Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn phân loại và cách giải baì tập thấu kính đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.54 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 1-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH ĐƠN
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lý 

- Lĩnh vực khác: . 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
Sáng kiến kinh nghiệm
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Ngọc Anh
2. Ngày tháng năm sinh: 11 / 08 / 1968
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 28/20B – KP 6 – Tam Hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ): 0613834289 ; ĐTDĐ: 01686780125
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao:


- Dạy Vật lý lớp 12A3, lớp 12A4, lớp 10A4, lớp 10A9.
- Chủ nhiệm lớp 10A9
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1990
- Chuyên ngành đào tạo: Vật lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Phân loại và cách giải một số bài toán về quang sóng năm 2010 ( cùng
Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Hà Tân Hòa )
+ Cách giải bài toán về chuyển động của một vật trên mặt phẳng nghiêng –
năm 2011
+ Phân loại và cách giải một số bài toán về giao thoa ánh sáng với khe Young
(I- âng) năm 2012
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 2-
BM02-LLKHSKKN
Phân loại dạng bài tập: cách giải và ví dụ kèm theo cho
mỗi dạng bài tập về thấu kính đơn.
Một số bài tập luyện tập áp dụng các cách giải trên.
Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH ĐƠN

Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 3-
TÓM TẮT NỘI DUNG
Sáng kiến kinh nghiệm

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Môn Vật lý nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng
dụng thực tiễn. Mục tiêu giảng dạy Vật lý ở trường Trung học phổ thông nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lý cơ bản và nguyên tắc của những ứng
dụng Vật lý trong sản xuất và đời sống; giúp các em lĩnh hội kiến thức có hiệu quả
và tạo cho các em sự hứng thú học tập môn Vật lý, lòng yêu thích khoa học, tính
trung thực khoa học và sẵn sàng áp dụng những kiến thức Vật lý vào thực tế cuộc
sống.
Do thời gian trong mỗi tiết học lý thuyết có hạn nên học sinh cùng một lúc
vừa quan sát hiện tượng vừa khái quát rồi ghi nhớ và vận dụng những kiến thức
tiếp thu được để giải các bài tập. Trong phân phối chương trình số tiết bài tập lại
hơi ít nên đa phần các em chỉ tiếp thu được một phần lý thuyết mà không có điều
kiện vận dụng luyện tập ngay tại lớp vì vậy khi gặp những bài tập đòi hỏi phải có
suy luận thì các em lúng túng không biết giải thế nào dần dần trở thụ động trong
giờ bài tập.
Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh vượt qua những khó khăn khi học và làm
bài tập Vật lý? Có rất nhiều biện pháp được giáo viên sử dụng phối hợp nhằm tạo
ra hứng thú, khắc sâu kiến thức cho học sinh giúp các em học tốt môn Vật lý, biện
pháp không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy đó là tổng hợp kiến thức để
phân loại các dạng bài tập trong từng chương, đồng thời hướng dẫn cách giải cụ
thể cho mỗi dạng bài. Cách làm này giúp các em học sinh củng cố kiến thức và chủ
động tìm ra cách giải nhanh nhất, hiệu quả nhất khi làm bài tập.
Xuất phát từ thực tế trên, với một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và
qua tham khảo một số tài liệu, tôi chọn đề tài “PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH ĐƠN” với mong muốn giúp các em học
sinh có thể có được những kiến thức cơ bản để giải được các bài toán về thấu kính
đơn nói riêng và giải được các bài toán về hệ thấu kính, các dụng cụ quang nói
chung một cách chủ động nhất.

Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 4-

Sáng kiến kinh nghiệm
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Bài tập về thấu kính đơn được đưa ra trong sách Bài tập Vật lý 12 (chương trình
cải cách), sách giáo khoa Vật lý 11 ( bài 48 – chương trình nâng cao; bài 29 –
chương trình chuẩn), sách Bài tập Vật lý 11 (chương trình chuẩn và nâng cao) và ở
một số sách tham khảo.
Một số tài liệu tham khảo đưa ra bài toán dạng này:
- Một số phương pháp chọn lọc giải các bài toán vật lý sơ cấp – Vũ Thanh Khiết
- Tuyển tập các bài toán vật lý luyện thi 12 – đại học và cao đẳng – Lê Văn Thông
- Ôn thi đại học môn vật lý – Trần Trọng Hưng
Nhưng các các dạng bài tập cơ bản chưa tổng hợp, phân loại cụ thể mà thường là
đi sâu vào một vài dạng bài, ví dụ minh họa cho các dạng bài cụ thể chưa chi tiết.
Số tiết bài tập vận dụng trên lớp thực hiện theo Phân phối chương trình không
nhiều ( vế thấu kính đơn chỉ có 1 tiết ) nên học sinh không được luyện tập nhiều
bài tập dạng này.
Để hiểu và giải quyết các bài tập vế thấu kính một cách nhanh chóng yêu cầu học
sinh phải nắm vững các kiến thức về thấu kính, bao gồm đường đi của tia sáng qua
thấu kính, cách dựng hình, các công thức của thấu kính, cách nhận biết loại thấu
kính, tính chất vật ảnh cho bởi từng loại thấu kính Tuy nhiên qua thực tế giảng
dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ làm được các bài tập áp dụng công thức thấu
kính theo Sách giáo khoa, mà đôi khi còn nhầm dấu các đại lượng. Theo kinh
nghiệm bản thân: điều đầu tiên giáo viên phải làm là tạo thái độ và động cơ học tập
đúng đắn, tích cực cho học sinh, để có được điều này thì giáo viên phải giúp học
sinh nắm vững kiến thức cơ bản, biết phân loại và phương pháp giải bài tập phù
hợp. Nó chẳng những làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút được sự
chú ý của học sinh mà còn giúp học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp thu với
các kiến thức đã học. Từ đó giúp cho việc kiểm tra đánh giá học sinh được thực
hiện dễ dàng hơn và nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trong bài viết này tôi đưa ra cách phân loại một số dạng bài tập cơ bản về thấu
kính đơn ( chỉ xét với vật thật ) và ví dụ cho mỗi dạng bài cụ thể. Tập trung vào

