Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số vấn đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng việt nam từ 1930-1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.47 KB, 18 trang )

Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị TRƯỜNG THPT LONG THÀNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC DÂN CHỦ
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TỪ 1930-1945

Người thực hiện: Phạm Thị Nhung
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013-2014
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -1-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên : Phạm Thị Nhung
2.Sinh ngày : 13 tháng 8 năm 1960
3.Nam , nữ: : Nữ
4.Địa chỉ: Khu Bàu Cá Xã An Phước H Long Thành T Đồng Nai
5.Điện Thoại: CQ. 061 3844281 NR: 061.3844790
6.Chức vụ : Giáo viên- kiêm tổ phó chuyên môn


7.Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1.Học vị: ĐH sư phạm
2.Năm nhận bằng : 1982
3.Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
1.Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy Lịch sử
2.Số năm có kinh nghiệm: 32 năm
3.Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
3.1 Đổi mới kiểm tra đánh giá môn lịch sử- Cấp sở
3.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực: (Dạy học nêu vấn đề)
Cấp Bộ( đĩa được dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông phát hành trong toàn quốc)
3.3 Sử dụng ý kiến và tài liệu từ tác phẩm của Hồ Chí Minh vào bài dạy lich sử góp
phần giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh ở bậc trung học phổ thông”cấp sơ- loại
xuất sắc
3.4 Kĩ năng tổng hợp kiến thức cơ bản khi làm bài thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi cấp
tỉnh môn lịc sử ( Phần lịch sử Việt Nam từ 1919-1930)- Báo cáo cấp sở- Loại xuất sắc.
3.5.Những bài học kinh nghiệm trong cách mạng Việt Nam từ 1945-2000. Cấp Sở- Loại
Xuất sắc
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -2-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
SKKN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC DÂN CHỦ
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1930-1945
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước và xã hội ta đang đổi mới. Vì thế, việc dạy học lịch sử cũng phải
đổi mới. Đổi mới để có kết quả tốt hơn, cao hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển
của xã hội.
Đổi mới không phải là phủ nhận quá khứ, trái lại phải bảo vệ cương quyết
hơn những giá trị đúng đắn của quá khứ. Đổi mới cũng là bổ sung những gì chưa

đầy đủ chưa hoàn thiện hơn.
Phương hướng để đổi mới lịch sử là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để hiểu đúng lịch sử, không rơi vào giáo
điều, minh họa.
Là một người có khá nhiều năm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh giỏi, tôi cảm nhận được có nhiều điều học sinh chỉ nói và đọc được như trong
sách mà không giải thích được nhiều vấn đề:
Thực trạng xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là xã hội gì. Mâu
thuẫn cơ bản cần giải quyết ?
Vấn đề dân tộc và dân chủ được Đảng giải quyết như thế nào trong cương
lĩnh chính tháng 2/1930 và luận cương chính trị (tháng 10/1930) .
Đảng cộng sản Việt Nam đã giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân
tộc và dân chủ như thế nào trong thời kì 1939-1945?
Sự kiện Bảo Đại thoái vị ( 30/8/1945) có ý nghĩa gì? Có quan hệ như thế nào
với tuyên ngôn độc lập( ngày 2/9/1945).
Cách mạng tháng 8/1945 thành công có ý nghiã gì và tác động như thế nào
đến phong trào cách mạng thế giới?
Còn rất nhiều điều khác mà học sinh lớp 12 cần hiểu về lịch sử dân tộc,
những vấn đề có trong sách giáo khoa và học sinh cũng mong hiểu được thông qua
bài giảng của giáo viên.
Giảng cho học sinh hiểu hoàn toàn là một công việc đòi hỏi giáo viên phải
cố gắng và đó cũng chính là niềm vui của mỗi thầy cô giáo.
Với mong muốn làm thế nào để cho một bài giảng lịch sử có hồn, học sinh
hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc đã đề cập trong sách và hiểu rằng lịch sử là một
môn khoa học xã hội mang tính nhân văn và để giúp các em có kiến thức làm bài thi
tốt hơn, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC DÂN
CHỦ TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1930-1945
II.THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
Cá nhân có nhiều năm dạy lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại

học khối C khá tâm huyết và yêu nghề.
Được giới lãnh đạo quan tâm, chú trọng đến bộ môn.
Nhiều học sinh còn yêu thích môn lịch sử
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -3-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
2.Khó khăn
Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, một số giáo viên, phụ huynh và học
sinh coi lịch sử là môn phụ.
Do tác động của cơ chế thị trường hiện nay ngay từ khi bước vào trường
trung học phổ thông học sinh đã xác định khối thi vào đại học. Đa số các em lao vào
khối A,B, D, còn rất ít hướng vào khối C (Văn- Sử- Địa). Bởi vì vào khối A,B&D
sau này sẽ dễ tìm được công việc có thu nhập cao. Còn khối C không chỉ số lượng
trường đại học ít mà sau khi tốt nghiệp rất khó tìm được công việc phù hợp. Chính
vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi: học sử để làm gì?
Do yếu tố chủ quan, khách quan nên một số giáo viên trong giảng dạy lịch sử
còn qua loa, gượng ép cho xong chuyện, dẫn đến học sinh không yêu sử và thích
học sử.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Tôi đã học sử và dạy sử và đi dự giờ sử nhiều năm, tôi càng hiểu rằng yếu tố
đầu tiên đảm bảo cho giờ sử thành công và có hồn,đó là tâm huyết của người thầy,
khi bước vào giờ dạy trước hết là nên suy nghĩ bài học hôm nay “ dạy cái gì, dạy ra
sao”, cần cho học sinh hiểu được điều gì trong một tiết học, đừng để một giờ dạy
sử thành một giờ kể chuyện sáo rỗng.
Để giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức, giáo viên bắt đầu từ việc giúp học
sinh hiểu biết lịch sử cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử. Đó là mối quan hệ giữa
nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng.
Bài giảng lịch sử trên lớp không thể tách rời nhưng cũng không hoàn toàn lệ
thuộc vào sách giáo khoa. Trong mỗi giáo án chuẩn bị cho một bài giảng nhất định
phải có những nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, vì đó là những kiến thức cơ

bản được chương trình quy định, những kiến thức góp phần tích cực vào nhiệm vụ
giáo dục và giáo dưỡng. Tuy nhiên có những câu, chữ trong sách giáo khoa không
nên đưa vào giáo án của bài giảng,bởi vì nó đã lạc hậu và không phù hợp. Và như
thế trong bài giảng, giáo án lịch sử có những kiến thức, những thông tin không có
trong sách giáo khoa: đó là những tri thức mới do tiến bộ của khoa học kĩ thuật
cung cấp.Cho nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải giải thích cho học
sinh hiểu sâu hơn,kỹ hơn những vấn đề đã nêu ra trong sách giáo khoa.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa lớp 12, theo chương trình chuẩn đã viết sử Việt Nam từ 1919-
2000 với 5 giai đoạn: 1919-1930; 1930-1945; 1946-1954; 1954- 1975; 1975-2000.
Trong mỗi giai đoạn có rất nhiều vấn đề tôi cảm nhận học sinh chỉ đọc những kiến
thức ghi trong sách mà chưa hiểu được vì sao lại như vậy.
Thực tế trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 môn lịch sử năm học
2013-2014, trường THPT Long Thành, có 8 học sinh dự thi chỉ đạt đước 3 giải
khuyến khích ( các giải khuyến khích này cũng chưa đạt điểm 10/20).
Trong kì chọn môn thi tốt nghiệp THPT trường THPT Long Thành chỉ có
16/412 học sinh chọn thi môn sử ( Tỉ lệ 3,88%). Tỉ lệ này làm cho những người
đang dạy sử phải suy nghĩ và không khỏi day dứt băn khoăn
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -4-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
3. Phạm vi đề tài
Để giải quyết đề tài “Một số vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam
thời kì 1939-1945” cần tập trung vào những vấn đề sau:
1.Tại sao vấn đề dân tộc dân chủ được đặt ra trong cách mạng Việt Nam?
2.Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong cương lĩnh chính trị tháng 2/1930
và luận cương chính trị tháng 10/1930.
3. Đảng giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong
thời kì 1930-1945 như thế nào?
4. Mục đích đề tài
Giúp học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức đã nêu ra trong sách giao khoa,

học sinh vận dụng tốt hơn trong bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học và
thi học sinh giỏi các cấp.
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.Tại sao vấn đề dân tộc dân chủ được đặt ra trong cách mạng Việt Nam.
Xã hội Việt Nam trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp là một xã hội phong
kiến độc lập. Khi Pháp vào xâm lược, nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa
phong kiến.
Cả hai lần khai thác: lần 1( 1897-1914), lần 2( 1919-1929) Pháp đều dựa vào
phong kiến thực hiện mục đích vơ vét tài nguyên, nhân công, đàn áp nhân dân vì
vậy mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam với Pháp và phong kiến phản cách mạng trở
thành chủ đạo, yêu cầu thực hiện vấn đề giải phóng dân tộc trở thành cấp thiết. Còn
phong kiến Việt Nam lại nhờ vào Pháp để duy trì địa vị của mình. Những hình thức
áp bức, bóc lột dã man của phong kiến với nông dân trở nên trầm trọng hơn. Tình
trạng đó dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến trở nên gay gắt, vấn đề
dân chủ được đặt ra.
Như vậy do thực tiễn khách quan của cách mạng Việt Nam tồn tại hai mâu
thuẫn cơ bản đó là: dân tộc Việt Nam với Pháp và phong kiến phản cách mạng;
giữa nông dân với phong kiến. Việc giải quyết hai mâu thuẫn trên tức là yêu cầu
dân tộc và dân chủ được đặt ra và trở thành một nhu cầu của cuộc vận động giải
phóng dân tộc ở Việt Nam.
Ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã giải quyết rất linh hoạt
mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược này. Điều đó được thể hiện rất cụ thể
trong thời kì 1930-1945.
2. Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong cương lĩnh chính trị tháng
2/1930 và luận cương chính trị tháng 10/1930.
2.1. Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong cương lĩnh chính trị tháng
2/1930
Qua quá trình bôn ba, tìm hiểu ở nước ngoài, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc
quyết định thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua “ Cương lĩnh vắn tắt,
sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt”, gọi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -5-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
Cương lĩnh xác định:
Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là: tiến hành cách mạng tư sản
dân quyền và thổ địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản.
Nhiệm vụ cách mạng:
Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho
nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội
công nông ( nhiệm vụ dân tộc)
Tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phong kiến phản cách mạng chia cho
dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất ( nhiệm vụ dân chủ).
Lực lượng cách mạng, cương lĩnh chủ trương đoàn kết tất các các giai cấp,
công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu điạ chủ và tư
bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và
vô sản thế giới.
Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lí luận chủ Nghĩa Mác-
Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
Quan hệ quốc tế, Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận
của cách mạng thế giới.
Phương pháp cách mạng, Cương lĩnh khẳng định phải sử dụng con đường bạo
lực cách mạng, chứ không thỏa hiệp, cải lương với kẻ thù. Đảng có sách lược Đảng
cách mạng thích hợp để lôi kéo các tầng lớp trung gian về phía vô sản, còn bộ phân
nào ra mặt phản cách mạng thì kiên quyết đánh đổ.
Cương lĩnh cho thấy ngay từ đầu Đảng đã xác định con đường phát triển tất yếu
của cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thuộc phạm
trù cách mạng vô sản; gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, gắn giải
phóng xã hội; gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng này hoàn
toàn khác với cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ do tư sản lãnh đạo như cách mạng
Pháp 1789. Do giai cấp vô sản lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân đấu tranh đánh đế
quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng. Đây là hai

