Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

skkn quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá học tập, định hướng chọn nghề cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu

Mã số:……………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP,
ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
Người Thực hiện: Bùi Thị Ngọc Nga
Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lí giáo dục……………… 
 Phương pháp dạy học bộ môn… 
 Phương pháp giáo dục…………. 
 Lĩnh vực khác………………… 
Có đính kèm:

Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Hiện vật khác
Năm học: 2013- 2014
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu

Mã số:……………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP,
ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
Người Thực hiện: Bùi Thị Ngọc Nga
Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lí giáo dục……………… 
 Phương pháp dạy học bộ môn… 
 Phương pháp giáo dục…………. 
 Lĩnh vực khác………………… 
Có đính kèm:

Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Hiện vật khác
Năm học: 2013- 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: BÙI THỊ NGỌC NGA
2. Ngày tháng năm sinh: 11/05/1983
3. Nam_nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Số 45 đường Tân Triều, xã Tân Bình, huyên Vĩnh Cửu, Đồng Nai
5. Điện thọai: (CQ): 3865022 (NR): ĐTDĐ: 0908.585.449
6. Fax: Email:
7. Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
8. Đơn vị công tác: THPT Vĩnh Cửu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

− Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
− Năm nhận bằng: 2011
− Chuyên ngành đào tạo: Tin học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
− Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý và giảng dạy môn Tin học.
− Số năm có kinh nghiệm: Giảng dạy từ năm 2007.
− Đạt giải Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2011.
− Đạt chiến sĩ thi đua cơ sở 2011-2012
− Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai năm 2012.
− Lao động xuất sắc năm 2012-2013
− Đạt chiến sĩ thi đua cơ sở 2012-2013
− Đạt chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh 2012-2013
− Giấy khen Sở GDĐT Đồng Nai 2012-2013
− Giấy khen Công đoàn ngành GDĐT Đồng Nai 2012-2013
− Lao động xuất sắc năm 2013-2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo Trường THPT
Vĩnh Cửu đã tạo điều kiện tốt cho tôi tìm hiểu thực tế tại đơn vị.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Thầy cô giáo, học sinh Trường THPT
Vĩnh Cửu đã hỗ trợ cho tôi và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề nghiên cứu
này.
Cảm ơn các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội đóng góp một
phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho ngành giáo dục nói chung và cho các
trường bạn nói riêng.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm
tài liệu, nghiên cứu để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu cho chuyên đề này.
Chuyên đề này được chuẩn bị với tất cả tâm huyết và nổ lực của bản thân,
trong suốt thời gian giảng dạy và làm quản lý. Tôi đã trang bị cho mình một trình
độ nhận thức nhất định để áp dụng vào thực tiễn công tác và cuộc sống.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện

chuyên đề, xong thiết nghĩ những thiếu sót trong chuyên đề là không thể tránh
khỏi. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quý lãnh đạo, quý Thầy cô giáo,
Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp nhằm giúp cho bản thân hoàn thành tốt
chuyên đề cũng như có thêm những kiến thức thực tiễn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ công tác trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2
II.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 2
II.2. Lý do pháp lý 3
II.3. Lý do lý luận 4
II.4. Lý do thực tiễn 7
II.5. Tính cấp thiết của đề tài 7
II.6. Thực trang ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của trường THPT Vĩnh Cửu 9
Giới thiệu khái quát về trường 9
II.7. Những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở trường THPT Vĩnh Cửu năm học
2013-2014 12
Hiện trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường 12
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 13
CÔNG NGHỆ PORTAL 14
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 16
IV.1. Kiểm tra khảo sát chất lượng 16
IV.2. Trắc nghiệm nghề nghiệp 19
IV.3. Bộ trắc nghiệm hướng nghiệp - john holland 20
IV.4. Cổng điện tử có hỗ trợ kiểm tra, định hướng chọn nghề trên mã nguồn mở tại trường
THPT Vĩnh Cửu 24
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 28
PHỤ LỤC 34

HIỆN THỰC CỔNG ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT BẰNG MOODLE 34
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG 35
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 37
TRẮC NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP, ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xã hội thông tin, những ngành công nghệ cao đang phát triển mạnh
mẽ và công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành quan trọng hàng
đầu, giữ vai trò nòng cốt cho những ngành công nghệ khác phát triển. Cuộc cách
mạng về CNTT những năm cuối thế kỉ XX đang làm cho nền kinh tế thế giới từ
một nền kinh tế công nghiệp chuyển dần sang một nền kinh tế mới mà nhiều nhà
khoa học gọi đó là nền kinh tế thông tin, và xã hội công nghiệp đang chuyển dần
sang xã hội thông tin. Việc học tập của con người trong xã hội thông tin sẽ trở
thành thường xuyên và suốt đời. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu ngày
càng cao của xã hội đối với giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), Đảng và Nhà nước đã
tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục nhàm đưa chất
lượng GD-ĐT của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thế
giới.
Với các chủ trương của Bộ Giáo Dục hướng đến việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong các đơn vị nhà nước, dần “điện tử hóa” các hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục. Riêng trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ
dừng ở mức quản lý mà còn ứng dụng trong việc giảng dạy và học tập. Bên cạnh
đó, Bộ Giáo Dục còn chủ trương sử dụng các phần mềm mã nguồn mở tại các đơn
vị giáo dục. Việc triển khai sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cho công tác
quản lý hoặc hỗ trợ tác nghiệp trong giảng dạy đều được khuyến khích và sự quan
tâm của Bộ Giáo Dục. Từ năm học 2009-2010 Bộ Giáo Dục đã phát động cuộc thi

“thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning”, mục đích chính của cuộc thi này là
nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung
và phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, hiện đại.
Trong quá trình đánh giá, việc đánh giá khách quan kiểm tra đánh giá kết
quả học tập vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả giảng dạy, vừa là động lực thúc đẩy
và phát triển tính tích cực học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá là cơ sở để đánh
giá trình độ nhận thức của học sinh so với mục tiêu đào tạo. Đánh giá kết quả học
tập chỉ thực sự có ý nghĩa và tác dụng tích cực trong giáo dục và phát triển trí tuệ
của học sinh, trong quá trình đánh giá chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ này một
cách trung thực, nghiêm túc.
Hoạt động học sinh là một bộ phận trong quá trình nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong thời
gian qua hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường đã
thu được những kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục
.
Tuy nhiên, đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước đã
khẳng định những thành tựu to lớn đạt được như GD-ĐT có bước phát triển khá;
việc đổi mới giáo dục đang được triển khai ở các bậc học từ giáo dục mầm non,
phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Song những tồn tại, hạn chế cũng
không ít như chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo
Trang 1/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
của học sinh ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh còn yếu; trong
việc chọn nghề của học sinh cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Chương trình,
phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp; công tác quản lý
giáo dục (QLGD), đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên nên đề tài
“QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP, ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU” đã được chọn để nghiên cứu.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
II.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Internet và CNTT đang làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống. Nhờ có các
công nghệ này, hoạt động của con người chuyển biến theo những phương thức
mới. Các tổ chức đang nghiên cứu áp dụng những công nghệ internet và CNTT để
hợp lý hoá các quá trình tổ chức, tạo khả năng trao đổi thông tin kịp thời. CNTT đã
thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. CNTT được ứng dụng
rộng rãi trong mọi lĩnh vực đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm
thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người. Theo Luật Công
nghệ thông tin thì: “ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động
thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động
khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”.
Như vậy, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD-ĐT là việc sử dụng CNTT vào
các hoạt động GD-ĐT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Tương lai của nền giáo dục sẽ thay đổi rất nhiều bởi những tiến bộ đang diễn
ra của CNTT. Đối với nhà trường, việc ứng dụng CNTT đã trở thành một yêu cầu
cấp thiết, làm cho các hoạt động của nhà trường đạt năng suất, có chất lượng và
hiệu quả hơn. Từ đó, góp phần làm cho nhà trường hoàn thành có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu GD-ĐT đề ra.
Nắm bắt được nhu cầu cần thiết của việc đầu tư và áp dụng CNTT vào trong
giáo dục ở Việt Nam, một số công ty và đơn vị đã nhanh chóng giới thiệu một loạt
các kinh nghiệm, giải pháp và phần mềm của mình. Chẳng hạn như, hãng HP với
bài tham luận về công nghệ và học tập; ứng dụng công cụ giảng dạy trực quan
multimedia trong giáo dục của Sony; chương trình đào tạo cho học sinh - học
sinhcủa Microsoft; giải pháp e-Learning của NIIT, SUN, ICOMM; chương trình
"Vui để học" dành cho lứa tuổi mầm non của Công ty Lạc Việt; giải pháp mạng
không dây cho giáo dục của Intel, Canopy Ngoài ra có rất nhiều các công ty phần
mềm, công ty công nghệ giáo dục khác trong nước đã và đang triển khai các phần
mềm quản lý đào tạo đang được ứng dụng trong các cơ sở giáo dục trong cả nước
như: Phần mềm Quản lý Đào tạo UNION của công ty Tinh Vân hiện đang được

ứng dụng tại nhiều trường đại học trong cả nước. UNION là giải pháp tổng thể cho
mục tiêu tin học hóa hoạt động quản lý trong các trường Đại học, Cao đẳng và
THCN. Phần mềm Quản lý Đào tạo EMIS của Công ty cổ Phần Phần Mềm BSC,
Phần mềm quản lý đào tạo Dolphins Education của công ty cổ phần giáo dục Việt
Nam. Phần mềm quản lý học tập nhà trường School Viewer của Công ty Công ty
Trang 2/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Công Nghệ Tin Học Nhà Trường School@net. Đa số các phần mềm này đã và
đang được triển khai sử dụng tại các trường và đã đạt được nhiều kết quả. Điều này
càng khẳng định tiềm năng cũng như vai trò của CNTT trong giáo dục ngày càng
được phát huy.
II.2. Lý do pháp lý
Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) không chỉ là một ngành kinh
tế, nó còn là động lực chọ sự phát triển của các ngành kinh tế khác. ICT mang lại
những cơ hội to lớn cho mỗi quốc gia trong việc phát triển thương mại, tạo ra công
ăn việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh tế. ICT còn là nền tảng của nền
kinh tế tri thức, tạo cơ sở thuận lợi cho công cuộc cải cách hành chính và những
dịch vụ công.
Nói đến CNTT trong giáo dục thì không chỉ đơn thuần là việc cung cấp thiết
bị phần cứng, phụ kiện, hệ thống mạng. Mà chính hệ thống phần mềm ứng dụng và
nguồn nhân lực (bao gồm cả thầy và trò) mới chính là linh hồn để duy trì sự sống
cho hệ thống CNTT trong giáo dục. Điều này được nêu ra hết sức cụ thể trong các
văn kiện như Nghị Quyết 07/2000/NQ-CP, và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có chủ
trương ứng dụng CNTT trong giáo dục như chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ngày
30/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu rõ: “Triển
khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích
hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở
những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ
giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của

người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội
dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách
địa lý đem lại”.
Chỉ thị 3399 /CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
tiếp tục nhấn mạnh : “…Xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học
để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học”.
Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Thứ trưởng Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ
sở giáo dục nhằm hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần
mềm; tiết kiệm chi phí bản quyền; đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ thống thông tin
và dữ liệu; định hướng sử dụng các chuẩn mở.
Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Chỉ thị đã nêu rõ “Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và
động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao
khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện
đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải
phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc
đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an
Trang 3/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Chỉ thị số 15/ 2000/CT- BGDĐT ngày 17/05/ 2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo về “Các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học
thêm”.
II.3. Lý do lý luận

Các khái niệm
 Quản lý
Có quan niệm cho rằng, quản lý là một thuộc tính lịch sử, vì nó phát triển theo
sự phát triển của xã hội loài người; thường xuyên biến đổi; nó là nội tại của mọi
quá trình lao động. Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù
tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi
quốc gia, trong mọi thời đại.
Tùy cách tiếp cận mà quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
- Thuật ngữ quản lý được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới. Sau đây là một số
định nghĩa: Theo từ điển tiếng Việt do trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản
1992, quản lý có nghĩa là:
- Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
- Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
- Theo F. Taylor: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tôt nhất và rẻ
nhất”.
- Một cách khái quát quản lý đó là hoạt động, là tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức, nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một phạm trù vĩnh hằng sinh ra,
tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Giáo dục là một khái niệm cơ bản
thường được đề cập trong tài liệu, trong sách giáo khoa, được dùng trong khoa học
và trong thực tiễn đời sống xã hội, dùng để chỉ hệ thống toàn vẹn của hoạt động xã
hội, một lĩnh vực thực tiễn của kinh tế xã hội hoặc để chỉ thiết chế xã hội đang vận
động theo một hướng đặc thù (có mục đích riêng) với các giai đoạn diễn biến (tiến
trình) nhất định.
Trang 4/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Giáo dục là quá trình chuyển giao hệ thống tri thức, các giá trị, thái độ và kinh

