhiên liệu trong cơ cấu giúp tăng khả năng đạt tới hạn, có thể tăng độ
cháy của nhiên liệu giúp lò phản ứng có thể đạt được công suất cao hơn, vấn đề tăng công
suất làm tăng nhiệt độ và áp suất làm việc, vì vậy cần phải tăng khả năng chịu đựng của thanh
nhiên liệu, đó là lý do của việc tăng kích thước vỏ bọc. Đồng thời, việc tăng lượng nhiên liệu
trong cơ cấu làm tăng độ dự trữ phản ứng của các bó nhiên liệu, các bó nhiên liệu có thể được
sử dụng lâu hơn, và tiết kiệm hơn về mặt kinh tế nếu đảm bảo được các thông số an toàn. Tác
dụng của khe rỗng nhằm giảm thiểu hiện tượng nứt vỡ nhiên liệu do dãn nở nhiệt trong quá
trình hoạt động của lò phản ứng là không đáng kể, việc bỏ đi khe rỗng làm giảm mức độ phức
tạp trong quá trình gia công viên nhiên liệu, giúp giảm giá thành nhiên liệu.

Hình 4. Sự thay đổi hệ số k-eff theo cấu trúc cải tiến của viên nhiên liệu trong thanh
và trong bó nhiên liệu
4. KẾT LUẬN
Trong bài báo, nhóm tác giả đã thực hiện mô phỏng và tính toán hệ số nhân hiệu dụng
k-eff trong thanh nhiên liệu và bó nhiên liệu lỏ phản ứng VVER1000 đối với 1 số thiết kế
khác nhau của viên nhiên liệu. Kết quả thu được thể hiện k-eff tăng lên khi lượng nhiên liệu
hạt nhân trong cơ cấu tăng lên, đồng thời tăng bề dày vỏ bọc nhiên liệu để chống chịu được
trạng thái làm việc có nhiệt độ, áp suất cao hơn, cũng như trong một thời gian dài hơn.
Mô hình nhiên liệu tối ưu giúp giảm giá thành của điện hạt nhân cũng như nâng cao
mức độ an toàn. Cải tiển về mặt hình học được đưa ra bởi Semchenkov Y.M., Pavlovichev
A.M., Pavlov V.I., Spirkin E.I., Styrin Y.A. và Kosourov E.K của viện nghiên cứu Kurchatov,
Moscow, Nga thể hiện những kết quả tích cực và đang được đưa vào ứng dụng trong thực tế.
Những tính toán thực hiện trong bài báo này nhằm hoàn thiện khả năng sử dụng chương trình
toán, hiểu hơn về công nghệ lò phản ứng VVER1000 và những cải tiến đang được thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Semchenkov Y.M., Pavlovichev A.M., Pavlov V.I., Spirkin E.I., Styrin Y.A. and Kosourov

E.K; Advanced fuel cycles for VVER-1000 reactors; RRC “Kurchatov Institute”, Moscow,
Russia.
6

[2] A.A Timofeeva, K.Yu. Kurakin, “Calculation of isotope burn-up and change in efficiency of
absorbing elements of WWER-1000 control and protection system during burn-up”, Podolsk,
Russia.
[3] Lê Đại Diễn, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở “Sử dụng chương trình
MVP tính toán cho mô hình bó nhiên liệu HEU và LEU của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt”, Hà
Nội(2007).

×