Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bài soạn triết học ôn thi cao học cuối kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.64 KB, 12 trang )

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ, Cổ Trung Đại
Hoàn cảnh ra đời
- Điều kiện tự nhiên: Ấn Độ cổ đại là 1 lục địa lớn ở phía nam Châu Á, có những đặc trưng
trái ngược nhau:
+ Núi cao ở phía Bắc-dãy Hy mã Lạp Sơn, dài khoảng 2.600km, biển rộng-phía đông,
tây và nam giáp Ấn Độ Dương.
+ Có đồng bằng phì nhiêu và sa mạc khô cằn…
+ Ấn Độ được nuôi dưỡng bởi 2 dòng sông lớn: sông Ấn chảy về phía Tây và sông
Hằng chảy về phía Đông, chính 2 dòng sông này đã tạo nên 2 nền văn minh lâu đời của thế
giới.
- Điều kiện KT-XH : XH Ấn Độ cổ đại ra đời rất sớm trong lịch sử khoản thế kỷ XV TCN
+ Đặc điểm nổi bật về điều kiện KT-XH của xã hội này là sự tồn tại rất sớm và kéo dài
về kêt cấu KT-XH theo mô hình “công xã nông thôn”. Trong đó, chế độ quốc hữu về ruộng
đất là cơ sở để tìm hiểu lịch sử Ấn Độ cổ đại và chính điều này làm cho xã hội Ấn Độ chia ra
4 đẳng cấp hà khắc:
• Tăng lữ-Brahman-áo trắng
• Qúy tộc-Ksatriya-áo đỏ
• Bình dân tự do-Vaisya-áo vàng
• Tiện nô-Ksudra-áo đen
+ Ngoài ra Ấn Độ còn phân chia theo chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo
Cả 2 yếu tố trên tạo cho đời sống XH của người dân gặp khó khăn, họ không thoát ra
cảnh đời khổ cực. Do vậy, về tư tưởng họ muốn đi tìm con đường để giải thoát, song đó là sự
giải thoát tâm linh.
- Điều kiện về văn hóa: Ấn Độ cổ đại là quốc gia có nền văn hóa văn minh hình thành và phát
triển rất sớm trong lịch sử.
+ Điểm nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ, trung đại là nó mang dấu ấn sâu đậm về mặt tín
ngưỡng và tôn giáo, tâm linh và có yếu tố thần bí. Văn hóa Ấn Độ cổ, trung đại chia thành 3
giai đoạn:
• Khoảng TK XXV-XV TCN-Văn minh sông Ấn
• TK XV-VII TCN-Văn minh Veda
• TK VI-I TCN- Hình thành trường phái triết học tôn giáo lớn, gồm 2 hệ thống đối lập


chính thống và không chính thống.
+ Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ, trung đại
• Thứ nhất, triết học chịu ảnh hưởng lớn bởi những tư tưởng tôn giáo. Sự đan xen giữa
triết học và tôn giáo nhiều khi khó có thể phân biệt được. Tư tưởng Triết học ẩn giấu
1
trong nghi lễ huyền bí, chân lý thể hiện qua kinh Veda, Upanisad. Tuy vậy, Tôn giáo
Ấn Độ có hướng nội. Do vậy nó thường lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh
quan dưới góc nhìn tôn giáo nhằm hướng đến sự giải thoát
• Thứ 2, các trường phái triết học thường kế tục và tìm cách làm sang tỏ 1 học thuyết đã
có mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước. C. Mác nhận định rằng chính đặc điểm
này mà đã dẫn đến sự trì trệ của xã hội Ấn Độ.
• Thứ 3, triết học Ấn Độ có khả năng trừu tượng cao, điều này thể hiện qua việc giải
quyết vấn đề bản thân luận: “tính không” đem đối lập tính “không” với “có”.
Câu 2: Trình bày tư tưởng cơ bản của triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với
đời sống tinh thần của người Việt Nam?
a. Tư tưởng cơ bản của triết học phật giáo
- Về bản thể luận:
Tư tưởng Phật giáo đã vượt qua khỏi những quan điểm của tư tưởng đương thời:
phát triển học thuyết về mối quan hệ nhân – quả nên phật giáo phủ nhận sự tồn tại của
Brahman. Phạt nhìn thế giới trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, nên phủ nhận
“Cái tôi”. Từ đó phật nêu ra 2 khái niệm vô thường, vô ngã.
+ Vô thường: vạn vật đều biến đổi trong từng giây từng khắc theo chu trình sinh-trụ-
dị-diệt.
+ Vô ngã: vạn vật trong vũ trụ là sự “giả hợp” do hội đủ nhân duyên nên thành ra
“có”. Ngay cả bản thân con người cũng là do “ngũ uẩn” hội tụ lại.
- Về nhân sinh quan:Tư tưởng bao trùm trong nhân sinh quan Phật giáo là tư tưởng “giải
thoát” được thể hiện trong quan niệm về “Tứ diệu đế”
+ Khổ đế: kiếp người là khổ, nổi khổ ấy được biểu hiện ở quy luật: sinh, lão, bệnh,
tử, ái biệt ly (nổi khổ của sự chia xa, thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội (nổi khổ
được hình thành từ ghét nhau mà chung sống cùng nhau), sở cầu bất đắc (muốn mà không