nghiệm hoạt động thực tiễn của thế hệ trước cho thế hệ sau, nhằm phát triển và
hoàn thiện nhân cách cá nhân, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Như
vậy, có thể hiểu giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó được sinh ra, tồn tại
và phát triển cùng với xã hội loài người.
Quản lý giáo dục (QLGD) là một bộ phận quan trọng của quản lý xã hội. Tuy
nhiên, khái niệm QLGD còn nhiều quan điểm khác nhau. Các nhà nghiên cứu lý
luận cho rằng QLGD là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết
quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất.
 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thể chế xã hội - nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoàn chỉnh,
một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục-đào tạo của Nhà
nước và của cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ mới bước vào cuộc sống.
Theo GS -TSKH Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành Giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
“Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học. Có tổ
chức được hoạt động dạy-học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông
Việt Nam XHCN mới quản lý được giáo dục”.
Từ đó, quản lý nhà trường được hiểu là một hệ thống những hoạt động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận
hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường
XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ.
 Thông tin:
“Thông tin là tất cả những gì có thể cung cấp cho con người những hiểu biết về
đối tượng được quan tâm trong tự nhiên và xã hội, về những sự kiện diễn ra trong
không gian và thời gian, về những vấn đề chủ quan và khách quan” (Hoàng Lê
Minh (2005), Công nghệ thông tin và con người, NXB Văn hóa thông tin).
 Công nghệ thông tin (CNTT):

CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật
hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.
(Theo Luật Công nghệ thông tin – 2006 do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6
năm 2006).
Mối quan hệ giữa CNTT và các hệ thống thông tin trong một tổ chức.
Trang 5/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
 Truyền thông:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “truyền thông là quá trình trao đổi thông
điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu
biết lẫn nhau. Hoạt động trao đổi thông điệp có tính phổ biến giữa nguồn phát với
công chúng xã hội rộng rãi được gọi là truyền thông đại chúng”.
 E-learning: là hình thức đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông, đặc biệt là
CNTT.
 Kiểm tra
Thuật ngữ “Kiểm tra” có nội hàm rất phong phú, được sử dụng tùy theo cấp
bậc và mục đích của chủ thể quản lý.
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội năm 1998, thuật ngữ kiểm tra
được định nghĩa: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Theo Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa năm 2001, thuật ngữ
kiểm tra được định nghĩa: "Là bộ phận hợp thành cùa quả trình hoạt động dạy-học
nhằm nắm được thông tin về trạng thải về kết quả học tập của học sình, về những
nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp để khắc phục
những lỗ hổng, đồng thời củng cổ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động dạy-học
Vấn đề kiểm tra có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhìn chung là thu thập
thông tin để phán đoán, xác định và làm cơ sở cho việc đánh giá.
Trong giáo dục, kiểm tra chỉ sự đo lường, thu thập thông tin, dữ liệu, để có
được những phán đoán, xác định xem mỗi người sau khi học đã nắm được gì (kiến
thức), làm được gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao, qua đó có được
những thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy-học.

 Đánh giá
Trong giáo dục, khi nói đến vấn đề đánh giá có lẽ hầu hết các nhà khoa học,
các nhà giáo dục đều thừa nhận đó là một phạm trù của lý luận dạy học và là một
lĩnh vực vô cùng quan trọng. Có nhiều định nghĩa về đánh giá và tùy thuộc vào
mỗi cấp độ đánh giá, đối tượng, mục đích đánh giá mà mỗi định nghĩa thiên về một
khía cạnh nào đó của lĩnh vực cần đánh giá.
Đánh giá được hiểu là một quá trình hình thành những nhận định, những
phán đoán về thực trạng dựa vào sự phân tích thông tin thu được trên cơ sở đối
chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định
thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công
việc.
Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống
những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu
quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện
pháp và hành động giáo dục tiếp theo.
Đánh giá là việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc
đánh giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Lượng giá thành quả
học tập hay năng lực của người học thường là các thành tố của đánh giá giáo dục.
Đánh giá có thể là định lượng dựa vào con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và
giá trị.
Như vậy, xét tương quan giữa kiểm tra và đánh giá trong quá trình kiểm tra,
đánh giá kết quả giáo dục, chúng ta thấy kiểm tra là cách thức, là công cụ thực
Trang 6/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
hiện, còn đánh giá là kết quả, là mục đích. Do vậy, trên thực tế, đánh giá thường
được dùng như một hình thức gọi tắt của thuật ngữ kiểm tra đánh giá. Và nhiều khi
từ “đánh giá” được dùng thay thế để chỉ hoạt động kiểm tra. Tuy nhiên, không có
trường hợp dùng từ “kiểm tra” để chỉ hoạt động “đánh giá”.
II.4. Lý do thực tiễn
Giáo dục và Đào tạo ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn,

“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của
toàn dân”. Mặt khác, Đảng và Nhà nước cũng đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và
phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và
tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất và
năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc
tế.
Đề tài đưa ra một hướng tiếp cận trong cách giải quyết vấn đề là xây dựng
cổng điện tử (trang web, website) cho trường THPT Vĩnh Cửu, nhằm đáp ứng kịp
thời thông tin hai chiều giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh và nhằm
giúp học sinh ngoài việc học ở lớp, học sinh có thể tự học ở nhà hoặc có thể học
mọi lúc mọi nơi; giáo viên chủ động tổ chức nội dung giảng dạy trên lớp và trên
trang web của trường, giảm việc nhồi nhét kiến thức vào tiết dạy trên lớp. Giảm
việc đi học thêm ngoài giờ vừa tiết kiệm các chi phí phát sinh vừa tiết kiệm thời
gian đi lại và học sinh có thời gian học tập nhiều hơn.
Ngoài ra, trên cổng thông tin điện tử của trường còn được tích hợp khả năng
định hướng học tập cho học sinh dựa trên kết quả các bài kiểm tra từ đó giúp học
sinh biết được các phần kiến thức cần theo đuổi để học tập tốt hơn. Một cách gián
tiếp việc tổ chức cho học sinh học tập qua mạng góp phần giúp học sinh sử dụng
internet theo hướng tích cực tránh xa các tệ nạn xã hội khác, và trên hệ thống
website của trường còn có chức năng làm bài kiểm tra chọn nghề nghiệp và nhận
được kết quả trả về cho học sinh từ hệ thống này. Chức năng này giúp cho các em
có thể định hướng được rõ ràng hơn về khả năng và sở thích của chính mình để
chọn nghề phù hợp, vững bước vào tương lai.
II.5. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục, khâu đột phá then chốt là nâng
cao chất lượng của công tác quản lý đào tạo trong nhà trường
.
Quản lý đào tạo là một hoạt động bao gồm: quản lý mục tiêu, nội dung,
chương trình, các chuẩn mực đào tạo, quy trình tổ chức đào tạo, việc giảng dạy,
học tập, việc kiểm tra đánh giá, kiểm soát các chuẩn mực bảo đảm chất lượng đào

