Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn phối hợp giữa giáo viên và học sinh để nâng cao hiệu quả dạy và học môn văn học thpt long khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐƠNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LONG KHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phối hợp giữa Giáo Viên và Học sinh
để nâng cao hiệu quả dạy và học
mơn Ngữ Văn
( Bậc Trung học phổ thơng )
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Bình – Tổ Văn
Lónh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục : 
Phương pháp dạy học bộ môn : 
Phương pháp giáo dục : 
Lónh vực khác : 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
1
Long Khánh, tháng 5 năm 2014
S LC Lí LCH KHOA HC
I. Thụng tin chung v cỏ nhõn :
H v tờn : Nguyn Th Bỡnh
Sinh ngy 15 thỏng 10 nm 1961
Nam , n : N
a ch : 30 Nguyn Bnh Khiờm Long Khỏnh ng Nai
in thoi : 0976913964
E- mail:
Chc v : Giỏo viờn
n v cụng tỏc : T vn Trng THPT Long Khỏnh ng Nai
II . Trỡnh o to :
Hc v ( hoc trỡnh chuyờn mụn nghip v cao nht ): i hc
Nm nhn bng : 1983
Chuyờn ngnh o to : S phm Vn


III . Kinh nghim khoa hc
Lnh vc chuyờn mụn cú kinh nghim : Ging dy mụn Ng vn THPT
S nm kinh nghim : 31 nm
Cỏc sỏng kin kinh nghim ó cú trong nm nm gn õy :
.Khụi daọy hửựng thuự hoùc vaờn
.Bi dng hc sinh gii vn
. thc hin tt nhim v t vn thỳc y trong cụng tỏc thanh tra,
kim tra mụn Ng vn
. To hng thỳ cho hc sinh trong gi c vn Ngh lun.



2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phối hợp giữa Giáo Viên và Học sinh
để nâng cao hiệu quả dạy và học mơn Ngữ Văn
( Bậc Trung học phổ thơng)
A. Lý do chọn đề tài
- Đổi mới phương pháp giảng dạy ln là mối quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục và
Đào tạo và của mỗi giáo viên. Đó là một cơng việc khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi ở mỗi nhà
giáo tâm huyết, nghị lực, đức tính cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại… tinh thần làm việc hết
mình, đam mê trong khát vọng“ tìm tòi, khám phá, khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao trình độ tư
duy khoa học, cũng như rèn nhân cách, khả năng ứng xử, giao tiếp, hội nhập cho học sinh.
- Lấy học sinh làm trung tâm cho hoạt động dạy và học là là tiêu chí đổi mới trong việc
dạy và học, là mục đích nâng cao chất lượng thực sự của ngành giáo dục.
- Bằng tấm lòng nghề nghiệp của hơn ba mươi năm gắn bó với cơng việc dạy học, tơi
mong một lần nữa, lại được đem đến cho đồng nghiệp vài kinh nghiệm góp một phần nho
nhỏ nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy mơn Ngữ Văn .
B. Thực trạng

I. Khó khăn và thuận lợi .
1. Khó khăn:
-“Văn học là nhân học“ , Ngữ văn là bộ mơn thực sự có tác động lớn trong việc hình
thành, bồi đắp và hồn thiện nhân cách con người. Bộ GD & ĐT đến nay vẫn qui định
Ngữ văn là một mơn chính trong kì thi TNTH phổ thơng – Một kì thi quốc gia. Tuy vậy,
tinh thần học Ngữ Văn trong học sinh vẫn theo chiều hướng suy giảm. Việc dạy và học
mơn Ngữ Văn trong nhà trường vẫn chưa có hiệu quả thực sự. Vì sao vậy ?
+ Thứ nhất : Mơn Ngữ Văn vẫn là mơn học ít trường Đại học dùng để thi tuyển sinh. Các
trường tuyển học sinh thi Văn, hầu hết thiên về mơn xã hội, ít gắn bó với “tương lai kinh
tế“. Lợi ích thiết thực, nhưng khơng thể hiện rõ trong thực tế. Lợi ích trước mắt của mơn
Ngữ văn đối với những học sinh chọn thi Đại học các khối A, A1, B gần như là một con
số 0. ( Ngồi điểm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ, bài thi Tốt nghiệp phổ thơng mà học
sinh dễ dàng có từ 5 đến 6 điểm , kể cả học sinh hơi lười biếng )
+ Thứ hai : Chương trình học Ngữ Văn chưa hay, rời rạc, thiếu tính hệ thống, tính hấp dẫn,
khơng kích thích cảm hứng cho người dạy, các giờ học Ngữ văn trở nên buồn chán, khơ
khan, thiếu sinh khí , khơng thu hút được học trò. vv
Do vậy , hầu hết học sinh học mơn Ngữ văn với tinh thần đối phó; giáo viên dạy Ngữ
văn phải đối diện với tình trạng muốn có kết quả an tồn khơng thể khơng ép buộc học
sinh“ phải học“ bằng bất cứ giá nào .
Vấn đề đặt ra là“ ép“ như thế nào để học sinh phải làm việc, phải học bài, phải tìm tòi ,
nghiên cứu . Đó là những gì mà bản thân tơi và các giáo viên dạy Ngữ văn ln ln trăn
trở.
2. Thuận lợi :
3
- Nhiều năm liền Bộ GD & ĐT đã đổi mới phương pháp theo chiều hướng dạy và học,
kiểm tra đánh giá tích cực, lấy học sinh làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng
- Ở các trường THPT ( như THPT Long Khánh ) Phương tiện dạy và học hiện đại được
trang bị khá đầy đủ . Giáo viên được bồi dưỡng kiến thức và năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin thường xuyên Đội ngũ giáo viên có tay nghề vững, nhất là giáo viên trẻ năng
động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp .

