Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề cương ôn tập triết học căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.85 KB, 22 trang )

CÂU HỎI 1:
CÂU HỎI 2:
I. Hai nguyên lý tổng quát của phép biện chứng duy vật
* Nguyên lý: là cơ sở, cốt lõi ban đầu (từ đó tiếp tục mở rộng) để hình thành nên
phép biện chứng.
1. Mối liên hệ phổ biến
+ Quan điểm khác nhau:
- Triết học duy tâm, tôn giáo: thừa nhận có mối liên hệ phổ biến, nhưng họ lại cho
rằng nguồn gốc của nó là từ thần linh, thượng đế, “ý niệm tuyệt đối”.
- Triết học siêu hình: không thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ cho rằng sự vật
hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập tách rời. Cái nào riêng cái đó, cái này bên
cạnh cái kia, hết cái này đến cái kia.
VD: Họ cho rằng thế giới vô cơ và hữu cơ không có mối liên hệ nào với nhau.
+ Triết học Macxít:
- Thế giới có vô vàn các sự vật hiện tượng, nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở
tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có mối liên hệ chằng chịt với nhau.
- Khái niệm: Mối liên hệ phổ biến là sự tác động, phụ thuộc, rằng buộc lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng mà trong điều kiện nhất định gây nên chuyển hoá.
VD: giới vô cơ và hữu cơ có mối liên hệ lẫn nhau, do sự tiến hoá tất yếu của
động, thực vật và sự tác động của môi trường sự sống từ dạng vô cơ phát triển
thành dạng hữu cơ, từ đơn bào đến đa bào, từ đơn giản đến phức tạp.
- Mối liên hệ có nhiều thuộc tính:
` Thuộc tính khách quan: Nó là cái vốn có trong bản thân sự vật hiện tượng; không
phụ thuộc vào ý muốn của thần linh, hay con người; chỉ có liên hệ sự vật mới tồn
tại, vận động và phát triển.
1
` Thuộc tính phổ biến: Các sự vật hiện tượng và các yếu tố cấu thành, các thời kỳ
trong một giai đoạn và các giai đoạn, các quá trình đều xuất hiện mối liên hệ. Liên
hệ có ở cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: Động, thực vật trong một khu rừng có mối liên hệ với nhau, con này
làm thức ăn cho con khác: cây cỏ trong rừng là thức ăn cho thỏ, thỏ làm thức ăn


cho cáo, cáo làm thức ăn cho hổ.
` Tính phong phú đa dạng: có nhiều loại mối liên hệ với những vai trò khác nhau:
Bên trong và bên ngoài, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, liên hệ tất nhiên và ngẫu
nhiên, liên hệ cơ bản và không cơ bản.
+ Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ:
- Quan điểm toàn diện: để hiểu rõ sự vật hiện tượng phải xét các mặt, các mối liên
hệ của nó, nhưng cũng phải biết đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu…từ đó mới
nắm được bản chất sự vật.
- Chống:
` Quan điểm phiến diện: xem xét qua loa một vài sự vật đã đánh giá sự vật;
` Quan điểm chiết chung: san bằng các mối liên hệ, xem chúng có vị trí như nhau;
` Quan điểm ngụy biện: bám vào một vài mối liên hệ không cơ bản, không chủ yếu
để biện minh cho một khuynh hướng tư tưởng nào đó.
VD: trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, để phát triển đất nước, VN phải
thiết lập quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm
đảm bảo sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.
2. Nguyên lý phát triển
+ Các quan điểm khác nhau:
- Quan điểm siêu hình: sự phát triển của sự vật chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về
lượng.
- Quan điểm Mác-Lênin:
2
- Sự vật hiện tượng không những có mối liên hệ phổ biến mà còn luôn vận
động, phát triển không ngừng, phát triẻn là khuynh hướng chung của mọi sự vật
hiện tượng trong thế giới.
- Khái niệm: phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn…đặc trưng của nó là cái cũ mất đi
cái mới ra đời.
Vận động diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau: vận động đi lên, từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, thụt lùi đi xuống, vân động theo vòng

