Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

tìm hiểu ''''thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống aids 1-12-2003''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.72 KB, 3 trang )

TÌM HIỂU ''THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG
CHỐNG AIDS 1-12-2003''
(Cô-phi An-nan)
I. Kiến thức cơ bản
A.TÁC GIẢ
- Sinh ngày 08/04/1938, tại Ga-na, một nước cộng hòa tại châu Phi.
- Bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hợp quốc từ năm 1962. 1966 là Phó Tổng Thư kí Liên hợp
quốc phụ trách gìn giữ hòa bình. 01/1/1997 ông là người châu Phi đầu tiên được bầu làm
Tổng Thư kí Liên hợp quốc và đảm nhiệm chức vụ này trong hai nhiệm kì.
- 4/ 2001 ra Lời kêu gọi hành động gồm sáu điều về việc đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS và
kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu; ông đóng vai trò chủ chốt trong việc khởi
động công cuộc chống khủng bố trong phạm vi toàn thế giới qua Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc.
- Năm 2001 ông được nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình; nhận được nhiều bằng cấp
danh dự ở các trường đại học châu Phi, Á, Âu, Bắc Mĩ cùng nhiều giải thưởng khác.
B.TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác:
Viết gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
Trong khi đại dịch HIV/ AIDS hoành hành , ít có dấu hiệu suy giảm
Mục đích kêu gọi cá nhân , mọi người nhận thấy sự nguy hểm của đại dịch, cùng chung tay
ngăn chặn.
Tiển khai chương trình chăm xóc toàn diện ở mọi nơi.
Các quốc gia phải dặt ván đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính
trị.
2. Thể loại:
Văn bản nhật dụng
3. Chủ đề: Thông điệp nêu rõ hiểm họa HIV/AIDS, đòng thời phòng chống HIV/AIDS phải la
sự quan tâm của toàn nhân loại, có chương trình cụ thể đặt lên hàng đầu , không nên im
lặng, kì thị, phân biệt đối sử. Mọi quốc gia, mọi người phải coi đó là nhiệm vụ cua chính
mình.
4. Bố cục: 3 phần


5. ý nghĩa thông điệp:
- Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trươcs một nguy cơ đang đe dọa cuộc sống loài người.
Thể hiện thái độ sống tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc
.
- Giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống xung quanh đẻ tâm
hồn, trí tuệ không vô cảm, đơn điệu: tình cảm- thái độ - hành động.
C. Phân tích
I. Đặt vấn đề: Quyết tâm của cả thế giới khi nhất trí, cam kết, chiến đấu, đánh bại căn
bệnh HIV/AIDS, thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS,
II.Giải quyết vấn đề:
1.Đoạn 1: Điểm lại tình hình thực tế: “ Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn
lực đã được tăng lên. Song hành động của chúng vẫn quá ít so với thực tế”
* Hành động củ chúng ta: ngân sách dành cho phòng chống HIV/AIDS đã được tăng lên
một cách đáng kể; vấn đề thành lập Quí toàn cầu về phòng chống AIDS… cũng đã được
thông qua; đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS;
nhiều hoạt động tích cực …
* Thực tế: dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới và ít có đấu
hiệu suy giảm
- Phần điểm tình hình không dài nhưng vẫn toàn diện và bao quát , đánh giá đúng, đủ
những mặt đã làm được và mặt chưa làm tốt; những nỗ lực cố gắng lớn không chỉ của các
quốc gia mà còn của các tổ chức, công ti, nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng. Thể hiện tầm
nhìn rộng lớn.
- Bao quát nhưng cụ thể, ông còn nắm vững và sâu sắc điều cần thông báo: số liệu cụ thể,
tình hình cụ thể, được cung cấp một cách chọn lọc, kịp thời: HIV/AIDS đang lây lan với tốc
độ báo động ở phụ nữ; tại khu vực mới đây được coi là “hầu như an toàn” nay bệnh dịch này
đang lan rộng nhanh hơn cả…
- Cách tổng kết có trọng tâm, trọng điểm, cảm xúc như lời tự kiểm điểm, tự chỉ trích chân
thành, khiêm tốn 5 tiếng “ lẽ ra chúng ta phải” trở đi trở lại day dứt, xót xa.
- Lập luận chặt chẽ , thuyết phục cao bởi tác giả biết lựa chọn và sáng tạonhững cách thức
thích hợp để những dữ kiện ,những con số đưa ra tác động mạnh nhất, trực tiếpnhất tới tâm

trí người nghe: “trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người
bị nhiễm HIV”; “ chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nàovào năm 2005”.
2.Đoạn 2: Nêu nhiệm vụ của mỗi người, mọi người, mọi quốc gia
- Phần này gắn bó khăng khít với phần trên. Bởi không thể xác định đúng nhiệm vụ khi ch*a
nắm vững tình hình, mặt khác phần nêu tình hình nhằm nhận thức rõ hơn nhiệm vụ: Phần
nêutình hình là cơ sở, việc xác định nhiệm vụ mới là mục đích.
- Mối quan hệ giữa 2 phần thể hiện rõ qua sự liên kết chặt chẽ giữa câu cuối cùng của đoạn
1 “Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm
2005” với câu viết đầu tiên của đoạn 2 “ rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để
thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết”
- Nhấn mạnh nhiệm vụ, trách nhiệm mọi người, mọi quốc gia: “ Chúng ta….cấp bách hơn” ;
Loài người hãy công khai lên tiếng chống lại HIV/AIDS. Đó là ý nghã sinh tử, tồn vong; Bỏ
thái độ kì thị, phân biệt đối sử với những người không may bị mắc bệnh HIV/AIDS “ chúng
ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn rađối với những
người bị HIV/AIDS”; đặc biệt nhấn vào nhiệm vụ “ Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí
hàng đẩu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”.
- Những lời kêu gọi không chung chung mà trở nên sống đọng, tha thiết và thấm thía bởi
xúc cảm chân thành: Cách thức vận dụng sáng tạo các thao tác so sánh và bác bỏ
- Tạo ra mối tương quan giữa :thờ ơ/ cái chết, dè dặt, từ chối, kì thi, phân biệt/ chậm quá
trình chống bệnh, không hoàn thành được mục tiêu
- Tác giả dùng hình thức nén ngôn từ: câu văn mang dáng dấp một quy luật gọn ghẽ mà
nhưng độc đáo, bất ngờ “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”; có câu văn vừa
cô đọng vừa tạo ra hình ảnh gợi cảm “Hãy cùng tôi….bệnh dịch này”; có những câu mang cả
2 sức mạnh và vẻ đẹp trên “ hãy đừng…. chúng ta và họ”.

×