Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

những điều bạn trai nên tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.82 KB, 30 trang )

Phần I : Những điều bạn trai cần tránh để thành công trong sự nghiệp
A. Điều cần tránh trong kinh doanh
I. Những điều nên làm
Thị trường và khách hàng mới sẽ giúp bạn mở rộng và phát triển công việc kinh
doanh. Tuy nhiên, không nên bỏ mặc những khách hàng bạn đang có. Việc khuyến
khích họ mua thêm những sản phẩm đã có hoặc những sản phẩm mới sẽ dễ dàng hơn
là thu hút khách hàng mới.
1. tập trung vào thị trường mục tiêu
Phân tích nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Chọn một hoặc một số phân
đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu và tập trung vào thị trường đó, việc thiết kế
chiến lược sẽ dễ dàng hơn. Khách hàng chủ chốt của bạn sẽ là những người có đóng
góp lớn nhất vào lợi nhuận của bạn. Hãy tập trung sự cố gắng và nguồn tài nguyên của
bạn vào họ.
2. lập kế hoạch và kiểm soát
Bạn cần phải có kế hoạch để đưa chiến lược marketing của bạn vào hành động. Hãy
chắc chắn là bạn đã có những chuyên gia và nguồn tài nguyên cần thiết.
Kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược marketing. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
có thể sẽ có những phản ứng khác với những gì bạn mong đợi. Hãy sẵn sàng để điều
chỉnh chiến lược của bạn.
II.Sai lầm nên tránh trong kinh doanh
1. không thể đạt các mục tiêu đã định Nếu công việc kinh doanh của bạn không diễn
ra như mong muốn, bạn có thể phải gánh chịu rất nhiều tổn thất, khó có thể trang trải
được các chi phí cố định và tổng chi phí.
Cần phải làm gì?
Nếu hàng của bạn bán không chạy, đừng nản lòng, hãy cố gắng học hỏi thêm các kỹ
năng bán hàng. Bạn không còn sự lựa chọn nào khác vì nếu tiếp tục không bán được
hàng, doanh nghiệp của bạn có thể bị đóng cửa.
Một cách giải quyết cho trường hợp doanh số và lợi nhuận thấp là hạ giá. Hạ giá giúp
thu hút khách hàng, trang trải chi phí và cầm cự được đến khi công việc kinh doanh
tiến triển hơn. Hạ giá có thể làm doanh số tăng nhanh chóng, đặc biệt là khi bạn
không có kinh phí cho quảng cáo và xúc tiến thương mại.


Tuy vậy, mặt trái của biện pháp này là bạn khó có thể tăng giá trở lại. Ngoài ra, hàng
hóa của bạn có thể bị liệt vào loại rẻ tiền, làm cho công việc kinh doanh của bạn khó
khăn hơn.
2. ngân quỹ không đủ lớn
Bạn đã dồn tất cả vốn liếng của mình để bắt đầu kinh doanh nhưng công việc vẫn diễn
ra không suôn sẻ. Tiền chi ra không thu hồi lại được. Để chấm dứt tình trạng thua lỗ
triền miên, bạn nghĩ đến việc phải đóng cửa doanh nghiệp.
Giải pháp
Điều đầu tiên nên làm là xem xét lại quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn.
Liệu có phải bạn đã chi quá nhiều so với dự kiến? Thông thường, vấn đề nằm ở chỗ kế
hoạch tài chính của bạn không khả thi và có thể lệch hướng.
Hãy thử tìm một hướng khác cho việc hoạch định tài chính, cho dù bạn phải chấp
nhận hy sinh tiền lương chủ doanh nghiệp của mình để có thêm vốn.
3. sản phẩm không thể tự quảng cáo
Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc bạn có khả năng cung cấp cho
khách hàng các sản phẩm và dịch vụ có giá trị hay không. Rất nhiều doanh nghiệp
không biết cách quảng cáo cho những lợi ích mà sản phẩm của họ mang lại chokhách
hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp gia đình thường có ý nghĩ sai lầm là: Sản phẩm
tốt, uy tín ắt khách hàng sẽ tới.
Giải pháp
Việc sản phẩm của bạn có được thị trường chấp nhận hay không phụ thuộc rất nhiều
vào việc bạn có tạo dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng hay không. Nếu sản
phẩm của bạn có chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, hãy làm cho những thông tin đó
được lan rộng trên thị trường mục tiêu. Hãy thu hút sự chú ý của khách hàng bằng
quảng cáo và xúc tiến thương mại.
4. chiến lược marketing và quảng cáo không hấp dẫn
Bạn cần đưa ra các chiến lược tiếp cận thị trường. Nhưng liệu các chiến lược đó có
đem lại kết quả không, hay chỉ lãng phí thời gian và ngân quỹ? Rất nhiều doanh
nghiệp, vì tiết kiệm chi phí đã tiến hành các chiến lược marketing chỉ nhằm một mục
đích duy nhất là có thêm doanh số. Điều này làm cho chiến lược của họ không hiệu

