Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sử dụng lập trình visual basic trong powerpoint để xây dựng chương trình minh họa cho bài dạy về giải bài toán trên máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.67 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG LẬP TRÌNH VISUAL BASIC TRONG
POWERPOINT ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MINH HỌA
CHO BÀI DẠY VỀ GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Người thực hiện: PHẠM THỊ KIM CƯƠNG.
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học. 
- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013-2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHẠM THỊ KIM CƯƠNG
2. Ngày tháng năm sinh: 23-12-1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 20F, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0168.5055501
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tin


III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học
- Số năm có kinh nghiệm: 4 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Sử dụng chương trình minh họa cho bài dạy về bài toán - thuật toán”
2
BM02-LLKHSKKN
Tên đề tài:
SỬ DỤNG LẬP TRÌNH VISUAL BASIC TRONG
POWERPOINT ĐỂ XÂY DỰNG BÀI DẠY GIẢI BÀI TOÁN
TRÊN MÁY TÍNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tạo chương trình minh họa thuật toán tìm UCLN giúp HS so sánh và nhận xét
về các thuật toán, từ đó chọn lựa 1 thuật toán tối ưu nhất.
- Giúp HS lĩnh hội kiến thức và hiểu sâu hơn về thế nào là một chương trình và
việc giải bài toán trên máy tính như thế nào?
- Kích thích tinh thần học tập, lòng đam mê khám phá tri thức và qua đó yêu
thích môn tin học.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Các kiến thức bài toán, thuật toán, ngôn ngữ lập trình, các bước giải bài toán
trên máy tính.
- Kĩ năng xác định bài toán: input, output, thuật toán tối ưu như thế nào?
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
A. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giáo viên:
- Lập kế hoạch bài dạy:
+ Đọc kỹ bài dạy nắm mục tiêu cần đạt
+ Kịch bản sư phạm
+ Dự kiến các tình huống xảy ra trong khi thực hiện bài dạy.
- Dự kiến:

+ Giới thiệu lý do phải giải bài toán trên máy tính, nhắc lại kiến thức
về bài toán, thuật toán, ngôn ngữ lập trình,
+ Cách thể hiện, trình bày từng bước để giải bài toán trên máy tính
+ Tại bước lựa chọn thuật toán cho minh họa trực tiếp trên chương
trình đã được viết, nhận xét 2 thuật toán vừa nêu từ đó giúp HS hình thành
thuật toán tối ưu là như thế nào
+ Giao nhiệm vụ sau bài dạy.
- Thiết kế bài giảng: Chuẩn bị bài giảng, chương trình, hệ thống câu hỏi
nhằm khuyến khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và
sâu hơn.
- Chuẩn bị: chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học.
- Thực hiện kế hoạch dạy học
2. Học sinh:
- Giáo viên giao việc cho học sinh trước khi kết thúc một tiết học.
3
- Đưa ra câu hỏi cần thảo luận để học sinh chuẩn bị.
- Đọc bài mới
- Chuẩn bị kĩ kiến thức giáo viên yêu cầu.
B. GIẢI PHÁP
 Các bước tổ chức:
Bước 1: Dẫn dắt vào bài mới
− Nêu mối liên kết giữa các bài học trước: bài toán – thuật toán –
ngôn ngữ lập trình – giải bài toán trên máy tính.
Bước 2: Hình thành các bước giải bài toán trên máy tính: 5 bước
− Yêu cầu HS nhắc lại cách để xác định bài toán: thông tin vào
(input), dữ liệu ra (output). (Đưa ra ví dụ cụ thể và yêu cầu HS tìm
input – output.) → Bước 1: xác định bài toán
− Giới thiệu một vài thuật toán để giải bài toán ví dụ trên. Yêu cầu
HS nhận xét thuật toán nào tốt hơn, vì sao? Gv nhận xét và nêu
cách xác định thuật toán tối ưu. (minh họa chương trình đã viết)

