Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

bí quyết kinh doanh (tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.18 KB, 125 trang )

Chương bảy: Làm thế nào để kinh doanh hợp pháp
I. Không thể thiếu ý thức pháp luật
Kỹ thuật thị trường tuy có quy luật riêng của nó, nhưng vẫn phải có sự giúp đỡ của
luật pháp. Trong một nhà nước pháp quyền, nếu hoạt động kinh doanh mà thiếu ý thức
pháp luật thì dễ hỏng việc.
Lấy việc kí kết hợp đồng kỹ thuật làm ví dụ, nếu người kinh doanh thiếu ý thức pháp
luật chắc chắn sẽ tạo ra lỗ hổng trong hợp đồng, đối phương có thể lợi dụng nó gây
tổn thất cho mình.
Có rất nhiều ví dụ thực tế về việc này, dưới đây xin nêu một ví dụ điển hình:
Những năm 80, một doanh nghiệp nước ta định làm ăn với một doanh nghiệp nước
ngoài trong lĩnh vực hàng may mặc. Do là lần đầu tiên nhưng để có thể có các cuộc
làm ăn tiếp theo nữa, nên người phụ trách doanh nghiệp trong nước quyết tâm muốn
để lại ấn tượng tốt đẹp về mặt chất lượng sản phẩm cho đối tác.
Do vậy, họ đã phát động toàn thể doanh nghiệp cùng đồng tâm hiệp lực lại, đã tạo ra
được loại sản phẩm chất lượng rất ưu việt và còn giao hàng trước thời hạn ghi trong
hợp đồng tới một tháng, hàng tới tay đối tác rất sớm.
Nhưng lạ thay, phía đối tác lại đưa ra yêu cầu là trả hàng lại với lý do là chất lượng
sản phẩm không đúng như hợp đồng đã ký.
Người có trách nhiệm trong doanh nghiệp không hiểu gì cả, vì hàng của họ chẳng
những không thấp hơn mà còn cao hơn nhiều so với chất lượng mà hợp đồng đã ký.
Nhưng pháp quy mậu dịch quốc tế lại không hề thương tiếc gì, vẫn tấn công vào lòng
tốt của doanh nghiệp, vì căn cứ vào điều ước của Liên hợp quốc về hợp đồng tiêu thụ
hàng hóa quốc tế quy định - hàng mà bên bán giao cho bên mua dứt khoát phải phù
hợp với quy cách quy định của hợp đồng, không được thấp hơn hoặc cao hơn. Đó
chính là pháp luật, là sự công bằng chính đáng. Theo những điều khoản có liên quan
thì rõ ràng là phía ta đã vi phạm hợp đồng, nếu mang ra tòa thì chúng ta hoàn toàn ở
thế yếu.
Theo đạo lý chung, hàng mà bên bán có chất lượng cao hơn hợp đồng đã quy định thì
bên mua có lợi và đáng ra phải vui mừng mới đúng. Nhưng vì sao họ lại kiên quyết trả
hàng lại? Hóa ra là vì phía bên mua đã phát hiện hàng mà họ đặt mua đã không còn ưa
chuộng nữa, tiêu thụ rất khó, dù cho giảm giá cũng khó tiêu thụ được. Do đó, ông chủ


ranh ma này đã lợi dụng những điều ước Quốc tế quy định để chuyển thất bại cho đối
tác.
Ví dụ này khiến người ta rất tức cười nhưng rất đáng suy nghĩ. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng, không được phạm sai lầm, kể cả làm cao hơn so với hợp đồng cũng có
thể mang lại hậu quả xấu. Mấu chốt là phải thực hiện đúng theo hợp đồng, phải thật
chặt chẽ. Ví dụ này còn làm chúng ta phải suy nghĩ về khía cạnh ý thức luật pháp
nữa.
Trong xã hội ngày nay, các ngành nghề khác nhau đều có những ràng buộc của các
quy phạm pháp luật tương ứng và các quy phạm này đang trên đà hoàn thiện. Ngay cả
trò chơi cũng phải có quy tắc của nó, huống hồ là hoạt động kỹ thuật có quan hệ tới
sinh tồn và phát triển của cả xã hội, cho nên chớ coi đó là một trò cười.
Dù kinh doanh mặt hàng gì, đều phải trong phạm vi mà pháp luật cho phép, không thể
vượt quá phạm vi đó. Nếu không sẽ không thể hoạt động được. Cần tuân thủ pháp
luật, pháp luật là cơ sở. Nói chung, người kinh doanh cần học những quy phạm pháp
luật sau:
(1) Cơ quan hữu quan hoạch định chính sách và quy phạm pháp luật về thương mại.
Người kinh doanh cần căn cứ vào tình hình thực tế để tiến hành kinh doanh hợp pháp
và chỉ có vậy mới hoạt động được.
(2) Tri thức về pháp lệnh thuế. Cần tìm hiểu các hạng mục thuế và thuế suất trong hoạt
động kinh doanh để tăng cường ý thức nộp thuế. Phải mở sổ sách chi thu thật rõ ràng,
các hạng mục phải được kết toán chính xác, đầy đủ, kịp thời nộp thuế theo đúng biểu
thuế, không vì lợi ích cá nhân mà bớt thuế của nhà nước.
(3) Những hoạt động kinh doanh của mình có liên quan tới quy định quản lý ngành
nghề. Quy định quản lý ngành nghề do Nhà nước đặt ra nhằm duy trì trật tự trong hoạt
động quản lý kinh doanh, những quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp
luật. Tất cả các cá nhân và đơn vị hoạt động kinh doanh đều nhất thiết phải tuân thủ
các quy định về ngành nghề của Nhà nước. Ví dụ: người kinh doanh rượu và thuốc lá
cần tuân thủ những quy định về chuyên doanh mặt hàng này; ngành ăn uống cần tuân
theo những quy định và điều kiện mở dịch vụ này và quy định của cơ quan y tế phòng
dịch. Kinh doanh thương mại phải tuyệt đối cấm kinh doanh hàng giả, hàng kém

phẩm chất, không đúng quy cách tiêu chuẩn v. v Người kinh doanh cần tuân thủ
pháp luật mới phát triển thuận lợi được. Nếu chỉ vì lợi nhuận nhất thời mà vi phạm
pháp luật, không chịu sự chế tài của luật pháp thì phải chịu mọi hậu quả do hành vi
của mình gây ra và chắc chắn sẽ chịu tổn thất lớn.
Là một người làm ăn kinh tế hoặc là một pháp nhân - chẳng những phải tích cực tìm
hiểu luật pháp và các văn bản pháp quy mà trong hoạt động kinh doanh phải tuân thủ
đúng nhưng đồng thời còn phải biết vận dụng nó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình, không để những kẻ gian thương thừa cơ đục nước béo cò.
II. Làm hàng giả, bán hàng giả là tự đánh vào chính mình
Trong thương trường hiện nay, người kinh doanh đang phải đối mặt với thể chế
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, trong quá trình tìm kiếm cơ hội, kiếm tiền nhiều
để trở thành giàu có đều cần phải có đường đi chính quy, đó chính là con đường kinh
doanh hợp pháp, hợp lý tuân theo quy định của pháp luật. Các nhà kinh doanh đừng
bao giờ làm những việc trái với luật pháp. đừng vì lợi riêng mà sản xuất và tiêu thụ
hàng giả, làm hại người tiêu dùng, hại khách hàng. Làm vậy tuy nhất thời có thể kiếm
lời lớn nhưng cuối cùng nhất định sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
Có lẽ có nhiều nhà kinh doanh cho rằng: những năm tháng này, kinh doanh đúng luật
sẽ bị thiệt thòi, còn làm ăn kiểu sai luật lại nhanh chóng trở thành giàu có. Những
người có tư tưởng này thật quá sai lầm! Thử nghĩ xem, nếu dựa vào sản xuất hàng giả
liệu có chỗ đứng trong thị trường không? Bạn có thể vì những món lợi lộc nhất thời
nhưng không thể đứng vững lâu dài trong thị trường được. Trong tiệm bán hàng cũng
như vậy, khi khách hàng vào tiệm, chỉ cần họ dạo hết một lượt, họ sẽ cảnh giác ngay
và không bao giờ vào nữa. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng, một ngày lừa được một người liệu
cả cuộc đời sẽ lừa được bao nhiêu phần trăm dân số Trung Quốc đây? Rõ ràng là
chẳng đáng là bao nhưng hậu quả thật là tai hại. Người Do Thái vốn thông minh đã
nói một câu mang tính đạo lý về thương mại dựa theo một quy luật trong vũ trụ là: tỷ
lệ giữa khí hidro và oxy trong không khí là 78/22; còn trong các cửa hiệu bán hàng, tỉ
lệ giữa khách mua hàng quen và khách hàng mới cũng là 78/22. Rõ ràng khách quen
chiếm số đông; cho nên, nếu bạn bán hàng giả cho họ, có nghĩa là đánh lừa họ thì họ
chẳng khách khí gì mà không chào vĩnh biệt bạn ngay.

Điều mà người kinh doanh cần chú ý là: nếu bạn sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng
kém chất lượng, cuối cùng cũng sẽ bị luật pháp xử lý. Nhà kinh doanh hẳn đã luôn
nghe thấy các tin tức được truyền tải qua đài, báo, truyền hình, quảng cáo về việc các
nhân viên chấp pháp đã tiến hành tịch thu, phong toả, tiêu hủy các sản phẩm giả. Là
người kinh doanh, nhất là những người mới lập nghiệp, nếu cũng sản xuất và tiêu thụ
hàng giả thì một khi bị cơ quan chấp pháp lôi ra ánh sáng, những hoạt động phi pháp
đó của doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả vô cùng xấu, có thể còn bị ngồi tù và như
vậy đồng nghĩa với việc tự thắt cổ mình mà thôi. Ví dụ: trong thời kỳ trước đây báo
chí đã phanh phui một vụ do một công ty sản xuất chế phẩm từ sữa ở Hàng Châu gây
ra - từ năm 1991 đến tháng 5 năm 1992, họ đã làm giả tới 33 loại sản phẩm, tổng cộng
là 4142 tấn, doanh thu lên tới hơn 32,95 triệu đồng NDT, thu lời phi pháp 5, 16 triệu -
Hành động đó khiến khách hàng rất căm phẫn! Hành động của họ bao gồm:
- Sản xuất và tiêu thụ thuốc giả. Những sản phẩm thuốc giả gồm ba loại - đồ uống có
nhân sâm, nước uống có nhân sâm của phương Tây và đồ uống có hai loại sâm này.
Nhưng doanh nghiệp này chỉ dùng tổng cộng khoảng l,5kg nhân sâm của phương Tây,
theo quy cách đã được quy định thì với lượng nhân sâm này chỉ được phép sản xuất
15 tấn sản phẩm (theo tỉ lệ một phần vạn), nhưng thực tế họ đã sản xuất ra tới 924 tấn,
như vậy còn 909 tấn không hề có hàm lượng sâm.
Sản xuất ra thực phẩm có thuốc giả trong đó bao gồm các loại nước uống có nhân
sâm, chè sâm, sữa ong chúa v. v nhưng qua kiểm nghiệm thì hầu như tất cả các loại
sản phẩm đều không có thành phần sâm.
- Sản xuất thực phẩm giàu dinh dưỡng giả, gồm 16 loại tổng trọng lượng là 1308 tấn.
Nhưng cuối cùng, họ đã bị luật pháp trừng trị rất nghiêm khắc, toàn bộ sản phẩm đều
bị tịch thu, tước giấy phép, bị truy cứu tư cách pháp nhân, người đứng đầu doanh
nghiệp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy đủ thấy rằng: lưới trời lồng lộng, kẻ giả dối không thể nào thoát được; làm
hàng giả không phải là kế sách phát tài lâu dài, không thể là con đường để đi tới giàu
có được, cuối cùng nhất định sẽ bị pháp luật trừng trị. Đó cũng là lời cảnh báo tới tất
cả những ai có ý đồ xấu trong kinh doanh.
Hiện nay, Trung Quốc đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã

hội chủ nghĩa, điều này là lời cảnh báo tới mọi người khi tham gia kinh doanh, đừng
coi lợi nhuận là mục đích duy nhất của kinh doanh và cuộc đời mình. Sở dĩ những kẻ
thích làm hàng giả chính là do sản xuất và tiêu thụ hàng giả sẽ được lời lớn, hấp dẫn
họ. Sản phẩm của người khác đã nổi tiếng, có tên tuổi nên họ đã làm giả sản phẩm đó
để thu được nhiều lời lãi hơn. Hàng thật thường bán giá cao; hàng giả lấy mẫu mã,
bao bì của hàng thật để làm lẫn lộn trắng đen, đánh lừa người tiêu dùng; đầu vào của
hàng giả thấp, nhưng bán ra vẫn cao như hàng thật hoặc chỉ thấp hơn chút ít đã kéo
hết khách về với họ, lợi nhuận thu được sẽ rất lớn nên họ vẫn nhắm mắt lao vào làm.
Giả sử người kinh doanh đặt lợi nhuận lên trên hết thì họ rất dễ làm theo cách này.
Quảng cáo là một phương thức chủ yếu để thúc đẩy việc tiêu thụ sản xuất, nói đúng ra
là gốc rễ của quảng cáo. Làm quảng cáo là phải thực sự cầu thị, nói thực chứ không
được giả đối, sáng tạo hình tượng mới mẻ là có thể thúc đẩy được việc tiêu thụ. Nhiều
doanh nghiệp phương Tây luôn tâm niệm một câu danh ngôn rằng: "Cách quảng cáo
tốt nhất là làm hài lòng khách hàng". Sở dĩ hàng hóa Nhật chiếm lĩnh được thị trường
Mỹ, ngoài chất lượng tốt, giá rẻ ra, họ còn mở các đợt tiến công trên quy mô lớn.
Chẳng hạn: trong năm 1969, công ty Ô tô Mỹ đã chi phí 12 triệu USD quảng cáo để
tiêu thụ được 27 vạn chiếc xe hơi, trong khi đó hãng Nissan Nhật phải bỏ ra 18,5 triệu
USD quảng cáo để tiêu thụ được 13 vạn chiếc xe. Xem ra chi phí của người Nhật tốn
hơn nhiều so với người Mỹ, nhưng cái được chính là thị trường để từ đó dần phát triển
lên. Quảng cáo của người Nhật rất chân thực, không phóng đại, quảng cáo đúng như
chất lượng vốn có của sản phẩm, khâu dịch vụ cũng rất chu đáo, làm người tiêu dùng
Mỹ rất yên tâm. Các nhà kinh doanh tuyệt đối không được chơi trò "quảng cáo giả" để
lừa khách hàng nếu không, họ sẽ là người chịu hậu quả xấu.
Cuối cùng, xin cảnh báo tất cả các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa rằng, phải kinh doanh đúng pháp luật, biết động não; cần không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm của mình, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến chủng loại thiết kế
hoàn mỹ; nâng cao chất lượng phục vụ, cạnh tranh bình đẳng để phát triển, tuyệt đối
không được coi hàng giả và bán hàng giả là con đường phát tài của mình được.
III. Kiếm tiền phải kiếm ở nơi trong sáng
Tục ngữ có câu: "Người nói thật đáng sợ". Một cửa hiệu, một doanh nghiệp, một

công ty trong quá trình kinh doanh nếu như lừa một khách hàng, một người tiêu dùng
thì sẽ ảnh hưởng tới hàng trăm khách hàng khác, họ sẽ không bao giờ tới đó nữa. Trên
thương trường thường xuất hiện tình trạng, một khách hàng bị mất lòng tin thì hàng
trăm người sẽ không tới nữa. Do vậy, là một nhà kinh doanh, nhất là những người mới
bước vào nghề, nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc kinh doanh; thật thành
tâm thành ý, chớ nên khôn vặt, lừa dối người tiêu dùng.
Bước vào thị trường, người ta đều có chung một cảm giác - trước khi mua một thứ gì
thường phải nghe ngóng xem cửa hàng nào bán loại sản phẩm đó có chất lượng tốt,
giá rẻ, phục vụ chu đáo rồi sau đó mới đi mua. Nếu nghe người khác nói cửa hàng nọ,
cửa hàng kia có bán nhưng không tốt ở điểm này, điểm khác, chắc chắn họ sẽ không
tới những nơi đó nữa. Đó mới chỉ là nói về mặt chất lượng và giá cả, nhưng thực tế
còn nhiều vấn đề khác, nếu có vấn đề gì thì ảnh hưởng sẽ càng lớn hơn; nếu khách
hàng có vấn đề gì không hài lòng thì một đồn mười, mười đồn trăm sẽ gây ảnh hưởng
xấu rất rộng.
Một số nhà kinh doanh cho rằng, khách hàng hiện nay phần lớn đều là nông dân mới
ra thành phố, số người nhận biết thực chất của sản phẩm không nhiều, với các sản
phẩm mới lại càng ít biết đến hơn, nói gì họ sẽ nghe nấy, nên thường coi họ như
những người khờ khạo để đối xử. Thực ra, đó là hành động hết sức ngu xuẩn, bởi
chính những người đó là hậu thuẫn của các công ty, doanh nghiệp; tất cả lợi nhuận
đều từ họ mà ra cả, nếu không có họ thì các doanh nghiệp kiếm tiền từ ai đây?
Trên thương trường thường xảy ra các việc như sau: có nhà doanh nghiệp biết rõ sản
phẩm của mình có khiếm khuyết, nhưng lại nghĩ - nếu không bán được thì làm thế
nào. Có một ông chủ của cửa hiệu thời trang biết rõ trên bộ váy ngắn có một vết ố
nhưng vẫn quyết định mang ra bán. Một phụ nữ sau khi mua về phát hiện ra đã rất bực
và mang đến cửa hiệu yêu cầu đổi lại, nhưng ông chủ vẫn tỉnh bơ mà nói rằng: "Lỗi
tại cô không cẩn thận làm cho nó bị ố lại còn nói chúng tôi bán hàng xấu. Ông ta còn
bổ xung thêm một câu nữa: "Đây là một bài học cho cô, lần sau nếu có mua cần phải
xem kĩ, nếu không đừng có trách người khác?" Khách hàng đương nhiên là rất bực,
thậm chí còn cảm thấy mình đã bị lừa. Thử hỏi, trong trường hợp đó, liệu người khách
kia có đến tiệm của ông ta một lần nữa hay không? Nghiêm trọng hơn nữa là, cô này

còn có thể nói lại cho những người thân, bạn bè, người quen đừng bao giờ tới đó nữa;
rồi người này lại nói lại cho người kia, chắc chắn tiệm đó sẽ trở thành một con ngáo
ộp, muốn cứu vãn lại thanh danh thì đã muộn rồi. Do vậy, muốn làm ăn phát đạt, "bia
miệng" là rất quan trọng, đối xử chân thành với khách hàng phải là cái gốc.
Cũng cùng một vấn đề như vậy, nhưng một số người kinh doanh lại làm khác, họ chỉ
ra từng chỗ khiếm khuyết của sản phẩm, nhưng nói rõ nó không ảnh hưởng gì tới chất
lượng cả và có thể giảm giá bán. Như vậy, sau khi khách xem xong, mua về và rất yên
tâm, không hề có ý nghĩa quay lại gây chuyện với cửa hàng nữa. Rõ ràng làm như thế,
cửa hàng sẽ giải quyết được hàng tồn đọng, vốn quay vòng nhanh hơn, không mất uy
tín mà lại được lòng tin của khách, thật là tuyệt vời làm sao!
Kiểu "treo đầu dê bán thịt chó" là kiểu bán hàng không có đạo đức đã quá lỗi thời của
một số gian thương - trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, luật pháp không cho
phép làm như vậy nữa. Dù có ai đó vẫn lén lút làm chuyện đó, sau khi khách hàng biết
được, chắc chắn sẽ bị tẩy chay. Mấy năm gần đây, có đủ loại người kinh doanh với
nhiều phương thức khác nhau đang đua nhau trổ tài trên thương trường, đã xuất hiện
nhiều cửa hàng chuyên bán hàng cao cấp, cửa hàng chuyên doanh một mặt hàng,
người phát tài cũng nhiều, nhưng người thất bại cũng không ít.
Theo tin của một tờ báo buổi chiều, ở một khu phố phồn hoa thuộc một thành phố nọ
mới khai trương một cửa hàng bán các loại hàng cao cấp. Hôm khai trương, cửa hàng
trang hoàng lộng lẫy, hàng hóa trong quầy rực rỡ lung linh dưới ánh sáng của đủ loại
đèn màu, toàn là hàng hóa cao cấp xếp đầy trong các giá, các quầy trông thật hấp dẫn;
khách mua hàng toàn loại khách sang, giàu có, cửa hàng làm ăn rất phát đạt, chỉ trong
ba ngày doanh thu đã lên tới 6 vạn đồng.
Nhưng đáng tiếc là - lòng nhiệt tình của ông chủ chỉ như ngọn lửa rơm, cộng thêm
tính lại thích cờ bạc, có tiền trong tay là tiêu kiểu ném tiền qua cửa sổ, công việc trong
cửa hàng chẳng thèm để ý tới, phó mặc cho nhân viên; chẳng bao lâu, tiền càng ngày
càng chảy ra ngoài hết và hậu quả là chỉ ba tháng sau, cửa hàng đã rơi vào cảnh lụi
bại.
Khách hàng cũ khi vào cửa hàng khó nhìn thấy có hàng tốt, chỉ toàn là loại hàng tầm
tầm, cảm thấy mất hứng rồi bỏ đi không quay lại nữa; ngược lại, khách hàng mới lại

cứ tưởng cửa hàng vẫn sang trọng như xưa, hàng hóa toàn loại cao cấp nên chẳng dám
vào, chỉ đi qua chẳng dám ngó nữa.
Buôn bán sa sút, cộng với đủ loại chi phí - tiền thuê nhà, tiền trả lương, thuế v.v ,
thêm nữa lại không có hàng tốt làm cho cửa hàng mất uy tín với khách và cái gì đến sẽ
phải đến - 6 tháng sau, cửa hàng đã phải đóng cửa.
Ngoài ra, trên thương trường còn có một số ông chủ tự cho mình là thông minh tuyệt
đỉnh, thường dùng thủ đoạn ký tên mình lên hàng hoá, mà lại ký ngay ở chỗ ghi giá
hàng làm cho những chữ số quan trọng nhất trở nên mờ ảo, không rõ ràng. Ví dụ: một
mặt hàng có giá 19,9 đồng, chữ ký đè lên con số 1, làm khách tưởng chỉ có 9,9 đồng
hoặc dùng cách lấy hàng hóa khác che lấp đi làm khách nhầm tưởng và quyết định
mua, nhưng khi trả tiền lại phải trả đúng giá ghi trên hàng hoá. Cách này tuy nhất thời
kiếm được lợi nhuận, nhưng lại làm khách mất lòng tin và sẽ không có lần thứ hai
nữa. Rõ ràng đó là cách làm hết sức ngu xuẩn, chẳng có giá trị gì. Còn có người dùng
cách xấu xa hơn, không niêm yết giá hàng, khách mua hàng tự do mặc cả với ông chủ
và đương nhiên ông chủ bao giờ cũng phát giá cao hơn nhiều nhằm mục đục nước béo
cò. Ví dụ một bộ quần áo giá 100 đồng, ông ta sẵn sàng phát giá là 200 đồng, dù có
mặc cả ông ta cũng phải bán với giá trên 100 đồng. Ở các nước phát triển thường
không có hiện tượng này, mọi loại hàng đều được niêm yết giá, không hề phải mặc cả.
Nhưng hiện tượng này vẫn còn tồn tại nhiều ở Trung Quốc, điều đó chứng tỏ rằng,
nhiều người kinh doanh còn thiếu một chữ "tâm", thiếu chữ đó sẽ gây hậu quả gì, chắc
không nói nhưng ai cũng biết được.
Bất kỳ nhà kinh doanh nào đều hiểu rõ rằng - mục tiêu của kinh doanh là kiếm tiền;
nhưng phải kiếm tiền ở nơi sáng sủa, kiếm tiền một cách hợp lý, hợp pháp. Cần nhớ
rằng kinh doanh không chính đáng là tự lấy dây thắt cổ mình, cuối cùng sẽ mất khách,
sẽ thất bại. Buôn bán kiểu chụp giật, bất nghĩa sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt.
IV. Suy cho cùng, người tiêu dùng có quyền lợi gì?
Trong cuộc sống kinh tế hiện đại, cụm từ "quyền lợi của người tiêu dùng" càng
ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rất nhiều người
tiêu dùng sau khi mua phải hàng kém chất lượng hoặc chế độ phục vụ kém đã dùng vũ
khí pháp luật để bảo vệ lợi ích của mình. Nhiều doanh nghiệp đã được đưa ra ánh

