Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của cục hải quan Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.58 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện cho
mọi thành phần kinh tế phát triển thì tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở
nước ta trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng với nhiều diễn biến
phức tạp và đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng hoạt
động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và đã đề ra nhiều
chủ trương, chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn này.
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả
nước. Hàng năm, với khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu lượng
phương tiện vận tải lớn, có kim ngạch đầu tư nước ngoài đứng thứ hai trong
cả nước. Tuy không có cửa khẩu trực tiếp với biển, biên giới, nhưng Thủ đô
Hà Nội có hệ thống giao thông tỏa đi khắp các miền trong cả nước và sân bay
quốc tế Nội Bài là cửa khẩu lớn đón nhận lưu lượng hàng hóa rất lớn đến Hà
Nội qua đường hàng không. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội
diễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ loại hình của trên hàng nghìn
doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Nhưng cùng với sự phát triển về
hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa cũng phát sinh không ít những
hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và những vi phạm pháp luật Hải


quan.
Trước những tiêu cực đó, Cục Hải quan TP Hà Nội nói chung và các
chi cục Hải quan nói riêng đã từng bước khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu
sót trong công tác giám sát quản lý tăng cường công tác thuế, thanh kiểm tra
đặc biệt đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu. Phối hợp với các lực
lượng trong và ngoài Ngành để tổ chức điều tra, xác minh những vụ việc
trọng điểm, phát hiện phương thức, thủ đoạn mới của các doanh nghiệp dùng
để gian lận thương mại, để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ an
ninh quốc gia, an toàn xã hội.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Được sự phân công của nhà trường, cùng với sự giúp đỡ của các đồng
chí cán bộ công tác tại chi Cục Hải quan thành phố Hà Nội, đặc biệt là các
đồng chí tại chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, với kiến thức đã học tại trường, em
xin viết chuyên đề: Giải pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập
khẩu hàng hóa của cục Hải quan Hà Nội. Do thời gian thực tập ngắn, hiểu
biết còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp cũng như sửa chữa của quý thầy cô
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI ĐỐI
VỚI VIỆC HẠN CHẾ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cục Hải quan Hà Nội
1.1.1 Khái quát về cục Hải quan Hà Nội
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá

qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính
sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất.
Cục Hải quan thành phố Hà nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải
quan, thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà
nước về Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hoá, trên địa bàn hoạt
động của Cục Hải quan thành phố Hà Nội bao gồm thành phố Hà nội và một
số tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình.
Cục Hải quan thành phố Hà nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định
của nhà nước về thủ tục Hải quan.
Cục Hải quan thành phố Hà nội có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng
dẫn, triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về thủ tục Hải quan trên
địa bàn quản lý của Cục, bao gồm:
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a. Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện
vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
b. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động
phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong
phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn

lậu, vận chyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt
động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải
quan.
c. Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.
d. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật
e. Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.
2. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra
Hải quan.
3. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận
chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu
nại đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị trực thuộc Cục;
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn,
nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng
những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết
của Cục Hải quan.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5. Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa
học , công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động
của Cục Hải quan.

6. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn
vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật
về Hải quan trên địa bàn.
8. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc
uỷ quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
9. Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt
công tác của Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục.
10. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề
thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng Cục trưởng.
11.Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức
của Cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán
bộ.
12.Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị
kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của Nhà
nước.
13.Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của cục Hải quan Thành phố Hà Nội
Cục Hải quan thành phố Hà Nội có các phòng, ban tham mưu giúp việc
Cục trưởng; các Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn
vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan. Cụ thể:
- Khối phòng ban tham mưu gồm 9 phòng, ban: Văn phòng, Phòng
Tổ chức cán bộ-đào tạo, Thanh tra, Trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin,
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phòng Nghiệp vụ, Phòng Kiểm tra sau thông quan, Phòng Trị giá tính thuế,
Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Đội Kiểm soát Hải quan.
- 12 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương có chức năng trực

tiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu; phòng,chống gian lận thương mại, vận chuyển trái
phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi hoạt động Hải quan.
Cục Hải quan thành phố Hà Nội là Cục Hải quan liên tỉnh ngoài các
Chi cục đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Chi cục Hải quan Bưu điện
Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan khu công nghiệp
Bắc Thăng Long, Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế Yên Viên,
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan ICD
Gia Thuỵ, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công, Chi cục Hải quan
Gia Lâm, còn có 4 Chi cục đóng trên địa bàn của một số tỉnh lân cận như :
Chi cục Hải quan Hà Tây, Chi cục Hải quan Bắc Ninh, Chi cục Hải quan Phú
Thọ, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc.
Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên
quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, trong đó có những nhiệm vụ liên
quan trực tiếp đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, cụ
thể:
- Tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát Hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành kiểm soát Hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống
gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm
vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ hàng hoá, tang

vật, phương tiện vi phạm hành chính về Hải quan và xử lý vi phạm hành
chính về Hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật
quy định.
Địa bàn hoạt động của Hải quan thành phố Hà Nội rộng, phân tán.
Ngoài Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài là cửa khẩu xuất nhập trực
tiếp, còn lại phần lớn các đơn vị là các địa điểm thông quan nằm sâu trong nội
địa. Đa số hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất nhập dưới dạng chuyển
cửa khẩu theo các tuyến đường: hàng không, đường bộ, đường biển, đường
sắt. Hiện nay, có trên 10000 doanh nghiệp, tổ chức xuất nhập khẩu đăng ký
làm thủ tục tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Những yếu tố trên đòi hỏi lực
lượng kiểm tra, kiểm soát của Hải quan thành phố Hà Nội phải đủ mạnh để
đảm bảo tốt yêu cầu quản lý và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
1.2 Vai trò của Hải quan Hà Nội đối với hoạt động hạn chế gian
lận thương mại
Chức năng về quản lý Nhà nước về Hải quan thể hiện ở hai mặt: quản
lý bằng chính sách pháp luật và bằng hoạt động kiểm tra, giám sát. Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh qua biên giới trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước
quốc tế có liên quan đến hoạt động Hải quan mà Việt Nam ký kết và công
nhận.
Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Hà Nội nói riêng, khi tiến
hành kiểm tra, giám sát, kiểm soát, có nhiệm vụ tổ chức đấu tranh chống buôn
lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên
giới; áp dụng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các vi phạm
theo quy định của pháp luật.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.
Vì vậy, các nước đều phải có luật pháp và các cơ quan chức năng ngăn ngừa,
phòng chống các tệ nạn trong lĩnh vực thương mại.
Việc tăng cường giao lưu để hợp tác, trao đổi là một đòi hỏi tất yếu để
hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong mối quan hệ đa phương đó, sự xâm
nhập của các yếu tố tiêu cực có tính quốc tế là không thể tránh khỏi được, và
một khi có sự gian lận trong hoạt động xuất nhập khẩu, gian lận thương mại
thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn xảy ra và phát triển.
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại là một nhiệm
vụ quan trọng của ngành Hải quan, được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp
vụ, thực hiện đúng theo chính sách pháp luật vừa tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đồng thời phải quản lý chặt chẽ ,
chống buôn lậu và gian lận thương mại.
1.2.1 Một số hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan
Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong
lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát
của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu.
Việc xác định khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
đã được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là tổ chức Hải quan thế giới
World Customs Organization-WCO) thảo luận nhiều lần. Ngày 9/6/1977, các
nước thành viên họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa: "gian lận
thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan,
lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập
khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy
định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”.
Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng phát
triển, gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, tại hội
nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
SV: Nguyễn Tiến Việt

Lớp: Thương mại quốc tế
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một
định nghĩa mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là
hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn
tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối
với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc
hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc
đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các
nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính". Hội nghị cũng đã
phân tích, tổng hợp, đúc kết và liệt kê 16 loại hành vi gian lận thương mại chủ
yếu.
Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại
được biết đến như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành
vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của
luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc
kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước
và thu lợi bất chính cho riêng mình"
Trong nhiều năm, hiện tượng gian lận thương mại trong hoạt động quốc
tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành mối đe dọa thực sự đối
với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị của các quốc
gia. Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi
mặt của đời sống xã hội, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại
đến quyền lợi của người dân, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của
nền kinh tế thế giới, đồng thời gây tốn kém không nhỏ cho ngân sách các
quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống gian lận thương
mại.
Vì những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, tổ chức của Hải quan thế
giới đã triệu tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự tham gia của đại

