Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.57 KB, 22 trang )

Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỆM TÂN
---  ---

Chuyên đề

THỰC HIỆN NGOẠI KHÓA
PHỤC VỤ CHO VIỆC VIẾT VĂN
THUYẾT MINH LỚP 10

Người thực hiện: Đặng Tiểu Liễu
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục □
- Phương pháp dạy học bộ mơn □
- Lĩnh vực khác □
Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN
Mơ hình □ Phần mềm □ Phim ảnh □ Hiện vật khác □

Năm học 2013 - 2014

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 1


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Họ và tên

: ĐẶNG TIỂU LIỄU

2. Ngày tháng năm sinh : ngày 10 tháng 08 năm 1982
3. Nam, nữ

: Nữ

4. Địa chỉ

: 185/1 Bạch Lâm - Gia Tân 2 - Huyện Thống
Nhất - Tỉnh Đồng Nai

5. Điện Thoại

: CQ: 0613.867151 NR (ĐTDĐ): 0983.18 15 21

6. Emai

:

7. Chức vụ

: Giáo Viên

8. Đơn vị công tác

: Trường THPT Kiệm Tân - Huyện Thống Nhất
- Tỉnh Đồng Nai


II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị

: Cử nhân Văn Học

- Năm nhận bằng

: 2007

- Chuyên ngành đào tạo : Văn Học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm

: Văn Học

- Số năm có kinh nghiệm

: 07

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: 02
1. "PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT” VÀ
NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY"
2. SỬ DỤNG SLIDE MASTER VÀ MỘT SỐ HIỆU ỨNG PHỤC VỤ CHO
SOẠN GIẢNG TIẾT HỌC "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ
HỘI"

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 2



Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Mục lục
Trang
A. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................4
I. Cơ sở lí luận .................................................................................................4
II. Cơ sở thực tế ..............................................................................................4
III. Mục đích nghiên cứu................................................................................5
IV. Kết quả cần đạt ........................................................................................5
V. Đối tượng phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ............................................5
B. Nội dung .........................................................................................................5
I. Lên kế hoạch thực hiện ngoại khóa............................................................5
1. Với giáo viên ................................................................................5
2. Với học sinh .................................................................................5
II. Thực hiện kế hoạch ...................................................................................6
1. Chia nhóm, chọn đề tài................................................................6
2. Chuẩn bị cụ thể cho việc thực hiện ngoại khóa ..........................6
3. Hướng dẫn cách ghi nhận tư liệu ................................................8
4. Tham gia thực tế để thực hiện viết bài văn thuyết minh ............9
III. Xử lý tự liệu của chuyến đi thực tế ........................................................9
1. Thời gian .....................................................................................9
2. Quyền lợi của học sinh ................................................................9
C. Hiệu quả của đề tài......................................................................................10
I. Các bài viết của học sinh sau chuyến đi thực tế......................................11
II. Một số hình ảnh tham gia thực tế ..........................................................17
D. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng của đề tài ................................20
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................21
Người viết: Đặng Tiểu Liễu


Trang 3


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Chuyên đề: THỰC HIỆN NGOẠI KHÓA PHỤC VỤ CHO VIỆC
VIẾT VĂN THUYẾT MINH LỚP 10
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng văn bản thút
minh lại là loại văn bản thơng dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống,
từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa vào chương trình học cho học sinh.
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do
phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn
cách sử dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi, ngày nào
cũng cần đến. Mua một thứ đồ dùng sinh hoạt (Ti vi, máy bơm, quạt điện, xe
máy…) đều phải kèm theo những thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng,
bảo quản để nắm vững; mua một loại thực phẩm (hộp bánh, chai rượu…) trên đó
cũng có ghi xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng…Ra
ngoài phố gặp các biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm; cầm quyển sách bìa sau có
thể có lời giới thiệu tác giả, tóm tắt nội dung; trước một danh lam thắng cảnh có
bảng ghi lời giới thiệu, lai lịch, sơ đồ thắng cảnh…Trong sách giáo khoa, có bài
trình bày một sự kiện lịch sử, tiểu sử một nhà văn, tác phẩm được trích, một thí
nghiệm…Tất cả đều là các văn bản thuyết minh. Loại văn bản này được dùng
nhiều trong văn bản giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Như vậy, hai chữ “thuyết
minh” ở đây đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu. Khác với các loại văn
bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, điều hành, văn bản thuyết minh chủ yếu
trình bày tri thức một cách khách quan, khoa học về đối tượng nhằm cung cấp
những tri thức xác thực, hữu ích về đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và