quả, khó được tin tưởng với những thông điệp đã bão hòa trên thị trường. Rốt cuộc, họ
đã tiêu phí thời gian và tiền bạc vào những công cụ marketing như thế.
Giải pháp
Để đạt được những mục tiêu trong marketing và quảng cáo, bạn cần có một thông
điệp ý nghĩa, một ngân sách đủ lớn và biết xác định vị trí thích hợp cho mình trên thị
trường. Một thông điệp đáng tin cậy và thích hợp là chìa khoá của thành công, giúp
bạn tăng doanh số. Thông điệp càng độc đáo càng tốt.
5. không có khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường
Những thay đổi của thị trường có thể bao gồm sự suy thoái hay hưng thịnh của nền
kinh tế, gia tăng cạnh tranh hay những thay đổi thường gặp như việc phá sản của một
đối tác. Tất cả dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh và bạn có thể gặp nhiều khó
khăn trong việc tìm cách thích nghi.
Giải pháp
Hãy cố gắng thích nghi với thay đổi bằng cách rà soát lại chiến lược kinh doanh của
công ty. Nếu nhận thấy chiến lược hiện tại không có hiệu quả,hãy sửa lại cho phù hợp.
Điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu, nắm vững và theo kịp sở thích, xu hướng
mua sắm của khách hàng. Điều này sẽ tránh cho doanh nghiệp khỏi những biến động
lớn.
6. Quản lý chưa tốt
Quản lý yếu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của nhiều
doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả những gì liên quan đến khả năng lãnh đạo nhân viên,
hoạch định tài chính, marketing và quan hệ với khách hàng. Một trong những vấn đề
hay bị lãng quên nhất trong các doanh nghiệp nhỏ là việc ngăn ngừa tổn thất và đảm
bảo an ninh. Theo thống kê của Bộ thương mại Mỹ, 30% các vụ phá sản của doanh
nghiệp là do nhân viên không trung thực. Thiếu sự kiểm soát có thể ảnh hưởng đến
chất lượng công việc, tinh thần của nhân viên cũng như lợi ích của khách hàng. Nếu
nhân viên không làm hài lòng khách hàng hay gây thiệt hại cho họ, doanh nghiệp có
thể chịu tổn thất lớn. Quản lý nợ kém cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến phá sản.
Giải pháp
Kinh doanh không nhất thiết đòi hỏi bạn phải đảm nhiệm cả việc quản lý nhân sự.

Nếu không thành thạo công việc này, bạn có thể thuê người khác làm thay mình để tập
trung vào những việc mình có thể làm tốt hơn. Bạn cũng cần xem xét việc thực thi các
biện pháp bảo vệ tài sản kinh doanh như hàng trong kho, thiết bị, nguồn hàng, tiền và
nhân viên của mình. Quản lý nhân viên và khách hàng là điều rất quan trọng nhưng
thường bị bỏ qua.
Đối với việc quản lý các khoản nợ, bạn có thể đánh giá việc xử lý hóa đơn của khách
và đưa ra một chiến lược, trong đó mỗi hóa đơn được xác định cụ thể một ngày trả
tiền cũng như có thể định ra các điều kiện trả tiền trước thay cho các phương thức
truyền thống.
7. thiếu các kỹ năng cần thiết
Nhiều doanh nghiệp bị phá sản chỉ vì các ông chủ không biết các kiến thức cần thiết
trong một số lĩnh vực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với chủ doanh nghiệp nhỏ, họ
cần học nhiều kỹ thuật khác nhau. Có thể bạn rất giỏi trong lĩnh vực sản xuất, nhưng
bạn vẫn cần biết thêm về kế toán và phân phối sản phẩm.
Giải pháp
Hãy lập ra một ban cố vấn hay tìm một chuyên gia. Nếu bạn có 2 - 3 chuyên gia cung
cấp cho mình những kiến thức cần thiết trong một số lĩnh vực kinh doanh thì sẽ tốt
hơn. Người thân trong gia đình, bạn bè sẽ cho bạn những nhận xét thành thực về công
việc bạn đang làm. Bạn có thể thuê cho mình một chuyên gia, ví dụ như luật sư cho
các doanh nghiệp nhỏ hay cố vấn kinh doanh. Các tổ chức như Service Corps of
Retired Executives (SCORE) cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
8. Địa điểm kinh doanh không hợp lý
Địa điểm kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ,
đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ hoặc kinh doanh trong lĩnh vực cần sự trung thành
của khách hàng. Họ cần một địa điểm thích hợp, dễ nhận thấy và thu hút sự chú ý. Các
nhà hàng hay cửa hiệu bán lẻ cần có chỗ để xe, đi lại thuận tiện và ít cạnh tranh. Đối
với các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại gia đình cần chú ý đến các quy định của
vùng. Có thể bạn rất muốn lập trụ sở kinh doanh ngay tại nhà, nhưng quy định của
khu vực lại cản trở bạn thực hiện điều đó.
Giải pháp

Trước khi quyết định đặt trụ sở kinh doanh ở đâu, bạn nên nghiên cứu kỹ khu vực đó.
Liệu các thông tin về nhân khẩu học ở đó có thuận lợi cho bạn không? Dân số ở đó sẽ
tăng, giảm hay ổn định? Hãy tìm hiểu môi trường kinh doanh biến động như thế nào,
các cửa hàng bán lẻ có mở cửa vào chủ nhật không? Bạn cũng cần biết xu thế kinh
doanh của năm trước là gì, số lượng các doanh nghiệp mới khai trương cũng như phải
đóng cửa ở khu vực đó. Nếu bạn mở công ty tại nhà, hãy làm việc với chính quyền địa
phương trước.
III. Điều các ông chủ cần tránh
Dưới đây là 5 điều kiêng kỵ mà các ông chủ không nên thực hiện với doanh nghiệp
của mình.
1. không biết cách dùng người hay bố trí công việc không đúng đối tượng
Một trong những điều đầu tiên mà các ông chủ nên tránh là không nên dùng người chỉ
vì thân quen hay họ hàng thân tộc. Điều đó sẽ hạn chếviệc sử dụng nhân tài có tính
tích cực và sáng tạo, không có được lòng trung thành và sự tận tâm của nhân tài đối
với doanh nghiệp.
Vấn đề kế tiếp mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mắc phải đó là sự đố kỵ, ghanh ghét
đối với người tài. Matsushita, người sáng lập công ty điện khí Matsushita, đã nói rất
đúng rằng: “Thành sự tại người, thất bại cũng tại người”. Một nhà kinh doanh muốn
đứng được trên mảnh đất không thất bại trong cuộc cạnh tranh kịch liệt trên thị trường
thì phải thay đổi tâm lý hẹp hòi, phải mạnh dạn đề bạt, sử dụng những người hơn
mình. Nếu vì sựhẹp hòi, không dung nạp người dưới quyền có tài năng vượt quá
mình, tự cho mình là hơn người thì sẽ không có người kế nhiệm lãnh đạo doanh
nghiệp phát triển.
Người chủ doanh nghiệp nếu không giữ được kết cấu nhân tài cho hợp lý và đa dạng
sẽ làm ảnh hưởng tới sức mạnh của doanh nghiệp. Bố trí công việc không đúng đối
tượng cũng sẽ làm cho tính chất năng động của đội ngũ nhân tài bị xơ cứng. Biết cách
sử dụng hợp lý tài nguyên nhân lực là biểu hiện của một ông chủ biết cách dùng
người.
2. tầm mắt hạn hẹp, thiếu dự kiến
Trong giới doanh nghiệp nước Mỹ thường lưu hành câu nói sau: “Người không hiểu

