Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn nâng cao hiệu quả đọc – hiểu tác phẩm tự sự bằng phương pháp sử dụng sơ đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.16 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC – HIỂU
TÁC PHẨM TỰ SỰ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
Người thực hiện: NGUYỄN VĂN CÔNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 – 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Văn Công
2. Ngày tháng năm sinh: 17 – 04 – 1969
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
5. Điện thoại: 0613866499 (CQ)/ 0613922048 (NR); ĐTDĐ: 0908875675
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Văn học
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm: 20


- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Một số vấn đề về việc đổi mới giờ dạy tác phẩm văn chương trong trường
phổ thông
Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu các bài Đọc thêm trong chương
trình Ngữ văn THPT
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài
đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận
Một số kinh nghiệm về việc giảng dạy phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại
trong chương trình Ngữ văn THPT
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
2
Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình môn Ngữ văn bậc THPT hiện hành, các tiết đọc – hiểu
văn bản văn học, trong đó bao gồm cả các văn bản tự sự, chiếm một số lượng
tương đối lớn. Kĩ năng đọc – hiểu văn bản cũng là một kĩ năng cơ bản mà giáo
viên dạy Ngữ văn cần phải hình thành cho học sinh trong suốt quá trình học tập.
Đây cũng là một trong hai kĩ năng quan trọng ( cùng với kĩ năng viết – tạo lập văn
bản ) của học sinh cần thể hiện trong công tác kiểm tra, đánh giá thông qua các kì
thi mà Bộ GD&ĐT yêu cầu. Chính vì vậy, rèn kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh như
thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là điều mà bất cứ giáo viên dạy Văn nào phải quan
tâm.
Có nhiều cách để nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản nói chung, đọc hiểu
tác phẩm tự sự nói riêng. Do đặc trưng thể loại của tác phẩm tự sự, chúng tôi nhận
thấy việc dạy đọc – hiểu các văn bản thuộc loại này bằng phương pháp sử dụng sơ
đồ là một cách làm rất hiệu quả.
Dạy học bằng sơ đồ, biểu đồ có tác dụng giúp giáo viên tiết kiệm được thời
gian, thuận lợi trong việc ghi bảng. Việc sơ đồ hóa cốt truyện tác phẩm tự sự giúp

học sinh có một cách đọc vừa nhanh vừa khắc sâu kiến thức, dễ nhớ, dễ học.
Thông qua việc tự mình tạo lập sơ đồ, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực chủ
động trong hoạt động tiếp nhận văn bản. Việc tự mình tạo lập sơ đồ đòi hỏi ở học
sinh tư duy tích cực, vì vậy giúp phát huy tối đa các năng lực phân tích, tổng hợp,
sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
Qua việc hướng dẫn học sinh lập sơ đồ cốt truyện cho từng tiểu loại văn bản,
giáo viên có thể cung cấp thêm các kiến thức về thể loại… Điều này cũng hoàn
toàn phù hợp với chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành,
trong từng bài dạy về tác phẩm tự sự, luôn có yêu cầu về mức độ cần đạt là giúp
học sinh nắm vững và biết phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại.
Như vậy, việc sử dụng sơ đồ vào việc dạy đọc – hiểu tác phẩm tự sự vừa
giúp nâng cao hiệu quả đọc hiểu vừa phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh,
đồng thời giúp giáo viên cung cấp kiến thức thể loại qua từng bài học, đáp ứng yêu
cầu đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh…
Việc sử dụng sơ đồ, biểu đồ trong dạy học không phải là việc làm mới. Điều
này đã được sử dụng từ lâu, trong nhiều môn học. Trong dạy học môn Văn, nhiều
giáo viên cũng đã sử dung phương pháp này. Tuy nhiên, để vận dụng cho có hiệu
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
3
quả, phù hợp với từng bài dạy, tạo thành một kĩ năng thành thạo ở học sinh là điều
không dễ. Đề tài Nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm tự sự bằng phương pháp
sử dụng sơ đồ là một số kinh nghiệm của người viết rút ra từ thực tế giảng dạy của
bản thân ở trường THPT Ngô Sĩ Liên. Đề tài này chú ý nhấn mạnh đến việc kết
hợp hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ trong đọc – hiểu tác phẩm tự sự với việc
cung cấp tri thức về thể loại văn bản. Trong phạm vi của đề tài này, người viết chỉ
đề cập đến kinh nghiệm sử dụng sơ đồ trong việc dạy một số tác phẩm văn xuôi tự
sự ( bao gồm một số truyện dân gian, truyện trung đại và truyện ngắn hiện đại )
trong chương trình THPT. Các tác phẩm văn xuôi khác như văn nghị luận, chính

