Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Đồ án gương chiếu hậu thông minh (Link CAD: https://bit.ly/guongchieuhau)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.99 KB, 45 trang )

1
MỤC LỤC
1
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, việc phát triển những công nghệ trên ô tô ngày càng
phát triển nhằm tăng cường tính an toàn và tính tiện nghi cho phương
tiện. Gương chiếu cạnh là cụm chi tiết nhằm nâng cao tính an toàn. Nó
là cụm chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng, nó giúp người lái quan sát
được hai bên và phía sau xe . Điều này rất quan trong khi xe quay vòng
, khi lùi. Hơn nữa , với mật độ phương tiện giao thông đông đúc gương
chiếu cạnh càng trở lên quan trọng hơn.
Trên thế giới, Gương chiếu cạnh đã phát triển đến trình độ cao, các
loại gương thuần túy cơ khí nay đã được thay thế bằng các loại gương
điện. Gương điện có nhiều những ưu điểm vượt trội hơn gương cơ khí
như : việc điều chỉnh gương rất dễ dàng, có thể áp tự động hóa, có tính
năng ghi nhớ vị trí mặt gương đối với mỗi người lái khác nhau, có thể
tự động xoay gương đến vị trí mong muốn khi cài số lùi … từ đó tạo ra
tính tiện nghi cho phương tiện.
Trên cơ sở đó , em được giao đề tài:
“ thiết kế hệ thống gương chiếu cạnh tích cực cho ô tô”
Nội dung bao gồm:
- Tìm hiểu kết cấu cơ cấu quay cụm gương chiếu cạnh.
- Thiết kế tính toán cơ cấu quay cụm gương chiếu cạnh
- Thiết kế chế tạo mô hình
- Tìm hiểu về hệ thống điều khiển
Đề tài được tiến hành tại bộ môn Ô tô trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội. Sau hơn ba tháng thực hiện, với sự cố gắng, nỗ lực của bản
2
3
thân em đã hoàn thành công việc yêu cầu của đồ án tốt nghiệp. Em xin


chân thành cảm ơn thầy giáo Hồ Hữu Hải cùng các thầy trong bộ môn
đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đồ
án tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Mạnh Cường
3
4
CHƯƠNG 1
GƯƠNG CHIẾU CẠNH TRÊN Ô TÔ
I.1. Công dụng của gương chiếu cạnh
- Gương chiếu cạnh được lắp ở bên ngoài giúp người lái
quan sát nhưng phương tiện giao thông khác ở phía sau
và hai bên của xe khi nhìn qua gương chiếu cạnh. Từ đó
4
5
giảm thiểu tai nạn giao thông khi người lái muốn chuyển
hướng hoặc khi muốn vượt phương tiện khác.
- Gương chiếu hậu giúp người lái quan sát được bánh xe
phía sau khi lùi mà không phải quay đầu lại.
I.2. Phân loại gương chiếu cạnh.
Theo TCVN – 6769 : 2001, ta có thể phân loại gương chiếu
hậu thành 5 loại :
• Loại I : là loại gương được lắp bên trong của
phương tiện có tầm nhìn được thể hiện như dưới
hình vẽ sau :
Hình 1 : Tầm nhìn của gương lắp trong loại I
Tầm nhìn của gương sao cho người lái có thể quan sát được
phần đường nằm ngang, phẳng có chiều rộng là 20m ở giữa đường
dọc theo mặt phẳng trung tuyến dọc phương tiện bắt đầu từ khoảng