- Học sinh thông minh , khả năng tiếp thu , ứng dụng công nghệ giỏi. ( Nhưng hầu hết
thiếu nhiệt hứng với môn văn )
Trong sự nghiệp giáo dục của mình, tôi luôn cố gắng cùng đồng nghiệp đúc rút những
kinh nghiệm nho nhỏ, mong góp phần nâng cao hiệu quả công việc, khơi dậy ít nhiều hứng
thú học văn nơi học sinh. “Phối hợp giữa Giáo Viên và Học sinh„ là một kinh nghiệm mà
tôi và một số giáo viên khác đã áp dụng khá hiệu quả tại trường THPT Long Khánh.
B. Nội dung đề tài:
I. Cơ sở lý luận.
Dạy học là quá trình có sự tham gia của hai đối tượng, thầy và trò. Kết quả của quá trình
này phụ thuộc cả vào hoạt động dạy lẫn hoạt động học và sự phối hợp nhịp nhàng của hai
hoạt động ấy. Nhưng phối hợp như thế nào là vấn đề lớn mà mọi thành viên của ngành
giáo dục luôn phải trăn trở, quan tâm.
Ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy
cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép Giáo viên dạy
ít hơn, Học sinh học nhiều hơn”.
Ở nước ta, vấn đề phát huy tích cực chủ động của HS nhằm đào tạo những người lao
động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1960. Khẩu hiệu “biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng đã đi vào các trường sư phạm.
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học, cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả giáo dục
là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Chỉ khi
học sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy và học thì quá trình này là quá trình
hoạt động tri thức sáng tạo.
Nhưng , không thầy đố mày làm nên, Người Thầy vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể
thiếu . Trong quá trình đó, người thầy là người hướng dẫn và luôn luôn sâu sát trong mọi
hoạt động sáng tạo của cả quá trình học tập của học sinh .
Do đó hiệu quả của hoạt động dạy và học không thể tách rời sự phối hợp nhịp nhàng ,

khăng khít giữa giáo viên và học sinh.
II. Nội dung thực hiện các giải pháp của đề tài :
- Trong công trình Lý luận dạy học, PGS. TS Lê Phước Lộc chỉ rõ: Một giờ dạy (giờ lên
lớp) được chia làm bốn giai đoạn:
1. Giai đoạn mở đầu tiết học.
2. Giai đoạn nghiên cứu tài liệu mới
3. Giai đoạn củng cố kiến thức và
4. Giai đoạn giao nhiệm vụ về nhà.
- Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy, trừ tiết học đầu tiên, còn lại, tất cả những tiết học
tiếp theo phải “ gối lên nhau” , “ tiếp sức cho nhau” thì toàn bộ quá trình dạy và học mới
đạt hiệu quả thực sự . Bốn giai đoạn, của giờ học sau chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công
việc cụ thể của giờ học trước. Giai đoạn nào trong một giờ dạy và học cũng cần đến sự
4
phối hợp thật hài hòa giữa hai đối tượng cùng tham gia là Thầy và Trò. Có điều vai trò
mỗi đối tượng trong từng giai đoạn khác nhau . Ở giai đoạn một và ba, Có thể chỉ cần
người Thầy. Nhưng ở giai đoạn hai và bốn , nếu chỉ có thầy mà không có sự hợp tác tích
cực của học sinh thì giờ học sẽ không có hiệu quả
Qua nghiên cứu lý luận dạy học và các cách thức phối hợp hiệu quả giữa giáo viên và
học sinh trong thực tiễn các giờ lên lớp, qua việc áp dụng, đối chứng kết quả học tập của
học sinh một số lớp tại THPT Long Khánh tôi nhận thấy giai đoạn giao nhiệm vụ về nhà
và nghiên cứu tài liệu mới, sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh chi phối cao nhất
không khí học tập và hiệu quả một giờ học. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu một số
biện pháp cụ thể như sau :
1.Giao nhiệm vụ về nhà.
- Đây là khâu sau cùng của một tiết học, nhưng tôi xin đặt ra đầu tiên, vì tôi nhận thấy
ảnh hưởng to lớn của nó đến hiệu quả của việc dạy và học.Có thể nói, việc giao nhiệm vụ
về nhà cho học sinh của giáo viên và việc thực hiện nhiệm vụ về nhà của học sinh có vai
trò quyết định sự sinh động , hiệu quả của một giờ dạy và học, nhất là đối với môn Ngữ
Văn .
+ Thực tế, giáo viên ít chú ý đến chiều sâu của hoạt động này. Trong giáo án, giai đoạn

