Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn một số giải pháp giúp tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.71 KB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
Mã số:............

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP
TIẾT SINH HOẠT LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thành.
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ mơn: Tốn.
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác:

Năm học: 2013- 2014

x


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I . THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thành
2. Sinh ngày: 04 tháng 09 năm 1980.
3. Giới tính: Nam.
4. Địa chỉ: Giáo viên Trường THPT Võ Trường Toản, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613.749688 ( Cơ quan). ĐTDĐ: 0984.347 967
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Toán
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.


II . TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Toán Tin
III . KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Giảng dạy các nội dung thuộc chuyên ngành: Toán.
- Số năm kinh nghiệm: 07 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Đạt loại khá với sáng kiến kinh nghiệm: ”Ứng dụng đạo hàm trong các bài tốn
giải phương trình, bất phương trình” năm học 2010- 2011.


MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... Trang 1
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................. Trang 3
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.................................................................... Trang 5
1. Giáo viên chủ nhiệm………………………………………………………… Trang 5
a. Một số yêu cầu sư phạm cơ bản............................................................... Trang 5
b. Những kĩ năng cơ bản của GVCN………………………………………
Trang 6
c. Khen và chê HS………………………………………………………… Trang 7
2. Tiết sinh hoạt lớp……………………………………………………………. Trang 7
a. Tác dụng của giờ sinh hoạt lớp:…………………………………………
Trang 7
b. Ngun nhân chính làm cho HS khơng thích giờ sinh hoạt lớp……….
Trang 8
c. Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp…………………………...
Trang 8
3. Các hình thức tổ chức sinh hoạt lớp…………………………………...........Trang 9
a. GV có thể tiến hành theo hình thức hỗn hợp………………………….. Trang 9

b. Thảo luận chuyên đề / chủ điểm ………………………………………..Trang
12
c. Giao lưu, đối thoại với người trong cuộc………………………………..
Trang 17
d. Tổ chức các hội thi……………………………………………………….Trang
18
e. Tích hợp mang tính giáo dục trong giờ sinh hoạt…………………….. Trang
19
IV. HIỆU QU Ả CỦA ĐỀ TÀI …………………………………………………. Trang
29
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG…………… …........ Trang
31
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… Trang
32
VII. PHỤ LỤC........................................................................................................... Trang
33

----------***-----------


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
- HS: Học sinh
- GV: Giáo viên
- GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
- KNS: Kĩ năng sống


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TIẾT SINH HOẠT LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc

lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần ở cơng học tập của các em". Lời dạy của Bác giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
Trong một bài viết của Thân Nhân Trung, ơng đã khẳng định: “Hiền tài là
ngun khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh, ngun khí suy thì nước
yếu”. Qủa đúng vậy! Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu”, một đất nước phát triển và hưng thịnh hay không đều phụ thuộc
vào kết quả của hoạt động giáo dục. Vậy, làm thế nào để những người chủ tương lai
của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả
tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công
tác giáo dục, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường
xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh - người gần gũi và luôn giải đáp những thắc
mắc của các em. Cũng chính vì vậy, có thể GVCN là người các em yêu quý, kính trọng,
nơi tin cậy để các em thổ lộ suy nghĩ.
Theo quan điểm riêng của bản thân tôi, trước khi dạy chữ phải dạy các em làm
người. Làm người đã rồi hãy học! Một khi các em có nhận thức, có hiểu biết, ngoan
ngỗn thì việc dạy kiến thức khơng cịn là q khó. Tiết sinh hoạt lớp sẽ là tiết giúp các
em hồn thiện thêm điều đó. Là một GVCN lớp, tơi rất mong học trị của mình là
những con ngoan, trị giỏi, tài đức vẹn tồn để sau này lớn lên, các em đủ tự tin, đủ
năng động, đủ bản lĩnh để bước vào đời, trở thành những người cơng dân có ích cho
xã hội.
Là một giáo viên giảng dạy bộ mơn Tốn, một mơn được xem là khơ khan, tồn
những con số. Khi về trường nhận cơng tác, ngồi việc dạy chun mơn ra, tơi cịn
được phân cơng làm cơng tác chủ nhiệm lớp trong nhiều năm qua. Tôi rất băn khoăn
làm sao để làm tốt công tác này. Một công tác được thực hiện trên tinh thần trách
nhiệm, lòng nhiệt huyết và yêu trẻ. Hay nói cách khác là “Kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm”. Với mục tiêu duy nhất là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và
phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh. Để làm tốt cả chuyên mơn và cơng tác chủ
nhiệm, đó khơng phải là một chuyện dễ dàng. Đặc biệt lại là với một giáo viên Tốn.