cách 60m phía sau điểm quan sát của người lái (xem hình 1). Tầm
nhìn có thể bị giảm xuống do sự cản trở của đệm tựa đầu và các cơ
cấu khác như chắn nắng, gạt mưa của kính sau, bộ phận sấy kính,
đèn phanh trên cao với
loại phương tiện S3, nhưng tất cả các chi tiết này cũng không
được che khuất lớn hơn 15% tầm nhìn khi được chiếu lên mặt
phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc
5
6
phương tiện. Mức độ cản trở này được đo khi đệm tựa đầu ở vị trí
thấp nhất và tấm chắn nắng được gấp lại.
• Loại II và III : là loại gương chiếu hậu lắp ngoài
”chính” , có tầm nhìn được biểu diễn như hình 2
dưới đây :
Hình 2 : Tầm nhìn của gương chiếu hậu loại II và III
Gương lắp ngoài bên trái cho các phương tiện điều khiển đi
bên phải đường giao thông và gương lắp ngoài bên phải cho các
phương tiện điều khiển đi bên trái đường giao thông.
Tầm nhìn sao cho người lái có thể quan sát được phần đường
nằm ngang, phẳng có chiều rộng là 2,5m mà giới hạn ở bên phải
(đối với phương tiện đi bên phải) hay bên trái (đối với những
phương tiện đi bên trái) bởi mặt phẳng song song với mặt phẳng
trung tuyến theo chiều dọc phương tiện đi qua điểm ngoài cùng ở
bên trái phương tiện (đối với phương tiện đi bên phải) hay bên
phải phương tiện (đối với phương tiện đi bên trái) và bắt đầu từ
khoảng cách 10m phía sau điểm quan sát của người lái (hình 2).
6
7
Gương lắp ngoài bên phải đối với những phương tiện đi bên
phải và lắp bên trái đối với những phương tiện đi bên trái.

• Loại IV : là loại gương chiếu hậu lắp ngoài góc
rộng , tầm nhìn được mô tả như hình 3 dưới đây :
Hình 4 : tầm nhìn của gương loại IV
Tầm nhìn sao cho người lái có thể quan sát được phần
đường nằm ngang, phẳng rộng 12,5 m được giới hạn ở bên trái
(đối với phương tiện đi bên phải) hay ở bên phải (đối với
phương tiện đi bên trái) bởi mặt phẳng song song với mặt phẳng
trung tuyến theo chiều dọc phương tiện và đi qua điểm ngoài
cùng ở bên phải phương tiện (đối với trường hợp phương tiện đi
bên phải) hay ở bên trái phương tiện (đối với phương tiện đi bên
trái) và bắt đầu từ khoảng cách ít nhất 15m-25m sau điểm quan
sát của người lái.
7
8
Ngoài ra người lái phải nhìn thấy được đường với chiều
rộng 2,5m từ điểm 3m phía sau mặt phẳng thẳng đứng đi qua
điểm quan sát của người lái (xem phụ lục F, hình F.4)
• Loại V : Gương chiếu hậu lắp ngoài nhìn gần, tầm
nhìn được mô tả như hình 5 dưới đây :
Hình 5 : tầm quan sát của gương loại 5
Tầm nhìn sao cho người lái có thể quan sát được phần
đường nằm ngang, phẳng dọc theo bên cạnh phương tiện, giới
hạn bởi các mặt phẳng thẳng đứng sau.
Mặt phẳng song song với mặt phẳng trung tuyến theo chiều
dọc phương tiện đi qua điểm nhô ra 0,2m so với điểm ngoài
cùng ở bên phải buộng lái của phương tiện (đối với phương tiện
đi bên phải) hay ở bên trái ( đối với phương tiện đi bên trái),
8
9
chiều rộng toàn bộ của buồng lái phương tiện được đo trong mặt

phẳng thẳng đứng cắt ngang điểm quan sát của người lái.
I.3. Yêu cầu đối với gương chiếu cạnh.
Về cơ bản, gương chiếu hậu lắp trên phương tiện giao thông
đường bộ phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau đây:
– Tất cả các gương chiếu hậu đều phải điều chỉnh được một
cách dễ dàng quanh cán gương nhưng cũng không quá rung
lắc, lỏng lẻo khi xe chuyển động.
– Phải đảm bảo bền khi bị chèn ép hoặc va chạm. Khi bị vỡ
thì các mảnh kính văng ra phải hạn chế tối đa việc gây sát
thương cho người điều khiển phương tiện cũng như những
người khác
– Bề mặt phản xạ của gương phải có hình dạng phẳng hoặc
cầu lồi tuỳ theo các loại gương. Diện tích cũng như dạng bề
mặt của gương phải giúp cho người lái xe dễ dàng quan sát
qua gương phía trước bánh xe, xung quanh xe, phía sau xe
cũng như phía sau ở trong xe.
– Mép biên của bề mặt phản xạ phải nằm trong vỏ bảo vệ (giá
gương . . .) và trên toàn chu vi của mép vỏ đó phải có bán
kính cong "c" = 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng.
Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong
"c" của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn
2,5mm và phải di chuyển vào trong vỏ bảo vệ dưới 1 lực
9
10
50N tác dụng vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất
so với vỏ bảo vệ theo hướng ngang gần như là song song
với mặt phẳng trung tuyến dọc của phương tiện.
– Giá lắp gương trên phương tiện phải được thiết kế sao cho
một hình trụ có bán kính 50 mm có trục quay ở chính tâm
hoặc trục quay là tâm của chốt hoặc khớp quay đảm bảo cho