sử dụng chúng vào mục đích có lợi.
Tóm lại, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh đều
đóng vai trị cung cấp thơng tin để giúp người đọc, người nghe hiểu đối tượng, sự việc.
Đưa kiểu bài văn thuyết minh vào chương trình học là cung cấp cho học sinh một
kiểu văn bản thơng dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng cao năng
lực tư duy và biểu đạt cho học sinh, giúp các em làm quen với lối làm văn có tính
khoa học, chính xác.
II. Cơ sở thực tế
Văn thuyết minh là một trong những kiểu bài góp phần quan trọng trong việc tích
lũy kiến thức xã hội đồng thời nâng cao khả năng tập làm văn của học sinh. Tuy nhiên
những năm gần đây, ý thích học văn của các em học sinh có phần giảm xuống đáng kể,
những kiến thức văn học phải nắm bắt theo văn bản sách giáo khoa, những kiến thức xã
hội thì bị lặp lại. Chính vì lẽ đó, học văn trở nên khô khan, xưa cũ. Có thể lấy ví dụ
những đề văn nghị luận xã hội các em đã được rèn từ cấp THCS, song lên THPT các em
bị lặp lại rất nhiều. Hơn nữa do nhu cầu thi cử ở các trường gần như không quan tâm
đến văn thuyết minh. Bởi lẽ bố cục đề thi tốt nghiệp lớp 12 văn Nghị luận xã hội chiếm
tới 30% số điểm. Trước nhu cầu thực tế, các giáo viên đã rèn cho học sinh văn nghị luận
xã hội ngay từ lớp 10 mà quên luôn việc rèn luyện văn thuyết minh. Vậy khơi nguồn
cảm hứng cho các em yêu thích môn văn là một nhu cầu thiết yếu và thực hiện nó
không khó, chỉ cần sự sáng tạo. Và văn thuyết minh trong chương trình lớp 10 phần nào
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 4


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
làm cho các em có hứng thú, thay đổi cách học văn. Bên cạnh đó để giảng dạy có hiệu
quả, rèn kĩ năng viết và làm cho học sinh yêu thích môn học, đòi hỏi người giáo viên có
sự nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của bộ môn Ngữ
văn. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm "THỰC HIỆN NGOẠI KHÓA

PHỤC VỤ CHO VIỆC VIẾT VĂN THUYẾT MINH LỚP 10" nhằm chia sẻ những kinh
nghiệm và rất cần những đóng góp của quý thầy cô.
III. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh.
- Cụ thể hóa các tư liệu cho bài viết bằng việc thực hiện ngoại khóa.
IV. Kết quả cần đạt
- Học sinh có thái độ hoạt động ngoại khóa nghiêm túc, tích cực, tư duy, sáng tạo.
- Yêu thích môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức tích lũy từ việc thực hiện ngoại khóa vào việc tạo
lập văn bản thuyết minh.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng từ kiểu bài thuyết minh đem lại vào
học tập và thực tiễn.
V. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
1. Đối tượng
- Kiểu bài tập làm văn dạng văn thuyết minh
- Học sinh lớp 10s5, 10c3 năm học 2013-2014 trường THPT Kiệm Tân.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động ngoại khóa cung cấp kiến thức cho việc hình
thành văn bản thuyết minh của học sinh lớp 10.
B. NỘI DUNG
I. LÊN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGOẠI KHÓA
1. Với giáo viên
- Gv cần đăng kí đề tài, trình bày ý tưởng cho BGH bởi đề tài này liên quan đến
hoạt động ngoại khóa ảnh hưởng đến sự an toàn cho học sinh trong quá trình thực hiện
đề tài.
- Bên cạnh đó, cần thông báo qua Gv chủ nhiệm lớp, bởi trong quá trình thực hiện
PHHS có thể sẽ liên lạc với GVCN về sự an toàn cũng như thời gian giờ giấc sinh hoạt
của con em họ.
- Phối hợp với Đoàn để quản lý học sinh (tùy vào mức độ hoạt động cần hoặc
không cần phới hợp)

- Sau buổi tham quan phải có tổng kết, nhận xét và rút kinh nghiệm.
- Làm báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường và Đoàn thể.
2. Với học sinh
- Vì văn thuyết minh học sinh đã được làm quen ở cấp THCS, đây là một lợi thế
để các em có thể nắm bắt kiến thức và định hướng hoạt động của học sinh một cách dễ
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 5