luận sẽ được đề cập trong một đề tài khác. Đề tài này cũng chỉ đề cập đến những
vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy môn Văn ở trường THPT Ngô Sĩ Liên và
những kinh nghiệm thu nhận được quá trình giảng dạy thực tế của người viết.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm và những vấn đề có liên quan
Sơ đồ là hình thức trình bày hoặc ghi chép tóm tắt những ý chính của một
nội dung nào đó, hệ thống hóa một chủ đề, một mạch kiến thức…dưới dạng các
bảng biểu, hình vẽ, các kí hiệu…
Liên quan đến dạy học bằng sơ đồ, có một khái niệm được nhắc đến nhiều
trong thời gian gần đây. Đó là sơ đồ tư duy (hay còn gọi là bản đồ tư duy - Mind
Map) của Tony Buzan. Đây là hình thức ghi chép có sử dụng màu sắc, hình ảnh
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy có cấu tạo giống như một chú
bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc xúc tu (vòi) xung quanh, hoặc như một
cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa sơ đồ là một ý
tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn
đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh
nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ
sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối
kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung
tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Khi nghe giảng bài, nghe thuyết trình, đọc sách… người đọc, người học có
thể ghi tóm lược lại nội dung theo cách hiểu của cá nhân bằng sơ đồ tư duy. “Ghi”
bằng sơ đồ tư duy là chỉ ghi các ý chính, trọng tâm, viết tắt bằng những chữ cái,
hình vẽ, cụm từ, không ghi nguyên văn cả câu, ghi nhớ theo cách hiểu, cách bố cục
riêng của từng người. Từ một hình ảnh trung tâm hoặc một từ khóa trung tâm,
người ghi có thể tạo ra nhiều nhánh lớn để ghi lại các ý chính, các sự kiện quan
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
4

trọng, từ mỗi nhánh lớn có thể tạo thêm nhiều nhánh nhỏ để ghi lại những chi tiết
có liên quan…
Ở đề tài này, chúng tôi có vận dụng ý tưởng từ sơ đồ tư duy của Tony Buzan
nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Sơ đồ được dùng trong đọc hiểu tác phẩm tự sự ở
đây chỉ là những sơ đồ đơn giản, không cần hình vẽ, màu sắc…, chỉ là sự tóm lược
những tình tiết chính bằng các từ khóa hoặc cụm từ ngắn gọn theo các bố cục khác
nhau, tùy theo đặc điểm kết cấu của từng tác phẩm.
Nói cách khác, đây cũng là một dạng chuyển thể văn bản, chuyển từ dạng
văn bản đầy đủ sang dạng văn bản tóm tắt theo thể nghiệm riêng của từng cá nhân.
Học sinh sẽ ghi sâu, nhớ lâu những điều mà bản thân mình tự viết ra, vẽ ra theo
cách hiểu riêng của bản thân.
1.2. Về việc sử dụng sơ đồ trong dạy đọc hiểu tác phẩm tự sự
Như ta đã biết, nói đến tác phẩm tự sự là phải nói đến các yếu tố cơ bản như
cốt truyện, sự kiện, nhân vật, trần thuật… Chính vì vậy, khi phân tích tác phẩm tự
sự, khác với phân tích thơ, kịch hay tác phẩm chính luận, các phạm vi phân tích
thường là:
+ Tóm tắt nội dung cốt truyện
+ Phân tích cốt truyện, các tình tiết, sự kiện nổi bật…
+ Phân tích nhân vật ( lai lịch, ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn
ngữ, số phận, tính cách… )
+ Phân tích nghệ thuật trần thuật
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng sơ đồ trong nhiều
phạm vi phân tích tác phẩm tự sự, đặc biệt là trong các bước tóm tắt và phân tích
cốt truyện.
Về tổng thể, có thể có các dạng sơ đồ như sau:
+ Sơ đồ tóm tắt cốt truyện
+ Sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật
+ Sơ đồ tính cách nhân vật