tạo.
Trong quá trình giáo dục và đào tạo nói chung, quá trình dạy học nói riêng,
việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu hết sức quan
trọng. Nó vừa là động lực, vừa là nhân tố quản lý, để nâng cao chất lượng dạy và
học trong các nhà trường. Nếu coi quá trình dạy học là một hệ thống, thì kiểm tra
đánh giá là khâu đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh hệ thống, là động lực
để đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý. Theo lý thuyết dạy học
hiện đại, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước hết nhằm tìm hiểu quá trình
hoạt động học tập của người học. Việc đánh giá chính xác mức độ kiểm tra đánh giá
Trang 7/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
của học sinh là cơ sở quan trọng để có những quyết định đúng đắn trong dạy học,
nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhiệm vụ cơ bản của kiểm tra đánh giá là tìm công cụ đánh giá hiệu quả
của hoạt động đào tạo, qua đó nhằm phát hiện kịp thời, điều chỉnh những lệch lạc,
cung cấp những thông tin phản hồi, giúp giáo viên, học sinh điều chỉnh kế hoạch,
phương pháp dạy học, giúp các cấp quản lý giáo dục có những biện pháp quản lý
phù hợp.
Sự cần thiết kiểm tra - đánh giá
- Đối với CBQL:
+ Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh trong trường, nếu thực hiện tốt sẽ giúp
nhà quản lý thu thập thông tin phản hồi về tình hình học tập, quá trình phấn đấu
rèn luyện cũng như những năng lực tiềm tàng của học sinh nhằm cung cấp những
dữ liệu giá trị cho hoạch định đào tạo và ra quyết định (kịp thời điều chỉnh hệ
thống các tác động quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường).
+ Tổ chức kiểm tra tốt không chỉ giúp nhà quản lý đánh giá chính xác quá trình
hoạt động sư phạm, mà qua đó còn giúp chủ thể quản lý tự kiểm tra tính hiệu quả
của các quyết định quản lý.
- Đối với người dạy:
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy phù hợp với đào tạo, thông qua kiểm

tra, người dạy cập nhật thông tin về tình hình học tập của học sinh, năng lực tự học,
tự điều chỉnh với sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy; biết rõ những thuận lợi,
khó khăn của học sinh trong quá trình học tập học phần mình phụ trách để kịp thời
giúp đỡ, hoặc điều chỉnh phương pháp dạy khi cần thiết, nhằm phối hợp tổ chức
hoạt động day - học đạt hiệu quả tối ưu.
- Đối với người học:
Với tư cách là đối tượng kiểm tra, người học khi tiếp xúc với chuẩn kiểm tra
đánh giá, sẽ biết rõ giáo viên, nhà trường và xã hội mong đợi gì ở mình; khi thực
hiện các yêu cầu kiểm tra đánh giá sẽ có điều kiện tự khắc thay đổi phương pháp
học phù hợp.
Hiện nay, nghề nghiệp luôn được coi là một trong nhiều yếu tố quan trọng
quyết định đến tương lai mỗi con người. Vì thế lựa chọn cho mình một ngành nghề
phù hợp là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ
thông (THPT). Trong xã hội hiện nay, học sinh THPT có rất nhiều ngành nghề để
lựa chọn sau tốt nghiệp: học tiếp lên ĐH, CĐ, học nghề, đi làm, du học… Vậy họ
phải lựa chọn thế nào cho phù hợp với khả năng, sở thích của mình khi đang đứng
trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề nên cần phải có
một hệ thống để quản lý. Do đó, tôi lên kế hoạch và tổ chức xây dựng trang web
cho trường THPT Vĩnh Cửu dựa trên mã nguồn mở. Trang web được xây dựng
đóng vai trò là cổng thông tin của trường phổ thông, là kênh trao đổi tin tức nhanh
chóng giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh - học sinh; vừa là cổng học tập trực
tuyến hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, học sinh trong học tập, kiểm tra và định
hướng nghề nghiệp cho tương lai. Cổng điện tử sẽ tạo ra môi trường học tập hiện
đại và đáp ứng chủ trương ứng dụng CNTT trong giáo dục của Bộ Giáo Dục.
Trang 8/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Và tôi chọn giải pháp để thực hiện sao cho vừa phù hợp với năng lực và điều kiện
của trường tôi như sau:
- Tìm hiểu các chính sách chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong

giáo dục.
- Web Portal và công nghệ portal.
- Tìm hiểu phần mềm MNM Moodle để hiện thực cổng điện tử và xây dựng
ứng dụng mở rộng (giảm chi phí cho trường).
- Cơ cấu tổ chức và quản lý tại trường phổ thông tổ chức thông tin và phân
quyền người dùng trên Moodle.
- Khảo sát hiện trạng sử dụng internet của học sinh và giáo viên tại trường phổ
thông.
- Tìm hiểu hệ lập luận dựa trên tình huống giải thuật k-NN để tích hợp vào
ứng dụng mở rộng nhằm cho phép đánh giá kết quả bài kiểm tra của học
sinh và đưa ra các nhận xét, phương hướng học tập dựa trên các tình huống
xây dựng bởi các giáo viên. Mặt khác cho phép học sinh làm bài kiểm tra
chọn nghề.
II.6. Thực trang ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của trường THPT
Vĩnh Cửu
Trong những năm gần đây, có nhiều chủ trương ứng dụng CNTT trong các
đơn vị trường học và giảng dạy – học tập, đặc biệt là việc khuyến khích sử dụng
các phần mềm mã nguồn mở của Bộ Giáo Dục. Các ứng dụng CNTT trong giảng
dạy thì việc khai thác mạng internet như một phương tiện hiện đại hỗ trợ tác
nghiệp là một xu hướng thịnh hành. Học tập trực tuyến thu hút được sự quan tâm
ngày càng nhiều của các tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu triển khai
công nghệ thông tin, đặc biệt là sự quan tâm của các trường đại học và các viện
nghiên cứu.
Giới thiệu khái quát về trường
Trường THPT Vĩnh Cửu tọa lạc trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát,
hiện nay trước sân trường còn có cây cổ thụ già. Địa chỉ hiện tại của trường: Ấp 1,
xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cùng với bao chặng đường, với bao thế hệ, ngôi trường Huyện ban đầu được
tiếp nhận từ cơ sở vật chất của UBND huyện Vĩnh Cửu. Đến năm 2002, được sự
quan tâm của các cấp ủy, ban ngành, ngôi trường THPT Vĩnh Cửu được xây dựng

