Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

LUận văn: XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ TRÁNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO KHAI THÁC ĐÁ TẠI XÃ HÓA AN, TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.09 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************


BÙI VĂN HOÀNG


XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ TRÁNH Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ DO KHAI THÁC ĐÁ TẠI XÃ HÓA AN,
TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG





Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************


BÙI VĂN HOÀNG



XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ TRÁNH Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ DO KHAI THÁC ĐÁ TẠI XÃ HÓA AN,
TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn:
TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận

XÁC ĐỊNH MỨC
SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ TRÁNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO KHAI THÁC ĐÁ TẠI
XÃ HÓA AN, TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI” do BÙI VĂN HOÀNG, sinh viên
khóa 33, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày .

TS. Phan Thị Giác Tâm
Người hướng dẫn







Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo





Ngày tháng năm
Ngày tháng năm
Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với sự giúp đỡ, ủng hộ của nhiều cá nhân, tổ chức. Tôi
chân thành gửi lời cảm ơn đến những cá nhân, tổ chức dưới đây
Lời đầu tiên con xin gửi lời đến bố, mẹ và cả gia đình đã sinh thành, nuôi
dưỡng cho con nên người có được ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền dạy cho em những kỹ năng,
kiến thức.
Gửi đến cô Phan Thị Giác Tâm lời chân thành cảm ơn đã dạy cho em những
kiến thức; đồng thời hướng dẫn và góp ý cho em trong quá trình hoàn thành đề cương
cũng như cả khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô, chú; anh Dũng, chị Hà tại
xã Hóa An, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai đã tận tình cung cấp thông tin trong quá
trình tôi phỏng vấn tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người anh, người chị,
em tôi và bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và
luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn.
TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng… năm
2010
Sinh viên thực hiện
BÙI VĂN HOÀNG

NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI VĂN HOÀNG. Tháng 07 năm 2011. “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG
TRẢ ĐỂ TRÁNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO KHAI THÁC ĐÁ TẠI XÃ HÓA
AN, TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI”.

BUI VAN HOANG. JULY

2011.

“WILLINGNESS TO PAY TO AVOID
AIR POLLUTION CAUSED BY MINING IN HOA AN COMMUNE, BIEN
HOA CITY, DONG NAI PROVINCE”.

Hiện nay tại xã Hóa An, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai các công ty khai thác đá
đã và đang hoạt động gây nhiều tác động xấu tới người dân tại địa phương, cùng với
quá trình khái thác, chế biến, vận chuyển một lượng bụi lớn đã thải ra môi trường làm
ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực dân cư, ngoài ra còn gây nhiều tác động
khác như ồn ào do tiếng máy xay, nổ mìn, xe vận tải, ngoài ra việc nổ mìn còn làm cho
nhà của người dân khu vực lân cận bị nứt.
Đề tài thực hiện xác định mức sẵn lòng trả của người dân để tránh bị ô nhiễm
bụi đá. Qua điều tra 120 hộ dân tại địa bàn. Bằng phương pháp CVM đề tài xác định
được mức sẵn lòng trả trung bình cho kịch bản dự án làm giảm ô nhiễm của đề tài là
48,409 VND/ hộ/ tháng và tổng mức sẵn lòng trả trung bình của toàn xã là

398,212,434VND/ hộ/ tháng. Sau khi mô hình đã hiệu chỉnh loại bỏ các câu trả lời
không hợp lệ thì mức sẵn lòng trả trung bình là 48,330VND/Hộ/Tháng và tổng mức
sẵn lòng trả toàn xã là 397,562,580 VND/hộ/ tháng. Với số tiền đóng góp đó thì hoàn
toàn có thể thực hiện được kế hoạch cải thiên môi trường không khí ở xã Hóa An, Tp
Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.


v
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC PHỤ LỤC xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2

1.4. Cấu trúc của khóa luận 3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4


2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. 5

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1. Cơ sở lý luận 10

3.2. Phương pháp nghiên cứu 16

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1. Thông tin về người được phỏng vấn 24