Tuy nhiên, khi tạo lập sơ đồ, phải lưu ý đến đặc điểm thể loại của văn bản.

Về cốt truyện, truyện trung đại truyền thống thường đầy đủ các thành phần
(trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút ), dù là một hay nhiều sự kiện thì
vẫn chỉ được xâu chuỗi theo thời gian, không được mô tả trong quan hệ mở rộng
không gian… Nội dung tác phẩm thường kể lại, thuật lại theo trình tự thời gian
một câu chuyện nào đó, không đi sâu vào việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật.
Do đó, việc đọc và sơ đồ hóa cốt truyện phải dựa trên sườn sự kiện, sự việc vốn
được thuật lại theo trình tự thời gian.
So với truyện trung đại, việc tóm tắt cốt truyện của truyện hiện đại có khó
hơn. Ở các truyện hiện đại, kết cấu truyện có nhiều sáng tạo đa dạng với các thủ
pháp đảo lộn, đồng hiện, thu hẹp hoặc nới rộng thời gian, không gian… Câu
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
5
chuyện có khi được triển khai với nhiều mạch chuyện xen kẽ nhau, không theo
trình tự tuyến tính.
Trong trường hợp này, cần hướng dẫn học sinh dùng sơ đồ tóm tắt các bước
phát triển của cốt truyện dựa vào tình huống truyện, những sự kiện nổi bật, những
diễn biến của số phận các nhân vật chính. Khi sơ đồ hóa cốt truyện, cần bám vào
nhân vật chính để làm nổi rõ từng giai đoạn phát triển của nó. Mặt khác, khi tóm
tắt cốt truyện cần quan tâm đến những chi tiết, sự kiện tạo bước ngoặt trong cuộc
đời nhân vật…
Tóm lại, việc sử dụng sơ đồ khi đọc tác phẩm tự sự cần phải chú ý đến đặc
điểm thi pháp thể loại của văn bản để có cách “ghi” phù hợp.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ vào việc đọc – hiểu tác
phẩm tự sự:
Có thể hình dung việc đọc hiểu văn bản tự sự theo mô hình sau:
2.1.1. Vận dụng vào việc tóm tắt văn bản
Như đã nêu, do đặc điểm của thể loại tự sự, khi dạy các văn bản loại này,
giáo viên luôn phải hướng dẫn học sinh thực hiện việc tóm tắt cốt truyện.

Có nhiều cách tóm tắt cốt truyện: dựa theo tiến trình vận động của các sự
kiện chính, dựa theo số phận của nhân vật chính… Tùy theo từng tác phẩm cụ thể,
căn cứ vào đặc điểm thể loại, giáo viên viên hướng dẫn học sinh lựa chọn cách
“ghi” sơ đồ hiệu quả nhất.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
6
Văn bản tự sự
Văn bản tự sự
Cốt
truyện
Cốt
truyện
Nhâ
n
vật
Nhâ
n
vật
Tình
tiết,
sự kiện
Tình
tiết,
sự kiện
Đọc
Đọc
Ghi
Ghi
Tái hiện,

nêu ý
nghĩa
Tái hiện,
nêu ý
nghĩa
Tóm tắt
văn bản
tự sự
Tóm tắt
văn bản
tự sự
Lựa chọn
nội dung
chính
Lựa chọn
nội dung
chính
Ghi ( lập
sơ đồ )
Ghi ( lập
sơ đồ )
Đọc
Đọc
Sắp xếp
Sắp xếp
Nhân
vật
Nhân
vật
Sự kiện

