Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn tiện ích trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý tài chính trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.29 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRỊ AN

Mã Số:……………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TIỆN ÍCH
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
PHẦN MỀM QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC
Người thực hiện: TRẦN THỊ KIM HƯƠNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp dạy học bộ môn: ……… 
- Lĩnh vực khác: Quản lý tài chính 
Có đính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD(VCD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
NĂM HỌC: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRẦN THỊ KIM HƯƠNG
2. Ngày tháng năm sinh: 12/12/1980
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Khu phố 3 – Thị Trấn Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613861143 (CQ)/ ………… (NR); ĐTDĐ: 0938112990
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Tổ phó tổ hành chính
8. Nhiệm vụ được giao: Kế toán
9. Đơn vị công tác: Trường THPT TRỊ AN
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: CỬ NHÂN
- Năm nhận bằng: 2011


- Chuyên ngành đào tạo: KẾ TOÁN
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: KẾ TOÁN
- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 02
- “Một số biện pháp để làm tốt công tác kế toán tại Trường THPT Trị An”
- “Tiện ích trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý tài chính trường học”
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm:
“TIỆN ÍCH TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó thì lĩnh vực công nghệ thông tin
không thể thiếu đối với tất cả các ngành nghề.
Với sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay đã góp phần rất lớn trong tất
cả các công việc. Trong đó, lĩnh vực kế toán là một trong những công tác không
thể không cần đến công nghệ thông tin.
Thời gian trước đây khi chưa áp dụng phần mềm quản lý tài chính vào đơn
vị thì hầu hết các mẫu biểu báo cáo đều phải làm bằng tay và không thể không
tránh sai sót trong quá trình làm báo cáo và mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn
tất báo cáo.
Sau khi được áp dụng phần mềm quản lý tài chính vào trường học thì phần
nào đó giúp cho công tác kế toán được nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình
sử dụng phần mềm này vẫn còn một số hạn chế: Tốc độ xử lý không nhanh và hay
bị lỗi, không thể chỉ ra những sai sót trong quá trình hạch toán, không thể coppy dữ
liệu từ máy tính này sang máy tính khác sử dụng được, phần mềm chạy trên nền
Microsoft Office 97 rất dễ bị lỗi khi cài một chương trình khác song song…
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường năm vừa qua Trường THPT
Trị An được cung cấp phần mềm kế toán MISA để thay thế cho phần mềm trước
đây mà đơn vị đang dùng nhằm rút ngắn thời gian cũng như hạn chế những rủi ro

khi máy vi tính bị lỗi mà vẫn có thể coppy dữ liệu từ máy này sang máy khác vì
người sử dụng không thể tự cài phần mềm vào một máy vi tính khác để tiếp tục sử
dụng được, dẫn đến tình trạng đối lúc báo cáo lên cấp trên không đúng thời gian
quy định. Trong quá trình sử dụng phần mềm, tôi nhận thấy chương trình kế toán
MISA giúp ích cho tôi rất nhiều trong các công việc liên quan đến lĩnh vực kế
toán: In phiếu thu - chi, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, quản lý tài sản đạt được
độ chính xác cao, tốc độ xử lý nhanh, sạch sẽ, dễ kiểm tra kiểm soát và tiết kiệm
được rất nhiều thời gian so với phần mềm trước đây mà tôi đã sử dụng. Do đó tôi
chọn đề tài “Tiện ích trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý tài chính trường
học”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2001 về việc ban hành
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
Căn cứ thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi, bổ
sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC;
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
3
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 do Chính phủ ban
hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ tài chính Về
việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà
nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 về việc ban hành
hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư 110/2012/TT-BTC ngày 03/07/2012 v/v sửa đổi bổ sung
một số điều của quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước;

