Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

5 nhân tố phát triển tư duy hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.22 KB, 72 trang )

Những lời khen ngợi đầu tiên dành cho cuốn sách “5 nhân tố phát triển tư duy
hiệu quả”
“Trong cuốn sách gọn nhẹ và rất đáng chú ý này, 2 vị giáo sư nổi tiếng đã chia sẻ
kinh nghiệm được tích lũy sau hàng thập kỷ giảng dạy của mình tới tất cả những
người đang tìm kiếm lời khuyên để nâng cao năng lực học hỏi của mình – từ sinh viên
cho đến các doanh nhân. Cuốn sách này nên được đọc, nghiên cứu, ghi nhớ và đọc đi
đọc lại.”
- Fay Vincent, cựu ủy viên hội đồng Liên đoàn bóng chày Mỹ và cựu chủ tịch
của hãng phim Columbia.
“Cuốn sách này bổ sung cho những thiếu sót hiện tại của nền giáo dục Mỹ. Nó chắc
chắn sẽ mang đến nhiều tự duy sáng tạo, gợi mở và khám phá thú vị cho các độc giả.”
- Barbara Morgan, cựu phi hành gia dự án “Giáo viên trong vũ trụ” của
NASA.
“Đưa ra khái niệm 5 nhân tố là một sự khám phá và phân tích vô cùng sâu sắc về
những gì cấu thành nên tư duy hiệu quả. Mỗi người trong chúng ta đều sẽ tìm thấy
được một vài giá trị cho mình trong cách tiếp cận này.”
- Morton O. Schapiro, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Trường đại học
Northwestern.
“Tôi đặc biệt khuyến nghị những đối tượng sau nên đọc cuốn sách này: những
giảng viên đại học quan tâm đến chính sinh viên của mình hơn là điểm số, những sinh
viên quan tâm đến thực lực học tập của mình hơn là đánh giá xếp hạng GPA cuối năm,
những nhà lãnh đạo quần chúng quan tâm đến việc phục vụ cộng đồng tốt nhất thay vì
chỉ chăm chăm tối đa hoá lợi ích cá nhân, những người nghệ sỹ không ngừng nhắc
nhở chúng ta về trạng thái tinh thần của con người. 5 nhân tố phát triển tư duy hiệu
quả là lời an ủi cho một thế giới đã và đang đánh mất điểm cân bằng”.
- Christopher J. Campisano, Giám đốc Chương trình đào tạo giảng viên của
Đại học Princeton.
“Edward Burger và Michael Starbird đã trở thành những học giả kiêm nhà giáo dục
nổi tiếng bằng cách chỉ ra rằng: trở thành chuyên gia toán học là điều chúng ta –
những con người “thường dân” có thể làm được, chứ không phải là “của độc” chỉ
dành cho những thiên tài có năng khiếu bẩm sinh. Với sự ra đời của cuốn sách lỗi lạc


và hữu dụng này, các tác giả đã mở rộng những nguyên tắc sư phạm của mình ra áp
dụng trong các lĩnh vực công việc thực tế cũng như quá trình nỗ lực học tập của các
cá nhân. Dù người đọc có trình độ và kỹ năng chuyên môn thuộc mức độ nào đi chăng
nữa, khái niệm 5 nhân tố vẫn có thể áp dụng được và mang lại cho họ những bài học
giá trị về cách tư duy”.
- John W. Chandler, Chủ tịch danh dự của Cao đẳng Hamilton và Williams.
“Cuốn sách là những gì minh hoạ cho cách thức mà Newton đứng trên vai những
người khổng lồ! Burger và Starbird đã khái quát được những cách thức tiếp cận đơn
giản của thiên tài – để mà những người bình thường cũng có thể nhìn xa hơn những
người khác”.
- Robert W. Kustra, Chủ tịch của Đại học Boise State.
“Tôi đặc biệt rất yêu thích cuốn sách này. Trong số những cuốn sách đã đọc, đây là
cuốn sách có khả năng ảnh hưởng đến tôi lớn nhất bởi vì tôi coi trọng những ý tưởng
được phân tích; ngoài ra, cuốn sách cũng đến với tôi trong thời điểm hoàn hảo nhất.
Cảm xúc chung về 5 nhân tố thúc đẩy tư duy hiệu quả bao trùm trong tôi là niềm vui
khoáng đạt, sự trân trọng, đồng thời tự tin vào bản thân cũng như những gì đang nằm
ở phía trước”.
- Kyle C., sinh viên ngành Toán học.
“Cuốn sách này như một con tàu siêu tốc dẫn dắt tôi qua các trạng thái cảm xúc
khác nhau, giúp tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về những định kiến tự đặt ra cho bản thân
và hướng tôi tới cái nhìn mới mẻ về thế giới”.
- Elle V., sinh viên ngành Sinh học.
“Cuốn sách này chứa đựng rất nhiều điều tuyệt vời: những câu trích dẫn thú vị,
những câu chuyện hài hước, dí dỏm, những bài tập lý thú, những ví dụ dưới góc độ
lịch sử và cá nhân con người và rất nhiều thứ nữa khiến bạn thực sự phải suy nghĩ.
Trong thời gian đọc cuốn sách, tôi thậm chí đã cười thầm một vài lần trong thư viện.
Tôi đã giới thiệu cuốn sách đến những người khao khát có được một cách tiếp cận
khác về tư duy. Tôi là một người rất may mắn, đôi lúc tôi nghĩ đó là định mệnh khi tôi
có được cuốn sách này trong ngày đầu tiên bước vào giảng đường đại học”.
- Luis H., sinh viên ngành Lịch sử.

“Trong lúc đọc cuốn sách 5 nhân tố phát triển tư duy hiệu quả, tôi đã học được rất
nhiều kinh nghiệm bổ ích về cách tư duy, học tập và thấu hiểu vấn đề, nhiều hơn là bất
kỳ cơ hội nào khác tôi có được trong cuộc sống. Từng chương sách mang đến cho tôi
một sự đồng cảm sâu sắc, khiến cho giờ đây, tôi đã và đang thay đổi cách mình học
tập trên lớp, cách làm bài tập về nhà và cách ứng xử trong cuộc sống”.
- Nirav S., sinh viên ngành Kỹ sư hoá học.
“Cuốn sách này có một sức hấp dẫn tuyệt vời bởi vì nó làm thay đổi cách nhìn của
số đông chúng ta về phương pháp học tập. Cuốn sách tiếp cận và mang đến cho
độc giả cái nhìn mới mẻ được minh hoạ qua rất nhiều những ví dụ về các bạn sinh
viên ngày nay cũng như những thiên tài trong chiều dài lịch sử. Cuốn sách chỉ ra rằng
thiên tài cũng chính là những người bình thường như chúng ta nhưng họ suy nghĩ theo
cách khác và tiếp nhận kiến thức theo cách khác. Tôi thật sự vô cùng thích thú với
những gì được liệt kê chi tiết trong cuốn sách này”.
- Lauren L., sinh viên ngành Tâm lý học.
“Khi tôi cầm cuốn sách này lên và đọc trong một tiết học, tôi thực sự đã bị nó thu
phục. Chỉ sau một vài trang đầu, tôi đã không thể ngừng lại. Trong tôi luôn tồn tại ý
nghĩ rằng tôi sẽ cần phải làm những gì để có thể trở thành một sinh viên xuất sắc hơn,
và những điều được chỉ ra trong cuốn sách này không chỉ khiến tôi vô cùng phấn
khích, nó còn mang đến cảm giác vô cùng thoải mái và vui vẻ. Toàn bộ câu chữ trong
cuốn sách này sẽ giúp bạn nắm được những nguyên lý cơ bản về học tập, thấu hiểu
vấn đề và sáng tạo”.
- Scott G., sinh viên ngành Xây dựng dân dụng.
Lời nói đầu: Tư duy tạo nên sự khác biệt
“Tôi tư duy, nhờ vậy tôi tồn tại” - Rene Descarte s
Tư duy là yếu tố quyết định cho sự thành công của chúng ta trong mọi lĩnh vực,
từ nghiên cứu, kinh doanh, lãnh đạo cho đến các vấn đề tình cảm và nhiều lĩnh vực
khác. Trực giác, giá trị, sự quyết đoán, năng lực giải quyết vấn đề hay năng lực sáng
tạo đều là các hình thức phong phú của tư duy.
Tư duy hiệu quả là nhân tố chính dẫn tới thành công cho mọi đối tượng: sinh
viên, chuyên gia, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nghệ sĩ, nhà văn, chính trị gia và tất

cả chúng ta trong đời sống hàng ngày. Tư duy hiệu quả giúp chúng ta làm việc tốt
hơn, có nhiều ý tưởng hơn, giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp hơn, tìm ra những
cách giải quyết vấn đề mới mẻ và có tầm nhìn lãnh đạo tốt hơn.
Vậy làm thế nào để tất cả mọi người trong chúng ta đều có tư duy hiệu quả?
Thật đáng ngạc nhiên, phương pháp xây dựng tư duy rõ ràng và sáng tạo là giống
nhau cho mọi lĩnh vực – trong trường học, kinh doanh, nghệ thuật, cuộc sống riêng,
thể thao v.v Thêm một điều bất ngờ nữa, phương pháp này hoàn toàn có thể học
được. Phương pháp tư duy không phải là năng lực đặc biệt của một số ít người, cũng
không phải phương pháp dành riêng cho những thiên tài. Mọi người đều có thể học và
sử dụng được. Đây chính là mục tiêu của quyển sách bạn đang cầm trên tay.
Chúng tôi, tác giả của cuốn sách này, không phải là các huấn luyện viên về phát
triển kỹ năng tư duy chuyên nghiệp, mà là những giảng viên toán học. Qua nhiều năm
giảng dạy, chúng tôi nhận ra rằng một vài thói quen tư duy trong cuộc sống hàng ngày
khi được áp dụng thường xuyên có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Cuốn sách này giới
thiệu những phương pháp độc đáo để kích thích tư duy đó. Các phương pháp được đề
cập tới đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên con đường chinh phục thành
công. Chúng tôi cũng hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn như vậy.
Lời giới thiệu
Các nhân tố phát triển tư duy học hỏi và sáng tạo hiệu quả
“Tôi tin rằng bản thân mình không có tài năng đặc biệt. Chính sự tìm tòi, tính
kiên trì, lòng quyết tâm và nguyên tắc kỷ luật đã giúp tôi thành công” – Albert
Einstein
Chúng ta thường tin vào những điều kỳ diệu. Chúng ta cho rằng những sinh
viên xuất sắc được sinh ra với tài năng bẩm sinh, còn những nhà khoa học xuất sắc
tìm ra các ý tưởng mới nhờ những câu thần chú:‘A+’, bạn sinh viên xuất sắc ghi điểm
dễ dàng; ‘bật sáng’, Edison phát minh ra bóng đèn điện; ‘bay lên’, anh em nhà Wright
bay lên trời; ‘abracadabra’, J.K. Rowling biến ra Harry Pot- ter; ‘yea’, 5 vị khai quốc
công thần của Hoa Kỳ viết ra bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1776; ‘vụt bay’, Ralph
Lauren nổi bật trên sàn diễn thời trang của thế giới; ‘eureka’, Einstein chơi đùa với bộ
tóc nổi tiếng của mình và phát hiện ra thuyết tương đối. Có thể ai trong chúng ta cũng