gương chiếu hậu dịch chuyển theo hướng va chạm tới sát
gần bề mặt lắp giá gương.
Để đánh giá xem gương có đáp ứng được các yêu cầu nêu
trên hay không, trong tiêu chuẩn kỹ thuật đều có các nội dung
kiểm tra độ bền cũng như thị trường của gương. Theo đó khi
kiểm tra độ bền va đập và độ bền uốn gương không bị vỡ trong
quá trình thử. Tuy nhiên cho phép có chỗ vỡ của gương nếu
thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Gương được làm từ kính an toàn( là loại kính khi bị vỡ sẽ
vỡ vụn theo định dạng trước của nhà sản xuất hoặc các
mảnh vỡ vẫn bám dính vào lớp chất dẻo trong suốt PVB
trung gian);
- Mảnh vỡ của kính vẫn bám vào vỏ bảo vệ hoặc nếu có
mảnh vỡ rời khỏi vỏ bảo vệ thì các cạnh của mảnh vỡ này
không được vượt quá 2,5mm.
10
11
CHƯƠNG 2
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
11
12
2.1. Đặc điểm cấu tạo chung của gương chiếu cạnh.
1. Mặt gương phản xạ : mặt phản xạ là một gương cầu lồi hình
vuông, mặt gương là gương cầu lồi lên thị trường của gương rộng
nhưng lại làm cho người lái có cảm giác vật ở xa hơn thực tế .
2. Vỏ bao của gương chiếu cạnh : được làm bằng nhựa, có độ cứng
phù hợp ( theo tiêu chuẩn TCVN-6769-2001 thì bộ cứng không
được quá 60 shore A). Ngoài ra hình dạng khí động học của vỏ
bao phải phù hợp để tạo ra lực cản thấp nhất.
Hình 6 : Gương chiếu cạnh

1: Mặt gương phản xạ 2: Vỏ cao su bao mép gương 3: Đế gắn
gương 4 : Phần gắn với vỏ xe 5 : Vỏ bao của gương
12
13
3. Đế gắn gương :
Hình 7 : Đế gắn gương
Phần đế được gắn cố định với xe , Trục gập gương được gắn cố định
trên đế, gương quay quanh trụcnày.
4. Cơ cấu gập gương:
+ Cơ cấu gập gương bằng tay :
13
14
Hình 8 : Cơ cấu gập gương bằng tay
1,4: Đế gương , 2: trục xoay gương , 3: vít , 5 : phần kéo
dài của tấm gắn mặt gương , 6 : Vòng giữa bi , 7 : bi ,
8 : Vòng ép bi , 9 :Lò xo 10 : vòng chặn lò xo 11: tấm
chặn chữ C 12 : vỏ bao
12 : vỏ bao gương
Nguyên lí hoạt động : Khi ta dùng tay tác dụng một lực
vào vỏ bao gương 13 thì vỏ bao 13 cùng với tấm gắn mặt gương
5 quay quanh trục 2 làm cho gương gập vào hay mở ra . Lò xo 9
tạo ra lực ép ép tấm 5 vào đế cố định để khi xe di chuyển thì
dưới tác dụng của lực cản không khí không làm cho gương tự
gập và giữ cho gương không bị rung xóc.
Ưu điểm : cơ cấu quay đơn giản
14
15
Nhược điểm : Gập gương và mở gương phải thao tác bằng
tay , trước khi vào trong xe ta phải tự mình dùng tay mở gương
ra và sau khi đỗ xe ta lại phải dùng tay để gập gương vào . điều