trong khép kín…
Phát triển chỉ phản ánh một khuynh hướng vận động, từ thấp đến cao từ
không hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Chú ý: phát triển theo nghĩa biện chứng bao hàm cả vận động thụt lùi, với ý
nghĩa nó làm tiền đề cho sự phát triển. nhưng khuynh hướng chung của phát triển
vẫn là vận động đi lên.
+ Tính chất:
- Tính phổ biến: phát triển là khuynh hướng tất yếu ở mỗi sự vật hiện tượng, nó
xuất hiện ở sự vật, hiện tượng trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính khách quan: phát triển nằm trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng không phải
do sự tác động của thần linh thượng đế.
+ Ý nghĩa phương pháp luận: cần có nguyên tắc phát triển: nguyên tắc này đòi hỏi:
xem xét sự vật hiện tượng theo hướng vận động đi lên; trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn không được thành kiến định kiến khi xem xét đánh giá sự vật; dù thực
tế có nhiều thăng trầm nhưng phải luôn lạc quan tin tưởng vào tương lai.
Câu hỏi 3:
1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu
thuẫn)
a. Mâu thuẫn biện chứng
3
+ Mặt đối lập: là những mặt những thuộc tính khác nhau của sự vật có xu hướng
phát triển ngược nhau trong cùng một sự vật. Từ mặt đối lập hình thành mâu thuẫn
biện chứng.
VD: đồng hoá - dị hoá trong cơ thể con người.
+ Mâu thuẫn biện chứng: là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập. Các mặt đối lập có quan hệ với nhau, thâm nhập vào
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau nhưng lại bài trừ phủ
định lẫn nhau.
b. Những nội dung cơ bản của quy luật
+ Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt này nương tựa

vào nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia và
ngược lại.
VD: Nguyên tử có điện tích âm-dương, sinh vật có quá trình đồng hoá - dị hoá.
+ Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau:
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ phủ định nhau,
từ đó dẫn đến sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.
- Sự chuyển hóa có thể diễn ra dưới các dạng sau:
` Làm thay đổi các yếu tố, bộ phận của các mặt đối lập.
` Làm cả hai mặt đối lập chuyển lên một trình độ cao hơn.
` Có thể làm hai mặt đối lập cũ hình thành mặt đối lập mới.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển:
- Sự vật là thể thống nhất giữa các mặt đối lập, chừng nào thể thống nhất này có
thể tồn tại thì sự vật còn tồn tại.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá vỡ, thể thống
nhất mới được xây dựng, sự vật phát triển.
VD: mô hình ngân hàng trước kia chỉ có hai chức năng cơ bản là đi vay và
cho vay. Hai thuộc tính này là cơ bản của một ngân hàng, nhưng giữa chúng có
4
mâu thuẫn với nhau ở lãi xuất, ngân hàng luôn muốn vay với lãi xuất thấp, trong
khi đó lại cho cho vay với lãi xuất cao. Nếu như hai thuộc tính đó dung hòa được
với nhau thì sự vật vẫn đứng im, tức là ngân hàng vẫn không thay đổi bản chất.
Khi mâu thuẫn đó không thể dung hoà ngân hàng sẽ phải thay đổi, ngoài hai thuộc
tính, chức năng cơ bản, ngân hàng sẽ phải phát triển thêm một số thuộc tính khác
nữa: thanh toán qua ngân hàng (ngân hàng nhận được tiền hoa hồng, thời gian
tiền tồn tại trong ngân hàng lâu, ngân hàng dùng tiền đó để kinh doanh), gửi tiền
bằng thẻ ATM, ngân hàng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ dịch vụ này, đầu tư
chứng khoán, bán cổ phiếu…những cải biến đó làm cho ngân hàng phát triển hơn,
mô hình ngân hàng cũ bị thay thế bằng mô hình mới, nâng động hơn, kinh doanh
có hiệu quả hơn, giải quyết tốt mâu thuẫn về lãi xuất.
+ Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.

- Bất kỳ sự thống nhất nào cũng là tạm thời, thoáng qua gắn liền với đứng im
tương đối của sự vật. Đứng im là thời điểm các mặt đối lập có sự phù hợp, đồng
nhất, tác dụng ngang nhau. Đây là trạng thái tương quan, cân bằng giữa hai mặt đối
lập.
- Đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao giờ dừng. Trong thống
nhất cũng có đấu tranh. Đấu tranh gắn liền với vận động, vận động là tuyệt đối nên
đấu tranh cũng là tuyệt đối.
c. Một số loại mâu thuẫn
+ Mâu thuẫn bên trong: là mâu thuẫn giữa các mặt, các bộ phận bên trong sự vật.
Là mâu thuẫn tự thân của sự vật, nó có vai trò quyết định đối với sự vận động và
phát triển của sự vật
+ Mâu thuẫn bên ngoài: Là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác
+ Mâu thuẫn cơ bản: là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình sự vật tồn tại, nó
quyết định bản chất và sự phát triển của sự vật.
5
+ Mâu thuẫn không cơ bản: là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định bản chất sự
vật và nó phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản
+ Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong mỗi thời kỳ, giai đoạn
của quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn này có ảnh hưởng đến những mâu
thuẫn khác trong cùng thời kỳ, giai đoạn.
+ Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định tính chất, đặc
điểm của sự vật trong thời kỳ, giai đoạn nhất định
+ Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa lực lượng xã hội (giai cấp) có lợi ích cơ
bản đối lập nhau, không thể điều hoà.
+ Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân
d. Ý nghĩa phương pháp luận
+ Vị trí: quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển và là hạt
nhân của phép biện chứng duy vật.
+ Ý nghĩa phương pháp luận:
- Khi nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu mâu thuẫn của nó