các dạng cơ bản sau:
1. Dạng 1: Bài toán vẽ đối với thấu kính
Dạng 2: Bài toán xác định vị trí, tính chất và mối quan hệ giữa vật và ảnh
Dạng 3. Bài toán xác định tiêu cự của thấu kính
Còn dạng 4: Bài toán về độ dời vật và độ dời ảnh qua thấu kính: tôi đã trình
bày trong Sáng kiến kinh nghiệm PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI
TOÁN VỀ ĐỘ DỜI CỦA VẬT VÀ ĐỘ DỜI CỦA ẢNH QUA THẤU KÍNH
viết năm 2008 nên không đưa vào trong bài viết này.
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 5-
Sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung những kinh nghiệm trình bày trong bài viết này tôi đã thực hiện trong
quá trình giảng dạy lớp 11 và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Nguyễn
Hữu Cảnh trong năm học 2011-2012 và 2012-2013 thấy chất lượng học tập của các
em tăng rõ rệt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Phần A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Các công thức về thấu kính:
a. Tiêu cự - Độ tụ
- Tiêu cự là độ dài đại số f của khoảng cách từ quang tâm O đến các tiêu điểm
chính với quy ước:
f > 0 với thấu kính hội tụ.
f < 0 với thấu kính phân kì. (|f| = OF = OF’)
- Khả năng hội tụ hay phân kì chùm tia sáng của thấu kính được đặc trưng bởi độ
tụ D xác định bởi:
)
11
)(1(
1
21
RRn

n
f
D
mt
tk
+−==
(f : mét (m); D: điốp (dp)) (R > 0 : mặt lồi./ R < 0 : mặt lõm. /R = ∞: mặt phẳng )
b. Công thức thấu kính
* Công thức về vị trí ảnh - vật:
'
111
ddf
+=
Với d là độ dài đại số của khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’ là độ dài đại số của khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
d > 0 nếu vật thật
d < 0 nếu vật ảo
d’ > 0 nếu ảnh thật
d' < 0 nếu ảnh ảo
* Công thức về hệ số phóng đại ảnh:
d
d
k
'
−=
;
AB
BA
k
''

=
(k > 0: ảnh, vật cùng chiều; k < 0: ảnh, vật ngược chiều.)
( | k | > 1: ảnh cao hơn vật, | k | < 1: ảnh thấp hơn vật )
* Hệ quả:
fd
df
d

='
;
fd
fd
d

=
'
'
;
'
'.
dd
dd
f
+
=
;
f
df
df
f

k
'−
=

=
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 6-
Sáng kiến kinh nghiệm
* Khoảng cách ảnh – vật:
L
, với L = d + d’
2. Quan hệ giữa vật thật và ảnh qua thấu kính:
Ảnh thật ngược chiều vật thật, ảnh và vật nằm hai bên thấu kính; ảnh ảo cùng
chiều với vật thật, ảnh và vật nằm cùng bên của thấu kính.
Bảng tóm tắt các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính (chỉ xét đối với vật thật)
Loại thấu kính Vị trí vật Tính chất
ảnh
Kích thước và vị trí ảnh
Thấu kính hội tụ Vật ở ngoài I
(d>2f )
Ảnh thật nhỏ hơn vật, gần thấu
kính hơn vật
Vật ở I (d=2f) Ảnh thật bằng vật, cách thấu kính
một khoảng bằng khoảng
cách từ thấu kính đến vật
Vật ở trong khoảng
FI (f<d<2f)
Ảnh thật lớn hơn vật, xa thấu kính
hơn vật
Vật ở F ( d=f) Ảnh hiện ở vô cực
Vật ở trong khoảng

OF (0<d<f)
Ảnh ảo lớn hơn vật, xa thấu kính
hơn vật
Thấu kính phân kỳ
Vật thật Ảnh ảo nhỏ hơn vật, gần thấu
kính hơn vật
3. Chiều di chuyển của ảnh so với vật
d và d’ là khoảng cách từ vật và từ ảnh đến thấu kính. Ta có:
fd
df
d