Sự kiện
Ví dụ 1: Tóm tắt văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy ( Sách Ngữ văn 10, tập 1).
Truyền thuyết về An Dương Vương là một truyền thuyết nổi tiếng của dân
tộc Việt, được xem như là gạch nối các truyền thuyết thời vua Hùng và các truyền
thuyết đời sau. Truyền thuyết này có nhiều bản kể với nhiều tên gọi khác nhau.
Khi soạn sách Ngữ văn 10 (2006), các soạn giả ghi là Truyệnt An Dương Vương
và Mị Câu – Trọng Thủy.
Như ta đã biết, kết cấu của truyện có hai phần chính: phần một kể về An
Dương Vương xây thành Cổ Loa, chế nỏ thần, chống giặc Triệu Đà, phần hai tập
trung kể về mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
Cần cho học sinh thấy được cốt lõi lịch sử của câu chuyện ( một tiêu chí
quan trọng để phân biệt với cổ tích ). Cốt lõi lịch sử này chủ yếu nằm ở phần một
của truyện. Với việc xây dựng thành Cổ Loa, nhân vật An Dương Vương mang
dáng dấp của một nhân vật anh hùng văn hóa nhưng với việc chế nỏ, chống giặc,
An Dương Vương là một nhân vật anh hùng lịch sử. An Dương Vương – dưới cái
nhìn của nhân dân – là người có công lao lớn đối với đất nước nên được ngưỡng
mộ và tôn thờ như một anh hùng
Ở phần hai của truyện, chất truyền thuyết đã có sự biến đổi do sự xâm nhập
của yếu tố cổ tích vào cốt truyện, cùng với đó là sự đan cài thêm chủ đề quan hệ
gia đình vào chủ đề giữ nước, chống giặc ngoại. Sự đan cài này làm cho ý nghĩa
của truyện không chỉ là một bản anh hùng ca dựng nước, giữ nước mà còn đặt vấn
đề về mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và vận mệnh đất nước.
Với định hướng trên, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh “ghi” tóm tắt theo
sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
7
LOA
THÀNH

NỎ
THẦN
AN
DƯƠNG
VƯƠNG
Giúp
AN
DƯƠNG
VƯƠNG
XÂY
THẤT BẠI
THẮNG
GIẶC
TRIỆU
ĐÀ
THUA
CHẠY
Cầu cứu
CHÉM MỊ CHÂU
XUỐNG
BIỂN
Tự tử
Ngọ
c
trai
Trọng
Thủy
Kết
hôn
Giếng

TRỘM
Mị
Châu
Rùa Vàng
Ví dụ 2: Tóm tắt văn bản Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Đây là một truyện ngắn hiện đại. So với một truyện trung đại mà câu chuyện
thường được trình bày theo theo thời gian tuyến tính, kết cấu truyện hiện đại có sử
dụng thủ pháp hồi cố, đồng hiện, thu hẹp hoặc nới rộng thời gian, không gian…
Câu chuyện được triển khai với nhiều mạch chuyện xen kẽ nhau, không theo trình
tự tuyến tính.
Khi tóm tắt cốt truyện Vợ chồng A Phủ, cần bám vào số phận hai nhân vật
chính là Mị và A Phủ. Diễn tiến số phận của Mị và A Phủ qua hai giai đoạn cuộc
đời, một mặt cho thấy số phận của người dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn
chúa đất miền núi, đồng thời cho thấy khát vọng sống cùng tinh thần đấu tranh của
họ. Kết cấu của truyện mở ra chiều hướng đổi đời cho nhân vật, còn giúp khẳng
định con đường đến với cách mạng là con đường tất yếu của họ.
Mặt khác, khi tóm tắt truyện này, cần hướng dẫn học sinh quan tâm đến
những chi tiết, sự kiện tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật (như thời điểm tết
đến, Mị muốn đi chơi và lúc Mị cứu A Phủ…) .
Có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ theo sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
8
ĐÁNH
MỊ
A
PHỦ
Cả hai
bỏ trốn
cứu A Phủ