- Phải phân loại mâu thuẫn, phải có quan điểm lịch sử cụ thể, có phương pháp,
cách thức cụ thể phù hợp
- Giải quyết mâu thuẫn theo phương thức đấu tranh giữa các mặt đối lập
Câu hỏi 4:
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược
lại ( Quy luật lượng - chất)
a. Nội dung cơ bản của quy luật
+ Khái niệm:
- Chất là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của nó, nói lên nó là cái gì,
để phân biệt nó với cái khác.
6
` Chất của sự vật hiện tượng tương đối ổn định, biểu hiện thông qua các thuộc
tính.
` Thuộc tính có nhiều loại bộc lộ qua từng mối quan hệ.
VD: Cái cốc sứ, chất của nó là: hình trụ tròn, có quai, chất liệu bằng sứ, chất
liệu này dùng để phân biệt giữa cốc uống nước bằng sứ và cốc uống nước bằng
nhựa, bằng thuỷ tinh. Vật hình trụ tròn là để phân biệt nó với cái bình đựng nước
cũng bằng sứ và có quai…
- Lượng: không nói lên sự vật là gì, mà chỉ nói lên con số của những thuộc tính cấu
thành nó. Như về độ lớn (to-nhỏ), quy mô (lớn-bé), trình độ (cao -thấp), tốc độ
(nhanh-chậm), màu sắc (đậm-nhạt).
VD: Lượng của cốc sứ: nặng hay nhẹ, cốc to hay nhỏ, đẹp hay xấu
Lượng được xác định bằng con số cụ thể (10 nghìn, 2cm, 5 lít…) hoặc
bằng lượng trừu tượng (đẹp, xấu, giỏi, dốt…).
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, khi xét ở các khía cạnh khác
nhau.
VD: Sinh viên A, B, C học giỏi, khi đó học giỏi là lượng trừu tượng. Nhưng
khi trong một lớp có nhiều cá nhân học giỏi khi đó lớp đó sẽ được coi là một lớp
học giỏi, lúc này học giỏi lại trở thành lượng trừu tượng.
+ Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Sự vật bao giờ cũng là thể thống nhất giữa chất và lượng. Chất nào lượng ấy,
lượng nào chất ấy. Sự thống nhất này nằm trong độ.
“Độ” là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất.
- Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến động
trong giới hạn “độ” thì sự vật chưa biến đổi, nhưng lượng biến đổi vượt độ thì gây
ra biến đổi về chất, gọi là bước nhảy.
“Bước nhảy” là bước ngoặt của sự thay đổi về lượng đưa đến sự thay đổi về
chất.
7
- Nhảy vọt xảy ra ở điểm nút.
“Điểm nút” là tột đỉnh của giới hạn, tại đó diễn ra bước nhảy.
- Sau khi chất mới ra đời, nó lại quy định sự biến đổi về lượng. Sự quy định này
thể hiện ở chỗ: làm cho quy mô, tốc độ, nhịp điệu, giới hạn vận động, phát triển
của lượng thay đổi.
VD: tốt nghiệp lớp 12 là một bước nhảy, ngày thi là điểm nút. Quá trình 12
năm học là độ sau khi tốt nghiệp, bạn có thay đổi về chất. Lúc này bạn đã là một
tú tài, tâm sinh lý, suy nghĩ và hành động, tư duy và nhận thức cũng thay đổi. Như
vậy chất mới ra đời đã quy định sự thay đổi của lượng mới để lượng mới này
tương ứng với nó.
+ Tính chất của quy luật: quy luật có tính phổ biến, nó xuất hiện trong mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới vật chất.
VD: quá trình học là quá trình tích luỹ về lượng, kỳ thi là điểm nút, ngày thi
là bước nhảy.
Tóm lại: quy luật lượng chất thể hiện quan hệ biện chứng giữa hai mặt lượng
và chất trong sự vật. Lượng biến đổi mâu thuẫn với khuôn khổ của chất cũ, phá vỡ
chất cũ, chất mới ra đời với lượng mới. Lượng mới lại tiếp tục biến đổi đến một
giới hạn nào đó lại phá vỡ chất mới hiện đang kìm hãm…quá trình đó liên tục
không ngừng tạo nên cách thức vận động phát triển của sự vật.
b. Những hình thức của bước nhảy vọt
Bước nhảy muôn hình muôn vẻ:

