Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Xác định mức sẵn lòng trả (WTP) cho dịch vụ thu gom rác tại thành phố quy nhơn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.85 KB, 10 trang )

Bài thi môn kinh tế môi trường II.
Họ và tên: Sử Thị Thu Hằng
Lớp: Cao học Kinh tế phát triển K19
Đề cương sơ bộ môn kinh tế môi trường
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Dũng
1. Tên đề tài nghiên cứu:
Xác định mức sẵn lòng trả (WTP) cho dịch vụ thu gom rác tại
thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
2. Vấn đề nghiên cứu:
Quy Nhơn là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bình Định với những tiềm năng lớn
để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Với
tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hiện nay, thành phố Quy Nhơn đang nhanh
chóng trở thành thành phố Công nghiệp và Dịch vụ phát triển của khu vực miền
Trung. Có thể nói, những năm gần đây, nét nổi bật nhất trong quá trình phát
triển thành phố Quy Nhơn là tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh
chóng. Bên cạnh đó Quy Nhơn còn được biết đến là một thành phố có vị trí rất
đẹp, mức sống tương đối rẻ và khí hậu ôn hòa. Chính vì vậy ngày càng thu hút
được nhiều người dân đến sinh sống. Tuy nhiên khi người dân đến sinh sống
càng nhiều thì càng có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong đó có vấn đề môi
trường mà đặc biệt là việc thu gom rác. Thành phố cần phải cải tiến dịch vụ thu
gom rác để có thể phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân. Hiện nay thành
phố đã tổ chức thu gom rác một tuần 3 lần nhưng vẫn không đáp ứng được yêu
cầu của người dân. Thành phố đang định sẽ nâng tần suất thu gom rác lên và
nâng cao dịch vụ thu gom rác chẳng hạn như sẽ đi đến tận từng nhà để thu gom
thay vì tập trung tại những chỗ cố định kể cả những nhà ở xa những con đường
chính. Bên cạnh đó sẽ đặt thêm nhiều thùng rác công cộng ở những nơi cần thiết
để người dân bỏ rác vào. Tuy nhiên việc xác định lợi ích của dự án này là cực kỳ
khó khăn vì đây không phải là hàng hóa được mua bán trên thị trường mà là
hàng hóa công. Hơn nữa mỗi người dân khác nhau có một mức sẵn lòng trả khác
nhau tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội của họ. Nếu không đánh giá đúng
giá trị của dự án này thì có thể thành phố sẽ không có cơ sở để xác định xem có


nên thực hiện dự án hay không. Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài xác định mức
sẵn lòng trả (WTP) cho dịch vụ thu gom rác tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình
Định làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định xem mức sẵn lòng trả cho dịch vụ
thu gom rác của người dân thành phố Quy Nhơn là bao nhiêu và những nhân tố
nào ảnh hưởng đến mức sẵn sàng trả của họ để từ đó xác định được lợi ích của
dự án cải thiện dịch vụ thu gom rác thành phố. Tuy nhiên như đã nói ở trên đây
là hàng hóa phi thị trường nên việc xác định đúng giá trị lợi ích mang lại cho
người dân là cực kì khó khăn và phải có phương pháp riêng. Nghiên cứu này sử
dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định giá trị của việc cải
thiện dịch vụ thu gom rác.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu mức sẵn sàng trả cho dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định không nghiên cứu mức sẵn
sàng trả đối với các dịch vụ môi trường khác.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
i. Người dân tại thành phố Quy Nhơn có sẵn sàng trả cho việc cải thiện dịch
vụ thu gom rác hay không?
ii. Mức sẵn sàng trả của họ là bao nhiêu?
iii. Những nhân tố nào tác động đến mức sẵn sàng trả của họ?
4. Phương pháp nghiên cứu:
Như đã trình bày ở trên nghiên cứu dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(CVM). Tức là phương pháp ước lượng giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ
môi trường bằng cách hỏi trực tiếp giá sẵn lòng trả (WTP) hay sẵn lòng chấp
nhận (WTP) cho một sự thay đổi trong việc cung cấp một hàng hóa môi trường,
thường bằng bảng câu hỏi khảo sát.
Vấn đề cơ bản trong các nghiên cứu CVM là việc lựa chọn giữa việc hỏi các
cá nhân WTP tối đa hay WTA tối thiểu cho một sự thay đổi môi trường nhất