chiến lược, không thể làm giám đốc”. Điều đó cho thấy tính chất quan trọng của chiến
lược dài hạn. Một ôngchủ doanh nghiệp không biết lên kế hoạch lâu dài, hoặc khi phải
đề cập đến chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp thì luôn phạm phải sai
lầm, điều này sẽ khiến con thuyền lớn doanh nghiệp va phải đá ngầm và bị đắm.
Điển hình là việc dự đoán sai lầm dẫn tới thất bại của công ty Montgomery Ward -
Mỹ. Schwal Afurui, Tổng giám đốc công ty Ward tin chắc rằng sau Đại chiến Thế giới
thứ hai, một nền kinh tế không khởi sắc sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, sự tiêuđiều trong nền
kinh tế sau Đại chiến Thế giới thứ hai đã không xảy ra như dự đoán của Afurui. Ngoài
sai lầm về chính sách tăng trưởng bằng 0 và không tiến vào thị trường trung tâm buôn
bán ở các đô thị lớn ra, Afurui cũng phạm một số sai lầm khác, những sai lầm này đã
làm cho công ty mất đi một số nhân viên quan trọng.
Để nâng cao năng lực dự kiến, các ông chủ cần tăng cường xây dựng một đội ngũ cố
vấn, dựa vàokhoa học hiện đại để dự kiến tương lai.
3. Độc đoán, chuyên quyền quá mức
Ông chủ là người thống trị trong việc lãnh đạo tất cả các nhân viên. Do vậy, đảm bảo
uy quyền nhất định là cực kỳ cần thiết, nhưng uy quyền không đồng nghĩa với độc tài.
Trong nền kinh tế hiện đại, phương thức quản lý chuyên quyền, độc đoán đã được
thực tiễn chứng minh là không phù hợp và thích nghi với thời đại.
Fedric Taylor, giáo sư môn quản lý học đã từng giảng dạy rằng: Giữa lãnh đạo và cấp
dưới cần phân công và phân chia chức trách rõ ràng. Ông muốn người lãnh đạo làm
công việc kế hoạch công tác, còn nhân viên chỉ làm sự dặn dò của người lãnh đạo.
Tuy nhiên, sự thực là, do tính chất phức tạp của nhiều công việc, cấp dưới ngày nay
còn biết rõ hơn những công việc của người lãnh đạo. Những năm gần đây, việc trao
quyền cho nhân viên không biên chế đã thành công trong một số công ty, nhất là ở
nước Mỹ. Ví dụ công ty Colgad Parmolief, công ty hàng không Delta, công ty
Motorola, công ty Wal Mad. Doanh nghiệp của họ cho rằng, trong tương lai, công ty
sẽ phát huy tác dụng của các nhân viên chứ không phải thực hiện theo phương thức
chuyên quyền của Taylor.
4. ước mơ viển vông, nôn nóng liều lĩnh
Không ít các ông chủ doanh nghiệp đang mắc phải hội chứng mơ ước viển vông, nôn