='

Để khảo sát sự biến thiên của d’ theo d. Ta có đạo hàm của d’ theo d:
[ ]
( )
2
2
''
fd
f
d

−=
Nhận xét:
[ ]
0'' <d
0
'

<



d
d
nên d’ nghịch biến với d vì vậy khi thấu kính cố định
thì ảnh và vật luôn chuyển động cùng chiều.
Phần B. PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI
MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ THẤU KÍNH ĐƠN
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 7-
'F
'F
O
'F
'II
F
O
A
B
C
x
y
A
B
C
x
y
Sáng kiến kinh nghiệm
( CÓ BÀI TẬP VÍ DỤ KÈM THEO MỖI DẠNG )

Dạng 1: Bài toán vẽ đối với thấu kính
Cách giải: Sử dụng các tia sáng:
1. Tia truyền thẳng từ vật đến ảnh cắt trục chính tại quang tâm O
2. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F’
3. Tia tới có phương qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục
chính.
4. Tia tới song song với trục phụ thì tia ló có phương đi qua tiêu điểm ảnh phụ
F
n

Ví dụ 1.1 Trong các hình sau đây xy là trục chính của thấu kính, ABC là
đường đi của một tia sáng qua thấu kính. Hãy xác định:
a. Loại thấu kính.
b. Quang tâm O và các tiêu điểm chính F và F’ bằng phép vẽ
.
Giải
Trường hợp 1:
a. Do tia ló lệch về gần trục chính nên thấu kính
là thấu kính hội tụ.
b. - Kẻ
xyBO ⊥
. O chính là quang tâm của thấu
kính.
- Kẻ đường thẳng d//AB. Giao điểm của d với BC chính là tiêu điểm ảnh phụ
F
1
’. Hạ
xyFF ⊥''
1
. F’ là tiêu điểm ảnh chính.

- Lấy F đối xứng với F’ qua O. F là tiêu điểm vật chính.
Trường hợp 2:
a. Do tia ló lệch ra xa trục chính nên thấu kính là
thấu kính phân kỳ.
b. Cách xác định quang tâm O và các tiêu điểm
chính F và F’ tương tự như ở trường hợp 1
- Kẻ
xyBO ⊥
. O chính là quang tâm của thấu kính.
- Kẻ đường thẳng d//AB. Giao điểm của d với BC chính là tiêu điểm ảnh phụ
F
1
’. Hạ
xyFF ⊥''
1
. F’ là tiêu điểm ảnh chính.
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 8-
A
B
C
x
y
O
'F
'
1
F
d
F
A

B
C
x
y
O
'F
'
1
F
d
F
Sáng kiến kinh nghiệm
- Lấy F đối xứng với F’ qua O. F là tiêu điểm vật chính.
Ví dụ 1.2 Trong các hình sau đây xy là trục chính của thấu kính, S là điểm
sáng, S’ là điểm ảnh của S. Bằng phép vẽ hãy xác định tiêu điểm chính F và
F’. Sau đó cho biết đó là thấu kính gì?
Giải
Từ đặc điểm đường đi của các tia sáng qua thấu kính, giả sử đã xác định được
quang tâm và các tiêu điểm chính F và F’ thì:
- O, S, S’ thẳng hàng.
- Điểm tới I ( của tia tới SI song song với trục chính ), F’ và F thẳng hàng.
- F và F’ đối xứng nhau qua quang tâm O.
+ Ta suy ra phép vẽ:
- Kẻ đường SS’ cắt đường xy tại O, đó là quang tâm.
- Dựng thấu kính L qua O và vuông góc với trục chính xy.
- Kẻ tia tới SI song song với xy. Kẻ IS’cắt Sy tại F’, đó là tiêu điểm ảnh chính F’.
- Lấy F đối xứng F’ qua O đó là tiêu điểm vật chính F
+
Loại thấu kính:
Trường hợp 1: là thấu kính phân kỳ vì ảnh ảo S’ ( S’ là ảnh ảo vì S’ ở cùng phía

trục chính với S ) gần trục chính hơn vật.
Trường hợp 2: là thấu kính hội tụ vì ảnh ảo S’ ( S’ là ảnh ảo vì S’ ở cùng phía
trục chính với S ) xa trục chính hơn vật.
Trường hợp 3: là thấu kính hội tụ vì S’ là ảnh thật ( S’ là ảnh thật vì S’ ở khác
phía trục chính với S )
Dạng 2: Xác định vị trí, tính chất và mối quan hệ giữa vật và ảnh:
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 9-
'F
F
)1(
x
y
S
'S
x
y
S
'S
x
y
S
'S
)2(
)3(
S
'S
x
y
O
'F

F
O
'F
F
x
y
'S
S
x
y
S
'S
)1(
)2(
)3(
Sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Xác định vị trí, tính chất và số phóng đại ảnh khi biết độ tụ hoặc
tiêu cự thấu kính và vị trí vật:
Biết D hoặc f và d, tìm d’ và k
Cách giải: giải phương trình.
fd
fd
d