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
dàng. Văn thuyết minh nằm trong chương trình học kì 2, sách giáo khoa tập 2 lớp 10,
vậy sau khi có một thời gian làm quen trong quá trình học tập giáo viên nên nói ý tưởng
về buổi hoạt động ngoại khóa sắp tới để học sinh có sự chuẩn bị. Có thể thông qua
những nội dung cụ thể như sau:
* Thời gian thực hiện ngoại khóa: Tuần học sau đợt thi học kì 1 (đây là thời gian thích
hợp sau một kì thi căng thẳng đồng thời học sinh chưa bị áp lực bởi các bài học và bài
tập về nhà)
* Địa điểm thực hiện ngoại khóa: Gv đưa ra một số đề tài định sẵn, hoặc nhờ học sinh
tìm ý tưởng. Mỗi đề tài sẽ xác định địa điểm thực hiện ngoại khóa. Khi thực hiện
chuyên đề này tôi chỉ có ý tưởng thực hiện những nội dung sau
1. Thuyết minh về đặc sản chuối sấy Gia Kiệm
2. Thuyết minh về chợ hoa ngày tết tại Phúc Nhạc (xã Gia tân 3)
3. Thuyết minh về món bún riêu cua
Nhưng sau khi đưa ra ý tưởng học sinh mạnh dạn ý kiến về các đề tài
1. Thuyết minh về Nghĩa Trang Liệt sĩ huyện Trảng Bom
2. Thuyết minh về núi Đá ba chồng - Định Quán.
3. Thuyết minh về món bánh chưng ngày tết
Vậy với những đề tài chúng ta sẽ xác định được địa điểm thực hiện.
II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Chia nhóm, chọn đề tài
Việc đầu tiên cần làm là chia nhóm chọn đề tài, với các đề tài ở trên và dựa vào sĩ
số của lớp. Tôi đã chia lớp ra thành 2 nhóm tương đương với 4 đề tài do học sinh chọn
cụ thể như sau:
- Lớp 10C3
Nhóm 1: Thuyết minh về núi Đá ba chồng - Định Quán
Nhóm 2: Thuyết minh về món bánh chưng ngày tết
- Lớp 10S5
Nhóm 1: Thuyết minh về Nghĩa Trang huyện Trảng Bom
Nhóm 2: Thuyết minh về món bún riêu cua
2. Chuẩn bị cụ thể cho việc thực hiện ngoại khóa
2.1/ Phân chia nhóm trưởng: Mỗi nhóm chọn một nhóm trưởng, cần có những tố
chất sau: học lực khá, năng động, có sức ảnh hưởng lớn với tập thể, có tài chỉ huy, có
thể là lớp trưởng hoặc lớp phó.
2.2/ Nói ý tưởng và cách hoạt động cho các nhóm hiểu yêu cầu cần đạt.
- Nếu như những bài văn trước chúng ta làm chủ yếu qua tài liệu mạng, sách,
hoặc nghe kể thì với bài thực hành này học sinh được tiếp cận trực tiếp vấn đề nên quá
trình ghi chép khi thực hiện đề tài rất quan trọng, và sau khi thực hiện tiết học ngoại
khóa học sinh còn phải viết bài thu hoạch độc lập theo những nhóm nhỏ.
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 6


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
- Để hoạt động cần có kinh phí: Gv có thể tiếp cận với GVCN để được trích
nguồn kinh phí hoạt động từ quỹ lớp, hoặc sự giúp đỡ của mạnh thường quân của lớp,
hoặc học sinh tự đóng góp.
+ Với đề tài thuyết minh về món bánh chưng ngày tết và thuyết minh về món
bún riêu cua học sinh đã đóng góp 20.000đ/ Hs để cùng tham gia và thưởng thức món

ăn. Ở 2 đề tài này giáo viên có thể không tham gia mà nắm bắt tình hình qua nhóm
trưởng.
+ Với đề tài thuyết minh về núi Đá ba chồng - Định Quán và thuyết minh về
Nghĩa Trang Liệt Sĩ huyện Trảng Bom. Hai đề này cần phương tiện đi lại và chú ý đến
độ an toàn tuyệt đối của học sinh, có thể dùng phương tiện là xe buýt, giá thành rẻ và an
toàn. Tôi đã thực hiện bằng cách vận động mạnh thường quân của lớp và ủng hộ chuyến
xe tham quan cho học sinh đến 2 địa điểm trên. Với 2 đề tài này buộc phải có sự tham
gia hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
2.3/ Phát mẫu phiếu thực hiện hoạt động để giáo viên nắm bắt tình hình hoạt
động của nhóm
Giáo viên có thể phát mẫu và yêu cầu nhóm trưởng điền đầy đủ thông tin như văn
bản bên dưới. Sau đó các học sinh phải viết bài thu hoạch vì vậy cần phải chia nhóm
nhỏ cụ thể. Giáo viên giữ lại để làm thông tin theo dõi hoạt động và đưa cho nhóm
trưởng 1 bản để làm căn cứ hoạt động.
Tên Nội Dung Tổ Thực Hiện: …………………………………………………………
1. Công việc tổ trưởng cần báo cáo:
- Tên tổ trưởng: ………………………………………………………………………..
- Thời gian thực hiện: …………………………………………………………………
- Địa điểm đến: ………………………………………………………………………...
- Thành phần tham dự: ……………………………………………………………….
- Phương tiện đi lại: …………………………………………………………………...
2. Chi phí tổng cộng: …………… từ nguồn kinh phí …………………………………
3. Chỉ huy hoạt động chuẩn bị:
- Máy chụp hình: ………………………………………………………………………
- Vở bút ghi, mọi người đều phải có
- Phân chia nhóm; 3 người 1 nhóm viết bài thu hoạch để so sánh
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:

+ Nhóm 5:

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 7


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Hình 1: Mẫu phiếu thực hiện hoạt động ngoại khóa tại Đá Ba Chồng - Định Quán
3. Hướng dẫn cách thức ghi nhận tư liệu
- Giáo viên hướng dẫn cho cho học sinh tự quan sát văn bản mẫu ở nhà, tìm
ra đặc điểm và cách làm của từng dạng bài cụ thể. Ví dụ khi học SGK lớp 10 tập 2
bài "Phương Pháp Thuyết Minh" (trang 48) có văn bản "Nghề Nuôi Tằm" (trang 52), bài
"Luyện Tập Viết Đoạn Văn Thuyết Minh" (trang 62) có văn bản "Cây Hồ Gươm" (trang
64)...hoặc tự cung cấp văn bản thuyết minh sưu tầm.
- Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách ghi nhận từ thực tế, cần thiết
những thông tin gì, ví dụ:
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 8


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
+ Về món ăn: nguồn gốc, nhiên liệu, cách chế biến, giá trị dinh dưỡng, giá trị
tinh thần của món ăn trong đời sống...
+ Về danh lam thắng cảnh: nguồn gốc, quá trình hình thành, giá trị danh lam
thắng cảnh...
4. Tham gia hoạt động ngoại khóa để thực hiện viết bài văn thuyết minh
4.1/ Đối với các đề tài giáo viên không tham gia cùng học sinh

- Giáo viên nắm bắt chương trình hoạt động thông qua tổ trưởng
- Cần nhắc nhở học sinh tuân thủ về thời gian, giờ giấc công việc theo sự chỉ đạo
của tổ trưởng. Tổ trưởng báo cáo sĩ số và mức độ công việc cho giáo viên sau buổi thực
hiện.
- Hướng dẫn nội dung ghi chép, cập nhật để viết bài thu hoạch
4.2/ Đối với các đề tài giáo viên cùng tham gia với học sinh
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh về phương tiện đi lại.
- Hướng dẫn cách ghi chép tư liệu.
- Vì có giáo viên tham gia, nên giáo viên cần chủ động trong việc tìm tư liệu cho
học sinh. Ví dụ: tham quan nghĩa trang Liệt sĩ cần chủ động gặp người coi sóc nghĩa
trang để biết thêm thông tin; tham quan đá Ba chồng có thể tiếp cận một số người dân
để được hiểu biết thêm về lịch sử núi đá cũng như các việc xảy ra trước đó.
III. XỬ LÍ TỰ LIỆU CỦA CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
1. Thời gian
- Vì đã hướng dẫn học trò ghi nhận các thông tin, nên việc ghi lại cũng sẽ dễ
dàng. Bên cạnh đó, giáo viên cần cho học sinh có một khoảng thời gian sau khi dạy
xong một số bài liên quan đến văn thuyết minh trong sách giáo khoa tập 2 để có khả
năng xử lí thông tin và sản sinh văn bản thuyết minh một cách hiệu quả nhất.
- Dựa vào bản phân công các tổ lúc đầu, giáo viên thu bài viết thu hoạch sau
chuyến đi thực tế theo nhóm.
2. Quyền lợi của học sinh
- Bài viết số 5 là bài liên quan đến văn thuyết minh, vì vậy giáo viên có thể linh
hoạt trong cách cho điểm. Bài thu hoạch có thể lấy điểm kiểm tra một tiết, các thành
viên tham gia hoạt động thực tế cũng nên cho điểm khuyến khích từ 7 trở lên. Tiếp đó
giáo viên có thể cho điểm khuyến khích với các nhóm. Ví dụ: nghiêm túc, tích cực trong
hoạt động ngoại khóa, có bài viết hay có thể cho các thang điểm cao hơn, hoặc cộng
điểm vào cột điểm 15 phút.
- Tuyên dương, đọc bài viết hay trong các nhóm.
- Bài viết hay có thể được giới thiệu trong thư viện hoặc dán ở mục bảng tin Ngữ
văn của trường, dán ở góc học tập của lớp...

- Giáo viên có thể tặng phần thưởng nhỏ cho các nhóm có bài viết hay.

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 9


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Qua việc vận dụng "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết
minh lớp 10" bản thân tôi là người giáo viên thấy yêu thích hơn môn học mình
đang dạy. Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức các hoạt động có tính chất
ngoại khóa. Phần nào hiểu được tâm lí, thái độ của học sinh trong lứa tuổi lớp 10
để làm chủ tình huống các tiết học trên lớp. Trên hết đó chính là các văn bản
thuyết minh được sản sinh ra bởi chính các học sinh.
- Với học sinh qua việc thực hiện ngoại khóa các em đã yêu thích môn học,
đoàn kết hơn với tập thể. Hiểu rõ cách viết một văn bản thuyết minh đơn giản, gần
gũi trong cuộc sống. Học sinh có thêm lòng yêu mến thiên nhiên, bồi dưỡng các giá
trị tinh thần...
BẢNG ĐIỂM THỐNG KÊ THEO NHÓM NHỎ
Lớp

SL nhóm
nhỏ theo

Điểm theo nhóm
≤ 5 điểm

6 điểm


7 điểm

8 điểm

9-10 điểm

10C3

7 nhóm

0

0

1 nhóm

4 nhóm

2 nhóm

10S5

8 nhóm

0

1 nhóm

1 nhóm


5 nhóm

1 nhóm

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 10


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
Sau đây là một số bài văn tiêu biểu, cũng chưa phải là tuyệt đối nhưng xin
được trích dẫn nguyên văn văn bản của học trò để quý thầy cô cùng tham khảo.
I. Các bài viết của học sinh sau chuyến đi thực tế