nhiệm vụ chiến lược có quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhưng không phải
lúc nào cũng diễn ra đồng thời mà tùy vào từng thời kì, hai nhiệm vụ này sẽ được
thực hiện ở mức độ khác nhau.
2.2.Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong Luận cương chính trị tháng
10/1930.
a. Nội dung
Luận cương xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương là: Cách
mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thắng lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua thời kì tư bản
chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cách mạng: là đánh đổ phong kiến và đế quốc, hai nhiệm vụ có quan hệ
khăng khít nhau.
Lực lượng cách mạng Giai cấp công nhân và nông dân.
Lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng Sản Động Dương.
Quan hệ quốc tế : Quan hệ mật thiết với cách mạng và giai cấp vô sản thế giới.
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -6-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
Phương pháp cách mạng là: Tập hợp lãnh đạo quần chúng đấu tranh để giành chính
quyền. Phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền: Võ
trang bạo động không phải là việc thường mà tuân theo khuôn phép nhà binh.
b. Ý nghĩa: Luận cương chính trị có sự nối tiếp những vấn đề cơ bản của cương
lĩnh chính trị và xác định được những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Đông
Dương.
c. Hạn chế:
Luận cương không đưa nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, không nêu ra mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
Pháp.
Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc, khả
năng lôi kéo bộ phận trung tiểu địa chủ. Do đó Luận cương không đề ra được một
liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
Nguyên nhân của hạn chế trên là do nhận thức giáo điều và máy móc mối quan

hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở nước thuộc địa. Những người cộng sản lúc
bấy giờ chưa hiểu đầy đủ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và yêu cầu của cách
mạng Đông Dương. Ít nhiều chịu sự chi phối khuynh hướng tả trong quốc tế 3.
3. Đảng giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ trong thời kì 1930-1945
3.1. Trong thời kì 1930-1935.
Trong thời kì 1930-1935, vấn đề dân tộc dân chủ được chú trọng, gắn liền và
có mối quan hệ biện chứng với nhau.
a. Thời kì cao trào 1930-1931
Khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời phong trào cách mạng diễn ra theo xu
hướng vô sản diễn ra mạnh mẽ và phát triển thành cao trào rộng lớn, tiêu biểu là
phong trào chống đế quốc và phong kiến thời kì 1930-1931.
Đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh diễn ra từ tháng 9/1930 đến giữa
1931, hàng nghìn nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ, kéo đến phá huyện lị, đòi
giảm sưu thuế, được công nhân Vinh- Bến Thủy hưởng ứng. Trong đó phải kể đến
sự kiện ngày 12-9-1930, cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên,
kéo đến phá huyện lị với khẩu hiệu “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”; “ nhà máy về tay
thợ thuyền”; “ ruộng đất về tay dân cày”, họ kéo về Vinh số người tham gia lên gần
3 vạn người, Pháp đàn áp dã man, nhưng không ngăn được khởi nghĩa, quần chúng
phá huyện đường, nhà lao, xung đột với lính khố xanh.
Cuộc đấu tranh này làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê
liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng địa phương lãnh đạo nhân dân đứng
lên tự quản lí đời sống xã hội gọi là “Xô viết”. Như vậy đến tháng 9&10 chính
quyền Xô viết ra đời ở nhiều nới tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính quyền Xô Viết thực
hiện quyền làm chủ và mang lại quyền lợi cho nhân dân :
Chính trị, Thành lập chính quyền Xô Viết do công nhân lãnh đạo. Thực hiện
quyền tự do dân chủ. Nhu cầu dân chủ ngày càng tăng lên quần chúng nhân dân đã
lập ra các tổ chức quần chúng công khai như : Đội tự vệ đỏ, hội tương tế, Công hội,
Nông hội, hội phụ nữ giải phóng toà án nhân dân .
Kinh tế, chia ruộng đất cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, xóa nợ,
lập tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -7-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
Văn hóa – xã hội, mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn mê tín, xây dựng
nếp sống mới.
Phong trào này chứng tỏ, Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công nhiệm
vụ dân tộc ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Cao trào 1930-1931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh,
thắng lợi này có ý nghĩa quyết định đầu tiên đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp
theo của cách mạng Việt Nam.
b. Thời kì 1932-1935
Sợ ảnh hưởng của Xô Viết nghệ Tĩnh với phong trào cách mạng cả nước, Pháp
tiến hành khủng bố dã man phong trào đấu tranh cách mạng, phong trào cách mạng bị
tổn thất: hâu hết ủy viên ban chấp hành Trung ương, Xứ ủy Bắc kì, Trung kì, Nam kì
bị bắt, cơ sở đảng bị phá vỡ, hàng ngàn người bị bắt và cầm tù. Phong trào cách
mạng tạm lắng xuống.
Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên trì đấu tranh. Trong tù bảo
vệ quan điểm lập trường chỉ đạo đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù. Ở ngoài
nhà tù, đảng viên bám dân xây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
Trong bối cảnh đó Đảng ra chương trình hành động ( 6/1932), nêu rõ chủ
trương đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính
trị, bãi bỏ các thứ thuế bất công, củng cố phát triển các đoàn thể quần chúng.
Có sự chỉ đạo của Đảng, phong trào cách mạng bắt đầu phục hồi, tổ chức Đảng
được xây dựng và phục hồi trở lại. Phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra
nhiều nơi với những hình thức như mít tinh, biểu tình, bãi công. Trong cuộc đấu tranh
đó công nông giữ vai trò chủ đạo. Tiêu biểu công nhân ở các địa phương Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Sài Gòn. Nông dân Gia Định, Khánh Hòa, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Phong trào đấu tranh đó đã chuẩn bị tiền đề cho một thời kì đấu tranh mới của
cách mạng.
Như vậy, phong trào dân tộc dân chủ theo con đường cách mạng vô sản đã được
kiểm nghiệm, khảo sát trong thực tiễn thời kì 1930-1935. Phong trào khẳng định
Đảng giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ (nắm vững và

giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội) là yếu tố quyết định sự thành
công của cuộc cách mạng.
3.2. Trong thời kì 1936-1939
a.Bối cảnh
*Thế giới.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929-1933), chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở
Đức- Ialia, Nhật, các nước phát xít tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.
Trở thành nguy cơ đe dọa hòa bình an ninh thế giới
Đại hội lần VII (7–1935) của Quốc tế Cộng sản, xác định kẻ thù và nhiệm vụ
của nhân của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu đấu tranh giành
dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
6 – 1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thành lập, ban hành một số chính
sách tiến bộ với thuộc địa.
*Đông Dương
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -8-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình, cử toàn quyền mới, ân xá
một số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí . . .
ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị ra hoạt động, tranh giành ảnh hưởng
trong quần chúng, trong đó Đảng cộng sản Đông Dương là mạnh nhất vì có tổ chức,
chủ trương rõ ràng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến mọi
tầng lớp và giai cấp trong xã hội.
Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương tăng cường vơ vét làm cho kinh tế
tiêu điều: Nông dân không đủ ruộng cày, lại tô cao thuế năng; công nhân thất
nghiệp ngày càng nhiều, người việc làm thì lương thấp: tiểu tư sản trí thức thất
nghiệp…Tư sản dân tộc có vốn ít nên chỉ lập các công ty nhỏ, chịu thếu cao.
Đời sống các tầng lớp nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn, cực khổ. Chính vì thế
họ hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Đông Dương.

b. Chủ trương mới của Đảng
( Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 7-
1936- Họp ở Thượng Hải Trung Quốc )
Hội nghị xác định: nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền
Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến
Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: trước mắt là chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chiến tranh, đòi tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hoà bình.( Tạm
gác nhiệm vụ đánh đế quốc Pháp, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày).
Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai, bí mật, hợp pháp
và bất hợp pháp.
Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Đến hội nghị Trung Ương tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ
Đông Dương (gọi tắt là MTDC Đông Dương) nhằm tập hợp các giai cấp, đảng phái
và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ trên.
c. Thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ trong thời kì 1936-1939.
Chủ trương của Đảng đáp ứng nguyện vọng của nhân dân làm dấy lên phong
trào đấu đòi tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hoà bình tranh sôi nổi:
Tiêu biểu, Phong trào Đông Dương Đại hội( 6-1936)
Giữa năm 1936 được tin chính phủ mặt trận nhân dân Pháp cử phái đoàn qua
điều tra tình hình thực tế Đông Dương, Đảng chủ trương vận động thành lập Các
ủy ban hành động và tổ chức các tầng lớp nhân dân, hội họp, thảo bản “dân
nguyện” tiến tới đại hội của nhân dân ĐD( 8-1936).
Các ủy ban hành động nối tiếp nhau ra đời ở 3 kì, tổ chức phát truyền đơn, ra
báo chí, tổ chức mít tinh, hội họp, đưa ra yêu cầu đòi dân sinh dân chủ, buộc chính
quyền thực dân phải nới rộng quyền xuất bản báo chí,tự do đi lại, thả một số tù
chính trị. Giữa tháng 9-1936, Pháp giải tán các ủy ban hành động, phong trào Đông
Dương đại hội bị cấm hoạt động, song đông đảo quần chúng được giác ngộ, Đảng
tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai hợp pháp.
Trong phong trào công nhân thể hiện vai trò tiên phong, trên cơ sở liên minh
công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào công nhân phát triển cả