Căn cứ thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 v/v hướng dẫn thực
hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho
bạc (TABMIS)…
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Sau khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để từ đó vận dụng cụ thể vào
phần mềm kế toán bao gồm các công việc như: In phiếu thu – chi, các giấy rút,
chuyển khoản kho bạc, các sổ sách báo cáo tài chính, quản lí tài sản một cách sạch
sẽ, nhanh chóng, chính xác.
Sáng kiến này được trình bày tượng trưng một vài nghiệp vụ và được minh
họa bằng hình ảnh cụ thể để người sử dụng có cái nhìn một cách tổng quát chương
trình quản lý tài chính trường học để từ đó có thể vận dụng vào công việc của mình
được dễ dàng và đạt hiệu quả hơn. Những nghiệp vụ phát sinh còn lại người sử
dụng có thể tìm hiểu và khai thác thêm theo từng cách làm khác nhau tùy theo từng
người sử dụng và có thể áp dụng vào phần mềm nhằm tiết kiệm tối đa thời gian
nhưng vẫn đạt được độ chính xác cao trong quá trình sử dụng phần mềm này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán MISA.
- Hướng dẫn sử dụng: Khai báo thông tin ban đầu
Vào Tiện ích/Danh mục khai báo thông tin ban đầu/Thông tin về đơn vị/Đồng
ý.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
4
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Hình 1: Khai báo thông tin chung về đơn vị
Trong danh mục khai báo thông tin ban đầu chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy
tất cả các hệ thống liên quan mà chúng ta có thể khai báo một lần và bổ sung (nếu
có) như: Mã đơn vị, đơn vị, số tài khoản
Nhận xét: Phần mềm kế toán MISA có chức năng tùy chọn hệ thống cho
phép thiết lập một số tùy chọn mặc định của đơn vị trong chương trình khi mới bắt
đầu sử dụng một cách dễ dàng thông qua phân hệ khai báo thông tin ban đầu: Khai

báo thông tin đơn vị, khách hàng, nhà cung cấp, cán bộ mà không cần phải nhập
lại những nội dung đã tạo mặc định khi phát sinh một chứng từ khác.
3.2. So sánh giao diện của phần mềm kế toán MISA và phần mềm kế toán
DTsoft
a. Giao diện của phần mềm kế toán MISA
Đẹp, dễ hiểu giúp người sử dụng tiếp cận nhanh nhất các phân hệ trong
chương trình và có thể di chuyển chuột vào các biểu tượng trên màn hình để chọn
một trong những phân hệ có liên quan;
Có thể nhìn một cách tổng quát về tình hình kinh phí, số dư trên giao diện
màn hình thông qua biểu đồ hiển thị trên phần mềm.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
5
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Hình 2: Biểu đồ hiển thị tình hình kinh phí trên giao diện phần mềm kế toán MISA
b. Giao diện của phần mềm kế toán DTSoft
Hình 3: Biểu đồ hiển thị giao diện phần mềm kế toán DTsoft
Nhận xét: Từ biểu đồ trên cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tình hình
kinh phí của phần mềm kế toán MISA mà không cần phải mở từng nguồn kinh phí
để theo dõi như phần mềm kế toán DTSoft mà đơn vị đã sử dụng trước đây.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
6
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
3.3. Một số tiện ích trong quá trình sử dụng phần mềm kế toán MISA
- Phân hệ từng quy trình hạch toán ngay trên phần mềm giúp người sử dụng
có thể nhanh chóng xác định được từng phần hành kế toán: Kế toán tiền mặt, tiền
gửi, kho bạc
- Người sử dụng có thể trực tiếp tự cài mới hoặc cài lại chương trình trong
trường hợp máy vi tính bị lỗi.
- Có thể chép file dữ liệu đang làm từ máy này sang máy khác để tiếp tục sử
dụng một cách dễ dàng và tiện lợi.