đó tạo ra sự bất tiện. Và nếu quên không gập gương khi đỗ xe
ngoài đường có thể dẫn đến va chạm làm hỏng gương hoặc gây
tai nạn.
+ Cơ cấu gập gương bằng điện :
Cơ cấu gập gương bằng điện có rất nhiều kiểu kết cấu
khác nhau nhưng bao gồm các bộ phận tương tự nhau : gồm một
động cơ dẫn động ( động cơ này có thể là động cơ một chiều DC
hoặc động cơ bước ), mạch điều khiển động cơ điện, hệ dẫn
động từ động cơ để làm cho gương quay quanh trục cố định ( hệ
dẫn động này có tác dụng giảm tốc – tăng mômen). Sau đây là
một kiểu kết cấu :
15
16
Hình 9 : cơ cấu gập gương bằng điện
1,4: Đế gương 3: trục gập gương 5 : hệ dẫn động
6,7 : khung gắn mặt gương, động cơ, hệ dẫn động ( bộ phận di
động)
8 :Động cơ điện 9,13: Vỏ bao 10 : bản mạch 11: giắc cắm điện
12 : dây dẫn 14: lò xo 15 : bánh răng cố định 16: bi
17 : vỏ bao gương 18: mặt gương.
Nguyên lí hoạt động : Khi ta cung cấp điện cho động cơ 8
làm cho động cơ quay làm cho hệ dẫn động quay lăn trên bánh
răng cố định 15, hệ dẫn động gắn trên khung 6 khung này gắn
trên vỏ bao gương làm cho gương quay theo.
Nhược điểm : kết cấu phức tạp
Ưu điểm :
5. Gương được duỗi ra tự động khi người lái bật khóa điện ở vị trí
“on” và tự động gập lại khi khóa điện không ở vị trí “on”. Do đó
16
17

người lái không phải tác động gì để mở hoặc gập gương lại , làm
tăng tính tiện nghi cho xe.
6. Khi xe dừng đỗ ở lề đường, việc gập gương tự động giúp tránh
được và chạm vào gương. Đối với các loại gương phải gập bằng
tay, người lái có thể quên gập gương lại khi chỉ dừng ở lề đường
trong thời gian ngắn nên dễ gây ra va chạm .
+ Cơ cấu điều chỉnh góc quay mặt gương:
Để điều chỉnh góc mặt gương ta điều chỉnh mặt gương quay
quanh trục thẳng đứng và quanh trục nằm ngang trên một khớp
cầu. Việc điều chỉnh có thế bằng tay qua các cơ cấu truyền
động cơ khí hoặc có thế điều khiển động cơ điện làm quay các
cơ cấu truyền động để điều chỉnh mặt gương.
Cơ cấu điều chỉnh góc mặt gương bằng điện :
Hình 10 : nguyên lí điều chỉnh góc mặt gương
Nguyên lí : ta dùng 2 động cơ điện để điều chỉnh góc của mặt
gương theo 2 chiều quay nằm ngang và thẳng đứng. Động cơ 1
làm mặt gương quay quanh trục ox , động cơ 2 làm cho mặt
gương quay quanh trục oy, từ đó góc mặt gương được thay đổi
. Người lái điều chỉnh bằng cách bấm nút điều khiển hai động
17
18
cơ để đạt được góc mặt gương phù hợp với mình. Ngoài ra với
gương có thể ghi nhớ vị trí mặt gương, ta cần bố trí thêm hai
cảm biến vị trí ( dùng cảm biến điện trở xoay) , ứng với mỗi vị
trí của mặt gương ta có một hiệu điện thế đưa vào IC.
Ưu điểm :
- Điều chỉnh góc mặt gương một cách dễ dàng, chính
xác. Ta chỉ cần bấm các nút điều khiển để đạt được góc phù
hợp thì dừng lại.
- Có khả năng nhớ vị trí mặt gương nên ta chỉ cần dò vị trí