này thường được ghi bằng cụm từ “dặn dò” và thể hiện bằng một dòng ngắn ngủi: Về nhà
học bài và soạn bài… ( bài học tiếp theo). GV dành cho hoạt động này một lượng thời gia
rất ít (do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan – Khách quan: thời gian cho một
giờ dạy quá ít . Chủ quan : xem nhẹ việc hướng dẫn học sinh học bài ở nhà hoặc biết học
sinh không đủ thời gian dành cho việc chuẩn bị nên buông xuôi luôn ).
Từ đó, dẫn đến hiện tượng học sinh về nhà không soạn bài, hoặc để đối phó, thì mở sách
để học tốt chép theo câu trả lời đã được soạn sẵn .Việc sao chép từ sách Học tốt,hay tập
cũ của HS những năm trước thui chột khả năng tư duy, khả năng đọc hiểu văn bản của học
sinh. Không có kiến thức thực, khi nghiên cứu, tìm hiểu bài mới, học sinh sẽ rơi vào trạng
thái “ ngơ ngác”, thụ động, phó mặc cho giáo viên …giảng sao cũng được, đọc gì chép
nấy…Giáo viên sẽ rơi vào trạng thái phải “ độc thoại nội tâm” trên bục giảng. Lúc ấy, giờ
học sẽ mất hết sinh khí, nhàm chán, uể oải …
+ Tránh những trường hợp như thế, chúng tôi thường “ buộc” học sinh phải chuẩn bị kĩ
bài trước khi đến lớp bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh
• Một : Giao nhiệm vụ cho cá nhân mỗi học sinh.
* Bài cũ : Sơ đồ hóa bài vừa được học + Nắm kiến thức cơ bản
* Bài mới: Đọc, tóm tắt nội dung bài mới + Nắm vài chi tiết tiêu biểu có tính đại diện
+ Trả lời câu hỏi hướng dẫn, làm bài tập trong SGK .
Trước nhiệm vụ rõ ràng, những học sinh yếu, lười ít nhất cũng phải tìm sách “ để học
tốt”, hay tập cũ chép lại nhằm “ đối phó”. Việc làm này cũng giúp các em, dù thụ động ,
vẫn phải ôn lại bài cũ, phải tiếp cận bài mới ( có chút ít còn hơn không có gì, không có gì
?! )
• Hai : Giao nhiệm vụ theo tổ nhóm.
Ở phần việc này, giáo viên phải soạn một hệ thống câu hỏi và sắp đặt những công việc
cụ thể cho học sinh theo tổ, nhóm ( cắt cử nhóm trưởng, thư kí rõ ràng . Mỗi bài một
nhóm trưởng, thư ký được chọn ngẫu hứng để mỗi học sinh đều có điều kiện thể hiện
mình ).
Giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ, nhóm học sinh như thế nào ?
- Trước hết chia học sinh theo nhóm , phân loại học sinh trong nhóm ( Giỏi , khá,
trung, bình, yếu ) .Công việc này đòi hỏi giáo viên phải sâu, sát, nắm vững khả năng

từng học sinh trong lớp mình dạy.
5
- Tiếp theo đặt câu hỏi định hướng tìm hiểu bài.
Giáo viên phải phân loại bài dạy của từng buổi học, bám sát đặc trưng từng phân môn
để đặt câu hỏi thích hợp.
Chương trình Ngữ văn THPT gồm ba loại bài học theo ba phân môn : Đọc văn , Tiếng
Việt , Làm văn. Giáo viên dựa vào đặc trưng từng phân môn và đặc điểm riêng của từng
bài học cụ thể tạo hệ thống câu hỏi
a. Những bài Đọc văn, giáo viên phải xác định tiếp thể loại của từng văn bản để định
hướng hợp lý.
+ Các bài khái quát:Câu hỏi phải hướng vào :
.Những khái niệm , thuật ngữ
. Sự vận động khác thường
. Những đặc điểm riêng biệt về nội dung, nghệ thuật của gia đoạn
. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
+ Văn chính luận ( Nghị luận ) : Câu hỏi định hướng phải bám sát
. Hệ thống luận điểm , luận cứ
. Giọng điệu
. Ngôn từ
. Lập trường tư tưởng của tác giả
+Thơ : câu hỏi định hướng phải bám sát
. Mạch cảm xúc, nội dung mỗi đoạn thơ là một biểu hiện của mạch cảm xúc
. Thể thơ
. Kết cấu
. Hình ảnh thơ
. Biện pháp nghê thuật được sử dụng
. Nhịp thơ, vần thơ , những đặc biệt trong nghệ thuật dùng từ…
+ Truyện: Bám sát
. Cốt truyện
. Tình huống