→ Bước 2: lựa chọn và thiết kế thuật toán
− Giới thiệu cho HS rõ có nhiều ngôn ngữ lập trình để viết chương
trình : Pascan, C, C#,…→ Bước 3: Viết chương trình.
− Dẫn dắt HS hiểu sau khi đã hoàn thành chương trình cần kiểm tra
lỗi, sữa lỗi nếu có sai sót hoặc cần cải thiện chương trình tốt hơn
→ Bước 4: hiệu chỉnh
− Mỗi chương trình cần biết dùng để làm gì, hoạt động ra sao nên
cần có chỉ dẫn sử dụng hay minh họa chương trình → Bước 5: viết
tài liệu.
+ Lưu ý HS để giải bài toán trên máy tính các bước trên có thể lập
lại nhiều lần để có chương trình ngày càng hoàn thiện và tốt hơn ví dụ
cùng một chương trình nhưng có nhiều phiên bản do phiên bản sau tốt
hơn, hiệu quả hơn phiên bản trước.
Bước 3: Giao bài tập tương tự
− Giáo viên đưa bài tập tương tự để HS thực hiện bằng cách thể hiện
từng bước của thuật toán của ví dụ vừa học.
− Gọi 1 hoặc 2 HS lên trình bày, cả lớp nhận xét
− Kiểm tra kết quả của HS qua chương trình đã cài đặt
Bước 4: Củng cố lại kiến thức.
4
− GV chốt lại nội dung của tiết học: nhắc lại các bước giải bài toán
trên máy tính
− Giao bài tập về nhà
− Yêu cầu xem bài mới
C. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Tìm UCLN của 2 số nguyên dương M, N (M≠0, N ≠0)
• Bước 1: Xác định bài toán
− Input: Số nguyên dương M và N. (M≠0, N ≠0)
− Output: UCLN (M,N)
 GV gọi HS nhắc lại việc xác định bài toán là làm gì?

 HS trả lời: xác định giá trị vào (input) và giá trị ra (output).
• Bước 2: Lựa chọn và thiết kết thuật toán
 GV: Nêu ý tưởng để tìm UCLN của 2 số nguyên M, N ta có nhiều cách
giải, ở đây GV trình bày 2 cách: chia lấy dư hoặc trừ 2 số đến khi bằng
nhau.
o Cách 1: Tìm UCLN(M,N)
 Chia M cho N lấy dư là R: R= M mod N
 Nếu R=0 thì UCLN(M,N)=N
 Nếu R≠0 thì UCLN(M,N)= UCLN(N,R)
o Cách 2: Tìm UCLN(M,N)
 Nếu M=N thì giá trị chung là UCLN
 Nếu M>N thì UCLN(M,N)=UCLN(M-N,N)
 Nếu M<N thì UCLN(M,N)=UCLN(M,N-M)
 GV cho ví dụ cụ thể minh họa 2 cách trên để HS hiểu.
VD1 Tìm UCLN (5, 7)
Cách 1:
Lần M N R KQ
1 5 7 2
2 7 2 1
3 2 1 0 1
Cách 2:
Lần M N KQ
1 5 7
2 5 2
4 3 2
5
5 1 2
6 1 1 1
GV: gọi HS nhận xét ứng với mỗi cách trên sau bao nhiêu lần so sánh
và tính giá trị thì nhận được kết quả?