diện Hải quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các
hình thức gian lận thương mại và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệ
nạn này.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V
về chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels ( Bỉ ) đã khẳng định
gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:
1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
2- Khai báo sao
3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa
4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế )
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu ( qua thỏa thuận lợi
dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt
nói chung)
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở
nước hàng đi qua )
9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng
được ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu
dành cho những đối tượng sử dụng nhất định )
11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm

chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng
trái phép
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
16- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thời
gian ngắn, để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý
để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngay
sau đó với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứng
phượng hoàng")
Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng
hóa. Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của
hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này,
nước thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi
nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được
nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của
nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu
các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở
nhiều nước trên thế giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận
thương mại Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời
gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động
thương mại quốc tế cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới
đã xác định như đã nêu trên.
1.2.2 Các biện pháp hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu
hàng hóa của cục Hải quan Hà Nội
1.2.2.1 Cơ sỏ pháp lý của hoạt động chống gian lận thương mại của
Hải quan Việt Nam

Đấu tranh phòng chống gian lận thương mại thông qua hoạt động xuất
nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành
Hải quan nói chung, và cục Hải quan Hà Nội nói riêng. Từ sau khi đất nước
thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế và đặc biệt là từ sau khi
Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc và các nước Tây
Âu, kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu thếu xuất nhập khẩu tăng nhanh
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chóng (trong vòng 10 năm, số thu năm 1997 là 13.500 tỷ đồng đến năm 2006
là 61.040 tỷ đồng, và số thu năm 2009 là 132.000 tỷ đồng). Vai trò, vị thế của
Hải quan ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước, và
Hải quan đang ngày một trưởng thành, thực sự trở thành “người chiến sỹ gác
cửa của quốc gia”
Công tác đấu tranh chống gian lận thương mại của Hải quan được cụ
thể hóa bằng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như:
- Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy
định: Hải quan được tiến hành điều tra đối với tội phạm buôn lậu và tội vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định Điều 153 và Điều 154
của bộ luật hình sự. Được quyền áp dụng các biện pháp: khởi tố vụ án; lấy lời
khai; thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án;
khám người, khám nới oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan; khởi tố
bị can; tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của bộ luật tố tụng
hình sự; kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho viện kiểm soát.
- Luật Hải quan quy định: cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với các
cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống gian lận
thương mại trong địa bàn hoạt động Hải quan… áp dụng biện pháp nghiệp vụ
cần thiết, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt
động Hải quan để chủ động phòng, chống gian lận thương mại, phục vụ thông

quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan.
- Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của thủ tướng
chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan
chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới (gọi tắt là lực lượng kiểm soát Hải quan)
- Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính và
Quyết định 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng tổng cục
Hải quan hướng dẫn và quy định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hải quan phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.
Ngoài ra, chính phủ còn ban hành các văn bản quy định cho Hải quan
được tiến hành các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
như: chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 701/TTg, ngày 28/10/1995 về đấu
tranh chống buôn lậu trên biển của lực lượng Hải quan; chỉ thị của Thủ tướng
chính phủ số 31/1999/CT-TTg, ngày 27/10/1999 về việc đấu tranh chống sản
xuất vè buôn bán hàng giả của lực lượng Hải quan.
Nhìn chung, việc nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số văn bản
luật có liên quan đến hoạt động Hải quan như: Luật thương mại, luật thuế
xuất nhập khẩu, luật doanh nghiệp,… và ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện chi tiết đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý và hoạt động
của Hải quan để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, góp phần hạn chế
tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, bảo đảm lợi ích chính đáng của
người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Để khuyến khích các hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận
thương mại nhà nước cũng đã ban hành chính sách, chế dộ bảo đảm kinh phí