- Những nghiệp vụ có 02 bút toán, phần mềm cho phép phát sinh tự động bút
toán thứ 02 ngay sau khi hạch toán xong bút toán thứ nhất.
- Có thể tìm ra chỗ sai ngay trong quá trình hạch toán cũng như trên báo cáo
và kích chọn trực tiếp chứng từ mà người sử dụng hạch toán sai mà không cần phải
đóng báo cáo để quay lại chứng từ đó.
- Chức năng “Nhân bản” một chứng từ với nội dung tương tự và sửa nội dung
thông tin cho phù hợp với chứng từ mới: Sửa diễn giải, số tiền
VD: Thanh toán tiền điện T6.
Vào phân hệ Kho bạc/Rút dự toán/danh sách rút dự toán/chọn chứng từ
chuyển khoản tiền điện T5/nhấp chuột phải chọn “nhân bản”.
Hình 4a: Thêm mới một chứng từ thông qua nhân bản một chứng từ đã hạch toán tương tự trước đó
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
7
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Sửa lại ngày tháng, nội dung, số tiền/Cất/In giấy rút dự toán.
Hình 4b: Sửa lại một số nội dung ngày, diễn giải, nội dung thanh toán, số tiền.
Nhận xét: Qua quá trình sử dụng có thể nhận thấy phần mềm kế toán MISA
này rất hiệu quả, tiết kiệm được rất nhiều thời gian thông qua biện pháp “nhân
bản” một chứng từ giống nhau đã có sẵn trong hệ thống ngay tại màn hình danh
sách chứng từ của phân hệ hiện tại mà không cần phải hạch toán một bút toán mới.
- Chức năng lọc dữ liệu cho phép người sử dụng tìm kiếm nhanh tên một đối
tượng hoặc nội dung nào đó.
VD: Tại màn hình danh sách phiếu chi, tìm phiếu chi với tên người nhận tiền
là Đỗ Minh Nguyệt
Hình 5: Danh sách phiếu chi sau khi đã lọc dữ liệu
Nhận xét: Từ kết quả sau khi thanh lọc dữ liệu đối tượng cần tìm giúp ta có
thể tìm nhanh một đối tượng hoặc nội dung nào đó mà chúng ta cần tìm một cách
chính xác và đầy đủ thông tin yêu cầu.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
8

Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
- Và một số tiện ích cao cấp khác…
Phần mềm kế toán được cập nhật các chế độ kế toán, tài chính: Thông tư, văn
bản theo quy định hiện hành mới nhất.
3.4. Hướng dẫn nhập liệu phiếu thu – chi
VD1: Rút tiền mặt từ nguồn Ngân sách Tỉnh.
Vào giao diện tiền mặt/phiếu thu hoặc phiếu chi/chọn phiếu thu hoặc phiếu
chi
Hình 6. Giao diện lập phiếu thu trên phân hệ tiền mặt
Điền nội dung người nhận, ngày tháng, diễn giải, số tiền. Sau đó định khoản
đúng nguồn kinh phí đã khai báo mặc định từ ban đầu.
Hình 7: Rút dự toán tiền mặt ngân sách Tỉnh về nhập quỹ theo hình thức thực chi
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
9
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
VD2: Hoặc chi tiền mua VPP từ nguồn Học phí
Hình 8: Chi tiền mặt từ nguồn ngân sách học phí
Nhận xét: Phần mềm MISA hạch toán mặc định hoàn toàn những thông tin
mà người sử dụng đã khai báo ban đầu giúp hạn chế được tối đa thời gian một cách
có hiệu quả nhất thông qua hạch toán tài khoản Nợ, Có và từng nguồn kinh phí đã
định sẵn trong phần mềm và từ những phiếu thu, chi này có thể “nhân bản” tiếp
một chứng từ mới với nội dung tương tự mà không mất nhiều thời gian.
3.5. Hướng dẫn lập giấy rút dự toán ngân sách, sổ sách báo cáo tài chính,
nạp dữ liệu báo cáo, kết chuyển số dư cuối năm.
3.5.1. Lập giấy rút dự toán ngân sách
Căn cứ vào các chứng từ phát sinh chuyển khoản hàng tháng (thực chi hoặc
tạm ứng): Lương, BHXH, KPCĐ, điện, nước ta tiến hành lập chứng từ chuyển
khoản theo từng nội dung phát sinh
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
10

Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
VD: Chuyển khoản tiền điện T5
Vào phân hệ Kho bạc/Rút dự toán/Rút dự toán chuyển khoản/khai báo thông
tin tài khoản thực chi hoặc tạm ứng, đơn vị nhận tiền, nội dung thanh toán, nguồn
kinh phí, tiểu mục, số tiền/cất/đồng ý/cất/In “giấy rút dự toán ngân sách”
Hình 9: Hạch toán rút dự toán chuyển khoản tiền điện
Hình 10: In giấy rút dự toán ngân sách chuyển khoản tiền điện.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
11
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Nhận xét: Trong quá trình hạch toán chuyển khoản, phần mềm cho phép ta gõ
tắt tên một đối tượng cần chuyển khoản mà người sử dụng đã tạo mặc định từ lúc
khai báo thông tin ban đầu hoặc nhấp vào biểu tượng dấu + trên tài khoản số hoặc
đơn vị nhận tiền ngay tại phân hệ “Rút dự toán chuyển khoản” trong trường hợp
mới chuyển khoản lần đầu mà chưa có tên trong danh sách “nhà cung cấp” và được
phần mềm lưu trữ trực tiếp để sử dụng cho những lần tiếp theo mà không cần phải
tạo lại cho lần sau. Điều đó cho ta thấy phần mềm này rất có ích cho thời buổi công
nghệ hiện đại ngày nay.
3.5.2. In báo cáo tài chính
Sau khi kết thúc quý, năm. Cơ quan tài chính yêu cầu nộp báo cáo tài chính.
Vào Báo cáo/Báo cáo tài chính/Bảng cân đối tài khoản (tổng hợp tình hình
kinh phí, báo cáo tăng giảm TSCĐ )/Chọn kỳ báo cáo/Đồng ý.
Hình 11: Chọn bảng cân đối tài khoản trong phân hệ báo cáo tài chính
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
12
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Hình 12: Bảng cân đối tài khoản từ phân hệ báo cáo
Nhận xét: Quá trình in báo cáo tài chính phần mềm giúp ta có thể in được báo
cáo theo từng thời gian cụ thể: Ngày hiện tại, tháng, quý, năm một cách rất nhanh
chóng và chính xác. Biểu mẫu đẹp, rõ ràng, dễ hiểu.

3.5.3. Nạp dữ liệu báo cáo
VD: Tại Sổ quỹ tiền mặt người sử dụng phát hiện Phiếu thu số 001NS. Người
sử dụng mở và sửa phiếu thu đó rồi thực hiện chức năng Nạp lại báo cáo.
Hình 13: Chỉnh sửa phiếu thu ngay trên Sổ quỹ tiền mặt
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
13
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Nhận xét: Chức năng này cho phép người sử dụng có thể sửa trực tiếp phiếu
thu, chi bị sai sót số tiền trên một phiếu thu, chi bằng cách mở và sửa chứng từ đó
rồi thực hiện chức năng Nạp lại báo cáo trên thanh công cụ của giao diện phần
mềm để cập nhật một con số mới lên Sổ quỹ tiền mặt mà không cần phải đóng và
mở lại Sổ quỹ tiền mặt và có thể được thực hiện tương tự đối với các loại báo cáo
và sổ sách kế toán khác.
3.5.4. Kết chuyển số dư cuối năm
Sau khi kết thúc năm tài chính. Người sử dụng có thể chuyển số dư sang năm
tiếp theo thông qua các bước sau:
Bước 01: Vào Sổ cái/chứng từ nghiệp vụ khác/chuột phải/kết chuyển cuối
năm/31/12/2013/Cất.
Bước 02: Vào hệ thống/khóa sổ kỳ kế toán/đặt ngày khóa sổ là ngày cuối
năm/thực hiện.
Bước 03: Tệp/đóng dữ liệu kế toán
Bước 04: Vào tệp/Tạo dữ liệu kế toán mới/tạo mới từ năm trước/đồng ý/tiếp
tục/tạo mới dữ liệu từ năm trước/chọn thư mục lưu dữ liệu kế toán năm trước/tiếp
tục/thực hiện/xuất hiện hộp thoại/đồng ý.
Bước 05: Kiểm tra số dư đầu năm. Vào nghiệp vụ/nhập số dư ban đầu (Số
liệu này đã được chuyển từ năm trước sang) mà người sử dụng không cần phải
nhập lại từ đầu.
VD: Người sử dụng tiến hành kiểm tra số dư đầu năm thông qua hình thức
kết chuyển số dư cuối năm trước.
Hình 14: Kiểm tra số dư đầu năm thông qua hình thức kết chuyển số dư cuối năm trước