NHÓM 1: Minh Hiền, Mỹ Huệ, Minh Tâm
Lớp 10S5
Từ Gia Kiệm đến Trảng Bom,
quãng đường dài 20 km dẫn
chúng ta đến Nghĩa Trang Liệt Sĩ
Huyện Trảng Bom, nơi đây in dấu
trận chiến ác liệt đã làm bao nhiêu
người chiến sĩ ngã xuống hy sinh
vì tổ quốc.
"Đất Trảng Bom cửa ngõ miền
Đông chiến trường ác liệt.
Người Trảng Bom một nắng hai
sương, trung kiên nghĩa đảm.
Tựu về đây những người con từ
khắp mọi miền đất nước
Một tấm lòng, bền chí chiến đấu bảo vệ non sông"

Sau gần 40 năm đất nước được giải phóng chưa có tài liệu hay con số thống kê chính
xác những liệt sĩ đã hy sinh (ước tính khoảng 1,1 triệu liệt sĩ). Tại Đồng Nai có trên
4000 mộ hài cốt liệt sĩ được tìm thấy hài cốt, tìm đến Nghĩa Trang Liệt sĩ Trảng Bom
nằm ngay tại mặt tiền quốc lộ 1A thuộc khu phố 3 thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng
Bom tỉnh Đồng Nai, bên cạnh là đền thờ các liệt sĩ. Nghĩa Trang Liệt sĩ Trảng Bom có
diện tích 2888m2, công trình này do Đảng bộ chính quyền nhân dân huyện Trảng Bom
thực hiện với sự tài trợ chính của tập đoàn Phong Thái và của nhiều tập thể cá nhân
khác.
Từ cổng chính của nghĩa trang nhìn vào hai bên đường là hàng cây thẳng tắp dẫn lên
tượng đài nằm ngay trung tâm nghĩa trang, trên đó có cột tháp ba khía cao 15 mét có ghi
dòng chữ "Tổ Quốc Ghi Công", trên đỉnh là ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho tổ
quốc Việt nam. Hai bên đài là hai tấm bia đá lớn, bia bên trái ghi những chiến công và
những vất vả mà các anh phải chịu trong suốt thời gian chiến đấu.
"Bàu Hàm, Hưng Lộc...bom đạn kẻ thù cày xới, vết tích chiến tranh còn đó.
Trảng Bom, Cây Gáo chiến trận năm nào còn vang khúc ca chiến đấu anh hùng.
Thiếu trước hụt sau, hạt muối chia đôi, đậu nành, chuối xanh, rau tàu bay vẫn ấm lòng
chiến sĩ.
Vững bước, bền lòng căn cứ lòng dân chở che bộ đội, du kích, giao liên...xông pha nào
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 11


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
ngại khó.
Đồn giặc bao lần nổ tung, chiến tranh nhân dân như thiên la địa võng, kẻ thù vào
không có đường ra.
Ngã ba Dầu Giây chiến đoàn 52 tan rã. Xe tăng, bom, pháo đạn thù không ngăn được
thế tiến công."
Nếu như bia bên trái ghi khắc những chiến công mà các chiến sĩ đã đạt được thì bia

bên phải ghi những dòng chữ biết ơn của nhân dân đối với các liệt sĩ.
"Hi sinh vì nghĩa lớn, tổ quốc ghi công vốn truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn, ân trọng như núi, người Trảng Bom mãi mãi ghi ân liệt sĩ.
Hàng cây xanh, tràng hoa thơm tấm lòng thành nguồn hy vọng uy linh người đã khuất.
Bước chân nhẹ, khói trầm bay, hồn thiêng như lan tỏa, nghĩa khí người đi xa.
Tuổi trẻ chí bền noi gương trung liệt của tiền nhân
Gắng sức chung lòng cùng xây dựng đất nước đẹp giàu"
Nghĩa trang liệt sĩ Trảng Bom được chia làm hai khu vực, khu mộ liệt sĩ có danh
tính và khu mộ liệt sĩ vô danh. Trong tổng 1300 liệt sĩ yên nghỉ tại nơi này có 3 mộ liệt
sĩ nữ, 710 mộ liệt sĩ có danh tính, số còn lại chưa biết danh tính. Các liệt sĩ nằm tại nơi
đây có quê quán ở mọi miền đất nước. Với các chức vụ khác nhau như Huyện đội phó,
Trung sĩ, A phó, chiến sĩ binh nhất, Chuẩn úy, F5, S5, B1...nhưng họ đã cùng chung
một ý chí, quyết tâm giành lại độc lập hi sinh cùng một trận chiến ác liệt ở tỉnh Đồng
Nai và cùng quy tụ tại nghĩa trang này. Phần lớn những liệt sĩ đã ngã xuống khi mới
bước vào tuổi đời mười tám, đôi mươi. Họ là những anh bộ đội, những thanh niên xung
phong đang phơi phới tuổi đời đã chia tay gia đình người thân lên đường ra trận, theo
tiếng gọi tổ quốc một cách vô tư. Nhưng họ không quay trở lại nhà mà yên nghỉ tại đây nghĩa trang liệt sĩ Trảng Bom.
Không giống như các nghĩa trang khác, Nghĩa trang liệt sĩ Trảng Bom trước đây
từng là nơi chôn cất những cán bộ công nhân viên chức nhà nước có công với cách
mạng ở thời bình, nhưng sau khi nghị định của chính phủ được ban hành, những ngôi
mộ này được cải táng đi nơi khác và dành lại mảnh đất này cho những hài cốt liệt sĩ như
một cách tri ân riêng.
Nghĩa trang liệt sĩ Trảng Bom mở cổng chính vào các ngày lễ lớn. Các anh nằm đây
nhìn dòng người qua lại tấp nập,
nơi các anh nằm thật yên tĩnh còn
bên ngoài thật nhộn
nhịp. Nhưng các anh vui vì sự ra
đi thật sự có ích của mình, nếu
như không có sự hy sinh này thì
chắc gì đất nước đã có ngày hôm