Chính vì vậy, tơi ln băn khoăn, trăn trở tìm ra giải pháp thiết thực để giúp cho HS


lớp tôi thực sự gần gũi, tin tưởng và xem lớp học như một mái ấm gia đình, trong đó,
người đứng đầu là GVCN. Trong công tác chủ nhiệm, tiết sinh hoạt lớp đóng vai trị
khá quan trọng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác
trong toàn tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và
tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học.
Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở
những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch, công việc tuần tới. Đôi khi
GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết sinh hoạt, chủ yếu dưới dạng sơ kết,
đánh giá kết quả học tập , thi đua trong tuần, sau đó GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh
hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề. Đôi khi tiết sinh hoạt GVCN còn dùng để nhắc đến các
khoảng thu, hay la mắng HS.Việc làm mang tính hình thức, hiệu quả tiết sinh hoạt cịn
thấp, học sinh ít hứng thú. Đơi lúc nội dung sinh hoạt chỉ 10-15 phút, thời gian còn lại
là HS nói chuyện, GV làm việc riêng ... cho hết giờ. Vì thế tiết sinh hoạt lớp thường bị
xem nhẹ, HS thấy khơng có ích, GV cũng lên lớp như một trách nhiệm cho xong.
Để khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý
nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn, tạo một môi trường lành
mạnh và hứng thú hơn, tôi đã đưa ra những cách thức, biện pháp cụ thể, gần gũi để
giúp tiết sinh hoạt lớp sinh động hơn, tác động đến HS nhiều về mặt giáo dục qua việc
tích hợp, lồng ghép ...
Vì những suy nghĩ nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số giải pháp giúp
tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả”.
Vì khả năng và thời gian có hạn, bản thân tôi đưa ra ở một số giải pháp giúp tiết
sinh hoạt trở nên hiệu quả hơn. Nhưng đây là suy nghĩ của riêng cá nhân sẽ không
tránh khỏi những hạn chế và có thể linh hoạt ứng dụng trong những trường hợp phù
hợp, chứ không phải là tất cả. Rất mong q thầy cơ góp cho những ý kiến q báu để
tơi có dịp bổ khuyết và hồn thiện bản thân, giúp cơng tác chủ nhiệm được hồn thiện
hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trước thực tế hiệu quả của công tác giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế và giáo
viên chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục học sinh, Vụ Giáo
dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công


tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học tại TP.Đà Lạt ( tháng 01/2011) nhằm thăm dò nhu
cầu về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chủ nhiệm. Trong đó có Kĩ
năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, triển khai thực
hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; Ngành Giáo dục và đào tạo xác
định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011 – 2012 trong chỉ thị
3398 ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Tăng
cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên. Chú trọng và tăng
cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng
sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục, thể thao, cơng tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an
ninh, trật tự trường học; giáo dục an tồn giao thơng; phịng chống bạo lực, tệ nạn xã
hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh, sinh viên”.
Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của người giáo viên chủ
nhiệm (GVCN) đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh;
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của gáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức, phối hợp
giáo dục toàn diện học sinh, tại hướng dẫn số 5289/ BGD ĐT - GDTrH ngày 16 tháng 8
năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo; hướng dẫn số 1834/ SGD & ĐT – GDTrH
ngày 22 tháng 8 năm 2012 của GD & ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm

học 2012 – 2013 nêu rõ: “ Tích cực triển khai cơng tác bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên trung học; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ
môn; tăng cường vai trò và các hoạt động của tổ bộ mơn; nâng cao vai trị của giáo viên
chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh”.
Chất lượng và hiệu quả giáo dục của học sinh (HS) khơng chỉ là các mơn văn
hố như Văn, Sử, Tốn, Lí,..., mà các hoạt động khác cũng mang một ý nghĩa vô cùng
to lớn, nhiều khi có ý nghĩa quyết định trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho
HS, tức là đào tạo cho HS cả tài và đức.
Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, trong thời khố biểu hiện nay có một
tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy hằng tuần (Như đối với Trường THPT Võ Trường
Toản: Tiết 1 dành cho khối sáng và tiết 6 dành cho khối chiều). Đó là quy định bắt


buộc. Thế nhưng, theo thói quen lâu nay, thơng thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy
và trò, coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết không quan trọng, nội dung khơng rõ ràng,
tính “linh hoạt ” mỗi lớp một cách, một chương trình , khơng khí tiết sinh hoạt trở nên
nhàm chán, nặng nề, ảnh hưởng đến tâm lí của thầy và trò muốn cho tiết sinh hoạt
mau kết thúc. Nên có lúc xảy ra tình trạng HS làm việc của HS, GV làm việc riêng,
dẫn đến tiết sinh hoạt lớp khơng có hiệu quả và tác dụng thiết thực.
Có thể thấy, GVCN lớp phần lớn là giáo viên trẻ về tuối đời, tuổi nghề, kinh
nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Do đó, chất
lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là vấn đề nhà trường còn nhiều trăn trở, đòi hỏi có
biện pháp khắc phục. Chính vì vậy, riêng với trường tôi, Ban giám hiệu luôn quan tâm
đến công tác chủ nhiệm: Từ việc lựa chọn và xem xét năng lực của GV để quyết định
GV nào sẽ làm công tác chủ nhiệm, GV nào không làm công tác này, đến việc tập huấn
công tác chủ nhiệm, bồi dưỡng cho GV, rồi việc hướng dẫn ghi chép, làm hồ sơ sổ sách
khi kiêm nhiệm công tác này. Đặc biệt, Ban giám hiệu cịn phân nhóm trưởng chủ
nhiệm các khối lớp, các nhóm trưởng sẽ phụ trách thêm cơng tác chung của chủ
nhiệm. Nhìn chung, những cơng việc ấy đều có ưu điểm. Tuy nhiên, cơng tác chủ