về số lượng lẫn chất lượng, có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân ở các đồn điền,
xí nghiệp, đòi tự do dân chủ, đòi tăng lương, lập nghiệp đoàn. Năm 1936 có 242
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -9-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
cuộc đấu tranh ( tổng bãi công tiêu biểu nhất là công nhân Than Hòn
Gai( 11/1936)), năm 1937 cả nước có 400 cuộc bãi công của công nhân( công
nhân xe lửa Trường thi( 7/1937)).
Trong đấu tranh nông dân liên minh chặt chẽ với công nhân.Năm 1937 có 150
cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt là nông dân Nam Bộ đấu tranh đòi tự do dân
chủ.
Phong trào còn thu hút các tầng lớp khác tham gia như: tiểu thương, tiểu chủ,
học sinh, sinh viên và lôi kéo cả người Pháp có tư tưởng dân chủ ở Việt Nam tham
gia, tiêu biểu cuộc mít tinh của 25.000 người, ngày 1-8-1938, tại đấu Xảo Hà Nội.
Phong trào đấu tranh tuy có chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn
khổ chính sách cai trị của chính quyền thực dân, nhưng do Đảng cộng sản Đông
Dương lãnh đạo, phong trào được thực hiện bằng chính sức mạnh của quần chúng
nhân dân, trong đó công nông là gốc, đã buộc chính quyền thực dân chấp nhận
những yêu sách cụ thể trước mắt và trên cơ sở đó, trong điều kiện thuận lợi mới,
tiếp tục đẩy phong trào lên mức cao hơn, triệt để hơn để giành thắng lợi cuối cùng.
Cuộc đấu tranh được đặt trong một giai đoạn cách mạng cụ thể là thời kì 1936-
1939, thể hiện nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Khác với phong trào cải lương của tư sản và địa chủ khởi xướng đầu thế kỉ là xin
chính quyền thực dân ban hành một số quyền lợi hàng ngày và xem đây là mục tiêu
cuối cùng. Nên phong trào cách mạng 1936-1939 vẫn chứa đưng nội dung dân tộc.
Tóm lại chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn
đề dân tộc và dân chủ, xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng, từ đó đề ra
các hình thức, tổ chức đấu tranh linh hoạt, thích hợp nên đạt được mục tiêu của cách
mạng.
3.3. Thời kì 1939-1945
a.Bối cảnh

Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới bùng nổ. Pháp hàng Đức (6-1940), thực
hiện chính sách thù địch với phong trào CM thuộc địa.
Ở Đông Dương : Pháp tăng cường vơ vét và đàn áp CMĐD: Ra lệnh tổng động
viên nhằm cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân sự ,
nhân lực và sản phẩm , nguyên liệu.
Thi hành chính sách “ kinh tế chỉ huy” tăng thuế cũ, đặt thuế mới, cưỡng bức
thu mua lương thực theo giá quy định.
Tháng 9-1940, Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp hàng. Nhật giữ nguyên bộ
máy cai của Pháp, dùng nó để vơ vét bóc lột kinh tế phục vụ cho chiến tranh.
Ở Việt Nam: Đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyền và lừa bịp cho văn
minh và sức mạnh của Nhật, chuẩn bị hất cẳng Pháp. Nhật cướp đất của nông dân,
bắt nhân dân nhổ lúa, hoa màu, trồng cây thầu dầu, đay. Nhật yêu cầu Pháp xuất
nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ. Nhật đưa vốn vào đầu tư những ngành
phục vụ cho nhu cầu quân sự như măng gan, sắt. Nhân dân Dông Dương một cổ hai
tròng, mâu thuẫn của nhân dân Việt Nam với Nhật- Pháp trở nên gay gắt.
Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô cổ
vũ cho phong trào cách mạng Việt Nam.
b. Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -10-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
( Sự chuyển hướng được đánh dấu bằng hội nghị Trung ương lần 6(tháng 11/1939),
hội nghị Trung ương lần 7(tháng 11/1940), hội nghị Trung Ương lần 8( tháng
5/1941)
b.1.Nội dung:
Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. “ Cuộc cách mạng Đông Dương
trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”
Chủ trương tạm gác khẩu hiệu “ đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”,
thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc, địa chủ phản bội quyền lợi
dân tộc;chia cho dân cày nghèo”, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Khẩu hiệu “chính phủ công nông binh” được thay bằng khẩu hiệu lập “chính