thích nghe những giả thiết kỳ diệu này, nhưng các bạn đừng nên tin là chúng có thật.
Những sinh viên tài năng và các nhà khoa học xuất sắc tạo nên kỳ tích là do họ đã sử
dụng những thói quen tư duy hợp lý. Không có con đường tắt. Đây cũng không phải
kết quả của những câu thần chú kỳ kiệu. Nó là kết quả mà các chiến lược tư duy hợp
lý và sự kiên trì đã mang lại. Quan trọng hơn, chính bạn cũng có thể tự lĩnh hội và áp
dụng những chiến lược này. Cuốn sách sẽ giới thiệu những phương pháp tư duy và
sáng tạo thực tế, đã được kiểm chứng để giúp bạn thành công.
Chúng tôi, tác giả của cuốn sách này, là những giảng viên. Chúng tôi đã giảng
dạy cho hàng trăm nghìn sinh viên và học viên về cách thức tư duy hiệu quả. Chúng
tôi đã làm việc rất nhiều lần với những cá nhân đầy tiềm năng và có cơ hội quan sát sự
phát triển của họ. Có những người như Anne và Adam, luôn đặt ra câu hỏi, làm việc
với những ý tưởng mới, hiểu rõ những kiến thức cơ bản, học hỏi từ sai lầm và rất
thành công. Nhưng cũng có những người như Fiona và Frank. Họ có cùng xuất phát
điểm như Anne và Adam, nhưng lại ghi nhớ máy móc, sợ mắc sai lầm, sợ rủi ro và vì
vậy đã không thành công. Cuốn sách này sẽ làm rõ điều gì làm nên sự khác biệt giữa
những câu chuyện thành công và thất bại.
Quá trình học hỏi không dừng lại khi các bạn rời ghế nhà trường. Kể cả khi đã
tốt nghiệp rất lâu rồi, các bạn vẫn tiếp tục phải học hỏi trong trường đời, và chúng tôi
mong rằng các bạn sẽ luôn như vậy. Các bạn có thể học và rèn luyện các thói quen tư
duy để trở nên thành công hơn – trong cuộc sống cá nhân, sự nghiệp và khi ra ngoài
xã hội.
Hãy tưởng tượng thời đi học của Marie Curie, Albert Einstein hay William
Shakespeare. Ngày nay, chúng ta biết đến họ như những thiên tài. Nhưng khi còn mài
đũng quần trên ghế nhà trường, họ không hề được “đeo biển THIÊN TÀI XUẤT
CHÚNG TRONG TƯƠNG LAI”. Họ chỉ áp dụng những thói quen tư duy hiệu quả,
quan sát và đánh giá thế giới theo một cách khác để tìm ra những ý tưởng mới. Chúng
ta đều rất kính trọng những danh nhân này và được truyền cảm hứng từ những câu
chuyện của họ. Nhưng cuốn sách này là về bản thân bạn – một con người bình thường
với đầy đủ ưu và nhược điểm chứ không phải là một vị anh hùng huyền bí nào cả.
Hãy nhìn vào chính mình. Nếu bạn không thấy bản thân có đặc điểm nào đặc biệt của

‘thiên tài tương lai’ thì bạn sẽ có tiềm năng để phát triển. Sáng tạo không phải là một
năng lực kỳ diệu. Cuốn sách sẽ mô tả những thói quen tư duy giúp bạn thường xuyên
khám phá thêm những kiến thức và ý tưởng mới. Hãy nhớ rằng, những người phi
thường chính là những người bình thường với cách nghĩ khác biệt. Và người đó có thể
là bạn.
Những sinh viên bình thường có thể đạt được nhiều kỳ tích bất ngờ. Mark là
một sinh viên của chúng tôi. Thời gian đầu của kỳ, việc học đối với cậu ấy là rất
khó khăn. Cậu ấy bị rối trí đến mức tất cả những bài làm của cậu đều vô nghĩa, không
đúng cũng chẳng sai. Mark chỉ máy móc làm theo những công thức toán học cậu được
dạy trên lớp mà không hiểu ý nghĩa của chúng, cứ như là cậu ta đang viết một bài thơ
bằng thứ ngôn ngữ mà chính mình cũng không hiểu. Mặc dù rất chăm chỉ và cố gắng,
nhưng “sự nghiệp học hành” của Mark là một thất bại điển hình.
Tuy nhiên, đến cuối kỳ, Mark đã hoàn toàn thay đổi. Cậu ta có thể tư duy các
vấn đề toán học hết sức rõ ràng và sáng tạo. Cậu thậm chí còn giải quyết được một bài
toán khó mà cả lớp không ai làm được. Vào một thời điểm nào đó trong kỳ học, Mark
đã nhận ra rằng các công thức toán học đều có ý nghĩa và cậu ta có thể hiểu được ý
nghĩa đó. Cậu ta bắt đầu lại từ những khái niệm cơ bản nhất, những khái niệm mà cậu
đã học từ rất nhiều năm nhưng không thực sự hiểu chúng. Cậu gặp khó khăn khi học
thuộc máy móc các công thức và khái niệm toán học. Nhưng khi đã hiểu được sâu sắc
những khái niệm nền tảng, cậu ta lại vượt qua được nó. Với cách tư duy mới này,
Mark xây dựng được hiểu biết chắc chắn về toán và cậu đã rất thành công trong khóa
học.
Cuộc sống của Mark thay đổi nhờ áp dụng nguyên tắc luôn tìm hiểu bản chất
sâu sắc của vấn đề. Nguyên tắc này có thể học và áp dụng được trên mọi lĩnh vực và
trong mọi ngành nghề. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều người bình thường trở thành
những nhà lãnh đạo, nhà văn, nghệ sĩ, chuyên gia tài chính, giáo viên, nhà sản xuất
phim, nhà khoa học, và trong một số trường hợp, trở thành những nhà tỷ phú nhờ áp
dụng những phương pháp này.
“Giáo dục là những gì còn lại sau khi quên đi tất cả mọi điều bạn được học”. -
B.F. Skinner

Chúng tôi là những giáo sư đại học. Vì vậy, rất nhiều câu chuyện được kể trong
cuốn sách này diễn ra trong môi trường học thuật. Nhưng chúng tôi cũng đã giảng dạy
hàng chục nghìn học viên lớn tuổi. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu
những câu chuyện của chúng tôi hoặc theo đúng ngữ cảnh đối với các bạn sinh viên/
giảng viên; hoặc theo nghĩa ẩn dụ đối với những người đã trải nghiệm cuộc sống. Khi
Aesop viết câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, ông không chỉ nói về rùa và thỏ.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường phải đối mặt với những thử thách tương tự như
việc thi cử, ghi điểm và hiểu được nội dung bài học. Thay vì thi cử, chúng ta thường
xuyên phải vượt qua những câu hỏi khó của các nhà tuyển dụng, gia đình hay bạn bè;
thay vì ghi điểm cao, chúng ta vẫn thường xuyên bị đánh giá trong công việc cũng
như xã hội; thay vì phải hiểu được nội dung bài học, chúng ta vẫn luôn phải cập nhật
các kỹ năng, kiến thức mới để có thể theo kịp sự thay đổi chóng mặt của thế giới.
Những câu chuyện của chúng tôi đều có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của
bạn. năm nhân tố phát triển tư duy và năng lực học hỏi
Thật đáng ngạc nhiên, bạn chỉ cần sử dụng một vài chiến lược tư duy để học
tập và làm việc hiệu quả hơn, dù là trong lớp học, phòng họp hay phòng khách. Chính
bạn có thể lựa chọn việc trở nên thành công hơn nhờ áp dụng 5 thói quen tư duy được
đề cập chi tiết, cụ thể và có tính ứng dụng thực tế cao trong cuốn sách này. 5 thói quen
sẽ được chúng tôi giới thiệu sơ qua dưới đây.
Tìm hiểu vấn đề thấu đáo:
Đừng cố gắng đâm đầu vào những vấn đề phức tạp ngay từ đầu; hãy dành thời
gian tìm hiểu trước. Hãy bình tĩnh tìm ra những điểm chính yếu của vấn đề. Tiếp đó,
thẳng thắn nhìn nhận những điều mình đã biết và còn chưa biết, rồi tìm cách khắc
phục lỗ hổng. Hãy bỏ qua thành kiến và quan điểm cá nhân. Có nhiều mức độ hiểu
biết khác nhau giữa 2 thái cực ‘hiểu’ hay ‘không hiểu’. Các bạn luôn có thể đào sâu
thêm hiểu biết của mình. Có hiểu biết chắc chắn, sâu sắc và toàn diện về những vấn đề
liên quan là nền tảng cho thành công.
Mắc sai lầm:
Hãy chấp nhận thất bại để thành công. Chủ động phạm sai lầm để biết cách làm
đúng. Sai lầm là những người thầy xuất sắc. Chúng giúp chúng ta nhận ra được những

cơ hội đã bị bỏ qua và những lỗ hổng trong nhận thức. Chúng cũng giúp ta định
hướng bước đi tiếp theo và phát huy trí tưởng tượng của mình.
Đặt câu hỏi:
Liên tục đặt ra những câu hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Hãy chú ý
đặt ra câu hỏi đúng. Trả lời những câu hỏi không liên quan tới vấn đề là rất lãng phí
thời gian. Ý tưởng luôn lẩn khuất xung quanh bạn. Những câu hỏi đúng đắn sẽ giúp
phát huy và kết nối ý tưởng dường như vô hình đó.
Đi theo dòng ý tưởng:
Hãy đi theo dòng ý tưởng, theo dõi từ nơi ý tưởng xuất phát cho đến những cơ
hội phát triển của ý tưởng. Một ý tưởng là điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết
thúc. Các ý tưởng sẽ tự sinh sôi. Đi theo chuỗi những ý tưởng nhỏ sẽ có thể đưa lại kết
quả bất ngờ.
4 chiến lược này là những nhân tố cơ bản của tư duy hiệu quả. Và chúng tôi đã
tìm ra cách giúp các bạn dễ dàng ghi nhớ chúng. Các bạn chỉ cần ghi nhớ 4 nhân tố cơ
bản từng được người Hy Lạp cổ đại coi là thành phần tạo nên vũ trụ và tự nhiên – Đất,
Lửa, Khí và Nước. Quan niệm về những nhân tố tự nhiên này đã tồn tại từ trước thời
kỳ của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và tư
duy của thời kỳ Phục Hưng. Để giúp các bạn dễ ghi nhớ và áp dụng những phương
pháp tư duy này, chúng tôi đã đặt tên cho 4 chiến lược tư duy này theo 4 nhân tố kinh
điển của vũ trụ:
Đất : Tìm hiểu vấn đề thấu đáo
Lửa : Mắc sai lầm
Khí: Đặt ra câu hỏi
Nước : Đi theo dòng ý tưởng
Khi đã sử dụng thành thục những chiến lược này, các bạn có thể thay đổi. Nhân
tố đặc biệt trong tự nhiên– nhân tố thứ 5 – là nhân tố hoàn thiện tạo lập nên mọi thiên
đường. Nhưng trong chủ đề phát triển tư duy và năng lực học hỏi của cuốn sách, nhân
tố thứ 5 là sự thay đổi.
Nhân tố thứ 5: Sự thay đổi
Sự thay đổi:

Nhân tố thứ 5 là sự thay đổi. Khi đã thành thạo 4 thói quen tư duy chính, cách
nghĩ và cách học của các bạn sẽ thay đổi. Các bạn luôn có thể nâng cao năng lực học
hỏi của mình trong mọi vấn đề, từ học tập đến cuộc sống. Thay đổi luôn là nhân tố
giúp bạn phát huy tối đa năng lực học hỏi của mình.
Trong bất kỳ một bộ phim, vở kịch hay tác phẩm văn học nào, chúng ta đều có
thể dễ dàng nhận ra nhân vật chính của tác phẩm là người có số lần thay đổi nhiều
nhất trong cả câu chuyện. Cuộc sống của chúng ta là một chuyến phiêu lưu kỳ thú.
Khi bạn chấp nhận thay đổi, đó cũng là lúc bạn chủ động lựa chọn đường hướng đến
thành công, cũng như để trở thành “anh hùng” trong câu chuyện cuộc đời của chính
mình.
Những phần tiếp theo của cuốn sách sẽ mô tả kỹ hơn 5 nhân tố tư duy này. Các
bài tập, ví dụ minh họa và câu chuyện trong từng chương sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm
bắt, từ đó mang lại sự thay đổi cho bản thân và cho tập thể xung quanh.
Các nhân tố và bài tập giúp các bạn có được một trực giác định hướng tự nhiên
để thành công trong cuộc sống. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều người phát huy
được năng lực sáng tạo ngoài sức tưởng tượng của chính họ. Chính những câu chuyện
này càng làm chúng tôi tin tưởng rằng mọi người đều có thể tạo ra một cuộc sống
thành công vượt ra ngoài các tiêu chuẩn thành đạt thông thường. Chúng tôi hy vọng
rằng cuốn sách này sẽ có ích cho tất cả mọi người: các sinh viên sẽ áp dụng những
phương pháp độc đáo này trong học tập; các giảng viên có thể sử dụng những câu
chuyện trong cuốn sách cho bài giảng của mình; các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp,
khoa học, chính trị hay nghệ thuật có thể sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo
nhiều hơn; và tất cả mọi người có thể áp dụng cuốn sách để xây dựng cuộc sống tốt
đẹp hơn cho chính mình.
Các bạn nên đọc cuốn sách này như thế nào?
Biến những nhân tố tư duy này trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày
của các bạn là một thử thách lớn. Các bạn nên đọc đi đọc lại cuốn sách này thật kỹ
lưỡng. Chúng tôi thậm chí còn nghĩ đến việc in cuốn sách này lặp lại ba lần (có nghĩa
là cuốn sách sẽ được in dày gấp ba) tuy nhiên, nhà xuất bản lại không đồng ý với ý
tưởng mới mẻ này. Vì vậy, chúng tôi gợi ý cách đọc sách như sau:

Đọc lần 1: Hãy đọc để lấy ý chính và đừng chú ý đến các chi tiết – Trong
suốt cuốn sách, chúng tôi có đưa ra những bài tập để giúp các bạn dừng lại suy nghĩ,
tìm hiểu và thử nghiệm vấn đề. Nhưng trong lần đọc đầu tiên này, các bạn không cần
thiết phải làm chúng. Thay vào đó, hãy tìm hiểu dàn ý lớn của các vấn đề.
Đọc lần 2: Thực hành bài tập – Từ từ đọc lại cuốn sách thêm 1 lần nữa. Lần
này, các bạn hãy thực hiện các bài tập, đồng thời dành thời gian suy nghĩ làm thế nào
để áp dụng những gợi ý và trải nghiệm này vào cuộc sống hàng ngày của bản thân.
Đọc lần 3: Biến các phương pháp tư duy thành của bạn – Đến lúc này, các
bạn đã thực hiện các bài tập và suy ngẫm về các nhân tố tư duy 2 lần. Trong lần đọc
thứ 3, hãy làm cho các thói quen này trở thành thói quen suy nghĩ của bạn.
Chúng tôi khuyến khích các bạn dành thời gian đọc lại từng phương pháp. Mỗi
một phương pháp tư duy sẽ có tác dụng trong từng thời điểm khác nhau. Bạn càng
ngẫm nghĩ và áp dụng những nhân tố này nhiều, bạn càng có được nhiều lợi ích.
Đất
1. Nền móng để phát triển tư duy: Tìm hiểu vấn đề thấu đáo

“Anh ta chưa bao giờ làm hỏng việc.
Nhưng cũng chẳng biết tại sao mình chưa bao giờ làm tốt.
Bằng những người khác”
-Trích từ “Cái chết của kẻ làm thuê”, Robert Frost
Như mọi sinh viên khác, Silas đang rất phấn khởi pha chút hồi hộp khi chờ
nhận kết quả bài kiểm tra. “58%”. Con số 58% đỏ chót phía trên cùng tờ giấy thi làm
Silas cảm thấy bất ngờ và thất vọng. “Mình biết rất rõ những vấn đề trong bài thi mà.
Mình bị điểm thấp chẳng qua là vì mấy lỗi sai vớ vẩn thôi. Chứ mình thật sự hiểu bài
mà”. Cậu ấy thực sự tin rằng mình đã hiểu hết vấn đề. Rất tiếc là những sự bất ngờ
không mấy vui vẻ đó vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong nhiều năm sau khi chúng ta đã
rời ghế nhà trường. Rất nhiều người tự tin (một cách sai lầm) dành cả những năm
tháng sự nghiệp của mình chỉ để ôm ghì lấy lối suy nghĩ rằng họ biết nhiều hơn và
xứng đáng nhận được nhiều lời ngợi khen hơn là những gì ghi trong bảng đánh giá
hàng năm hay những gì thể hiện bên ngoài mức lương và độ thành công có thể quan

sát được.
Nhưng hiểu biết không phải chỉ nằm ở ranh giới giữa ‘có’ và ‘không’; nó không
như công tắc tắt bật của bóng đèn. Silas đã dành hàng giờ để ôn thi. Nhưng thay vì
đào sâu suy nghĩ tìm ra mấu chốt thì cậu ta lại dành thời gian để học thuộc lòng. Cậu
ta đã có thể đạt điểm cao hơn nếu biết sử dụng thời gian đó để ôn tập thật kỹ kiến thức
cơ bản, tìm hiểu dàn ý tổng thể, kết nối các chi tiết vào dàn ý lớn và suy nghĩ về
những vấn đề rộng hơn, bên ngoài những gì cậu được dạy trên lớp. Cách ôn thi của
Silas rất giống như cách tư duy của một đứa trẻ tiểu học đang cố ghi nhớ phép cộng
tổng các số có 2 chữ số nhưng lại không hiểu cơ chế hoạt động của phép tính cộng
như thế nào và do đó, chúng không biết cách cộng các số hạng có 3 chữ số. Silas còn
hiểu rất nông và thiếu chắc chắn về vấn đề cậu được học. Một thay đổi nhỏ trong bài
thi cũng khiến Silas gặp khó khăn bởi cậu ta chỉ tập trung vào những con số và thông
tin riêng lẻ, rời rạc chứ không tìm hiểu ý nghĩa và sự liên kết của các khái niệm.
Khi bạn học bất kỳ điều gì, hãy cố gắng đào sâu và nắm chắc. Nếu bạn học
đánh đàn piano, thay vì cố ghi nhớ cách đánh, hãy học cách lắng nghe từng nốt nhạc
và tìm hiểu cấu trúc của giai điệu. Bạn nên tự hỏi: “Liệu mình có thể chơi nhạc chỉ
bằng tay phải không?”. Nếu bạn đang học về Nội chiến Mỹ, thay vì chỉ học thuộc
lòng các sự kiện – Lincoln là tổng thổng, tướng Lee là người đứng đầu quân đội miền
Nam, chính sách nô lệ là một trong những nguyên nhân dẫn đến Nội chiến , bạn hãy
cố gắng hiểu hoàn cảnh lịch sử cũng như các mâu thuẫn xã hội và phe phái đã dẫn đến
cuộc chiến đẫm máu này. Nếu bạn cần đưa ra các quyết định bầu cử, đừng chú ý vào
bề ngoài và những bài diễn thuyết của các ứng viên. Hãy tìm hiểu các ứng cử viên thật
toàn diện, khách quan và đưa ra nhận xét của riêng bạn về các ứng viên đó.
Trong bất cứ vấn đề gì, các bạn luôn có thể hiểu vấn đề sâu hơn rất nhiều so với
những gì đang tồn tại trong nhận thức của bạn. Đặt ra tiêu chuẩn cao cho mức độ hiểu
biết trong mọi vấn đề có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức của bạn về thế giới bên
ngoài. Những lý giải tiếp theo đây sẽ giải thích tại sao xây dựng hiểu biết sâu sắc về
các vấn đề lại là nền tảng quan trọng để có được tư duy hiệu quả.
Tìm hiểu những vấn đề cơ bản một cách kỹ lưỡng
Những vấn đề cơ bản nhất của bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể được tìm hiểu ở

mức độ sâu hơn. Hãy xem cách các vận động viên tennis chuyên nghiệp phán đoán
đường đi của trái bóng; cách các nhà toán học hiểu về các con số; cách những sinh
viên xuất sắc hiểu kỹ hơn các khái niệm cơ bản đã được dạy khi càng học lên cao; hay
cách những người thành công liên tục suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu
cuộc sống. Những người xuất sắc trong mọi lĩnh vực luôn luôn củng cố và mở rộng
hiểu biết của họ về những vấn đề cơ bản.
Buổi học đáng nhớ với nghệ sĩ kèn trumpet(1)
(1) Kèn trumpet có xuất xứ ở Ai Cập từ thời xa xưa và được sử dụng trong
quân đội như là tù và. Ngày nay, kèn trumpet được sử dụng trong nhiều mục đích và
nhiều loại nhạc như: nhạc cổ điển, nhạc jazz, nhạc rock, blues, nhạc pop và nhạc
đồng quê. Trumpet là loại kèn đồng có tiếng cao nhất.
Tony Plog là một nghệ sĩ kèn trumpet nổi tiếng thế giới. Ông đồng thời cũng là
nhà soạn nhạc và giảng viên dạy loại nhạc cụ này. Một vài năm trước, chúng tôi có dịp
được dự thính một buổi dạy của ông cho những nghệ sĩ đã thành danh. Trong suốt
buổi học, từng học viên trình bày những đoạn nhạc do mình tự chọn. Họ chơi rất xuất
sắc. Tony lắng nghe từng người và luôn bắt đầu nhận xét của ông bằng một lời khen:
“Rất tốt, rất tốt. Đoạn nhạc này khá là khó phải không?”. Tiếp đó, ông tiếp tục đưa ra
lời khuyên cho từng học viên để họ có thể trình diễn xuất sắc hơn, tập trung vào kỹ
năng chơi nhạc và độ nhạy cảm với âm thanh. Chúng tôi không lấy gì làm ngạc nhiên
về phương pháp dạy này. Nhưng rồi ông thay đổi bài học.
Ông đề nghị các học viên chơi một đoạn nhạc rất đơn giản dành cho những
người mới tập trumpet. So với những màn trình diễn đầy kỹ thuật trước đó, đoạn nhạc
này giống như trò chơi của trẻ con vậy. Sau khi mọi người đều đã trình bày xong, lần
đầu tiên trong buổi học, Tony trực tiếp cầm kèn lên chơi. Ông chơi đúng đoạn nhạc
cho người mới “vào nghề” đó, nhưng màn trình diễn của ông cực kỳ tinh tế, khác hẳn
những bài trình bày đơn giản của các học viên lúc trước. Từng nốt nhạc đều rất sâu
lắng, rất tinh tế và đầy cảm xúc. Chúng tôi như hiểu được ý nghĩa và sắc thái sâu sắc
của từng nốt nhạc đơn giản. Kể cả những học viên giỏi nhất cũng không thể thực hiện
màn trình diễn tuyệt vời được như vậy. Sự khác biệt giữa bậc thầy về kèn trumpet và
những học viên tài năng nhất không phải được thể hiện qua những bản nhạc diễn phức

tạp, yêu cầu kỹ thuật cao. Sự khác biệt ấy được thể hiện trong những đoạn nhạc đơn
giản nhất. Tony nhấn mạnh với các học viên của mình về tầm quan trọng của việc
thành thục nốt nhạc đơn giản nhất trước khi họ có thể trở thành bậc thầy trong bộ môn
nghệ thuật này.
Bài học ở đây rất rõ ràng. Người thầy thiên tài đề nghị các học viên tài năng
hãy tập trung luyện tập những đoạn nhạc đơn giản với kỹ thuật và cảm xúc hoàn hảo
nhất. Đào sâu tìm hiểu các vấn đề cơ bản một cách thấu đáo là bí quyết để tạo nên
thành công trong mọi lĩnh vực.
Vậy như thế nào là hiểu biết vấn đề một cách thấu đáo? Làm thế nào các
bạn biết được mình có hiểu kỹ vấn đề hay không? Khi được yêu cầu chơi đoạn nhạc
đơn giản dành cho người mới học, các học viên đều thực hiện đầy đủ và họ nghĩ rằng
họ đã chơi rất tốt rồi. Trước khi được chứng kiến màn trình diễn của người nghệ sĩ bậc
thầy, hẳn là họ không thể hình dung được bản nhạc đơn giản lại có thể được thể hiện
hay đến như vậy.
Trong mọi việc bạn làm, hãy luôn củng cố và mở rộng tìm hiểu những khái
niệm, vấn đề cơ bản nhất. Một lần học không bao giờ là đủ cả. Càng đào sâu, các bạn
sẽ càng có cơ hội để hiểu kỹ hơn và nắm chắc hơn. Có thể các bạn cho rằng học lại
những thứ cơ bản là bước đi giật lùi, là lãng phí thời gian. Tuy nhiên, củng cố nền
tảng kiến thức là việc đầu tiên cần làm để giúp các bạn có thể vươn xa hơn.
Một phương pháp thúc đầy tư duy hiệu quả
Nắm chắc những vấn đề cơ bản
Hãy lựa chọn một lĩnh vực hay kỹ năng các bạn muốn đào sâu phát triển. Dành
ra 5 phút để điểm lại những vấn đề cơ bản của lĩnh vực đó. Ghi lại mọi ý tưởng và
khái niệm xuất hiện trong đầu bạn. Tiếp đó, dành 30 phút để suy nghĩ thật kỹ về 1
điểm trong danh sách bạn vừa viết ra. Hãy xem việc thành thạo các kiến thức cơ bản
có thể giúp các bạn học được những kỹ năng và kiến thức cao cấp hơn như thế nào.
Áp dụng bài tập này mỗi khi bạn muốn tiếp cận một kỹ năng hay vấn đề mới.
Ví dụ minh họa: Bạn sinh viên A muốn tìm hiểu kỹ hơn về những khái
niệm cơ bản của bộ môn kinh tế học. Cậu ta nên làm như thế nào?
Bước 1: Lên danh sách một vài luận điểm kinh điển trong kinh tế học: tối đa