4.1.1. Thông tin chung 24

4.1.2. Thông tin về nghề nghiệp người được phỏng vấn 27

4.2. Đánh giá nhận thức, thái độ của người dân đối với môi trường và về bụi đá 29

4.2.1. Đánh giá về thái độ quan tâm đến môi trường của người dân. 29

4.2.2. Đánh giá về nhận thức của người dân về tác hại của ô nhiễm bụi 29

4.3.Tình hình ô nhiễm do khai thác đá 31

4.3.1. Mức độ ô nhiễm 31



vi

4.3.2. Bệnh Hô Hấp thường mắc phải và thời gian bụi nhiều trong ngày 31

4.3.3. Tình trạng về cơ sở hạ tầng đường giao thông 33

4.4. Lợi ích của người dân từ việc các xí nghiệp tổ chức khai thác đá 35

4.4.1. Lợi ích của người dân và mức đền bù 35

4.4.2.Kiến nghị của người dân 37

4.5. Mức sẵn lòng trả và lý do sẵn lòng trả 38

4.5.1. Mức sẵn lòng trả. 38

4.5.2. Lý do không sẵn lòng trả 38

4.6. Hiệu chỉnh câu trả lời phản đối và không chắc chắn. 39

4.6.1. Hiệu chỉnh câu trả lời phản đối 39

4.6.2. Hiệu chỉnh câu trả lời sẵn lòng trả. 39

4.7. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình 40

4.7.1. Mô hình hồi quy Logit chưa hiệu chỉnh 40

4.7.2. Mô hình hồi quy logit đã hiệu chỉnh 42

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46


5.1 Kết luận 46

5.2 Kiến nghị 47

5.2.1. Đối với cơ quan nhà nước: 47

5.2.2. Đối với xí nghiệp khai thác: 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

PHỤ LỤC 51




vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTP Mức sẵn lòng trả
WTA Mức sẵn lòng nhận đền bù
VND Việt Nam đồng
UBND Ủy Ban Nhân Dân
CLKK Chất lượng không khí
TCKT Tiêu chuẩn khí thải
TP Thành phố



viii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Tác Hại Của Các Loại Bụi 12

Bảng 3.2. CLKK – TCKT Công Nghiệp Đối Với Bụi và Các Chất Vô Cơ. 13

Bảng 3.3. CLKK – Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí Xung Quanh. 14

Bảng 3.4. Giới Hạn Tối Đa Cho Phép Về Tiếng Ồn 14

Bảng 3.5 Giá Trị Tối Đa Cho Phép Về Mức Gia Tốc Rung Đối Với Hoạt Động Sản
Xuất, Thương,Mại, Dịch Vụ 15

Bảng 3.4. Các Biến Trong Mô Hình 21

Bảng 4.1. Thống Kê Thông Tin Chung Về Người Được Phỏng Vấn 24

Bảng 4.2. Nghề Nghiệp Người Được Phỏng Vấn 28

Bảng 4.3. Những Vấn Đề Được Người Dân Quan Tâm và Các Phương Tiện Tìm Hiểu
Thông Tin Của Người Dân 29

Bảng 4.4. Nhận Thức Của Người Dân Về Tác Hại Gây Bệnh Hô Hấp Của Bụi 30

Bảng 4.5. Nguồn Gây Ô Nhiễm, Mức Độ Ô nhiễm 31

Bảng 4.6. Các Bệnh Hô Hấp Thường Mắc Phải và Thời Gian Bụi Xuất Hiện Nhiều
Trong Ngày 32


