Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số giải pháp nhằm phát huy triệt để kỹ, chiến thuật trong thi đấu môn đẩy gậy ở trường phổ thông trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.16 MB, 12 trang )


BM02 - LLKHSKKN
- 1 -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT HUY TRIỆT ĐỂ KỸ, CHIẾN THUẬT TRONG THI ĐẤU
MÔN ĐẨY GẬY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Trung Hậu
Lĩnh vực nghiên cứu: Thể dục thể thao.
- Quản lý giáo dục :
- Phương pháp tập luyện KT môn: Đẩy gậy
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
X
X
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN TRUNG HẬU
2. Ngày tháng năm sinh: 01/01/1970
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Bàu Cá - Trung Hòa - Trảng Bom - Đồng Nai
5. Điện thoại: Cơ quan: 3868367 ĐTDĐ: 0937015478
6. Fax: E- mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường PT Dân tộc Nội trú Tỉnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:


- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: Cử nhân khoa học -
Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Thể dục
- Số năm có kinh nghiệm: 21 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây
- 2 -
Tên Sáng kiến kinh nghiệm : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TRIỆT
ĐỂ KỸ, CHIẾN THUẬT TRONG THI ĐẤU MÔN ĐẨY GẬY Ở TRƯỜNG PTTH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong thời kỳ đởi mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục tiêu của ngành Giáo
dục - Đào tạo là tạo ra những con người toàn diện để thực hiện công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ
đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không
đủ sức khỏe thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT,
thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng
- Với nhu cầu và xu hướng phát triển đa dạng hóa các loại hình và các môn thi đấu thể
thao từ các cấp địa phương cho đến toàn quốc và quốc tế.
- Theo chỉ đạo từ cấp Trung ương đến địa phương đã và đang đưa một số môn thi đấu
có nguồn gốc từ các trò chơi dân gian được đưa vào thành môn thi đấu thể thao.
- Theo tôi nhận thấy việc đưa các trò chơi dân gian vào thi đấu thứ nhất khơi dậy
truyền thống văn hóa của dân tộc của toàn dân, cũng như trong học đường, thứ hai khơi
dậy tinh thần vui chơi thể dục thể thao ở các môn thể thao dân gian, dễ chơi ở bất cứ mọi
nơi, mọi lúc và gần gũi, gắn bó với nhân dân từ đó mới kéo nhân dân, nhất là lớp trẻ
tránh xa những tệ nạn xã hội.
- Với nhu cầu từ những tổ chức thi đấu ở các môn thi đấu có tinh chất từ các trò chơi
dân gian được tổ chức thi đấu từ cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp toàn quốc. Cũng như gần
đây các môn thi đấu có tính chất từ các trò chơi dân gian được đưa vào thi đấu trong hệ

thống các trường PT như: Môn Bắn nỏ, Đẩy gậy, Kéo co Cho đến nay một số môn thi
đấu có gốc từ các trò chơi dân gian được đưa vào thi đấu ở hệ thống giải Hội Khỏe Phù
Đổng từ cấp Tỉnh cho đến cấp Toàn quốc. Với nhu cầu cấp thiết như vậy nên tôi chọn đề
tài nghiên cứu là môn Đẩy gậy.
- Bản thân tôi đã từng tổ chức cho các em học sinh tham gia tập luyện và thi đấu từ
cấp địa phương cho đến cấp toàn quốc.
- Thông qua các cuộc thi đấu từ cấp địa phương cho đến cấp toàn quốc tôi rút ra được
một số kinh nghiệm từ việc tập luyện kỹ thuật, chiến thuật, phương pháp tập luyện trong
quá trình mình đưa học sinh thi đấu, từ đó tôi rút ra một số ưu khuyết điểm của đội mình
cũng như đội bạn.
- Vì vậy nên tôi chọn đề tài này nhằm mục đích phổ biến và áp dụng những kinh
nghiệm kỹ thuật, chiến thuật, phương pháp tập luyện vào học sinh.
- Nhằm trang bị cho các em học sinh có kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, tư duy, tâm lý
thi đấu, thể lực để áp dụng vào thi đấu từ cấp trường, huyện… cho đến cấp Toàn quốc.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh PTTH, cụ thể là học sinh trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Đồng Nai.
- Thông qua tổ chức thi đấu ở cấp trường nhằm tuyển chọn những học sinh có năng
khiếu, tố chất phù hợp với đặc thù bộ môn “môn Đẩy gậy”. Để tổ chức huấn luyện các
em phát triển tố chất, năng khiếu vốn có.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Đầu tiên sẽ áp dụng cho đối tượng là học sinh THPT.
- 3 -
- Bộ môn đưa vào nghiên cứu áp dụng đề tài là môn Đẩy gậy.
- Thông qua việc tổ chức thi đấu cấp trường sẽ tuyển chọn những học sinh có năng
khiếu để tổ chức huấn luyện và đưa các em tham gia thi đấu các cấp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
- Môn Đẩy gậy còn gọi là môn Đẩy cây, nó là trò chơi dân gian truyền, phổ biến và
phát triển mạnh nhất là ở các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thuộc miền bắc của