hóa lợi nhuận, kinh tế thị trường, vấn đề cung - cầu, cân bằng cung - cầu . (Danh sách
này thực ra là chưa đủ và khá lộn xộn, nhưng khởi đầu như vậy là rất tốt rồi).
Bước 2: Đào sâu suy nghĩ về vấn đề cân bằng cung - cầu. Cậu nghĩ: “Trước
tiên, mình phải hiểu ý nghĩa của đồ thị cung - cầu đã. Trục tung của đồ thị này thể
hiện giá cả và trục hoành là số lượng hàng hóa. Do vậy đường cầu mới dốc xuống,
còn đường cung thì dốc lên như thế này. Vậy thì điểm cân bằng cung - cầu là giao
điểm giữa 2 đường: đường cung và đường cầu. Khi số lượng hàng hóa càng tăng thì
theo đồ thị này, giá cầu sẽ lớn hơn giá cung. Tại sao lại như vậy nhỉ?”
(Chúng ta có thể thấy, trong ví dụ này, sinh viên A đã xác định chính xác lỗ
hổng kiến thức cơ bản của cậu ta, cụ thể ở đây là ý nghĩa của đồ thị cung - cầu. Cậu ta
hiểu rằng mình phải bắt đầu học từ vấn đề này. Nắm chắc những vấn đề cơ bản sẽ
giúp cậu nhanh chóng nắm bắt cũng như hiểu rõ hơn những vấn đề tiếp theo).
Để hiểu thấu đáo vấn đề
“ Khoa học thực ra chỉ là những tư duy trong đời thường được chắt lọc mà
thành” -Albert Einstein
Tìm hiểu những vấn đề phức tạp nhờ các trải nghiệm giản đơn trong đời
sống hàng ngày. Rất nhiều khái niệm phức tạp được phát triển từ việc chú ý quan sát
những sự việc xảy ra trong cuộc sống đời thường. Tích phân là một trong những khái
niệm toán học quan trọng nhất được phát hiện trong lịch sử nhân loại. Đây là khái
niệm giúp tạo ra cuộc sống hiện đại mà chúng ta đang có ngày nay. Rất nhiều những
phát minh công nghệ quan trọng, từ tàu vũ trụ cho đến tivi plasma, máy tính và điện
thoại di động sẽ đều không tồn tại nếu chúng ta không biết đến sự tồn tại của tích
phân. Và khái niệm này được phát triển dựa vào một quan sát rất đơn giản – quan sát
quả táo rơi từ trên cây xuống như thế nào.
Vào năm 1665, nạn dịch hạch bùng nổ tại Anh. Đại học Cambridge phải đóng
cửa để phòng tránh sự lây lan chóng mặt của dịch bệnh này. Isaac Newton và các sinh
viên của mình đều phải về nhà. Suốt 2 năm sau đó, New- ton chuyển về sống tại trang
trại của người cô. Trong thời gian này, ông đã phát triển những ý tưởng cơ bản về tích
phân và 3 định luật vật lý nổi tiếng của mình. Câu chuyện nổi tiếng chúng ta vẫn được
nghe về việc Newton bị một quả táo rơi vào đầu và từ đó phát hiện ra trọng lực và tích

phân hoàn toàn có thể là sự thật. Tốc độ rơi của quả táo được khái quát thành đạo
hàm–khái niệm bắt nguồn từ công thức đơn giản: vận tốc bằng quãng đường chia cho
thời gian. Còn tích phân chính là khái niệm tổng quát xuất phát từ ý tưởng chúng ta có
thể tính được khoảng cách rơi quả táo khi biết được vận tốc rơi bằng cách nhân vận
tốc với thời gian.
Những ý tưởng lớn nhất, vĩ đại nhất như nguyên lý hoạt động của các hành tinh
trong vũ trụ được phát hiện ra chỉ nhờ việc tìm hiểu kỹ lưỡng một quả táo rơi như thế
nào. Newton lý giải nguyên lý vận động của các hành tinh trong vũ trụ bằng những
quy luật vật lý diễn ra trong đời sống hàng ngày. Chìa khóa của những vấn đề phức
tạp chính là nằm tại những hiện tượng đơn giản nhất. Càng hiểu sâu sắc về những chủ
đề cơ bản bao nhiêu, các bạn sẽ càng dễ dàng tiếp thu những vấn đề phức tạp hơn bấy
nhiêu.
Ngày nay, khi được hỏi về lý do tại sao tích phân lại khó như vậy đối với sinh
viên, phần lớn các giảng viên toán học đều trả lời: “Đó là vì các sinh viên của chúng
tôi không nhớ những khái niệm cơ bản đã được học từ hồi lớp 8, lớp 9”. Để học tốt
tích phân, các bạn phải nắm rất vững những vấn đề đại số hết sức cơ bản. Trong bất kỳ
môn học nào, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới, các bạn hãy chú ý hiểu kỹ toàn bộ
kiến thức của những kỳ thi trước đó. Nếu không nắm được những kiến thức cơ bản
này thì bạn không bao giờ có thể sẵn sàng cho các kỳ thi trong tương lai. Các giảng
viên cũng nên chú ý đến vấn đề này. Hãy ôn luyện lại những kiến thức cơ bản cho
sinh viên của mình trước khi đi vào những vấn đề cao cấp các bạn muốn đề cập.
Để thành công trong bất kỳ môn học nào, các bạn hãy thường xuyên đọc lại
những kiến thức cơ bản. Các bạn có thể thấy hình như những thứ cơ bản này quá là
đơn giản.
Nhưng thực ra, các khái niệm đó lại là những mục tiêu di động. Càng học sâu,
những vấn đề cơ bản lại càng được hiểu ở mức độ sâu hơn, kỹ hơn. Người nghệ sĩ
trumpet bậc thầy nhận ra được sự tinh tế trong một đoạn nhạc đơn giản, nhờ vậy ông
lại càng xuất sắc hơn trong những màn trình diễn ở trình độ cao cấp.
Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Hãy tự hỏi: bạn đã biết những gì rồi?

Bạn đã hiểu hay chưa hiểu thật kỹ những kiến thức cơ bản? Hãy nghĩ về một
vấn đề mà bạn cho rằng mình đã rất hiểu hoặc đang muốn tìm hiểu. Trên một tờ giấy
trắng, bạn hãy viết ra toàn bộ những điểm chính của vấn đề đó mà không nhìn vào
sách vở. Bạn có thể viết ra một dàn ý đầy đủ, rõ ràng của những vấn đề cơ bản không?
Bạn có gặp khó khăn để tìm ra ví dụ minh họa cho vấn đề không? Bạn có nhìn được
tổng quát các vấn đề không? Tiếp đó, so sánh những gì bạn đã viết với những nguồn
thông tin tham khảo bên ngoài (trong sách vở, Internet, từ các chuyên gia, hay người
sếp phụ trách của bạn ). Nếu phát hiện ra lỗ hổng trong kiến thức cơ bản của mình,
cần phải điều chỉnh ngay. Học lại những vấn đề cơ bản thật cẩn thận và có phương
pháp. Hãy cố gắng hiểu kỹ những lỗ hổng kiến thức đó cũng như những vấn đề liên
quan. Liên kết các kiến thức mới có này với những gì bạn đã biết. Liên tục thực hiện
bài tập này mỗi khi bạn tiếp xúc với những kiến thức cao cấp hơn (hãy giữ lại tài liệu
của những lần thực hiện bài tập này lúc trước để xem hiểu biết của bạn đã sâu tới mức
nào). Mỗi lần ôn lại kiến thức cơ bản, kiến thức của bạn về vấn đề sẽ càng được nâng
cao.
Ví dụ minh họa: Bầu cử
Bạn hiểu rõ năng lực của nhân vật ứng cử như thế nào? Bạn có biết về thành
tích và kinh nghiệm của họ không? Hãy lên danh sách về những vấn đề bạn quan tâm.
Tiếp đó, liệt kê những đầu mục thông tin bạn nghĩ các ứng viên cần phải đề cập đến –
chính sách của họ là gì? Kết quả bầu cử trong quá khứ của họ như thế nào? Họ có
những giải pháp gì cho các vấn đề cử tri đang quan tâm? Phần lớn những người đi bỏ
phiếu có rất ít thông tin, nếu có thì thông tin cũng không chính xác và thiếu khách
quan, đặc biệt là đối với những ứng cử viên họ không có cảm tình. Sau đó, tìm những
thông tin liên quan và kiểm tra xem ứng viên nào phù hợp nhất với tiêu chí lựa chọn
của bạn. Tìm hiểu kiến thức cơ bản liên quan đến ứng viên sẽ giúp bạn có cơ sở vững
chắc hơn để ra quyết định.
Để hiểu thấu đáo vấn đề
Đối với những thách thức lớn, đừng đâm đầu xử lý việc khó ngay!
Trong một bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 25/5/1961, Tổng thống John F.
Kennedy đã đưa ra một tuyên bố đầy thử thách cho nước Mỹ: “Tôi tin rằng đất nước

của chúng ta hoàn toàn có thể đưa người lên Mặt trăng và trở về Trái đất an toàn ngay
trong thập kỷ này!”. Ngay sau đó, vào ngày 26/5, Cơ quan vũ trụ quốc gia Mỹ NASA
đã bắt đầu kế hoạch hiện thực hóa mục tiêu này. Nhưng họ không bắt đầu bằng việc
tìm cách đưa người lên vũ trụ, họ tập trung vào mục tiêu khác: đưa tàu lên mặt trăng.
Chỉ 3 năm sau đó, NASA phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Ranger 7 lên
mặt trăng. Con tàu đã truyền về mặt đất thành công 4.000 bức ảnh về bề mặt của mặt
trăng trước khi nó được cho hạ cánh thử nghiệm. Ranger 7 vỡ tan khi hạ cánh với vận
tốc 5.861 dặm/giờ (2). Phải mất đến mười lăm lần cải tiến liên tục trước khi NASA
đưa thành công phi hành đoàn Apolo 11 lên mặt trăng vào ngày 16/7/1969.
(2)Tương đương khoảng 9.432 km/h
Các nhà khoa học lớn không bao giờ xử lý những vấn đề khó ngay khi bắt đầu
công việc. Đâm đầu vào những câu hỏi phức tạp đồng nghĩa với việc chấp nhận thất
bại ngay từ đầu. Họ hiểu rằng giải quyết những thách thức phức tạp ngay lúc đầu sẽ
rất mất thời gian và không giúp giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, các nhà khoa
học lớn luôn bắt đầu bằng việc giải quyết những nút thắt đơn giản để từ đó học được
cách giải quyết các vấn đề lớn hơn, khó hơn.
“Cần giải quyết những nút thắt đơn giản trước khi giải quyết một vấn đề phức
tạp. Khi bạn đối mặt với thất bại của vấn đề lớn, thay vì ngoan cố, hãy tìm ra những
nút thắt dễ hơn cần giải quyết” - George Polya.
Khi vấn đề phổ quát làm khó bạn, người thông minh sẽ tìm ra một những nút
thắt cơ bản hơn, dễ dàng hơn có thể xử lý trước. Khi giải quyết được triệt để những
vấn đề nhỏ hơn này, họ sẽ học được từ đó những kinh nghiệm để chú tâm vào mục
tiêu lớn hơn và khó hơn sau đó.
Hãy áp dụng chiến thuật này cho công việc của bạn: khi phải đối mặt với một
thử thách hay một vấn đề nan giải, hãy đi tìm những nút thắt đơn giản. Hãy tập trung
giải quyết vấn đề thứ yếu bạn thuộc nằm lòng để thành công trước. Hãy tự tin rằng
một khi bạn đầu tư đúng hướng vào vấn đề nhỏ trước, bạn sẽ có được những kinh
nghiệm quý báu để vượt qua khó khăn lớn hơn sau này. Tuy nhiên, trong khi làm
những công việc “dễ thở hơn” này, đừng bị phân tâm tới vấn đề phức tạp, to lớn. Bạn
phải lên được mặt trăng trước khi nghĩ cách để đi lại trên đó.

Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Chú ý giải quyết những vấn đề đơn giản
Hãy nghĩ đến một vấn đề phức tạp nào đó bạn gặp phải trong công việc hoặc
trong cuộc sống. Tiếp đó, thay vì ôm đồm giải quyết hết một lúc, hãy chọn một nhánh
nhỏ và giải quyết tận gốc. Chú ý tìm hiểu cũng như đưa ra giải pháp cho vấn đề đơn
giản hơn này một cách thấu đáo. Cố gắng chọn vấn đề vừa đủ để bạn có thể đánh giá
cả mối quan hệ cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với mục tiêu chính. Chỉ sau khi
giải quyết xong, bạn mới nên dành thời gian để nghĩ đến vấn đề lớn.
Ví dụ minh họa: Một sinh viên giải quyết thách thức quản lý thời gian của
mình như thế nào?
Quản lý thời gian hiệu quả luôn là vấn đề lớn với mình. Vì vậy, thay vì cố gắng
quản lý toàn bộ quỹ thời gian, mình sẽ chỉ tập trung hoàn thành các bài tập về nhà.
Việc này vẫn khá là khó. Thế thì phải bắt đầu với việc tạo thói quen tự học ở nhà.
Mình có thể dành ra 10 phút sau mỗi buổi học để đọc lại bài và nghĩ cách làm bài tập.
Mình cũng có thể dành ra 5 phút trước mỗi buổi học để xem lại những gì đã học trong
buổi trước. Làm được cả 2 việc thì quả thật rất tuyệt vời, nhưng kế hoạch này có vẻ
không khả thi lắm. Vậy thì mình sẽ cố gắng sau mỗi buổi học dành ra 10 phút để đọc
lại bài và bắt đầu làm bài tập về nhà. Thực ra thì vấn đề của mình không phải là quản
lý thời gian, vấn đề của mình là không tập trung được. Đúng rồi! Thế thì mình phải tắt
máy tính và điện thoại trong 10 phút đó để hoàn toàn tập trung. Không có email và tin
nhắn điện thoại, 10 phút học tập trung đó sẽ hiệu quả hơn nhiều 30 phút học mất tập
trung. Khoảng thời gian đó sẽ giúp mình tập trung tuyệt đối vào bài học, giống như
tập thiền vậy. Và làm bài tập khi vừa học xong thì tốt hơn nhiều so với việc dành từng
đó thời gian để làm bài ngay trước ngày hết hạn, mình sẽ không phải mất thời gian ôn
lại bài cũ nữa. Một khi đã biến 10 phút học này thành thói quen, mình sẽ nghĩ tiếp về
vấn đề quản lý thời gian. (Các bạn có thể thấy, trong ví dụ này, giải quyết được vấn đề
nhỏ đã giúp cậu sinh viên nhận ra được một số nguyên tắc rất quan trọng để quản lý
thời gian, đó là: giá trị của sự tập trung hay việc lựa chọn thời điểm hợp lý và hiệu quả
nhất để làm việc)
Để hiểu thấu đáo vấn đề

Tìm ra điểm cốt lõi
Trong suốt nhiều thế kỷ, con người luôn cho rằng chỉ loài chim mới có thể bay
được. Và chúng ta cũng tin rằng chim bay được là vì chúng vỗ cánh. Nhưng rõ ràng
máy bay vẫn có thể bay lượn mà đâu cần phải “vỗ” cánh? Điều kỳ diệu nằm ở chính
cấu tạo của đầu cánh. Đầu cánh chim được khẽ uốn cong lên, làm tăng tốc độ vận
động của không khí, từ đó khiến chúng có thể bay lượn trên trời, và đó cũng chính là
bí quyết giúp máy bay hoạt động. Rất khó để phát hiện ra điểm cốt lõi này bởi chúng
ta thường chỉ chú ý vào những đặc điểm dễ quan sát nhất, “lớn tiếng” nhất và hiển
nhiên nhất. Những nhà tiên phong lỗi lạc của ngành hàng không thật sự đã phải tập
trung một cách cao độ thì mới có thể gạt qua được hiện tượng vỗ cánh mà tập trung
vào cấu tạo đường cong nơi đầu cánh – điểm cốt lõi giúp chúng ta có thể bay lượn
trên bầu trời.
Tìm ra điểm cốt lõi . Khi gặp phải một vấn đề phức tạp và rối rắm, hãy cố
gắng tập trung để ý những điểm cốt lõi của vấn đề. Cốt lõi không có nghĩa là toàn bộ
vấn đề. Bạn vẫn còn một bước nữa để có thể hiểu sâu hơn cách thức những yếu tố
khác kết hợp với nhau để giải thích tình huống. Tuy nhiên, nhận diện rõ ràng và tìm ra
điểm cốt yếu sẽ là kim chỉ nam giúp bạn xác định được đường hướng. Để làm được
điều này, bạn cần thực hiện hai bước dưới đây:
Bước 1: Nhận biết và bỏ qua những chi tiết đánh lạc hướng để tìm ra được vấn
đề cốt lõi.
Bước 2: Phân tích thấu đáo những điểm cốt lõi này để có hướng giải quyết toàn
bộ vấn đề.
Đi tìm Waldo. Trong bộ truyện tranh nổi tiếng Waldo ở đâu rồi? dành cho các
bé của Martin Handford, trong mỗi trang sách tác giả vẽ ra hàng trăm các nhân vật
hoạt hình đứng lẫn vào nhau. Một trong số những nhân vật đó là Waldo, cậu bé với
chiếc áo kẻ ngang đỏ trắng nổi bật cùng cặp kính tròn vo. Nhiệm vụ của các em là tìm
ra cậu bé này. Và bọn trẻ xem chừng khá thích thú. Nếu không “trà trộn” vào “biển
người”, Waldo rất dễ bị phát hiện và trò chơi tìm kiếm trở nên tầm thường (và nhàm
chán). Thử thách đến từ chính những sự lộn xộn ấy. Khi gạt ra những chi tiết đánh lạc
hướng, bạn sẽ dễ dàng tìm ra những chi tiết quan trọng. Hơn nữa, khi gạt ra những chi

tiết không quan trọng, bạn sẽ tìm ra bản chất tưởng như vô hình của vấn đề.
Rất nhiều vấn đề cốt lõi được ẩn dưới hoàn cảnh lịch sử, xã hội hay những
thông tin phụ trợ bên ngoài. Giữa những thông tin rối loạn đó, các bạn phải tìm ra
được đâu là chi tiết quan trọng. Bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên về kết quả mình có được
sau khi tách bạch được những vấn đề bổ trợ. Những vấn đề cốt lõi sẽ rất rõ ràng và có
thể giải quyết được. Bỏ qua các thông tin đánh lạc hướng là một việc rất khó. Những
thông tin đó dễ khiến bạn chú ý và vì vậy bạn sẽ không tìm ra được mấu chốt thực sự.
Bằng cách lần lượt bỏ qua những thông tin đánh lạc hướng, các bạn sẽ dần dần tìm ra
được bản chất của vấn đề. Sau khi mây mù được dọn dẹp, các bạn sẽ hiểu rõ vấn đề và
phát triển được những ý tưởng mới. Hãy nhớ, có thể bạn không hiểu được tất cả mọi
vấn đề, nhưng chắc chắn bạn có thể dễ dàng bỏ qua nhiều vấn đề không cốt lõi.
“Trường phái trừu tượng không bắt đầu một cách trừu tượng. Bạn luôn phải
bắt đầu vẽ theo một hình mẫu thật nào đó, rồi từ từ lược bỏ hết những vết tích xác
thực” - Pablo Picasso
Tác phẩm của Picasso – nét phác hoạ đơn giản về chú bò tót . Trong những
năm từ 1945 đến 1946, Pablo Picasso cho ra đời một tác phẩm độc đáo, vẽ một chuỗi
những hình ảnh của bò tót. Sắp xếp thứ tự những hình ảnh này theo mức độ chi tiết,
hình vẽ chi tiết nhất là bức tranh đầu tiên với hình ảnh con bò trong thực tế với mọi
chi tiết vô cùng sống động. Rồi trong một chuỗi 18 bức tranh, Picasso từ từ giản lược
bớt các chi tiết, từ bộ da, cơ xương cho đến hình ảnh 3 chiều của con bò. Đến bức
tranh thứ 18, chúng ta chỉ còn thấy con bò được thể hiện những nét phác họa rất đơn
giản gồm 10 đường cong và 2 hình tròn. Nhưng 12 nét vẽ đó đã đủ thể thể hiện bản
chất của con bò – to lớn và đầy sức mạnh. Bức tranh cuối cùng này là bức tranh duy
nhất trong chuỗi các bức hình được Picasso đặt tên là “Bò tót”. Khi cắt bỏ những chi
tiết không quan trọng một cách có hệ thống (và không làm bò tót trở thành bò sữa),
chúng ta có thể học cách nhận ra những điểm cốt lõi.
Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Tìm ra điểm cốt lõi
Lựa chọn 1 vấn đề bạn muốn phân tích. Đánh giá và gạt đi mọi chi tiết bạn cho
là không quan trọng cho đến khi tìm được điểm cốt lõi. Mỗi vấn đề phức tạp có thể có

một vài ý tưởng cốt lõi tùy theo cách nhìn nhận khác nhau. Các bạn không nhất thiết
phải tìm ra một điểm chính duy nhất của vấn đề. Hãy xác định góc nhìn của mình và
tìm ra những ý tưởng cốt lõi theo quan điểm đó.
Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể thực hiện bài tập này để hiểu hơn về chính
mình. Bạn nghĩ gì về con người bản chất của mình? Khi đã trả lời được câu hỏi mình
thực sự là ai, các bạn có thể tập trung tối đa để đưa ra những quyết định mang tính
bước ngoặt trong cuộc sống.
Ví dụ minh họa: Cách làm cha mẹ
Nuôi dạy trẻ là công việc đòi hỏi các ông bố bà mẹ liên tục phải đưa ra các
quyết định hàng ngày. Tìm kiếm lời khuyên cho mọi tình huống là việc không khả thi.
Thay vào đó, hãy thiết lập cho mình một hoặc hai mục tiêu tiên quyết và sử dụng nó
như kim chỉ nam cho mọi hành động của bạn. Ví dụ như, một trong những mục tiêu
bạn có thể đặt ra là: nuôi dạy con cái trở thành những người có tư duy độc lập, có khả
năng tự quyết định và chịu trách nhiệm cho những quyết định của bản thân trong cuộc
sống. Mục tiêu này sẽ ảnh hưởng đến cách các bạn ứng xử trong mọi tình huống. Nếu
con bạn liên tục không hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà, các bạn sẽ chọn cách giải
quyết dễ dàng và trước mắt là giúp chúng làm bài tập hay áp dụng phương thức nhiều
thử thách hơn là khuyến khích lũ trẻ tự học và tự giải quyết bài tập? Xác định và ghi
nhớ những mục tiêu thiết thực sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định hàng ngày sáng
suốt hơn. Cho dù bạn đã gánh trên vai trách nhiệm làm cha mẹ hay chưa, góc nhìn này
vẫn có thể giúp bạn - từ giáo viên, sinh viên, chuyên gia, chủ doanh nghiệp hay thậm
chí với các chính trị gia - những người luôn phải đưa ra quyết định hàng ngày để phục
vụ cho mục tiêu dài hạn hơn là những mục tiêu ngắn hạn.
Để hiểu thấu đáo vấn đề
Khi đã xác định được điểm cốt lõi, các bạn đã có một nền tảng rất vững chắc để
hiểu và giải quyết toàn bộ vấn đề. Điểm cốt lõi không phải là tất cả, nhưng nó sẽ là
kim chỉ nam để bạn tìm ra giải pháp. Cái gì là điểm chính yếu? Cái gì là điểm không
quan trọng? Hãy tìm ra điểm chính yếu để tiếp tục thực hiện công việc. Các bạn hoàn
toàn có thể làm được điều đó.
Hãy xem ở đó có những gì?