phủ cộng hòa dân chủ”.
Hội nghị quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước
Đông Dương bằng cách thành lập mặt trận ở từng nước. Việt Nam thành lập Việt
Nam độc lập Đồng Minh( gọi tắt là Việt Minh), để tập hợp lực lượng đánh đế quốc,
phát xít.
Hội nghị khẳng định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của
toàn Đảng toàn dân.
b.2. Ý nghĩa:
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng có tác dụng tập hợp mọi tầng
lớp tham gia trong mặt trận Việt Minh để đấu tranh.
Là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta giành thắng lợi.
3.3. Đảng giải quyết nhiệm vụ dân tộc dân chủ (chống đế quốc và phong kiến)
trong thời kì từ 1941 đến 1945.
a.Trong cao trào kháng Nhật cứu nước( 9/3/1945- 15/8/1945).
a.1.Chỉ thị Nhật –Pháp bắn nhau hành động của chúng ta ngày 12/3/1945.
Ngày 9/3/1945, Nhật Đảo chính Pháp, ban thường vụ TW Đảng họp, ra chỉ
thị“ Nhật –Pháp bắn nhau hành động của chúng ta”
Chỉ thị nhận định cuộc đảo chính tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc
nhưng điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là: Nhật và tay sai Nhật vì vậy thay
khẩu hiệu “ đánh đuổi Nhật-Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”
Hình thức đấu tranh: Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy, vũ
trang du kích sang tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Chỉ thỉ là chương trình hành động, là sự chỉ đạo kịp thời và kiên quyết với cuộc
đấu tranh.
a.2. Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước
Cao Bắc lạng: VNTTGP quân và cứu quốc quân phối hợp với lực lương chính
trị, giải phóng xã, châu huyện,lập chính quyền CM
Bắc Kì, Trung Kì: “Phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói”, thu hút nhiều

người tham gia, hình thức phong phú. Có nơi giành được chính quyền.
Quảng Ngãi: tù chính trị nhà lao Ba Tơ, nổi dậy, khởi nghĩa thành lập chính
quyền cách mạng ( 11-3), tổ chức đội du kích Ba Tơ. Hưởng ứng nhiều nhà tù khác
nổi dậy: Hỏa Lò ( Hà Nội); Buôn Ma Thuật ( Đắk Lắk)
Nam Kì: mặt trận Việt Minh hoạt động mạnh ở Mĩ Tho và Hậu Giang.
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -11-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
a.3. Ý nghĩa cao trào:
Cao trào phát triển rộng rãi thu hút nhiều tầng lớp tham gia, đưa quần chúng
lên trận tuyến cách mạng và sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa. Quần chúng
được tôi luyện qua các hính thức đấu tranh phong phú quyết liệt.
Qua cao trào, lực lượng chính trị và các lực lượng vũ trang cách mạng từ nông
thôn đến thành thị phát triển vượt bậc, làm cho lực lượng của kẻ thù suy yếu nhanh
chóng, đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chín muối.
Như vậy trong thời kì tiền khởi nghĩa Đảng khéo léo kết hợp mục tiêu dân tộc
và dân chủ trong đấu tranh nên đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, nhât là
phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói, đáp ứng nguyện vọng của dân nên thu
hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
b. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
b.1. Thời cơ trong cách mạng tháng Tám /1945 ( Từ ngày 15/8/1945 đến trước
tháng 9/1945)
Khách quan:Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9-8-1945
quân Xô Viết tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhât ở Đông bắc Trung
Quốc. Quân Đồng Minh đánh thắng Nhật ở nhiều vị trí thuộc châu Á- Thái Bình
Dương, Mĩ ném hai trái bom nguyên tử xuống Nhật, làm cho quân Nhật thiệt hại
nặng.
Ngày 15-8-1945 Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Quân
Nhật ở Đông Dương rệu rã, Bọn tay sai của chúng hoang mang lo sợ, chính Phủ
Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Trong khi đó quân Đồng Minh Tưởng và Anh
chưa kịp vào; quân Pháp ở Đông Dương chưa kịp nổi dậy.

Chủ quan:
Nhân dân được chuẩn bị sẵn sàng cao 3 thời kì 1930-1931; 1936-1939; nhất là
quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang trong thời kì 1939- 1945.
b.2.Đảng chủ động chớp thời cơ
Ngày 13-8/ 1945, Nghe tin Nhật sắp đầu hàng Đồng Minh; Tổng bộ VM thành
lập:Ủy ban khởi nghiã toàn quốc, và ban bố quân lệnh số 1, phát lệnh tổng khởi
nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước lúc Đồng Minh vào ĐD.
Từ ngày 14 đến 15/8-/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp (ở Tân Trào-
Tuyên Quang):Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. Quyết định
chính sách đối nội và đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
Ngày 16- 17/ 8/1945, Quốc Dân đại hội Tân Trào họp và tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng. Cử ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí
Minh làm chủ tịch. Định Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là tiến quân ca.
Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc Dân đại hội Tân Trào đã thể hiện sự
đoàn kết, nhất trí và quyết tâm giành độc lập của Đảng và nhân dân.
b.3. Lãnh đạo sáng tạo của Đảng trong Tổng khởi nghiã tháng Tám năm 1945
Ngày 14-8-1945,Cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh, phát động nhân dân khởi
nghĩa:Thanh hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh , Khánh Hòa…
Ngày 16-8-1945 , theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị quân giải phóng
do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
Ngày 18-8-1945, 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất : Bắc giang, Hải
Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
Hà Nội
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -12-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
Ngày 17-8, quần chúng nội và ngoại thành, mít tinh ở nhà hát lớn, đi từ nhà hát
qua các trung tâm hô khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh.
Ngày 19-8-1945, hàng vạn nhân dân nội và ngoại thành xuống đường , có sự hỗ
trợ của các đội tự vệ chiến đấu , chiếm phủ Khân sai, sở cảnh sát trung ương, sở Bưu
điện, trại Bảo an Tối 19-8-45, khởi nghĩa thắng lợi ở thủ đô Hà Nội.

