ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MARKETING CĂN BẢN
(3TC)
PHẦN LÝ THUYẾT
1. Nhận thức về marketing? Phận biệt giữa markeitng truyền thống và marketing
hiện đại?
2. Giải thích sự khác nhau giữa nhu cầu tự nhiên, mong muốn, nhu cầu có khả
năng thanh toán? Sự phân biệt để có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp khi tham
gia thị trường?
3. Các quan điểm định hướng kinh doanh của doanh nghiệp? Sự giống nhau và
khác nhau giữa các quan điểm đó?
4. Những đặc điểm và chức năng của marketing? Trong các chức năng đó chức
năng nào là quan trọng nhất? Tại sao?
5. Giải thích các khái niệm (Giá trị, Chi phí, và Sự thỏa mãn)? Nhận thức những
điều này có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường?
6. Khái niệm và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin marketing?
7. Trình bày và giải thích các giai đoạn của quá trình nghiên cứu marketing?
8. Nhận thức về thị trường theo quan điểm marketing? Phân loại thị trường theo
mục đích mua hàng của khách hàng?
9. Môi trường marketing là gì? Những yếu tố cơ bản của môi trường marketing
vi mô?
10. Môi trường marketing là gì? Những yếu tố cơ bản của môi trường marketing
vĩ mô?
11.Thị trường người tiêu dùng? Những đặc điểm cơ bản của thị trường người tiêu
dùng?
12. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng?
13. Trình bày và giải thích quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
14. Thế nào là thị trường tư liệu sản xuất? Những đặc trưng cơ bản của thị trường
tư liệu sản xuất?
15. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng tư liệu
sản xuất của doanh nghiệp?
16.Thế nào là phân khúc thị trường? Tại sao các doanh nghiệp khi tham gia thị
trường cần thíết phải phân khúc thị trường?
17.Trình bày và giải thích các tiêu chí để phân khúc thị trường?
18.Thế nào là thị trường mục tiêu? Các tiêu chí đánh giá để lựa chọn thị trường
mục tiêu của doanh nghiệp?
19. Thế nào là định vị hàng hoá? Các chiến lược định vị hàng hoá?
20.Sản phẩm hàng hoá là gì? Các cấp độ cấu thành đơn vị sản phẩm hàng hoá?
21.Phân loại sản phẩm hàng hoá? Việc phân loại đó có ý nghĩa gì đối với nhà
quản trị marketing?
22.Trình bày và giải thích quyết định về lợi ích của sản phẩm?
23.Các quyết định marketing chủ yếu về nhãn hiệu hàng hoá?
24.Các quyết định marketing về bao gói sản phẩm?
25.Thế nào là chu kỳ sản phẩm? Các giai đoạn và đặc trưng của từng giai đoạn
trong chu kỳ sống sản phẩm?
26. Tại sao các doanh nghiệp khi tham gia thị trường cần tạo sự khác biệt hoá sản
phẩm của doanh nghiệp? Những biến cơ bản của doanh nghiệp có thể sử dụng
để tạo sự khác biệt hoá sản phẩm?
27.Thế nào là sản phẩm mới? Quá trình thiết kế sản phẩm mới của doanh nghiệp?
28. Những nguyên nhân thất bại của sản phẩm mới và những giải pháp khắc phục
những thất bại đó?
29.Thế nào là giá cả hàng hoá? Nhiệm vụ của sự hình thành giá trong doanh
nghiệp?
30.Trình bày và giải thích vai trò của giá cả trong họat động SXKD
31. Trình bày và giải thích những yếu tố cơ bản trong doanh nghiệp ảnh hưởng
đến quyết định giá cả hàng hoá?
32.Trình bày và giải thích những yếu tố cơ bản bên ngoài doanh nghiệp ảnh
hưởng đến quyết định giá cả hàng hoá?
33.Trình bày các phương pháp định giá trong doanh nghiệp?
34. Trình bày những nét cơ bản về các kiểu chiến lược giá trong doanh nghiệp?
35. Chủ động về phản ứng với sự thay đổi giá của doanh nghiệp? Để hạn chế rủi
ro về giá cả các doanh nghiệp có hướng giải quyết gì?
36.Thế nào là người trung gian? Tại sao trong phân phối cấn thiết phải có các tổ
chức trung gian tham gia?
37.Thế nào là kênh phân phối? Vai trò và chức năng của kênh phân phối?
38.Phân tích sự khác nhau giữa kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối
theo chiều dọc?
39.Những căn cứ cơ bản để lựa chọn kênh phân phối trong doanh nghiệp?
40.Những quyết định cơ bản khi thiết kế kênh phân phối?
41.Thế nào là bán lẻ? Các quyết định marketing chủ yếu của người bán lẻ?
42.Thế nào là bán buôn? Các quyết định marketing chủ yếu của người bán buôn?
43. Tại sao khi tham gia thị trường các doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng
chiến lược truyền thông khuyến mại (xúc tiến hỗn hợp)? Những công cụ chính
của chiến lược truyền thông khuyến mại (xúc tiến hỗn hợp)?
44. Nội dung cơ bản của truyền thông khuyến mại (xúc tiến hỗn hợp)?
45. Những căn cứ cơ bản quyết định hệ thống truyền thông khuyến mại (xúc tiến
hỗn hợp) trong doanh nghiệp?
46.Thế nào là quảng cáo? Các quyết định marketing chủ yếu trong chiến lược
quảng cáo?
47.Thế nào là khuyến mại? Các quyết định marketing chủ yếu khi xây dựng chiến
lược khuyến mại?