nhiệm nói chung, tiết sinh hoạt lớp nói riêng, cịn phụ thuộc vào tình hình thực tế, cụ
thể của mỗi lớp. Chúng ta không thể lấy tiêu chí của lớp này áp đặt vào lớp khác, cũng
có một sự thật, GV dạy chun mơn giỏi chưa hẳn làm chủ nhiệm giỏi. Vì thế, tơi rất
mong chủ nhiệm mang lại hiệu quả cao, đặt biệt hiệu quả nếu tiết sinh hoạt thực sự
phát huy tối đa thì đó cũng được xem là thành cơng của cơng tác này.
Những giải pháp mà tôi đưa ra là những giải pháp thay thế một phần những
giải pháp đã có, tơi áp dụng vào q trình làm cơng tác chủ nhiệm và có hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta sinh ra vốn bản chất là tốt,
nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau.
Trong Tam Tự Kinh cũng có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”: Con người sinh
ra bản chất là tốt, song trong xã hội ln có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con
người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi
người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần


dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp,
xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng đến “Chân – Thiện – Mĩ”
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Giáo dục là q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích,
có kế hoạch, thơng qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo
dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của lồi người. Giáo dục là q trình tác
động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng,
động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Tất cả điều này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tiết sinh hoạt lớp của GVCN.
1. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
a. Một số yêu cầu sư phạm cơ bản

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy người giáo
viên phải không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ
phẩm chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Muốn đảm bảo tốt vai trò ấy thì giáo viên nói
chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có phẩm chất và năng lực phù hợp trong
giai đoạn mới:
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ, phải am
hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời
kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp thêm nghị lực để giáo
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và học sinh,
phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và yêu mến học
sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa được các em, bởi
con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường tình cảm, chúng ta cho như
thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình cảm như thế ấy.
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững vàng có
tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo
dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu là kiến thức mới lạ nếu
chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không theo kịp, không đáp ứng được
yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh.
Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, phải là
ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em. Vậy muốn làm được điều đó thì từng lời nói cử
chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải có chuẩn mực, đúng đắn tránh để học sinh “Coi


nhẹ, xem thường” thực tế cho thấy giáo viên được sự tôn trọng kính yêu của học sinh
thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả.
Nói tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là một công dân gương mẫu có lối sống
lành mạnh, biết sống vì mọi người, khơng chỉ cần có cái “Tài” mà cịn phải có một cái
“Tâm” rất lớn. Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu mà xã hội đã
tín nhiệm giao phó.

b. Những kĩ năng cơ bản của GVCN
- Nhóm kĩ năng giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi cơng tác chủ nhiệm:
+Vai trị, chức năng của GVCN vừa là nhà giáo dục vừa là nhà quản lí tập thể
HS.
+ Kĩ năng tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho HS
+ Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp
+ Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
+ Kĩ năng giáo dục HS cá biệt và HS có hành vi khơng mong đợi
+ Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp (kế hoạch năm, học kì,
tháng, tuần)
+ Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục
+ Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm HS
+ Đặc điểm tâm lí, xã hội của HS THPT hiện nay
+ Giáo dục kỉ luật tích cực và xây dựng lớp học thân thiện
- Nhóm kĩ năng mềm:
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thơng
+ Kĩ năng kiểm sốt / làm chủ cảm xúc của bản thân
+ Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
c. Khen và chê HS: Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cơ thường
chê học trị nhiều hơn là khen ngợi (60 – 70% là chê HS, đáng ra phải ngược lại). Thầy
cô biết khen – chê đúng mực sẽ khiến HS hứng thú trong học tập. Về nguyên tắc, khen
phải nhiều hơn chê để tạo tâm lí tích cực vì ai cũng thích khen. Khi khen và chê HS
cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất.
- Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen.
- Đối với những hành vi tích cực mới cần khen ngay khi nó vừa xuất hiện, nhất
là với những em hay mắc khuyết điểm, những em HS yếu, nhút nhát,…


- Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ khơng phải

khái qt hóa thành phẩm chất nhân cách.
- Khi phê bình, khơng được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã
xảy ra từ lâu.
2. Tiết sinh hoạt lớp
a. Tác dụng của giờ sinh hoạt lớp: Sinh hoạt lớp cuối tuần: Thường tính 1 tiết / 1 tuần
- vào cuối tuần
- Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho
HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đồn
kết. Chính thơng qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và
tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các HS trong lớp được liên kết lại với
nhau, giáo viên gắn bó với HS trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề
của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. HS được mở rộng các mối liên
hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè
phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
- Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp
các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa
học vừa chơi, thi tài với nhau…Từ đây, các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần
phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm,
đạo đức, thẩm mĩ và sức khỏe, thể chất của HS.
b. Nguyên nhân chính làm cho HS khơng thích giờ sinh hoạt lớp
- HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.
- Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu
cầu của HS. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của
chính họ phải giải quyết mà là vấn đề của thầy và cơ.
- Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với
HS.
- GV quá nghiêm khắc, khơng gần gũi, thân thiện, khơng đặt mình vào vị trí của
HS để hiểu các em….
c. Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp
- Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: Mỗi lứa tuổi

HS có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội
dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi HS khác
nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn HS, sự lôi cuốn các em tham


gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức
tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn
với nhu cầu và hứng thú của HS và chũng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ
hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của
GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của HS: Sự tham gia của HS vào các hoạt động,
công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi HS. Sự cùng tham
gia của tất cả HS vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để HS cùng trải
nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra mơi trường
lớp học mang bầu khơng khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng
nghe ý kiến của nhau. Từ đó, tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành,
củng cố.
Nói cách khác, HS phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào
giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực thi nhiệm
vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của họ, tập thể
của họ
- Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung
của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những
cơng việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các quy định riêng của lớp…, vì
thế cần để cho HS tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao
bầu khơng khí đồn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi
trường giáo dục tốt nhất cho từng HS. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào
quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có
vị trí nhất định trong lớp và chúng sẽ cố gắng nỗ lực, hợp tác với mọi thành viên để
hồn thành cơng việc được giao.

- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa HS có ý nghĩa rất
quan trọng đối với q trình giáo dục. Chính vì nhờ thơng qua giao lưu với bạn mà
năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây dựng và do đó năng lực hiểu
bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát
triển. Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng,
hứng thú, tâm trạng, cảm xúc,…và từ đó có tác dọng lẫn nhau. Trên cơ sở của những
hiểu biết về nhau, HS mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu
khơng khí lớp học đồn kết, cởi mở và thân thiện…


Trong q trình bàn bạc các cơng việc chung của lớp trong tiết sinh hoạt tập thể
dưới hình thức giao lưu – đối thoại sẽ phát triển được bầu không khí thuận lợi cần
thiết cho giáo dục, giúp mọi HS tin tưởng và khơng sợ hãi về mặt tâm lí. Các em sẵn
sàng đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những
ý kiến của người khác một cách tôn trọng…Giao lưu – đối thoại sẽ phát triển ở mọi HS
lòng tin vào sức lực cá nhân, phát triển thái độ phê bình đối với bản thân, sự tơn trọng
đối với các bạn, tính sẵn sàng giải quyết có sáng tạo các vấn đề đặt ra và niềm tin vào
khả năng giải quyết chúng.
3. Các hình thức tổ chức sinh hoạt lớp
a. GV có thể tiến hành theo hình thức hỗn hợp
* Tổng kết thi đua (10 phút):
- Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: lớp trưởng đánh giá chung sau
khi đã có sự thống nhất của các tổ. GVCN và HS bổ sung nếu thấy cần thiết.
- Thông báo những công việc chính trong tuần tới.
Cơng việc trên làm nhanh, tránh làm nặng nề tiết sinh hoạt lớp.
* Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút): Nội dung sinh hoạt nên gắn với
các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới,…Hình
thức sinh hoạt cũng đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui
khoa học, có thể là giao lưu với người trong cuộc,…

Để tiết sinh hoạt trở nên thiết thực hơn, thì mỗi tháng có 4 tiết sinh hoạt.
Thường thì tiết sinh hoạt của tuần đầu tiên của tháng, GV có thể vận dụng hình thức
sinh hoạt này, nhằm cung cấp những kiến thức tổng thể về chủ đề tháng, đồng thời
hướng dẫn những nội dung cơ bản của nội dung cho 2 tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp
của tháng. HS sẽ thấy hứng thú hơn vì biết thêm những thơng tin mà nhiều khi khơng
có mơn học nào nói đến. Cụ thể:
(1) Tháng 9: Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Để cho cơng tác tọa đàm về chủ đề Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đồn trường tổ chức, các em cần
chuẩn bị những hiểu biết của mình về chủ đề này.
Cơng nghiệp hóa là q trình nâng cao tỷ trọng của cơng nghiệp trong tồn bộ
các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động,
về giá trị gia tăng, v.v..


Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế
với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế cơng nghiệp.
Cơng nghiệp hóa là một phần của q trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này
đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim
quy mơ lớn. Cơng nghiệp hóa cịn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay
đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên
Hiện đại hóa là q trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội.
Nhà trường phối hợp Đồn trường và mời các phịng chức năng Cơng An huyện
về nói chuyện giữ gìn An tồn giao thơng, giữ gìn an ninh, trật tự trường học, giáo dục
phịng chống ma túy, tệ nạn xã hội. GVCN hướng dẫn HS trong tiết sinh hoạt những
nội dung sau:
+ An toàn giao thơng là gì?
+ Ma t là gì? Và thế nào là người nghiện ma túy?

Ma tuý đang là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý không chỉ
huỷ hoại sức khoẻ cho người sử dụng mà còn là nguyên nhân dẫn đến các mối bất hồ
trong gia đình, cộng đồng, gây mất trật tự, an toàn xã hội và là nguyên nhân, nguồn
gốc phát sinh tội phạm và các tệ nạn xã hội. Những tác hại và hệ lụy của ma tuý vẫn
đang tác động và gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy, đấu tranh phịng,
chống ma túy khơng những là trách nhiệm của cơ quan Công an và các ngành, các
cấp, các tổ chức quần chúng mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Ma tuý là gì? Ma túy là thuật ngữ dùng để chỉ các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành, có tác dụng kích
thích, gây ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, khiến người sử dụng bị lệ thuộc vào chúng,
khi được đưa vào cơ thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ làm thay đổi
trạng thái ý thức và sinh lý người đó.
Thế nào là người nghiện ma túy? Những đặc trưng cơ bản của người nghiện ma túy.
Theo Luật phòng, chống ma túy, người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma
tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.
Người nghiện ma túy có những đặc điểm sau đây: có sự địi hỏi khơng thể cưỡng
lại được đối với chất ma túy đã dùng khiến người nghiện ma túy phải tìm mọi cách để
đáp ứng; đồng thời có khuynh hướng gia tăng liều dùng và sự lệ thuộc về tâm, sinh lý
của người nghiện vào chất ma túy đến mức mê muội; nếu thôi dùng ma túy, cơ thể
người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai nghiện rất khó chịu đựng, rất thèm muốn