nước ta.
- Nó là môn thi đấu giữa hai người dùng một cây gậy đẩy với nhau trong một vòng
tròn, người nào bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thua.
- Với sự phát triển của bộ môn thông qua thi đấu người ta đưa ra luật thi đấu, chương
trình thi đấu.
- Cho đến nay từ các địa phương cũng như đến hệ thống các trường Phổ thông đã tổ
chức thành môn thi đấu truyền thống.
- Việc tổ chức hội thi như thế nhằm không ngừng đưa những trò chơi dân gian vào
thành môn thi đấu TDTT, vào hoạt động vui chơi lành mạnh cho người dân, mọi tầng lớp
thanh thiếu niên học sinh. Nhằm lánh xa những tệ nạn xã hội hiện nay.
- Bản thân tôi dạy môn thể dục, ý thức được tầm quan trọng này và đã từng tồ chức
cho các em học sinh tập luyện và thi đấu. Nên tôi cảm thấy cần thiết đưa những môn này
vào chương trình luyện tập và giảng dạy ngoại khóa để nâng cao chất lượng thi đấu bộ
môn.
- Từ đó thông qua tổ chức thi đấu cấp trường sẽ tuyển chọn những em có năng khiếu
bổ sung vào đội tuyển của trường nhằm huấn luyện để tham gia thi đấu các cấp.
1.1 Thuận lợi
- Để thực hiện đề tài này tôi có một số thuận lợi là được sự quan tâm ủng hộ, giúp đở
động viên và tạo điều kiện tốt nhất có thể của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như của
các đoàn thể và đồng nghiệp trong việc thực hiện đề tài này.
- Bản thân tôi là giáo viên thể dục nhiều năm công tác và đã từng đưa học sinh thi đấu
bộ môn này ở các giải nhiều năm nên đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân để áp
dụng làm đề tài này.
- Đối tượng là học sinh của trường, các em được ăn ở và học tập tại trường nên điều
kiện tập luyện, thời gian, dụng cụ tập luyện rất thuận lợi.
- Hầu như các em cố gắng, hăng hái và nhiệt tình tập luyện, dụng cụ tập luyện tương
đối đầy đủ.
1.2 Khó khăn
- Do số lượng học sinh của trường quá ít so với các trường ngoài nên việc tuyển chọn
sẽ bị hạn chế.

- Do các em học sinh được lên đây học hầu như là gia đình nghèo nên chế độ ăn uống
ở nhà sẽ không đầy đủ chất vì vậy sức khoẻ của các em không được tốt.
- Khi các em ăn ở và học tập ở trường mà tập luyện trong đội tuyển với cường độ vận
động cao thì chế độ ăn uống như vậy sẽ khó đảm bảo cho các em phát triển tố chất với
đặc thù bộ môn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Nội dung thực hiện
- 4 -
- Tôi nhận thấy các môn thi đấu mang tính chất trò chơi dân gian này, cần thiết đưa
những môn này vào chưong trình dạy và tập luyện ngoại khóa của trường, các trường
học phổ thông nói chung, thành môn tập luyện thường xuyên cụ thể là môn: Đẩy gậy.
Thông qua việc giảng dạy và tập luyện, triển khai đến các em học sinh để các em nắm
được luật, kỹ thuật, chiến thuật, các phương pháp tập luyện cũng như phần luật của bộ
môn.
- Thông qua đó tổ chức thi đấu trong trường, thi đấu giao lưu với các trường khác, từ
đó triển khai các môn thi đấu này thành môn truyền thống và thế mạnh của trường.
- Nhằm để hoàn thiện kỹ, chiến thuật tiên tiến trang bị đầy đủ về luật thi đấu và
phương pháp tập luyện cho các em học sinh (Về phần luật thi đấu thông qua tập luyện và
thi đấu cọ sát sẽ triển khai thêm phần luật có trong sách luật cho các em).
- Từ những giải thi đấu toàn quốc của các em học sinh Dân tộc Nội trú cho tôi thấy
môn này còn mới đối với giáo viên Thể dục, các em học sinh. Vì trước đây nó là trò chơi
nhân gian, chưa được phổ biến rộng rãi trong học đường, chưa được hoàn thiện về kỹ
thuật, chiến thuật, phương pháp tập luyện, luật thi đấu.
- Nhiệm vụ của chúng tôi và những giáo viên giảng dạy thể dục là hoàn thiện kỹ thuật
tiên tiến nhất, chiến thuật và phương pháp tập luyện cũng như luật thi đấu. Từ đó môn
Đẩy gậy mới được phát triển thành môn thi đấu đỉnh cao.
2.2 Biện pháp thực hiện
Thông qua đó tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong tập luyện kỹ thuật, chiến thuật
và thi đấu như sau:
2.2.1. Về dụng cụ tập luyện và thi đấu