. Nhân vật
. Tình tiết
. Lời kể, cách kể …vv
+ Ký : Bát sát
. Nhân vật
. Mạch cảm xúc của nhà văn thể hiện trong lời văn giàu chất trữ tình …
+ Kịch : Bám sát
. Xung đột kịch
. Nhân vật
. Tình huống
. Tình tiết
. Lời thoại
b. Những bài Tiếng Việt: Hệ thống câu hỏi phải bám sát ngữ liệu, hướng về làm rõ các
khái niệm cần cho học sinh nắm bắt
c. Những bài Làm văn : Hệ thống câu hỏi phải hướng tới việc giúp học sinh tìm ra
phương pháp làm bài. Ở bậc PTTH chủ yếu tìm phương pháp viết bài văn Nghị luận (lớp
10 còn có kểu bài kể chuyện, cảm nghĩ )
Muốn học sinh dành thời gian cho môn học thì ngoài những câu hỏi theo kiểu “ nghĩa
vụ” phải trả lời, thì giáo viên còn phải tìm ra những câu hỏi kích thích được cảm hứng
6
tìm tòi khám phá của học sinh. Để sau mỗi giờ học học sinh cảm thấy mình được “ vỡ ra”
một điều gì đó trong đầu
Để giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, đồng thời nậng cao chất lượng dạy và học
môn Ngữ văn, tôi thường tập trung một số loại câu hỏi giúp học sinh “ tự đọc – hiểu” văn
bản ở hai mặt cơ bản nội dung và nghệ thuật. Muốn trả lời những câu hỏi , học sinh buộc
phải đọc, nghiên cứu văn bản.
- Trước hết , tôi lập tổ, nhóm học sinh. Thường theo kiểu ngẫu nhiên có ý thức ( nghĩa
là mỗi tuần , hoặn mỗi bài lại chọn cánh lập nhóm riêng. Khi theo số, khi theo ngày sinh,
khi theo vần … )
- Tiếp theo , tôi “ phân vùng bài học” cho từng tổ, nhóm ( hoặc theo lối phân đoạn, hặc

theo kiểu phân tích chứng minh làm rõ các luận điểm- nôm na là cắt ngang hoặc bổ dọc )
.Theo lối chia đoạn
Tôi thường đặt câu hỏi theo từng loại
+ Loại nhằm vào những học sinh học lực trung bình trở xuống .
. Định hướng để học sinh khám phá nội dung . VD : Đoạn văn , thơ… hay phần văn
bản nói về ( miêu tả, thuật lại, khẳng định, đề cập …. ) điều gì ? hay “ hãy xác định
nội dung chính của đoạn” …
. Định hướng khám pháp biện pháp nghệ thuật. VD : Những biện pháp nghệ thuật nào
được sử dụng ? (Tất cả các biện pháp có thể có trong đoạn về ngữ âm, từ vựng, cú pháp
…). Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất ? Hay biện pháp nghệ thuật nào
là chính ? (Trong nhiều biện pháp NT chỉ xác định một )
. Nếu văn bản có ngôn từ giàu hình ảnh thì yêu cầu học sinh tìm kiếm phim, ảnh minh
họa, ngôn từ giàu khả năng liên tưởng thì tìm những đoạn tương tự ở những văn bản
khác.
+ Loại câu nhằm vào những học sinh khá:
Nêu hoặc phân tích ngắn gọn tác dụng các biện pháp nghệ thuật đối với việc thể hiện nội
dung .
+ Yêu cầu dành cho học sinh có năng lực và năng khiếu văn : viết đoạn văn ngắn thể
hiện cảm nhận về một vẻ đẹp, khía cạnh, chi tiết, hay lời văn , câu thơ … tâm đắc; tập
trình bày miệng.
+ Cuối cùng tập thể nhóm bàn bạc, thảo luận góp ý hoàn chỉnh nội dung trả lời,
chuẩn bị tốt nhất mọi phương án. Và cùng nhau đặt ra những câu hỏi tập tranh luận với
những ý kiến trái ngược.
.Theo lối phân tích, chứng minh, bình luận các luận điểm:
Giáo viên đưa ra các luận điểm khái quát chung, từ đó phân công cho mỗi nhóm
từng luận điểm cụ thể để làm rõ , yêu cầu học sinh.
- Tìm luận cứ
- Phân tích chứng minh
- Bàn luận
Trình bày thành đề cương, tập trình bày miệng. Dựa trên hệ thống các luận điểm chung,