- Bước nhảy trong tự nhiên: diễn ra tự phát, không phụ thuộc hoạt động của con
người
- Bước nhảy trong xã hội: phải thông qua hoạt động của con người
- Bước nhảy toàn bộ
- Bước nhảy cục bộ
- Bước nhảy đột biến
8
- Bước nhảy dần dần
c. Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận
+ Vị trí: Vạch ra cách thức vận động và phát triển của sự vật.
+ Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải khắc phục khuynh hướng:
` Tả khuynh: nôn nóng, vội vàng, không chú ý tích luỹ về lượng
` Hữu khuynh: ngại khó, ngại khổ, không dám thực hiện những bước nhảy, kể cả
khi có điều kiện.
- Thực hiện những bước nhảy, trong lĩnh vực đời sống xã hội phải chú ý cả điều
kiện khách quan và chủ quan, xác định rõ quy mô, nhịp điệu của bước nhảy. Khi
có tình thể thuận lợi phải tiến hành thực hiện bước nhảy.
Câu 5:
Quy luật phủ định của phủ định
a. Phủ định biện chứng
+ Phủ định: sự vật hiện tượng nào đó xuất hiện rồi mất đi, được thay thế bằng một
sự vật hiện tượng khác.
- Phủ định siêu hình: là phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã.
Nghĩa là không tạo điều kiện cho sự phát triển.
VD: hạt thóc cho gà ăn thì mất đi không có sự phát triển
- Phủ định biện chứng: là phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát
triển. Nghĩa là nó tạo điều kiện cho sự phát triển.
VD: Hạt thóc đem gieo trồng thì có sự phát triển
+ Đặc điểm của phủ định biện chứng

- Là sự tự phủ định, do mâu thuẫn bên trong tạo ra, không do lực lượng siêu nhiên.
- Là sự phủ định có kế thừa: kế thừa những mặt tích cực của sự vật cũ, cải biến nó
trong sự vật mới, không có kế thừa thì không có phát triển, kế thừa có chọn lọc.
9
- Là sự phủ định vô tận: cái mới sẽ thành cũ và lại tiếp tục bị phủ định. Không có
sự phủ định cuối cùng.
- Phủ định biện chứng phải gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
` Phủ định trong tự nhiên gắn với môi trường.
VD: người tinh khôn phủ định vượn người.
` Phủ định trong xã hội luôn gắn với hoạt động của con người.
VD: Xã hội chiếm hữu nô lệ phủ định xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
` Phủ định trong tư duy gắn với năng lực nhận thức của từng người.
VD: Trình độ tiếp nhận cái mới để phủ định cái cũ trong tư duy của mỗi
người nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng nhận thức của từng người.
b. Nội dung quy luật
+ Tính chu kỳ của sự phát triển:
- Khái niệm: là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật dường
như quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên cơ sở cao hơn.
- Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể, có khác nhau. Khái
quát lại chỉ có hai lần phủ định cơ bản trái ngược nhau mà thôi. Mỗi lần phủ định
là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá các mặt đối lập.
` Phủ định lần 1: A B. Sự vật trở về với cái đối lập với nó.
` Phủ định lần 2 (phủ định của phủ định):B A

. Sự vật mới ra đời độc lập với
cái đối lập, dường như quay trở lại với cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
A
phủ định lần 1
B
phủ định lần 2