trâu ngựa
khóc, muốn
tự tử
Tết
cảnh tết, tiếng
sáo, rượu…
muốn
đi chơi
nô lệ
phạt
vạ
chơi tết,
đánh A
Sử
Nghèo,
mồ côi
bị bán, trốn
thoát
mất bò
dâu
gạt nợ
nh

ngày
trước
nợ
Nghèo
đẹp, có tài
thổi sáo…
HỒNG


NGÀI
HỒNG

NGÀI
(Pá Tra – A Sử)
Ví dụ 3: Tóm tắt truyện Thuốc ( Lỗ Tấn )
Trong truyện, hình tượng trung tâm là chiếc bánh bao tẩm máu người
(thuốc), liên quan đến nó là hai nhân vật bé Thuyên và Hạ Du.
Thời gian nghệ thuật của truyện vận động từ mùa thu trảm quyết sang mùa
xuân (tiết Thanh minh). Ba cảnh đầu diễn ra vào mùa thu, cảnh cuối diễn ra vào
mùa xuân năm sau.
Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là chi tiết đáng chú ý nhất ở phần kết
thúc truyện.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh “ghi” sơ đồ tóm tắt như sau:

_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
9
Bị trói
quán trà
sáng sớm

con đường mòn
THUỐC
THUỐC
Mùa xuân
Mùa xuân
mẹ Hạ Du
vợ chồng lão

Thuyên
con ăn
bánh
(bánh bao)bệnh lao
Thuyên
đêm gần sáng
pháp
trường
lão Thuyên
mua thuốc
(máu Hạ Du)
thuốc
Mùa thu
Mùa thu
quán trà
mọi người
Hạ Du
nghĩa địa
bà Hoa
M

M


ng
ho
a
2.1.2. Vận dụng vào việc tìm hiểu, phân tích nhân vật, tình
huống, chi tiết, sự kiện nổi bật…
Trong quá trình đọc hiểu tác phẩm tự sự, việc tóm tắt và nắm vững cốt

truyện chỉ là bước mở đầu. Giáo viên sẽ phải hướng dẫn học sinh phân tích tình
huống truyện, số phận và tính cách nhân vật, ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật nổi
bật…
Việc sơ đồ hóa các nội dung trên cũng là một biện pháp giúp khắc sâu kiến
thức cho học sinh.
Ví dụ 1: Sơ đồ hóa tình huống truyện trong “Vợ nhặt”
-Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống
truyện độc đáo: Nhân vật Tràng, một anh nông dân nghèo xấu xí, lại là dân ngụ cư,
thế mà đã lấy được vợ đúng vào lúc nạn đói đang hoành hành. Chỉ qua hai lần gặp
mặt, với vài lời chọc ghẹo vu vơ, sau đó là bốn bát bánh đúc, thế là Tràng có vợ,
thậm chí là vợ theo.
Tình huống của truyện là một tình huống bi thảm – sự bi thảm do cái đói gây
nên. Đây là một tình huống truyện éo le, vui buồn lẫn lộn, một tình huống nghịch
lí, bất thường. Nhưng qua đó tác giả đã thể hiện được nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Giáo viên có thể tóm tắt tình huống trên bằng sơ đồ sau:
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
10
TÌNH HUỐNG
NHẶT VỢ
TÌNH HUỐNG
NHẶT VỢ
Bối cảnh
nạn đói
Bối cảnh
nạn đói
đưa vợ
về nhà
chọc ghẹo
mọi người