cho hoạt động của lực lượng kiểm soát Hải quan như: kinh phí đảm bảo cho
các hoạt động điều tra, xác minh, bắt giữ, lưu kho bãi, định giá, đấu giá,… đã
phần nào hỗ trợ động viên cho công tác này.
1.2.2.2 Các biện pháp hạn chế gian lận thương mại của Cục Hải
quan Hà Nội
Nhận thức rõ về nguyên nhân, tính chất, hậu quả nghiêm trọng của hoạt
động gian lận thương mại Hải quan thành phố Hà Nội đã có những biện pháp
phù hợp trong từng thời kỳ nhất định
* Cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm hiện đại hóa toàn diện các
mặt hoạt động nghiệp vụ của Hải quan thành phố Hà Nội
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Từ thực tiễn công tác cho thấy, một trong những nguyên nhân xuất hiện
tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những sơ
hở, mâu thuẫn, không rõ ràng trong hệ thống luật pháp, trong chính sách quản
lý thương mại,…. Bên cạnh đó, quy trình nghiệp vụ thì rườm rà, chưa phân
định rõ trách nhiệm của các bộ phận, các cơ quan hữu quan. Để giải quyết cơ
bản vấn đề này nhất là đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải
tiến hành cải cách, hiện đại hóa toàn diện các mặt hoạt động nghiệp vụ của
ngành Hải quan phù hợp với các thông lệ quốc tế và góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch,…
* Công tác tổ chức và nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát Hải quan
- Tổ chức của lực lượng kiểm soát Hải quan
Lực lượng kiểm soát Hải quan được tổ chức theo hệ thống các đơn vị
chuyên trách từ Hải quan thành phố Hà Nội đến các chi cục Hải quan cửa
khẩu
- Hoạt động nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát Hải quan
Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng kiểm soát Hải quan là đấu tranh

chống buôn lậu, gian lận thương mại. Ngoài ra, trong thời gian qua lực lượng
kiểm soát Hải quan nói chung và lực lượng kiểm soát Hải quan thuộc cục Hải
quan thành phố Hà Nội nói riêng, còn được giao các nhiệm vụ sau: Thu thập,
xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan; áp dụng quản lý rủi ro; bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; chống hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính. Đây là những
nhiệm vụ mới đầy khó khăn của lực lượng kiểm soát Hải quan
Hiện nay Hải quan thành phố Hà Nội đã và đang áp dụng phương
pháp quản lý Hải quan hiện đại - Phương pháp quản lý rủi ro mà cốt lõi của
nó chính là việc thu thập thông tin. Quản lý rủi ro là việc áp dụng đồng bộ
phương pháp để xác định và xử lý các rủi ro đó, rủi ro được phân thành các
mức độ khác nhau: rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. Tương ứng với mỗi
mức độ rủi ro đó là một cách xử lý, ra quyết định của cơ quan Hải quan, và
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hiện nay các mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào 3
luồng, lần lượt là:
- Luồng đỏ: rủi ro cao, rất cao; cơ quan Hải quan không chấp
nhận, phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn ngay.
- Luồng vàng: rủi ro trung bình; cơ quan Hải quan có thể chấp
nhận rủi ro bằng cách chỉ kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra thực
tế hàng hóa; đồng thời chuyển rủi ro cho lực lượng kiểm tra
sau thông quan
- Luồng xanh: rủi ro thấp, rất thấp; cơ quan Hải quan có thể chấp
nhận rủi ro bằng cách miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Chỉ tính riêng năm 2006, năm đầu tiên triển khai quản lý rủi ro một
cách bài bản, toàn diện và có hệ thống, Hải quan đã thông quan được một
lượng hàng hóa tăng 22% so với năm 2005. Ngoài ra, việc này còn làm cho

hồ sơ Hải quan được đơn giản hóa, giảm các giấy tờ cần thiết.
Bảng 1.1: Tốc độ tăng quy mô hồ sơ thông quan hàng hóa qua Hải quan
Việt Nam
Chỉ tiêu 2005 2006 So
sánh
05/06
2007 So
sánh
07/06
2008 So
sánh
08/07
Tổng số tờ khai (nghìn tờ)
1,587 1,848 17% 2,280 23,3% 2,934 28,7%
Số tờ khai NK (nghìn tờ)
761 902 18,4% 1,117 23,8% 1,321 13,5%
Số tờ khai XK (nghìn tờ)
819 946 15,4% 1,163 22,9% 1,613 44,5%
Kim ngạch XNK (tỷUSD)
69,424 84,717 22% 110,843 24,6% 143,398 29,3%
Kim ngạch XK (tỷ USD)
36,981 45,314 22,5% 58,061 28,1% 74,123 27,6%
Kim ngạch NK (tỷ USD)
32,443 39,403 21,4% 52,782 34% 69,275 31,2%
Nguồn: số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam qua các năm
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Do đó, việc cung cấp thông tin nghiệp vụ chính xác, kịp thời sẽ giúp