HS: trả lời
Cách 1: 3 lần
Cách 2: 6 lần
VD2 Tìm UCLN (4, 2)
Cách 1:
Lần M N R KQ
1 4 2 0 2
Cách 2:
Lần M N KQ
1 4 2
2 2 2 2
GV: gọi HS nhận xét ứng với mỗi cách trên sau bao nhiêu lần so sánh
và tính giá trị thì nhận được kết quả?
HS: trả lời
Cách 1: 1 lần
Cách 2: 2 lần
GV: Ta tìm UCLN (5, 1000); UCLN( 13, 200),… là bao nhiêu?
 GV chạy chương trình minh họa cho HS biết kết quả UCLN (5, 1000);
UCLN( 13, 200),…
 UCLN(5, 1000)= 5. Cách 1: 2 lần; Cách 2: 200 lần
6
 UCLN(13, 200)= 1. Cách 1: 8 lần; Cách 2: 21 lần
 Tìm UCLN của một vài bộ số khác:
7
 GV yêu cầu HS so sánh 2 cách nhận xét xem cách nào tốt hơn?
 GV đưa ra tiêu chí chọn thuật toán tối ưu: thời gian thực hiện, số lượng ô
nhớ,… trong đó tài nguyên thời gian thực hiện là quan tâm nhiều nhất.
 HS dựa vào tiêu chí lựa chọn cách 1 vì có thời gian thực hiện tốt nhất ứng
với từng bộ số (đặc biệt với các bộ có khoảng cách biệt lớn), số ô nhớ không
quá nhiều (ô nhớ M, N, R). Còn cách 2 có thời gian thực hiện lớn khi bộ số

có khoảng cách biệt lớn nên không tốt về mặt thời gian thực hiện
• Bước 3: Viết chương trình
 GV giới thiệu cho HS biết có nhiều ngôn ngữ lập trình để viết chương trình
minh họa cho thuật toán: Pascan, C, C#,…Trong bài giảng này đã dùng ngôn
ngữ VB trong PPT. Tuy nhiên ngôn ngữ lập trình Pascan gần gũi với HS
nên GV giới thiệu thêm.
 GV dùng NNLT để viết chương trình:
Dùng VB trong PPT Dùng Pascan

• Bước 4: Hiệu chỉnh
 Sau khi được viết xong chương trình cũng có thể có nhiều lỗi, vì vậy cần
chạy thử chương trình với các bộ input tiêu biểu để kiểm tra kết quả. Nếu sai
sót ta phải sửa chữa rồi thử lại, Nếu lỗi do NNLT hoặc thuật toán ta phải
quay lại lựa chọn và thiết kế thuật toán.
8
• Bước 5: Viết tài liệu
 Tài liệu để mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử
nghiệm và hướng dẫn sử dụng
 Lưu ý: Các bước trên có thể được lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng
chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả
? Bài tập đề nghị
1. Chạy thử chương trình với các bộ Input tiêu biểu để tìm ra Output
VD Tìm UCLN (9, 7)
Cách 1:
Lần M N R KQ
Cách 2:
Lần M N KQ
2. Giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua mấy bước?
3. Thuật toán tốt là thuật toán như thế nào?


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau một năm vận dụng VB trong PPT viết chương trình để minh họa thuật
toán của các bài toán, tôi nhận thấy HS hứng thú hơn, muốn tìm hiểu về chương
trình và lĩnh hội kiến thức sâu hơn. Điều đặc biệt quan trọng là học sinh yêu thích
và hứng thú tìm hiểu môn học này tăng lên đáng kể.
Sau đây là bảng tổng hợp, phân tích kết quả của tiết dạy về bài toán thuật
toán tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh trong năm học 2013 – 2014:
Kết quả
Lớp
Bài dạy không dùng chương
trình minh họa
Bài dạy có dùng chương trình
minh họa
Tính hứng thú Hiểu bài Tính hứng thú Hiểu bài
10A1 70% 75% 85% 95%
10A7 75% 90% 95% 98%
10A9 80% 90% 100% 99%
• Mức độ hiểu bài được đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút sau bài dạy, kiểm
tra miệng ở tiết học sau.
• Mức độ hứng thú được đánh giá thông qua quan sát tính sôi nổi của lớp và
mức độ phát biểu, đưa ra ý kiến, thắc mắc của học sinh trong tiết học.
 Sử dụng VB trong PPT viết chương trình minh họa khi giảng dạy về vấn đề
thuật toán đem lại sự hứng thú khi các em học về giải bài toán trên máy tính. Các
9
em có thể tự kiểm tra kết quả của các ví dụ về thuật toán một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Giúp các em biết thế nào là chương trình gợi mở để dẫn dắt vào bài học
sau. Dần dần hình thành sự yêu thích say mê trong lĩnh vực tin học có nhiều khả
năng kì diệu.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sử dụng VB trong PPT đơn giản tiện dụng (vì được tích hợp sẵn trong PPT)