định.
Sự khác nhau giữa WTP và WTA thể hiện qua hình sau:
Giả sử xét trường hợp cải thiện môi trường, mức thỏa dụng sẽ tăng từ U
0
lên
U
1
.
Khoảng cách m
1
m
2
là khoản tiền cá nhân sẵn sàng cho trả để có thể chuyển từ
mức thỏa dụng U
0
lên mức thỏa dụng U
1

Còn khoảng m
3
m
2
là khoản tiền mà cá nhân sẵn sàng chấp nhận được mức đền
bù để giảm từ mức thỏa dụng U
1
xuống mức thỏa dụng U
0
.
Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định mức sẵn lòng trả (WTP) để chuyển
từ mức thỏa dụng thấp lên mức thỏa dụng cao hơn.

m
0
= m
2
X
U
1
U
0
E
1
E
E
0
m
1
m
3
ESU
CSU
Để xác định được WTP việc cần thiết phải thiết lập bảng câu hỏi cho phù hợp
để cá nhân có thể trả lời một cách chính xác mức sẵn lòng trả của mình.
Bảng câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng. Mức phí được đưa ra từ thấp đến cao
đối với một nửa số mẫu khảo sát ( mức giá sẽ nâng lên nếu người trả lời chấp
nhận mức đưa ra trước đó và dừng lại cho đến khi người được phỏng vấn không
chấp nhận) và mức phí được đưa từ cao xuống thấp đối với nửa còn lại (mức phí
sẽ giảm dần và dừng lại khi người được phỏng vấn chấp nhận nó). Bên cạnh đó
câu hỏi mở cũng được đưa ra để người được phỏng vấn tự điền câu trả lời vào
bảng câu hỏi.
Dựa vào số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi chúng ta có thể xác định được

WTP trung bình.
Đối với câu hỏi mở: Tức là mức WTP đã được người phỏng vấn trả lời thì
WTP được tính như sau:
Sắp xếp các mức WTP (Cj) từ nhỏ đến lớn. Giả sử có J giá trị WTP khác nhau
(J = 0,J) và có tổng số hộ được phỏng vấn là N.
Gọi hj là số người trả lời cùng một mức WTP vậy tổng số người trả lời mức
WTP cao hơn Cj là :
Do đó mức WTP trung bình là:
Với
Đối với dữ liệu Binary tức là câu hỏi có không thì chúng ta tính WTP như
sau:
Tổng số người trả lời là N
Tổng số người trả lời cho câu hỏi ở mức WTP Bj là Nj (Bj tăng dần)
Tổng số người trả lời “có” đối với mức Bj là nj
Ta có WTP trung bình là:

+=
=
J
jk
kj
hn
1
[ ]

=

−=
J
j

jjj
BBBSC
0
1
)(
j
j
j
N
n
BS
=
)(
[ ]

=

−=
J
j
jjj
BBBSC
0
1
)(
N
n
CS
j
j

=
)(
Với
Nếu S(B
j
) nhỏ hơn hoặc bằng S(B
j+1
) thì tiếp tục, nếu S(B
j
) lớn hơn S(B
j+1
) thì
gom hai nhóm lại và tính laị S(B
j
) theo công thức sau :
Cứ tiếp tục như thế cho đến khi S(B
j
) không tăng nữa
Như đã trình bày mục tiêu thứ hai là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức
WTP của người được phỏng vấn.
Trong nghiên cứu “household demand for improved water services in ho chi
minh city: a comparison of contingent valuation and choice modeling estimates”
của thầy Phạm khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn thì mô hình WTP được đề
xuất như sau :
V
ij
= V
i
(M
j