=
.
'
suy ra vị trí và tính chất ảnh
df
f

k

=
rồi suy ra chiều cao của vật AB=
ABk .
Ví dụ 2.1.1: Cho thấu kính có độ tụ
25
3
đp. Vật sáng AB là một đoạn thẳng dài
1cm đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 18cm. Hãy xác
định vị trí ảnh, tính chất và độ cao ảnh.
Giải
1
0,12 12f m cm
D
= = =
036
1218
12.18.
' >=

=

= cm
fd
fd
d

cmABkBA
df

f
k 21.2.''2
1812
12
=−==⇒−=

=

=
Vậy ảnh là ảnh thật cao 2cm cách thấu kính 36cm
Ví dụ 2.1.2: Cho thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm. Vật sáng AB là một đoạn
thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 20cm. Hãy xác
định vị trí, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh.
Giải
0
3
20
1020
)10.(20.
' <−=
+

=

= cm
fd
fd
d
3
1

2010
10
=
−−

=

=
df
f
k
Ảnh ảo trước thấu kính, cách thấu kính
cm
3
20
, cao bằng
3
1
vật
2.2 Xác định vị trí vật, vị trí ảnh khi biết tiêu cự thấu kính và số phóng
đại ảnh
Biết f và k, tìm d và d’
Cách giải:
Từ công thức:
; ' .
f f
k d f d k d
f d k
= ⇒ = − = −


Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 10-
Sáng kiến kinh nghiệm
Chú ý xác định chính xác dấu của k
Ví dụ 2.2.1. Một vật sáng AB= 7,5mm đặt thẳng góc với trục chính của một
thấu kính hội tụ tiêu cự f =20cm cho ảnh A’B’= 1,5cm. Xác định vị trí của vật
và ảnh, ảnh đó là thật hay ảo.
Giải
2
''
==
AB
BA
k
, ảnh lớn hơn vật nên có hai trường hợp
- A’B’ là ảnh thật: k=-2
( )
cmdkdcm
k
f
fd 60302.';30
2
20
20 =−−=−==

−=−=
Vật cách thấu kính 30cm cho ảnh thật cách thấu kính 60cm
- A’B’ là ảnh ảo: k=2
cmdkdcm
k
f

fd 2010.2.';10
2
20
20 −=−=−==−=−=
Vật cách thấu kính 10cm cho ảnh ảo cách thấu kính 20cm
Ví dụ 2 .2.2 Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của thấu kính phân
kỳ có tiêu cự bằng 12cm, cho ảnh cao bằng nửa vật. Tìm vị trí của vật và ảnh.
.
Giải
Ảnh qua thấu kính phân kỳ nên f = -12cm, ảnh là ảnh ảo nên
2
1
=k
12 1
12 12 ; ' . .12 6
1
2
2
f
d f cm d k d cm
k

= − = − − = = − = − = −
Vật cách thấu kính 12cm cho ảnh ảo cách thấu kính 6cm
2.3. Xác định vị trí vật và ảnh khi biết tiêu cự của thấu kính và khoảng
cách ảnh – vật
Biết tiêu cự f của thấu kính và khoảng cách ảnh – vật là
L
, tìm d và d’
Cách giải:

2
'
. . 0
.
'
d d L
d L d L f
d f
d
d f
+ =


⇒ − + =

=



(1.3)
L>0 khi ảnh là ảnh ảo qua thấu kính phân kỳ và ảnh thật qua thấu kính hội tụ
L<0 khi ảnh là ảnh ảo qua thấu kính hội tụ
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 11-
Sáng kiến kinh nghiệm
Phương trình có nghiệm khi
04
2
≥−=∆ LfL
+ Trường hợp ảnh ảo qua thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ, (1.3) luôn có
nghiệm tức là luôn tìm được vị trí đặt thấu kính để thu được ảnh ảo cách vật một

khoảng cho trước.
+ Trường hợp ảnh thật qua thấu kính hội tụ, (1.3) có nghiệm khi
fL 4≥
.
- Khi L = 4f phương trình (1.3) có 1 nghiệm kép tức là có 1 vị trí đặt thấu kính
ở chính giữa vật và màn để thu được ảnh rõ ảnh rõ nét trên màn.
- Khi L > 4f phương trình (1.3) có 2 nghiệm phân biệt tức là có 2 vị trí đặt
thấu kính trong khoảng giữa vật và màn để thu được ảnh rõ ảnh rõ nét trên màn
Ví dụ 2.3.1. Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính
hội tụ tiêu cự 20cm có ảnh cách vật 90cm. Xác định vị trí của vật, vị trí và tính
chất của ảnh.
.
Giải
2
'
. . 0
.
'
d d L
d L d L f
d f
d
d f
+ =


⇒ − + =

=




(1.3)
Trường hợp ảnh thật: L = 90cm
(1)