ngạc nhiên
Gặp gỡ
làm quen
bản thân
cũng bất ngờ
Nhân vật
Nhân vật
bà cụ Tứ
bất ngờ…
4 bát
bánh đúc
lời nói
đùa
Vợ chồng
Vợ chồng
Tràng
thị
Lần 1
Lần 2
Ví dụ 2: Tóm tắt ý nghĩa hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong
truyện Thuốc ( Lỗ Tấn ). Trường hợp này có thể dùng bảng tóm tắt như sau:
Con bệnh Bệnh Thuốc Cách chữa Công hiệu
Bé Thuyên
Bệnh lao/
bệnh thể xác
Bánh bao
tẩm máu
Tin tưởng dùng
thuốc / thuốc tiên
Vô hiệu

/chết/ thuốc
độc
Người dân Bệnh tinh thần
Cần giác ngộ,
thức tỉnh
Người cách
mạng
Bệnh tinh thần
Cần gắn bó với
quần chúng
Ví dụ 3: Sơ đồ hóa tình huống truyện, mối quan hệ giữa các nhân vật trong
truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
11
như một bức
tranh mực tàu
của một danh
họa thời cổ
Một cảnh
tượng nghiệt
ngã, đầy bạo
lực
Chi
ếc
thu
yền
Chi
ếc
thu

yền
Xa
Gần
khoảng cách
Ví dụ 4: Sơ đồ hóa ý nghĩa của chi tiết bức ảnh nghệ thuật cuối truyện
“Chiếc thuyền ngoài xa”.
Trong phần cuối truyện, khi nhìn tấm ảnh trong bộ lịch nghệ thuật năm ấy,
Phùng phát hiện ra một điều quan trọng, đằng sau cái vẻ đẹp lãng mạn của bức ảnh
chụp chiếc thuyền còn có một hiện thực ở bề sâu đáng được quan tâm hơn: “Quái
lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn
lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh…”.
Cuộc sống phức tạp không thể chỉ được nhìn nhận qua những biểu hiện bên ngoài.
Và nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài, nghệ thuật cần vươn tới
được bề sâu phức tạp của cuộc đời mà tâm điểm là con người với biết bao cảnh
ngộ éo le, vất vả nhưng cũng đầy ý nghĩa.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi tóm tắt như sau:
2.1.3. Vận dụng vào việc ôn tập, kiểm tra đánh giá, củng cố, mở
rộng, so sánh liên hệ…
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
12
BỨC ẢNH
BỨC ẢNH
NHÌN KĨ
MÀU HỒNG
HỒNG…
CHẤT THƠ
NGHỆ THUẬT
HÌNH ẢNH

NGƯỜI ĐÀN BÀ
LAM LŨ,
KHỐN KHÓ
SỰ THẬT
CUỘC ĐỜI
Người đàn
bà hàng
chài
Người đàn
ông vũ phu
Đẩu
Phùng
Thằng
Phác
Phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu
trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức là rất thuận lợi. Có thể dùng bảng tóm tắt
để hệ thống hóa kiến thức văn học sử về một giai đoạn văn học, về một tác gia văn
học… Có thể dùng sơ đồ để so sánh, đối chiếu về hai giai đoạn văn học, hai phong
cách nghệ thuật, hai tác phẩm cụ thể nào đó… Trong thao tác này, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh về nhà tự làm, sau đó tiến hành kiểm tra, đánh giá trên lớp.
Khả năng vận dụng trong khâu này là rất phong phú, chúng tôi sẽ trình bày
đầy đủ hơn vào dịp khác.
2.2. Về trình tự hướng dẫn học sinh rèn luyện cách tạo và sử dụng sơ
đồ
2.2.1. Bước 1: Giới thiệu cho học sinh làm quen với việc lập sơ đồ
khi đọc tác phẩm tự sự.
Đầu tiên là làm quen với dạng sơ đồ tóm tắt cốt truyện.
Giáo viên giới thiệu sơ đồ tóm tắt cốt truyện của 1,2 tác phẩm đã hoặc đang
dạy trong chương trình. Việc này nên thực hiện trong các tiết dạy tác phẩm tự sự ở