, z
j
, ε
ij
)
Trong đó V
ij
là mức độ thỏa mãn của gia đình j đối với sự cải tiến môi trường
Mj là thu nhập của hộ gia đình thứ j và Zj là các đặc điểm kinh tế xã hội của
gia đình j
Và εij là sở thích không quan sát được
Điều này có nghĩa là WTP phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của hộ gia đình và
các đặc điểm kinh tế xã hội của họ.
Theo María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira
Mayett Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of
Solid Waste Management: A Case Study thì hàm WTP được đề xuất như sau:
DAP
i
= β
1
+ β
2
logY
pc
+ β
3
W + β
4
Edu + β
5

Ea + β
6
Desc + β
7
Eda + β
8
Gen +
β
9
Cg + µ
Đó là thu nhập bình quân đầu người (Ypc), sự giàu có (W – nếu có nhà hoặc
súc vật nhận giá trị 1 nếu không có nhận giá trị 0), năm đi học (Edu), trẻ em
(Desc – nếu nhà có trẻ em nhận giá trị là 1 không có trẻ em nhận giá trị là 0),
tuổi (Eda), nhận thức môi trường (Ea), lòng tin tưởng vào chính phủ (Cg).
Kết quả kiểm định của nghiên cứu trên cho thấy thu nhập bình quân đầu
người là ảnh hưởng mạnh nhất tới WTP, ngoài ra các biến có ý nghĩa khác nữa
1
1
)(
+
+
+
+
=
jj
jj
j
NN
nn
BS

là: tuổi, nhận thức về môi trường và lòng tin tưởng vào chính phủ. Còn các biến
khác không ảnh hưởng đến WTP đó là giới tính, sự giàu có, năm đi học, trẻ em
thực sự không tác động tới mức sẵn sàng trả của các hộ gia đình.
Trên cơ sở đó nghiên cứu này đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
WTP = β
1
+ β
2
logY
pc
+ β
3
W + β
4
Edu + β
5
Ea + β
6
Desc + β
7
Eda + β
8
Gen + µ
Nghiên cứu sẽ thu thập số liệu và tiến hành chạy hồi quy bằng phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS) để xác định xem nhân tố nào thực sự có ý nghĩa
ảnh hưởng đến mức sẵn sàng trả của hộ gia đình. Giá trị thu nhập được logarit
hoá (LogY) nhằm mục đích để độ co giãn của thu nhập gần với WTP đối với
chất lượng môi trường.
Về mặt số liệu, chủ yếu là số liệu sơ cấp. Nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra bảng
câu hỏi để đến từng hộ gia đình phỏng vấn nhằm xác định chính xác mức sẵn

sàng trả của các hộ gia đình. Bên cạnh số liệu sơ cấp, nghiên cứu cũng sử dụng
số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của mình ví dụ các số liệu đó là báo cáo
của Ủy ban nhân dân tỉnh, dữ liệu điều tra mức sống dân năm 2010 do tổng cục
thóng kê cung cấp v.v.
Cách thức lấy mẫu: Thành phố Quy Nhơn có 16 phường và 5 xã với dân số
gần 300.000 người, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ xem xét mức sẵn sàng trả đối
với dịch vụ thu gom rác tại các phường của thành phố Quy Nhơn không khảo sát
các xã. Số lượng người dân tại các phường khoảng hơn 250.000 người. Bên
canh đó để có thể ước lượng chính xác cho mô hình hồi quy đã đề xuất ở trên,
nghiên cứu này sẽ lấy khoảng 500 mẫu. Mẫu sẽ được lấy bằng cách phân tầng
ngẫu nhiên phi xác suất, cụ thể trong 16 phường ở thành phố quy nhơn sẽ chọn
ra 8 phường đại diện và từ các phường đó sẽ chọn ra các hộ để đi phỏng vấn.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên:
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều
nghiên cứu để xác định được giá trị lợi ích của hàng hóa đặc biệt là hàng hóa
công (hàng hóa phi thị trường). Ưu điểm dễ thấy nhất của phương pháp này là
linh động, có thể thiết kế CVM cho bất cứ tình huống nào và do đó có thể áp
dụng cho nhiều hàng hóa môi trường. Bên cạnh đó là phương pháp này có thể
suy ra cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng và là phương pháp duy nhất có
thể đánh giá giá trị không sử dụng. Về mặt lý thuyết, phương pháp này hoàn
toàn chính xác
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó thì phương pháp này cũng có nhiều
nhược điểm đó là:
- Hàng hoá đưa ra trong mô hình này là hàng hoá giả định không nhất thiết
phải tồn tại do vậy có thể sai lệch kết quả nếu tiến hành không đúng phương
pháp và yêu cầu về kỹ thuật.
- Phương thức thanh toán khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau, nó có
là sai lệch kết quả.
- Thông tin mô phỏng có thể bị sai lệch không đúng với thực tế do người
phỏng vấn không hiểu rõ vấn đề hoặc giải thích không rõ ràng.