==
==
⇒=+−⇔
cmdcmd
cmdcmd
dd
30',60
60',30
0180090
22
11
2
Trường hợp ảnh ảo: L = - 90cm
(1)



≈−≈
−≈≈
⇒=−+⇔
)(85,16',85,106
85,106',85,16

0180090
22
11
2
loaicmdcmd
cmdcmd
dd
Vậy:
- vật thật đặt cách thấu kính 30cm cho ảnh thật sau thấu kính, cách thấu kính 60cm.
- vật thật đặt cách thấu kính 60cm cho ảnh thật sau thấu kính, cách thấu kính 30cm.
- vật thật đặt cách thấu kính 16,85cm cho ảnh ảo trước thấu kính, cách thấu kính
106,85cm.
Ví dụ 2. 3.2 . Vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu
kính phân kỳ tiêu cự bằng 24cm cho ảnh A’B’ cách vật 21,6cm. Xác định vị
trí của vật, vị trí và tính chất của ảnh.
Giải
Thấu kính phân kỳ nên f = -24cm vả L = 21,6cm
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 12-
Sáng kiến kinh nghiệm
( )





+

=

=

=+
24
24
'
6,21'
d
d
fd
fd
d
dd




=−=
−==
⇒=−−⇒
)(36',4,14
4,14',36
04,5186,21
22
11
2
loaicmdcmd
cmdcmd
dd
Vậy vật thật đặt cách thấu kính 36cm cho ảnh ảo trước thấu kính, cách thấu kính
14,4cm.
Dạng 3. Xác định tiêu cự của thấu kính

3.1 Xác định độ tụ, tiêu cự thấu kính khi biết chiết suất và bán kính các
mặt thấu kính
Biết bán kính R
1
, R
2
của các mặt thấu kính và chiết suất thấu kính tính f, D
Cách giải:
( )








+−==
21
11
1
1
RR
n
f
D
Với n: chiết suất thấu kính ( chiết suất tỷ đối của chất làm thấu kính với môi
trường
mt
tk

n
n
n =
)
R
1
và R
2
là bán kính các mặt thấu kính ( mặt cầu lồi R>0, mặt cầu lõm R<0,
mặt phẳng
∞→R
)
Ví dụ 3.1 (Ví dụ 3 trang 84/ Sách Ôn thi ĐH môn Vật lý - Trần Trọng Hưng)
Một thấu kính phẳng – lồi làm bằng thủy tinh chiết suất 1,5. Bán kính mặt lồi
là 10cm. Tính tiêu cự thấu kính và cho biết khi đó thấu kính là thấu kính hội tụ
hay thấu kính phân kỳ trong các trường hợp sau:
a. Thấu kính đặt ngoài không khí.
b. Thấu kính đặt trong nước chiết suất
3
4
=
n
n
c. Thấu kính đặt trong chất lỏng chiết suất
7,1=
cl
n
.
Giải
( )









+−=
21
11
1
1
RR
n
f
với R
1
= 0,1m,
∞→
2
R
a. Thấu kính đặt ngoài không khí
5,1==
kk
tt
n
n
n
( )

mfđp
f
D 2,05
1,0
1
15,1
1
=⇒=−==⇒
>0: thấu kính hội tụ
b. Thấu kính đặt trong nước
125,1
3
4
5,1
===
n
tt
n
n
n
( )
mfđp
f
D 8,025,1
1,0
1
1125,1
1
=⇒=−==⇒
>0: thấu kính hội tụ

Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 13-
Sáng kiến kinh nghiệm
c. Thấu kính đặt trong chất lỏng
17
15
7,1
5,1
===
cl
tt
n
n
n
mfđp
f
D 85,01765,1
1,0
1
1
17
151
−=⇒−=






−==⇒
<0: thấu kính phân kỳ

3.2 Xác định tiêu cự, độ tụ của thấu kính khi biết vị trí vật và ảnh
Biết d và d’ tính f, D
Cách giải:
'.
'1
dd
dd
f
D
+
==
Chú ý dấu của d và d’
Ví dụ 3.2.1 Vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu
kính, cách thấu kính 60cm cho A’B’ cùng chiều với vật cách thấu kính 36cm.
Hãy cho biết thấu kính loại gì? Xác định tiêu cự của thấu kính
Giải
Ảnh cùng chiều với vật nên là ảnh ảo d’ < 0, ảnh ảo gần thấu kính hơn vật nên đây
là thấu kính phân kỳ
d= 60cm, d’ = - 36cm
( )
cm
dd
dd
f 90
3660
36.60
'
'.
−=



=
+
=
Ví dụ 3.2.2 Vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu
kính, cách thấu kính 72cm cho A’B’ hứng được trên màn cách thấu kính
36cm. Xác định tiêu cự của thấu kính.
Giải
d= 72cm, d’ = 36cm ( ảnh hứng được trên màn nên là ảnh thật d’ > 0)
cm
dd
dd
f 24
3672
36.72
'
'.
=
+
=
+
=
3.3. Xác định tiêu cự của thấu kính khi biết vị trí vật và số phóng đại ảnh
hoặc vị trí ảnh và số phóng đại ảnh
Biết d và k hoặc d’ và k tính f
Cách giải:
Biết d và k, tính d’ = -k.d hoặc d’ và k, tính
k
d
d