tìm tình huống có thể có vấn đề để cùng các nhóm khác để xây dựng bài học.
Việc chuẩn bị bài riêng cá nhân , và theo tổ nhóm chung sẽ có tác dụng, vừa “ ép”được
học sinh vào việc học bài ở nhà, vừa tạo tinh thần học tập tập thể, vừa kích thích tìm tòi
sáng tạo. Ta có thể hy vọng “ mưa dầm, thấm lâu” , khi đi sâu vào từng bài học, dần dà
học sinh sẽ gắn bó hơn với văn chương.
Lưu ý : Những câu hỏi giao cho học sinh về nhà tìm hiểu , không nhất thiết phải bao
quát, đầy đủ các khía cạnh, nhiều khi chỉ cần một từ, ngữ, chi tiết nhỏ để lôi cuốn học
sinh hướng về bài học là đủ
7
VD : Sau khi nhắc học sinh về nhà ôn bài cũ, chuẩn bị bài, Giáo viên đặt thêm câu hỏi
thảo luận , chẳng hạn.
.Tại sao Nguyễn Du lại để Thúy Kiều lạy thưa Thúy Vân khi nàng là chị ? lại đang xả
thân một cách cao cả cho gia đình? Tại sao Nguyễn Du lại chọn cách nói “ Chịu lời” mà
không là “ Nhận lời” ? . ( Bài “ Trao duyên” ở lớp 10)
. Qua hai nhân vật Huấn Cao và Ngục Quan, Nguyễn Tuân đã thể hiện nét độc đáo gì
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ? . ( Bài “ Chữ người tử tù” ở lớp 11)
. Tại sao khi miêu tả sự hồi sinh của tâm hồn Mị trong đêm xuân, Tô Hoài lại viết “ Mị
nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha , bổi hổi” mà không là “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết
tha , bồi hồi” ? …. ( Bài “ Vợ chồng A Phủ “ ở lớp 12 ) ….
. Có người cho rằng nhân vật người đàn bà hàng chài vừa đáng thương, vừa đáng giận, ý
kiến của anh, chị ? ( Bài “ chiếc thuyền ngoài xa” )…
Có rất nhiều câu hỏi , nhiều loại câu hỏi, giáo viên có thể sử dụng để “giao việc” cho
học sinh, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ với học sinh để nâng cao hiệu quả dạy và học môn
Ngữ Văn
2. Mở đầu tiết học.
Thực ra đây là phần đầu tiên của một tiết học. Sau khi ổn định lớp thường là phần việc
Kiểm tra đầu giờ. ( Tôi nói “ Kiểm tra đầu giờ” vì không chỉ đơn thuần là kiểm tra bài
cũ mà còn phả kiểm tra cả việc chuẩn bị bài mới )
Một số câu hỏi nhỏ cho học sinh về tìm hiểu từ trước, lúc này trở thành niềm hứng khởi
của học sinh. Ngoài việc thể hiện trí nhớ qua Kiểm tra bài cũ. Những hiểu biết mới khi

cùng tổ, nhóm nghiên cứu bài ở nhà biến thành những điểm số của cá nhân . Mỗi học
sinh sẽ cảm nhận rõ nhất thành quả mình đạt được qua việc tự mình và cùng bạn bè
chuẩn bị bài ở nhà .
Từ những câu trả lời của học sinh, giáo viên linh hoạt vào bài dễ dàng hấp dẫn. Lớp học
sẽ trở nên sôi động để bước vào giai đoạn cao trào của tiết học trong mạch nối tự nhiên.
3. Nghiên cứu bài mới
Đây là hoạt động chiếm tỷ lệ thời gian cao nhất của giờ dạy, là giai đoạn thể hiện rõ vai
trò hướng dẫn của giáo viên và khả năng học tập tích cực , chủ động của học sinh qua sự
phối hợp nhịp nhàng. Cũng là hoạt động bộc lộ rõ nhất hiệu quả một dạy và học môn
Ngữ văn.
- Trên cơ sở sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác lần lượt từng phần
việc đã được giao chuẩn bị ở nhà. Khi một đại diện nhóm học sinh trình bày xong, giáo
viên cần để thời gian cho học sinh các nhóm khác nhận xét, bàn luận, góp ý. Cuối cùng
giáo viên phảinhận xét, chốt ý cho học sinh ghi chép các ý cơ bản của bài học .
Với hoạt động này, nhiều học sinh đã tỏ rõ năng lực cảm thụ, hiểu biết , diễn đạt trình
bày một cách hứng thú. Học sinh đã có nhiều khám phá thú vị về bài học.
 .Ví dụ :
- Ở bài “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia ” của Thân Nhân Trung, từ bài viết đã chuẩn bị
sẵn ở nhà , Các em đã trình bày một cách tự tin. Từ những anh hùng dân tộc như Nguyễn
Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh…Những tài năng hiện đại như Ngô Bảo Châu…đã được
đưa vào hợp lý và thuyết phục. Những tư liệu về các nhân tài ở các thời đại và những ảnh
hưởng to lớn sự nghiệp của họ đối với lịch sử, đời sống dân tộc, học sinh đã làm rõ “ Hiền
tài là nguyên khí quốc gia” một cách hứng thú… Từ đó các em hiểu rõ vì sao phải tôn
vinh hiền tài.
- Ở bài “ Nhìn vê vốn văn hóa dân tộc ” của Trần Đình Hượu, tôi chia nhóm tìm tư liệu,
tập thuyết trình chứng minh những nhận định của Trần Đình Hượu Ở các mặt khác nhau
8
như tôn giáo, triết học, văn học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang phục, ẩm thực, cách đối
nhân xử thế vv …
Học sinh đã tỏ ra rất thích thú, hăng hái tìm kiếm , tích lũy. Từ sự say mê này, tự đi sâu