sáng, thậm chí có doanh nghiệp phải ra hầu tòa. Trước sự cảnh giác của khách hàng,
vì sao các doanh nghiệp lại không thể tỉnh táo lại mà dùng ngay lợi ích của người tiêu
dùng để bảo vệ mình, chuyển thế bị động thành chủ động. Trong chiến tranh, người ta
thường nói, phòng thủ chỉ là tương đối, còn tiến công mới là tuyệt đối. Trong thời
buổi cạnh tranh thị trường, không được đối lập với khách hàng, mà trước tiên phải
làm cho khách hàng vui, muốn mua hàng của mình, để có được sự ủng hộ và hiểu
mình từ phía khách hàng. Do đó, cần phải hiểu những nội dung cơ bản về quyền lợi
của người tiêu dùng.
"Quyền lợi của người tiêu dùng" là một thuật ngữ pháp luật được Tổng thống Mỹ
John Kennedy đưa ra trước Quốc hội Mỹ năm 1962. Nội dung gồm bốn điều: có
quyền được bảo đảm an toàn; có quyền được những thông tin chính xác về hàng hoá:
có quyền tự do quyết định lựa chọn; có quyền đề ra ý kiến về tiêu thụ. Bốn quyền đó
về sau được tổ chức người tiêu dùng ở nhiều nước xác nhận, có nước còn thêm một
điều nữa là nếu người tiêu dùng bị thiệt hại phải được bồi thường hợp lý.
Năm 1985, Liên hợp quốc thông qua "Nguyên tắc chuẩn mực để bảo vệ người tiêu
dùng", trong đó quy định rõ, phải đảm bảo cho người tiêu dùng thỏa mãn những nhu
cầu hợp lý sau:
(1) Bảo vệ sức khỏe và an toàn không bị nguy hại cho người tiêu dùng
(2) Thúc đẩy và bảo vệ lợi ích kinh tế của người tiêu dùng;
(3) Làm cho người tiêu dùng nhận được đầy đủ thông tin, làm cho họ có quyền lựa
chọn nắm chắc tình hình theo yêu cầu và nguyện vọng của mình;
(4) Người tiêu dùng được giáo dục;
(5) Đề ra các biện pháp bồi thường người tiêu dùng có hiệu quả;
(6) Quyền lợi của tổ chức người tiêu dùng và đoàn thể liên quan;
Ngày 31 tháng 10 năm 1993, Hội nghị lần thứ tư của ủy ban thường vụ Đại hội Đại
biểu nhân dân khóa 8 Trung Quốc đã thông qua "Pháp lệnh bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng", trong đó quy định rõ quyền lợi của người tiêu dùng và nghĩa vụ của nhà kinh
doanh.
Quyền lợi của người tiêu dùng bao gồm:
(1) Người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng và tiếp nhận sự phục vụ có quyền được

đảm bảo an toàn về tài sản, bản thân không chịu tổn hại. Người tiêu dùng có quyền
yêu cầu người kinh doanh phải đưa ra hàng hóa và chế độ phục vụ theo yêu cầu đối
với quyền này của khách;
(2) Người tiêu dùng có quyền được biết rõ tình hình thực tế những hàng hóa mà họ
mua và sử dụng cũng như chế độ phục vụ kèm theo. Người tiêu dùng có quyền căn cứ
vào những tình hình khác nhau để yêu cầu người bán hàng cung cấp cho họ các thông
tin có liên quan về các mặt như giá cả, nơi sản xuất, người sản xuất, cách dùng, tính
năng, quy cách, đẳng cấp, thành phần chủ yếu, ngày tháng sản xuất, hạn dùng, chứng
nhận hợp quy cách, sách hướng dẫn sử dụng v. v
(3) Người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn hàng hóa và chế độ phục vụ, có quyền tự
lựa chọn người bán hàng, mặt
hàng và chế độ phục vụ sau bán hàng, tự quyết định mua hoặc không mua bất kỳ hàng
hóa nào, tiếp nhận hoặc không tiếp nhận một chế độ phục vụ nào đó;
(4) Người tiêu dùng được hưởng quyền giao dịch công bằng. Khi người tiêu dùng mua
hàng hoặc tiếp nhận chế độ phục vụ nào đó có quyền được đảm bảo về chất lượng, giá
cả hợp lý, cân đong do đếm chính xác, có quyền từ chối các hành vi giao dịch ép buộc
của người kinh doanh;
(5) Nếu người tiêu dùng vì mua hàng hoặc tiếp nhận chế độ phục vụ mà bị tổn hại tới
tài sản và thân thể thì có quyền được bồi thường theo pháp luật.
(6) Người tiêu dùng được hưởng quyền thành lập các đoàn thể xã hội để duy trì lợi ích
hợp pháp của mình theo pháp luật;
(7) Người tiêu dùng có quyền được hưởng các tri thức có liên quan đến tiêu dùng và
người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần cố gắng nắm chắc các kiến thức về sản phẩm,
chế độ phục vụ và kỹ năng sử dụng để sử dụng đúng, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình;
(8) Người tiêu dùng khi mua hàng, sử dụng hàng và chế độ phục vụ có quyền được
tôn trọng nhân cách, phong tục, tập quán dân tộc;
(9) Người tiêu dùng có quyền giám sát các công việc để bảo vệ lợi ích cho người tiêu
dùng. Người tiêu dùng có quyền kiểm tra, tố cáo những hành vi xâm hại tới quyền lợi
của người tiêu dùng và những hành vi phạm pháp của các cá nhân hoặc cơ quan đối
với người tiêu dùng, có quyền đưa ra ý kiến, kiến nghị để bảo vệ quyền lợi của người

tiêu dùng.
Về nghĩa vụ của người kinh doanh, pháp lệnh cũng quy định rõ:
(1) Người kinh doanh cung cấp hàng và chế độ phục vụ cho khách cần phải đưa vào
nghĩa vụ được quy định trong các văn bản pháp quy, các luật liên quan và "Pháp lệnh
về chất lượng sản phẩm của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Người kinh doanh
và người tiêu dùng phải có thỏa ước với nhau và căn cứ vào đó để thi hành nghĩa vụ
của mỗi bên, nhưng phải không trái pháp luật.
(2) Người kinh doanh phải lắng nghe những ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm
và thái độ phục vụ, đồng thời chịu sự giám sát của họ;
(3) Người kinh doanh cần phải đảm bảo cho hàng và chế độ phục vụ của mình phù
hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn tài sản và bản thân khách hàng; nếu có gì đó không
được đảm bảo thì phải nói rõ cho khách hàng biết để họ hiểu rõ, đồng thời nói rõ cho
họ cách sử dụng và cách phòng trừ những nguy hại có thể xảy ra.
Nếu người kinh doanh phát hiện ra những khiếm khuyết của sản phẩm hoặc chế độ
phục vụ cho mình đưa ra, dù cho họ có sử dụng chính xác theo chỉ dẫn nhưng vẫn có
nguy hại tới bản thân tài sản của họ thì cần lập tức báo cáo lại cơ quan có trách nhiệm
đồng thời thông báo cho người tiêu dùng biết và cần phải áp dụng các biện pháp ngăn
chặn kịp thời.
(4) Người kinh doanh cần cung cấp những thông tin chân thực về sản phẩm và chế độ
phục vụ cho khách hàng, không được tuyên truyền giả dối dẫn đến hiểu lầm, hiểu sai.
Khi khách hàng đề nghị tư vấn cho họ cách dùng, chế độ phục vụ hoặc chất lượng sản
phẩm, người kinh doanh phải trả lời thành thực, rõ ràng. Giá cả hàng hóa phải đề thật
rõ ràng.
(5) Người kinh doanh phải ghi rõ tên của mình; Người kinh doanh thuê quầy hoặc vị
trí của người khác cần phải ghi rõ tên và thương hiệu của mình;
(6) Người kinh doanh đưa hàng hóa ra bán và các chế độ phục vụ cần phải theo các
quy định của Nhà nước hoặc những chứng chỉ về chất lượng sản phẩm của ngành hữu
quan và các danh mục phục vụ cụ thể; khi khách hàng yêu cầu những cái đó, bên bán
phải cung cấp đủ;
(7) Người kinh doanh cần phải bảo đảm, khi khách hàng sử dụng bình thường thì chất

lượng hàng và chế độ phục vụ phải đúng theo chất lượng, tính năng, tác dụng đã ghi
trong giới thiệu. Người kinh doanh có thể thông qua quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
hàng mẫu để nói rõ tình trạng chất lượng sản phẩm và cần phải đảm bảo điều đó là
đúng sự thật;
(8) Người kinh doanh cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần phải theo quy định của nhà
nước hoặc thỏa thuận với bên mua, chịu trách nhiệm sửa chữa, thay đổi, hoàn trả và
một số trách nhiệm khác; đương nhiên phải tuân thủ theo quy định của nhà nước hoặc
các thỏa thuận khác, không được cố ý kéo dài hoặc từ chối một cách vô lý;
(9) Người kinh doanh không thể dùng các phương thức như hợp đồng thông báo,
tuyên bố, các cáo thị để quy định những điều vô lý, không công bằng đối với khách
hàng; hoặc giả giảm nhẹ, miễn trách nhiệm dân sự cho mình, tất cả những cái đó đều
không có hiệu lực;
(10) Người kinh doanh không được làm nhục phỉ báng khách hàng, không được lục
soát, kiểm tra thân thể và đồ vật của khách hàng, không được vi phạm quyền tự do
thân thể.
Câu nói “Khách hàng là thượng đế" chính là do những nhà kinh doanh và dịch vụ đưa
ra, cũng chính là để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cho nên, quyền lợi của
người tiêu dùng chẳng những trở thành thần bảo hộ cho họ mà còn cần trở thành tấm
bia của người kinh doanh.
V. Chớ gây khó dễ với chính quyền
Các ngành hữu quan của Chính phủ thường xuyên tiến hành quản lý giám sát và
giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Tìm hiểu quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của mình
sẽ giúp cho việc giành được lợi ích lớn nhất và thực hiện nghĩa vụ tối thiểu của mình
từ các cơ quan Chính phủ.
Chính phủ các nước ngày càng coi trọng việc giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Sự giúp
đỡ trước kia bao gồm cả tiền vốn, kỹ thuật và quản lý. Chính phủ là do khách mua
hàng lớn nhất, luôn bảo đảm có những hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ. Đương
nhiên, Chính phủ giành cho họ những sự lựa chọn nhất định để sản xuất ra những sản
phẩm đặc biệt.
Có lúc họ cũng tập trung đầu tư để có được những hợp đồng với Chính phủ và điều đó

rất quan trọng với họ. Các ngành hữu quan của Chính phủ biết rõ những doanh nghiệp
nhỏ cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn nên cần được sự giúp đỡ của
Chính phủ. Muốn có được sự giúp đỡ đó, họ cần phải phản ánh và báo cáo lại cho
Chính phủ biết tình hình của họ. Nhưng một số lại không muốn đưa ra yêu cầu của
mình, điều đó rõ ràng là không có lợi cho họ vì Chính phủ luôn luôn có những cơ
quan được lập chuyên để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt là những doanh
nghiệp nhỏ ở nông thôn, họ là người sản xuất phi nông nghiệp, nhưng có những đóng
góp không nhỏ cho kỹ thuật ở nông thôn.
Các doanh nghiệp kinh doanh trước tiên phải được Chính phủ cho phép, Chính phủ
được nói ở đây có thể thuộc cấp huyện, tỉnh hoặc nhà nước. Nhiều doanh nghiệp lại
cho rằng việc làm những thủ tục để có được cấp giấy phép có vẻ như chẳng giúp gì
được cho họ. Nhưng chế độ giấy phép quy định doanh nghiệp phải kinh doanh chính
đáng, không được phép vi phạm pháp luật và nó đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp
và người tiêu dùng.
Để thích ứng được những thay đổi của pháp quy, cần phải thường xuyên tiếp xúc với
cơ quan Chính phủ để nhờ giúp đỡ tư vấn.
Bạn cần phải làm một bản báo cáo tình hình nộp thuế, bởi vì trong một năm, thời gian
nộp thuế rất khác nhau. Báo cáo này có thể giúp bạn nhận ra vấn đề quay vòng vốn
của mình như thế nào.
Dưới đây là những kiến nghị giúp bạn sắp xếp việc ghi chép nộp thuế:
(1) Ghi chép tất cả các vụ giao dịch tài chính, điều đó giúp bạn biết rõ cần phải nộp
thuế là bao nhiêu.
(2) Dùng phiếu chi để nộp thuế.
(3) Căn cứ vào dữ liệu trên để viết báo cáo công tác. (4) Nộp thuế đúng kỳ, tránh bị
phạt.
(5) Lưu giữ những tư liệu.
Xử lý chuyện nộp thuế giống như xử lý các hoạt động khác của doanh nghiệp. Cơ
quan thuế Nhà nước sẽ cung cấp cho bạn tất cả những tư liệu và biểu mẫu có liên
quan. Khi cần thiết phải mời chuyên gia về giải thích và tư vấn giúp để nộp thuế đúng
mức.