'
−=
rồi tính f theo công thức
'
'.
dd
dd
f
+
=
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 14-
Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ 3.3 Vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính,
cách thấu kính 72cm cho A’B’ cao gấp 2 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu
kính
Giải
+ Trường hợp ảnh thật




=−=
=




−=
=
cmkdd

cmd
k
cmd
144'
72
2
72
cm
dd
dd
f 48
14472
144.72
'
'.
=
+
=
+
=
+ Trường hợp ảnh ảo




−=−=
=





=
=
cmkdd
cmd
k
cmd
144'
72
2
72
cm
dd
dd
f 144
14472
)144.(72
'
'.
=


=
+
=
3.4 Xác định tiêu cự của thấu kính khi biết vị trí vật và khoảng cách ảnh
đến vật
Biết d và
L
tính f

Cách giải:
Biết d và
L
, tính d’ = L - d rồi tính f theo công thức
'
'.
dd
dd
f
+
=
Ví dụ 3.4 Vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân
kỳ và ảnh của nó cách nhau 20cm, vật cách thấu kính 40cm. Xác định tiêu cự
của thấu kính.
Giải




−=−=
=




=
=
cmdLd
cmd
cmL

cmd
20'
40
20
40
( )
cm
dd
dd
f 40
2040
20.40
'
'.
−=


=
+
=
3.5 Xác định tiêu cự của thấu kính bằng phương pháp Bessel
Ví dụ 3.5 (Ví dụ 2 trang 89/ Sách Ôn thi ĐH môn Vật lý - Trần Trọng Hưng)
Điểm sáng S và màn đặt cách nhau L = 100cm. Giữa điểm sáng và màn ta di
chuyển một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính luôn vuông góc
với màn. Xác định tiêu cự của thấu kính trong hai trường hợp sau:
a. Tìm được một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn.
b. Tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn và hai vị trí này
cách nhau l = 40cm.
Giải
Từ phương trình (1.3)

0
2
=+− fLdLd


( )
fLLfLL 4 4
2
−=−=∆
,
0≠L
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 15-
Sáng kiến kinh nghiệm
a. Nếu tìm được một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn tức là
phương trình (1.3) có một nghiệm nên
4
40.4
2
L
ffLfLL =⇒=⇒=−=∆
(2.5a)
b. Tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn thì phương trình (1.3)
có hai nghiệm phân biệt
fLfLL 40.4
2
>⇒>−=∆
( )








−+
=
−−
=
2
4
2
)4(
2
1
fLLL
d
fLLL
d
(1)
Với d
1
và d
2
là khoảng cách từ vật sáng S đến hai vị trí thấu kính. Khoảng cách
giữa hai vị trí này là l nên
d
2
– d
1
= l (2)

Từ (1) và (2) suy ra
L
lL
f
4
22

=
(2.5b)
Công thức (2.5b) trở về công thức (2.5a) khi hai vị trí thấu kính trùng nhau l = 0
Theo biểu thức (2.5b) nếu xác định được L và l ta tính được tiêu cự của thấu kính
hội tụ, đó là phương pháp Bessel.
3.6. Xác định tiêu cự của thấu kính khi biết số phóng đại ảnh và khoảng
cách ảnh đến vật
3.6.a Xác định tiêu cự của thấu kính khi biết số phóng đại ảnh và
khoảng cách ảnh đến vật
Biết k, L tính f
Cách giải
( )









=


=






+=
−=⇒−=
2
1
.
'
1
'
.'
'
k
Lk
d
k
L
d
ddL
dkd
d
d
k
( )
2

1
.
'
'.
k
Lk
dd
dd
f

−=
+
=⇒
(2.6 a)
Ví dụ 3.6.a Vật sáng AB đặt song song và cách màn 1 khoảng 54cm, giữa vật
và màn, đặt 1 thấu kính sao cho thu được ảnh A’B’ hiện rõ trên màn và lớn
gấp 2 lần vật. Hãy cho biết thấu kính trên là thấu kính loại gì? Tiêu cự của
thấu kính nói trên?
Giải
Vật AB qua thấu kính cho ảnh hiện trên màn nên ảnh là ảnh thật qua thấu kính hội
tụ



=
−=
cmL
k
54
2


( )
( )
( )
( )
cm
k
Lk
fa 12
21
54.2
1
.
6.2
22
=
+

−=

−=⇔⇒
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 16-
Sáng kiến kinh nghiệm
3.6.b. Xác định tiêu cự của thấu kính khi biết tỷ số số phóng đại ảnh tại
hai vị trí và khoảng cách ảnh đến vật
Biết
2
1
k
k

k =
và L hoặc
''''
''
BA
BA
k =
và L
Cách giải
k
Ld
k
d
k
d
d
k
d
d
dddd
k
k
k
BA
BA
Ldddd
+
==⇒=⇒=

