tìm hiểu bài học học sinh có những phát hiện thú vị khi trình bày, bổ sung, hoàn thiện bài
học trước lớp.
+ Về qui mô và ảnh hưởng của “ Vốn văn hóa dân tộc” bằng cách đối sánh một số lĩnh
vực văn hóa nước ta với văn hóa những dân tộc khác để thấy rõ “ Giữa các dân tộc, chúng
ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân
loại, hay có những đặc sắc nổi bật ”. Học sinh đã cùng nhau tìm tòi và thuyết trình hào
hứng, sáng tạo.
+ Về tinh thần chung của văn hóa Việt nam là “ Thiết thực, linh hoạt, dung hòa”; con
đường hình thành, phát triển không chỉ biết tạo tác mà còn có khả năng chiếm lĩnh, đồng
hóa.
Học sinh đã giải thích từng khái niệm và chứng minh một cách hợp lí . Các em đã có
những bài thuyết trình hay, tạo nên không khí sinh động, mới mẻ, hào hứng. Trong đó có
bài thuyết trình thật đơn giản mà cũng thật hứng thú :
Chẳng hạn: Với hai hình ảnh sau, học sinh tổ 3, lớp 12B3( Long Khánh năm học 2012-
2013 ) đã chỉ ra con đường “ tiếp biến, đồng hóa ” văn hóa nước ngoài của người Việt
Nam một cách thú vị


“ Mới nhìn qua chắc ít người nghĩ những "công trình" mọc liền kề, san sát nhau, dọc hai
bên bờ sông Vạc, giáp ranh giữa huyện Yên Khánh và Yên Mô ( Ninh Bình ) là lò gạch,
bởi chúng rất giống những thánh đường Thiên Chúa thường thấy ở khắp vùng Hà Nam
Ninh hay trời Âu xa xôi .
Mỗi một lò gạch ở đây thường có kiến trúc hai phần rõ rệt: lò và ống khói. Ống khói của
những lò gạch này hầu hết đều có hình chữ nhật nhưng đến phần tiếp giáp với lò lại có
hình tròn, chiều cao bình quân của mỗi ống khói khoảng 30 m. Thể hiện sự “ tiếp thu sáng
tạo của các "kiến trúc sư" nông dân Việt Nam .” ( Tổ 3 ) ….vv và vv…
9
Nhà thờ Pháp
Nhà thờ Pháp
Lò gạch


( Học sinh Nguyễn Thị Hương Ly say mê trình bày sự “ kế thừa tiếp biến” một cách “ thiết thực, linh
hoạt, dung hòa” trong kiến trúc của các nông dân Việt Nam )
( Học sinh Nguyễn Thái Dương lớp 12 B4 ( Năm học 212-2013 ) THPT Long Khánh trình bày ưu điểm
và hạn chế của “vốn văn hóa dân tộc” bằng sơ đồ trên bảng tương tác )
+ Ở tiết đọc thêm của lớp 11, học sinh lớp 11 B9 ( năm học 2013-2014 ) trình bày một
cách tự tin về giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của các bài “ Tương tư”, chiều xuân” ,
nhớ đồng” ( Xem đoạn phim đính kèm ) …
+ Ở bài học “ Đất nước” của Nguyễn Kho Điềm, lớp 12A1 ( năm học 2013-2014) học
sinh hứng thú với những khám phá, phát hiện về Đất nước và trách nhiệm của Thanh niên
( Xem đoạn phim đính kèm )
10
Việc trình bày những kiến thức tự tìm hiểu đánh thức khả năng “ Trình diễn” của nhiều
học sinh. Đây là một khả năng tiềm ẩn rất quan trọng cần phát huy của con người hiện đại.
Nó đã bị lối dạy học “ truyền thụ kiến thức thuần túy” trước đây “cho ngủ yên” trong một
thời gian dài đằng đẵng. Chúng ta cần khơi dậy, phát huy nó.
Đây là phần việc có nhiều học sinh cảm thấy vô cùng hào hứng. Nhưng cũng nhiều học
sinh rụt rè“ toát cả mồ hôi”. Cho nên giáo viên phải linh hoạt, lúc cho học sinh “ đề cử”
đại diện lên trình bày, lúc “ bốc thăm” ngẫu nhiên, khi phải chỉ định những học sinh nhút
nhát…
Để khơi dậy, phát huy hoàn thiện …kỹ năng sống, hội nhập cho học sinh, Giáo viên
nên để học sinh thuyết trình, tranh luận thông qua các phương tiện,cách thức khác nhau do
các em tự lựa chọn : bằng phim, tranh, ảnh ( Có thể in ra, có thể trình chiếu) …hoặc bằng
bài viết ngắn ghi trên bảng phụ …
Giáo viên nên áp dụng công nghệ thông tin. Hạn hẹp nhất là cho học sinh trình bày bằng
một cái Ampli nhỏ, xách tay … Các em sẽ có cảm xúc mạnh hơn, việc điễn đạt bằng ngôn
ngữ nói trước công chúng sẽ mỗi ngày một lưu loát hơn qua mỗi lần tập dượt ở nhà và khi
trình bày ở lớp.
Học sinh vừa rèn được khả năng tự học, tinh thần học tập tổ, nhóm; vừa rèn được kỹ
năng tìm ý, chọn ý, lập dàn ý… Từ đó nắm được nội dung tư tưởng của văn bản ngay từ