Bạn (và tất cả mọi người quanh bạn) đều có các định kiến cá nhân
Hãy thừa nhận định kiến của mình, tìm cách hạn chế nó và tiếp tục khám phá.
- 2 tác giả vô danh (của cuốn sách này)
Chúng tôi, tác giả của cuốn sách này rất yêu thích hội họa, nhưng rất tiếc cả hai
đều là những kẻ ngoại đạo. Một vài năm trước, khi đến thăm trường Đại học Denison
ở Ohio, tôi (Burger) có cơ hội gặp gỡ một giáo sư mỹ thuật và nhờ vậy được tìm hiểu
thêm về bộ môn nghệ thuật này. Tôi chỉ hỏi vị giáo sư một câu hỏi duy nhất là: “Hãy
nói cho tôi biết một luận điểm quan trọng nhất trong ngành mỹ thuật”. Vị giáo sư khá
bất ngờ về câu hỏi này, ông dành vài phút suy nghĩ và nói: “Anh có biết bóng tối có
màu gì không? Màu của bóng tối chính là màu của bầu trời”. Mới đầu, tôi không hiểu
lắm. Như mọi người thường nghĩ, bóng tối sẽ có màu nâu hoặc màu đen. Nhưng nếu
quan sát kỹ hơn, các bạn sẽ thấy bóng tối bên ngoài bầu trời rộng lớn kia cũng có màu
sắc, một màu sắc tĩnh lặng và sâu lắng.
Câu trả lời của vị giáo sư này đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều, không chỉ là về
màu sắc của bóng tối. Tôi chợt nhận rằng cách nhìn nhận của chúng ta về mọi việc
quanh mình có nhiều lúc quá hời hợt. Chúng ta thường nhìn thấy những gì có vẻ như
là sự vật chứ không phải thực sự là bản chất của sự vật. Hàng ngày tôi đều nhìn thấy
bóng tối khi màn đêm buông xuống, nhưng tôi lại không hiểu màu sắc của bóng tối
thực sự là gì. Sắc màu sống động của bóng tối đã giúp tôi có một cách nhìn nhận hoàn
toàn mới mẻ về thế giới quanh mình cũng như về nghệ thuật hội họa.
Mỗi khi bạn quan sát hay tìm hiểu một vấn đề gì, hãy chú ý đến quan điểm của
mình. Hãy ghi nhớ rằng chúng ta luôn có xu hướng nhìn nhận mọi việc theo cách
chúng ta muốn hiểu, theo định kiến và giả định cá nhân của chúng ta. Vì vậy, các bạn
phải tìm cách nhận ra và gạt bỏ những định kiến và giả định đó để hiểu được thực sự
bản chất của vấn đề.
Bằng cách nhận ra và loại bỏ định kiến, các bạn sẽ có được hiểu biết toàn diện,
sâu sắc và thực chất về vấn đề.
Hai trải nghiệm trong lớp học mỹ thuật . Hiểu biết về hội hoạ có thể giúp chúng
ta nhìn nhận thế giới một cách toàn diện hơn. Chúng tôi muốn kể cho các bạn nghe
hai câu chuyện nhỏ khi chúng tôi còn là những sinh viên trong lớp học lịch sử mỹ

thuật.
Khi còn đang là sinh viên tại đại học Pomona, tôi (Starbird) có tham dự một lớp
học về nghệ thuật hội họa thời trung cổ của một giáo sư lớn tuổi giàu kinh nghiệm.
Chúng tôi đều tin rằng kiến thức sâu rộng về phong cách Gothic trong các nhà thờ cổ
mà vị giáo sư này có được là nhờ bà đã sống rất lâu và trực tiếp chứng kiến quá trình
xây dựng của những công trình đó. Một ngày, vị giáo sư đưa ra một bức tranh trung cổ
và hỏi tôi: “Anh Starbird, hãy cho chúng tôi biết anh thấy gì trong bức tranh này?”.
Tất nhiên là tôi không thể nghĩ ra được câu trả lời nào đủ bao hàm mọi ý nghĩa.
Bức tranh rất kỳ lạ với những mảng màu hỗn loạn và những vòng sáng nom thiếu
thiện cảm như đồ ăn ở McDonald vậy. Nhưng nghệ thuật luôn phải có một “ý tứ” nào
đó. Vì vậy, tôi cố gắng máy móc bắt chước cách phân tích hội họa mình đã từng được
nghe và trả lời: “Em nghĩ rằng những vòng sáng trong bức tranh thể hiện sự tuần hoàn
của cuộc sống, khởi đầu từ bóng tối nguyên thủy, tỏa sáng rực rỡ rồi lại trở về với sự
vĩnh hằng”. Vị giáo sư già đột ngột nói: “Bỏ hết những thứ rườm rà đấy đi. Hãy nói
cho chúng tôi biết anh thấy gì?”. Tôi không ngờ bà lại có phản ứng như vậy.
Câu chuyện thứ hai xảy ra nhiều năm sau đó khi tác giả Burger dự thính một
lớp học lịch sử mỹ thuật được nhiều sinh viên ưa thích tại trường đại học William. Vị
giáo sư đứng lớp giảng bài rất hay và sống động. Bà đưa ra bức tranh vẽ một nhà sư
đứng trên vách đá, quay lưng về phía người xem, nhìn ra mặt biển bao la và bầu trời
rộng lớn. Bà hỏi: “Các bạn thấy gì trong bức tranh này?”. Cả giảng đường lặng phắc.
Chúng tôi nhìn đi nhìn lại, nghĩ thật kỹ để tìm ra ý nghĩa của bức tranh nhưng không
thể nghĩ ra câu trả lời nào hội đủ ý nghĩa. Hẳn là chúng tôi đã bỏ qua một chi tiết nào
đó. Vị giáo sư rất bất ngờ và tự trả lời câu hỏi của mình: “Đây là bức vẽ của một nhà
sư đang đứng trên vách đá, quay lưng lại với chúng ta và nhìn ra mặt biển và bầu trời
rộng lớn!”. Hmm , tại sao chúng tôi lại không thể nhìn ra những chi tiết đấy nhỉ? Bởi
vị giáo sư đã đưa ra câu hỏi mà không cho chúng tôi biết tên của của tác phẩm này để
đảm bảo chúng tôi có thể quan sát và đưa ra câu trả lời thực chất, không có định kiến.
Thực ra đây là bức tranh nổi tiếng Nhà sư bên bờ biển của Caspar David Friedrich
(1808 – 1810).
Để hiểu rõ thế giới quanh mình hơn, bạn phải chú ý quan sát và đánh giá sự vật

theo đúng những gì bạn nhìn thấy thực tế chứ không phải những gì bạn cho rằng mình
nên thấy, cho dù những quan sát đó có rõ ràng và hiển nhiên đến mức nào. Nhận ra
những đặc điểm bạn thực sự thấy giúp bạn đánh giá sự việc thực chất hơn và nhìn ra
những chi tiết còn thiếu sót. Chỉ nói những gì bạn thực sự nhìn thấy, nếu không thì
đừng nói gì cả.
Thẳng thắn nhìn nhận những gì mình đã biết và còn chưa biết giúp chúng ta
nhận ra những điểm thiếu sót trong kiến thức của mình và chủ động tìm cách
khắc phục. Rút ngắn khoảng cách giữa những gì bạn đã biết và còn chưa biết là chìa
khóa để phát triển năng lực cá nhân.
Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Trung thực để nhìn nhận thực tế
Bài tập về nhà, các bài kiểm tra hay những quy trình tuyển dụng công việc
được xây dựng để đánh giá những gì chúng ta đã biết. Rất tiếc, dưới nhiều áp lực
thành tích và xã hội, chúng ta được khuyến khích thể hiện nhiều hơn những gì chúng
ta thực sự hiểu. Cho dù bạn đang làm việc hay học tập, hãy thử đóng cửa ngồi một
mình trong phòng, nhìn nhận những nhiệm vụ hoặc những câu hỏi kiểm tra, và thử tự
xác định những điểm bạn thực sự đã biết và còn chưa biết rồi viết ra giấy. Hãy thẳng
thắn nhìn nhận vấn đề và vạch ra chiến lược hành động để khắc phục những điểm yếu
tồn tại. Nhận định và đánh giá trung thực những điểm yếu trong kiến thức của mình là
bước nhảy quan trọng giúp các bạn hiểu sâu sắc vấn đề hơn.
Ví dụ minh họa: Nghệ thuật giao tiếp
Nếu các bạn đang làm bài luận, hãy đọc bài viết của mình theo đúng câu chữ
chứ đừng đọc theo ý tưởng bạn đang muốn truyền tải.
Hãy coi như mình không biết gì về nội dung bài luận, chỉ là một độc giả bình
thường. Thử xem bài luận của bạn có điểm nào còn chưa rõ ràng hay còn thiếu sót.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đã rất hiểu vấn đề rồi, nhưng lại không thể diễn đạt ý tưởng
một cách rõ ràng thì chắc hẳn bạn vẫn còn chưa hiểu thật kỹ về nó. Khi đã nhận ra và
khắc phục những điểm thiếu sót này, bài luận của bạn sẽ rất rõ ràng và có tính thuyết
phục. Đối với những bài thuyết trình, hãy sử dụng kỹ thuật tương tự, chú ý vào những
gì bạn thực sự nói ra chứ không phải những gì bạn nghĩ là mình sẽ nói.

Để hiểu thấu đáo vấn đề
Ý kiến số đông không phải lúc nào cũng đúng . Thông thường, những gì là ý
kiến của số đông thì lại không hề chính xác. Chúng ta dễ bị thuyết phục bởi vị trí, địa
vị xã hội hoặc niềm tin của số đông chứ không phải bằng bằng chứng thực tế. Tin
tưởng tuyệt đối vào số đông khiến chúng ta khó có thể tách biệt giữa những gì mình
thực sự hiểu với những gì chúng ta tin là đã hiểu. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua
câu chuyện về trọng lực.
Vào khoảng năm 340 trước công nguyên, Aristole khẳng định tốc độ rơi của vật
tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật thể đó. Tức là ông cho rằng vật nặng sẽ rơi nhanh
hơn vật nhẹ. Mọi người đều tin vào nhận định này vì 2 lý do: (1) Lập luận có vẻ hợp
lý; và (2) Aristole đã nói như vậy. Tư duy phản biện yếu kém kết hợp với niềm tin
tuyệt đối vào người có uy tín trong xã hội đã khiến chúng ta có hiểu biết sai về trọng
lực trong suốt 2.000 năm. Cuối cùng, vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, xã hội mới
bắt đầu chú trọng tin vào bằng chứng khoa học thay vì lời nói của các cá nhân uy tín
trong xã hội. Tất nhiên, cũng như với mọi diễn biến trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người, sự biến chuyển dần dần của nhận thức con người trên thực tế được mô tả
lại bằng những câu chuyện thần kỳ về sự thay đổi bất ngờ và đột ngột.
Trong trường hợp này, sự thay đổi trong nhận thức của con người về trọng lực
xuất phát từ một quá trình nghiên cứu lâu dài được kể lại thành câu chuyện thí nghiệm
thần kỳ (được cho là) của Galieo. Truyền thuyết kể lại rằng, vào năm 1588, Galileo
thử nghiệm giả thiết của Aristole về tốc độ rơi của các vật thể bằng thí nghiệm nổi
tiếng tại tháp nghiêng Pisa: từ trên đỉnh tháp, ông đồng thời thả 2 quả bóng có cùng
kích cỡ, một quả bằng sắt và một quả bằng gỗ rồi xác định thời điểm chạm đất của 2
vật thể này. Thật bất ngờ, kết quả cho thấy cả 2 quả bóng đều chạm đất cùng một thời
điểm. Như vậy, trọng lượng của vật thể không tỉ lệ thuận với tốc độ rơi của vật thể.
Thực tế là các vật thể với mọi trọng lượng nếu không có tác động của lực cản không
khí sẽ luôn rơi với tốc độ bằng nhau. Kể từ đó, chúng ta đã học được cách tin vào
bằng chứng xác thực thay vì tiếng nói chủ quan của những người có vị trí xã hội.
Tại sao trong suốt hàng ngàn năm, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào một giả
thiết có thể được kiểm chứng một cách dễ dàng? Câu trả lời là rất đơn giản: con người

