MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ ĐỘNG LỰC CỦA TIỀN LƯƠNG
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG..........................................................4
I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG.......................................4
1. Tiền lương là gì?...................................................................................4
2. Các hình thức trả lương.........................................................................5
3. Hình thức tiền thưởng. .......................................................................13
4. Thang lương, bảng lương....................................................................13
II. CƠ CHẾ QUẢN LÍ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP...............................13
III. ĐÁNH GIÁ...............................................................................................14
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ TÁC DỤNG CỦA TIỀN LƯƠNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP....................................................................16
I. TÌNH HÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
.........................................................................................................................16
1. Thực hiện mức lương tối thiểu chung.................................................16
2. Thực hiện mức lương tối thiểu vùng...................................................17
II. NGUYÊN NHÂN SỰ HẠN CHẾ CỦA TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY ......19
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
VAI TRÒ TIỀN LƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.............................21
I. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ TIỀN LƯƠNG.....................21
II. ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH.......................................................................23
1. Về tiền lương tối thiểu.........................................................................23
2. Về thang lương, bảng lương................................................................24
1
3. Cơ chế quản lý tiền lương...................................................................24
KẾT LUẬN........................................................................................................27
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước sự thay đổi hàng ngày của khoa học-kỹ thuật-công nghệ và sự
cạnh tranh khốc liệt ngày càng gay gắt trên thị trường,nguồn nhân lực đã thực sự
trở thành tài sản cực kỳ quý giá đối với các doanh nghiệp. Bởi vì, các doanh
nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả nhân tố
con người. Do đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà quản trị là làm
sao để khuyến khích được người lao động đem hết tài năng và trí tuệ ra để phục
vụ cho doanh nghiệp.
Còn đối với người lao động,họ quan tâm đầu tiên đến các lợi ích kinh tế và
coi đó là nguồn động viên quan trọng. Thực tế ở nước ta hiện nay, thu nhập của
người lao động còn thấp. Chính vì vậy, với người lao động, tiền lương có tác
dụng rất lớn trong tạo động lực để họ lao động. Làm thế nào để trả lương hợp lí
với những gì người lao động đã làm được và quản lí tiền lương sao có hiệu quả
là quan tâm lớn của các nhà quản trị.
Với ý nghĩa đó,em trọn đề tài “Quản trị tiền lương của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta”.
Kết cấu bài viết gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về vai trò và động lực của tiền lương trong nền kinh
tế thị trường.
Phần II: Thực trạng và tác dụng của tiền lương trong các doanh nghiệp ở
nước ta hiện nay.
Phần III: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của tiền lương trong các
doanh nghiệp.
Đề tài đã được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Vũ Anh
Trọng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Trung Thành
3
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VÀ ĐỘNG LỰC CỦA TIỀN
LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG.
1. Tiền lương là gì?
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ mọi hoạt động về kinh tế
đặt dưới sự quản lý Nhà nước một cách có kế hoạch, trong đó kể cả kế hoạch
hoá sức lao động. Do đó, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà
nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất
lượng lao động. Như vậy tiền lương chịu sự tác động của quy luật cân đối, có kế
hoạch và chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước.
Còn nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thong qua quan hệ mua – bán, trao
đổi. Nó là một thể thống nhất của các thị trường: hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ,
tư liệu sản xuất, tài chính, sức lao động, trong đó thị trường sức lao động có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Thị trường sức lao động tồn tại khi sức lao động trở
thành hàng hoá hay phải có hai điều kiện sau:
+ Người lao động được tự do bán sức lao động ( năng lực ) của mình và
bán có thời hạn nhất định , chứ không phải bán trong thời gian vĩnh viễn.
+ Người lao động không có tư liệu sản xuất hoặc có rất ít. Trước đây quan
niệm rằng chỉ với điều kiện bị tước hết tư liệu sản xuất thì người lao động mới
có thể bán sức lao động của mình. Song, thực tế ngày nay không phải những
người bán sức lao động đều không có tư liệu sản xuất mà họ có ít. Nhưng có thể
họ không biết sản xuất – kinh doanh hoặc sản xuất – kinh doanh không có hiệu
quả hơn là đi làm thuê (bán sức lao động ).
4
Và khi đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trường sức lao động thì
tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi,
phạm trù có giá trị.
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá
đặc biệt, thể hiện ở chỗ:
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện rõ trong việc tiêu
dùng sức lao động. Và khi tiêu dùng nó sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị
ban đầu đã tiêu hao.
+ Giá trị sức lao động được đo bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sức lao động của con người.
Do vậy, tiền lương là giá cả sức lao động. Và giá cả sức lao động có thể
dao động quanh giá trị của nó tuỳ thuộc vào quan hệ cung - cầu sức lao động.