được), thủ ngũ uẩn (khổ do thân xác con người tạo nên. Theo triết học phật giáo, nổi khổ của
con người là do con người tạo ra, quan điểm này là đúng nhưng chưa thoả đáng bởi con người
có quan hệ với thiên nhiên và với xã hội.
+ Nhân đế - nguyên nhân của sự khổ, cái khổ của kiếp người là do 12 nguyên nhân
tạo nên gọi là thập nhị nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục, nhập, xúc, thụ, ái, thư,
hữu, sinh, lão-tử.
+ Diệt đế: cái khổ có thể diệt được
+ Đạo đế - con đường giải thoát, để giải thoát con người phải thực hiện “Bát chánh
đạo” đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngũ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh định,
chánh niệm, chánh tinh tiến. Thực hiện được đúng “Bát chánh đạo” con người sẽ đến được
2
cõi Niết Bàn. Với những luận điểm nhân sinh giàu tính triết lý, đặc biệt là tư tưởng biện
chứng về thế giới đã có tác dụng trực tiếp trong quá trình con người điều chỉnh hành vi để đạt
được chân, thiện, mỹ.
b. Ảnh hưởng của tư tưởng triết học phật giáo đối với đời sống tinh thần của
người Việt Nam.
- Trong đời sống chính trị và pháp luật: Thời Lý, do ảnh hưởng tinh thần từ bị, trí tuệ của phật
giáo, các vị vua nhà Lý đã xây dựng một nền pháp lý thuần từ và tiến bộ. Cuối thế kỷ XX đầu
thế kỷ XXI sự có mặt của các thiền sư trong quốc hội và việc áp dụng chính sách pháp luật
khoan hồng.
- Trong văn học, ca dao dân ca: tác phẩm “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều ảnh
hưởng triết lý 3 pháp ấn là vô thường, vô ngã và khổ. Nguyễn Du với “Đoạn trường tân
thanh” ảnh hưởng thuyết khổ đế, nhân quả. Ảnh hưởng qua ca dao dân ca biểu hiện ở quan
niệm hiếu hạnh, tri ơn, báo ơn…
- Tiếp theo là ảnh hưởng đến quan niệm đạo lý, tư tưởng: về quan niệm đó là từ bi và từ ân,
còn tư tưởng là tứ diệu đế và bát chánh đạo.
- Phong tục, tập quán và tín ngưỡng: như nghi thức ma chay, cưới hỏi, phong tục ăn chay, thờ
phật, phóng sinh, tập tục cúng rằm mùng một và lễ chùa…
- Ảnh hưởng đến ý thức thẩm mỹ, nghệ thuật: nghệ thuật sân khấu gồm hát chèo, hát bội, cải
lương…nghệ thuật tạo hình như kiến trúc nhà chữ Tam, chữ Đinh…