nóng liều lĩnh. Và kết cục của nó là doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cá
nhân gặp khủng hoảng. Vì vậy không nên quá tin vào giả thiết mà nên lưu ý tới những
con số thực tế. Ngoài ra đừng vội vàng vượt qua đối thủ cạnh tranh. Phải có sự đánh
giá công bằng đối thủ, tuyệt đối không thể coi thường họ. Dù sao họ cũng là người
bước vào lĩnh vực đó trước bạn, còn bạn đang ở giai đoạn bắt đầu kế hoạch, đừng so
sánh đôi bên một cách đơn giản.
5. kiêu ngạo tự mãn, khinh địch
Lãnh đạo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng về vấn đề này. Rất nhiều hiện tượng đã
chứng minh rằng, một khi đã trở thành tù binh của thói kiêu ngạo thì thời điểm thất
bại đã gần kề. Trong cuộc chiến, người chỉ huy bị thắng lợi làm cho u mê đầu óc,
thường nảy sinh tư tưởng khinh địch, không xem xét lại tình thế, nhận định thời cơ
một cách chính xác. Đó cũng chính là nguyên dẫn đến việc chuyển từ thắng sang bại.
Điển hình là trường hợp của đồng hồ Thụy Sĩ. Nghề đồng hồ đã có lịch sử trên 400
năm ở Thụy Sĩ. Cái tên Thụy Sĩ luôn gắn liền với biểu tượng đồng hồ Thụy Sĩ vốn đã
lừng danh trên thế giới. Song người ta không ngờ “vương quốc đồng hồ” lại đang rơi
vào tình trạng ngày càng sa sút. Toàn bộ ngành đồng hồ của Thụy Sĩ đang phải đối
mặt với nguy cơ phá sản toàn diện. Vậy nguyên nhân của những biến động này là gì?
Sự thất bại này là do đâu? Một kỹ sư ở trung tâm chế tạo thiết bị đo giờThụy Sĩ đã lợi
dụng kỹ thuật của Max Haidel để sản xuất ra chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên trên thế
giới. Nhưng cuộc cách mạng này đã gặp phải sự phản ứng của các hãng chế tạo đồng
hồ ở Thụy Sĩ. Dựa vào kỹ nghệ tinh vi của mình, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ đã “không
thèm để ý” tới đồng hồ điện tử vì xem loại đồng hồ này không phải hàng chính thống.
Sự chậm chạp, thiếu nhạy bén và quá tự tin của người Thụy Sĩ đã khiến các hãng chế
tạo đồng hồ của Nhật Bản vui mừng khôn kể xiết.Người Nhật Bản đã sớm dự đoán
rằng, trong tương lai, thị trường sẽ có nhu cầu không nhỏ đối với loại đồng hồ điện tử
chạy chính xác, giá rẻ và đẹp. Vì vậy, họ đã bỏ ra một số tiền lớn mời kỹ sư phát minh
ra loại đồng hồ đó hợp tác. Từ đó, đồng hồđiện tử với sự chuẩn xác, giá rẻ, hình thức
đẹp đã dần chiếm lĩnh thị trường, với thế mạnh tuyệt đối giành phần lớn thị trường
đồng hồ thế giới. Đồng hồ Thụy Sĩ với giá thành đắt hơn và kỹ thuật lạc hậu đã dần
mất đi vị trí thống lĩnh trên thị trường đồng hồ.

Biết và nhận thức được những điều kiêng kỵ nói trên chắc chắn sẽ giúp bạn tránh
được những sai lầm mà một số doanh nghiệp đi trước đã mắc phải để giành thắng lợi
trong kinh doanh.
IV. Những cách tránh nợ nần
Nếu một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh chưa lâu nhưng đã nỗ lực thực hiện ngay
nhiều dự án cùng một lúc, nguồn vốn hạn chế ban đầu sẽ giới hạn đáng kể thời gian và
tiền bạc doanh nghiệp có thể bỏ ra cho từng dự án kinh doanh cụ thể.Đối với nhiều
doanh nhân, cụm từ “kinh doanh” và “nợ nần” luôn song hành với nhau. Trong mắt
các khách hàng cũng như các nhà đầu tư, việc không nợ nần được xem là nhân tố
quan trọng nhất tạo dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh ngày
nay, các khoản nợ sẽ rất dễ dàng chồng chất nhanh chóng đến mức đủ để loại doanh
nghiệp ra khỏi cuộc chơi trước khi kịp tìm ra giải pháp khắc phục.
Vấn đề ở chỗ, nợ nần dường như trở thành một phần tất yếu trong kinh doanh thường
nhật, rất ít doanh nghiệp có thể tránh khỏi những khoản nợphát sinh. Theo thời gian,
các khoản nợ như một “cái gai khó chịu” cần được loại bỏ khi nó làm gia tăng mức độ
rủi ro kinh doanh.
Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thể. Nợ nần trong kinh doanh luôn có căn
nguyên và một khi biết rõ chúng, các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tránh được.
Hãy dành thời gian để xem xét dòng tiền của doanh nghiệp và rất có thể doanh nghiệp
sẽ phát hiện ra các con số chi phí lạ cần được loại bỏ để cải thiện sức mạnh tài chính.
Duới đây là những căn nguyên dẫn tới nợ nần và khi các doanh nghiệp tránh xa được
chúng, kết quả thành công là hiển nhiên.
1. không gắn chặt với những nhân tố thiết yếu
Điểm khởi đầu thích hợp là nguyên tắc “bao gồm tất cả”và “nắm bắt tất cả”. Theo đó,
các chủ doanh nghiệp hãy là một người thông minh bằng việc chỉ chi tiêu tiền bạc cho
những gì thực sự cần thiết để vận hành công việc kinh doanh.
Càng ít lựa chọn, ít tốn kém bao nhiêu cho việc đạt được các mục tiêu then chốt sẽ
càng tốt bấy nhiêu. Và các doanh nghiệp chỉ tăng các chi phí nếu doanh thu cho phép.
Sau khi trải qua giai đoạn khởi sự, thấy rằng các nguyên tắc này quá chặt chẽ và có
phần hạn chế kinh doanh tăng trưởng, doanh nghiệp có thể từ từ nới lỏng một chút và