==
==
=+=+
1
1
'
''
';'
''
''
'
11
1
1
2
1

1
1212
1
2
11
22
22
'
11
( )
( )
2
2
11
'
1
1
1
111
'
111
1
1
+
=⇒
+
=
+
+
+

=+=⇒







+
=
+
=

k
kL
f
kL
k
kL
k
L
k
ddf
k
L
d
k
kL
d
(2.6 b)

Ví dụ 3.6.b (Bài 29.15/ tranh 79 sách BTVL 11 ) Vật phẳng nhỏ AB đặt trước
và song song với một màn, cách màn khoảng 100cm. Đặt thấu kính hội tụ giữa
vật và màn, song song với vật và sao cho điểm A của vật trên trục chính. Ta
tìm được hai vị trí O
1
và O
2
của thấu kính tạo ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh
này gấp 2,25 lần ảnh kia. Tính tiêu cự của thấu kính
.
Giải
( )
( ) ( )
cm
kk
kL
fb
k
cmL
24
1
25,2100
1
6.2
25,2
100
22
=
+
=

+
=⇔⇒



=
=
.
Phần C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Bài 1: ( Bài 1/trang 52 – Sách Một số phương pháp chọn lọc giải các bài toán vật
lý sơ cấp – Vũ Thanh Khiết ) Một thấu kính làm bằng thủy tinh ( n=1,5), một mặt
lồi bán kính 10cm, một mặt lõm bán kính 20cm đặt trong không khí. Vật sáng
AB=2cm đặt thẳng góc và cách thấu kính một khoảng d. Xác định vị trí, tính chất
và độ lớn ảnh trong các trường hợp
a. d = 60cm
b. d = 40cm
c. d = 20cm
Từ đó nhận xét về sự di chuyển của ảnh khi vật tiến lại gần thấu kính.
ĐS: a. d’= 24cm. Ảnh thật cách thấu kính 120cm, cao 4cm
b. d’= ∞. Ảnh hiện ở xa vô cực.
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 17-
Sáng kiến kinh nghiệm
c. d’= -40cm. Ảnh ảo cách thấu kính 40cm, cao 4cm
Bài 2: Vật sáng AB cách màn L =50cm. Trong khoảng vật và màn có hai vị trí của
thấu kính để thu được ảnh rõ nét. Tính tiêu cự của thấu kính, biết ảnh này cao gấp
16 lần ảnh kia.
ĐS: f = 8cm
Bài 3: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 30cm. Xác định vị trí vật để có ảnh ảo cao gấp 5
lần vật. Giải bằng tính toán và phép vẽ.
ĐS: d = 24cm

Bài 4. Đặt một thấu kính cách một trang sách 20 cm, nhìn qua thấu kính thấy ảnh
của dòng chữ cùng chiều với dòng chữ nhưng cao bằng một nửa dòng chữ thật.
Tìm tiêu cự của thấu kính.
ĐS: f = -20cm
Bài 5: ( Trích câu 60.4- Đề 60/ trang 99 / Đề thi tuyển sinh vào các trường đại
học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp – Bộ giáo dục và đào tạo - năm 1996):
Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phẳng – lồi
bằng thủy tinh, chiết suất 1,5 ta thu được một ảnh thật, nằm cách thấu kính 5cm.
Khi nhúng cả vật và thấu kính trong nước, chiết suất 4/3, ta vẫn thu được một ảnh
thật, nhưng cách vị trí ảnh cũ 25cm ra xa thấu kính. Khoảng cách giữa vật và thấu
kính giữ không đổi. Tính bán kính mặt cầu của thấu kính và tiêu cự của nó khi đặt
trong không khí và khi nhúng trong nước. Tính khoảng cách từ thấu kính đến vật
AB.
ĐS: R = 2,25cm; f
kk
= 4,5cm; f
n
=18cm; d = 45cm
Bài 6: ( Bài 7.32/ trang 86 / Sách Bài tập Vật lý 11 nâng cao)
Vật sáng AB cách màn ảnh 150cm. Trong khoảng giữa vật và màn ảnh ta đặt một
thấu kính hội tụ coi như song song với vật AB. Di chuyển thấu kính dọc theo trục
chính ta thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh hiện rõ trên màn. Hai vị trí này cách
nhau 30cm.
a. Tìm tiêu cự của thấu kính.
b. Tính số phóng đại của thấu kính ứng với hai vị trí trên
ĐS: a. f = 36cm
b.
2
3
;

3
2
21
−=−= kk
và ngược lại
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi áp dụng cách phân loại và nêu cách giải một số bài tập cơ bản về thấu
kính tại tại các lớp tôi dược phân công giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Hữu
Cảnh, tôi nhận thấy các em tự tin, chủ động, biết phân dạng và vận dụng các
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 18-
Sáng kiến kinh nghiệm
phương pháp giải bài tập mà sáng kiến kinh nghiệm đưa ra rất nhanh, vì vậy giờ
Bài tập trở nên sôi nổi từ đó phát huy được khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy
sáng tạo của các em.
Tiết học sinh động và có chất lượng cao hơn, nhất là khi triển khai với các lớp
nguồn, luyện thi học sinh giỏi.
Khảo sát với 2 lớp 11A8 và 11A6 của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh năm học
2012- 2013 có kết qủa như sau:
* Khi chưa áp dụng SKKN trên vào giảng dạy:
Lớp % HS giải
được
% HS còn lúng
túng
% HS không biết giải
11A
8
(43hs) 7% 18,6% 74,4%
11A
6
(42hs) 2,4% 16% 81,6%