Bảng 4.7. Tình Trạng Đường Xá, Nguyên Nhân và Ảnh Hưởng. 33

Bảng 4.9. Ảnh Hưởng Khác Do Khai Thác Đá Tới Người Dân 35

Bảng 4.10. Mức Đền Bù và Lợi Ích Từ Khai Thác Đá Của Người Dân 36

Bảng 4.11. Số Người Sẵn Lòng Trả Ở Mỗi Mức Giá 38

Bảng 4.12. Lý Do Không Sẵn Lòng Trả 39

Bảng 4.13. Sự Chắn Sẵn Lòng Trả Của Người Trả Lời 40

Bảng 4.14. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Chưa Hiệu Chỉnh 41

Bảng 4.16. Bảng Thống Kê Các Biến Trong Mô Hình Chưa Hiệu Chỉnh 42



ix
Bảng 4.17. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Khi Đã Hiệu Chỉnh 43

Bảng 4.18. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Đã Hiệu Chỉnh 44

Bảng 4.19. Bảng Thống Kê Các Biến Trong Mô Hình Đã Hiệu Chỉnh 44



x
DANH MỤC HÌNH



Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai 6

Hình 2.2. Bản Đồ Xã Hóa An 9

Hình 4.1. Khoảng Cách Từ Nhà Hộ Dân Tới Nơi Khai Thác Đá 25

Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn Của Người Được Phỏng Vấn 26

Hình 4.3 Thu Nhập Của Người Được Phỏng Vấn 27

Hình 4.4. Nhận Thức Của Người Dân Về Tác Hại Của Bụi 30

Hình 4.5. Các Loại Bệnh Hô Hấp Thường Mắc Phải 32

Hình 4.6. Tình Trạng Đường Xá Sau Khi Bắt Đầu Khai Thác Đá 34

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của giao thông tới người dân 34

Hình 4.7. Lợi Ích Của Người Dân Từ Các Công Ty Khai Thác Đá 37

Hình 4.8. Kiến Nghị Của Người Dân 37



xi
DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1. Mô Hình Hồi Quy Logit Chưa Hiệu Chỉnh 51

Phụ lục 2. Bảng thống kê các biến chưa hiệu chỉnh 52

Phụ lục 3. Khả năng dự đoán của mô hình Logit chưa hiệu chỉnh 53

Phụ lục 4. Mô hình hồi quy logit đã hiệu chỉnh 54

Phụ lục 5. Bảng thống kê các biến đã hiệu chỉnh 55

Phụ lục 6. Khả năng dự đoán của mô hình 56

Phụ lục 7. Phiếu điều tra 57




CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa
học kỹ thuật khá phát triển nên nhu cầu khai thác tài nguyên ngày càng cao, trong đó
có tài nguyên khoáng sản đá. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình
phát triển đất nước như đường xá, cơ sở sản xuất, nhà cửa … là rất cần thiết và đang
được phát triển nhanh chóng qua các năm. Đá là vật liệu chính để kiến tạo nên các
công trình cơ sở hạ tầng và được con người sử dụng rất phổ biến từ thời kì nguyên
thủy, cho đến nay vẫn rất quan trọng đối với con người và được khai thác phổ biến.
Tại thành phố Biên Hòa, Đồng nai hiện nay có 9 mỏ đá đang hoạt động, với

tổng diện tích là 290 ha. Các doanh nghiệp khai thác mang lại doanh thu khá cao, đóng
thuế cho nhà nước và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Nhưng vấn đề hiện nay
là việc xử lý môi trường ô nhiễm do hoạt động khai thác đá chưa được thực hiện
nghiêm chỉnh dẫn đến tình trạng ô nhiễm bụi, tiếng ồn cho dân cư xung quanh, gây
nên một số bệnh đường hô hấp và một số ảnh hưởng khác về giao thông…Trong số
các bệnh do bụi đá gây ra có bệnh bụi phổi silic là rất nguy hiểm cho con người, có
thể gây tử vong.
Hiện nay xã Hóa An các công ty khai thác đá đã có đóng góp đáng kể về doanh
thu, lao động tại địa phương. Nhưng cũng giống như các mỏ khai thác khác, tình trạng
ô nhiễm đang diễn ra gây bụi và tiếng ồn cho dân cư và khu vực ven đường, ảnh
hưởng tới giá đất. Bên cạnh đó, hệ thống vận tải trong khai thác đá hoạt động không
tốt gây hư hại đường xá, khiến đá rơi vãi trên mặt đường và thải bụi gây nguy hiểm