cơ quan Hải quan xác định mức độ rủi ro của lô hàng xuất nhập khẩu qua việc
đánh giá tổng hợp hàng loạt thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng,… để xem
tổ chức, cá nhân, lô hàng xuất nhập khẩu có khả năng vi phạm pháp luật hay
không?
Từ phân tích trên cho ta thấy nếu làm tốt công tác thu thập, xử lý
thông tin nghiệp vụ Hải quan sẽ tiết kiệm được nhân lực,vật lực; tọa thông
thoáng trong quy trình thủ tục Hải quan; nâng cao hiệu quả của công tác
chống buôn lậu và gian lận thương mại.
* Kiểm tra sau thông quan
Đây là các làm hiện đại được Hải quan các nước phát triển áp dụng, và
hiện nay Hải quan Việt Nam cũng đang có nhưng bước hoàn thiện quy trình
này vào Việt Nam.
Lực lượng kiểm tra sau thông quan được thành lập chính thức vào năm
2003 theo Nghị định 96/2002/NĐ – CP, ngày 19/11/2002 của chính phủ. Với
cách làm này Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Hà Nội nói riêng đã
chuyển từ “tiền kiểm” (kiểm tra trong thông quan) sang “hậu kiểm” ( kiểm tra
sau thông quan), điều này tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan nhanh
hơn, giảm thời gian hàng hóa lưu tại cửa khẩu, tại kho bãi; việc kiểm tra sẽ
được lựa chọn và thực hiện sau khi hàng hóa đã được thông quan trên cơ sở
đánh giá phân tích thông tin
* Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan
Công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoạt động phòng
chống buôn lậu, gian lận thương mại luôn được Hải quan nói chung và Hải
quan thành phố Hà Nội nói riêng quan tâm thực hiện, đó là các lực lượng bộ
đội biên phòng, công an, quản lý thị trường. thuế nội địa,…
Ngoài ra hiện nay Hải quan đang xây dựng quy chế phối hợp cppng tác
với cục quản lý thị trường – phòng thương mại công nghiệp Việt Nam
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(VCCI); thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan ban ngàng hữu quan
trong hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
* Phổ biến tuyên truyền pháp luật và công tác, phối hợp với cộng đồng
doanh nghiệp
Cách làm này được thực hiện dựa trên mối quan hệ “2 bên phối hợp,
hợp tác để nâng cao khả năng quản lý nhà nước góp phần xây dựng môi
trường kinh doanh lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn
chân chính”. Mà nội dung cơ bản của công tác phối hợp là trao đổi các thông
tin phục vụ công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ; chống hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng; buôn lậu, gian lận thương mại. Và hiện nay cách làm
này đã thu được một số kết quả tích cực
* Hợp tác quốc tế trong phong trào đấu tranh chống buôn lậu, gian lận
thương mại
Trong xu thế hội nhập của kinh tế quốc tế, Hải quan Việt Nam nói
chung và Hải quan thành phố Hà Nội nói riêng cũng đã phát triển và mở rộng
hợp tác, trao đổi thông tin với Hải quan các nước thông qua việc ký kết các
thỏa thuân hợp tác song phương, đa phương.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
2.1 Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trong cả nước diễn biến hết
sức phức tạp và sôi động đặc biệt ở khu vực các cửa khẩu với nhiều thủ đoạn
tinh vi xảo quyệt để qua mặt Hải quan. Bọn gian thương lợi dụng lợi thế về