lại đúng chuẩn quốc gia, phù hợp với yêu cầu học tập và giảng dạy của giáo viên
và học sinh.
Năm học 2013-2014, trường có trên 1.400 học sinh, 36 lớp học (sáng và
chiều), với 26 phòng học bằng nguồn ngân sách nhà nước cùng nguồn xã hội hóa
giáo dục. Trường có những biện pháp nâng cao chất lượng học tập đạt hiệu quả,
trong đó có việc tăng cường sự hợp tác với Ban đại diện CMHS, bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, nhất là học sinh cuối cấp, nhất là trong năm học
này có sự thay đổi về môn thi tốt nghiệp, cũng gây không ít khó khăn cho nhà
trường trong việc tổ chức lớp học theo môn cho học sinh. Nhưng với nổ lực và
quyết tâm cao của Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể sư phạm giáo viên của
trường, nhà trường đã tổ chức thành công các lớp ôn tập thi tốt nghiệp cho học sinh
khối 12. Với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ tiện nghi, khang trang, có phòng thí
Trang 9/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
nghiệm thực tập được trang bị máy móc hiện đại. Có phòng máy vi tính để phục vụ
cho nhu cầu giáo viên và học sinh. Một thư viện có nhiều đầu sách cho giáo viên
và học sinh tham khảo.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014
- CBGV NV: có 90 CBGV NV (trong đó CBQL: 04 ; GV:80 ; NV: 06).
- 09 tổ chuyên môn: 80 GV.
- Tổng số đảng viên: 37
• Công nhân viên: 6 (biên chế: 3; hợp đồng 3).
Giáo viên dạy môn Tổng số
Giáo viện dạy môn Văn 11
Giáo viên môn Toán 12
Giáo viên môn Lý 8
Giáo viên môn Hóa 7
Giáo viên môn Sinh 5
Giáo viên môn Sử 6
Giáo viên môn Địa 4

Giáo viên môn Anh 9
Giáo viên môn CN 4
Giáo viên môn TD-QP 7
Giáo viên môn GDCD 3
Giáo viên môn Tin học
Tổng số giáo vên:
4
80
- Về học sinh:
+ Tuyển sinh lớp 10 năm học 2013 – 2014: Nhà trường tổ chức xét tuyển,
điểm trúng tuyển: 29,5. Tổng số học sinh trúng tuyển: 525.
+ Tổng số học sinh: 1487
Khối 10: 505
Khối 11: 496
Khối 12: 486
Thuận lợi và khó khăn:
* Về thuận lợi:
+ Đơn vị được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sâu sát, kịp thời của Sở
GD&ĐT Đồng Nai, Huyện uỷ, UBND huyện Vĩnh Cửu.
+ Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong giảng dạy và giáo dục
học sinh. Phương tiện, thiết bị dạy học khá đầy đủ.
+ Học sinh phần lớn ngoan, hiền và cố gắng trong học tập.
+ Chính quyền địa phương, Ban đại diện CMHS quan tâm phối hợp chặt chẽ
với nhà trường trong quản lý, giáo dục học sinh
* Về khó khăn:
+ Tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp.
+ Trường chưa đầy đủ các phòng học chức năng.
+ Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, một số CMHS thiếu sự
quan tâm và hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 – 2014

Trang 10/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
1.Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục
- Thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh", gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” được triển khai gắn với những việc làm cụ thể, thiết thực;
sự tiên phong, gương mẫu của CBQL, đảng viên. Tổ chức chào cờ đầu tuần lồng
ghép kể chuyện về Bác, tích hợp các nội dung giáo dục trong các hoạt động GD
NGLL, trong giảng dạy, nhất là các môn khoa học xã hội. Tổ chức kiểm tra, sơ kết,
động viên, khen thưởng kịp thời.
- Chỉ đạo, triển khai đổi mới nội dung chương trình theo hướng bám sát
chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, nội dung giảm tải để dạy và học. Đẩy mạnh đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT trong quản lý và
giảng dạy. Tăng cường trang thiết bị dạy học, khai thác hiệu quả các đồ dùng dạy
học hiện có. Đầu tư xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm. Chỉ đạo đổi mới
sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát huy vai trò của tổ trưởng, đi sâu vào việc
trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung các bài dạy khó, quan tâm dự giờ, góp ý
bồi dưỡng nghiệp vụ lực lượng giáo viên trẻ. Tổ chức tập huấn cho giáo viên
phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Ưu tiên nguồn nhân lực, tài
chính để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
- Công tác cải cách hành chính; phân cấp quản lý; phát huy vai trò các tổ
chức hội, đoàn thể; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tập thể, cá nhân
thông qua việc xây dựng, thực hiện nội quy cơ quan, quy chế làm việc, quy chế dân
chủ, quy chế phối hợp, quy chế chi tiêu nội bộ. Triển khai vận động “Mỗi giáo
viên, cán bộ quản lý thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản
lý”.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục :
2.1 Tổng kết hai mặt giáo dục :
*Kết quả xếp loại học lực
KHỐI TỔNG

HS
HỌC LỰC
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
10 505 48 9,5% 103 20,5% 210 41,5% 141 27,9% 3 0,6%
11 496 50 10,1% 128 25,8% 208 41,9% 110 22,2%
12 486 32 6,6% 177 36,4% 240 49,4% 37 7,6%
1487 130 8,7% 408 27,4% 658 44,3% 288 19,4% 3 0,2%
* Kết quả kỳ thi HSG cấp tỉnh khối 10,12
- Thi học sinh giỏi tỉnh đạt 16 giải
- Thi học sinh giỏi cấp trường đạt: 17 giải
- Thi kể chuyện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh" do Sở GD tổ chức đạt giải KK
*Thành tích trong giảng dạy của giáo viên:
Trang 11/49
KHỐI
TỔNG
HS
HẠNH KIỂM
TỐT KHÁ TB YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
10 505
394 78% 95 18, 9% 13 2,6% 3 0,5%
11
496
404 81.4% 74 14,9% 16 3,2% 2 0,5%
12
486 465 91,7% 21 4,1%
1487 1263 84,9% 190 12,8% 28 1,9% 5 0,3%
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014