dùng ma túy trở lại; gây độc hại cho người nghiện và nguy hiểm cho xã hội do người
nghiện khó làm chủ được bản thân khi lên cơn nghiện.
Do bị lệ thuộc vào ma túy nên người nghiện ma túy thường phải tìm mọi cách
đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, họ dễ sa vào con đường phạm tội. Người nghiện ma túy
thường dễ mắc các bệnh lây truyền như HIV/AIDS, hoa liễu, lao, các bệnh về gan và
các bệnh thần kinh khác nên ngày càng bị suy thoái về thể chất và tinh thần, tha hóa
về nhân cách.
Tương tự như vậy, cứ mỗi đầu tháng, GV có thể tích hợp, lồng ghép ở tiết sinh

hoạt những nội dung cơ bản của chủ đề tháng, hướng dẫn các em chuẩn bị những kiến
thức cơ bản hay soạn trò chơi liên quan đến chủ đề tháng và tiến hành sôi động ở tiết
sinh hoạt lớp hay tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lưu ý, GV chỉ nói những gì có
liên quan thiết thực, không nên quá xa vời, HS sẽ khó hiểu, khơng thích nghe.
(2) Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu gia đình.
- GV cung cấp khái quát và cho HS về nhà chuẩn bị: Tình bạn và tình bạn khác
giới/ Tình bạn trong sáng/ Tình yêu tuổi học trị/ Vai trị của tình bạn trong cuộc sống/

- Gia đình / tình yêu gia đình /…
(3) Tháng 11: Thanh niên với truyền thống Tôn sư trọng đạo.
- Như thế nào là Tơn sư trọng đạo?
- GV có thể nói thêm về vấn đề Tơn sư trọng đạo trong thời trước và trong xã
hội hiện nay để thấy được sự khác biệt. Từ đó, giáo dục và khẳng định: dù có sự khác
biệt nhưng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam vẫn có truyền thống Tơn sư trọng
đạo.
(4) Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. GV nói thêm
về vấn đề xây dựng và bảo vệ tổ quốc của thanh niên, giới trẻ ngày nay.
(5) Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
(6) Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng.
(7) Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
(8) Tháng 4: Thanh niên với Hịa bình Hữu nghị hợp tác.
(9) Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ.
(10) Tháng 6, 7, 8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
b. Thảo luận chuyên đề / chủ điểm
Nếu như tuần nào, GVCN cũng sinh hoạt lớp theo kiểu truyền thống là tổng kết
tuần qua, phương hướng tuần tới, khen chê HS …thì cũng thật sự nhàm chán như một


cơng thức có sẵn, lặp đi lặp lại. Nên GV có thể linh hoạt bằng nhiều cách tổ chức tiết
sinh hoạt khác nhau, để HS thấy tiết sinh hoạt phong phú, hứng thú, mong chờ được

cuối tuần để sinh hoạt, để được gặp GVCN, được trò chuyện, được vui chơi và tìm
hiểu nhiều thơng tin thật bổ ích. Và đây là một cách làm cho tiết sinh hoạt thêm ý
nghĩa: Thảo luận chuyên đề / chủ điểm
* Yêu cầu
Để thực hiện được thành công, hiệu quả cho tiết sinh hoạt theo hình thức này.
GV nên giao lần lượt cho các tổ HS chủ trì, các tổ khác hỗ trợ, tham gia. Khi thảo luận
chuyên đề cần lưu ý:
- Vấn đề hay chủ đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ
nhận thức chung của HS, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
- Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để
đánh giá, kết luận hay sáng tạo ý tưởng mới.
- Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả HS đều có cơ
hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình.
- Người dẫn chương trình phải khéo léo dẫn dắt, khêu gợi sự mạnh dạn, tự tin,
tích cực của mọi HS trong lớp để thảo luận sôi nổi và có hiệu quả. Cần tơn trọng ý kiến
của các thành viên trong nhóm thảo luận.
- Nếu gặp khó khăn (trường hợp không thống nhất ý kiến,…) cần mời người cố
vấn hay GV giải đáp (người cố vấn hay GV đóng vai trị là người trọng tài khoa học
cho HS trong quá trình thảo luận).
* Minh họa: Sinh hoạt lớp dưới hình thức thảo luận chuyên đề
Thời trang học đường
I. Mục tiêu
- HS nhận thức được vấn đề trang phục học đường như thế nào là phù hợp.
- Hình thành thái độ tự nguyện, tự giác chấp hành nội quy, quy định của nhà
trường về trang phục, khơng cịn vi phạm về vấn đề trang phục nữa.
II. Nội dung hoạt động
- Thảo luận về vấn đề thời trang học đường:
+ Đồng phục truyền thống
+ Đồng phục thời hiện đại
+ So sánh giữa các đồng phục, đồng phục của HS nơng thơn và thành phố,

những nơi có cuộc sống hiện đại,…
+ Rút ra được với chính các em, nên mặc trang phục nào là phù hợp