nay.
Quay trở lại với khu mộ vô
danh, một số tấm bia được đặt
trước ngôi mộ vô danh. Được biết
đằng sau những tấm bia mộ đó là
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 12


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
cả một thế giới tâm linh đầy bí ẩn. Cách đây vài năm ngày 27 tháng 7 một cô giáo ở Bắc
Giang dẫn đoàn học sinh tham quan nghĩa trang để tỏ lòng thành kính tri ân. Khi thắp
nhang cho một ngôi mộ liệt sĩ vô danh cô bỗng trở thành một con người khác, nói rằng
mình chính là liệt sĩ của ngôi mộ này cho biết tên tuổi quê quán rõ ràng, anh có nhu cầu
mong muốn được lập bia mộ với tên tuổi như lời anh đang nói. Sau một lúc thì cô trở lại
bình thường như lúc trước. Người quản lí nghĩa trang chứng kiến và đã lập bia mộ liệt sĩ
cho ngôi mộ vô danh đó. Những ngôi mộ vô danh cũng là những con người từng cống
hiến, từng hy sinh, những linh cảm riêng khi đi tìm người thân luôn làm ấm lòng các
chiến sĩ vô danh. Vì vậy vẫn còn đó những câu chuyện kì lạ xảy ra giữa đời thường,
người thân đến thăm viếng và bằng những linh cảm riêng đã lập bia mộ cho các ngôi mộ
liệt sĩ vô danh. Chúng ta không bàn đến việc linh cảm này có chính xác hay không mà
điều quan trọng là người thân, gia đình, xã hội vẫn còn nhớ đến các liệt sĩ vô danh, đó là
điều làm ấm lòng các anh khi về với lòng đất mẹ. Thời gian vẫn trôi qua, con người Việt
nam vẫn không ngừng tìm kiếm các hài cốt liệt sĩ bị vùi chôn sâu dưới lòng đất, đó là
việc làm để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn, sự hy sinh thầm lặng của toàn Đảng,
toàn dân ta.
Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trảng Bom không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng
liệt sĩ mà còn là nơi tri ân, suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, của tinh thần ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân

ta. Xin mượn mấy vần thơ trên tượng đài để kết lại cho bài viết nhỏ
"Đất nước thanh bình, các đồng chí vĩnh viễn ra đi.
Trong lòng đất mẹ, mỗi liệt sĩ. Hoa thơm muôn thủa.
Hoa tỏa ngát hương, nén hương trầm vọng tưởng.
Uy linh sáng tỏa, lòng thành nguyện cẩn ghi"

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 13


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Nhóm: Trần Thị Phương Loan; Nguyễn Thị Kiều Duyên
Mai thị Mỹ Trinh; Vũ Ngọc Sơn
Lớp 10C3
Dọc theo quốc lộ
20 về hướng Bắc cách
Gia Kiệm 30 km nằm
giữa khu dân cư sầm uất
huyện Định Quán, có
một quần thể đá lớn
được gọi chung là núi
đá ba chồng. Khu di tích
này cũng từng là nơi ghi
dấu bao chiến công
trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ, và đây còn
được xem là một trong
những cảnh đẹp của tỉnh Đồng Nai.