việc chuẩn bị bài học. Đồng thời, học sinh cũng rèn được kỹ năng bàn bạc, tranh luận, diễn
đạt bằng ngôn ngữ nói trước công chúng (Một kỹ năng cực kỳ cần thiết cho công dân toàn
cầu trong cuộc sống hội nhập hiện nay ) .
Hơn nữa, mỗi học sinh, được giáo viên hoặc tập thể tổ, nhóm giao công việc trình bày
đều cảm thấy tự hào, tự tin hơn về bản thân. Và mỗi lần như thế, các em tự nhiên có được
một kỷ niệm sâu sắc để ghi vào “ trang nhật ký” học trò của mình. Thiết nghĩ, đó cũng là
một trong cái đích hướng tới của hoạt động dạy và học môn ngữ văn…
Tuy nhiên , giáo viên phải biết lồng ghép , tích hợp , khơi gợi, dẫn dắt học sinh đi
đúng quỹ đạo bài dạy, góp phần tạo nên hứng phấn mới cho học sinh.
 .Ví dụ :
- Trong giờ học bài đọc thêm “ Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”
của Nguyễn An Ninh, để liên hệ giáo dục tôi đưa một ví dụ về ngôn ngữ chát của tuổi ten
như sau :
“A.pít.chìu.e.pan.E.j.cug.pan.ui.zia.mai.j.en.tc.cui.zoi.A.A.toi.rc.E.ok”. ( Anh biết chiều
em bận. Em đi cùng bạn rồi về, mai đi ăn tiệc cưới với anh. Anh tới rước em nhé?) nhờ
học sinh “ phiên dịch” . Không khí lớp học lập tức sôi nổi hào hứng hẳn lên .
11
Lớp học đầy hào hứng
- Hay khi giảng đoạn trích “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, một đoạn thơ giàu
những hình ảnh gần gũi dễ tìm. Nên học sinh đã chuẩn bị thật nhiều phim ảnh.Thế nhưng
toàn thể lớp 12A1 đã lặng lẽ rồi cùng vỡ òa ra khi tôi đưa hình những thanh niên xiết chặt
tay nhau tại đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp để minh họa cho sự “ vẹn tròn to lớn”
của Đất nước

12
Học sinh cũng vô cùng xúc động khi tôi liên hệ những vần thơ của các chiến sĩ gửi về
người thân từ Trường Sa .
VD : Tiếng Biển
( Gửi về đất liền và gia đình yêu thương )
Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển

Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi
Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi
Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi
Em có nghe tiếng biển trong lòng người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi
Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi
Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi
Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười
Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi
Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi
Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người
Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển
Mong bình yên cho tàu cá ra khơi
Vợ yêu ơi anh phải đi trực rồi
Phút chào nhau tiếng biển bỗng mặn môi
Chiều nay nhé hết ca anh lại hẹn
Gọi để vợ nghe tiếng biển tiếng yêu đời
( Khuyết danh )

13

Ngoài những gì học sinh chuẩn bị, trình bày, giáo viên phải có phần chuẩn bị của mình.
Phần chuẩn bị có mục đích của giáo viên là vô cùng cần thiết . Đó chính là nghệ thuật sư
phạm, là điểm nhấn hiệu quả giúp học sinh có ấn tượng sâu về bài học
d. Củng cố bài học : Ở giai đoạn này giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài học, khắc
sâu những điểm nhấn quan trọng , hoặc viết lại cảm nhận sâu sắc.
II. Khảo sát việc dạy và học các giờ Ngữ Văn của một số giáo viên và học sinh : kết
quả đạt được trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
*. Lớp học và giáo viên được khảo sát
1. Lớp 12 A1 - 38 học sinh do Cô Nguyễn Thị Bình giảng dạy
2. Lớp 12A 8 - 38 học sinh do Cô Lê thị Thành giảng dạy
3. Lớp 11B 6 – 38 học sinh Cô Lê thị Thành giảng dạy
4. Lớp 10C8 – 37 học sinh Cô Nguyễn Thị Kim Ngân giảng dạy.
*. Kết quả đạt được :
Lớp
sĩ số
Điểm thi HKI Điểm thi HKII
Trên
TB
Tỷ lệ Điểm
giỏi
Tỷ lệ Trên
TB
Tỷ lệ Điểm
giỏi
Tỷ lệ
12A1 38 38 100% 6 15,8% 38 100% 8 21%
12A8 38 37 97,3% 10 26,3% 36 94,4% 13 34,2%
11B6 38 36 94,4% 12 31,5% 36 94,4% 17 44,7%
10C8 37 36 96,4% 7 24,1% 37 100% 10 27%