tận hưởng không khí tự do với khoản dự trữ tiền mặt lớn hơn.
2. làm quá nhiều thứ lúc quá sớm
Nếu một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh chưa lâu nhưng đã nỗ lực thực hiện nhiều
dự án cùng một lúc, nguồn vốn hạn chế ban đầu sẽ giới hạn đáng kể thời gian và tiền
bạc doanh nghiệp có thể bỏ ra cho từng dự án kinh doanh cụ thể. Những ráng sức đó
cần có sự quan tâm kỹ lưỡng và cần được nuôi dưỡng một cách thấu đáo nếu doanh
nghiệp muốn thành công. Khi doanh nghiệp cố thực hiện quá nhiều cam kết cùng lúc,
tất cả sẽkết thúc ở chỗ các dự án không thể thành công, đồng thời các chi phí bỏ ra và
con số nợ nần sẽ chồng chất.
3. không thiết kế cho khả năng mở rộng
Thành công ban đầu rất quan trọng nhưng không tốt chút nào nếu doanh nghiệp bị suy
yếu vì thiếu khả năng hoạch định quy mô ban đầu và chuẩn bị kém.
Nếu thiết kế kinh doanh của doanh nghiệp không được mở rộng, khi đã trưởng thành,
doanh nghiệp có thể bị buộc phải gánh chịu nhiều khoảnchi phí phát sinh khi nỗ lực
tái thiết kế kinh doanh.
4. thất bại trong ủy thác
Các chủ doanh nghiệp cần nhớ rằng mình luôn là người của những sáng kiến. Đừng
dùng quá nhiều thời gian cho những công việc có thể được thực hiện tốt bởi một
người khác có mức thù lao thấp hơn.
Khi các chủ doanh nghiệp cố gắng quản lý vi mô, bản thân họ không chỉ khiến mình
chịu sức ép công việc mà còn có thể kéo hoạt động kinh doanh vào rắc rối khi không
thể quản lý tốt tài chính chung.
5. Mua với số lượng lớn
Khi chưa là một doanh nghiệp lớn, việc lựa chọn mua một số lượng hàng hoá lớn
phục vụ kế hoạch phát triển dài hạn hay dự trữ cho một thời gian dài là không thích
hợp.
Doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra trong từng giai đoạn và lượng
tiền mặt nhất định cần có tại ngân hàng. Hãy lên kế hoạch mua sắm những gì thực sự
cần cho một thời gian nhất định, doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để dự báo
chính xác các cơn bão chi phí không ngờ.

6. thanh toán chậm trễ các hóa đơn
Việc thanh toán chậm trễ hóa đơn sẽ dẫn tới nhiều bất lợi, không chỉ làm phát sinh các
khoản nợ mà khoản nợ sẽ ngày một lớn hơn theo con số lãi suất chậm trả.
Bất cứ khi nào có thể, hãy thanh toán các hóa đơn đến hạn. Thẻ tín dụng nên được sử
dụng tối đa khi nhiều ngân hàng cho phép một kỳ hạn nhất định không phải thanh
toán lãi suất ở thời điểm thanh toán tiền.
7. Bỏ đi các hóa đơn
Sẽ rất khó khăn cho nhiều chủ doanh nghiệp thấy được dòng tiền chi tiêu cũng như
biết cách phân tách các chi phí kinh doanh với chi phí cá nhân nếu không lưu giữ đầy
đủ mọi hóa đơn thanh toán. Điều này có thể kết thúc với việc các khoản chi phí bị đội
lên, cùng với đó là số thuế được khấu trừ cũng ít đi. Hãy lưu giữ cẩn thận mọi hóa đơn
và doanh nghiệp, bạn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong tính thuế cũng như tính toán chi
phí.
8. thất bại trong việc truy đòi các khoản phải thu
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn rộng lượng trong kinh doanh, nhưng cần
đảm bảo rằng doanh nghiệp được thanh toán các khoản phải thu đúng hạn.
Doanh nghiệp có thể trang bị nhiều phần mềm kế toán khác nhau giúp tự động gửi hóa
đơn và nhắc nhở việc thanh toán các khoản phải thu đến hạn, và thậm chí tạo điều
kiện để khách hàng thanh toán qua mạng internet trực tiếp tới tài khoản ngân hàng của
doanh nghiệp.
V. Những điều cần tránh để đàm phán thành công
1. nói quá nhỏ
Nếu nói quá nhỏ khi đàm phán sẽ làm đối tác không tập trung và có thể dẫn đến hiểu
lầm. Vì vậy cần phải nói đủ nghe, rõ ràng, ngắn gọn và nên nói chậm hơn lúc bình
thường. Như thế đối tác sẽ có thời gian để nghe, tiếp nhận các thông tin, lý lẽ mà nhà
đàm phán muốn truyền đạt.
2. không nhìn vào mắt đối tác đàm phán
Sẽ gây cảm giác không thiện cảm, không tin tưởng, thậm chí gây nghi ngờ từ phía đối
tác. Nhìn vào mắt đối tác khi đàm phán vừa thể hiện sự tự tin, quan tâm của mình vừa
đem lại tin cậy cho đối tác.

3. không có kế hoạch cụ thể
Cuộc đàm phán không có kế hoạch cụ thể định trước sẽ không đem lại kết quả mong
muốn. Nếu có nhiều nội dung, lĩnh vực đàm phán thì cần phải phân loại, sắp xếp trước
để tránh lẫn lộn khi đàm phán.
4. không thông báo trước nội dung đàm phán khi thỏa thuận lịch đàm phán với đối
tác
Điều này có thể làm cho buổi đàm phán thương thuyết thất bại và nhiều khi thất bại
với lý do đáng buồn như nhầm nội dung đàm phán hay phía công ty đối tác cử nhầm
người đàm phán vì không rõ nội dung sẽ đàm phán.
5. Để đối tác có quá nhiều tự do, quyền chủ động khi đàm phán
Nếu đối tác nói quá nhiều thì người đàm phán nên chủ động, khéo léo cắt ngang hay
đổi hướng bằng những câu hỏi hợp lý để cùng nhau quay về nội dung chính của đàm
phán. Có nhiều trườnghợp đối tác lợi dụng gặp gỡ đàm phán để quảng cáo, đàm phán
bán một mặt hàng hoàn toàn khác.
6. Đưa ra tất cả các thông tin, lý lẽ trình bày thuyết phục ngay từ đầu buổi đàm phán
Hãy sử dụng lần lượt các thông tin, lý lẽ thuyết phục của mình cho từng nội dung hay
từng thắc mắc tìm hiểu của đối tác. Nên nhớ, đối tác cần có thời gian để tiếp nhận các
thông tin trước khi bị thuyết phục để đi đến thống nhất trong đàm phán.
7. lảng tránh ý kiến phản đối hay nghi ngờ từ phía đối tác
Điều đó chỉ làm cho đối tác càng có lý do khẳng định ý kiến phản đối hay nghi ngờ
của họ và từ đó sẽ gây ra định kiến trong suốt quá trình đàm phán. Vì vậy, cần phải
hỏi lại thắc mắc của đối tác và kiên nhẫn trả lời bằng tất cả các lý lẽ thông tin của
mình.
8. không chuẩn bị trước các giới hạn cần thiết khi đàm phán
Điều này đã hạn chế rất nhiều phạm vi đàm phán khi không thể có những linh hoạt
nhân nhượng trong chừng mực có thể. Và như thế không chỉ gây thất bại cho lần đàm
phán thương thuyếtnày mà còn tạo ra định kiến và báo trước thất bại cho những lần
đàm phán sau.
9. người đàm phán tìm cách áp đảo đối tác
Người đàm phán giỏi không tìm cách áp đảo đối tác mà cần thể hiện tinh thần học hỏi