48. Thế nào là tuyên truyền? Các quyết định marketing chủ yếu khi xây dựng
chiến lược tuyên truyền?
49. Bán hàng cá nhân là gì? Trong doanh nghiệp những ai được gọi là người bán
hàng? Nhiệm vụ của họ là gì?
50. Các quyết định marketing chủ yếu khi thiết kế người bán hàng trong doanh
nghiệp?
51. Trình bày các dạng tổ chức bộ máy họat động marketing trong doanh nghiệp?
52. Nội dung cơ bản kiểm tra, đánh giá hoạt động marketing trong doanh nghiệp?
PHẦN BÀI TẬP (bài tập tình huống)
Có 2 dạng
Dạng 1: Cho sẵn một tình huống và trả lời các câu hỏi sau khi đọc xong tình
huống đó
Ví dụ:
Bỏ 2.000 USD lập cửa hàng trực tuyến với dự định làm giàu bằng thương mại
điện tử, Lê Tiến Thành không ngờ rằng bán hàng trực tuyến không hề "dễ ăn"
ở Việt Nam.
Từ mạng ảo anh đã đưa cửa hàng xuống phố, rồi từ phố, khách hàng lại click vào
mạng ảo, sự cộng hưởng của hai phương thức kinh doanh đã mang đến thành công
bước đầu cho chàng trai Hà Nội giàu tham vọng.
Sau 5 năm làm việc tại nhiều công ty phần mềm, tin học, năm 2005, Lê Tiến Thành
(tốt nghiệp khoa Tin học quản lý ĐHDL Quản trị kinh doanh Hà Nội) quyết định dốc
túi hết 2.000 USD dành dụm được để đầu tư cho một cửa hàng trực tuyến.
Với kiến thức công nghệ thông tin sẵn có, Thành lập web không mấy khó khăn. Cái
khó là tìm mặt hàng gì để kinh doanh trong thời buổi hàng hóa cạnh tranh khốc liệt?
Là người thích sưu tầm, chơi thời trang đồ độc, Thành nhận thấy nhu cầu về vòng cổ,
phụ kiện cho quần áo như lắc, vòng, xích... rất lớn trong khi loại hàng hóa này lại
không nhiều trên thị trường. Để tìm hiểu thêm về mặt hàng này, Thành sang Thái Lan
đi khắp các khu du lịch, các cửa hàng quà tặng để tìm hiểu các mặt hàng trang sức,
lưu niệm đang được giới trẻ Thái ưa chuộng.
Đầu năm 2005, Thành vào công tác tại TP Hồ Chí Minh, cũng tại đây, anh khai
trương website www.anhshop.com chuyên bán đồ lưu niệm trực tuyến. Hàng đẹp,
web nhiều tiện ích, nhưng đã gần 6 tháng trôi qua, lượng khách truy cập vẫn chưa
đông, lượng giao dịch quá ít. Thành nhận ra rằng muốn làm giàu từ thương mại điện
tử không dễ như người ta tưởng.
Vốn cạn dần, công việc ngập đầu... Thành đứng trước nguy cơ phải đóng cửa website
bán hàng trực tuyến mà anh hằng mơ ước. Theo bạn, Thành phải làm gì vào lúc này?
(Gợi ý: xung quanh nội dung bán hàng trực tuyến)
Dạng 2: Cho sẵn một tình huống, yêu cầu đọc và chỉ ra các vấn đề đã được học
được áp dụng trong tình huống này và quay trở lại trình bày lý thuyết của vấn
đề đó. Nếu trong tình huống có từ 2 vấn đề liên quan đến lý thuyết trở lên thì
anh/chị có quyền lựa chọn trình bày ngắn gọn và duy nhất 1 vấn đề mà mình
hiểu rõ nhất.
Ví dụ
Chọn màu cho cốc cà phê
Masuda là một tiệm cà phê ở Nhật Bản. Ông chủ quán muốn thay đổi loại cốc đựng
cà phê có màu sắc đặc biệt để phù hợp với tâm lý người tiêu dùng nhưng không biết
chọn lựa màu nào cả. Ông ta quyết định thăm dò nhu cầu của khách hàng. Ông ta cho
đóng một chiếc giá sang trọng, trên đó bày những chiếc cốc rất đẹp với các màu khác
nhau. Mỗi khách hàng vào quán đều rất vui vẻ khi được ông ta mời tự chọn cốc để
uống cà phê. Sau khi họ uống xong, ông ta đều hỏi một câu giống nhau “Các vị thấy
nồng độ cà phê màu nào tốt nhất?”. Sau một tuần thử nghiệm và ghi lại kế quả đầy
đủ, ông ta nhận thấy khách hàng hay chọn cốc có một trong bốn màu: màu cà phê,
màu xanh, màu hồng và màu vàng. Trong số đó, họ trả lời là khi dùng ly màu cà phê
thì 2/3 cho là cà phê quá đậm, dùng ly màu xanh thì họ cho là cà phê nhạt, dùng ly
màu vàng họ cho là không đậm, rất vừa, dùng ly mầu hồng thì tất cả khách hàng đều
cho là rất đậm. Từ đó, tiệm cà phê đổi sang dùng loại ly màu hồng, vừa tiết kiệm
được cà phê lại vừa làm cho khách hàng vừa ý.
Trong tình huống trên, vấn đề rõ nhất chúng ta thấy đó là nghiên cứu thị trường (cụ
thể là nghiên cứu khách hàng nhằm mục đích thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của họ).
Vậy anh/chị phải trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến nghiên cứu thị
trường, cụ thể là mục tiêu, nội dung, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu thị
trường.
Các ví dụ chỉ mang tính chất minh họa