Tóm lại, tiền lương mang bản chất kinh tế -xã hội. Nó vừa là thước đo giá
trị, là đơn vị của chi phí sản xuất kinh doanh, vừa gắn với con người và cuộc
sống của họ.
Ngoài khái niệm tiền lương còn khái niệm thu nhập. Thu nhập là tất cả các
khoản thu mà người lao động nhận được ( từ doanh nghiệp la chủ yếu ) bao gồm
tiền lương, tiền thưởng, các khoản tiền khác hoặc vật chất mà doanh nghiệp
cung cấp cho người lao động.
2. Các hình thức trả lương.
Thông thường, ở các doanh nghiệp có 3 hình thức trả lương chính là: trả
lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán.
Hình thức trả lương theo thòi gian: là tiền lương được trả căn cứ vào trình
độ kỹ thuật và thời gian làm việc của công nhân. Có hình thức tính tiền lương
đơn giản theo suất lương cao hay thấp và thời gian làm dài hay ngắn quyết định;
lại có hình thức tính tiền lương kết hợp giữa thời gian với tiền khen thưởng khi
đạt hoặc vượt chỉ tiêu chất lượng và số lượng.
5
Hình thức trả lương theo sản phẩm: là việc trả lương cho công nhân (nhóm
công nhân) theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (đơn vị tính là chiếc, kg, tấn,
mét...) thường được phân ra các loại sau:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: là tiền lương trả cho từng người công
nhân bằng tích số giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra với đơn giá.
- Trả lương theo sản phẩm tập thể: áp dụng đối với một số công việc sản
xuất theo phương pháp dây chuyền hoặc một số công việc thủ công nhưng có
liên quan đến nhiều công nhân.
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: chỉ áp dụng đối với một số công nhân
phục vụ mà công việc của họ có ảnh hưởng lớn đến thành quả lao động của công
nhân chính hưởng theo sản phẩm.
- Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: là hình thức trả lương phần sản lượng
trong định mức khởi điểm tính theo đơn giá bình thường; phần sản lượng vượt
mức khởi điểm sẽ tính theo đơn giá cao hơn.
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là trả lương sản phẩm trực tiếp kết
hợp với chế độ tiền thưởng.
Hình thức trả lương khoán: cũng là một trong hình thức trả lương theo sản
phẩm, áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng chi tiết, bộ
phận công việc mà thường giao khối lượng công việc tổng hợp và phải hoàn
thành trong một thời gian nhất định.
Quy định hiện hành về hình thức và chế độ trả lương
Theo quy định của Bộ Luật Lao động về hình thức trả lương:
- Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời
gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình
thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho
người lao động biết.
6
- Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ,
ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất
15 ngày phải trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần hoặc
nửa tháng một lần.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương
theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng
tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi
làm việc.
Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm quá
một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một
khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng Nhà nước công
bố tại thời điểm trả lương.
- Lương được trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một phần bằng séc hoặc
ngân phiếu do Nhà nước phát hành do hai bên thoả thuận với điều kiện không
gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động.
- Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào tiền
lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử
dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở; trường hợp
khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng.
- Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức
cúp lương của người lao động.
Chế độ trả lương làm đêm, làm thêm giờ:
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc
tiền lương của công việc đang làm như sau:
7
+) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
+) Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;
+) Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm , thì người sử dụng
lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá
tiền lương hoặc tiền công của công việc đang làm của ngày làm việc bình
thường.
- Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30%
tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm
vào ban ngày.
Chế độ trả lương ngừng việc: trong trường hợp phải ngừng việc, người lao
động được trả lương như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ
tiền lương;
- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những
người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo
mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động
hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận,
nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Chế độ trả lương trong những trường hợp khác:
- Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển
quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì
người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm trả lương và các quyền lợi
khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang. Trong trường hợp
doanh nghiệp bị phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các
8
quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước tập thể và hợp đồng lao động
đã ký kết là khoản nợ trước hết trong thứ tự ưu tiên thanh toán.
- Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng
tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
- Người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương cho người lao động phải tạm
thời nghỉ việc để làm các nghĩa vụ công dân.
* MỘT SỐ ĐIỀU TRONG BỘ LUẬT LAO Đ ỘNG:
Điều 55
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao
động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
Nhà nước quy định.
Điều 56
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người
lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù
đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở
rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động
khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối
thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao
động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền
lương thực tế.
Điều 57
9
Chính phủ công bố thang lương, bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng
việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp nghỉ việc khác của người lao động sau
khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng
lao động.
Điều 58
1- Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời
gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình
thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho
người lao động biết.
2- Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ,
ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất
15 ngày phải được trả gộp một lần.
3- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần
hoặc nửa tháng một lần.
4- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương
theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng
tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Điều 59
1- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi
làm việc.
Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá
một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một
khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công
bố tại thời điểm trả lương.
10