2
cho người tham gia giao thông. Mặc dù vậy mức đền bù của công ty cho người bị ô
nhiễm rất hạn chế, có 3 mức đền bù là 30.000, 40.000, 50.0000 VNĐ/ người/ tháng.
Và chỉ các hộ dân đã sinh sống trước khi khai thác đá mới được đền bù.
Từ thực trạng đó, được sự cho phép của Khoa kinh tế Đại Học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm. Tôi quyết định thực
hiện nghiên cứu đề tài: “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ TRÁNH Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ DO KHAI THÁC ĐÁ TẠI XÃ HÓA AN, TP. BIÊN HÒA, TỈNH
ĐỒNG NAI”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân để tránh bị ô nhiễm do quá trình khai
thác đá tại xã Hoá An, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp CVM
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm quanh khu vực.

- Đánh giá nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và sức khỏe do ô
nhiễm
- Xác định mức sẵn lòng trả để tránh bị ô nhiễm do ô nhiễm bụi đá của người
dân
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu thuộc xã Hoá An, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Đây là khu
vực đang được người dân phản ánh rất nhiều về tình trạng ô nhiễm.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 120 hộ dân trong vòng bán kính 1200m ven bãi khai
thác đá của xã Hóa An.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ 25/3/2011 đến 11/7/2011


3
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Đặt vấn đề, chương này giới thiệu sơ lược về lí do thực hiện đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc
luận văn. Chương 2: Tổng quan, giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan,
giới thiệu thành phố Biên Hòa và Địa bàn Xã Hóa An về vị trí địa lý, tổ chức hành
chính, địa hình, khí hậu thủy văn…Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên
cứu,trình bày một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường không khí, khái
niệm về bụi, nguồn phát sinh, các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường không khí.,
giới thiệu phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thu thập số liệu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đỗ Thị Thu Phương (2010) đánh giá ô nhiễm không khí dưới góc độ kinh tế ở
nhà máy xi măng Gia Lai thông qua 2 mô hình Logit cho rủi ro về sức khỏe và mô
hình tổn hại về chi phí sức khỏe đã tính được rằng ở khoảng cách 750m thì xác suất bị
bệnh của người dân là 0,8435 và nam giới có xác suất mắc bệnh cao hơn (0,8970) nữ
giới (0,7819). Đề tài cũng ước lượng được thiệt hại về chi phí sức khỏe cho các bệnh
về đường hô hấp của người dân khu vực phường Yên Thế là 2,1 (tỉ đồng/người/năm)
và cho toàn khu vực (trong phạm vi bán kính 2km) là 9,2 (tỷ đồng/năm). Và bằng
phương pháp tiện ích tài sản (Hedonic Pricing Method), Đỗ Thị Thu Phương cũng tính
được những mảnh đất càng gần nhà máy thì giá càng giảm và thiệt hại ước tính được
là 286.900 (đồng/m). Tuy nhiên trong mô hình logit của đề tài đã sử dụng biến khoảng
cách đại diện cho biến sự thay đổi của chất lượng môi trường, khoảng cách được hiểu
ở đây là quãng đường theo đường thẳng từ nhà hộ dân tới nới sản xuất xi măng, tuy
nhiên bụi và bụi xi măng nói riêng phân tán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt
độ, lượng mưa, tốc độ gió, hàm lượng, thành phần chất độc hại trong bụi… vì vậy biến
khoảng cách trong mô hình không thể đại diện một cách tiêu biểu cho chất lượng môi
trường tại Gia Lai.
Ngô Thị Phương Thảo (2010) cũng đã sử dụng phương pháp tài sản nhân lực
(Human Capital Method) bằng dạng hàm Cobb – Douglas để tính được chi phí sức
khỏe do khai thác đá Granite ảnh hưởng tới người dân gây ra một số bệnh như viêm
xoang, nhức đầu, viêm phổi là 484,985 (tr.đồng/năm). Trong đó chi phí cơ hội là