một lần , khi người khác lên xe làm sai lệch vị trí ta chỉ cần
bấm nút gọi lại vị trí đã lưu, với mỗi người ta lưu một vị trí tạo
thuận tiện cho việc chỉnh góc quay mặt gương, tạo ra tính tiện
nghi cho xe.
2.1. Phương án thiết kế.
+ Lựa chọn phương pháp gập gương : Gập gương bằng điện ,
tự động gập và duỗi gương khi có tín hiệu từ khóa điện.
+ Lựa chọn phương pháp điều chỉnh góc quay mặt gương : ta
dùng hai động cơ điện để điều khiển mặt gương. Động cơ
điện được điều khiển thông qua một vi xử lí . Đồng thời ta
có thể lưu được vị trí của mặt gương và lấy lại vị trí đã lưu
khi cần thiết. Để có thế lưu được vị trí của mặt gương ta
cần phải xác định được vị trí của mặt gương,
18
19
+ Phương án xác định vị trí của mặt gương ( xác định góc
mặt gương) : để xác định vị trí mặt gương ta dùng hai cảm
biến vị trí là cảm biến điện trở, một cảm biến góc nghiêng
trái – phải , một cảm biến góc nghiêm lên - xuống. Với
mỗi vị trí của mặt gương cảm biến cho ra một giá trị của
hiệu điện thế tương ứng.

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU QUAY CỤM
GƯƠNG CHIẾU CẠNH
19
20
3.1. Sơ đồ bố trí của cơ cấu quay cụm gương chiếu hậu
3.1.1 Cơ cấu gập gương.
20

21

1
2
3
45678
9
10
11
Hình 11 : sơ đồ bố trí cơ cấu gập gương bằng điện
1: Động cơ dẫn động 2 : trục vít trên trục động cơ
3: bánh vít ăn khớp với trục vít 2 4: trục vít
5: bánh răng 6: trục
7: bánh răng cuối cùng
Bộ truyền thứ nhất : trục vít 2 – bánh vít 3
Bộ truyền thứ hai : trục vít 4 – bánh răng 5
Bộ truyền thứ ba : bánh răng 5 – bánh răng 7
21
22
3.1.2 Cơ cấu điều chỉnh góc quay mặt gương.
Hình 11 : Cơ cấu điều chỉnh góc mặt gương
1: động cơ 2: khớp cầu 3 : thanh răng 4: bánh răng
Động cơ quay dẫn động bánh răng 4 quay làm cho thanh
răng 3 chuyển động tịnh tiến. Thanh răng gắn vào phần di động
của khớp cầu làm cho phần di động của khớp cầu di chuyển, từ
đó làm cho góc của mặt gương thay đổi.
3.2. Tính chọn cơ cấu quay cụm gương chiếu cạnh
3.2.1. Tính chọn cơ cấu gập gương.
a, Chọn động cơ điện gập gương.
Mômen cần thiết để gập gương là : M

gg
= 0,25 Nm.
Chọn tỉ số chuyền dẫn động là : U
dd
= 60
Vậy động cơ cần có mômen là:
Suy ra ta chọn động cơ điện một chiều như sau :
22
23
Hiệu điện thế 12V
Tốc độ không tải 10500 Vòng /phút
Dòng không tải 0,1 A
Mômen xoắn cực đại 0,00445 Nm
b, Phân phối tỉ số truyền dẫn động
Tỉ số truyền của cả bộ truyền là : U = 60
U = U1.U2.U3
Trong đó :
U1 : tỉ số truyền của cặp trục vít - bánh vít thứ nhất
U2 : tỉ số truyền của cặp trục vít - bánh răng thứ 2
U3 : tỉ số truyền của cặp bánh răng cuối cùng
Ta chọn U
1
= 7,U
2
= 3, Suy ra U
3
= 60/(7.3) =2,86
Ta tính mômen xoắn tại các trục:
Trục I :
T1 = Mdc.U1 =0,00445.7 = 0,03115 Nm