A

(Cái khẳng định) (cái phủ định) (cái phủ định của phủ định)
VD: quả phủ định hoa, hạt phủ định quả, cây phủ định hạt
+ Khuynh hướng của sự phát triển: phát triển theo đường “xoáy ốc”.
10
- Vận động đi lên, là xu hướng chung của thế giới nhưng nó không diễn ra
theo đường thẳng mà theo đường “xoáy ốc” quanh co, phức tạp.
- Vì trong điều kiện nhất định cái cũ tuy đã lạc hậu nhưng còn mạnh, cái mới
tuy tiến bộ nhưng còn non nớt, chưa thắng được cái cũ, nó vẫn bị cái cũ tác động
gây khó khăn, nên vẫn tạm thời thụt lùi, tuy có phát triển nhưng theo con đường
quanh co phức tạp.
c. Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận
+ Vị trí: vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật.
+ Ý nghĩa:
- Phải xem xét sự vận động, phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong quan hệ
đối lập: cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, cái phủ định ra đời
từ cái khẳng định. Từ đó thấy được tính tích cực của cái cũ mà kế thừa.
- Phải biết kiên trì, chờ đợi, không nôn nóng, vội vàng. Phải theo khuynh hướng
bênh vực cái mới, ủng hộ cái mới.
- Trong quá trình cách mạng xã hội, sẽ có lúc thụt lùi, thoái trào, phải tin tưởng
cách mạng cuối cùng vẫn đi lên, chiến thắng:
Câu 7
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất
a. Khái niệm về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
+ Tính chất của LLSX là tính chất cá nhân hay tính chất xã hội trong việc sử dụng
tư liệu lao động, mà chủ yếu là công cụ lao động của con người để chế tạo sản
phẩm.
VD: Nếu công cụ lao động thủ công, đơn giản chỉ cần một người sử dụng

(cày, quốc…) thì tính chất của LLSX là tính chất cá nhân.
11
Nếu công cụ lao động là máy móc cơ khí liên hoà, cần nhiều người sử dụng
thì tính chất của LLSX là tính chất xã hội.
+ Trình độ của LLSX là trình độ phát triển khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật,
công cụ lao động, phân công lao động và người lao động trong đó phân công lao
động và đi liền với nó là trình độ chuyên môn hoá là sự biểu hiện rõ ràng nhất.
Công cụ lao động là tiêu chí quan trọng nhất, là bậc thang phát triển của
LLSX, lịch sử loài người đã phát triển qua những trình độ: LLSX thủ công, LLSX
nửa cơ khí và cơ khí, LLSX cơ khí và tự động hoá, LLSX tự động hoá và công
nghệ thông tin.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
- LLSX như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi QHSX phải như thế đó,
để đảm bảo phù hợp. Quan hệ này là một chiều và không thể đảo ngược.
VD: Trình độ sản xuất ở công cụ thô sơ, tính chất cá nhân, QHSX phải
mang tính cá thể nếu không sẽ không phù hợp và kìm hãm lực lượng sản xuất.
- Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo
để đảm bảo phù hợp.
VD: Khi sản xuất phát triển, thay bằng việc con trâu đi trước cái cày theo
sau, tát nước bằng gàu, đập thóc bằng tay…là các máy móc hiện đại hơn máy cày,
máy gặt. Sản xuất từ đơn lẻ, QHSX cá nhân phải chuyển sang tập thể để mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Khi LLSX cũ mất, LLSX mới ra đời, QHSX cũ cũng mất đi và QHSX mới phải
ra đời để đảm bảo sự phù hợp.
VD: Khi LLSX ở nước ta phát triển ở nhiều trình độ khác nhau, ta phải xoá
bỏ QHSX chỉ có 1 thành phần sang QHSX nhiều thành phần.
+ Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
12
- Nguyên tắc của sự tác động trở lại là: nếu phù hợp thì QHSX sẽ thúc đẩy sự phát

triển của LLSX, còn nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
- Thế nào là phù hợp? Khi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố
của LLSX (người lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động) kết hợp với
nhau một cách hài hòa để cho sản xuất diễn ra một cách bình thường và đưa lại
năng suất cao.
VD: sự chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần đã tạo ra sự phù hợp giữa QHSX với LLSX, tạo điều kiện để
LLSX phát triển.
- Sự phù hợp giữa QHSX với LLSX được thực hiện nhiều lần. Vì sự phù hợp cụ
thể nào đó giữa QHSX và LLSX luôn bị phá vỡ để thay thế bằng một sự phù hợp
khác cao hơn, đòi hỏi tính năng động cao của yếu tố chủ quan, để chủ động điều
chỉnh QHSX luôn phù hợp với diễn biến nhanh chóng của LLSX.
c. Sự vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng ta
+ Thực trạng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều loại trình độ của LLSX. Để
đảm bảo sự phù hợp với nó thì phải có nhiều kiểu QHSX. Tức là nền kinh tế có
nhiều thành phần, tương ứng với mỗi QHSX là một thành phần kinh tế: kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài.
+ Các thành phần đều bình đẳng trước pháp luật. Mối quan hệ giữa các thành phần
phải được xây dựng trên cơ sở trao đổi hàng hoá và nền kinh tế đó chủ yếu vận
hành theo quy luật giá trị, tức là theo cơ chế thị trường.
Muốn nền kinh tế vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải tiến
hành những tác động “phi kinh tế” đó là sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước phải vươn lên đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân.
13
Câu 8:
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng
a. Khái niệm