Huế: giành chính quyền 23-8.
Sài Gòn:Ngày 25-8-1945, giành chính quyền.
28-8-1945, các điạ phương còn lại giành chính quyền ( Đồng Nai Thượng và
Hà Tiên).
30-8-1945, Bảo Đại thoái vị.Chấm dứt chế độ phong kiến Việt Nam.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình , Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập
tuyên bố nước Việt Nam độc lập.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám có ý nghĩa to lớn: Phá tan 2 xiềng xích
nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm. Lật nhào chế độ phong kiến tồn tại
gần một thế kỉ, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do nhân dân lao động làm
chủ.
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Mở đầu kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm
chủ đất nước.
Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện
cho những thắng lợi tiếp theo.
Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng.
3.4. Kết luận
Thực tế, cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta nổ ra ở thời kì quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới, được mở đầu bằng thắng lợi
của cách mạng tháng Mười Nga.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thực hiện hai nhiệm vụ: đánh đế quốc
Pháp và phát xít Nhật, giành độc lập dân tộc. Đánh phong kiến giành ruộng đất dân
cày, rồi sau đó tiến thẳng lên chủ nhĩa xã hội.
Để thực hiện hai nhiệm vụ này, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Lực lượng tham gia trong cuộc cách mạng này là: công nông, tiểu tư sản, tư sản
dân tộc đứng trong hàng ngũ Việt Minh. Còn những người chưa có điều kiện tham gia

vào Việt Minh thì họ là những người có cảm tình với cách mạng ( tiêu biểu ở Hà Nội,
khi thời cơ đến họ tự giác xuống đường theo ngọn cờ khởi nghĩa của cách mạng, kể cả
vua Bảo Đại khi thoái vị cũng tuyên bố xin làm dân của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Như vậy cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ( CMDTDCND) vì: khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc nghĩa là đã
hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản nhất của cuộc CMDTDCND để tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
Như vậy cách mạng tháng Tám năm 1945, thành công trong phạm vi cả nước chỉ
trong vòng có 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945) và rất trọn vẹn và ít đổ máu là
nhờ: Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -13-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
phong kiến, thể hiện sự nhạy bén chính trị, năng lực tư duy sáng tạo của Đảng trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Như vậy cách mạng tháng Tám năm 1945, thành công trong phạm vi cả nước
chỉ trong vòng có 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945) và rất trọn vẹn và ít đổ
máu là nhờ: Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế
quốc và phong kiến, thể hiện sự nhạy bén chính trị, năng lực tư duy sáng tạo của
Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
V. Những câu hỏi có khả năng ứng dụng của chuyên đề
1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh tháng 2/1930 và Luận
cương chính trị tháng 10/1930.
2. Nêu những hạn chế luận cương chính trị tháng 10/1930. Nguyên nhân của
những hạn chế. Những hạn chế này được khắc phục trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam từ 1930 đến 1945 như thế nào?
3.Tại sao nói chính quyền Xô Viết là chính quyền của dân, do dân, vì dân?
4.Tại sao nói Xô Viết Nghệ Tĩnh có tính chất CM triệt để, quy mô rộng lớn và
hình thức phong phú.
5. Nêu vai trò lãnh đạo của Đảng qua thời kì 1930-1931 và thời kì thoái trào

1932-1933
6.Chứng minh phong trào cách mạng 1936-1939 là phong trào cách mạng rộng
lớn thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia,hình thức đấu tranh phong phú?
7.Tại sao, Phong trào 1936-1939, đề ra mục tiêu đòi “ dân sinh ,dân chủ, tự do,
cơm áo, hòa bình” mang nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính sách cai
trị của chính quyền thực dân nhưng chứa đựng nội dung dân tộc?
8. So sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh
giữa thời thời kì 1936 -1939 với thời 1930-1931. Vì sao có sự khác nhau đó?
9. Trình bày hoàn cảnh, diễn biến và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa từng phần
tiến tới tổng khởi nghĩa( Tháng 3 đến giữa tháng 8-1945).
10. Nhiệm vụ trung tâm của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1941 là gì? Tại
sao có nhiệm vụ đó?
11. Nêu thời cơ trong cách mạng tháng Tám /1945 và giải thích.
12. Vai trò của các Nghị quyết của Đảng đối với sự phát triển của CM VN thời
kì 1939-1945?
13.Nêu và phân tích ý nghĩa lịch sử cao trào cách mạng 1939-1945.
14. Nêu và phân tích tính chất cuộc cáh mạng tháng Tám 1945.
15. Vai trò của Hồ Chí Minh với tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ
1941- 1945?
16.Trình bày những nét chung và điểm khác nhau của các thời kì Cách mạng
từ 1930-1945
17.Trong nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam
thời kì 1939-1945, Đảng đã giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược
chống đế quốc và phong kiến như thế nào?
18. Trình bày diễn biến cách mạng tháng Tám năm 1945.
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -14-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
VI. KẾT QUẢ
Giáo viên : lên lớp tự tin hơn. Bài giảng “có hồn” hơn.
Học sinh: năm học 2013-2014, có 208/208 học sinh lớp( 12a2,12a3,