- HS được tự do thảo luận, trình bày ý kiến và suy nghĩ của chính các em
- GV dựa trên những ý kiến ấy, định hướng HS ý nghĩ tích cực về vấn đề thực
hiện đồng phục.
III. Hình thức tổ chức
- GV hướng dẫn trước cho HS chuẩn bị
- Trình chiếu những hình ảnh liên quan, những mẫu đồng phục các em u
thích, trình bày suy nghĩ.
IV. Cơng tác chuẩn bị
- Bình bầu các nhóm trưởng, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho HS.
- Người chủ trì cuộc thảo luận chuyên đề
- Phương tiện: Máy chiếu, hình ảnh hỗ trợ, Micro,…
V. Tổ chức hoạt động
1. Nêu chủ đề như đã đưa các em HS chuẩn bị cho buổi hôm nay: Thời trang học
đường
2. Tiến hành tiết sinh hoạt
- GV đã mượn phịng trình chiếu và điều động HS lên lớp đủ, đúng giờ.
- Tuần qua, lớp chúng ta có nhiều HS thực hiện tốt về vấn đề đồng phục, bên
cạnh đó, vẫn cịn nhiều bạn vẫn vi phạm về đồng phục. Vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề
đồng phục HS, tiết hôm nay, sẽ là tiết để các em trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề
này. Như đã chia lớp ra bốn nhóm, mỗi nhóm 10 HS. Các em đã có sự chuẩn bị trước.
Hãy nói lên suy nghĩ của nhóm mình về vấn đề đồng phục HS.
* Thảo luận gồm có các câu sau:
- Theo em, trang phục của HS truyền thống như thế nào?
- Trang phục của HS thời nay ra sao?
- Nếu được quyền lựa chọn, em thích HS mang đồng phục như thế nào?
- Theo em, với HS của trường chúng ta, mặc đồng phục gì là phù hợp?

* HS đã chuẩn bị trước, sẽ lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày một câu trên.
- Nhóm 1: Theo em, trang phục của HS truyền thống như thế nào?
Trang phục truyền thống của HS là:
+ Đối với nam: Áo sơ mi trắng, quần tây xanh hay xanh đen đều được.
+ Đối với nữ cũng vậy nhưng mặc áo dài trắng có cổ vào các ngày nhà trường
quy định.


Trang phục HS: Nam mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh hoặc đen.

Nữ mặc áo dài trắng vào những ngày nhà trường quy định
- Nhóm 2: Trang phục của HS thời nay ra sao?
Trang phục của HS ngày nay vẫn khơng có sự thay đổi nhiều so với trang phục
truyền thống. Nhưng ở một số trường ở thành phố lớn, trang phục của HS có sự thay
đổi, ví dụ:
+ Nam HS có thể mặc áo sơ mi trắng, có viền cổ xanh hay đen, hoặc mang
caravat, … với quần tây xanh, đen,…
+ Nữ HS mang váy đồng phục màu xanh, hoặc kẻ ô…với áo sơ mi trắng,…
+ Ở một số khu vực có thời tiết lạnh, HS cịn đồng phục cả đồ ấm, áo khốc,…
Dù như thế nào thì đồng phục của HS đều rất đẹp, lịch sự và phù hợp với lứa
tuổi, phù hợp với đặc trưng của trường đó, tạo nên nét riêng của trường,…


- Nhóm 3: Nếu được quyền lựa chọn, em thích HS mang đồng phục như thế
nào?
HS có nhiều cách trả lời:
+ Một là chọn mặc theo kiểu truyền thống đơn giản là áo sơ mi trắng quần tây.
+ Một số khác sẽ trả lời khơng thích mặc áo dài trắng…
+ Một số HS khác lại thích nam nữ đều đồng phục như một số trường ở thành
phố: nữ mặc váy, nam áo sơ mi quần tây, thắt caravat…

- Nhóm 4: Theo em, với HS của trường chúng ta, mặc đồng phục gì là phù hợp?
Cũng có thể nhiều ý kiến:
+ Mặc đồng phục: áo sơ mi trắng, quần tây xanh hay đen.
+ Không nên quy định HS nữ mặc áo dài trắng,…
+ Nữ mặc váy, Nam mặc áo sơ mi trắng quần tây xanh,…
* Sau khi các em trình bày, những bạn khác có thể ý kiến, đưa ra suy nghĩ riêng của
bản thân,…có thể đây là đề tài có rất nhiều ý kiến khác nhau … Người dẫn chương
trình phải khéo léo và thể hiện sự tôn trọng ý kiến riêng của mỗi bạn. Sau cùng,
GVCN sẽ là người định hướng:
- Tất cả các em đều có ý kiến hay, đáng khen ngợi.
- Nhấn mạnh lại để định hướng suy nghĩ của các em:
+ Có thể nói, cuộc sống hiện đại, nên vấn đề ăn mặc cũng được chú ý nhiều, bây
giờ là thời đại của việc “ăn ngon mặc đẹp”. Vì thế, vấn đề này có nhiều cách để lí giải.
GVCN hồn tồn đồng ý là trang phục nào cũng đẹp vì mang tính đồng phục là mang
tính đồng loạt.
+ Trang phục truyền thống: Áo sơ mi trắng, quần tây xanh, đen rất phổ biến,
lịch sự, mang đặc trưng riêng của người HS.