+ Cơ sở hạ tầng: là toàn bộ QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định, bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư của hình thái kinh tế-
xã hội trước và QHSX mầm mống của hình thái kinh tế-xã hội tương lai.
Trong đó QHSX thống trị là chủ đạo và tri phối QHSX khác và làm nên đặc
trưng của một loại cơ sở hạ tầng nào đó. Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì cơ
sở hạ tầng cũng có tính đối kháng.
+ Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm tư tưởng (chính trị, pháp
quyền, đạo đức, nghệ thuật…) và những thiết chế tương ứng (nhà nước, đảng phái,
giáo hội…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định phản ánh cơ sở hạ
tầng đó.
Mỗi bộ phận của KTTT có đặc trưng riêng, có quy luật vận động riêng, có
mối quan hệ riêng với CSHT, giữa chúng có sự liên hệ, tác động lẫn nhau và cùng
nảy sinh từ một CSHT đó.
Nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất, giai cấp thống trị áp đặt tư
tưởng thống trị của giai cấp mình cho giai cấp khác và toàn xã hội
Trong xã hội có đối kháng thì KTTT cũng có tính chất đối kháng và phản
ánh tính đối kháng của CSHT.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
- CSHT như thế nào thì kiến trúc thượng tầng dựa trên nó phải như thế ấy để đảm
bảo sự tương ứng.
14
VD: QHSX là phong kiến thì KTTT như hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền,
đạo đức, triết học…đều của giai cấp phong kiến, phản ánh và bảo vệ cho lợi ích
giai cấp phong kiến.
- CSHT biến đổi thì KTTT biến đổi theo để đảm bảo sự tương ứng.
VD: Khi CSHT cuả chủ nghĩa tư bản từ thời kỳ tự do cạnh tranh chuyển
sang thời kỳ lũng đoạn thì KTTT cũng thay đổi: nhà nước dân chủ tư sản chuyển
sang nhà nước độc quyền tư sản, quan điểm chính trị, triết học, đạo đức, nghệ
thuật…có xu hướng phản tiến bộ.

- CSHT cũ mất, CSHT mới ra đời sớm muộn KTTT cũ cũng mất đi và KTTT mới
ra đời, đảm bảo sự tương ứng.
Nhưng KTTT là lĩnh vực ý thức xã hội, vì vậy nó có tính độc lập tương đối
với CSHT, khi cơ sở hạ tầng mất thì KTTT mất đi cũng không đồng đều có bộ
phận vẫn tồn tại dai dẳng, thậm chí có bộ phận được giai cấp thống trị sử dụng.
+ KTTT tác động trở lại CSHT, do có tính độc lập tương đối nên KTTT cũng tác
động trở lại CSHT, thể hiện:
- Trong tình huống nào KTTT cũng ra sức bảo vệ CSHT đã sinh ra nó.
- Nếu KTTT tiến tiến, tác động cùng chiều với sự vận động của quy luật kinh tế
khách quan nó sẽ thúc đẩy CSHT phát triển.
Ngược lại KTTT bảo thủ, lạc hậu sẽ tác động ngược chiều với sự vận động
của những quy luật kinh tế khách quan, kìm hãm sự phát triển của CSHT. Tuy
nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời nó tất yếu sẽ bị đánh đổ, thay thế bằng KTTT
mới thích hợp với CSHT.
- Mỗi bộ phận của KTTT tác động trở lại CSHT theo những hình thức và hiệu lực
khác nhau, trong đó nhà nước là một bộ phận có vai trò quan trọng nhất và có hiệu
lực mạnh mẽ nhất.
c. Sự vận dụng mối quan hệ này của su ld cua Đảng ta trong đường lối đổi
mới
15
Xây dựng CSHT theo quan điểm đổi mới của Đảng ta là nhằm tạo ra CSHT
không thuần nhất với nhiều kiểu QHSX khác nhau. Các QHSX đó vừa cạnh tranh,
vừa liên hợp, liên kết với nhau để cùng phát triển. Song tất cả đều phải vận động
theo định hướng cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Muốn hướng các thành phần kinh tế có bản chất kinh tế-xã hội khác nhau đi
theo mục đích chung thì bên cạnh những tác động phi kinh tế của KTTT phải có sự
tác động của các nhân tố kinh tế. Đó là vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà
nước. Muốn cho thành phần kinh tế nhà nước làm được vai trò ấy thì phải tập trung
sức phát triển nó, tạo ra những ưu thế hơn hẳn các thành phần kinh tế về quy mô,
tỷ trọng và đặc biệt là năng suất, hiệu quả kinh tế.