12b2,12b4,12b6) đạt trung bình trở lên ( tỷ lệ 100%), trong đó có 95% tổng số học
sinh đạt khá giỏi ).
Học sinh có thể trả lời nhiều câu hỏi do giáo viên đặt ra khi giảng dạy trong giai
đoạn lịch sử Việt Nam từ 1930-1945.
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để
hiểu đúng lịch sử, không rơi vào giáo điều, minh họa trong bài giảng.
Hướng dẫn học sinh hiểu sâu kiến thức trong sách giáo khoa, đừng dừng lại ở
mức độ cho học sinh đọc kiến thức.
Bổ sung những kiến thức mới, hiện đại vào bài soạn giảng, loại bỏ những kiến
thức không còn phù hợp.
Muốn làm được những vấn đề trên, giáo viên phải thực sự là người “ thợ dạy”
sáng tạo, luôn tìm tòi, đổi mới cho phù hợp.
VIII. KẾT LUẬN
Mục đích bài viết, hướng cho học sinh hiểu sâu hơn những vấn đề đã nêu trong
sách giáo khoa, giúp các em có kiến thức cơ bản và cao hơn để tìm hiểu lịch sử dân tộc
và có khả năng giải quyết tốt các loại câu hỏi của các kì thi có liên quan đến lịch sử. Từ
đó rút ra được bài học cho cuộc sống hiện tại và tương lai và ngày càng tin tưởng hơn
vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước.
Hai vấn đề dân tộc và dân chủ là yêu cầu tất yếu khách quan và xuyên suốt của
cách mạng nước ta. Trong mỗi thời kì Đảng phải lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm
vụ này như thế nào cho phù hợp. Nhưng do khả năng có hạn, bài viết tôi chỉ đề cập
đến vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930 -1945, để quý đồng
nghiệp tham khảo và hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
Bài viết nhất định có những thiếu sót, rất mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp
và các em học sinh góp ý để chuyên đề của chúng tôi hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện
Phạm Thị Nhung

GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -15-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12- nhà xuất bản giáo dục.
2. Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Viêt Nam qua các đại hội và hội nghị Trung
Ương( 1930-2002) nhà xuất bản lao động.
3. Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước( 1954-1975)- nhà xuất bản chính trị
quốc gia.
4. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục.
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -16-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
MỤC LỤC
Trang
Đề tài
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
2.1 Thuận lợi 1
2.2 Khó khăn 1
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
3.1 Cơ sở lý luận 2
3.2 Cơ sở thực tiễn 2
3.3 Phạm vi đề tài 2
3.4 Mục đích đề tài 3
4. NỘI DUNG 3
4.1.Tại sao vấn đề dân tộc dân chủ được đặt ra trong cách mạng Việt Nam 3
4.2 Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 và
luận cương chính trị tháng 10/1930 3
4.2.1 Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong cương lĩnh chính trị tháng
2/1930 3
4.2.2 Vấn đề dân tộc dân chủ được đề cập trong Luận cương chính trị tháng

10/1930 4
4.3 Đảng giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ trong thời kì 1930-1945 5
4.3.1. Trong thời kì 1930-1935 5
a. Thời kì cao trào 1930-1931 5
b. Thời kì 1932-1935 6
4.3.2 Trong thời kì 1936-1939 6
a. Bối cảnh 6
b Chủ trương của Đảng 7
c. Thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ trong thời kì 1936-1939 7
4.3.3 Thời kì 1939-1945 8
a. Bối cảnh 8
b. Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạ chiến lược của Đảng 9
4.3.4 Đảng giải quyết nhiệm vụ dân tộc dân chủ (Chống đế quốc và phong kiến)
trong thời kì từ 1941-1945 9
a. Tong cao trào khách Nhật cứu nước (/3/1945-15/8/1945) 9
b. Trong tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 10
4.3.5 Kết luận 11
5. NHỮNG CÂU HỎI CÓ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 12
6. KẾT QUẢ 13
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13
8. KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -17-
Đề tài: Một số vần đề về dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Long Thành
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––
Long Thành, ngày 26 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC DÂN CHỦ TRONG
CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ 1930-1945
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Nhung Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị: Trường THPT Long Thành
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc

sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Nhung
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Ngô Thị Tín
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên
và đóng dấu)
Nguyễn Trần Quốc Việt
GV: Phạm Thị Nhung Trường THPT Long Thành -18-

×