có xu hướng tin tưởng vào những người họ biết hoặc tôn trọng. Vì vậy, trong mọi vấn
đề, các bạn phải xác định rõ cơ sở đưa ra ý kiến của mình. Nếu bạn tin vào một kết
luận chỉ vì có người khác tin vào điều đó, kể cả khi người đó là giáo sư của bạn, thì
không bao giờ bạn có thể hiểu được sâu sắc bất kỳ vấn đề gì. Câu chuyện về Galieo
cho chúng ta một bài học lớn về thái độ khách quan, tin vào luận điểm khoa học khi
giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Hãy luôn tìm kiếm bằng chứng và đừng bao giờ dừng lại
cho đến khi các bạn trả lời được câu hỏi tại sao.
“Chính những gì đã biết sẽ đem lại rắc rối cho bạn, chứ không phải những gì
bạn chưa biết”. -Will Rogers, Mark Twain hoặc một ai đó
Các bạn đưa ra ý kiến dựa vào cơ sở gì? Tìm hiểu cơ sở đưa ra ý kiến của bản
thân mình là một bước tiến quan trọng giúp các bạn hiểu hơn về bản thân cũng
như thế giới xung quanh bạn. Hãy thường xuyên tự chất vấn xem: “Mình hiểu vấn đề
dựa vào cơ sở gì?”. Kiến thức bạn có được là dựa trên các bằng chứng khách quan
nào? Hãy hiểu rõ cơ sở niềm tin của chính mình. Nếu cơ sở ý kiến của các bạn không
vững chắc, bạn cần học cách chấp nhận rằng có thể mình chưa thật chính xác. Chú ý
đến cả những trường hợp bạn phải xem xét lại quan điểm của mình.
Cởi mở với những ý tưởng khác biệt là chìa khóa giúp giải quyết những vấn đề
hóc búa nhất và đem lại những hiểu biết sâu sắc cho mọi người trong chúng ta. Nhưng
làm thế nào chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội cọ xát quý giá này? Chắc
chắn là không ai trong chúng ta là quá bảo thủ. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể
vượt qua cái tự tôn lúc ban đầu để nhìn nhận thế giới một cách khách quan hơn?
Các bạn có thể thử thay đổi quan điểm của mình trong thời gian ngắn. Thay vì
ngay lập tức ép mình thay đổi ý kiến, hãy thử nghĩ: “Trong vài ngày (hoặc 20 phút) tới
đây, mình sẽ coi như đang đứng trên quan điểm đối lập hoàn toàn so với những ý kiến
của mình và thử xem mình có thể học được gì từ góc nhìn này”. Cách nghĩ này giúp
bạn có thể khám phá những khía cạnh, ý tưởng mới của vấn đề mà không phải cố ép
mình vượt qua những định kiến và kiêu hãnh cá nhân. Khám phá những ý tưởng bạn
biết chắc là không đúng cũng đem lại nhiều suy nghĩ gợi mở thú vị, bởi khi suy nghĩ
về những ý tưởng “sai lầm”, các bạn hoặc là sẽ càng hiểu hơn nguyên nhân tại sao
quan điểm của mình là chính xác; hoặc là khám phá thêm nhiều khía cạnh mới trái

ngược với cách nghĩ của bạn.
Niels Bohr, nhà vật lý học nổi tiếng đầu thế kỷ 20 đã sử dụng phương pháp này
trong quá trình nghiên cứu cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử là lý thuyết cơ học
nghiên cứu về chuyển động của những vật thể cấu trúc căn bản của vật lý. Lý thuyết
này được phát triển nhằm nghiên cứu về bản chất cấu tạo của tự nhiên, một cách tiếp
cận vấn đề rất khác biệt so với quan niệm thông thường của xã hội chúng ta vào thời
kỳ đó về tính tuyệt đối của vật chất trong vũ trụ. Để kiểm chứng xem liệu cơ học
lượng tử có mô tả chính xác bản chất của vật lý học không, Bohr sử dụng phương
pháp tư duy đặc biệt: ngày thứ nhất, ông giả định rằng cơ học lượng tử tồn tại, từ đó
tìm hiểu những ứng dụng có được dựa vào giả định này. Rồi ngày tiếp theo, ông lại
giả định rằng cơ học lượng tử không mô tả chính xác bản chất của vật lý và mở rộng
tìm hiểu tác động của quan điểm này. Phương pháp tư duy này giúp ông suy nghĩ và
đánh giá vấn đề khách quan, toàn diện hơn rất nhiều. (Cuối cùng, ông xây dựng thành
công lý thuyết cơ học lượng tử, tiến bộ và chính xác hơn rất nhiều các lý thuyết về bản
chất của tự nhiên được sử dụng trước đó).
Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Tư duy theo nhiều cách khác nhau để tìm ra câu trả lời tối ưu nhất
Hãy cân nhắc một vấn đề mà bạn có quan điểm khác với mọi người (và ý kiến
của bạn là chính xác). Trong 1 tiếng đồng hồ, thử suy nghĩ về vấn đề theo quan điểm
của bạn. Rồi trong 1 tiếng tiếp theo, hãy đánh giá vấn đề theo quan điểm đối lập một
cách khách quan nhất. Đừng quá định kiến hay phủ nhận quan điểm đối lập. Các bạn
không bắt buộc phải đi theo quan điểm đó. Mục tiêu của bài tập này là giúp bạn hiểu
kỹ hơn về quan điểm đối lập và tác động của quan điểm này tới vấn đề đang được
xem xét. Sau khi đã đánh giá kỹ lưỡng từ mọi góc độ, bạn hoặc sẽ thay đổi ý kiến của
mình, hoặc sẽ hiểu được tại sao những người khác lại có quan điểm đối lập như vậy.
Nếu khoảng thời gian 1 tiếng là quá nhiều cho bạn, hãy rút ngắn bài tập này trong 15
phút cho mỗi quan điểm.
Ví dụ minh họa: Cùng ngồi với những người có quan điểm đối lập
Thử tham gia một cuộc họp hay bữa tối do những nhóm người có quan điểm
đối lập với các bạn tổ chức. Nếu bạn là một sinh viên của Đảng Cộng hòa, hãy tham

gia một cuộc gặp gỡ của những thanh niên trong Đảng Dân chủ. Nếu bạn là người vô
thần, hãy thử ngồi trong cuộc họp của những người theo đạo Thiên Chúa giáo. Thoạt
đầu, các bạn có thể cảm thấy không thoải mái lắm, nhưng hãy giữ bình tĩnh, kiên nhẫn
lắng nghe, thử đứng trên quan điểm mới và làm bạn với những người này.
Để hiểu thấu đáo vấn đề
Phát hiện những khía cạnh vô hình của vấn đề
Học cách nhìn nhận thẳng thắn những gì bạn thực sự hiểu thay vì những điều
bạn cho là mình hiểu đã là một việc khó. Nhưng tìm ra những khía cạnh vô hình cũng
như những hạn chế trong nhận thức về vấn đề mà bạn chưa nhìn ra còn là thử thách
lớn hơn rất nhiều. Chủ động tìm ra những “khoảng trống vô hình” theo ngôn ngữ của
hội họa là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
những vấn đề trong thế giới quanh mình. “Khoảng trống vô hình” là thuật ngữ mô tả
những khoảng trống bao quanh vật thể hay chủ đề của bức tranh. Trong cuộc sống
hàng ngày cũng như trong môi trường học thuật, những ‘khoảng trống’ này xuất hiện
dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu bạn là một sinh viên, hãy tự mình tìm ra
những khái niệm, vấn đề mà mình chưa thực sự hiểu kỹ hay chưa nhìn ra. Đó có thể là
những khái niệm hết sức cơ bản mà lẽ ra các bạn đã phải biết từ lâu. Nhưng đừng quá
lo lắng về sự thiếu căn bản của mình. Thẳng thắn thừa nhận những điểm thiếu sót là
bước đi đầu tiên giúp bạn khắc phục vấn đề. Nhưng thử thách khó nhất với mỗi người
trong chúng ta là làm thế nào để tìm ra những đặc điểm, hạn chế vô hình đó.
Sử dụng tính từ mô tả để tìm ra những khía cạnh vô hình . Hãy cùng tôi trở về
kỷ nguyên khi cả thế giới sống trong nghệ thuật phim ảnh không-sắc-màu. Lúc đó,
thay vì phải gọi đích danh “chụp ảnh đen trắng”, thì từ “chụp ảnh” là đủ rõ ràng để
hiểu người khác nhắc đến vấn đề gì. Khái niệm nhiếp ảnh màu không tồn tại, vì vậy
chẳng cần thiết phải đưa thêm cụm tính từ dùng dể mô tả là “đen trắng” vào làm gì.
Nhưng giả sử nếu chúng ta đã sử dụng cụm từ “đen trắng” trước khi ảnh màu được
phát triển, điều gì sẽ xảy ra? Rất có thể chúng ta sẽ có nhận thức tốt hơn về hạn chế
của kỹ thuật nhiếp ảnh vào lúc đó để mà sẵn sàng đón nhận những cơ hội và tiềm
năng phát triển kỹ thuật ảnh màu sớm hơn.
Cụm từ “Đại chiến thế giới lần thứ I” chỉ chính thức được sử dụng sau khi cuộc

chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc. Trước khi diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt
chống phát xít vào những năm 1940 của thế kỷ trước, Đại chiến thế giới lần thứ I
được gọi là “Đại chiến thế giới” hoặc “Cuộc chiến cuối cùng”. Lịch sử thế giới sẽ ra
sao nếu chúng ta đã sử dụng cụm từ “Đại chiến thế giới lần thứ I” vào năm 1918? Một
cái tên như vậy có thể đã giúp các chính phủ và cá nhân vào thời kỳ đó có nhận thức
tốt hơn về nguy cơ chiến tranh, từ đó tạo tác động tích cực tới các chính sách quan hệ
quốc tế trước thế chiến thứ II. Chúng ta có thể có nhận thức tốt hơn về hạn chế, cơ hội
và nguy cơ vô hình khi chúng ta mô tả vấn đề cụ thể và rõ ràng.
Vào năm 1937, Sylvan Goldman, chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ muốn hiểu kỹ
hơn về nhu cầu của khách hàng mua sắm tại cửa hàng của ông. Để mô tả nguyên tắc
mua hàng của khách, ông cho rằng: “Một người chỉ mua những gì anh ta có thể mang
được ra quầy tính tiền”. Dựa vào nguyên tắc này, với mục tiêu kích thích sức mua sắm
của khách hàng, ông Goldman cho lắp bánh xe vào những chiếc ghế gỗ và buộc giỏ
vào phía trước ghế. Đây chính là phiên bản đầu tiên của xe đẩy mua hàng trong các
siêu thị. Phát minh của Goldman không chỉ giúp cửa hàng của ông ngày càng phát
triển mà còn mở đường cho phương thức vận chuyển hàng hóa với khối lượng rất lớn
trong các cửa hàng bách hóa, cửa hiệu bán lẻ, siêu thị đồ điện tử và gia dụng sau này.
Chỉ bằng cách quan sát và mô tả chính xác những gì nhìn thấy, Goldman đã nhận ra
được cơ hội vô hình.
Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Nhận ra cơ hội vô hình
Hãy lựa chọn một vấn đề hay nội dung bài học mà các bạn đang quan tâm. Sử
dụng tính từ và những cụm từ cụ thể để mô tả thực trạng của vấn đề đó (ví dụ như sử
dụng cụm từ “Đại chiến thế giới lần thứ I” thay vì chỉ dùng từ “Đại chiến thế giới”).
Tốt nhất các bạn có thể mô tả những mặt còn hạn chế hay những đặc điểm ít được chú
ý tới của vấn đề. Tiếp đó, đánh giá những khía cạnh mới bạn có thể phát hiện thêm từ
cách đặt vấn đề này. Bài tập này giống như trò chơi tìm từ vậy. Nếu bạn là một sinh
viên, hãy thử tìm những từ có liên quan đến cụm từ “học kỳ”. Liệt kê một vài tính từ
đầu tiên bạn nghĩ đến, ví dụ như “bận rộn”, “chán ngắt”, “mệt mỏi”, “thú vị” hay
những từ tương tự. Sử dụng các mô tả này để khám phá những khía cạnh mới của chủ