đầu năm học, đầu cấp học.
Ví dụ: Sơ đồ tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy.
Giáo viên có thể giải thích cách “ghi” dựa theo đặc điểm thể loại của văn
bản.
2.2.2. Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc và lập sơ đồ cho tác phẩm tự
sự mới.
Sau khi học sinh đã được làm quen, giáo viên hương dẫn học sinh lập sơ đồ
tóm tắt tác phẩm sắp học ( trong khâu hướng dẫn chuẩn bị bài ).
Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa sơ đồ đã làm của học sinh trong quá trình dạy
trên lớp. Kết hợp với việc hướng dẫn cách xác định bố cục, tìm từ khóa, vẽ sơ đồ.
Động viên các cách ghi sáng tạo nhưng lưu ý học sinh phải chú ý đặc điểm thể loại
của văn bản.
2.2.3. Bước 3: Yêu cầu học sinh tự trình bày sơ đồ của mình
Khi học sinh đã biết làm, trong quá trình dạy bài mới, đến khâu tóm tắt, giáo
viên yêu cầu học lên bảng trình bày sơ đồ của mình, gọi các học sinh khác phản
biện, đóng góp ý kiến. Giáo viên làm trọng tài cho ý kiến đánh giá, gợi ý thêm cho
học sinh cách vẽ nhánh, ghi từ khóa, tô đậm các yếu tố quan trọng… Cần tôn trọng
ý kiến của học sinh, không yêu cầu tất cả các sơ đồ đều giống nhau…
Cũng có thể thực hiện bước này thông qua việc kiểm tra bài cũ, ôn tập…,
giáo viên yêu cầu học sinh trình bày sơ đồ và kể lại câu chuyện theo sơ đồ.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc sử dụng sơ đồ đã giúp cho giáo viên giảng dạy các tiết đọc – hiểu tác
phẩm tự sự dễ dàng hơn, việc khai thác bài dạy sâu sắc và thỏa đáng hơn, giờ dạy
cũng hấp dẫn hơn. Giúp học sinh dễ nắm bắt và ghi nhớ nội dung tác phẩm. Các
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
13
vấn đề phức tạp khi được sơ đồ hóa sẽ giúp học sinh nắm kiến thức nhanh chóng
và có tính hệ thống hơn. Học sinh được phát huy khả năng chủ động, sáng tạo,