a. Dụng cụ tập luyện
* Gậy đẩy, xà đơn, xà kép
* Vật nặng được treo có cây gắn vào vật nặng để đẩy đi.
* Cây cắm vào vật nặng để nhất lên và di chuyển.
* Cây cắm vào vật nặng để di chuyển trên mặt đất.
* Dụng cụ lót tay để hạn chế say xác, chấn thương tay.
b. Dụng cụ thi đấu
* Các em cần trang bị loại giày chuyên dụng để tăng độ bám với mặt sân thi đấu.
* Dụng cụ lót tay để hạn chế say xác, chấn thương tay.
* Trang phục thi đấu ngắn gọn.
2.2.2. Về kỹ thuật
a. Bài tập 1: Tâp tư thể trụ cơ bản ban đầu
- Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng
bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm
dồn vào hai chân, mắt quan sát đối phương để tìm chổ yếu của đối phương
- 5 -


b. Bài tập 2: Tập kỹ thuật đi vịt để tăng lực bám trụ.
- Kỹ thuật đi vịt thấp : Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay
chống hông, lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp
nhất
- Tập tư thế đi vịt lên đường dốc, đi xuống dốc, kéo vật nặng …

c. Bài tập 3: Tập kỹ thuật bật cóc
- Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối
phương.
- Tập kỹ thuật: Từ tư thế đi vịt chuyển qua tư thế bật cóc, dùng lực bàn chân, lực cơ
đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng muĩ bàn chân, cố gắng bật cao, xa
càng tốt

- Tập bật lên dốc, bật xuống dốc, bật mang vật nặng trên vai.
- 6 -


d. Bài tập 4: Tập kỹ thuật nâng vật nặng
- Tập kỹ thuật nâng tạ giữ tư thế lâu tăng sức chịu đựng, sức bền của cơ bắp tay, cơ
bắp chân để làm mất khả năng bám trụ của đối phương.
- Kỹ thuật : Đầu quả tạ gắng với một đầu gậy, Người tập một tay nắm đầu gậy đặt vào
xương hán, tay kia nắm thân gậy, nâng tạ lên để trên không, tính thời gian
- Tập co tay chống đẩy, co tay xà đơn, căng cơ bụng, cơ lưng để tập các cơ bắp sức
chịu đựng của các cơ bắp.

e. Bài tập 5:
- Treo vật nặng cho các em kéo, đẩy những vật nặng có tính thời gian
- Vật nặng khoảng 50kg được treo cách mặt đất 40cm, gắng đầu gậy, vào tư thế đẩy,
đẩy vật nặng về trước 30cm đến 40cm giữ im tại chỗ, tính thời gian tăng dần
f. Bài tập 6: Kỹ thuật kéo đẩy vật nặng
- Tập kỹ thuật kéo đẩy vật nặng trên đoạn đường nhám, lên dốc, xuống dốc.
- Bài tập: Một khối bê tông nặng 50kg gắng vào một đầu gậy, ở tư thế đẩy gậy, đẩy
khối bê tông di chuyển về trước 30m – 50m
- Tiếp tục đẩy khối bê tông lên dốc, xuống dốc, tạo sự thăng bằng khi tấn công
- 7 -

g. Bài tập 7: Kỹ thuật cơ bụng
- Tập kỹ thuật cơ bụng nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng
- Bài tập: Tăng dần số lần căng cơ bụng

h. Bài tập 8: Kỹ thuật Bật ưỡn thân
- Tập kỹ thuật bật ưỡn thân nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng, cơ lưng, độ bám chân
trụ, sức bền