Nằm phía sau khu nhà văn hóa thể thao huyện Định Quán, quần thể đá lớn rộng
khoảng 1,5 ha. Du khách sẽ nhìn thấy đầu tiên khi thăm quần thể đá chính là là hòn
chồng, gồm 3 hòn đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau khá chông chênh ở độ cao 36m so với
mặt đất. Ba hòn đá chồng lên nhau hướng ra ven đường quốc lộ 20 về phía đông. Hòn
dưới lớn gấp đôi so với hai hòn trên, nhìn trực diện ta cũng cảm thấy độ nghiêng của hai
hòn đá trên như có thể đổ xuống đường bất kì lúc nào. Người dân cũng đã từng cảm
nhận độ nghiêng quá lớn và cùng với sự mách bảo của thế giới tâm linh họ đã thắp
hương khấn vái, sau một vài ngày thì đá 3 chồng trở lại vị trí lúc đầu. Điều đó cũng cho
thấy những hòn đá 3 chồng tường chừng vô tri vô giác kia nhưng lại có hồn điều mà thế
giới duy vật không thể can thiệp.
Ai đã từng đến Nha
Trang tham quan cảm nhận vẻ
đẹp của ghềnh đá dĩa, đó là vẻ
đẹp của quần thể đá nhỏ xếp
bằng. Nhưng ở hòn dĩa của
quần thể đá 3 chồng này lại là
hòn đá đơn lẻ, nằm ở độ cao
hơn 50m so với mặt đất. Hòn
dĩa có vị trí cách hòn chồng độ
200 mét, hòn đá dĩa với tảng
đá to rộng in hình như cái dĩa,
chứa trên mình đá dĩa là một
hòn đá to tròn, hòn đá dĩa
chiếm lĩnh độ cao của quần thể
núi đá. Đứng trên đây phóng tầm mắt ra xa ta có thể thấy đồi xanh bát ngát, và thấp
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 14



Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
thoáng những khúc sông La Ngà, tạo thành môt vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời.
Nằm ở phía Tây khu di tích, ngọn núi voi - núi đá hình thù như hai con voi lớn nằm
cạnh nhau phục dưới chân tượng đài Phật Thích ca được xây dựng từ năm 1970. Phía
dưới chân núi đá voi là hang Bạch hổ. Có nhiều huyền thoại kể về hang Bạch hổ này khi
nơi đây còn là khu vắng vẻ rừng rậm một cặp hổ trắng thường xuyên xuất hiện nhưng
không hại dân lành mà phục xuống để nghe kinh phật vào mỗi chiều. Sau này khi rừng
bị phá dần cộng với chiến tranh, cặp hổ đã bỏ đi, người dân cho rằng đó là hổ thần và
đặt tên nơi đây là hang Bạch Hổ. Từ hang Bạch Hổ có hai đường để lên tượng đài Thích
ca. Một lối đi từ chùa Thiên Sơn còn một lối đi nữa uốn lượn xung quanh núi đá voi.
Với lối đi này du khách vừa cảm nhận được vẻ hoang sơ, ngắm được những hang động
từ đá thiên nhiên, cảm nhận những khe sáng chiếu qua hốc đá bằng thị giác. Chính nơi
đây, những cây cổ thụ vươn mình trên núi cũng làm cho du khách cảm nhận được sự dễ
chịu của không khí buổi trưa hè.
Được thiên nhiên ban tặng, được bàn tay con người mài giũa và tạo dáng. Quần
thề đá 3 chồng như một ốc đảo hoang vu và xinh đẹp của huyện nhà. Chính vẻ đẹp
hoang vu đó đã làm hài lòng du khách trong và ngoài nước, các đoàn làm phim từng đến
dựng cảnh, các đôi uyên ương cũng ghi hình lưu niệm trong alpum cưới...Quần thể đá 3
chồng vẫn đứng đó mặc cho sự thất thường của thời tiết, cùng với sự tàn phá của chiến
tranh đá 3 chồng vẫn đứng đó như một chứng minh của lịch sử, như tôn thêm vẻ đẹp kì
vĩ cho Việt Nam.
Đá 3 chồng thuộc nền văn hóa Óc Eo Phù Nam đã được bộ văn hóa thông tin xếp
hạng cấp quốc gia vào ngày 16 tháng 11 năm 1988. Nhà văn hóa huyện Định Quán đã
được xây dựng dưới chân núi đá 3 chồng gắn liền các sinh hoạt cộng đồng. Tương lai
không xa quần thể đá 3 chồng sẽ được đầu tư góp phần phát triển du lịch cho huyện nhà
nói riêng và cả nước nói chung.

NHÓM: VŨ THỊ LAN, ĐINH THỊ THẢO VY,
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
LỚP 10S5

Ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng, sự kết hợp giao lưu các ẩm thực của
nhiều nền văn hóa càng làm cho ẩm thực Việt thêm phong phú. Tuy nhiên có những
món ăn vẫn mang đậm màu sắc dân tộc không thể thưởng thức ở đâu khác mà vẫn phải
là đất Việt, phong cách Việt, món ăn được nhắc đến chính là bún riêu cua.
Với nguyên liệu là những thứ có sẵn trong đời sống hằng ngày, đặc biệt vùng quê
thuần nông thì món ăn này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Khoảng 20 chú cua đồng,
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 15