Một số luật chuyên môn hiện hành ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu
lực pháp luật của nó ở mỗi nước mỗi khác. Nhưng nói chung, những pháp quy, điều lệ
của Chính phủ sẽ càng tăng lên theo sự mở rộng của bộ phận doanh nghiệp.
Bồi thường cho nhân viên cũng là một hình thức bảo hiểm khi nhân viên gặp sự cố
trong làm việc hoặc bị bệnh tật ốm đau. Mục đích là để bảo vệ nhân viên, làm cho sản
xuất của họ an toàn. Phí bồi thường được ghi chép lại dựa vào những sự cố đã xảy ra.
Nếu có các biện pháp an toàn làm giảm tới mức thấp nhất các sự cố thì tiền bồi
thường sẽ giảm đi. Do đó, đặt ra các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khoẻ và lợi ích
của người lao động là vô cùng quan trọng và có lợi. Quy định an toàn giúp đảm bảo
an toàn cho công tác nhưng không làm ảnh hưởng sức khoẻ người lao động.
Rất nhiều nước đã đặt ra chế độ tiền lương và thời gian lao động. Trong một số trường
hợp đặc biệt, tiền lương được quy định ở mức thấp nhất, nhưng tiền trả khi làm thêm
giờ lại rất cao. Người lao động không thể đều làm vượt thời gian quy định. Thực ra thì
những luật đó có thể tránh cho người lao động bị bóc lột.
Thừa nhận pháp quy về công đoàn và chế độ đàm phán. Khi có vấn đề có ảnh hưởng
tới hoạt động của doanh nghiệp, cần phải làm việc theo pháp quy về tổ chức công
đoàn và tổ chức bảo vệ quyền của người lao động.
Ông chủ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản thuế, và nhất thiết phải ghi chép đầy
đủ, rõ ràng.
Một số Chính phủ còn ban bố những quy định tuổi thấp nhất của người lao động. Đặc
biệt là ở một số ngành nghề độc hại, nguy hiểm.
Rất nhiều nước còn thông qua luật bảo vệ môi trường. Buộc tất cả các xí nghiệp phải
tiến hành xử lý nước, khí thải, tiếng ồn và chất thải theo quy định pháp luật.
Cơ quan hữu quan của Chính phủ tiến hành quản chế và giám sát các mặt hoạt động
sau đây của xí nghiệp: Pháp lệnh về an toàn lao động, về thực phẩm, thuốc men, các
hiệp nghị về hợp tác giữa các công ty, giấy phép đặc biệt, luật bản quyền và chuyên
doanh; cổ phiếu, giải quyết tranh chấp, việc bán hàng của các doanh nghiệp v.v
Xem ra luật pháp Nhà nước can dự vào các doanh nghiệp, nhưng thực chất là để bảo
vệ lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
VI. Trốn thuế lậu thuế, được không bù lại với cái mất đi

Ở Trung Quốc có hàng triệu thương nhân, phần lớn họ đều tuân thủ pháp luật, kinh
doanh hợp pháp, có nhiều cống hiến cho đất nước. Nhưng một số ít lại ngược lại, tiến
hành đầu cơ, làm giàu bằng thủ đoạn bất chính, vi phạm pháp luật. Làm điều bất nghĩa
chắc chắn sẽ bị lụi bại, hành vi phi pháp của họ sẽ bị xã hội lên án, đào thải, sẽ bị
các cơ quan thuế vụ và các cơ quan hữu quan trừng phạt nghiêm khắc, chắc chắn sẽ bị
xử lý bằng luật pháp.
Trong nền kỹ thuật thị trường sôi động, cá biệt có thương nhân muốn thông qua lậu
thuế, trộm thuế hoặc trốn thuế để kiếm lợi riêng cho mình. Nhưng với sự hợp lực của
ngành thuế, thanh tra, kiểm toán sẽ vạch trần sự gian trá của họ, hành vi bất nghĩa sẽ
bị bại lộ tội lỗi sẽ bị trừng phạt.
Theo báo cáo của Thâm Quyến gần đây, sau khi kiểm tra 2664 bộ kinh doanh cá thể
và một số doanh nghiệp nhỏ đã phát hiện 1883 hộ lậu thuế, trộm thuế, có những hộ
mở hai loại sổ sách chứng từ (một giả một thật). Một hộ ghi doanh thu thật lên tới 3
triệu đồng nhưng ở sổ giả thì con số đó chỉ có 70 vạn đồng. Những hành vi đó sẽ bị
phạt từ 5 đến 10 lần tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, kèm theo là tước giấy phép kinh doanh.
Hiệu lực pháp luật đã mở mắt cho những người kinh doanh phi pháp.
Qua công tác thanh tra gần đây cho thấy, có 6 loại hành vi trộm thuế và lậu thuế mà
các cơ quan hữu quan cần phải chú ý tới để ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm
pháp đó, giữ nghiêm luật pháp:
1 - Trốn thuế
Hiện nay, một số cơ quan đoàn thể mở một số bộ phận kinh doanh nhưng do bản thân
thiếu vốn hoặc thiếu tài năng quản lý nên dành phải áp dụng định mức giao khoán cho
người kinh doanh, làm cho số người này thừa cơ đục nước béo cò. Tự nhiên họ biến
thành những doanh nghiệp được Nhà nước đứng ra bao thầu toàn bộ. Như vậy, họ
không chỉ trốn được khoản thuế hợp lý hiện hành, mà còn được hưởng một số ưu đãi
miễn thuế đối với một số thực thể kinh doanh mới xây dựng. Điều đó khiến cho khoản
thuế không phải nộp đều chui vào túi cá nhân.
2- Nói dối để trốn thuế
Một số ít thương nhân lợi dụng các thủ đoạn giả dối để trốn thuế bằng cách sửa chữa,
ngụy tạo, đầu voi đuôi chuột, báo số liệu giả để trốn thuế. Ví dụ, người bao thầu

doanh nghiệp nọ, doanh thu thực tế là 5 vạn đồng, nhưng khi ghi, họ lại ghi làm hai
lần, trên liên gốc chỉ ghi x x 50 đồng để trốn thuế. Một số người khác lại ngang nhiên
vi phạm pháp luật, lập hai loại chứng từ sổ sách, loại dùng trình cho cơ quan thuế vụ
bao giờ cũng ghi số doanh thu rất thấp để trốn được nhiều thuế hơn. Nhưng dù làm giả
có tài tình đến mức nào chăng nữa, thủ đoạn có tinh vi ra sao đều không thể thoát khỏi
con mắt của các nhà chuyên môn giỏi.
3. Kinh doanh không giấy phép
Để tránh sự kiểm soát của ngành thuế, rất ít người kinh doanh đã áp dụng biện pháp
kinh doanh không giấy phép, không đăng kí với cơ quan thuế vụ. Một số người khác
còn có thủ đoạn mượn giấy phép của người khác để kinh doanh. Họ áp dụng thủ đoạn
chiến tranh du kích "Người đến thì ta đi; người đuổi, ta chạy; người mệt thì ta bán;
người kiểm tra thì ta trốn", bắn một phát súng rồi lại chạy sang chỗ khác. Sau khi
xong xuôi thì nhanh chóng chạy khỏi hiện trường, tránh sự kiểm tra của cơ quan thuế.
4- Lấy cái nhỏ để che cái lớn
Một số thương nhân lòng dạ đen tối, họ lợi dụng điều quy định trong thu thuế là lợi
nhuận nhiều phải nộp thuế nhiều hơn" bằng cách khai tăng tiền vốn, tăng tiền thuê
quầy và nhiều chi phí khác để giảm lợi nhuận, nhằm đạt tới mục đích trộm thuế.
5- Lập sổ sách tài chính riêng
Một số thương nhân không hề mở tài khoản ở ngân hàng mà lập sổ sách riêng hoặc
chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt không đưa vào sổ sách để trốn tránh khoản thu nhập
nhằm trốn thuế.
6- Tăng thêm mặt hàng kinh doanh ngoài mặt hàng đã đăng kí
Để nâng cao lợi nhuận, trở thành giàu có, một số thương nhân đã kinh doanh thêm
nhiều mặt hàng khác ngoài mặt hàng đã đăng kí và giấu khoản thu nhập đó nhằm nộp
thuế ít hơn. Ví dụ, một người đăng kí kinh doanh bán ti vi và quạt điện, nhưng lại kèm
theo một số loại vật liệu xây dựng khác. Nhưng chỉ cần nhân viên thu thuế kiểm tra
đăng kí kinh doanh thì họ không thể trốn được khoản thuế đó.
Những điều nói trên, xin lưu ý bạn chớ có dùng nó, nếu không sẽ phải chịu hậu quả,
luật pháp không có đất cho những hành vi đó tồn tại.
VII. Ứng phó như thế nào với những cuộc kiểm tra lớn của cơ quan thuế vụ

Thuế vụ kiểm tra còn gọi là kiểm tra nộp thuế, có nghĩa là cơ quan thuế căn cứ vào
pháp luật, pháp quy về thuế của Nhà nước để kiểm tra và xử lý tình hình thuế đối với
người nộp thuế, nghĩa vụ chiết khấu, tình trạng nộp thuế và chiết khấu v. v
Cơ quan thuế vụ, trong quá trình quyết định kiểm tra đối tượng phải dựa vào những
điều kiện nhất định, theo một trình tự nhất định để xác định đối tượng cần kiểm tra.
Nói chung phải dựa vào các biểu mẫu và tài liệu mà người nộp thuế cung cấp, kết hợp
với tình hình trong quá trình quản lý thuế (ví dụ như không báo cáo kịp thời, thường
xuyên cho cơ quan thuế vụ, nợ thuế kéo dài, kinh doanh có những thay đổi bất
thường). Phải sắp xếp kiểm tra trong một thời gian nhất định đã được xác định trước.
Nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:
(1) Kiểm tra sổ sách, chứng từ, biểu mẫu và các tài liệu khác có liên quan của người
nộp thuế, kiểm tra các khoản chiết khấu, chứng từ sổ sách ghi chép khác có liên quan.
(2) Đến nơi sản xuất, kinh doanh và kho hàng của người nộp thuế để kiểm tra các mặt
hàng phải nộp thuế hoặc các tài sản khác có liên quan đến thuế. Ngoài ra nhân viên
thuế cần kiểm tra nghĩa vụ phải nộp thuế, tình hình kinh doanh có liên quan đến các
khoản thuế phải nộp.
(3) Kiểm tra các giấy tờ, tài liệu chứng minh và tư liệu có liên quan đến việc nộp thuế
và số thuế phải nộp của người nộp thuế. Nhân viên thuế vụ khi đi kiểm tra phải xuất
trình giấy tờ của mình (nếu không sẽ bị từ chối cho kiểm tra) và có trách nhiệm đảm
bảo bí mật cho người bị kiểm tra.
Qua kiểm tra, nếu phát hiện tình hình thực tế và những đăng ký nộp thuế của người
nộp thuế không phù hợp thì có thể điều chỉnh cho phù hợp và trưng thu thuế theo thực
tế.
Người nộp thuế có trách nhiệm phải xuất trình mọi tài liệu, tư liệu có liên quan, không
được từ chối hoặc giấu giếm hoặc phản ánh không trung thực.
Khi người của cơ quan thuế tiến hành kiểm tra theo đúng pháp luật, các ngành và đơn
vị liên quan phải giúp đỡ, hợp tác, phản ánh trung thực tình hình và cung cấp mọi tư
liệu, tài liệu chứng minh.
Nếu người nộp thuế có ý kiến đối với người kiểm tra, có thể yêu cầu cơ quan thuế đổi
người khác; Theo quy định đã ban hành, giữa nhân viên thuế vụ và người nộp thuế