viết chương trình minh họa thuật toán của bài toán chỉ là 1 trong nhiều cách kích
thích tinh thần học tập của học sinh trong các bài về thuật toán. Đăc biệt là giúp
các em có sự khởi đầu tốt để khi học về lập trình Pascan ở lớp 11 sẽ không bỡ ngỡ
và hiểu được cấu trúc chương trình, thuật toán.
Mặc dù bản thân đã có gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện và đạt hiệu quả cao hơn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học 10
- Phân phối chương trình 10 (đã giảm tải)
- Ngôn ngữ và lập trình VB
Biên Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện
Phạm Thị Kim Cương
10
VII. PHỤ LỤC
- Đính kèm bài giảng “GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH”có sử dụng VB
trong PPT
- Bảng thuật toán:
VD Tìm UCLN (M, N)
Cách 1:
Lần M N R KQ
Cách 2:
Lần M N KQ
- Hướng dẫn tạo môi trường làm việc với lập trình VB trong PPT:
“CÁCH TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VỚI LẬP TRÌNH VISUAL
BASIC TRONG POWERPOINT”
1. Các thiết lập ban đầu
a. Thiết lập chế độ bảo mật (trong PPT 2007, 2010)
Bước 1:

Bước 2:
11
Bước 3:
b. Chuẩn bị công cụ lập trình VB
Do mặc định công cụ lập trình (Developer ribbon) không được bật.
Thực hiện các bước sau để bật Developer ribbon.
B1:

B2: Hiện thị Developer tab in Ribbon
B3: Tùy chọn mở Developer tab in Ribbon
2. Môi trường làm việc viết code VB trong PPT
12
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Nguyễn Hữu Cảnh
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2014
13
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Kim Cương Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: THPT nguyễn Hữu Cảnh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có
hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của mình.
14
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn
trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
Tôi cam đoan sáng kiến
kinh nghiệm này không sao
chép tài liệu của người khác
hoặc sao chép lại nguyên
văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của mình
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Phạm Thị Kim Cương
15
Lưu ý:
- Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4;
quy định canh lề: trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, trái 3,0 cm, phải 1,5 cm; Font chữ Việt
Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt.
- Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý
lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN).
- Ở Bìa SKKN phải ghi rõ tên lĩnh vực, tên bộ môn để đảm bảo thuận tiện,
chính xác trong việc phân loại, phân công chuyên gia đánh giá thẩm định.

- File soạn thảo SKKN của cá nhân gửi Hội đồng thi đua của đơn vị để
tổng hợp chung vào 01 đĩa CD và gửi qua email cho Hội đồng khoa học Sở
GD&ĐT cùng với danh sách chung của đơn vị.
- Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN (như phần mềm ứng
dụng, phim, ảnh) được gửi kèm SKKN như đĩa CD (không nhận đĩa mềm), các mô
hình đồ dùng dạy học gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng bên
ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN).
- Số lượng hồ sơ SKKN của từng cá nhân (gồm bản in SKKN, đĩa CD
phần mềm ứng dụng, phim, ảnh; mô hình đồ dùng dạy học do lãnh đạo đơn vị tổng
hợp gửi trực tiếp cho Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT):
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở: 02 bộ;
+ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 06 bộ.
- Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT không nhận 01 SKKN có từ 02 tác giả
trở lên cùng thực hiện; không nhận SKKN khi chưa thực hiện đầy đủ nội dung quy
định.
16

×