+ Áo dài trắng dành cho các bạn nữ HS cũng rất đẹp, nữ tính, tốt lên vẻ đẹp
tinh khơi của HS,… Có thể nhiều HS nữ khơng thích vì thấy vướng víu, khơng được tự
do,… nhiều trở ngại. Nhưng đó khơng chỉ là đồng phục mà cịn là tà áo truyền thống
của dân tộc,….
+ Trang phục HS ở một số trường thành phố: như nữ HS mang váy, nam mang
caravat…rất đẹp, thanh lịch….nhưng phần lớn chỉ phù hợp với thành phố. Trang
phục đẹp nhưng không phải ai cũng mang được. Đối với HS ở nơng thơn chúng ta, nó
lại chưa phù hợp với nhiều góc độ khác nhau….Chính vì vậy, ở trường chúng ta, các
em mang áo sơ mi trắng, quần tây xanh hoặc đen, các bạn nữ mặc áo dài vào những ngày
quy định, như thế là đẹp rồi. Nên GVCN mong rằng các em sẽ thực hiện tốt vấn đề
này….

Như vậy, HS sẽ tự nắm bắt thông điệp chính của cuộc thảo luận hơm nay và
thực hiện quy định về đồng phục một cách tốt hơn mà GVCN không cần phải la rày,
chửi mắng nữa, tiết sinh hoạt cũng trở nên thú vị và vì thế, có hiệu quả hơn nhiều so
với một tiết sinh hoạt thông thường.
Tương tự, GV có thể tổ chức thảo luận về chuyên đề: Tình bạn, tình yêu học
đường; Vấn đề tệ nạn xã hội, Mong muốn của em về một người Gv….
c. Giao lưu, đối thoại với người trong cuộc: Giao lưu là một hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục nhằm tạo ra điều kiện cần thiết để HS được tiếp xúc, trị chuyện và trao
đổi thơng tin với những nhân vật điển hình, với người thật, việc thật trong các lĩnh vực
hoạt động nào đó. Sinh hoạt lớp dưới hình thức giao lưu có thể được tổ chức nhân các
ngày lễ lớn của dân tộc hay các lứa tuổi HS… Khi tiến hành tổ chức hoạt động giao
lưu cần lưu ý:
- Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng
thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em. Thu hút đơng đảo HS tham gia.
- Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung
buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS
quan tâm nhất hoặc đang vướng mắc; quy mô tổ chức, phương thức tiến hành,…
- Khi tiến hành giao lưu, cần kết hợp trị chuyện giữa người dẫn chương trình
với khách mời giao lưu và trao đổi, trò chuyện giữa khách mời với người tham dự buổi
giao lưu,…
Có thể nói, đây quả là một hình thức sinh hoạt hiệu quả. Nhưng đối với một
GVCN, để mời được một nhân vật điển hình như một doanh nhân thành đạt, một nhà
giáo ưu tú, một nhà bác học,…. không phải là việc dễ. Nên bản thân tơi, tơi có thể mời


một PHHS của lớp tham dự tiết sinh hoạt, để cùng nắm bắt thơng tin của lớp, của con
em mình, đồng thời có những lời khun thật chí tình đối với các em HS. Vì hơn ai hết,
họ là tấm gương sáng biết vượt lên hồn cảnh, ni dạy con tốt và đã hi sinh cho con
như thế nào….Hay có thể mời một HS học giỏi, đỗ Đại học từ các khóa trước, có cuộc
gặp gỡ để các em có thể học hỏi kinh nghiệm học tập,… .

d. Tổ chức các hội thi (Văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch,…): Hội thi là một
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi
đua lành mạnh giữa HS hoặc nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp,
cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa
chọn.
Đây là hình thức tổ chức tổng hợp nhiều loại hình, địi hỏi thời gian chuẩn bị
cơng phu,…
* Lưu ý:
- Cơng tác chuẩn bị phải tiến hành trước khi diễn ra cuộc thi từ 10 – 15 ngày.
- Trước khi tiến hành hội thi 1 ngày, cần phải tiến hành tốt những cơng việc
sau:
+ Tạo khơng khí sơi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua chỉnh trang lớp học
và nơi diễn ra hội thi, âm nhạc và các phương tiện âm thanh,…
+ Họp ban giám khảo để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm, xác
định các yêu cầu đối với ban giám khảo và quy trình hoạt động của ban giám khảo hội
thi.
* Hát văn nghệ
- Đầu giờ sinh hoạt lớp, GVCN cùng lớp phó văn thể mĩ có thể tập và cho lớp
hát to những bài hát truyền thống: Quốc ca, Đồn ca, …
- Có những HS trong việc học thì có kết quả học khơng cao, nhưng khi gọi các
em hát, các em lại hát rất hay, rất nhiệt tình, thấy được tài năng của mình được lớp và
GVCN trân trọng, sẽ thấy ý thức hơn, gần gũi với bạn bè và GVCN hơn, có thể tác
động tích cực đến tâm lí phấn khởi và học tập tiến bộ hơn. Đây là hình thức giải trí
phù hợp và tạo được hứng thú đối với HS.
* Hiểu biết khoa hoc
- Như vừa qua, cuộc thi ứng dụng KHKT được phổ biến đến HS, HS đã hưởng
ứng tích cực bằng việc chế tạo mơ hình tưới tiêu tự động để tham gia cuộc thi. Cụ thể:
Một nhóm học sinh lớp 12B10 được sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Kim Kiều
đã tham gia sáng tạo Mô hình tưới tiêu tự động, mơ hình này đã đạt giải nhất tại cuộc