nếu có những quan hệ sau sẽ không được tiến hành kiểm tra:
(1) Có quan hệ thân thuộc; (2) Có quan hệ xấu;
(3) Tồn tại những nhân tố ảnh hưởng mối quan hệ chung. Nhân viên kiểm tra cần báo
cáo trước để cơ quan chủ quản ra quyết định.
Khi cơ quan thuế đến kiểm tra, ông chủ phải kịp thời thông báo cho nhân viên tài vụ
biết để chuẩn bị tất cả các loại sổ sách, chứng từ, biểu mẫu có liên quan. Nhân viên
tài vụ cần kiểm tra trước một lượt, sửa lại những chỗ sai; nếu trước đó đã mời cố vấn
tài chính đến giúp thì cần cho họ biết và tranh thủ sự giúp đỡ của họ để cùng nhau
kiểm tra.
Trong trạng thái bình thường, người nộp thuế không được từ chối kiểm tra vì theo
luật, nếu có hành vi cản trở người thi hành công vụ, và nếu thêm cả hành vi bạo lực
hoặc đe doạ dùng bạo lực để từ chối sự kiểm tra đúng pháp luật, thì đó là một sai lầm
rất lớn, và còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ trong trường hợp đặc biệt,
ví dụ nhân viên kiểm tra không mang theo giấy tờ hợp pháp, đi kiểm tra một mình thì
người nộp thuế có quyền từ chối không cho kiểm tra. Nếu nhân viên kiểm tra và
người bị kiểm tra đã có xung đột trong quá khứ, hoặc người thân của họ có xung đột
hoặc tranh chấp về lợi ích với người bị kiểm tra thì người bị kiểm tra có thể đề nghị cơ
quan thuế thay đổi người khác. Khi đó quyền quyết định là ở cơ quan thuế.
Nhân viên kiểm tra chỉ có quyền điều tra thu thập chứng cớ chứ không có quyền quyết
định. Nhưng kết quả xử lý phải xây dựng trên cơ sở sự thực của những nhân viên điều
tra. Nói cách khác việc điều tra có toàn diện, khách quan và công bằng hay không có
thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xử lý sau này. Do vậy, người bị kiểm tra cần chú ý
làm tốt những mặt chủ yếu sau:
(1) Kiểm tra cẩn thận giấy tờ của người đến kiểm tra: Theo quy định, khi tới kiểm tra
người bị kiểm tra cần phải xuất trình giấy tờ; người bị kiểm tra cần phải ghi nhớ họ
tên, chức vụ, đơn vị, bộ phận nào của người đến kiểm tra. Đồng thời yêu cầu nhân
viên kiểm tra cung cấp số điện thoại, liên hệ, như vậy nếu phát hiện vấn đề gì bất
thường có thể kịp thời liên hệ ngay.
(2) Phối hợp tốt với nhau: Cần phối hợp kịp thời trước những yêu cầu công tác của
nhân viên kiểm tra. Ví dụ như xuất trình những hợp đồng có liên quan tới thuế, các

loại sổ sách ghi chép nghiệp vụ, nếu không phối hợp được kịp thời cần phải nói rõ lý
do.
(3) Kịp thời nắm chắc tình hình điều tra tích cực tìm lý do biện hộ cho mình: Khi nhân
viên kiểm tra tiến hành điều tra, họ có thể thu thập chứng cứ từ những người có liên
quan, hoặc tiến hành phục chế các tư liệu Ông chủ cần phải kịp thời tìm hiểu tình
hình trên, nếu có điều kiện có thể mời cố vấn chuyên môn đến tận hiện trường, tích
cực biện hộ cho mình, nêu rõ lý do, để cho họ nắm chắc mọi mặt tình hình và xử lý
công bằng. Đừng sợ những biện hộ của mình sẽ làm cho cơ quan thuế sẽ xử lý nặng
hơn, vì theo luật hiện hành, người nộp thuế có quyền đề nghị biện hộ cho mình.
Nhưng trước và trong quá trình đó vừa phải tôn trọng nhân viên kiểm tra, vừa phải
kiên trì quan điểm của mình, bảo vệ lợi ích của mình, nhưng dù sao khẩu khí phải hòa
nhã, sao cho mọi việc phải công minh chính đại.
VIII. Tốt nhất là không nên chọc giận quan tòa
Kinh tế thị trường là kinh tế pháp chế, vì vậy người kinh doanh phải là một chủ thể
kinh doanh, hoạt động kinh doanh của họ bị phân chia thành hai phần là kinh doanh
hợp pháp và kinh doanh không hợp pháp. Khi người kinh doanh gặp phải chuyện kinh
doanh không hợp pháp bị lừa dối thì phải thông qua luật pháp để giải quyết vấn đề,
như vậy cần phải kiện tụng ra toà. Nếu người kinh doanh không hiểu gì chuyện kiện
tụng thì không thể tồn tại trong thể chế kinh tế thị trường được. Như vậy, người kinh
doanh không chỉ rất khó thích ứng trong cuộc cạnh tranh mà trong hoạt động kinh
doanh còn phải chịu tổn thất rất lớn, khó mà thu hồi được.
Pháp luật là "thần hộ mệnh" cho sự sinh tồn và phát triển của kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa. Hiểu được chuyện kiện tụng, người kinh doanh học được cách dùng vũ khí
pháp luật để tự bảo vệ mình, dùng pháp luật làm vũ khí hộ thân giúp cho sản xuất,
kinh doanh và quản lý của mình. Nếu không hiểu pháp luật, không hiểu việc tòa án thì
người kinh doanh không thể có được vũ khí bảo vệ mình, sẽ bị người khác chèn ép.
Người kinh doanh ngày nay cần biết rằng, hiểu và vận dụng tốt luật pháp, biết cách
đưa ra tòa những vụ việc cần thiết chính là một khâu quan trọng trong khâu quản lý
kinh doanh.
Pháp luật là vũ khí rất có sức mạnh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân người

kinh doanh và công ty của mình. Nhà nước đã ban bố luật pháp về ngành thương mại,
như "Pháp lệnh doanh nghiệp" "pháp lệnh về thương hiệu "pháp lệnh về công ty",
"Pháp lệnh lao động" , tạo cho người kinh doanh môi trường kinh doanh hợp pháp và
một số quyền lợi nhất định. Nhưng những quyền đó trong giai đoạn hiện nay lại
thường phải chịu những phiền hà không đáng có. Muốn thực sự hưởng thụ hoàn toàn
quyền lợi đó, người kinh doanh phải biết vận dụng vũ khí pháp luật để chống lại
những sự can thiệp bất hợp pháp. Ví dụ, đối với những kẻ thu phí bừa bãi, phạt bừa
bãi, gây bè phái lung tung thì khi cần thiết phải đưa những kẻ phi pháp đó ra toà.
Pháp luật là chỗ dựa cơ bản trong quản lý kinh doanh của người kinh doanh. Người
kinh doanh kinh doanh những gì, sử dụng người thế nào, chỉ cần bản thân phù hợp với
luật pháp là có thể làm được. Trong quá trình quản lý, người kinh doanh cần phải
tránh những tranh chấp nội bộ không cần thiết, cho dù là tranh chấp sản xuất cũng
phải xử lý theo pháp luật, dứt khoát phải đưa ra tòa án, chứ không thể xử lý bằng tình
cảm được.
Pháp luật là nguyên tắc chuẩn mực cơ bản để người kinh doanh xử lý mối quan hệ
kinh tế với bên ngoài. Giữa người kinh doanh và chủ thể của nó khi phát sinh những
mối quan hệ kinh tế như cung ứng và tiêu thụ, mua bán, vận tải cần phải ký kết rất
nhiều những hợp đồng kinh tế. Trong xã hội hiện đại, rất nhiều những tranh chấp kinh
tế đều là do những hợp đồng không hoàn thiện gây ra. Những tranh chấp hợp đồng
thường gây ra tổn thất lớn về kinh tế cho người kinh doanh. Người kinh doanh cũng
chỉ có vận dụng luật pháp, thông qua tòa án mới bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
được.
Rất nhiều thực tế đã chứng minh, người kinh doanh muốn quản lý kinh doanh tốt
doanh nghiệp hoặc công ty mình cần phải có đầy đủ ý thức pháp luật, biết và tuân thủ
pháp luật, càng cần biết sử dụng vũ khí pháp luật và thông qua tòa án để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của mình. Tục ngữ có câu, chớ có ý định hại người nhưng phải biết
chống lại ý định hại người của người khác. Trong thương trường, khi một số người đặt
chữ "lợi" lên trên hết, sẵn sàng làm những điều phi pháp thì ngoài chuyện phải luôn
phòng ngừa ra thì biện pháp tốt nhất là phải dựa vào tòa án, để pháp luật trừng phạt
những kẻ phi pháp đó.

Trung Quốc là nước có mấy ngàn năm lịch sử văn minh, trong quá trình phát triển của
lịch sử, con đường kinh doanh thương mại đã được rộng mở. Người kinh doanh tuy là
người "kiếm lời từ vốn" của mình, nhưng trong việc mua bán qua lại giữa hai bên đều
đặt chữ "tình", "lý" lên trên, coi luật pháp là bước đường cùng, "dĩ hòa vi quý”, "kiện
tụng là chuyện chẳng tốt lành gì". Nhất là trong xã hội nông nghiệp trước kia, việc
làm ăn buôn bán rất coi trọng chữ tín, một lời nói đáng giá ngàn vàng, mọi việc buôn
bán làm ăn đều dựa vào những lời hứa. Nên dù có thế nào người kinh doanh cũng phải
chấp nhận, hầu như rất ít khi đưa nhau ra tòa để nhờ cậy pháp luật giải quyết những
tranh chấp.
Nhưng trong thương trường hiện nay, đạo đức buôn bán theo lối nặng về tình người
như trước kia vẫn là điều kiện trước tiên trong những cuộc làm ăn buôn bán của người
buôn bán nhỏ. Nhưng, do quan niệm pháp chế của xã hội hiện đại đang ngày càng
được tăng cường, nên những người kinh doanh coi chữ tín quý hơn vàng lại thường
thường bị mắc bẫy và thua thiệt. Do vậy, muốn đảm bảo cho lợi ích chính đáng của
mình không bị người khác xâm phạm. Trong quá trình làm ăn buôn bán ngoài nguyên
tắc "tình" và "lý" ra, nhất thiết còn phải chú ý vận dụng luật pháp, việc nào cần đưa ra
tòa thì phải đưa ra toà như vậy mới giữ được hòa khí và có lợi nhuận.
Trong buôn bán, cái đáng quý là cẩn thận. Ở đây, xin cảnh báo người kinh doanh
trong thời buổi kinh tế thị trường mới này cần phải cẩn thận khi đưa ra toà, không
phải việc gì cũng đều đưa ra toà, bởi đã ra tòa là phải chịu phí tổn cả vật chất, thời
gian lẫn sức lực của mình. Rất nhiều vụ việc, dù rất có lý, nhưng do không có đủ thời
gian và sức lực nên không thắng kiện được. Trong những cuộc tranh chấp, rõ ràng nếu
chỉ cần nhượng bộ chút ít thì có thể giải quyết được, như vậy có phải là tốt hơn
không? Nếu làm như vậy sẽ vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm được tiền bạc.
Nếu bạn khai chiến với một ai đó, tất nhiên bạn phải tập trung chú ý vào vụ việc đó,
cố gắng bằng mọi cách đánh bại đối phương. Như vậy, rõ ràng là ảnh hưởng không
nhỏ tới việc làm ăn của bạn. Nếu chuyện kiện tụng không thuận lợi thì sự nóng nảy và
tức giận sẽ tấn công bạn, cộng với sự mệt mỏi sau một cuộc "chiến tranh" thì liệu còn
tâm trí nào mà làm ăn nữa?
Nói đi thì phải nói lại, ít kiện tụng sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực để làm việc