5
37,485 (tr.đồng/năm). Ô nhiễm đối với nguồn nước là 562,8 (tr.đồng/năm). Tổn hại
vĩnh viễn là 10.852,7 (tr.đồng/năm).
Yuan Zhou và Richard S.J. Tol, 2005, bằng phương pháp chuyển giao lợi ích
đã tính được chi phí kinh tế của ảnh hưởng ô nhiễm không khí ở Thiên Tân, Trung

Quốc là 1.1 tỷ USD, trong đó chi phí ảnh hưởng tới sức khỏe chiếm tỷ lệ đáng kể.
Nghiên cứu chọn chỉ số PM10 làm chỉ số chính, và xem ảnh hưởng của nó tới sức
khỏe là chủ yếu. Vì các vùng ô nhiễm có mức độ ô nhiễm khác nhau nên nghiên cứu
đã lấy mức ô nhiễm trung bình cả năm PM10 là 133µg/ m
3
. Nghiên cứu giả định rằng
có 3.8 triệu người tiếp xúc với nguồn ô nhiễm này.

Usha Gupta, 2006 đã định giá ô nhiễm không khí trong thành phố Kanpur ở Ấn
Độ
.
Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập từ những đo lường của Trung tâm
kiểm soát ô nhiễm, Ban kiểm soát ô nhiễm trung ương, và Cục khí tượng học. Các cơ
quan này đo lường chất lượng không khí từ 4 trạm trong thành phố, gồm 18 tuần trong
3 mùa trong cả thành phố Kanpur. Kết quả nghiên cứu cho thấy phúc lợi tăng lên mỗi
năm do việc làm giảm ô nhiễm không khí là 130,39 Rs/ người/ năm (do giảm số ngày
làm việc bị mất), chi phí y tế giảm 34,43 Rs/ người/ năm và tổng lợi ích đạt được cho
toàn thành phố Kanpur là 212,82 triệu Rs/ năm. Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận
thực hiện tại một địa điểm khai thác mỏ đá nên không có số đo lường mức độ ô nhiễm
không khí cụ thể.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
2.2.1. Tổng quan về thành phố Biên Hoà
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thành phố Biên Hoà có tổng diện tích tự nhiên: 154,67 km
2
,
chiếm 2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai.
Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.
Nam giáp huyện Long Thành.
Đông giáp huyện Trảng Bom.



6
Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 TP.HCM
Nằm 2 bên bờ sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km
(theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ
51). Các tỉnh thành giáp với Biên Hoà đều là những địa phương có nền kinh tế khá
phát triển và sôi động và là thị trường có nhu cầu lớn về tài nguyên đá để phục vụ sự
phát triển cơ sở hạ tầng của các địa phương đó.
- Tài nguyên: Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm
tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét,
cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước Là tỉnh có đến 39 mỏ khoáng sản, phần lớn
là khai thác đá. Thành phố Biên Hòa là nơi tập trung nhiều mỏ đá nhất của tỉnh với 9
mỏ rộng khoảng 290 ha.
Hình 2.1. Bản Đồ Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Nguồn:



7
b) Điều kiện kinh tế xã hội
Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính gồm: 23 phường: Trung Dũng, Thanh Bình,
Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân
Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa Tân Vạn, An
Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình và 7 xã: Tân
Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước.
Dân số năm 2005 là 541.495 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh, mật độ
3.500 người/Km
2