đề.
Ví dụ minh họa: Giáo dục
Caroline đang suy nghĩ về một vấn đề trong lĩnh vực giáo dục. Cô quyết định
sử dụng phương pháp “mô tả bằng tính từ” để phân tích nó. Caroline dễ dàng mô tả
tính chất của hệ thống giáo dục hiện tại – một nền giáo dục “không chú trọng vào từng
đối tượng học sinh”. Tính chất này ngay lập tức gợi ý cho cô về tiềm năng phát triển
hệ thống giáo dục được thiết kế hợp lý cho từng đối tượng người học với nhiều đặc
điểm khác biệt về cách tiếp thu kiến thức, mục tiêu học tập, trình độ hiện tại, v.v
Tất cả những ý tưởng này đều được phát hiện chỉ nhờ việc mô tả cụ thể hệ thống giáo
dục của chúng ta hiện nay.
Để hiểu thấu đáo vấn đề
Kết luận: hiểu càng sâu càng tốt
“Hãy hiểu vấn đề thấu đáo” là một lời khuyên rất hữu ích. Vậy lời khuyên này
có nghĩa như thế nào? Thực tế là phần lớn mọi người trong chúng ta đều không thực
sự có được những kiến thức sâu rộng về bất kỳ vấn đề gì cả. Sau mỗi lần thi không
tốt, các sinh viên đều nói với chúng tôi rằng: “Em rất hiểu câu hỏi này, nhưng em lại
không biết giải thích thế nào cả ”. Và chúng tôi luôn nhấn mạnh với họ rằng: “Nếu
các bạn không thể giải thích được vấn đề tức là các bạn chưa hiểu những gì mình đã
học”.
Hiểu kỹ vấn đề đơn giản chỉ là nắm vững các nội dung cơ bản để từ đó các bạn
có thể phát triển trong lĩnh vực của mình. Tìm ra điểm cốt lõi giúp bạn hiểu được bản
chất của vấn đề. Bạn có thể hạn chế định kiến cá nhân của mình trong giải quyết vấn
đề bằng cách nhìn nhận trung thực những gì bạn có thể quan sát được. Và đánh giá
những khía cạnh vô hình của vấn đề giúp bạn xác định được hạn chế trong hiểu biết
của mình, phát triển thêm những ý tưởng mới và tìm ra các giải pháp sáng tạo cho
những vấn đề phức tạp. Trong mọi lĩnh vực, từ nghiên cứu vật lý, học tập, quan hệ cá
nhân, hoạt động kinh doanh cho đến lĩnh vực tư tưởng và thậm chí là cả thể thao, tìm
hiểu thật sâu những khái niệm cơ bản là bước đi đầu tiên rất cần thiết, tạo tiền đề quan
trọng cho việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết vấn đề về sau.
“Hiểu vấn đề thấu đáo” không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là kết

quả thực tế khi chúng ta quan sát mọi hiện tượng hàng ngày qua kính hiển vi. Dưới sự
phóng đại của kính hiển vi, các bạn không chỉ khám phá ra một thế giới hoàn toàn
mới ẩn sâu trong những vấn đề quen thuộc mà còn hiểu sâu hơn về các nguyên tắc vận
hành cơ bản của mọi sự vật, hiện tượng đơn giản hàng ngày. Chúng tôi coi nguyên tắc
này như nhân tố Thổ trong lý thuyết ngũ hành. Đất là nền móng bên dưới những gì ta
đang đứng, để mọi sự sống trên hành tinh của chúng ta phát triển. Một khi đã có hiểu
biết thật kỹ lưỡng về vấn đề, chúng ta thực sự đã có được một nền tảng vững chắc cho
sự phát triển tư duy tiếp sau này.
Khi đã tìm hiểu những vấn đề quen thuộc thực sự có chiều sâu và rõ ràng, các
bạn sẽ có được những hiểu biết, nhận định và phát hiện vô cùng mới mẻ. Một trong
những mục tiêu của cuốn sách này là nhằm giúp các bạn xây dựng tư duy, giải quyết
những vấn đề trong hiện tại và sáng tạo cho tương lai. Chúng tôi mong rằng các bạn
sẽ bắt đầu quá trình tư duy này bằng việc tìm hiểu thật kỹ lưỡng những vấn đề quen
thuộc nhất quanh mình, từ những lĩnh vực các bạn cảm thấy tự tin nhất. Phương pháp
này sẽ giúp các bạn thành công trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ việc thành thục khái
niệm tích phân, đưa ra những bài luận xuất sắc cho đến tất cả những việc khác phức
tạp hơn.
Những sự vật, hiện tượng, trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống hàng ngày là
những điều các bạn biết nhiều nhất. Nhưng các bạn lại rất ít khi nhìn thật kỹ vào
những điều tưởng như đơn giản này. Hãy thử quan sát và để tâm ngẫm nghĩ những sự
vật, sự việc, ý tưởng, trải nghiệm bình thường nhất. Các bạn sẽ có được những khám
phá đầy bất ngờ. Những việc giản đơn hàng ngày luôn chứa đựng nhiều điều lý thú.
Hãy học cách bỏ qua các thông tin nhiễu loạn bên ngoài, xác định điểm cốt lõi thực sự
và khám phá những ý tưởng mới ẩn sâu trong những vấn đề cơ bản nhất.
Lửa
2. Học hỏi từ sai lầm: Thất bại để thành công
Thành công là năng lực vượt qua mọi thất bại nhưng vẫn không làm mất đi sự
nhiệt huyết. -Wiston Churchill
Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, tại Mỹ, có 3 chàng thanh niên trẻ (trong
đó 1 người đã bỏ học) nhận ra một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng với ngành dịch

vụ xử lý dữ liệu giao thông (4). Ba chàng thanh niên cho rằng họ có thể thu thập và
phân tích dữ liệu từ các máy đếm lưu lượng giao thông hiệu quả hơn rất nhiều bằng
cách ứng dụng công nghệ máy tính vừa mới xuất hiện. Họ thành lập một công ty nhỏ,
lấy tên là Traf-O-Data. Và quá trình thất bại ấy diễn ra như thế nào? Mặc dù đã xây
dựng được phần cứng máy tính và chương trình phần mềm để xử lý dữ liệu rất ổn
định nhưng họ chỉ kiếm được vài nghìn đôla và nhanh chóng quyết định đóng cửa
công ty. Ý tưởng kinh doanh đầu tiên của 3 chàng trai trẻ đã thất bại. Nhưng thất bại
này cũng mang lại nhiều trải nghiệm, ý tưởng và bài học quý giá trong lĩnh vực máy
tính cho những chàng trai yêu công nghệ. Rút kinh nghiệm, 2 trong số 3 người đó đã
quyết tâm xây dựng một công ty mới, lấy tên rất kêu là Microsoft. Paul Al- len và Bill
Gates là những ví dụ điển hình có được thành công nhờ biết cách học hỏi từ thất bại.
(4) Trong thời kỳ đó, để có được dữ liệu về lưu lượng giao thông trên đường
cao tốc, người Mỹ sử dụng các máy đo lưu lượng giao thông bằng ống hơi. Họ trải
ống cao su được bơm đầy hơi lên mặt đường cao tốc. Các phương tiện giao thông khi
di chuyển trên đường sẽ đi qua ống hơi này, làm dòng khí trong ống cao su dao động.
Các dao động được máy đếm lưu lượng giao thông ghi lại. Dữ liệu trong máy đếm
này vào thời đó đều chỉ được ghi lại trên các băng giấy dập nổi và công việc thu thập,
tổng hợp dữ liệu giao thông đều được làm thủ công bằng cách đếm các lỗ dập nổi
trên tất cả các băng giấy này
“Thất bại” không phải là một việc đáng xấu hổ . Trong xã hội của chúng ta,
“thất bại” được coi là một cụm từ tiêu cực, bắt đầu bằng chữ cái “t”. Thái độ né tránh
này rất không tốt và có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Tâm lý sợ phạm sai lầm
khiến chúng ta không dám hành động, trở nên thụ động và ì ạch. Chỉ cần xây dựng
thái độ tích cực hơn với thất bại, coi chúng như những người thầy đáng quý hay
những trạm dừng chân cần thiết trên con đường đi tới thành công của mình, chúng ta
sẽ có thể nhanh chóng tiếp tục tiến bước đến mục tiêu. Tất cả mọi người trong mọi
hoàn cảnh đều có thể mắc sai lầm. Trong nhiều trường hợp, nếu các bạn đang gặp khó
khăn trong công việc, mắc sai lầm có thể là cơ hội để tìm ra cách giải quyết các nút
thắt khó.
Thành công là kết quả của những kinh nghiệm được đúc kết qua một chuỗi

những sai lầm trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Thất bại là một nhân tố cấu
thành quan trọng của tư duy học hỏi và giải quyết vấn đề hiệu quả. Chúng giúp chúng
ta tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất – xác định nguyên nhân của thất bại; từ đó
tăng tính hiệu quả trong tư duy giải quyết vấn đề. Những thất bại có ích là một động
lực quan trọng (và trong câu chuyện về Microsoft còn là sinh lãi) dẫn tới thành công.
Chúng ta cần một tư duy rộng mở để coi sai lầm như một cơ hội học hỏi vô giá.
Nếu các bạn vẫn nghĩ rằng: “Mình bế tắc rồi, phải từ bỏ thôi. Không bao giờ mình có
thể làm đúng được” thì các bạn vẫn sẽ tiếp tục mắc sai lầm. Khi đã mắc sai lầm, các
bạn hãy tự hỏi mình: “Tại sao mình lại làm sai?”. Và sau đó, các bạn sẽ nhanh chóng
lấy lại tinh thần, tiếp tục giải quyết thách thức.
Trong trường đại học, các sinh viên cần rèn luyện được cách học từ thất bại để
có được thành công. Và các giảng viên cũng cần biết cách tận dụng tiềm năng học hỏi
quý giá mà những sai lầm mang lại. Hãy liên tục khuyến khích sinh viên của mình học
hỏi từ sai lầm để có được cách nhìn nhận vấn đề thấu đáo.
Một phương thức thúc đẩy tư duy hiệu quả
Chín lần thất bại
Khi đối mặt với những thử thách khó khăn, hãy tự xác định: “Để có thể giải
quyết vấn đề này, mình phải chấp nhận 9 lần thất bại. Thành công sẽ đến trong lần cố
gắng thứ 10”. Tâm lý này sẽ giúp các bạn thật thoải mái để tư duy và sáng tạo. Khi đã
tự xác định được rằng mỗi lần thất bại là một bước tiến gần hơn tới thành công, các
bạn sẽ không còn sợ mắc sai lầm nữa. Hãy thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và khi thất
bại, đừng than thở: “Ôi trời ơi, tại sao lại như vậy. Lãng phí hết cả công sức và thời
gian của mình”. Xây dựng cho mình thói quen sẵn sàng học hỏi từ sai lầm và có một
thái độ tích cực hơn: “Tuyệt quá, mình đã vượt qua một chặng rồi, còn 9 cửa ải thử
thách nữa thôi. Mình đang tiến gần tới mục tiêu hơn rồi”. Và thực sự, bạn đang tiến
gần hơn tới mục tiêu của mình. Sau thất bại đầu tiên, hãy nghĩ: “Thật tuyệt vời, mình
đã hoàn thành 10% của chặng đường rồi!”. Sai lầm, mất mát và thất bại là những biển
chỉ đường hữu ích giúp các bạn định hướng trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn
đề.
Ví dụ minh họa: Chúng tôi trả lời câu hỏi của sinh viên như thế nào

Chúng tôi, những tác giả của cuốn sách này, coi mình là những giảng viên
truyền đạt về tư duy hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi luôn đánh giá cao và khuyến khích
sinh viên mắc sai lầm. Trong các khóa học của mình, chúng tôi đánh giá 5% số điểm
của sinh viên dựa vào tiêu chí chất lượng của sai lầm. Nếu các bạn muốn được điểm A
trong lớp của chúng tôi, các bạn phải chấp nhận thất bại và học từ thất bại. Mọi sai
lầm đều là những người thầy tuyệt vời. Khi cố gắng giải quyết vấn đề, các bạn không
thể biết được khi nào mình sẽ tìm ra câu trả lời. Có thể bạn phải mất nhiều năm để tìm
ra giải pháp, nhưng cũng có thể giải pháp chỉ nằm lẩn khuất đâu đó xung quanh bạn.
Thất bại để thành công
Thông điệp chính chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong chương 2 này là về vai
trò của sai lầm trong việc phát triển tư duy hiệu quả, cũng như tầm quan trọng của thất
bại trên con đường đi tới thành công của mỗi người trong chúng ta.

×