* Khi áp dụng SKKN trên vào giảng dạy:
Lớp % HS giải
được
% HS còn lúng
túng
% HS không biết giải
11A
8
88,4% 11,6% 0%
11A
6
76,2% 19% 4,8%
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
+ Phân loại và đưa ra cách giải một số bài tập cơ bản về thấu kính đã giúp các em
học sinh khắc sâu có hiểu quả một số kiến thức cơ bản về thấu kính. Nội dung trình
bày trong bài viết này được áp dụng trong:
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 19-
Sáng kiến kinh nghiệm
- Chương trình Vật lý lớp 12 (chương trình cải cách)
- Chương trình Vật lý lớp 11 (chương trình chuẩn – nâng cao)
+ Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại trường THPT Nguyễn Hữu
Cảnh bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Để việc truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả, cụ thể là kỹ năng giải bài
tập khắc sâu kiến thức, người giáo viên cần có cách nhìn tổng quát đồng thời phải
biết chọn lọc trong quá trình giảng dạy. Như vậy từ những kiến thức đã có trong
sách giáo khoa người thầy cần phải nghiên cứu, tham khảo rồi phân tích, tổng hợp
để tích luỹ thêm nhiều kiến thức, nhiều dạng bài tập để định hướng tư duy cho học
sinh, hướng dẫn các em biết phân loại và tìm ra cách giải tối ưu.
- Để làm tốt công tác giảng dạy, người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức mà
còn phải có những kỹ năng dạy học cần thiết kết hợp với thực tế cuộc sống thì mới

có thể hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức có hiệu quả. Vì vậy người giáo viên
phải thường xuyên tham khảo các tư liệu cần thiết như:
Sách tham khảo chuyên sâu, tạp chí Vật lý, các đĩa, băng từ về giáo dục, về
những thông tin mới trong lĩnh vực Vật lý…
Đầu tư và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác
giảng dạy.
Giáo viên cần được tham gia các buổi học bồi dưỡng thường xuyên nhiều hơn
về chuyên môn nghiệp vụ.
- Sáng kiến kinh nghiệm phải là hoạt động khoa học của tổ, thông qua sách kiến
kinh nghiệm sẽ giúp nhau cùng trao đổi chuyên sâu về chuyên môn. Mỗi sáng kiến
kinh nghiệm hoàn thành là tài liệu dùng chung cho thầy, cô trong tổ và các em học
sinh.
Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bài viết này vẫn còn
có những thiếu sót nhất định, dạng bài tập đưa ra có thể chưa tổng quát kiến thức.
Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài
được áp dụng một cách hiệu quả, giúp quá trình dạy và học của cả thầy và trò ngày
càng hoàn thiện.
  
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 20-
Sáng kiến kinh nghiệm
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 12 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Nhà
xuất bản GIÁO DỤC) –
2. SÁCH GIÁO KHOA VẬT LÝ 11 (Chương trình chuẩn và nâng cao) - BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Nhà xuất bản GIÁO DỤC – Năm 2007
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIẢI CÁC BÀI TOÁN VẬT LÝ SƠ
CẤP Tập II – VŨ THANH KHIẾT – NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI – Năm 2005.
4. TUYỂN TẬP CAC BÀI TOÁN VẬT LÝ LUYỆN THI 12 - ĐẠI HỌC VÀ
CAO ĐẲNG – LÊ VĂN THÔNG – NHÀ XUẤT BẢN THANH HOÁ – Năm
2007

5. 200 BÀI TOÁN QUANG HÌNH - NGUYỄN ĐỨC HIỆP- NGUYỄN ANH
THI-VŨ THANH KHIẾT (Hiệu đính) – NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG
NAI- Năm 2005.
6. ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ – TRẦN TRỌNG HƯNG – NHÀ XUẤT
BẢN ĐẠI HỌC QỐC GIA HÀ NỘI - Năm 2008
7. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP THẤU KÍNH –BÙI THỊ HỒNG THẮM – Đăng trên
THƯ VIỆN ĐỀ THI VÀ KIỂM TRA
Biên Hoà, ngày 24 tháng 5 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phạm Ngọc Anh
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 21-
Sáng kiến kinh nghiệm
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 26 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH ĐƠN
Họ và tên tác giả: Phạm Ngọc Anh - Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị: THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 22-
Sáng kiến kinh nghiệm
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
Phạm Ngọc Anh
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

Nguyễn Trường Sơn
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Phan Quang Vinh
Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 23-

×