Trên nền tảng CSHT đã được xác định, để phản ánh một CSHT thống nhất
trong đa dạng, để đảm bảo sự năng động cao của KTTT trong việc tác động trở lại
và định hướng xã hội chủ nghĩa cho CSHT, Đảng ta xác định tính chất của hệ
thống chính trị trong thời kỳ quá độ là:
- Hệ thống chính trị - xã hội của nước ta phải mang bản chất giai cấp công
nhân, tức là Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất, lấy học thuyết
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng chính trị và kim chỉ
nam.
- Mỗi bộ phận trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ, chức năng riêng, có
phương thức hoạt động riêng, song phải đoàn kết, hợp tác để đi tới mục tiêu chung
là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Câu 10
I. Nhà nước
1. Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng của nhà nước
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế,
nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
16
a. Nguồn gốc:
+ Nhà nước ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu
tranh giai cấp không thể điều hoà, giai cấp thống trị buộc phải tổ chức ra một bộ
máy quyền lực để bảo vệ lợi ích của chúng.
+ Trong lịch sử có 4 kiểu nhà nước của 4 giai cấp thống trị là: Nhà nước chủ nô,
nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước vô sản.
b. Bản chất của nhà nước
+ Nhà nước là một kiểu thiết chế chính trị của xã hội có giai cấp, là bộ máy quyền
lực của giai cấp thống trị để quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích và địa vị cho giai
cấp mình.
Nhà nước bao giờ cũng của giai cấp nhất định.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân Việt
Nam, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước

pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
c. Đặc trưng của nhà nước
+ Phân chia dân cư theo lãnh thổ cư trú.
+ Sự thiết lập một quyền lực công cụ như: đội vũ trang đặc biệt, các công cụ (toà
án, viện kiểm soát…), phương tiện khác.
+ Thực hiện chế độ thuế khoá để nuôi sống bộ máy cai trị.
d. Chức năng của nhà nước
+ Đối nội: giai cấp thống trị sử dụng công cụ bạo lực và bộ máy nhà nước để duy
trì trật tự về kinh tế - chính trị - xã hội - tư tưởng và trấn áp các giai cấp phản
kháng để bảo vệ lợi ích kinh tế, địa vị chính trị của giai cấp mình.
17
+ Đối ngoại: giải quyết các mối quan hệ với các quốc gia khác như: chống xâm
lược để bảo vệ lãnh thổ hoặc xâm lược để mở rộng lãnh thổ, thiết lập các quan hệ
trao đổi kinh tế, văn hoá, khoa học…để phát triển đất nước.
Hai chức năng trên đều tiến hành đồng thời để phục vụ giai cấp thống trị,
trong đó chức năng đối nội là chủ yếu và quyết định.
2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước không nguyên nghĩa,
nhà nước “nửa nhà nước”. Thể hiện ở những đặc điểm:
- Là nhà nước của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của đa số nhân dân lao
động, chống lại thiểu số bọn bóc lột và các thế lực thù địch.
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo và tổ chức, lấy học thuyết Mác-Lênin làm
hệ tư tưởng, dựa trên khối liên minh công nông và thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động.
- Tiến hành trấn áp bọn phản cách mạng, vừa tổ chức xã hội mới, vừa thực hành
chính sách cưỡng chế, vừa trực tiếp quản lý các quá trình phát triển kinh tế đất
nước.
- Là nhà nước quá độ để đi đến sự tiêu vong của nhà nước.
b. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Là nhà nước có đầy đủ những đặc điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+ Để tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất, Đảng đã đề ra chủ trương
sau:
18
- Tiếp tục phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ
đại diện và dân chủ trực tiếp.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong sạch, vững mạnh.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà nước
Câu 11
I. Bản chất con người
1. Khái niệm về con người
Khái niệm: con người là thực thể sinh học-xã hội, luôn giữ vai trò chủ thể
trong mọi hoạt động
- Với tính cách là một thực thể sinh vật, cơ thể con người luôn chịu sự quy định
của những quy luật sinh học để tồn tại và phát triển, về mặt này giữa các cá nhân
không có sự bình đẳng.
- Với tính cách là một thực thể xã hội: con người trong quá trình tồn tại đã có
những sinh hoạt cộng đồng như lao động, giao tiếp, qua đó một hệ thống quan hệ
xã hội được thiết lập, từ đó con người sinh học “bật lên” thành con người văn hoá.
Trong đó mặt sinh học là điều kiện cần, mặt xã hội là điều kiện đủ, từ đó
giúp con người luôn giữ vai trò chủ thể của mọi hoạt động.
Quan điểm Mác-Lênin: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà các mối quan hệ xã hội”.
Phân tích: - “Trong tính hiện thực của nó” muốn nói đến con người với cả
mặt tự nhiên và xã hội. Trong đó bản chất con người được thể hiện bởi “tổng hoà
các quan hệ xã hội”
19
“tổng hoà các mối quan hệ xã hội” là nói tới sự tương tác giữa các quan hệ