- Mức giá để hỏi có thể bị chọn sai (đối với câu hỏi đóng).
- Khi đưa ra câu hỏi đóng để hỏi có thể người được phỏng vấn sẽ trả lời tùy
tiện vì không buộc người trả lời phải suy nghĩ như câu hỏi mở.
- Người phỏng vấn đôi khi không thích hỏi lâu và người trả lời cũng vậy.
- Đôi khi người được phỏng vấn có động cơ nói không đúng giá sẵn lòng trả
(bởi vì người trả lời có thể đoán rằng câu trả lời của mình có thể là căn cứ để
đưa ra giá cho các hàng hóa dịch vụ đang được hỏi nên họ có xu hướng nói thấp
hơn mức sẵn sàng trả của mình
Đó là những điều có thể dẫn đến sự sai lệch thông tin, do đó để thực hiện tốt
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế bảng câu
hỏi, người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều phải hiểu rất rõ về đối
tượng phỏng vấn. Cần phải có một bảng câu hỏi khoa học chính xác và đội ngũ
phỏng vấn viên nhiệt tình thì mới có thể đánh giá được chính xác mức giá sẵn
lòng trả.
BẢNG CÂU HỎI SƠ BỘ:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin chào anh (chị)!
Chúng tôi đang tiến hành phỏng vấn về mức sẵn sàng trả của anh chị về dịch vụ thu
gom rác để phục vụ cho nghiên cứu của mình. Mong anh (chị) giúp chúng tôi hoàn
thành bảng khảo sát này.
Anh chị vui lòng cho biết một vài thông tin về anh chị
1. Họ Tên (nếu có thể):
2. Giới tính:
3. Địa chỉ:
4. Nghề nghiệp
5. Năm sinh
Phần 1: Câu hỏi về thông tin kinh tế xã hội
1. Anh (chị) vui lòng cho biết mức thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi người
trong gia đình hiện tại là:
¨ Dưới 3triệu ¨ từ 3 đến 5 triệu ¨ từ 5 đến 10 triệu ¨ trên 10 triệu