khác, để kiếm thêm tiền. Nhưng nói "ít" chứ không phải là "không", biện pháp dùng
luật pháp để giải quyết tranh chấp là điều mà người kinh doanh phải học và nắm được.
Nhất là hiện nay, Trung Quốc đang bước vào thời kỳ chuyển đổi thể chế, quan niệm
pháp luật của mọi người phổ biến còn ở tình trạng tương đối thấp. Cuối cùng, xin
cảnh báo mọi người, trong kinh doanh, khi gặp điều gì phiền hà thì hãy xem xét xem
có thể vận dụng pháp luật, thông qua tòa án để giải quyết trọn vẹn được hay không?
Chương tám: Làm thế nào để loại trừ rủi ro trong kinh doanh
I. Làm thế nào để tránh được sai lầm trong kinh doanh?
Trong thực tế kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp ra đời và biến mất trong thời gian
rất ngắn. Ngược lại có những doanh nghiệp lại làm ăn rất phát đạt trong một thời gian
dài và vươn lên đứng hàng đầu. Vì sao có người thành công lại có người thất bại. Sau
khi nghiên cứu rất kỹ mọi tư liệu, có người đã tổng kết thành một số nguyên tắc mang
tính phổ biến để tránh sai lầm như sau:
(1) Không nên độc lập giải quyết một số vấn đề: Người sáng lập ra doanh nghiệp
không được kiêu ngạo, tự mãn. Đối với mọi vấn đề cần hết sức cẩn thận, chớ cho rằng
mình biết hết mọi thứ. Quản lý doanh nghiệp là một công việc rất tốn thời gian và sức
lực, không coi trọng quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của doanh nghiệp.
(2) Chớ nên từ chối việc hợp tác và quy mô hóa kinh doanh: Những người kinh doanh
đơn độc muốn nắm chắc ba nhân tố then chốt mang lại thành công (kinh doanh, kĩ
thuật, quản lý và thị trường) cần phải nỗ lực rất lớn. Cho nên, khi bạn hoạt động trong
lĩnh vực nào đó mà cần phải thực lực tương đối mạnh thì sự hợp tác sẽ giúp bạn rất
nhiều.
(3) Đừng lao vào những thị trường lạ một cách mù quáng, cần phải áp dụng sách lược
định giá thỏa đáng để định giá: Giá cả là một trong những nhân tố quyết định trong
khâu tiêu thụ sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Có một số nhà phát
minh do không dám xác định giá cần phải có của sản phẩm của mình nên đã gây tổn
thất cho doanh nghiệp. Nhưng ngược lại, có một số người lại định giá quá cao nên đã
mất đi một số thị trường.
(4) Chớ coi nhẹ cạnh tranh: Chớ nên cho rằng người nào hứng thú với sản phẩm của
bạn đều là khách mua hàng. Trước khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường, bạn phải

biết thu hút khách tới để họ mua hàng, nhưng trong báo cáo phân tích thị trường cần
phải xác định được lượng khách thực sự mua hàng (có thể chỉ bằng 1/2 đến 1/3 số
khách tới xem hàng mà thôi).
(5) Trong cạnh tranh thị trường, chớ có tin vào những câu chuyện thần thoại "Rượu
ngon không sợ ngõ sâu”: Sai lầm điển hình của những nhà phát minh là quá tự tin vào
sản phẩm của mình, họ nghĩ quá tốt đẹp về tình hình thị trường. Họ luôn cho rằng sản
phẩm của mình một khi tung ra thị trường sẽ bán hết ngay. Nhưng thực tế, đó là một
suy nghĩ rất ấu trĩ. Khi khởi thảo kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, cần nghĩ tới hai phương
án, một là dự toán thương mại phải thực sự cầu thị; hai là kinh doanh rất kém trong
thời kỳ đầu.
(6) Thiếu ý thức về ưu thế tài chính là khúc dạo đầu của sự thất bại: Các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới xây dựng, bản thân còn nhiều mặt chưa hoàn thiện,
tình trạng tài chính thường bị áp lực từ hai phía (là nhà cung cấp sản phẩm và nguyên
vật liệu bán thành phẩm) làm cho tình hình căng thẳng thêm. Nếu không suy nghĩ chu
đáo về hai vấn đề này thì việc làm ăn sẽ rất khó khăn.
(7) Chớ dựa vào sự chi viện bên ngoài để xây dựng sự nghiệp: Khi quan hệ với khách
hàng phải rất quyết đoán và cương quyết, tránh hợp tác với những khách hàng có vấn
đề về chi tiêu.
(8) Chớ dự đoán khoản chi quá ít: Phần lớn những người lập nghiệp luôn muốn thành
công nhanh chóng, để ngay lập tức đưa kế hoạch vào trong thực tiễn, họ thường coi
nhẹ vấn đề dự toán chi tiết. Các chuyên gia về đầu tư và rủi ro cho rằng, tất cả các dự
toán thường qua thực tế phải tăng 20 đến 30%, cho nên bất kỳ lúc nào đều cần phải có
những khoản chi tăng thêm ngoài kế hoạch, và thu nhập luôn chịu ảnh hưởng của
nhân tố này.
(9) Cần hết sức tránh những cách làm phô trương: Trong rất nhiều tình huống, các vụ
giao dịch và tỷ suất lợi nhuận và doanh nghiệp công bố thường không phù hợp với sự
thật. Vậy nên doanh nghiệp phải điều tra làm rõ nguyên nhân của nó, đề ra phương án
có tính khả thi.
(10) Đừng bao giờ quá trông chờ vào ngân hàng: Nói chung, ngân hàng thường không
quá tin tưởng vào các doanh nghiệp trẻ, nếu về mặt nào đó doanh nghiệp có vấn đề

ngân hàng sẽ không có lòng tin để ủng hộ nó.
(11) Tránh đầu tư vào những hạng mục ảnh hưởng tới quay vòng vốn, giảm bớt những
khoản chi không cần thiết.
(12) Tránh gây hiểu lầm với những người hợp tác với mình: Để tránh làm cho sự việc
tới bước này, trước khi hợp tác xin bạn cần phải xác định thật rõ phạm vi quyền hạn
và chức trách của mỗi người.
(13) Tránh phạm sai lầm khi tuyển người: Khi tuyển dụng người mới, bạn không
những nhìn vào năng lực nghiệp vụ của họ, mà còn phải xem họ có trung thành với
doanh nghiệp hay không và khả năng ứng biến của họ nữa.
(14) Phải biết quý thời gian như vàng ngọc, chớ lãng phí thời gian và sức lực của
mình. Phải sắp xếp lịch trình công việc thật ổn thoả, cho nên bạn cần phải có một thư
ký giỏi để giúp mình.
(15) Không nên đồng thời kinh doanh một vài hạng mục khác nhau.
(16) Khi xây dựng văn kiện chớ để những lỗ hổng, cần phải yêu cầu các cố vấn luật
pháp giúp đỡ. Bởi vì về mặt pháp luật và thu thuế, mỗi một thực thể kinh tế khác
nhau, nhà nước đều có những quy định riêng khác nhau mà một ông chủ cần phải hiểu
cặn kẽ điều này.
II. Làm một người quyết sách sáng suốt
Tỷ lệ thất bại cao cho thấy các doanh nghiệp nhỏ đang đứng trước rất nhiều rủi ro.
Mong muốn có quyết sách quyết đoán và chấp nhận mạo hiểm là đặc tính cơ bản của
những người xây dựng các doanh nghiệp nhỏ. Để giành được thành công, ông chủ
nhất thiết phải có năng lực và dũng khí để đưa ra những quyết sách có liên quan tới sự
sống còn của doanh nghiệp.
1 - Người không mạo hiểm không giành được thắng lợt
Trong hoàn cảnh chưa xác định rõ, tinh thần mạo hiểm của con người là yếu tố vô
cùng quan trọng. Một mặt, chúng ta nói rằng muốn xây dựng doanh nghiệp nhỏ cần
phải có ba yếu tố, không được manh động, mặt khác lại đề xướng phải có tinh thần
mạo hiểm. Nếu sợ hãi sẽ chẳng làm nên chuyện gì được. Chỉ người nào có tinh thần
mạo hiểm và có tố chất mới có thể giành được thành công trong mạo hiểm. Do mạo
hiểm tỷ lệ thất bại tương đối cao, người thành công ít hơn nhiều so với người thất bại.

Cho nên đa số người lo sợ thất bại nên không dám mạo hiểm. Trung Quốc hiện đang
có hiện tượng, chỉ cho phép người quản lý doanh nghiệp thành công chứ không cho
phép thất bại, thậm chí vin vào những thất thoát cục bộ mà không cho phép họ làm gì
cả. Đó chính là một thứ văn hóa đặc thù đã làm cho các nhà quản lý trở thành bảo thủ,
theo đóm ăn tàn.
Trong bầu không khí văn hóa đó, những ông chủ doanh nghiệp nhỏ tuyệt đối không
thể để những quan niệm của những người xung quanh tác động. Cần biết rằng, thiếu
sự mạo hiểm hợp lý sẽ không thể chiến thắng được. Khi hạ quyết tâm cần phải hết sức
cẩn thận, nhưng đừng quá cẩn thận mà trở thành do dự, không có quyết tâm.
Năng lực dám mạo hiểm của các nhà doanh nghiệp cần phải được tăng cường từ
những mặt sau đây:
(1) Lòng tin của họ
(2) Phát huy đầy đủ tài năng, có ý chí biến cái bất lợi thành có lợi
(3) Có tài năng tính toán dự kiến tình trạng mạo hiểm và có năng lực xoay chuyển tình
hình.
(4) Suy đoán tình hình, căn cứ vào mục tiêu đã xác định. (5) Phải đặt ra cho mình mục
tiêu cao, mang hết tài năng và trí tuệ để thực hiện cho bằng được.
(6) Đổi mới kỹ thuật và sáng tạo sản phẩm mới thường đến từ những hành động của
những nhà doanh nghiệp chấp nhận thách thức và dám mạo hiểm.
Nhà doanh nghiệp có tính sáng tạo và tinh thần đổi mới cao mới chính là người dám
mạo hiểm. Nhân tố chủ yếu khiến họ dám mạo hiểm là tự giác chịu trách nhiệm đối
với những hậu quả do quyết sách mà mình đưa ra. Do đó tính sáng tạo và tinh thần đổi
mới là một tố chất cơ bản cần phải có của những nhà quyết sách có tài năng.
2- Nắm chắc không để lỡ thời cơ
Chủ doanh nghiệp nhỏ đã mang hết tài sản của mình đầu tư vào doanh nghiệp, vận
mệnh của doanh nghiệp gắn chặt với vận mệnh của chính ông chủ. Nếu những vấn đề
trọng đại mà phán đoán sai sẽ làm toàn bộ tài sản bi mất hết. Có năm vấn đề yêu cầu
ông chủ phải có những quyết sách quyết đoán là: ký kết hợp đồng; ngừng hoạt động
một việc nào đó; tiến hành công tác; công tác nhân sự và vấn đề đầu tư. Sự chuẩn xác
của quyết sách có quan hệ rất lớn. Phán đoán sai lầm hoặc bỏ lỡ thời cơ sẽ tạo ra

những tổn thất khôn lường. Vì vậy cần phải chú ý một số điểm sau:
(l) Những quyết đoán mập mờ: Khi sai đúng rõ ràng thì quyết sách không khó, chỉ
khó khi sự sai đúng đó không rõ ràng mà thôi. Trong trường hợp đó, tốt nhất là lùi một
bước, sau khi bình tĩnh lại và suy nghĩ thật kỹ hãy ra quyết định. Với những hạng mục
cần phải quyết đoán ngay thì cần quyết đoán một cách nhanh nhất. Bởi lúc đó không
còn thời gian suy nghĩ mà phải dựa vào trực giác của mình để quyết đoán. Nếu thời
gian cho phép cần phải tìm một số người thật tin tưởng để bàn bạc và tranh thủ ý kiến
của họ.
(2) Quyết đoán dừng ngay một công việc nào đó: Đây là một quyết đoán khó khăn
nhất. Với một ông chủ nhỏ, do muốn giữ thể diện nên tìm mọi cách để cứu vãn sự thất
bại của mình, nhưng kết quả là thất bại càng nặng hơn. Nếu doanh nghiệp xảy ra tình
trạng đó, trước tiên ông chủ phải dẹp ngay cái gọi là thể diện của mình đưa ra những
quyết định mang tính quyết đoán để loại trừ những tình trạng đó nhằm tránh những
thiệt hại lớn hơn.
(3) Quyết đoán trong công việc: Điều này dễ dàng hơn vì lúc đó lợi nhuận đã rõ ràng
rồi, vấn đề còn lại là làm thế nào cho tốt mà thôi. Ví dụ như trong các vấn đề mở
hướng sản xuất mới, bồi dưỡng nhân viên tiêu thụ, mở mang đường tiêu thụ mới,
tuyên truyền quảng cáo, lập các điểm tiêu thụ đặc biệt v.v đều là những công việc
phải quyết đoán ngay. Lúc này, ông chủ phải đặc biệt chú ý những vấn đề sau: Nếu
thất bại thì phải làm thế nào? Cần phải đưa ra một vài giả định để tìm ra đối sách thích
hợp nhất. Ngoài ra, phải khiêm tốn tham khảo ý kiến của những người khác cũng là
điều rất quan trọng, dù cho có cả những ý kiến phản đối cũng cần phải lắng nghe.
(4) Quyết đoán về nhân sự: Cái quan trọng nhất trong vấn đề này là không xen riêng
tư cá nhân vào. Vấn đề dùng người là vấn đề cực kì quan trọng. Với những doanh
nghiệp nhỏ thì tiêu chuẩn trước tiên đối với người được chọn là phải trung thực.
Nhưng nếu đưa người năng lực thấp vào những vị trí cao sẽ tạo ra một bi kịch lớn.
Dùng người đúng là vấn đề rất quan trọng. Nhân sự của những doanh nghiệp nhỏ
thường liên quan tới mối quan hệ huyết thống, thân thích, một số chức vụ chủ yếu
thường do người thân nắm giữ. Nhưng nếu làm quá đáng như không đề bạt người
không thân thuộc thì doanh nghiệp rất dễ làm mất hy vọng vươn lên của đa số nhân