. Tuy chiếm diện tích nhỏ so với toàn tỉnh nhưng Biên Hòa có vai trò
và vị trí quan trọng: Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai, là đô
thị loại II, là thành phố lớn và là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, có
tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi
cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản
với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về đá xây dựng, thuận
lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt (sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường
nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa; là đầu mối
giao thông quan trọng của quốc gia (đường sắt Thống Nhất, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51).
Dòng sông Đồng Nai cũng đã tạo cho thành phố một thuận lợi rất lớn trong việc phát
triển giao thông đường sông với các tỉnh lân cận; là cửa ngõ phía Đông Bắc, là bộ
phận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Hiện nay tỉnh Đồng Nai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ
trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 lên 57,2% năm 2010;
dịch vụ từ 28% lên 34% và giảm ngành nông - lâm - thủy sản từ 14,9% xuống còn
8,7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu
vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động phi nông
nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010. Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu


8
như vậy, Đồng nai nói chung và Biên Hòa nói riêng đang rất cần đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ cho quá trình phát triển cũng mình. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tăng
cường khai thác tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đá.
2.2.2. Tổng quan về xã Hoá An
- Vị trí địa lý: Xã Hóa An nằm ở phía Nam sông Đồng Nai thuộc thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp: sông Đồng Nai. Phía Nam giáp: xã Tân Đông
Hiệp tỉnh Bình Dương. Phía Đông giáp: phường Bửu Hòa. Phía Tây giáp: xã Tân Bình

tỉnh Bình Dương.
Hóa An nằm dọc theo sông Đồng Nai, có chiều dài đường thủy 1500 m và hai
trục bộ chính giao thông đường bộ đi qua đường quốc lộ 1K và đường liên tỉnh 16 (ĐT
760), là cửa ngõ phía Nam vào thành phố. Biên Hòa, tiếp giáp tỉnh Bình Dương, tạo
điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế -xã hội và đặc biệt thuận lợi trong
vận chuyển đá cả đường thuỷ và đường bộ.
- Tổ chức hành chính: Xã Hóa An được chia thành 04 ấp quản lý như sau: Ấp
Đồng Nai có 14 tổ nhân dân. Ấp Bình Hóa có 13 tổ nhân dân. Ấp An Hòa có 12 tổ
nhân dân. Ấp Cầu Hang có 09 tổ nhân dân.
- Địa hình: Xã Hóa An có dạng hình đồi dốc, có hướng dốc từ Tây Nam đến
Đông Bắc, quanh năm không bị ngập úng, chỉ có 1 số ít địa hình lòng chảo, nên bị
ngập vào những lúc mùa mưa.
- Khí hậu, thủy văn: Xã Hóa An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới của miền
Đông Nam Bộ, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 sang năm mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Với khí
hậu như vậy thì lượng bụi do khai thác đá chỉ giảm ở những tháng mùa mưa. Còn mùa
khô thì lượng bụi lại tăng. Nguồn nước mặt của xã Hóa An chịu sự ảnh hưởng của
sông Đồng Nai, sông này bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 480
Km, đoạn sông Đồng Nai nằm dọc theo phía Bắc của xã có lưu lượng 55 đến 60m
3
/s,
nguồn nước này thay đổi tùy theo mùa.


9
- Sơ lược lịch sử của xã: Một xã hình thành sớm trong quá trình hình thành đất
Biên Hoà – Đồng Nai giáp ranh với các xã Tân Bình, Tân Đông Hiệp (Bình Dương).
Nghề khai thác đá ở Hoá An hình thành từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20,
đầu tiên là đá xây dựng, đá phục vụ cho điêu khắc phục vụ các cơ sở tín ngưỡng, thờ
tự. Năm 1976, xã Hoá An được thành lập, nay là một xã đang trong tiến trình công

nghiệp hoá với nhiều cơ sở làng nghề thủ công như gốm mỹ nghệ, khai thác đá, nhiều
cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động.
Hình 2.2. Bản Đồ Xã Hóa An

Nguồn:



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường không khí
Khái niệm ô nhiễm không khí là sự có mặt chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí làm bụi, hơi nước và các khí độc tăng lên, làm không khí
không sạch và có mùi khó chịu.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí như nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân
tạo. Với nguồn gốc tự nhiên thì có thể do thời tiết, khí hậu, các biến động như núi lửa
phun, cháy rừng… Đối với nguồn gốc từ nhân tạo do quá trình hoạt động của con
người tác động vào môi trường xung quanh như đốt cháy nhiên liệu, hoạt động công
nghiệp…và bao gồm những hoạt động phục vụ nhu cầu con người.
3.1.2. Bụi
a) Khái niệm bụi
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí
dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù. Các loại
bụi nói chung thường có kích thước từ 0,001µ - 10µ (micron) bao gồm tro, muội, khói
và những hạt chất rắn tồn tại dưới dạng hạt rất nhỏ. Bụi lắng có kích thước lớn hơn
10µ, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần. Các loại
bụi này thường gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng.

PM10 là những hạt bụi có kích thước bé hơn 10 micron (1 micron = 1/1.000
mm), có khả năng xuyên sâu vào phổi, tác hại đến hệ thống hô hấp và tim mạch.



11
b) Phân loại bụi
Bụi có thể có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ. Bụi hữu cơ như bụi thực vật (gỗ,
bông), bụi động vật (len, lông, tóc), bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su). Bụi vô cơ
như bụi khoáng chất (thạch anh, amiăng), bụi kim loại (sắt, đồng, chì).
Bụi nhỏ hơn 0,1µ lơ lửng trong không khí, không ở lại phế nang. Bụi từ 0,1µ -
5µ ở lại phổi, chiếm tới 80 - 90%. Bụi từ 5µ - 10µ vào phổi nhưng lại được đào thải
ra. Bụi lớn hơn 10µ thường đọng lại ở mũi.
c) Tác hại của bụi với con người
Báo Le Monde (Pháp), với mật độ xe cộ đi lại là 10.000 chiếc/ngày (mật độ
trung bình tại các thành phố lớn), ô nhiễm không khí được coi là thủ phạm của 15%
bệnh hen đối với trẻ em, 23% bệnh viêm phế quản và 25% bệnh tim mạch với người
già. Tạp chí y tế The Lancet, ô nhiễm không khí có hại nhiều hơn cả ma túy, rượu hay
các hoạt động thể thao quá mức. Đây cũng là lần đầu tiên, một nghiên cứu đánh giá về
tác hại của ô nhiễm về mặt kinh tế. Con số thiệt hại được bản báo cáo đưa ra là hơn 30
tỷ euro/năm. Việc đánh giá thiệt hại này được tính toán thông qua chi phí điều trị và
các ngày người bệnh phải nghỉ (P.ĐỨC, 2011).
Trong các bệnh về đường hô hấp tùy theo loại bụi mà gây ra các loại bệnh viêm
mũi, họng, khí phế quản khác nhau. Bụi hữu cơ, lông, sợi, gai, lanh dính vào niêm mạc
gây ra viêm phù thũng, tiết nhiều niêm dịch; bụi bông, lanh, gai có thể gây co thắt phế
quản; viêm, loét trong lòng phế quản. Bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhọn, ban đầu thường
gây ra viêm mũi phì đại làm cho niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít
thở không khí khó khăn, vài năm sau chuyển thành thể viêm mũi teo, giảm chức năng
lọc giữ bụi, làm cho bệnh bụi phổi dễ phát sinh. Loại bụi crom, arsen còn gây viêm
loét thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía.