- Bài tập: Tăng dần số lần bật nhảy
- 8 -
i. Bài tập 9: Kỹ thuật đi xe lăng
- Tập kỹ thuật đi xe lăng nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay, cơ
lưng
- Bài tập: Tăng dần số lần di chuyển, di chuyển lên xuống dốc

j. Bài tập 10: Kỹ thuật co tay xà đơn
- Tập kỹ thuật co tay xà đơn nhằm tăng sức mạnh, sức bền cơ tay, sức chịu đau, rắn
chắc của lòng bàn tay, cơ vai.
- Bài tập: Tăng dần số lần co tay
k. Bài tập 11: Kỹ thuật gập, ưỡn thân trên xà kép
- Tập kỹ thuật gập, ưỡn thân trên xà kép nhằm tăng sức mạnh, sức bền cơ lưng, bụng,
cơ đùi.
- Bài tập: Tăng dần số lần co ưỡn thân
- 9 -
L. Bài tập 12: Kỹ thuật bám trụ và đẩy vật nặng treo.
- Tập kỹ thuật tay cầm gậy đẩy dụng cụ (vật nặng) được treo trên cao và trụ bám của
chân, nhằm tăng sức mạnh, sức bền cơ tay, sức mạnh trụ bám của chân.
- Bài tập: Tăng dần số lần trụ bám khi đẩy dụng cụ và thời gian dữ dụng cụ

2.2.3. Về chiến thuật ( Có một số hình ảnh, Video Clip minh chứng )
* Tập thi đấu 1 người với 1 người và 1 người trợ giúp.
* Tập trụ để người khác kéo, đẩy tấn công
* Tập tấn công nhanh, phòng thủ nhanh.
* Tập lắc gậy, thúc gậy, xoai gậy.
* Tập ép gậy thủ, hạn chế tấn công đối phương.
* Tập nâng gậy tấn công.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Từ những lần đầy tiên thi đấu giải HS Dân Tộc Nội Trú toàn quốc năm 2010 lần đầu

chúng tôi đưa các em tham gia thi đấu chỉ đạt một huy chương đồng
- 10 -
- Qua việc thực hiện và áp dụng các bài tập trên, tôi nhận thấy đa số các em học sinh
trong đội tuyển đã phát triển tốt các tố chất kỹ thuật, chiến thuật và thể lực kết quả đạt
được như sau:
+ Phần thống kê thành tích học sinh của trường thi đấu môn Đẩy gậy đạt được trong
những năm gần đây như sau:
Năm Cấp độ giải Thành tích đạt được
2012 + Hội Khoẻ Phù Đổng tỉnh + 14 huy chương (12 vàng, 2 bạc)
2013
+ Hội thi Văn hoá - Thể thao
các dân tộc thiểu số toàn tỉnh
+ Đại hội TDTT tỉnh Đồng
Nai lần thứ 7 năm 2013
+ Hội thi Văn hoá - Thể thao
các dân tộc thiểu số toàn
quốc tại tỉnh Gia Lai
+ 17 huy chương (5 vàng, 6 bạc, 6 đồng)
+11 huy chương (4 vàng, 2 bạc, 5 đồng)
+ 9 huy chương (5 bạc, 4 đồng)
- Thông qua đó đã có nhiều học sinh hăng hái tham gia tập luyện ngoại khóa.
- Chúng tôi đã cho các thi đấu giao lưu với nhau nhiều để tạo thêm tâm lý thi đấu.
- Thông qua các giờ dạy Thể dục ngoại khóa cho các em thi đấu giao lưu, tôi sẽ tuyển
chọn những nhân tố nổi trội có tố chất phù hợp với bộ môn để đưa vào lực lượng nòng
cốt của trường cho các em tập luyện để thi đấu các giải.
- Hiện nay môn Đẩy gậy của trường có thể nói là đội mạnh của tỉnh
IV. ĐỀ XUẤT, KIÊN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Môn Đẩy gậy nên đưa vào môn tập luyện ngoại khóa truyền thống của trường PT
DTNT Tỉnh Đồng Nai.
- Môn này nên được thường xuyên tổ chức nhân các ngày lễ của trường nhằm tìm ra

nhân tài cho trường và di trì, phát triển bộ môn thành đỉnh cao.
- Chuẩn bị đội tuyển thường xuyên tập luyện để tham gia thi đấu các giải trong Tỉnh,
cũng như Toàn quốc.
- Nên đầu tư thêm một số dụng cụ tập luyện phù hợp với đặt thù bộ môn nhằm phát
triển thể lực cũng như kỹ, chiến thuật.
Trảng Bom, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Trung Hậu
- 11 -
- 12 -
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TRIỆT ĐỂ KỸ, CHIẾN THUẬT
TRONG THI ĐẤU MÔN ĐẨY GẬY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Họ và tên tác giả: NGUYỄN TRUNG HẬU . Chức vụ: GIÁO VIÊN
Đơn vị: . TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ……
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả
tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả
tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong
Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong
Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Đãcam kết và Ký tên)
Nguyễn Trung Hậu
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Đãcam kết và Ký tên)
Nguyễn Trung Khảng
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đãcam kết và Ký tên)
Nguy n Phi Phúcễ
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Trảng Bom, ngày 20 tháng 5 năm 2014

×