địa hình và những khó khăn của Hải quan vùng biên để tuồn hàng lậu và trốn
thuế.
Thực trạng gian lận thương mại trên các tuyến đường, các kênh tiêu thụ
ở Việt Nam biến động tùy thuộc vào mức độ kiểm tra và kiểm soát trên các
tuyến đường, tại mỗi cửa khẩu, tuy nhiên dòng vận động của hàng hóa gian
lận được dịch chuyển tới nơi nào đó nó được bồi hoàn tốt nhất. Dòng hàng
hóa gian lận lẩn tránh các khu vực cửa khẩu ngặt nghèo và tìm đến nơi nào
cho phép chúng thịnh vượng lâu hơn. Các con số thống kê có thể là rất xác
thực, song cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi vì chúng chỉ được nhìn nhận
trên những con số thu được, còn phần không nắm bắt được lại muôn hình,
muôn vẻ. Hơn nữa, ngay bản thân các con số thu được cũng đã qua một quá
trình xử lý và tiến hành các hoạt động điều chỉnh mà người ta cho rằng phù
hợp với thực tế hơn.
Cùng với sự thiết lập của hàng rào thuế quan, hầu hết các cửa khẩu
trong cả nước đều diễn ra hiện tượng và gian lận thương mại. Tuy nhiên ở
những vùng giáp ranh với các nước khác nhau thì những mặt hàng, thủ đoạn
và cách thức gian lận có dấu hiệu đặc thù riêng.
Tình hình gian lận thương mại trên từng tuyến như sau:
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1 Trên tuyến đường bộ
2.1.1.1 Tuyến biên giới phía bắc
Phía Bắc nước ta có sáu tỉnh tiếp giáp với với hai tỉnh Quảng Tây và
Vân Nam của Trung Quốc với đường biên giới dài 1.306 km. Các năm gần
đây quan hệ thương mại giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát
triển và gia tăng, hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại
hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007 tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam
– Trung Quốc đã lên tới 15,85 tỷ USD.

Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn
rae hết sức phức tạp trên cả địa bàn sáu tỉnh vùng biên, với các mặt hàng nhập
lậu chủ yếu là: các mặt hàng vải may mặc; bánh kẹo; giày dép; bát sứ; cốc
thủy tinh; hàng tạp hóa; hàng điện tử; phân bón; các sản phẩm từ gia súc, gia
cầm; đồ chới cấm trẻ em lưu thông; pháo; mũ bảo hiểm;…
Cách thức vận chuyển hàng buôn lậu thường diễn ra như sau: chủ hàng
thu gom tập hợp hàng hóa ngoài địa bàn kiểm soát Hải quan, xé lẻ và tổ chức
cho đội ngũ cửu vạn hoặc thuê dân cư biên giới vận chuyển hàng qua biên
giới vào ban đêm, đồng thời thuê đầu gấu, nghiện hút đi theo áp tải, bảo vệ
hàng. Sau khi hàng đi qua biên giới trót lọt sẽ tiến hành tập hợp và vận
chuyển tiếp vào sâu trong nội địa bằng nhiều hình thức khác nhau.
Theo báo cáo tổng hợp của Cục Hải quan 6 tỉnh biên giới, từ năm 2002
– 2009 đã phát hiện và bắt giữ 5555 vụ, trị giá vi phạm 133,3 tỷ đồng. Tại
hang Dơi - Lạng Sơn, mỗi ngày lượng hàng lậu nhập vào nội địa lên đến hàng
tỷ đồng. Vụ án đường dây buôn lậu tại hang Dơi được xét xử tháng 9 năm
2002 là một ví dụ điển hình. Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2002, trên toàn
quốc đã có tới 576 vụ buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra.
2.1.1.2 Tuyến biên giới miền trung
Miền trung nước ta giáp với Lào với đường biên giới đi qua 9 tỉnh. Địa
bàn khu vực biên giới chủ yếu là rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn, dân cư
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phần lớn là các dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp, do đó hoạt động
buôn lậu trên tuyến này cũng diễn ra không kém phần phức tạo, nghiêm trọng.
Do sự phức tạp của địa hình nên các đối tượng buôn lậu thường vận
chuyển hàng hóa thông qua những đường dây bí mật, hoặc xé lẻ rồi thuê cửu
vạn gánh hàng qua rừng để tránh các trạm kiểm soát của các lực lượng chức
năng, hoặc thuê đồng bào dân tộc ít người dùng xe thô sơ kéo qua cửa khẩu,