*Ý kiến của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: Giờ học nhẹ nhàng , học sinh tích cực, hiệu quả cao
2. Học sinh : Cảm thấy bài học sinh động, mà nhẹ nhàng, không khí giờ học hăng hái mà
nghiêm túc. Tiếp thu bài dễ dàng và hứng thú, nhớ bài lâu hơn.
C. Bài học kinh nghiệm:
- Bất cứ nghề nào cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Sự nghiệp “ Trồng người”
của nhà giáo có nhiều thuận lợi, nhưng cũng nhiều khó khăn phức tạp.
Đối tượng của nhiều ngành nghề khác là sự vật, sự việc, còn đối tượng của giáo dục là
con người có trái tim biết xúc động, có khối óc biết tư duy. Tìm con đường đi vào trái
tim, tấm lòng, khối óc con người vừa thật dễ dàng, vừa thật khó khăn.
Nhà thơ Tago từng viết
“ Anh để cuộc đời anh trần trụi trước mắt em.
Anh không dấu em một điều gì

Em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”
( Bài thơ số 28- Tập “ Người làm vườn” )
Văn chương cũng vậy. “ Văn tức là người”, “ Văn học là nhân học”.
- Muốn vậy, chúng ta phải biết chắt chiu từng kinh nghiệm nho nhỏ, phải luôn tích lũy
những gì mình học được từ đồng nghiệp, từ công việc, từ học sinh để mỗi giờ dạy và
học văn, là một niềm vui cho chúng ta và cho cả học trò.
- “ Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” ! ( Nik Vujicic ), chúng ta sẽ ngày càng có những
bài giảng hay, hiệu quả.
D. M ột vài đề xuất :
1. Đối với học sinh:
- Cố gắng sắp xếp thời gian cho việc tìm hiểu bài. Phải tỉm hứng thú cho việc tự học.
Phối hợp với bạn bè và sự hướng dẫn của thầy cô để đạt hiệu quả học tập.
2. Đối với giáo viên:

- Luôn chú ý nhận thức rõ, mình là người hướng dẫn. Nên luôn phải sáng suốt, hết mình
để dẫn dắt học sinh đi đúng hướng trong phương pháp tư duy, kể cả lúc tự học ở nhà,
một mình hay theo nhóm
- Linh hoạt sáng tạo trong phối hợp với những tìm tòi của học sinh các phương pháp
giảng dạy tích cực.Tích cực khai thác tiềm năng của các phương tiện dạy học hiện đại
- Tận tâm tận lực với nghề, với học sinh. Nắm bắt tâm lý lứa tuổi mới lớn, hướng dẫn
học sinh đi vào văn chương bằng cả trái tim, khối óc, nhiệt tình chắc chắn sẽ tạo được
hứng thú trong giờ học. Hiệu quả dạy và học t môn Ngữ văn sẽ được nâng cao
3. Đối với cấp trên
- Nên quan tâm sâu sát với những khó khăn của giáo viên và học sinh .
- Văn chương là “ quí hồ thanh, bất quí hồ đa”. Vì vậy cần tinh giản hơn nữa một số bài
học, để chương trình nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả.
E. Keát luaän:
- Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ngành giáo dục và tất cả những thành
viên thuộc ngành giáo dục và Đào tạo trước những thử thách mới. Mỗi cá nhân trước
hết phải nỗ lực phấn đấu, tìm tòi, khám phá để nâng cao hiệu quả công việc. Nhất là
giáo viên Ngữ văn
- Nhà trường là nơi thực hiện việc giáo dục đào tạo, hình thành nhân cách con người
cho xã hội với tính hiệu quả và chất lượng cao. Là nơi trang bị cho học sinh những tri
thức, kiến thức khoa học hiện đại và hệ thống kỹ năng kỹ xảo tương xứng về một lĩnh
vực khoa học, nghề nghiệp. Trang bị cho học sinh phương pháp luận khoa học, phương
pháp nghiên cứu, phương pháp tự học, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo của
học sinh. Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và những phẩm chất tốt đẹp cho
người lao động – Những người có vai trò quyết định vận mệnh của một quốc gia.
- Phối hợp hoạt động là cách sống, làm việc của con người trong xã hội hiện đại ngày
nay, nhất là trong hoạt động khoa học. Hiểu điều đó, với kinh nghiệm nho nhỏ này, tôi
mong được đóng góp chút tâm huyết và trí tuệ của mình. Chân thành cám ơn sự quan
tâm, chia sẽ của đồng nghiệp.
Long Khánh 20 tháng 5 năm 2014
Người viết

Nguyễn Thị Bình
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
 Luật giáo dục
 “ Một số vấn đề về phương pháp dạy – Học văn trong nhà trường” của Nguyễn
Huy Quát – Hoàng Hữu Bội. NXB Giáo dục
 “ Các phương pháp dạy học hiệu quả “ của Robert J Marzano
 Lý luận dạy học” của Lê Phước Lộc …

×