thi ứng dụng khoa học kĩ thuật do trường THPT Võ Trường Toản tổ chức và đạt giải
khuyến khích ở cuộc thi hiểu biết khoa học tại Tỉnh Đồng Nai.
- Ở lớp, vào tiết sinh hoạt, GV có thể hướng dẫn HS trước những kiến thức về
khoa học, về các mơn học…Ví dụ, bản thân tơi dạy tốn, có thể tổ chức cho HS tìm
hiểu về mơn tốn thơng qua một số câu hỏi hay hệ thống câu trắc nghiệm vui, …
Những nhóm, những HS làm tốt, tích cực, GVCN cùng cả lớp biểu dương, khen
gợi kịp thời sẽ là phương thuốc bổ giúp HS phấn khởi, thích thú.
* Thi HS thanh lịch: Để tiến hành được một cuộc thi tại lớp, là một điều rất khó
khăn, địi hỏi GV và HS sẽ có sự chuẩn bị trước rất kĩ về khâu HS nào thi, ăn mặc như
thế nào, có những câu hỏi nào, thí sinh phải có những tiêu chuẩn nào?... Mượn âm
thanh trước để tạo nên một cuộc thi thật sự sinh động, tạo ra tâm lí vui là chính, sự
hịa hợp giữa GVCN và HS trong 1 tiết sinh hoạt lớp tác động rất nhiều đến những tiết
học sau, đến những mơn học khác,…
e. Tích hợp mang tính giáo dục trong giờ sinh hoạt
* Giáo dục HS từ những câu chuyện: Đây là một cách lồng ghép tự nhiên, hấp dẫn đối
với HS.
- Khác với các tuần khác, GV không nên cứ tuần nào cũng áp dụng như nhau
mà cần có sự thay đổi, sinh động, tạo tính bất ngờ, thú vị.
- Ví dụ, một tiết sinh hoạt khác, GVCN vào lớp, sau khi ổn định HS, GV không
nhất nhất là đánh giá chung, lên kế hoạch một cách quen thuộc nhàm chán, mà có thể
nêu vấn đề: Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện, ắt hẳn có bạn đã
nghe, có bạn chưa nghe, sau đó, hãy bình luận về câu chuyện trên. Em nào bình hay,
đúng vấn đề, sẽ có phần thưởng:
(1) Câu chuyện có tên: Cát và Đá.

Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói
chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
Khơng giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất



đau nhưng khơng nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: "Hôm nay, bạn tốt nhất của
tôi đã tát vào mặt tôi”.
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng
chân và tắm mát.
Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu
xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dịng chữ:
"Hơm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi."
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: "Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại
viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?"
Câu chuyện vẫn còn, nhưng em hãy trả lời cho câu hỏi trên: "Tại sao khi tớ làm cậu
đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?"Thông điệp câu chuyện gửi đến
là gì?
HS trả lời, GV nhận xét rồi kể tiếp:
Và câu trả lời anh nhận được là: "Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên
viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn.
Nhưng "Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi
khắc chuyện ấy lên đá nơi khơng cơn gió nào có thể cuốn bay đi ".
Hãy học cách viết những nỗi đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc
bạn tận hưởng trong cuộc đời lên tảng đá để mãi không phai.
Sau khi kể xong câu chuyện, GV cho HS trình bày suy nghĩ của mình về câu
chuyện, mỗi HS mỗi ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng chính là thơng điệp giáo dục
mà câu chuyện gửi đến chúng ta.
Thông điệp mà GVCN cần nhấn mạnh: Hãy biết tha thứ và biết ơn! Sự tha thứ là
chìa khóa mở cánh cửa ốn trách và chiếc cịng tay của hận thù. Nó là thứ sức mạnh
có thể phá vỡ xiềng xích của cay đắng và gơng cùm của lịng ích kỷ. Hãy ln làm
người đầu tiên: người đầu tiên gật đầu, người đầu tiên cười, người đầu tiên khen ngợi
và người đầu tiên tha thứ. Chúng ta hãy biết tha thứ cho nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
(2) Câu chuyện có tên: Giàu Và Nghèo



Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy
những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nơng trại của một gia đình
nghèo nhất nhì vùng. "Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc
sống cơ cực hơn mình”.
Người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình. Sau khi ở
lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà.
Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: "Chuyến đi như thế nào hả
con?”
- Thật tuyệt vời bố ạ!
- Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy!
- Ô, vâng.
- Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này? Đứa bé không ngần ngại:
- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến
giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng
vào vườn, họ lại có những ngơi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước
sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những
cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác.
Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những
bức tường bảo vệ xung quanh, cịn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha khơng nói gì cả. "Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế
nào rồi…" – cậu bé nói thêm.
Thơng điệp: Rất nhiều khi chúng ta đã qn mất những gì mình đang có và chỉ
ln địi hỏi những thứ gì khơng có. Cũng có những thứ không giá trị với người này
nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó cịn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh
giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ
quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
( 3) Câu chuyện: Mớ Rau Muống Và Bà Cụ Già



Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu,
lưng cịng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà
có lẽ có cho cũng khơng ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp
mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ cơng sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng
sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu khơng bà ạ! Gã nhấn ga
phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã
quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại
nhen lên trong đầu gã.
- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngối lại, một cơ gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến
nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con
về qua con lấy!
Rồi gã cũng nhấn ga lao đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã.
Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phịng làm việc ngắm nhìn
những hạt mưa lăn qua ơ cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mơng lung. Gã thích
ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng
theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió,
gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

- Nghĩ thế đủ rồi đấy! Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng
của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và qn hẳn
bà cụ.


×