Có 3 loại bệnh nguy hiểm và thường gặp nhất do ô nhiễm bụi đó là bệnh bụi
phổi silic, bụi phổi Asbest và bụi phổi Bông. Bệnh phổ biến và tác hại nhất là bệnh bụi
phổi – silic: là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hít bụi có nhiều dioxyt silic. Đặc điểm


12
của bệnh về mặt giải phẫu là xơ hóa và phát triển các hạt ở hai phổi, về mặt lâm sàng
là khó thở, về X quang là có nhiều hình ảnh tổn thương với các mờ và đánh mờ đặc
biệt. Bệnh gây cho người lao động khó thở khi gắng sức, ho, khạc đờm, đau ngực có
khi đau dữ dội, có cảm giác tức ngực. Bệnh nặng sẽ làm cơ thể sút cân, ăn ngủ kém, cơ
thể suy sụp nhanh. Người bệnh dễ bị nhiễm trực khuẩn lao và các vi sinh vật gây bệnh
khác. Bệnh bụi phổi silic còn gây nên biễn chứng dãn phế nang phổi, làm cho khó thở,
suy hô hấp, nhiễm khuẩn phế quản, viêm phổi cấp tính, viêm phế quản, tâm phế mãn,
tràn khí phế mạc gây tử vong.
Một số điều tra gần đây cho thấy tỉ lệ bệnh bụi phổi Silic ở miền Trung là
14,08% (N. N. Cảnh và ctv, 1992). Trong ngành đúc cơ khí, tỉ lệ bệnh bụi phổi Silic ở
Việt nam lên đến 40% (N.V. Hoài và ctv, 1992).Nguyên nhân chính do tiếp xúc nghề
nghiệp với bụi silic tự do (SiO2),làm việc trong các hầm mỏ, như mỏ than, mỏ kim
loại, khai thác đá xây dựng.
Bảng 3.1. Tác Hại Của Các Loại Bụi
Các loại bụi Tác hại
-Bụi bột, bụi len, bột thuốc kháng
sinh
Gây viêm mũi, viêm phế quản dạng hen
-Bụi Mangan, photphat, bicromat kli Gây viêm phổi
-Bụi đồng Gây nhiễm khuẩn da, làm khô da, phát sinh
trứng cá, viêm da
-Bụi vôi, thiếc, dược phẩm, thuốc từ
sâu, đường
Gây kích thích da, sinh mụn nhọt, lở loét

-Bụi nhựa than Làm da sưng tấy, ngứa, làm mắt sưng đỏ
nếu tiếp xúc dưới ánh sáng
-Bụi PM10 Gây kích thích màng tiếp hợp mắt gây viêm
và viêm mi mắt
-Bụi kiềm, axit Gây bỏng giác mạc, làm sẹo, giảm thị lực.
Nguồn: Tổng hợp điều tra.


13
d) Tiêu chuẩn Việt Nam về nồng độ khí thải, Tiếng ồn
Bảng 3.2. CLKK – TCKT Công Nghiệp Đối Với Bụi và Các Chất Vô Cơ.
Giới hạn tối đa (mg/Nm
3
)
TT Thông số
A B
1 Bụi khói 400 200
2 Bụi chứa silic 50 50
3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50
4 Antimon và các hợp chất, tính theo Sb 20 10
5 Asen và hợp chất, tính theo As 20 10
6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd 20 5
7 Chì và hợp chất, tính theo Pb 10 5
8 CO 1000 1000
9 Clo 32 10
10 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10
11 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30
12 HCl 200 50
13
Flo, HF, hoặc hợp chất vô cơ của Flo, tính theo

HF
50 20
14 H
2
S 7,5 7,5
15 SO
2
1500 500
16 NO
x
tính theo NO
2
1000 850
17 NO
x
(cơ sở sản xuất axít), tính theo SO
2
2000 1000
18 Hơi H
2
SO
4
hoặc SO
3
, tính theo SO
3
100 50
19 Hơi HNO
3
(cơ sở sản xuất axít), tính theo NO

2
2000 1000
12 Hơi HNO
3
(các nguồn khác), tính theo NO
2
1000 500
Nguồn: TCVN 5939:2005
Trong đó Nm3 là mét khối khí thải chuẩn ở 0oC, áp suất 760mm thủy ngân. A
là áp dụng cho nhà máy, cơ sở đang hoạt động, B áp dụng cho các nhà máy cơ sở xây
dựng mới.

×