2. Xin vui lòng cho biết anh (chị) nhà anh chị có trẻ em dưới 15 tuổi không?
¨ Có ¨ không
3. Anh chị vui lòng cho biết trình độ học vấn của mình:
¨cấp 1 hoặc thấp hơn ¨cấp 2 ¨cấp 3 ¨đại học, cao đẳng ¨sau đại học
4. Anh chị vui lòng cho biết anh chị đang ở nhà của mình hay đang ở nhà thuê
¨ nhà của mình ¨ nhà thuê
5. Anh (chị) vui lòng cho biết anh chị nghĩ thế nào về sự cần thiết của việc thu gom rác
tại các hộ gia đình?
¨rất cần thiết ¨cần thiết ¨bình thường ¨không cần thiết ¨rất không cần thiết
6. Anh chị cho biết rác thải sinh hoạt tại gia đình được thu mấy lần trong một tuần:
¨không lần nào ¨1 lần ¨2 lần ¨3 lần ¨trên 3 lần
7. Hiện tại việc thu gom rác tại địa phương của anh chị như vậy đã tốt chưa?
¨rất tốt ¨tốt ¨bình thường ¨không tốt ¨rất không tốt
Phần 2: Câu hỏi về mức giá sẵn sàng trả
(hỏi với một nửa số mẫu)
8. Nếu bây giờ việc thu gom rác hiện tại được tiến hành thường xuyên, nghĩa là ngày
nào cũng thu gom và thành phố sẽ lắp đặt thêm những thùng rác công cộng gần nơi
anh chị ở và phí thu tiền rác hàng tháng của anh chị sẽ là 25.000đ anh chị có đồng ý
không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
(nếu đồng ý hỏi tiếp câu 9, nếu không hỏi câu 12)
9. Nếu mức phí tăng lên 30.000đ một tháng anh chị có đồng ý không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
(nếu đồng ý hỏi tiếp câu 10, nếu không hỏi câu 12)
10. Nếu mức phí tăng lên 35.000đ một tháng anh chị có đồng ý không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
(nếu đồng ý hỏi tiếp câu 11, nếu không hỏi câu 12)
11. Bây giờ mức phí tăng lên là 40.000đ anh chị có đồng ý không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
12. Anh chị đồng ý trả tối đa là : ……………đ một tháng

(hỏi với một nửa số mẫu còn lại)
8. Nếu bây giờ việc thu gom rác hiện tại được tiến hành thường xuyên, nghĩa là ngày
nào cũng thu gom và thành phố sẽ lắp đặt thêm những thùng rác công cộng gần nơi
anh chị ở và phí thu tiền rác hàng tháng của anh chị sẽ là 40.000đ anh chị có đồng ý
không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
(nếu không đồng ý hỏi tiếp câu 9, nếu đồng ý hỏi câu 12)
9. Nếu mức phí là 35.000đ một tháng anh chị có đồng ý không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
(nếu không đồng ý hỏi tiếp câu 10, nếu đồng ý hỏi câu 12)
10. Nếu mức phí giảm xuống còn 30.000đ một tháng anh chị có đồng ý không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
(nếu không đồng ý hỏi tiếp câu 11, nếu đồng ý hỏi câu 12)
11. Bây giờ mức phí là 25.000đ anh chị có đồng ý không?
¨ đồng ý ¨ không đồng ý
12. Anh chị đồng ý trả tối đa là : ……………đ một tháng
Phần 3: Hỏi về phương thức thanh toán:
13. Theo anh chị thu tiền phí như thế nào là hợp lý:
¨thu một lần ¨hàng tháng ¨3 tháng 1 lần ¨6 tháng 1lần ¨hàng năm
14. Theo anh cách thức thu phí như thế nào là phù hợp:
¨ Thu theo hóa đơn tiền điện/nước
¨ Thu theo hóa đơn riêng
¨ Thu theo hóa đơn tiền nước
¨ Thu theo tiền thuế thu nhập
¨ Khác:…………………….
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!
Tài liệu tham khảo:
1. Bài giảng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và phân tích dữ liệu CVM của
thầy Trương Đăng Thụy
2. Bìa giảng kinh tế môi trường của Thầy Nguyễn Hữu Dũng và Phùng thanh

Bình
3. Báo cáo của tỉnh Bình Định về tình hình kinh tế xã hội năm 2010
4. Trang wikipedia tiếng Việt
5. Environmental Economic của Barry Field & Nancy Olewieler tài liệu dịch
của nhóm giảng viên khoa kinh tế phát triển
6. Freeman, A. M. (2003). The Measurement of Environmental and Resource
Values – Theory and Method. Second Edition. Resources for the Future.
Washington DC
7. María Eugenia Ibarrarán Viniegra; Iván Islas Cortés and Eréndira Mayett
Cuevas (2001): Economic Valuation Of The Environmental Impact Of Solid
Waste Management: A Case Study
8. Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn : Household Demand for
Improved Water Services in Ho Chi Minh City: A Comparison of Contingent
Valuation and Choice Modeling Estimates.

×