khi đàm phán. Không nên có những lời lẽ, cử chỉ mang tính áp đảo gây mất cảm tình,
khó chịu cho đối tác.
VI. Điều cần tránh khi thuyết trình trước khách hàng
Khi chuyện trò, trao đổi phỏng vấn hay thuyết trình ở cơ quan, đôi khi bạn có những
“ngôn ngữ cơ thể” thừa, ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh cũng như bài nói chuyện của
mình.
1. không giao tiếp bằng mắt với người nghe
Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin, bạn lo lắng và chưa chuẩn bị kỹ bài nói
chuyện.
Lời khuyên: Dành 90% thời gian nói chuyện hoặc nhiều hơn để nhìn thẳng vào mắt
của người cùng trò chuyện. Phần lớn chúng ta khi nói chuyệnthường chỉ nhìn xuống
tài liệu, vào màn chiếu, nhìn xuống bàn hoặc ngó lung tung. Có một cách rất hiệu
quả để khắc phục nhược điểm này: ghi hình những buổi thuyết trình của mình và xem
lại để rút kinh nghiệm.
Nhìn thẳng vào thính giả chính là một cách để thu hút sự chú ý của họ, không để họ có
cơ hội lơ là hay làm việc khác.
2. dáng đứng rụt rè
Hậu quả: Mọi người sẽ thấy ở bạn một doanh nhân còn non nớt.
Lời khuyên: Khi đứng trên sàn, bạn nên đứng sao cho chân rộng bằng vai, có thể hơi
nghiêng người và vai về phía trước nhưng nên giữ thẳng đầu và xương sống. Không
nên dựa vào bục phát biểu.
3. cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều
Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong.
Đôi khi những động tác thừa của bạn khiến người nghe rối mắt, và họ có thể lấy
chúng làm trò cười.
Lời khuyên: Hãy hạn chế và kiểm soát mọi cử động của cơ thể. Đừng phô diễn những
cử động không mục đích. Tập thói quen nghiêm túc ngay cảkhi đang nói chuyện với
một người. Mọi cử chỉ lắc lư đều khiến bạn có vẻ cợt nhả.
4. Đứng yên một chỗ
Hậu quả: Bạn đang tạo cho bài nói chuyện của mình vẻ cứng nhắc không cần thiết.

Buổi nói chuyện của bạn sẽ kém phần sinh động nếu bạn cứ đứng yên như phỗng.
Lời khuyên: Bạn có thể đi lại một chút. Nhiều nhà diễn thuyết xuất sắc rất hay đi lại
trong lúc nói chuyện, thậm chí đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, việc đi lại của họ là có mục
đích chứ không phải vô nghĩa. Bạn cũng nên có những động tác cần thiếtđể minh họa
cho bài nói.
5. Bỏ hai tay trong túi
Hậu quả:Mọi người sẽ nghĩ bạn không có hứngthú phát biểu, bạn miễn cưỡng trình
bày, hoặc bạn đang lo lắng.
Lời khuyên: Nếu bạn chỉ bỏ một tay trong túi và tay kia thả lỏng thì vẫn có thể chấp
nhận được. Nhưng nếu bỏ cả hai tay thì chắc chắn là phải thay đổi. Giải quyết vấn đề
này hết sức đơn giản: bỏ tay ra khỏi túi. Dùng tay để cầm bút, thước, chỉ vào màn
hình minh họa…
6. sử dụng những cử chỉ, điệu bộ giả
Hậu quả: Mọi người sẽ biết ngay bạn đã học quá thuộc bài phát biểu, bạn sẽ mất đi sự
tự nhiên và khiến mọi người nghĩ ngay đến sự giả tạo,không thật trong bài phát biểu
của bạn.
Lời khuyên:Đừng quá lạm dụng các cử chỉ, điệu bộ trong lúc phát biểu. Nếu không sẽ
có lúc cử chỉ, điệu bộ của bạn không nhất quán với những gì bạn đang nói. Khi đó
thính giả sẽ được xem một bộ phim mà hình ảnh và âm thanh bị lộn xộn. Ngôn ngữ
thuyết trình cũng phải chọn lựa kỹ, sao cho giản dị dễ hiểu, đừng để người nghe nhàm
chánhoặc phải căng thẳng đầu óc để suy luận.
VII. Những điều cần tránh trong kế hoạch tiếp thị
Kế hoạch tiếp thị được sử dụng với chức năng định hướng và đưa ra kế hoạch hành
động để phát triển hoạt động kinh doanh của một công ty. Kế hoạch tiếp thị cũng cần
thể hiện tính linh động vì khi bắt đầu thử nghiệm và đo lường hiệu quả củanhững
chiến thuật áp dụng, bạn sẽ cần điều chỉnh kế hoạch theo thời gian để nắm bắt thị
trường hay gia tăng thị phần.Có thể nói, một bản kế hoạch tốt không cần phức tạp.
Tuy nhiên, có một số điểm cần tránh khi triển khai kế hoạch tiếp thị để thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh. Luôn nhớ rằng kế hoạch tiếp thị tốt nhất là sự kết hợp tổng lực
giữa 2 yếu tố là chiến lược và chiến thuật. Bạn không thể thực hiện tốt 1 trong 2 yếu