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
14
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Nhận xét: Sau khi kết thúc năm chỉ cần một vài thao tác người sử dụng có thể
kết chuyển được số dư sang năm sau tiếp tục sử dụng một cách chính xác mà
không cần phải thông qua bất kỳ hình thức nhập thủ công nào.
Qua quá trình ứng dụng phần mềm kế toán MISA vào công việc kế toán tôi
nhận thấy ưu điểm của phần mềm này là tốc độ xử lý nhanh, chính xác, dễ cài đặt
và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và
ngành giáo dục nói riêng. Người sử dụng chỉ cần nhập số liệu của các chứng từ
phát sinh hàng ngày, còn lại đã được phần mềm tự động hóa hoàn toàn và có thể
rút ngắn được rất nhiều thời gian thông qua biện pháp “nhân bản” một chứng từ
giống nhau mà không cần phải nhập mới lại từ đầu. Và đặc biệt hơn là phần mềm
này kết hợp được cả phần mềm theo dõi tài sản cố định mà không phải phần mềm
nào cũng có. Nó giúp người sử dụng không phải vất vả sau khi hạch toán từ phần
mềm quản lý tài chính này rồi phải nhập sang một phần mềm quản lý tài sản khác.
Hình 15: Giao diện phần mềm quản lý tài sản DTSoft
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình ứng dụng phần mềm kế toán trong 2 năm tôi thấy rất hiệu quả.
Đáp ứng được tất cả các nhu cầu của công tác kế toán, quản lý tài chính, tài sản,
báo cáo kịp thời, tính năng cơ sở dữ liệu được ổn định.
Tôi có thể chép dữ liệu về nhà làm khi tôi đang trong quá trình thai sản.
Báo cáo đơn vị cấp trên rất kịp thời và hiệu quả, nhằm giúp cho công tác kế
toán theo dõi, tổng hợp lập dự toán đảm bảo thời gian, giải quyết công việc một
cách nhanh chóng, giảm được thời gian, công sức rất nhiều. Ước tính của bản thân
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
15
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
tôi khi sử dụng phần mềm này giúp kế toán giảm được ½ khối lượng công việc
đang làm tại trường.

Trong quá trình công tác tại Trường THPT Trị An, nhờ có công nghệ thông
tin và đặc biệt là sự quan tâm của BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được
tiếp cận với phần mềm kế toán MISA để một phần nào đó giảm thiểu được một
khối lượng công việc mà trước đây tôi đã từng làm từ phần mềm quản lý tài chính
khác và được thể hiện dưới dạng bảng so sánh giữa 02 phần mềm kế toán MISA và
phần mềm kế toán Dtsoft sau đây:
Phần mềm kế toán MISA Phần mềm kế toán DTsoft
- Phần mềm chạy trên tất cả các hệ điều
hành: Windows XP, Windows 7, 8.
- Người sử dụng có thể tự cài đặt từ CD
- Dữ liệu có thể coppy sang máy khác
tiếp tục làm.
- Phần mềm sử dụng bảng mã Unicode.
- Phần mềm không bị lỗi font chữ
- Có thể “nhân bản” một chứng từ mới
từ chứng từ cũ.
- Có thể chỉnh sửa trực tiếp chứng từ sai
sót ngay trên bảng báo cáo, sỗ quỹ tiền
mặt và các sổ sách kế toán khác.
- Phần mềm chạy trên hệ điều hành
Microsoft Access 97.
- Người sử dụng không thể tự cài đặt
- Không thể coppy dữ liệu sang máy
khác tiếp tục làm.
- Phần mềm sử dụng bảng mã TCVN3
(ABC)
- Phần mềm hay bị lỗi font chữ
- Không thể “nhân bản” một chứng từ
mới từ chứng từ cũ.
- Không thể chỉnh sửa trực tiếp chứng từ