hoặc gia cố hàng lậu trên các phương tiện chở khách, chở hàng hóa cồng
kềnh,…
Trên tuyến biên giới Việt-Lào, tình hình nổi lên là buôn lậu thuốc
phiện, heroin từ Lào qua biên giới vào Việt Nam, nhập lậu thuốc lá ngoại chủ
yếu diễn ra ở cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, đồng thời xuất gạo, pháo nổ,
xăng dầu, kim loại mầu,… Trên tuyến này, hình thành các tổ chức buôn lậu
và gian lận thương mại xuyên quốc gia, gian thương người Lào tập kết hàng
từ Thái lan về Bản Đen, chợ Krôn của Lào rồi dùng nhiều thuyền máy chở
hàng hóa dọc sông Sepôn , khi thấy vắng lực lượng kiểm tra, chúng lao
thuyền sang phía bờ sông Việt Nam. Một lượng hàng lậu lớn cũng tuồn vào
Việt Nam theo các lối mòn biên giới ở 2 bên cánh gà cửa khẩu Lao Bảo.
Ngoài ra, hiện tượng lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của Nghị
định 66/2002/NĐ- CP vẫn còn phổ biến. Một số người buôn bán chuyên
nghiệp đã lợi dụng mua lại chế độ của lái xe và công nhân nhập cảnh để buôn
bán kiếm lời. Đặc biệt có một số tư thương núp bóng doanh nghiệp Nhà nước
làm hộ chiếu sang Lào công tác, khi về mang hàng hóa theo tiêu chuẩn hành
lý miễn thuế và dùng tiêu chuẩn đó để vận chuyển nhiều chuyến hàng cùng
loại được nhập lậu từ Lào về sâu trong nội địa. Hàng hóa chủ yếu là đồ điện
tử, máy điều hòa nhiệt độ, rượu ngoại, mỹ phẩm,… Chỉ tính riêng năm 2007,
tổng sô điều hòa được nhập miễn thuế qua các cửa khẩu đã có trị giá lên tới
gần 8 triệu USD
Theo báo cáo tổng hợp của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, chỉ tính từ
năm 2002 – 2009 tại đây đã phát hiện, đấu tranh 12.450 vụ, trị giá 106 tỷ
đồng, với quy mô và giá trị của các vụ việc có chiều hướng tăng lên
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1.3 Tuyến biên giới Tây – Nam
Biên giới Tây Nam nước ta tiếp giáp với CamPuChia có đường biên

giới dài 1.137 km đi qua chín tỉnh. Địa bàn khu vực này bằng phẳng có hàng
trăm đường mòn với hàng nghìn kênh rạch, đây là điều kiện thuận lợi cho
hoạt động buôn lậu diễn ra ở khắp các địa bàn và liên tục sôi động.
Phương thức chủ yếu là các gian thương lợi dụng đêm tối, những giờ
cao điểm để đưa hàng qua biên giới, nhanh chóng cất giấu vào các nhà dân ở
ven biên giới, bến xe, chợ,… sau đó tìm cách đưa hàng vào sâu nội địa để tiến
hành tiêu thụ. Ngoài ra các đối tượng buôn lậu còn lợi dụng chính sách theo
Quyết định 254/QĐ-TTg, ngày 01/11/2006 của thủ tướng chính phủ cho phép
cư dân biên giới được mua bán trao đổi hàng hóa qua biên giới dưới
2.000.000 VNĐ/1 người/1 ngày để tiến hành buôn lậu bằng hình thức, thuê cư
dân biên giới mua hàng theo tiêu chuẩn rồi tiến hành tập kết và vận chuyển
sau vào trong nội địa
Hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là điện thoại di động, mỹ phẩm, quần áo cũ,
thuốc lá ngoại,… Có những vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn trị giá
hàng chục, hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện tại tuyến biên giới này. Từ năm
2006 - 2008 Cục Hải quan tỉnh An Giang đã bắt giữ được phát hiện và đấu
tranh 5240 vụ, trong đó có 422.125 gói thuốc lá ngoại nhập lậu, 302.456 kg
đường kính trắng…. với trị giá hàng nhập lậu lên tới 85 tỷ đồng.
2.1.2 Trên tuyến hàng không
Từ năm 1990 trở lại đây, lượng khách hàng và phương tiện xuất nhập
cảnh ra vào Việt Nam chủ yếu qua hai cửa khẩu : Sân bay quốc tế Nội Bài và
Tân Sơn Nhất ngày càng tăng. Hành khách xuất nhập cảnh đa dạng và phức
tạp, phương tiện xuất nhập cảnh cũng nhiều và đa dạng hơn. Trong thời gian
qua, hàng không Việt Nam đã mở thêm nhiều tuyến bay mới, theo đó, tình
hình buôn lậu và gian lận thương mại các loại hàng cấm như: ma túy, đồ
cổ,vàng, đá quý, ngoại tệ qua đường hàng không có xu hướng gia tăng, đặc
biệt nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng.
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Những dấu hiệu nổi cộm dễ nhận thấy, đó là:
- Một bộ phận không nhỏ hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độ
miễn thuế khi nhập cảnh đã mang theo những hàng hóa gọn nhẹ, nhưng giá trị
lớn như điện thoại di động hoặc ra vào nhiều lần, hoặc nhờ người khác mua
hộ, mang và khai hộ nhằm mục đích buôn bán kiếm lời. Lợi dụng tiêu chuẩn
hành lý miễn thuế, gian thương đã thu gom tờ khai hành lý của khách nhập
cảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ khai này để hưởng tiêu chuẩn miễn thuế.
- Lợi dụng chế độ quà biếu, gửi hàng có giá trị lớn, gửi nhiều lần,
nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời.
- Cùng các thủ đoạn gian lận thương mại, tình trạng buôn lậu qua
đường hàng không cũng hết sức tinh vi: việc xuất lậu hàng cổ vật có đối
tượng chủ yếu là khách du lịch, thương nhân thuộc quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức,
Đài Loan, Hồng Kông với thủ đoạn cất giấu, để lẫn hàng trong tư trang,
trong hàng gốm sứ, giả cổ
- Việc vận chuyển trái phép các chất ma túy ra và vào Việt Nam đã
xuất hiện khá nhiều. Đối tượng chủ yếu là người nuớc ngoài và Việt kiều có
quan hệ móc nối với một số phần tử và người thân trong nước. Thủ đoạn xuất
nhập lậu ma túy thường được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi như để trong đế
giầy, trong va li 2 đáy, ép vào khuôn tranh sơn mài Điển hình như 2 vụ lớn
đã bị Hải quan phát hiện là vụ nhập lậu 18,1 kg heroin bị Hải quan Tân Sơn
Nhất phát hiện và vụ xuất lậu 5,1 kg heroin bị Hải quan Nội Bài bắt giữ. Đây
là 2 vụ xuất và nhập thuốc phiện lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta do Hải
quan phát hiện.
Nhìn chung, nước ta có địa hình phức tạp, lại nằm trong khu vực và gần
kề với những nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc hàng
hóa của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong
tình trạng dư thừa. Bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu và gian
lận thương mại, họ đã đẩy hàng hóa thừa ế vào thị trường nước ta để vừa khỏi
ứ đọng vốn, vừa giải quyết vấn đề thất nghiệp.

SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh đã thu thuế nhẹ hơn
thuế nhập khẩu, hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ở
tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu. Làm như
vậy, vô hình chung đã hợp thức hóa cho việc vận chuyển hàng buôn lậu và
gian lận thương mại vào tiêu thụ trong nội địa. Thực tế cho thấy buôn lậu và
gian lận thương mại luôn có xu hướng bùng phát rất phức tạp, tạo thành
những điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa là rất lớn.
Theo số liệu thống kê, chúng ta thấy số vụ buôn lậu và gian lận thương
mại bị phát hiện và xử lý luôn tăng qua các năm.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính tổng trị giá hàng hóa buôn
lậu và gian lận thương mại vào Việt Nam mỗi năm vào khoảng 10000 tỷ
đồng. Thất thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền chiếm
khoảng 30% (3000 tỷ đồng/năm), thất thu thuế qua cửa khẩu đường bộ và
đường biên giới khoảng 20% (2000 tỷ đồng/năm).
Từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại
trên các tuyến đều có xu hướng gia tăng. Nếu quan niệm hàng và tiền mang
theo cả cột mốc biên giới, thì có thể nói Tổ quốc ta đang ở trong tình trạng bị
đe dọa xâm lăng. Tại nước ta, không có nơi nào không có bán hàng ngoại và
cũng có thể không có nơi nào không có hàng lậu được bày bán công khai. Với
bức tranh toàn cảnh trên ta thấy thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở
nước ta đang ở một tình thế bức xúc, cần tiên lượng được nó và có những giải
pháp hữu hiệu phòng, chống trong thời gian tới.
2.1.3 Trên tuyến biển
Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên các vùng ven biển nước
ta có nguy hại không kém gì các tuyến khác, nó diễn ra liên tục, ngày càng có
tổ chức chặt chẽ với các thủ đoạn tinh vi và hoàn hảo hơn.

Mặt hàng xuất lậu chủ yếu vẫn là kim loại, quặng kim loại và gỗ. Mặt
hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là các mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng
SV: Nguyễn Tiến Việt
Lớp: Thương mại quốc tế
25

×