tố nếu thiếu yếu tố còn lại. Đừng bao giờ đi quá xa những nguyên tắc căn bản này.
Những ý tưởng mang tính chủ quan và đầy thu hút như “hình ảnh”, “thương hiệu” và
“sáng tạo” là những công cụ tiếp thị hiệu quả nhưng không quan trọng bằng việc bám
theo những nguyên tắc cơ bản.
Khi viết một kế hoạch tiếp thị, cần tránh 5 điểm sau đây:
1. dồn quá nhiều thông tin vào kế hoạch
Đó là những thông tin không liên quan tới số liệu, chiến lược hay chiến thuật. Những
thông tin mang tính chất chung chung cũng được xếp vào loại này. Những câu miêu tả
thị trường mục tiêu như “tất cả mọi người” hay “trung niên trên 40”vẫn chưa mang
tính cụ thể và có thể gây cho bạn nhiều khó khăn sau này. Hãy học cách suy nghĩ theo
hướng “thị trường ngách”. Thay vì “tất cả mọi người”, hãy cụ thể và chi tiết hơn như
“thanh niên trên 16 tuổi, thích du lịch và thể thao”, “những phụ nữ trên 40, mua sắm ít
nhất 3 lần/ tuần”thay vì “phụ nữ trên 40”
Hãy luôn nhớ, tiếp thị là mua khách hàng. Cần xác định rõ khách hàng lý tưởng là
những ai và bạn cần bao nhiêu ngân sách để thu hút những khách hàng này.
2. không tính toán số liệu
Tiếp thị có liên quan tới những con số. Hay rộng hơn là hoạt động kinh doanh đều
xoay quanh những con số. Bạn chỉ thành công khi biết tính toán. Khi viết kế hoạch
tiếp thị mà không ước tính được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để thu hút khách
hàng, doanh thu cần đạt được để hòa vốn là bao nhiêu, lợi nhuận biên ra sao và có bao
nhiêu lần khách hàng sẽ quay lại… thì bạn sẽ thất bại. Nếu dự định đăng quảng cáo
với ngân sách 3000 USD thì cần tính xem số lượng khách hàng quan tâm và mua hàng
là bao nhiêu để có thể bù vào chi phí này?
3. phụ thuộc quá nhiều vào sự sáng tạo
Sáng tạo rất tốt, nhưng tập trung quá nhiều sự sáng tạo vào những chiến thuật và hiệu
quả có thể tổn hại cho doanh nghiệp của bạn.
4. cho rằng tiếp thị chỉ là quảng cáo
Tiếp thị không chỉ là cách bạn quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ, tiếp thị còn là cách
nhân viên tiếp tân trả lời điện thoại, cách bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tiếp thị
còn liên quan trực tiếp tới các khía cạnh chiến lược và chiến thuật khi xác định và

phân khúc nhóm khách hàng lý tưởng, tìm ra lợi thế cạnh tranh và ưu thế bán hàng,
chiến lược giá, chiến lược bán hàng và khuyến mại, tạo ra hệ thống theo dõi khách
hàng
5. Quên tiếp thị tới những khách hàng hiện tại
Với những doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn thành lập, không có nguồn doanh thu
nào lớn hơn nguồn doanh thu đến từ những khách hàng hiện tại và “còn nóng”. Để
bán cho một khách hàng mới, chi phí bỏ ra sẽ gấp 6 lần chi phí bán cho một khách
hàng hiện tại. Nếu không có kế hoạch tiếp cận những khách hàng hiện tại này, bạn sẽ
mất một nguồn doanh thu lớn.
Cần xây dựng những chiến lược khai thác mỏ vàng giá trị này.
VIII. Bạn nên và không nên nói với khách hàng những gì?
Có một sản phẩm tốt chưa đủ, bạn cần phải quảng bá và bán nó. Để mời khách hàng
mua sản phẩm của bạn đã khó, nhưng khó hơn là để họ quay lại lần sau. Jeff Wuorio,
tác giả của nhiều cuốn sách viết về quản trị doanh nghiệp nhỏ đồng thời là nhà tư vấn
đã đưa ra những lời khuyên về lĩnh vực này.
1. Điều nên nói với khách hàng
- “Tôi sẽ để ý tới những điều bạn quan tâm”.
Một khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ có thể chỉ một lần duy nhất. Hãy chú ý
những gì họ đã mua và để cho họ biết rằng việc bạn luôn quan tâm tới những thứ mà
họ thích đơn giản bởi bạn mong muốn họ quay trở lại. “Khi bạn làm điều đó, hãy xử
sự một cách chân thành”, Maura SchreierFleming, tác giả cuốn "Real World Selling
for Out of This World Results” nói. “Hãy tạo cho khách hàng một lý do để quay trở
lại”.
- “Bạn có biết món hàng này sẽ được bán giảm giá không?”
Vừa mới đây, một người bạn thân của tôi đã quay trở lại một cửa hàng bán đồ điện tử
sau khi anh ta phát hiện món hàng mà anh ta đã mua vào thứ bảy được giảm 40% vào
10 giờ sau đó. Đúng vậy, anh ta quay trở lại vì một lý do không ổn. Như vậy có nghĩa
là bạn đang gặp phải vấn đề khó khăn với khách hàng của bạn. Nếu bạn biết điều gì
đó có giá trị đặc biệt, hãy chia sẻ nó với khách hàng của bạn. Cũng như thế, nếu loại
hàng nào đó sẽ được bán rẻ hơn vào ngày hôm sau hoặc saunữa, hãy khuyên họ quay