- Ngoài ra, phật giáo còn ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh của người Việt, biểu hiện qua
việc lập bàn thờ tại nơi làm việc, đi lễ chùa để cầu xin đức phật gia hộ.
Câu 3: Trình bày tư tưởng âm-dương, ngũ hành của triết học Trung Hoa cổ đại. Những
ưu điểm và hạn chế của nó?
1. Tư tưởng âm dương
- âm-dương là 2 khái niệm để chỉ 2 thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể
hiện cho những gì yếu đuối, nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính…; dương thể hiện sự mạnh mẽ
cho ánh sang, chủ động, nam tính, cứng rắn…Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương
thì được gọi là triết lý âm dương.
- Trong quá tình phát triển nước Trung hoa trải qua 2 thời kỳ:
+ Đông tiến: là thời kỳ mở rộng từ thượng lưu xuống hạ lưu sông Hoàng hà
+ Nam tiến: là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng hà xuống phía Nam sông
Dương tử. Trong quá trình này, người Hán đã tiếp thu triết lý âm – dương của các cư dân
phương Nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du
mục làm cho triết lý âm – dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động trở
lại cư dân phương Nam
3
- Trong đs của người phương Nam, khái niệm Âm – dương lúc đầu được dùng để chỉ những
cặp đối lập cụ thể, về sau họ tiến thêm 1 bước, dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng
hơn. Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm – dương mà là ở bản
chất và quan hệ của 2 khái niệm âm – dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm – dương
với các triết lý khác.
- Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo 2 quy luật cơ bản: quy luật về bản
chất của các thành tố và quy luật về quan hệ giữa các thành tố.
• Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương:
+ Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương
+ Trong âm có dương và trong dương có âm.
Quy luật này cho thấy, việc xác định 1 vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự
so sánh với 1 vật khác.
Việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng nhưng đối với các

vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có 2 hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của 1
đối tượng.
- Một là, muốn xác định tính âm dương của 1 đối tượng thì trước hết phải xác định
được đối tượng so sánh.
- Hai là, muốn xác định tính âm dương của 1 đối tượng thì phải xác định được cơ sở so
sánh.
• Quy luận về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương.
- Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hoá cho nhau.
- Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương và ngược lại.
- Vạn vật biến đổi do sự tương tác của 2 yếu tố đối lập nhau: Âm và dương. Âm và
Dương tồn tại trong Thái cực – là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập là âm và dương. Trong âm
có dương và trong dương có âm
- Quá trình biến dịch:
+ Thái cực sinh lưỡng nghi (âm và dương)
+ Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm)
+ Tứ tượng sinh bát quái (Cần, khảm, cấn, chấn, tôn, ly, khôn, đoài)
+ Bát quái sinh vạn vật
2. Tư tưởng về ngũ hành
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản và
luôn trải qua 5 trạng thái ngũ hành được gọi là: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ.
4
Ngũ hành theo quan niệm của người Trung hoa không phải là vật chất như cách hiểu
đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người
Trung hoa cổ đại đề xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật
Học thuyết ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua 2 nguyên lý cơ bản là
“tương sinh” và “tương khắc” trong mối tương tác và quan hệ của chúng.
- Luật tương sinh: tương sinh nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành để
lien hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau và nương tựa lẫn nhau. Trong
luật tương sinh của ngũ hành có bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên 2 phương
diện: cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Ứng dụng vào y học gọi là mẫu-tử.

- Luật tương khắc: tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau, sự tương khắc có tác dụng
duy trì sự cân bằng. Nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá thành bất thường.
Trong tương khắc mỗi hành cũng có 2 mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật
tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (khắc quá đỗi) và tương vũ (khắc không nổi và bị
phản phục lại).
 Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự
biến hoá phức tạp của sự vật.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung hoa, cũng như 1 số quốc gia và vùng lãnh thổ xung
quanh.
* Ưu điểm:
- Đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con
người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế và quỷ thần.
- 1 hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới thể hiện nhiều
yếu tố duy vật biện chứng-việc thừa nhận vạn vật biến đổi theo quy luật của nó là tư tưởng có
giá trị cao của thuyết biến dịch.
* Hạn chế:
- Quan niệm về sự biến đổi theo quy luật của nó còn giản đơn, không có cái cao hơn,
diễn ra theo vòng tuần hoàn, bị đóng khung trong 2 cực (đến cực kia rồi quay lại âm cực
dương hồi)
- Thuyết âm dương còn gặp khó khăn khi lý giải sự biến hoá phức tạp của vật chất.
Câu 4: Nhân sinh quan của khổng tử, mặt tích cực và hạn chế của nó?
a. Nhân sinh quan:
- Về đạo đức: 3 quan niệm chính:
+ Lễ: được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà thiên thượng (trời) chế định
cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
5
Khổng Tử cho rằng “nghĩa” là nguồn gốc của “lễ”. Nghĩa chính là cách hàng xử đúng
đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn là xấu và người cư xử theo lễ một cách
đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi cá nhân,