viên, làm họ dễ nảy sinh tiêu cực. Do đó, khi sắp xếp nhân sự cần phải hết sức chú ý
làm tốt vấn đề này.
(5) Quyết đoán khi đầu tư: Việc này cần hết sức cẩn trọng, trước khi đầu tư nhất định
phải hiểu rõ một cách cụ thể những lợi ích mà doanh nghiệp hy vọng có thể có được
và cố gắng thể hiện ra bằng số liệu cụ thể. Nếu không có những căn cứ số liệu cụ thể
thì không thể quyết định bừa bãi được.
Nhất thiết phải dựa vào những số liệu đó để làm cơ sở chứng minh cho những kế
hoạch mà lập ra, nếu không đầu tư sẽ thất bại, lúc đó có truy trách nhiệm cũng chẳng
ích lợi gì. Nếu nắm chắc thời cơ, đầu tư thích đáng nhất định sẽ làm cho doanh nghiệp
phát triển lớn mạnh. Cho nên, việc này có liên quan tới vận mệnh và tương lai của
doanh nghiệp.
3- Đã quyết định thì phải làm
Một khi đã đưa ra quyết sách thì phải đưa ngay vào thực tiễn, không được chần chừ,
do dự. Người ta thường rất tôn trọng những người hành động có phương hướng và tin
tưởng vào quyết sách của mình. Cần cố gắng làm sao cho xung quanh mình có được
một vài người như vậy, họ tình nguyện tiếp thu quyết sách của mình để rồi nhanh
chóng thực hiện nó. Nếu nhân viên luôn hoài nghi các quyết sách của mình thì chính
bạn sẽ chịu ảnh hưởng của nó, sẽ khiến cho mọi hành động luôn chậm chạp và bạn sẽ
không yên tâm với các quyết sách đó nữa.
Một số quyết sách có thể thay đổi, một số thì không thể. Bạn phải có lòng tin đối với
quyết sách của mình. Những việc đã quyết thì phải cho nhân viên tiến hành ngay,
không được đẩy qua đẩy lại sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả và thời cơ trong việc thực
thi các quyết sách đó.
Phàm là những quyết sách có thể thay đổi được đều là những quyết sách phải có biện
pháp thực thi ngay. Nếu một quyết sách nào đó gây cản trở cho người khác thì phương
pháp sáng suốt nhất là phải trao đổi cho họ biết. Những người thực hiện quyết sách
của bạn khi biết không thể đạt được hiệu quả như dự tính nhưng không vì thế mà bị
khiển trách thì họ sẽ càng tăng thêm trách nhiệm để tiếp tục làm bằng được những
điều đó. Phương hướng hoạt động của một doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp đối với
những phương pháp mà nhân viên áp dụng đối với sự thay đổi của những quyết sách

đó. Nhất thiết phải phân biệt được những quyết sách nào có thể thay đổi được và
những quyết sách nào không thay đổi được. Trước khi đưa ra quyết sách, cần phải tự
hỏi rằng: "Nếu ta không đạt được hiệu quả như dự định thì quyết sách của ta cần phải
thay đổi gì?".
Chọn thời cơ để đưa ra quyết sách là rất quan trọng và càng quan trọng hơn đối với
một doanh nghiệp đang phát triển. Trong một số trường hợp cần phải nhanh chóng
đưa ra quyết sách và thực hiện ngay. Một số quyết sách khi đưa ra nhưng chưa tìm
hiểu hết được sự phát triển và thay đổi của nó trong tương lai thì cần phải đôn đốc
giám sát việc thực hiện một cách có hiệu quả, vạch rõ nhược điểm của các quyết sách
đó nhằm cung cấp những thông tin cho các quyết sách lần sau.
Đưa ra quyết sách là cả một môn nghệ thuật. Những quyết sách then chốt không dễ
mà đưa ra ngay được, phải trải qua nhiều suy nghĩ. Một quyết sách đưa ra mà không
thể làm được còn tai hại hơn một quyết sách sai lầm.
III. Mười yếu tố lớn quyết định sự thành bại của công ty
1 . Ông chủ không được mê tín
Xét từ góc độ triết học, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
đã kéo dài tới mấy ngàn năm rồi, và đang đi tới điểm thắng lợi cuối cùng của chủ
nghĩa duy vật. Nhưng đồng thời chủ nghĩa duy tâm với tàn dư của nó vẫn đang được
một bộ phận người sùng bái.
Không ít thương nhân Trung Quốc rất tin vào chuyện ma quỉ. Các buổi lễ khai trương
thường không thể thiếu việc mời một vị thần tài tới, rồi đi chùa chiền đốt hương khấn
vái cầu mong mọi điều may mắn. Rất nhiều người trong nhà có vô số sách về bói
toán, tướng số, khi phải quyết một việc gì trọng đại là giở sách ra xem rồi tính tính
toán toán, nhưng vẫn cảm thấy chưa yên lòng.
Điển hình nhất là chuyện mê tín các con số, người ta thường cho các số 5, 7, 13 là con
số hung, số 6, 8 là cát. Xem ra rất vô lý nhưng lại có rất nhiều người tin. Vậy quả thực
những con số đó có "thần diệu" thật không?
Lấy ví dụ con số 8 chẳng hạn. Rõ ràng nó chỉ là một con số đứng vị trí thứ tám trong
dãy số tự nhiên, chứ đâu có ý nghĩa "cát hung" gì, thật chẳng có một căn cứ khách
quan nào cả. Nhưng khi người ta quá mê tín thì rõ ràng đã trở thành vấn đề lớn rồi.

Bởi vì, những người tin vào chuyện đó là người không nắm chắc được vận mệnh của
ngay bản thân mình, thiếu tự tin nghiêm trọng vào bản thân nên mới cầu tới sự trợ
giúp của thần linh, hy vọng được phù hộ. Bầu không khí mê tín thường rất u ám, lạnh
lẽo và bi quan.
Bầu không khí đó rất không có lợi cho những ông chủ đang phải vật lộn trong cuộc
cạnh tranh thương trường. Chúng ta biết rằng, cuộc cạnh tranh thương trường hiện nay
rất gay gắt, thị trường biến đổi rất nhanh chóng, cơ hội cũng rất dễ đi qua. Yêu cầu
chúng ta phải rất nhạy bén, đầu óc rất tỉnh táo, bất kỳ tình huống nào cũng phải ứng
biến được mà không hề sợ hãi. Điều này không chỉ phải cần có kinh nghiệm mà càng
phải cần có dũng khí, tự tin và tinh thần cương quyết, kiên định. Nếu chúng ta đặt
doanh nghiệp và tiến trình phát triển của nó vào tay thần tiên, ma quỉ thì sẽ có ngày
chúng ta sẽ mất hết.
2. Giàu có chớ quên những người khác
Vì làm giàu mà bất nhân là một hành vi dễ làm người ta phẫn nộ nhất. Trung Quốc là
nước có truyền thống "giàu bình quân" rất lâu đời, đã có thực tiễn của hơn 30 năm
theo chủ nghĩa bình quân. Ý thức cổ hủ "không sợ nghèo chỉ sợ không đều" cho tới
nay vẫn tồn tại ở không ít người, và có thể là nguyên nhân của việc "ghen ăn tức ở"
hiện nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội, việc giải
quyết vấn đề ăn no mặc ấm và sau đó là giàu có lên cho người dân cả nước. Có thể
chúng ta phải chấp nhận cho một bộ phận người giàu lên trước, việc "ghen ăn tức ở"
có thể chỉ là tâm lý mất cân bằng của một số ít người, chứ không còn là yếu tố ảnh
hưởng tới những lớp người giàu có mới nữa. Nhưng nếu vì giàu có mà sinh ra bất
nhân, bất chấp tất cả, tác oai tác quái thì nhất định những người này sẽ phải trả giá rất
đắt.
Đó lại là một đạo lý mà không ít thương nhân đến tận bây giờ vẫn không hiểu rõ.
Một số ông chủ cho rằng, sự giàu có của họ là do họ tự làm ra, chẳng liên quan gì tới
ai. Họ muốn tiêu tiền ra sao là quyền của họ, người khác không nên can thiệp vào làm
gì vậy là họ thỏa sức ăn tiêu, tiêu tiền như nước và coi chuyện đó là một biểu hiện giá
trị của họ. Còn về chuyện giúp đỡ người nghèo, làm công ích cho xã hội, giúp đỡ
những người hàng xóm, bạn bè đang gặp khó khăn, họ đều coi không phải là chuyện

liên can tới họ, không bao giờ chịu bỏ ra một xu nào cả.
Cũng cần nói thêm rằng, những ông chủ giàu có hiện nay sở dĩ thoát ra cảnh nghèo
túng là vì họ khác với quần chúng ở chỗ biết đấu tranh với số mệnh và nắm được thời
cơ. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, tầng lớp giàu có đó là con đẻ của thời đại mà
chúng ta hiện đang sống. Thử nghĩ xem, nếu không có bước phát triển lớn từ nền kinh
tế kế hoạch hóa chuyển sang nền kinh tế thị trường, nếu không có được mảnh đất tốt
do sự chuyển đổi cơ chế tạo ra, nếu không có chính sách rộng mở về chế độ sở hữu
trong phát triển kinh tế của Nhà nước thì bản thân tầng lớp ông chủ giàu có đã bị chôn
vùi trước đây và ngày nay có hồi sinh và phát triển được không? Lẽ nào chúng ta lại
không cảm ơn ân huệ mà xã hội ban tặng? Lẽ nào lại không làm một chút nghĩa vụ đối
với xã hội đây? Đương nhiên, những gì họ có được một cách chính đáng thì tiền của
họ họ tiêu, người khác hiển nhiên là không thể can thiệp vào, đó hoàn toàn hợp pháp.
Nhưng xét về tình và lý, phải chăng là họ vẫn nợ xã hội một cái gì đó, cho nên, xin
các thương nhân hãy ghi nhớ kỹ, chớ nên "vì giàu mà bất nhân”.
3. Tiêu tiền cần điều độ
Một số ông chủ quả thực rất nhiều tiền, nhiều tới mức tiêu không hết, mấy đời tiêu
chẳng hết. Nhưng thử hỏi họ có nghĩ tới chuyện so với ông chủ các tập đoàn tài chính
của Mỹ hoặc Nhật thì ai nhiều tiền hơn? Nhưng, có khi nào bạn nghe nói tới chuyện
các ông chủ lớn người Mỹ, người Nhật thì xem ai nhiều tiền chưa? Rõ ràng là không
có chuyện đó, mà chuyện này chỉ xảy ra đối với một số ông chủ người Trung Quốc
chưa trở thành được nhà tư bản mà thôi. Nhà tư bản thực thụ giống như một cỗ máy
liên tục hoạt động, họ đầu tư để kiếm lợi nhuận rồi lại dùng lợi nhuận đó tiếp tục đầu
tư, để vòng tuần hoàn đó ngày càng lớn hơn lên. Thậm chí ngay cả sự hưởng thụ cao
cấp của họ như các du thuyền hào hoa, máy bay riêng và cả sức khoẻ và sự an toàn
của họ cũng trở thành một phần của đầu tư. Nguồn vốn không ngừng lớn lên cũng là
một sự hưởng thụ của nhà tư bản. Nếu không như vậy thì làm sao mà có được các tỉ
phú?
Sự giải thoát hoặc sự siêu việt chân chính chính là sự dũng cảm đầu tư vào nhân sinh,
sự tu dưỡng sâu sắc về các mặt sẽ mang lại cho người ta một thứ triết học nhân sinh
tích cực. Cuộc đời con người quá ngắn ngủi, ai cũng muốn làm được một ít việc có