sai sót ngay trên bảng báo cáo, sỗ quỹ
tiền mặt và các sổ sách kế toán khác.
Qua thực tiễn cho thấy, ứng dụng phần mềm kế toán MISA vào công tác kế
toán là một điều rất cần thiết và cấp bách, không những nó có thể giúp cho công
việc được rút ngắn thời gian mà còn đưa đến độ chính xác rất cao. Điều này góp
phần làm cho công tác kế toán của trường THPT Trị An nhìn chung đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sau khi áp dụng phần mềm kế toán MISA tại Trường THPT Trị An tôi nhận
thấy rất hiệu quả và có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp nói
chung và ngành giáo dục nói riêng. Phần mềm kế toán MISA giúp người sử dụng
giảm tải và rút ngắn được rất nhiều thời gian. Để công tác kế toán đạt hiệu quả cao
hơn nữa đòi hỏi phải cần có sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu đến
đội ngũ kế toán thông qua hình thức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa
các đơn vị trong ngành giáo dục để từ đó có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất
nhằm nâng cao nghiệp vụ kế toán ngày càng phát triển và đi lên. Đem lại hiệu quả
cao nhất trong quá trình phục vụ cho hoạt động của nhà trường nói riêng và cho
toàn ngành giáo dục nói chung.
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
16
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng cho những năm tiếp theo tại
trường THPT Trị An.
Trong quá trình hoàn tất sáng kiến kinh nghiệm không thể không tránh khỏi
thiếu sót, hạn chế. Rất mong hội đồng khoa học góp ý, bổ sung những thiếu sót,
hạn chế để cho tôi có thể dần hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này được tốt hơn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp
MISA Mimosa.Net 2012 - Lưu hành nội bộ - Năm lưu hành 2011.
2. Bài tập thực hành phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA

Mimosa.Net 2012 - Lưu hành nội bộ - Năm lưu hành 2011.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh An, ngày 26 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Trần Thị Kim Hương
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
17
Trường THPT Trị An Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1
1. Cơ sở lý luận 1
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 2
3.1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán MISA 2
3.2. So sánh giao diện của phần mềm kế toán MISA và phần mềm kế toán
DTSoft 3
3.3. Một số tiện ích trong quá trình sử dụng phần mềm kế toán MISA 5
3.4. Hướng dẫn nhập liệu phiếu thu, chi 7
3.5. Hướng dẫn lập giấy rút dự toán ngân sách, sổ sách báo cáo tài chính, nạp
dữ liệu báo cáo, kết chuyển số dư cuối năm 8
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 13
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 14
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
18
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Trị An Độc lập - Tự do - hạnh phúc.


Vĩnh An, ngày … / … / ……
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2013 -2014

Tên sáng kiến kinh nghiêm: TIỆN ÍCH TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC.
Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Hương. Chức vụ: Tổ phó tổ hành chính
Đơn vị: TRƯỜNG THPT TRỊ AN
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục: …………. - Phương pháp dạy học bộ môn… 
- Phương pháp giáo dục: ……. - Lĩnh vực khác: Quản lý tài chính . 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới:
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn: 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn: 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, này
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả:
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD & ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD & ĐT  Trong ngành 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng có hiệu quả trong phạm
vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD & ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và
đóng dấu)


×