- 04 giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh do Sở GDĐT tổ chức.
- 14 giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp trường, trong đó có
- 13 GV đạt thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, trường
- 04 GV đạt thành tích trong công tác bồi dưỡng học tham gia Hội thao QP
2013
- 03 GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác chủ nhiệm.
II.7. Những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở trường THPT
Vĩnh Cửu năm học 2013-2014
Hiện trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại trường
Để tìm hiểu khả năng sử dụng internet như một công cụ hỗ trợ hoạt động
dạy và học của giáo viên và học sinh; hiểu biết của học sinh về môi trường học tập
điện tử; đánh giá của giáo viên khả năng của môi trường học tập điện tử. Tôi nhận
thức được vấn đề này, và ngay từ đầu năm học 2011 -2012 đã tiến hành khảo sát
giáo viên và học sinh về việc sử dụng internet trong dạy và học được tiến hành tại
2 trường phổ thông THPT Vĩnh Cửu (thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) và THPT
Lê Quý Đôn (thuộc thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Chi tiết các kết quả khảo sát
xem thêm phần phụ lục, trong phần này, Tôi đưa ra một số nhận xét tổng quát từ
kết quả khảo sát như sau:
- Internet đang trở thành công cụ quen thuộc đối với học sinh và giáo viên.
- Học sinh và giáo viên đều có nhu cầu sử dụng internet để hỗ trợ việc học và
dạy.
- Internet là một kho tàng thông tin nhưng vẫn còn khó khăn trong việc khai
thác đối với học sinh và giáo viên bởi nhiều thông tin gây nhiễu, chưa xác
thực tính đúng đắn.
- Giáo viên và học sinh quan tâm đến phương pháp học e-learning.
 Thuận lợi:
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sở giáo dục đào tạo Đào tạo Đồng Nai đã có văn bản hướng dẫn
thực hiện công nghệ thông tin theo từng năm học, trong đó chú trọng việc ứng
dụng công nghệ thông tin để thay đổi công tác quản lý.

Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau như Hiệu trưởng nhà
trường đã tham mưu với Ủy ban nhân dân Huyện Vĩnh Cửu thực hiện chủ trương
kiên cố hóa trường học, phát huy sức mạnh toàn dân, tăng cường cơ sở hạ tầng
CNTT của trường. Hầu hết các máy tính ở các phòng ban trong trường và phòng
thực hành của học sinh đã được kết nối internet.
Đội ngũ giáo viên trường đa số là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình tham gia
soạn bài giảng có ứng dụng CNTT.
Việc quản lý qua mạng của trường trong năm học 2012-2013 thông qua hệ
thống website đã mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý và điều hành
của nhà trường:
- Cho phép giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý có thể làm việc ở mọi nơi, mọi
lúc chỉ cần máy tính có kết nối Internet.
- Cha mẹ học sinh có thể biết được thông tin của nhà trường và kết quả học tập
của con em mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet hoặc qua tin nhắn điện thoại di
động.
Trang 12/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
- Các cấp quản lý như Bộ giáo dục, Sở giáo dục có thể nắm được tình hình, số
liệu thống kê của các nhà trường một cách nhanh chóng, kịp thời. Thông qua sử
dụng phần mềm PMIS và VMIS nên cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ, dễ đảm
bảo an toàn.
- Khi triển khai hệ thống quản lý qua mạng, trường đã tiết kiệm đáng kể trong
chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phần mềm (sử dụng phần mềm mã nguồn
mở).
 Khó khăn
- Việc triển khai quản lý qua mạng internet cũng nảy sinh một số vấn đề: Đòi
hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, triển khai đồng bộ ở các
cấp, phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên phải có trình độ tin học nhất định.
- Một số giáo viên chưa hiểu đầy đủ về công tác ứng dụng CNTT trong giảng

dạy, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc triển khai ứng dụng CNTT vào
bài dạy.
- Một số giáo viên lớn tuổi còn dạy theo phương pháp truyền thống, ngại thay
đổi.
- Trình độ tin học của giáo viên không đồng đều.
- Đời sống một bộ phận giáo viên và học sinh còn thiếu thốn.
 Tồn tại:
- Các biện pháp đã bám sát được mục tiêu của việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy nhưng chưa cao.
- Chất lượng đội ngũ quản lý chưa đồng đều, trình độ tin học còn hạn chế.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa chú tâm nhiều đến việc ứng dụng CNTT.
- Do chưa có quy định chính thức của ngành về việc bắt buộc giáo viên thực
hiện ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Chất lượng học tập của học sinh còn yếu, chưa có ý thức cao trong việc tự
học.
 Khắc phục khó khăn, tồn tại:
Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà trường là vô cùng quan trọng để
đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay, tôi cùng với Hiệu trưởng
nhà trường đề ra nhiều biện pháp phải khắc phục những khó khăn và tồn tại trên
của nhà trường để thực hiện việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy như sau:
- Nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại
hóa ứng dụng CNTT vào giáo dục.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt, đặc biệt là bồi dưỡng về
tin học.
- Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho giáo viên
dạy và học.
- Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá kết quả việc dạy và học của giáo viên và
học sinh đồng thời có tuyên dương khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
III.1.1. Lựa chọn giải pháp

Tôi chọn giải pháp phần mềm nguồn mở Moodle để xây dựng trang web cho
trường THPT Vĩnh Cửu dựa trên các cơ sở sau:
Trang 13/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
- E-learning ngày càng phổ biến, là xu thế phát triển tất yếu tại các trường phổ
thông. Moodle là một e-learning portal, là sản phẩm được phát triển cho mục
tiêu giáo dục.
- Moodle tích hợp sẵn các ứng dụng như: quản lý tin tức, diễn đàn, các dịch
vụ download/upload tập tin, đọc tin RSS, … và cho phép phát triển mở rộng
thêm. Các chức năng này cho phép tùy biến Moodle thành một cổng thông tin
cung cấp các thông tin, hoạt động của trường phổ thông, tổ chức các nguồn tin
tức từ các trang web khác.
- Moodle được phát triển trên nền tảng PHP quen thuộc và rộng rãi trên
internet.
III.1.2. Giới thiệu phần mềm mã nguồn mở
Phần mềm nguồn mở (mã nguồn mở) là phần mềm với mã nguồn được công
bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có
thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng
chưa thay đổi hoặc đã thay đổi, ví dụ Giấy phép công cộng GNU (GPL) [9]. Giấy
phép nguồn mở cho phép tác giả điều chỉnh cách công chúng truy cập vào nguồn
của phần mềm.
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning
Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, là một hệ thống
quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là
Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn
mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa
học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
- Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong
lĩnh vực giáo dục.
- Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian

ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng
cấp Moodle.
- Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng
cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.
- Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã
nguồn mở khác.
- Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao
đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.
CÔNG NGHỆ PORTAL
Khái niệm portal
Portal, gọi đầy đủ là web portal, được dịch sang tiếng Việt với các tên “cổng
giao tiếp điện tử”, “cổng giao dịch điện tử”, “cổng thông tin”, “cổng thông tin điện
tử”, gọi ngắn gọn là cổng điện tử. Cổng điện tử cho phép khả năng tích hợp các
dịch vụ vào cùng một giao diện web, từ đó cho phép triển khai các hoạt động, giao
dịch điện tử. Ví dụ, các cổng điện tử của các cơ quan nhà nước cho phép người dân
thực hiện các giao dịch pháp lý, cổng điện tử của ngân hàng với dịch vụ internet
banking cho phép thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán, … Trên cổng
điện tử, nội dung có thể theo chiều sâu (tập trung vào một lĩnh vực) hoặc chiều
rộng (trên nhiều lĩnh vực) được tổ chức và phân phối theo từng đối tượng sử dụng.
Trang 14/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Tổng quan về một cổng điện tử
Có nhiều khái niệm về portal, khái niệm portal “là cổng vào một kho thông
tin lớn, đa dạng. Qua portal, những đối tượng người dùng khác nhau có thể truy
cập đến nhiều loại thông tin khác nhau nhưng theo một cách thức thống nhất”. Có
nhiều khái niệm, định nghĩa về portal nhưng xoay quanh đặc điểm chung của
portal:
- Giao diện web (sử dụng portal thông qua web browser).
- Tích hợp lượng thông tin lớn, đa dạng từ nhiều nguồn.
III.1.3.Đánh giá, định hướng học tập cho học sinh thông qua hệ thống phản

hồi dựa trên phương pháp lập luận theo tình huống CBR (Case – Base
Reasoning) và thuật toán K-NN (K – Nearest Neightbors)
Vai trò của đánh giá, định hướng
Quá trình học tập, kiểm tra cần sự tương tác của nhiều bên, trong đó việc
đánh giá kết quả học tập là cần thiết vì thông qua đó học sinh biết được sự tiến bộ
trong học tập. Bên cạnh đó, việc định ra hướng học tập sẽ giúp cho học sinh trao
dồi kiến thức. Việc đánh giá và định hướng phù hợp với từng trường hợp sẽ làm
học sinh học tập hăng say hơn.
Hệ thống đánh giá, định hướng kiểm tra, chọn nghề phù hợp
Xét LMS Moodle, hệ thống này cho phép phản hồi dựa trên các bài kiểm tra
với khả năng:
- Phản hồi trên từng đáp án trả lời của câu hỏi: khi thí sinh chọn đáp án, phản hồi
sẽ xuất hiện trên đáp án vừa được chọn.
- Phản hồi trên từng câu hỏi: khi thí sinh trả lời câu hỏi đúng hoặc sai, phản hồi
tương ứng xuất hiện.
- Trên toàn bộ bài kiểm tra: khi hoàn tất bài kiểm tra, tùy theo các tỉ lệ phần trăm
điểm đạt được một phản hồi sẽ xuất hiện theo tỉ lệ đó, do người lập
bài kiểm tra tạo ra.
Với các cách đánh giá trên sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá những motif
kết quả học tập của học sinh, ví dụ một bài kiểm tra có 10 câu hỏi trong đó, học
sinh hỏng kiến thức A,B thì thường có điểm kém ở các câu hỏi 1,2,5,6 chẳng hạn;
những học sinh có năng khiếu C,D thường có điểm cao ở câu 9, 10 chẳng hạn. Tức
là hệ thống Moodle hiện tại không cho phép đánh giá theo trường hợp. Chính vì
vậy cho chọn giải pháp phát triển việc đánh giá, định hướng học tập cho học sinh
theo từng trường hợp dựa trên kiến thức về hệ lập luận theo tình huống CBR
(Case-base reasoning), sử dụng giải thuật k-NN để đánh giá độ tương tự giữa các
tình huống.
Trang 15/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Hoạt động hệ thống đánh giá dựa trên CBR:

- Thu thập (nhập trực tiếp) các tình huống mẫu do các giáo viên (tốt nhất là có
kinh nghiệm) đề xuất kèm theo các đánh giá và phương phướng học tập nếu
học sinh gặp phải các trường hợp.
- Khi học sinh có yêu cầu xem đánh giá và định hướng trên bài kiểm tra, hệ
thống sẽ truy vấn dữ liệu các điểm (tạm gọi là tình huống hiện tại của học sinh)
mà học sinh đạt được trên bài kiểm tra để tiến hành đánh giá độ tương tự giữa
tình huống hiện tại của học sinh và các tình huống mẫu. Tình huống mẫu nào
được tính toán là tương tự với tình huống hiện tại của học sinh sẽ được hệ
thống lấy làm kết quả và thông tin đến học sinh.
Giải thuật k-NN
k-NN (k-nearest neighbors, viết tắt là k-NN), giải thuật k láng giềng gần
nhất, là phương pháp tiêu biểu nhất của học dựa trên ví dụ. Nguyên tắc của
phương pháp này là đặc điểm của mẫu được quyết định dựa trên đặc điểm của k
mẫu giống mẫu đang xét nhất. Ví dụ, muốn xác định nhãn phân loại, ta tìm k mẫu
gần nhất và xem những mẫu này mang nhãn gì.
Minh họa giải thuật k-NN trong bài toán phân lớp
Hàm đo độ tương tự
Để đánh giá độ giống nhau, độ tương tự, giữa các mẫu, một hàm đo độ
tương tự được định nghĩa. Hàm đo độ tương tự thường được sử dụng nhất là hàm
đo khoảng cách Euclid. Hàm đo này xem các mẫu là những điểm trong không gian
n chiều, một mẫu được biểu diễn bằng một vectơ n chiều X=x
1
, x
2
, …, x
n
. Khi đó,
khoảng cách Euclid giữa vectơ cùng số chiều X
1
= x

11
, x
12
, …, x
1n
và X
2
= x
21
, x
22
,
…, x
2n
được xác định bằng công thức:

=
−=
n
i
ii
xxXXd
1
2
2121
)(),(
Ngoài hàm khoảng cách Euclid, các hàm khoảng cách khác như
Mahalanobis, Hamming, … được sử dụng tùy vào đặc trưng dữ liệu của các thuộc
tính x
i

. Trong một số trường hợp có một số thuộc tính được xem là quan trọng hơn
các thuộc tính khác, phương pháp đánh trọng số được sử dụng cho các thuộc tính,
khi đó khoảng cách Euclid xác định như sau:

=
−=
n
i
iiii
xaxaXXd
1
2
2121
)(),(
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
IV.1. Kiểm tra khảo sát chất lượng
Trang 16/49
?
k=1: thuộc lớp
?
k=3: thuộc lớp
?
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Trong phần thực nghiệm này, Tôi sử dụng hệ thống để đưa ra các đánh giá
cho học sinh sau khi làm bài kiểm tra chất lượng đầu năm. Làm trắc nghiệm (trắc
nghiệm khách quan) trên web cho phép học sinh xem lại được phải kiểm tra, nhận
được các phản hồi từ giáo viên thay vì bài trắc nghiệm trên giấy thực hiện tại lớp.
Bài trắc nghiệm dựa trên kinh nghiệm giảng dạy tin học khối 11. Chương
trình trung học phổ thông lớp 11 có nội dung học lập trình trên máy tính. Theo
quan sát cá nhân, học sinh khối 11 thường khó tiếp thu khối kiến thức này vì các

em chưa nắm rõ các kiến thức trước đó đã học ở lớp 10, đó là kiến thức về ngôn
ngữ lập trình, thuật toán, và các kiến thức liên quan trong đó chủ yếu là toán học
gồm tính toán số học và logic.
Bài trắc nghiệm xây dựng gồm 4 chủ đề, chia thành 10 câu hỏi trắc nghiệm:
ngôn ngữ lập trình, thuật toán, và toán học. Mức độ các chủ đề này là vận dụng,
nội dung các câu hỏi thuộc kiến thức đã học và tích lũy trong quá trình học các
môn học. Ma trận đề, ngân hàng câu hỏi và đáp án xem thêm phụ lục.
IV.1.1. Xây dựng các tình huống phản hồi
Mục tiêu bài kiểm tra chất lượng nhằm đánh giá được kiến thức đã học của
học sinh và đưa ra các phản hồi cho các học sinh bị mất kiến thức để rèn luyện
thêm khi học môn Tin học 11.
Dựa vào mục tiêu và ma trận đề, bài kiểm tra tập trung đánh giá và đưa giải
pháp định hướng học tập cho các trường hợp sau:
- Mất kiến thức căn bản (kiến thức về thuật toán và ngôn ngữ lập trình),
giải pháp đưa ra là ôn lại kiến thức căn bản và bài tập rèn luyện.
- Kiến thức căn bản đạt nhưng vận dụng kém, giải pháp là rèn luyện bài
tập thêm.
- Khả năng vận dụng toán học kém, giải pháp đưa ra phải dựa trên bộ
môn liên quan. Trong bài kiểm tra này, Tôi chọn giải pháp là rèn luyện bài
tập thêm.
- Học sinh đạt khi có điểm trung bình từ 5 trở lên.
- Học sinh xuất sắc khi có điểm cao nhất.
Các tình huống tạo ra:
TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng Phản hồi Định hướng
1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Hỏng
nhiều kiến
thức
Đăng ký khóa
học Thuật toán
sau đó là khóa

Ngôn ngữ lập
trình
2 0 2.5 Mất kiến
thức thuật
toán
Đăng ký khóa
học Thuật toán
3 0 2.5 Mất kiến
thức ngôn
ngữ lập
Đăng ký khóa
học Ngôn ngữ
lập trình
Trang 17/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng Phản hồi Định hướng
trình
4 1 0 0 2.5 Vận dụng
thuật toán
kém
Làm bài tập
thêm trong khóa
học Thuật toán
5 1 0 0 2.5 Kiến thức
ngôn ngữ
lập trình
chưa vững
Làm bài tập
thêm khóa học
Ngôn ngữ lập

trình
6 0 0 0 0 2.5 Vận dụng
toán kém
Ôn tập thêm các
bài tập về toán,
theo học các
khóa học toán
của Thầy …
7 7.5 Đạt
8 10 Xuất sắc
Giải thích một số tình huống:
- Tình huống 1: tất cả các câu đều 0 điểm nên thông tin phản hồi là hỏng
nhiều kiến thức và định hướng học là phải đăng ký học lại.
- Tình huống 2: mất kiến thức ở phần thuật toán nên điểm câu 1 là 0, kèm
theo là tổng điểm thấp trong khoảng từ 0 đến 5 nên tổng điểm là 2.5. Các
tình huống có tổng điểm lớn hơn 5 được xem là đạt.
- Tình huống 8: điểm gần 9-10 được xem là xuất sắc, 8 điểm vẫn xem là đạt
vì nó gần với 7.5 điểm hơn.
IV.1.2. Triển khai
Nhập bài kiểm tra, nhập câu hỏi. Sau đó tạo activity k-NN feedback và nhập
các tình huống.
Nhập câu hỏi cho trắc nghiệm khảo sát chất lượng
Trang 18/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Các tình huống cho bài kiểm tra
Một số kết quả phản hồi kết quả kiểm tra
IV.2. Trắc nghiệm nghề nghiệp
Xây dựng câu hỏi: câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn đều có điểm. Có 4
lựa chọn cho một câu hỏi, như vậy một câu hỏi có thang điểm là 1, điểm các đáp
án a-b-c-d lần lượt là 0.25-0.5-0.75-1.0.

Trang 19/49
Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2013-2014
Xây dựng tình huống: Phương pháp đánh giá của bài trắc nghiệm có tất cả 4
tình huống được hiện thực:
- Tình huống 1: chọn A nhiều. Chọn A nhiều tương đương với kết quả có
nhiều câu điểm 0.25. Như vậy tình huống này tất cả các câu đều có điểm là
0.25 và có nhận xét tương ứng khi chọn A nhiều.
- Tình huống 2: chọn B nhiều, tất cả các câu đều có điểm là 0.5 và có nhận
xét tương ứng khi chọn B nhiều.
- Tình huống 3: chọn C nhiều, tất cả các câu đều có điểm là 0.75 và có nhận
xét tương ứng khi chọn C nhiều.
- Tình huống 4: chọn D nhiều, tất cả các câu đều có điểm là 1.0 và có nhận
xét tương ứng khi chọn D nhiều.
Cài đặt tình huống chọn nhiều đáp án A (tình huống 1)
Các tình huống trong trắc nghiệm nghề nghiệp
Kết quả thử nghiệm trắc nghiệm nghề nghiệp
IV.3. Bộ trắc nghiệm hướng nghiệp - john holland
IV.3.1. Giới thiệu Trắc nghiệm Hướng nghiệp - John Holland
1
Nhằm giúp học sinh có thể định hướng chính xác hơn về nghề nghiệp phù
hợp với bản thân, nhiều tổ chức đã xây dựng bài trắc nghiệm tính cách/hướng
nghiệp dựa trên cơ sở lý luận của tiến sỹ tâm lý học người Mỹ - John Holland.
1

Trang 20/49

×