giá trị để thể nghiệm được ý nghĩa chân chính của đời người không phải là việc dễ
dàng gì. Phải nắm chắc vai trò của mình, nếu không chỉ chớp mắt đã trở thành người
già, lúc quay lại nhìn, chỉ thấy những kỉ lục về chuyện tiêu tiền thì chẳng phải là thật
đáng thương lắm sao?
4. Tiền kiếm được phải sạch sẽ
Lớp thương nhân đầu tiên sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa đều trưởng
thành trong một môi trường đặc biệt. Do thể chế cải cách mới bắt đầu được khởi động,
thể chế cũ bị phá bỏ, thể chế mới chưa được xác lập hoàn toàn, thị trường vừa chưa đủ
độ chín lại rất hỗn loạn mất trật tự. Luật pháp của nhà nước cũng chưa được kiện toàn,
còn nhiều lỗ hổng. Lợi dụng thời cơ đặc biệt đó, thực sự có một số người làm những
việc khuất tất, mờ ám, đầu cơ buôn lậu, lợi dụng chức quyền mưu lợi riêng, hoặc lập
ra những công ty lừa để bịp thiên hạ. Kết quả là họ phát tài thật, một bước biến thành
các phú ông.
Điều này mang lại một cảm giác sai cho mọi người rằng, chuyện buôn bán ở Trung
Quốc nếu không làm ăn gian trá thì không thể phát tài được. Cho nên, ngày nay vẫn
còn một số thương nhân không đi sâu vào kinh doanh chính đáng mà chỉ chuyên tìm
kẽ hở trong luật pháp để hoạt động mưu lợi. Nào là buôn gian bán lận, buôn bán hàng
giả, thậm chí buôn hàng cấm, miễn sao kiếm được nhiều tiền là họ bất chấp nguy
hiểm lao vào, kết cục là đều phải vào tù cả.
Thực ra, cho dù ở xã hội nào, thời đại nào chăng nữa những kiểu làm ăn như trên luôn
là điều cấm kỵ đối với người làm ăn chân chính. Đó không phải là chuyện được thua
mà trước tiên nó liên quan tới việc đánh giá giá trị tự thân của mỗi con người và vị trí
được xác định trong xã hội của họ. Một con người chỉ cần họ không buông thả, là một
người đàng hoàng chân chính trong xã hội. Hành vi của họ quyết không thể đi ngược
với luật pháp và những quy định của xã hội, bởi điều đó sẽ làm nguy hại tới cuộc sống
bình thường và đạo đức nhân sinh của họ. Chúng ta tin rằng, đại đa số con người
trong xã hội nhìn vấn đề bằng con mắt như vậy. Nhưng tội phạm trong xã hội vẫn còn
khá nhiều.
Kinh doanh cần phải mạo hiểm, những việc mà một thương nhân muốn làm cũng là
mạo hiểm, trừ khi cần thiết ra, còn chẳng ai thích mạo hiểm cả. Tóm lại, trên thương

trường, rủi ro lớn nhất chính là các hành động phạm pháp.
5. "Giết" người càng nhiều thì chết càng nhanh
Người ta vật lộn làm ăn trong thương trường có thể nói là suốt ngày đêm không nghỉ.
Họ làm thế để nhằm vào cái gì đây? Đương nhiên là để kiếm tiền, kiếm được càng
nhiều càng tốt. Nhưng kiếm tiền cũng có đạo đức kiếm tiền của nó. Cổ nhân nói,
người quân tử thích giàu có, nhưng sự giàu có phải đến từ cái đức, đó chính là nói tới
đạo đức kiếm tiền. Trừ một số ít gian thương ra, đa số những thương nhân chân chính
đều tán đồng quan điểm này. Người buôn bán nói đạo đức nghề nghiệp, điều này
đương nhiên tốt cho xã hội và cho chính cả bản thân họ nữa.
Một số thương nhân luôn sớm mong trở thành giàu có, phát tài, một bước trở thành
phú ông. Chỉ tiếc rằng không thể nhanh chóng phát tài được, vậy là họ đã làm một số
chuyện khuất tất trong buôn bán hàng ngày. Ví dụ như đối với những khách hàng lạ từ
xa tới hoặc những khách hàng không hiểu giá cả thị trường là họ lập tức "chặt đẹp"
ngay, một số còn giở thủ đoạn tráo hàng giả cho khách để kiếm lời lớn hơn làm hại
khách hàng. Những người này đều có một cách nghĩ rất không hay rằng: Thế giới
rộng lớn như vậy, ta "chém" được người này, sẽ có người khách khác tới. Cách nghĩ
này vừa tức cười lại vừa thấy ghê sợ. Thế giới quả là rộng lớn thật, nhưng có lúc cũng
rất hẹp. Theo cách tính tỷ lệ 80/20 đã nói trên, phần lớn lượng hàng mà bạn tiêu thụ
được là từ số ít khách hàng thường xuyên đến mua. Nếu bạn "chém” đẹp họ, thì số
khách quay lại cửa hàng của bạn sẽ ngày càng ít đi, người bị "chém” càng nhiều thì
khách đến sẽ càng ít, chắc chắn sẽ khó có người bị mắc bẫy mà lại tự mình không hay
biết gì, sớm muộn họ cũng sẽ tỉnh ra. Liệu người đã bị mắc bẫy của bạn có còn đến
với bạn nữa không? Câu trả lời là không. Do đó, việc tham món lợi gần, không nghĩ
tới cái lợi lâu dài, gây thiệt hại cho khách hàng, chẳng những luật pháp không dung
tha mà còn bị mất đường làm ăn, tự đi tìm cái chết cho mình. Cũng có nghĩa là hại
người chính là hại mình.
"Chặt chém" khách hàng dễ làm mình đi tới chỗ chết. Nhưng "chặt chém" bạn làm ăn
với mình lại càng dễ chết hơn. Mỗi người buôn bán ít nhiều đều có bạn làm ăn với
mình, có thể bạn nhập hàng của họ hoặc họ nhập hàng của bạn hoặc hai bên xuất nhập
hàng của nhau tạo thành một mạng lưới mà trên đó bạn chỉ là một mắt lưới. Đó hoàn

toàn là mối quan hệ cùng tồn tại với nhau. Nếu chỉ tham gia món lợi gần, lừa dối
khách quen hoặc lợi dụng mọi thời cơ để trục lợi từ họ, hoặc nợ dây dưa kéo dài
không trả v.v thì coi như chuyện làm ăn của bạn đã đặt dấu chấm hết. Với bạn làm
ăn cần phải đối xử với họ theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Bạn muốn kiếm tiền
nhưng cũng phải để họ kiếm tiền, như vậy làm ăn mới lâu dài được. Đó là một đạo lý
cơ bản trong làm ăn buôn bán. Đừng bao giờ quên điều này, nếu không bạn sẽ không
còn chỗ đứng nữa.
6. Đừng làm cho mình quá mệt mỏi
Ông chủ thường rất bận, nhưng suy cho cùng thì bận cái gì đây? Đó là một điều rất tế
nhị. Ta thường thấy có một số ông chủ bận rộn suốt ngày, lo lắng đến tất cả mọi việc.
Nhưng tới một ngày nào đó, ông ta sẽ cảm thấy mắt hoa đầu váng, suy nghĩ kém sáng
suốt, phản ứng rất chậm chạp, như vậy vấn đề đã trở thành chuyện lớn rồi. Cần hiểu
rằng, buôn bán cũng cần phải có học vấn, cũng là một thứ lao động trí óc cường độ
cao. Muốn làm tốt chẳng những phải có kinh nghiệm và tri thức nhất định mà còn cần
có bộ óc tỉnh táo, phản ứng nhạy bén. Gặp sự việc phải có đối sách ngay, khi đưa ra
quyết sách phải đúng đắn, suy nghĩ vấn đề phải thấu đáo không xảy ra sai sót. Nếu chỉ
biết suốt ngày hùng hục lao vào mọi chuyện, ngay cả thời gian để suy nghĩ cũng
không có thì làm sao mà tốt được, làm sao mà có thể đưa ra quyết sách đúng đây? Kết
quả là mất nhiều việc không thể giải quyết nổi, nhiều cơ hội phát tài sẽ bị lỡ.
Vì vậy, việc quan trọng nhất của một ông chủ là phải biết quản lý, sắp xếp và chỉ huy
nhân viên hoàn thành mọi công việc được giao. Dựa vào lao động của họ để thực hiện
ý định của mình. Có thể bạn sẽ nói, tôi đâu muốn nhúng tay vào mọi việc, chẳng qua
vì vốn ít, lợi nhuận nhỏ, nên không thể thuê nhiều người được? Đó là một vấn đề thực
tế, tăng người phải tăng chi phí, các ông chủ nhỏ sẽ không thể chịu đựng nổi. Nhưng
như thế không có nghĩa là không có biện pháp để giải quyết. Một biện pháp để nâng
cao hiệu suất lao động của nhân viên là thưởng bằng vật chất thích đáng kèm theo
khích lệ tinh thần đúng mức. Đây tuy là biện pháp rất cũ kỹ nhưng xem ra rất hiệu
quả. Ngoài ra, trong doanh nghiệp nhỏ có rất nhiều việc tạp vụ, chỉ cần thuê người
làm theo thời vụ hoặc theo giờ theo ngày là giải quyết được chứ không cần phải bố trí
thêm nhân viên, tránh được lãng phí.

Tóm lại, công việc và sinh hoạt của ông chủ phải hài hoà, có tính co dãn, sắp xếp công
việc và nhân viên phải hợp lý để sao cho khi bận rộn không bị rối loạn có như vậy
mới phát triển lâu dài được.
7. Buôn bán kiểu "nóng đầu là không thể được
Trong thị trường gần đây của Trung Quốc có rất nhiều thương nhân trẻ đầy khí thế.
Nhưng đáng tiếc là đầu óc họ quá nôn nóng đạt tới thành công, cái gì có vẻ làm ăn tốt
là họ luôn giành giật lấy về cho mình. Tham vọng của họ rất lớn, nhưng bản thân lại
chẳng có gì đặc sắc cả, vậy mà luôn tự cho rằng mình đã trở thành "lão làng" trong
thương trường, không có gì là không làm được, không có gì là không thành công.
Cách nghĩ cho mình là một nhà buôn đa năng quả thật là quá hoang đường và tương
đối nguy hiểm. Khi đầu óc của con người "nóng" tới mức độ đó thì ngay một đạo lý
đơn giản nhất là con người không thể đa năng họ cũng sẽ không hiểu rõ. Vậy thì việc
làm ăn của họ liệu có kết quả tốt được không?
Nên nhớ rằng, các công ty tư doanh rất ít khi bị đổ vỡ vì thiếu thị trường và cũng rất ít
khi vì thị trường không đủ mà không thể phát triển được. Mà vấn đề phần lớn xuất
phát từ kinh doanh không lương thiện. Bởi thị trường rất rộng lớn, phần chiếm hữu
của bạn rất nhỏ, cho nên không cần thiết phải lo lắng gì, đừng cho rằng thêm một vài
hạng mục là đã chắc ăn rồi.
Đương nhiên, nếu thực lực của bạn lớn mạnh, lại kinh doanh vài hạng mục thì rõ ràng
là rất tốt. Trong giới doanh nghiệp Trung Quốc quả cũng có nhiều người như vậy thật.
Nhưng không biết bạn có chú ý tới không, một số thương nhân lớn, giỏi giang tuy làm
ăn nhiều hạng mục khác nhau nhưng xem ra rất hỗn loạn, không phân biệt cái nào là
chính, tuy rằng giữa các hạng mục luôn có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Đó không
phải là ngẫu nhiên.
8. Chen nhau vào chỗ nhiều tiền mà không vào chỗ nhiều người
Lựa chọn ngành hàng để buôn bán một cách thỏa đáng thì dù là người mới làm lần
đầu hay những người muốn đổi nghề đều là chuyện lớn liên quan đến sự sống còn.
Những người mới buôn bán muốn lựa chọn một ngành hàng thật không đơn giản, nếu
không có kinh nghiệm và tầm nhìn, không qua điều tra, suy nghĩ sẽ không thể có chủ
kiến hay được và rất khó thành công. Những người đã từng lăn lộn trong thương

trường một thời gian, muốn thay đổi cũng phải tính toán cân nhắc rất kỹ. Bởi tuy họ
đã từng kinh qua thực tế một thời gian, nhưng đứng trước một sự lựa chọn mới cũng

×