xã hội xung quanh con người hình thành nên bản chất con người, tức con người là
sản phẩm của “hoàn cảnh sống”, chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
Trong khi nhấn mạnh mặt “quan hệ xã hội” là chủ đạo, Mác cũng không
xem nhẹ mặt sinh vật của con người, thể hiện trong luận điểm “trong tính hiện
thực của nó”. Mác chú ý đến mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt tự nhiên và xã
hội, nghĩa là trong cái tổng hoà ấy ngoài quan hệ xã hội, bản chất con người cũng
bị tác động bởi mặt tự nhiên.
Tuy nhiên, bản chất con người được quyết định bởi mặt xã hội. Bản chất của
con người vì thế sẽ không cố định, bất biến mà vận động, phát triển cùng với xã
hội, phụ thuộc vào mỗi hình thái kinh tế-xã hội.
Vận dụng:
Những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách của con người mới xã hội
chủ nghĩa
a. Những tiền đề
+ Tiền đề vật chất:
- Điều kiện cần: cơ sở sinh học, con người phải phát triển đầy đủ không khiếm
khuyết về cơ thể, giác quan, tư duy.
- Điều kiện đủ: là môi trường xã hội, gia đình, xã hội với những truyền thống, giá
trị văn hoá vật chất, tinh thần, nó quy định sự khác nhau về nhân cách của mỗi cá
nhân.
* Sự hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa không nằm
ngoài những tiền đề trên, nhưng có sự khác nhau về chất so với các giai cấp trong
lịch sử.
20
- Yếu tố “con người sinh học” được cả xã hội chăm lo, tôn trọng, giúp đỡ từ
trong bào thai đến tuổi trưởng thành.
- Yếu tố “môi trường xã hội” là trên nền tảng của phương thức sản xuất xã
hội chủ nghĩa hình thành nền giáo dục mới, mối quan hệ xã hội mới, các chuẩn
mực giá trị mới cho sự ra đời một nhân cách mới.
+ Tiền đề tư tưởng giáo dục: nồng cốt là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh với lý tưởng tối cao là con người được giải phóng, con người tự do, con
người được tạo những điều kiện để phát triển toàn diện
Sự hình thành nhân cách nói chung và nhân cách con người xã hội chủ
nghĩa nói riêng diễn ra trong cả đời người, trong đó giáo dục và tự giáo dục có
vai trò quan trọng, nhất là với lứa tuổi trẻ. Vì giáo dục theo nghĩa chung nhất là
hoạt động có định hướng của con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách
nhanh hơn.
b. Quá trình hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quá trình hình thành nhân cách diễn ra theo một quá trình suốt cả đời người,
trong đó thời kỳ trước tuổi 30 là quan trọng nhất. Quá trình hình thành nhân cách
con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế phải
từng bước tạo lập các tiền đề:
- Tiền đề vật chất là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiền đề giáo dục: cải cách hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
21
+ Mô hình nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “mô hình
động”. Trong thời kỳ quá độ hiện nay mô hình đó là:
- Tự giác nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin để hình thành thế giới quan khoa
học và phương pháp luận biện chứng.
- Hăng say học tập, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn để có năng lực thực sự
trong công việc, để có sáng kiến cải biến công tác đưa đến năng suất lao động, hiệu
quả công việc cao.
- Không ngừng nâng cao đạo đức, lối sống trên cơ sở những chuẩn mực giá trị mới
đã và đang hình thành trong xã hội.
22

×