người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng
đắn. Nghĩa dựa trên mối quan hệ qua lại
Lễ là hình thức tế lễ của con người đối với thần linh. Lễ là biểu hiện lòng nhân ra bên
ngoài. Có thể nói, nếu như nhân là diện mạo đạo đức bên trong của một con người thifleex là
sự biểu hiện diện mạo ấy ra bên ngoài
+ Nhân, là cách cư xử tốt với mọi người, hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị
tha và hiểu người khác thay vì việc cai trị dựa trên pháp luật có được như một quyền lực của
thần thánh. Để sống có nhân thì phải theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: người ta phải luôn
đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Chữ “nhân” nói
đến cái bên trong, nội giới của con người. Đó là lòng chung thuỷ, tức là sự chân thành, độ
lượng, đức hy sinh của con người, lòng yêu thương con người…Do vậy, Khổng Tử lấy
“nhân” làm nền trong toàn bộ đời sống đạo đức và xã hội. Khổng Tử nói rằng “cái gì mà mình
không muốn thì đừng làm cho người khác” (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân)
+ Chính danh: vạn vật đều có địa vị, tự nhiên của nó. Vận dụng nguyên lý này vào đời
sống đạo đức xã hội, Khổng Tử quan niệm rằng mỗi người đều có bổn phận riêng của mình
thực hiện đúng bổn phận của mỗi người là thực hiện chính danh. Học thuyết chính danh của
Khổng tử chứa đựng n hững triết lý căn bản về mặt chính trị - xã hội và cả về mặt đạo đức xã
hội, Tuy nhiên, học thuyết này về sau được các thế lực cầm quyền nhà nước phong kiến tuyệt
đối hóa nó nhằm bảo vệ địa vị của mình.
- Về chính trị:
+ Dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là cai trị
bằng “lễ nghĩa” và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua
chuộc.
+ Các triết lý của Khổng Tử chứa đựng 1 số yếu tố hạn chế quyền lực của những
nhà cai trị. Ông cho rằng lỡi lẽ phải luôn ngay thật, vì thế tính trung thực có tầm quan trọng
hàng đầu, ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải có sự tôn trọng của người dưới đv người
trên, điều này đòi hỏi người dưới phải đưa ra lời khuyên khi người trên có hành động sai lầm.
* Mặt tích cực:
- Triết học Khổng Tử với các phạm trù “nhân lễ, chính danh…” luôn thâm nhập vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra của lịch sử, là thành