tăng cường năng lực phân tích, tổng hợp để từ đó dần hình thành cho mình lối tư
duy khoa học… Học sinh cũng từng bước được nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn
bản. Học sinh cũng có hứng thú học tập nhiều hơn, từ đó có thêm sự yêu thích đối
với việc học tập bộ môn Văn.
Thông qua quá trình giảng dạy, giáo viên có thêm tư liệu bổ sung cho
phương pháp, kĩ thuật dạy học làm phong phú nội dung bài dạy.
Việc hướng dẫn học sinh tạo lập sơ đồ theo đặc điểm thi pháp thể loại của
văn bản cũng giúp giáo viên kết hợp cung cấp tri thức về thể loại cho học sinh, đáp
ứng được yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ GD&ĐT ban hành.
Trong quá trình giảng dạy của bản thân, chất lượng các giờ dạy đọc hiểu tác
phẩm tự sự được nâng lên thấy rõ. Học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong giờ học,
nắm kĩ, nhớ lâu các nội dung cần thiết. Nếu trước đây học sinh rất lúng túng, cảm
thấy khó học, khó nhớ thì nay đã có tiến bộ hơn nhiều.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi ĐH,CĐ
thường có những câu hỏi yêu cầu học sinh phải nắm vững văn bản, hiểu được ý
nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm truyện, nói cách khác là
phải có kĩ năng đọc – hiểu văn bản. Việc hướng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm
tự sự bằng sơ đồ, kết hợp cung cấp kiến thức thể loại đã góp phần giúp học sinh
nâng cao kiến thức để thực hiện tốt các bài tập dạng này. Kết quả các bài nghị luận
văn học phân tích tác phẩm văn xuôi của học sinh nhà trường cao hơn nhiều so với
trước.
Kết quả giảng dạy môn Văn cuối năm của các lớp kể từ năm học 2010 –
2011đến nay đã có nhiều tiến bộ rõ nét. Tỉ lệ bộ môn của cả Tổ cũng đạt trên 75 %
(so với trước chỉ đạt 55%).
Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Văn của trường Ngô Sĩ Liên ở các năm
trước là tương đối ổn định nhưng không cao, thường chỉ đạt bằng tỉ lệ chung của
tỉnh. Năm học 2010 – 2011, tỉ lệ tốt nghiệp ở các lớp đã dạy đạt 67% ( so với tỉ lệ
53% của tỉnh ). Năm học 2011 – 2012, tỉ lệ tốt nghiệp các lớp đã dạy là 96%, tỉ lệ
chung của cả tổ Văn cũng đạt 95%. Năm học 2012 – 2013, tỉ lệ tốt nghiệp chung
của cả tổ Văn cũng đạt 95%, xếp thứ 3 trong toàn tỉnh.

Trong năm học 2013 – 2014, kết quả giảng dạy cuối năm ở các lớp 12 cũng
đạt kết quả khá cao.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
14
Đề tài đã được người viết vận dụng trong quá trình giảng dạy của bản thân
những năm gần đây, sau đó triển khai áp dụng rộng rãi trong phạm vi tổ Văn của
trường THPT Ngô Sĩ Liên. Giáo viên trong tổ tiếp tục triển khai trong giờ dạy của
mình và cũng đã thu được những kết quả khá tốt, đặc biệt rất có ích cho những
giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy.
Tuy nhiên, do mới được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian chưa lâu, lại
ở một phạm vi nhỏ là một trường phổ thông, nên đề tài chưa có được rút kinh
nghiệm nhiều, mức độ đầu tư còn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra. Hi vọng
được sự góp ý của các cấp quản lí và đồng nghiệp, người viết sẽ tiếp tục đầu tư
nghiên cứu để đề tài ngày càng có chất lượng hơn.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Công
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
15
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
2. Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm, Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2004.
3. LÍ LUẬN VĂN HỌC, Phương Lựu (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2004.
4. Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử - thi pháp – chân dung,Phan Cự Đệ (chủ
biên), Nxb Giáo dục, 2007.
5. Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử,Trần Đình Sử (chủ biên), Nxb

ĐHSP, 2004.
6. Truyện ngắn-những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Bùi Việt Thắng,
Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
7. Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Bùi Mạnh Nhị (chủ biên),
Nxb Giáo dục, 2006.
8. Văn học trung đại, những công trình nghiên cứu, Lê Thu Yến (chủ biên),
Nxb Giáo dục, 2006.
9. Dạy tốt – học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, Trần Đình Châu – Đặng
Thu Thủy, Nxb Giáo dục, H.2011.
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
16
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Ngô Sĩ Liên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trảng Bom, ngày 25 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả đọc - hiểu tác phẩm tự sự bằng
phương pháp sử dụng sơ đồ
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Công
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn
Đơn vị: Trường THPT Ngô Sĩ Liên
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA BAN CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
_________________________________________________________________
Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên
17

×