Trục II và III:
T2 = T3 = 0,5.T1.U2 = 0,5.0,03115.3 = 0,04673 Nm
c, Xác định các thông số cơ bản của bộ truyền trục vít bánh
vít thứ nhất
Vì bộ truyền chịu tải rất nhỏ lên ta chọn vật liệu chế tạo trục
vít và bánh răng như sau : Trục vít làm bằng đồng thanh thiếc ,
bánh răng làm bằng nhựa PA (NYLATRON GSM).
Ta có U
1
= 7,
Ta chọn số răng trục vít là : Z
11
= 5
Suy ra số răng bánh vít là : Z
22
= U
1
.Z
1
= 7.5 = 35 răng
Chọn môđun bánh răng theo tiêu chuẩn m = 0,55
Hệ số đường kính trục vít chọn theo tiêu chuẩn : q = 8( Tính
toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí ,tập 1 – Trịnh Chất)
Suy ra khoảng cách trục :
Thông số của bộ truyền trục vít :
Thông số

hiệ
u
Công thức Giá trị

Số răng trục vít Z
11
5 răng
23
24
Số răng bánh vít Z
12
35 răng
Môđun m 0,55mm
Khoảng cách
trục
a
w
a
w
= 0,5(q+z
2
)
11,8mm
ĐK vòng chia d d=qm 4,4 mm
ĐK đỉnh d
a1
d
a1
= m(q+2) 5,5 mm
Bề rộng bánh
vít
b
a
b

a
≤0,67d
a1
3 mm
c, Xác định các thông số cơ bản của bộ truyền trục vít bánh vít thứ
hai
Chọn vật liệu chế tạo trục vít là đồng thanh.
Ta có tỉ số truyền là U
2
= 3.
Chọn số răng trục vít là Z
21
= 5,
suy ra số răng bánh răng là : Z
22
= Z
21
.U
2
= 5.3 =15 răng.
Chọn môđun theo tiêu chuẩn : m= 0,75
Chọn hệ số đường kính trục vít theo tiêu chuẩn : q= 8 (( Tính toán thiết kế
hệ dẫn động cơ khí, tập 1 – Trịnh Chất)
Suy ra khoảng cách trục là :
mm
Thông số của bộ truyền
Thông số Kí hiệu Công thức Giá trị
Số răng trục vít Z
21
5 răng

Số răng bánh vít Z
22
15 răng
Môđun m 0,75 mm
Khoảng cách
trục
a
w
a
w
= 0,5(q+z
2
) 8,625 mm
Đường kính
vòng chia
d d=qm 6 mm
Đường kính
đỉnh răng
d
a1
d
a1
= m(q+2) 7,5 mm
Bề rộng bánh
răng
b b = 5 mm
d, Xác định các thông số cơ bản của bộ truyền bánh răng cuối cùng
Ta có bánh răng nhỏ như đã tính chọn ở trên có :
24
25

Số răng : Z
31
= 15 , mô đun m= 0,75 mm, bề rộng b = 5 mm .
Tỉ số truyền của bộ truyền cuối cùng U
3
= 2,86
Suy ra số răng bánh răng bị động là: Z
32
= U
3
.Z
31
= 2,86.15 ≈ 42 răng
Chọn bề rộng bánh răng bị động b= 5 mm.
Thông số của bộ truyển:
Thông số Ký hiệu Giá trị
Số răng bánh răng nhỏ Z1 15 răng
Số răng bánh răng lớn Z2 42
Mô đun m 0,75
Bề rộng bánh răng b 5 mm
Khoảng cách trục a 21.375 mm
3.2.2. Tính chọn cơ cấu điều chỉnh góc quay mặt gương.
a, Chọn động cơ điều khiển.
Ta chọn động cơ điều khiển mặt gương giống như động cơ dùng để
gập gương.
Ta có mômen trên trục động cơ là : M
dc
= 0,00445 Nm
b, Xác định thông số truyền động
Bộ truyền gồm có một cặp bánh răng – thanh răng.

Vật liệu chế tạo bánh răng : NYLATRON GSM
Chọn môđun bánh răng theo tiêu chuẩn : m= 0,5 mm
Chọn số răng bánh răng chủ động : z1 = 5 răng.
Đường kính vòng chia bánh răng :
d1 = z1. m = 0,5.6 = 3 mm
Đường kính đỉnh răng :
da = d1 + m = 3+ 0,5 = 3,5 mm
Chọn chiều dài thanh răng : l = 20mm
Chọn bề rộng bánh răng và thanh răng : b= 5 mm
Thông số của bộ truyền.
Thông số Kí hiệu Công thức Giá trị
Số răng bánh
răng
Z
21
5 răng
Số răng thang Z
22
15 răng
25

×