quả kết tinh rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh của ông.
6
- Học thuyết của Khổng Tử trở thành nền tảng tư tưởng cho xã hội phong kiến Trung
Hoa và Phương Đông. Nhiều nội dung tư tưởng của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tư
tưởng nhập thế của Nho giáo và Khổng Tử có giá trị lớn đối với việc hình thành nhân sinh
quan của con người phương Đông từ xưa đến nay.
* Mặt hạn chế:
- Luôn chứa đựng những mâu thuẫn, giằng co, đan xen giữa những tư tưởng tiến bộ
với các quan điểm bảo thủ, giữa những yếu tố duy vật, vô thần với các yếu tố duy tâm. Dao
động giữa lập trường duy vật và duy tâm
- Sự bảo thủ của Khổng Tử ở chỗ không thấy được sự vận động, biến đổi của kinh tế
(cơ sở hạ tầng) sẽ tác động đến kiến trúc thượng tầng, làm biến đổi các quan hệ xã hội có
trong xã hội của cơ chế cũ.
- Điểm hạn chế của Khổng Tử ở chỗ muốn thực hiện tốt bổn phận của mình, phải
“chính danh” trong bổn phận, trách nhiệm đó nghĩa là phải tích cực.
- Do không thoát khỏi tư tưởng giai cấp, ông khẳng định Nhân cần thiết cho mọi người
nhưng lại khẳng định chỉ có trong người quân tử, còn kẻ tiểu nhân là kẻ không thể thực hiện
được điều Nhân.
Câu 5: Logic học và quá trình biện chứng của F.Hegel?
- Hegel rất nhấn mạnh logic học gần như siêu hình học. Ông cho rằng tư duy phải đi
theo logic nội tại của chính thực tại, nghĩa là ông đồng nhất lý tính với thực tại. logic và các
quan hệ logic phải được trong cái hiện thực chứ không phải trong cái suy luận sáo rỗng,.
- Logic học là tiến trình mà qua đó chúng ta diễn dịch từ các kinh nghiệm của chúng ta
về cái hiện thực những phạm trù mô tả về tuyệt đối. Quá trình này là tâm điểm của triết học
biện chứng của Hegel.
- Qúa trình biện chứng của Hegel cho thấy 1 chuyển động 3 giai đoạn (tam đoạn thức)
được mô tả như một chuyển động đi từ chính đế sang phản đế và cuối cùng là hợp đế. Và hợp
đế này trở thành chính đế mới và quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi nó kết thúc ở “ý niệm
tuyệt đối”.Điều lưu ý trong logic học biện chứng của ông là là tư duy chuyển động và việc
mâu thuẫn không những làm cho nhận thức dừng lại, trái lại còn tác động như một động cơ

tích cực trong việc suy lý của con người.
- Tam đoạn thức cơ bản đầu tiên của Hegel là hiện hữu, hư vô và hoá thành. Hegel nói
rằng: “trí khôn phải luôn luôn di chuyển từ các tổng quát và trừu tượng hơn sang cái chuyên
biệt cựu thể”. Hiện hữu là khái niệm tổng quát nhất mà trí khôn có thể hình thành. Và do vậy,
hiện hữu có trước mọi vật. Nhưng theo ông, khái niệm hiện hữu không có nội dung và nếu có
nội dung thì nó không còn là hiện hữu thuần tuý nữa. Khái niệm hiện hữu thuần tuý là sự trừu
tượng hoá không xác định-tuyệt đối phủ định-có thể diễn dịch bằng khái niệm khác-không
7
xác định, nó chuyển qua khái niệm không hiện hữu. Như vậy hiện hữu dịch thành không hiện
hữu và ngược lại. Trong logic học, phản đề luôn được diễn dịch từ chính đề
- Chuyển động của trí khôn từ hiện hữu sang không hiện hữu tạo ra phạm trù thứ 3, đó
là hoá thành, đó là 1 ý niệm. Vì vậy, nó là hợp đế của hiện hữu và không hiện hữu, cho nên
theo Hegel một vật vừa là có vừa là không khi nó hoá thành.
- Hegel đã kết hợp phép biện chứng và logic học thành 1 quan niệm thống nhất về
logic biện chứng. Phép biện chứng là linh hồn của logic học nhờ đó khoa học logic trở thành
1 cơ thể sống, chứ không phải là các phạm trù khô cứng như logic học trước đây.
- Ông đã phân tích biện chứng, khái quát tất cả các phạm trù quan trọng nhất của triết
học và đã hình thành nên 3 qui luật cơ bản của tư duy trên cơ sở duy tâm
“ Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Heghen tuyệt nhiên
không ngăn cản Heghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức
hình thái vận dụng chung của phép biện chứng đó”
Câu 6. Những tiền đề ra đời của triết học Mác – Lenin?
1. Tiền đề về kinh tế - xã hội:
- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, PTSX TBCN đã trở thành PTSX thống trị ở Tây
Âu (anh, pháp, đức), nó khẳng định được vị trí kinh tế của mình
- Với sự phát triển như vậy, nó đã làm bộc lộ thêm những mâu thuẫn bên trong vốn có
của PTSX TBCN. Mâu thuẫn này biểu hiện về mặt XH là mâu thuẫn giữa giai cấp VS và TS.
Biểu hiện của mâu thuẫn này là phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã phát triển mạnh
mẽ. Nó đã chứng tỏ sự lớn mạnh của giai cấp VS là lực lượng to lớn, có vai trò quan trọng
trong đs chính trị - xh.

- Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, pt CM chuyển sang nước Đức, trong khi nước
này phải hoàn thành cuộc CM TS. Nhưng giai cấp TS Đức lại sợ CM và trở thành lực lượng
phản CM. Họ lo sợ trước sự lớn mạnh của giai cấp VS Đức và tấm gương là CMTS Pháp
1789. Nên họ đã thỏa hiệp với giai cấp PK, chống lại giai cấp VS, chống lại các phong trào
CM của Đức. Họ mơ tưởng 1 nền hòa bình từ sự biến đổi nề quân chủ phong kiến sang nền
quân chủ tư sản.
- Tuy phong trào đấu tranh của giai cấp VS đã lớn mạnh nhưng họ chưa ý thức được
địa vị của mình trong tiến trình lịch sử, chưa thấy được con đường giải phóng cho họ và xã
hội nên các phong trào đấu tranh ở Tây Âu lúc bấy giờ chủ yếu mang tính tự phát, thiếu tổ
chức và chưa có lý luận khoa học soi đường.
=> Điều này đòi hỏi phải có 1 lý luận CMKH để hướng dẫn, tập hợp giáo dục, thuyết
phục, động viên công nhân tìm ra con đường, biện pháp đấu tranh đúng đắn. Giai cấp VS đã
8
tìm thấy ở triết học Mác vũ khí tinh thần của mình, cũng giống như triết học Mác đã tìm thấy
giai cấp VS như là vũ khí VC của mình.
2. Tiền đề khoa học tự nhiên:
Trong giai đoạn này, KH tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. 3 phát minh vĩ
đại của KHTN đã đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại quan điểm siêu hình và chuẩn
bị ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Thứ nhất, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: định luật này chứng minh
rằng lực cơ học, nhiệt, ánh sáng, rừ, các quá trình quang học…… là các hình thức vận động
khác nhau của vật chất, không tách rời nhau, mà có liên hệ lẫn nhau trong những điều kiện
nhất định, nó chuyển hóa lẫn nhau, chứ không mất đi như các nhà siêu hình nghĩ.
- Thứ hai, học thuyết tê bào ra đời. Học thuyết này xác định sự thống nhất cấu tạo của
các cơ thể động vật, thực vật, giải thích quá trình phát triển của chúng, đặt cơ sở cho sự phát
triển toàn hệ sinh học, và như vậy nó cũng chống lại quan điểm siêu hình về nguồn gốc và
hình thái giữa động vật và thực vật.
- Thứ 3, Học thuyết tiến hóa Darwin ra đời, nói về các loài đang tồn tại hiện nay là
sinh ra từ các loài khác bằng con đường tự nhiên, ông chứng minh sự biến đổi của các loài
thực vật và động vật đang diễn ra nhờ chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Những phát