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
2 trái cà chua, hành phi, rau muống, lá
hẹ, bún trắng tươi, và một vài nguyên
liệu phụ ta có thể thưởng thức được tô
bún riêu ngon lành. Làm món bún riêu
không khó nhưng tỉ mẩn. Cua đồng vào
đầu mùa mưa hay giữa mùa là lúc cua
mẩy và nhiều thịt, lột bỏ phần mai,
yếm, rửa xạch, xóc muối để cua không
bị kháy, rửa lại bằng nước sạch. Để ráo
nước, giã nhuyễn cho thêm nước gạn
bỏ phần xương, lọc lấy phần thịt. Khi
nấu phải để nhỏ lửa để cho thịt cua
không bị nát, phần thịt nổi lên người ta
gọi là riêu, do đó món có tên là bún
riêu cua. Phần gạch cua được lấy từ mai cua dùng tăm khêu nhẹ, phi thơm cùng hành
khô, cà chua thái cau, bỏ tất cả vào nồi nước riêu cua, cho thêm muối, đường, bột ngọt,
nếm vừa ăn. Bún riêu cua còn hấp dẫn hơn khi có vài miếng tiết heo, mấy miếng đậu
rán. Thứ rau ăn kèm với bún riêu là rau muống luộc, có thể dùng rau muống chẻ, rau

chuối và giá sống, một vài vị rau thơm khác nữa.
Gắp bún tươi vào tô, một chút rau muống luộc, múc nước riêu cua bỏ hành ngò, lá
hẹ thưởng thức bún riêu với chanh, ướt tươi thái miếng, một chút mắm tôm. Nhìn tô bún
riêu bốc mùi thơm trong tiết trời se lạnh mùa mưa, mấy ai cầm lòng được trước món ăn
ngon. Thưởng thức một miếng nước riêu cua, vị ngọt thanh, đậm đà.
Bún riêu không sang trọng, không quý phái như các món ăn khác nhưng bình dân.
Chúng ta dễ kiếm thưởng thức ở vỉa hè các thành phố lớn, trong ngõ hẻm, đầu làng quê,
trong tiếng rao của người gánh hàng rong...Bún riêu bình dân và mang phong vị Việt.
Với các nguyên liệu sẵn có, bún riêu làm cho ta cảm nhận được hương vị riêng...

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 16


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
II. Một số hình ảnh tham gia thực tế

Hình 1: Nhóm thực hiện đề tài "Bánh chưng ngày tết"

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 17


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Hình 2: Nhóm thực hiện đề tài "Núi đá ba chồng"

Người viết: Đặng Tiểu Liễu


Trang 18


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Hình 3: Nhóm thực hiện đề tài "Nghĩa Trang Liệt sĩ huyện Trảng Bom"
(*) Các Hs thực hiện đề tài bún riêu cua đã bị hỏng máy ảnh Gv không lấy được ảnh minh họa.

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 19


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"

Hình 4: Hình chụp một số bài viết của học sinh
D. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
- Có thể sử dụng việc thực hiện tiết học ngoại khóa cho nhiều bài có liên quan
đến văn thuyết minh. Tuy vậy, không có một phương pháp nào tối ưu cho mọi trường
hợp. Thêm nữa, mọi phương pháp đều đòi hỏi người dạy và người học phải có những kĩ
năng nhất định. Trong bộ mơn Ngữ văn, ngồi những kiến thức thực tế học sinh phải tự
rèn cho mình khả năng diễn đạt, rèn cách trình bày bài văn, chữ viết...
- Khi thực hiện ngoại khóa cần chú ý cao đến mức độ an toàn về tính mạng cho
học sinh, có thể kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy Địa lí, giáo viên dạy
Lịch sử, Đoàn thanh niêm, hoặc đưa kế hoạch ra tổ chuyên môn để tổ chức buổi ngoại
khóa được chu đáo hơn.
- Cần lựa chọn, kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với đặc
trưng bộ môn để giờ học nhẹ nhàng và sản sinh được nhiều văn bản thuyết minh hay và
tăng khả năng yêu thích môn học ở học sinh.

Nhận xét của BGH

Kiệm Tân, ngày 17 tháng 05 năm 2014
Người viết

ĐẶNG TIỂU LIỄU
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 20


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thuyết minh lớp 10"
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CÁC TRANG WEB CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA.
2. "KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY KIỂU BÀI VĂN THUYẾT
MINH" (TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8) - Gv. LÊ HOÀI PHƯƠNG
-THCS TRIỆU AN
3. "MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ VỚI MÔN NGỮ
VĂN" - Gv HOÀNG THỊ TRANG - THCS NGUYỄN BÁ PHÁT - ĐÀ NẴNG.

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 21


Đề tài: "Thực hiện ngoại khóa phục vụ cho việc viết văn thút minh lớp 10"
SỞ GD&ĐT ĐỜNG NAI
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Trường THPT Kiệm Tân
NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiệm Tân , ngày

tháng

năm 2014

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 – 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: THỰC HIỆN NGOẠI KHÓA PHỤC VỤ CHO VIỆC
VIẾT VĂN THUYẾT MINH LỚP 10
Họ và tên tác giả: Đặng Tiểu Liễu – Tổ Ngữ văn
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: .......................... 

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ................................................... 

1. Tính mới
- Có giải pháp hồn tồn mới




- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả
- Hồn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong tồn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUN MƠN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


Ngơ Thị Xún
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hà Huy Kiếm
Trang 22



×