minh này đã đánh đổ quan niệm thần học trong sinh vật học và quan điểm siêu hình cho rằng
thực vật, động vật không có liên hệ với nhau và do thượng đế tạo ra.
=> Những thành tựu KHTN giữa thế kỷ XIX đã vạch ra mối liên hệ biện chứng, sự
biến đổi phát triển và chuyển hóa về mặt chất lượng trong các lĩnh vực khác của giới tự nhiên.
Thành tựu này đã được Mác – Angghen phát triển, cụ thể hóa các vấn đề của chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
3. Tiền đề lý luận:
- Triết học cổ điển Đức: Mác – Angghen kế thừa trực tiếp nhất triết học của Heghen
và Phoiobac.
+ Kế thừa phép biện chứng của Heghen, nhưng đã khắc phục được tính chất
duy tâm, thần bí của nó, đặt phép biện chứng ấy trên nền thế giới quan duy vật. Tính chất thần
bí mà phép biện chứng đã mắc trong tay Heghen tuyệt nhiên không ngăn cản Heghen trở
thảnh người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái hoạt động chung của
phép biện chứng ấy. Ở Heghen, phép biện chứng bị lộn đầu xuống đất, chỉ cần dựng nó lại là
sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đằng sau cái vỏ thần bí.
+ Kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiobac, đồng thời cũng chỉ ra tính chất siêu
hình, máy móc, không triệt để của nó. Phoiobac đã vứt bỏ cả yếu tố hợp lý của Heghen – phép
biện chứng – giữ lấy phương pháp siêu hình cùng với quan điểm duy tâm về đs XH
9
=> CM – Angghen đã khắc phục hạn chế của Heghen và Phoiobac, kế thừa những hạt
nhân hợp lý xây dựng, hoàn thiện hệ thống triết học của mình. Có thể nói phép biện chứng
của Heghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiobac là một trong những tiền đề lý luận của Triết
học Mác.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Kế thừa tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa
không tưởng Pháp như: Saint Simon, Charles Fourier…. Những tư tưởng của họ giúp ông
hình thành vũ khí cải tạo XH bằng CM.
- Kinh tế chính trị cổ điển Anh: Kế thừa tư tưởng của những nhà kinh tế học nổi tiếng
như Adam Smith, David Ricardo… thấy được lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất giữ vai trò
quyết định trong việc đấu tranh chính trị, tư tưởng. Từ đó, chỉ ra cơ sở của đời sống chính là
hoạt động LĐSX và chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX là nguồn gốc nảy sinh mâu thuẫn

giai cấp. Giúp Mác hình thành tư tưởng chủ nghĩa duy vật lịch sử.
*_ Tóm lại: Chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng ra đời không phải là
ngẫu nhiên mà là hiện tượng hợp quy luật. Nó do những nguyên nhân tạo tiền đề cho nó: KT
– XH – VH của nhân loại
Câu 7: Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học C.Mác và Ph.Ăngghen thực
hiện?
Bước ngoặt cách mạng vĩ đại của triết học được thực hiện:
- Một là, triết học Mác đã khắc phục sự ra đời giữa thế giới quan duy vật và phương
pháp biện chứng trong lịch sử triết học, 2 Ông đã tạo ra sự thống nhất hữu cơ không tách rời
giữa chúng đó là CNDVBC.
- Hai là, triết học Mác chỉ ra vai trò quyết định của thực tiễn đối với sự phát triển của
XH cũng như khoa học và triết học.
Có thể nói trung tâm chú ý của triết học Mác là vấn đề thực tiễn và nó cũng là tiêu chuẩn của
chân lý, là nơi lý luận cần hướng tới và cải tạo. Tất nhiên, điều đó không dẫn Mác đến chỗ
phủ nhận vai trò tích cực của ý thức, lý luận.
- Thứ ba, triết học Mác khác hẳn với triết học trước đó. Triết học Mác gắn liền với
phong trào giải phóng của GCVS và NDLĐ, là vũ khí khoa học cho cuộc đấu tranh đó và thể
hiện lợi ích của GCVS và NDLĐ.
Lần đầu tiên triết học Mác chỉ ra cho GCVS và NDLĐ con đường giải thoát nô lệ, áp bức
trong XH người bóc lột người và ông đã xây dựng học thuyết về XHCSCN.
- Thứ tư, bước ngoặt cách mạng của triết học Mác đặt biệt thể hiện ở những quan niệm
duy vật về lịch sử.
+ Tồn tại XH quyết định ý thức XH, ý thức XH phản ánh tồn tại XH.
+ Sự phát triển XH tuân theo những quy luật khách quan.
10
+ Sự phát triển của các hình thái kinh tế XH là quá trình lịch sử tự nhiên.
- Thứ năm, với sự sáng tạo ra CNDVBC và CNDVLS, C.Mac và Ph. Ăngghen đã làm
biến đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng và mối quan hệ của nó với các khoa học cụ
thể khác.
* Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mac và Ph. Ăngghen thực hiện:

- Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mac và Ph. Ăngghen thực hiện đã làm cho
CNXH không tưởng trở thành khoa học.
- Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mac và Ph. Ăngghen thực hiện đã làm thay đổi
cả vị trí, vai trò, chức năng của triết học, trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của
nhân loại tiến bộ.
Câu 8: “Các nhà triết học trước đây chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau,
song vấn đề là cải tạo thế giới”. Anh chị hãy phân tích nhận định này của Mác.
(câu này em pó tay, anh chị nào giải quyết được câu này thi nhó share cho mọi người
nha)
Câu 9: Trình bày khái quát sự phát triển của phép biện chứng.
Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại, đó là phép biện chứng mộc mạc, chất phác.
Góp phần vào việc hoàn thiện tư duy logic của con người
a. Phép biện chứng từ thời cổ đại:
- Ở phương Tây: Các nhà biện chứng thời kỳ cổ đại Hy lạp là Hecralite,
Platon, Socrate, Aristote….
- Ở phương Đông: Thể hiện rõ nét trong Triết học Trung hoa, Ấn Độ
- Ưu điểm: Xem xét sự vđộng, phát triển của sự vật, hiện tượng trong chỉnh thể thống
nhất, bức tranh chung của bản thân thế giới; xem các bộ phận của thế giới liên hệ, ràng buộc,
quy định nhau và không ngừng vận động, biến đổi. Tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển
của Triết học sau này
- Hạn chế: do hạn chế về nhận thức và trình độ KH, nên phép biện chứng cổ đại mang
tính tự phát trên cơ sở phỏng đoán trực quan, chưa hệ thống, khái quát, chưa được chứng
minh bằng luận cứ KH
b. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:
- Đại biểu của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là I.Kaint, Fichto, Schelling,
F.Hegel…Trong đó, phép biện chứng của F.Heghen đã đạt được đỉnh cao cả về 2 phương
diện nd và hình thức. Tuy nhiên, phép biện chứng của ông mang tính duy tâm, ông cho rằng
sự vận động và phát triển của thế giới vật chất chỉ là sự phản ánh, sự vận động và phát triển
của tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối, nhận thức là sự tự nhận thức của ý niệm tuyệt đối.
11

- Đóng góp của các nhà triết học biện chứng cổ điển Đ là vận dụng phép biện chứng
nghiên cứu các lĩnh vực đời sống xã hội, họ đã xd được hệ thống khái niệm, phạm trù, quy
luật chung… chứa đựng những hạt nhân hợp lý và mầm mống của chủ nghĩa duy vật.
- Cống hiến lớn nhất của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đ là coi phép biện chứng
như là phương pháp đối lập với phương pháp siêu hình của thế kỷ XVII, XVIII; Nếu phép
biện chứng cổ đại chủ yếu đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày thì phép biện chứng
duy tâm cổ điển Đ đã trở thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chunhr và trong 1 chừng
mực nhất định đã trở thành phương pháp tư duy triết học phổ biến. Nó đã tạo ra bước quá độ
chuyển biến về thế giới quan vè lập trường của chủ nghĩa duy vật siêu hình sang thế giới quan
khoa học duy vật biện chứng.
c. Phép biện chứng duy vật:
- Phép biện chứng của Mác – Angghen được xây dựng trên cơ sở các thành tựu khoa
học tự nhiên: Học thuyết về tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết
tiến hóa của thực vật và động vật và tiếp thu các thành tựu của triết học cổ điển Đ.
- Phép biện chứng duy vật xem xét thế giới trong quá trình vận động, phát triển không
ngừng, là quá trình tự thân vận động, tự thân phát triển. Đó là quá trình phát triển từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, cái mới thay thế cái cũ. Với phương pháp nhận thức
như vậy là phú hợp với bản chất sự vật, phương pháp ấy được gọi là phương pháp biện chứng.
- Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật với phương
pháp biện chứng, LLNT với logic biện chứng
- Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc CM trong phương pháp tư duy triết
học, là “phương pháp mà điều căn bản là xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng
trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, cũng là
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao, đó là óc người, nội dung của ý thức là kết
quả của sự phản ánh vật chất.
12

×