trở lại vào thời điểm giá đã được giảm.
- “Chúng tôi không có mặt hàng này nhưng cửa hàng khác thì có”.
Giới thiệu khách hàng tới một ai khác, đặc biệt là một đối thủ cạnh tranh khiến bạn
được đánh giá cao hơn. Hành động này sẽ tạo ra một hình ảnh hiệu quả hơn về sự
chân thành, tin cậy vàquan trọng hơn cả là sự quan tâm tới nhu cầu của khách hàng,
tất cả những điều này sẽ mang khách hàng trở lại với bạn.
- “Sẽ có giảm giá 50% nếu…”
Giảm giá 50% hoặc một nửa, hoặc những từ có tác dụng tương tự. Một trong những
cách hiệu quả nhất để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng là hãy rành mạch nhất có
thể về những ưu đãi mà họ được hưởng, chẳng hạn như khi họ mua với số lượng lớn
hoặc trả tiền trước. “Hãy công khai về những lợi ích mà khách hàng được hưởng”,
Doug Hall, tác giả cuốn “Meaningful Marketing” nói. “Bạn nên quy ra số nhiều nhất
có thể về những lợi ích mà khách hàng được hưởng”.
- Hãy để tôi giúp bạn một tay” .
Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang
mang hàng nặng trên tay, việc làm của bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí
khách hàng. Và tất nhiên, điều đó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn.
- “Bạn thử xem có thích nó không?”
Cho khách hàng thử sản phẩm mà công ty bạn có ý định bán là một cách tuyệt vời để
họ quay trở lại nhiều lần. Nếu công ty bạn bán các chươngtrình phần mềm đắt tiền,
hãy cho khách hàng tiềm năng thử nghiệm miễn phí một lần hoặc cho họ đĩa mẫu để
họ thấy công dụng của nó. Tác dụng tương tự cũng đúng với những mặt hàng dịch vụ.
Tất cả các công ty luật miễn phí lần tư vấn đầu tiên cũng nhằm mục đích này.
- “Việc mua bán này có thể diễn ra thuận lợi hơn vào lần sau” .
Một khách hàng chưa thỏa thuận được các điều khoản của một vụ mua bán có thể bị
thúc đẩy quay trở lại nếu bạn cho họ biết rằng vào một ngày nào đó, vụ mua bán sẽ
diễn ra thuận lợi. Vì vậy, nếu đó là khúc mắc về giá bán hay một số thỏa thuận nhạy
cảm khác, đừng ngại nói rõ rằng những giao kèo này có thể chỉ là tạm thời (tức là có
thể thay đổi được vào một ngày nào đó).
- Nhớ tên khách hàng.

Có một khách hàng chia sẻ: tôi thực sự không thích ngân hàng mà tôi đang giao dịch.
Nó chẳng tiện lợi, chi phí đôi khi không rõ ràng và tôi muốn đổi sang ngân hàng khác.
Nhưng phải thừa nhận một lý do khác níu giữ tôi lại. Bất cứ người thu ngân nào ở đó
cũng biết tên tôi và lúc nào cũng chào hỏi tôi một cách lịch sự. Nó giống như một chất
kích thích khiến bạn tiếp tục trở lại, nó cho bạn thấy người ta đã mất thời gian và cố
gắng như thế nào để nhớ được bạn là ai. Nếu khách hàng tới công ty của bạn chỉ là vài
người, hãy cố gắng gọi họ bằng tên. Nếu có quá nhiều người tới liên hệ, ít nhất hãy
nhớ một vài tên chính. Nếu họthích cách bạn làm, chắc chắn họ sẽ quay lại. Và giống
như tôi, ngay cả khi nếu khách hàng không ủng hộ bạn lắm, việc nhớ tên của họ có thể
xóa đi sự không hài lòng.
2. Điều không nên nói với khách hàng
- “Tại sao anh lại làm cho cô ấy?”
Câu hỏi không chỉ đơn thuần là khiếm nhã, bất lịch sự mà còn chứa hàm ý của một
người kinh doanh không hề biết dịch vụ khách hàng là gì hoặc không biết cách tạo ra
sự hấp dẫn dù nhân viên có cung cấp dịch vụ cho khách hay không.
- “Ông/bà có chắc đủ tiền mua không?”
Trong một chuyến đi mua hàng tươi sống, một nhân viên muốn chắc chắn khách hàng
“biết được món hàng đó đắt như thế nào” trước khi cô ấy tháo hàng ra để khách kiểm
tra. Ứng xử thô bạo này cho thấy sự nghi ngờ khả năng thanh toán của khách hàng.
Cần thể hiện sao cho lịch sự và không làm mất lòng khách.
- “Cái gã vừa rồi sao mà ngu ngốc”.
Không có bất cứ một khách hàng nào lại có thể hoàn hảo trong mọi lời nói và hành vi,
nhưng bình luận về họ với một nhân viên khác, hoặc tồi tệ hơn là với một khách hàng
khác, điều này hoàn toàn không hợp với quy tắc nghề nghiệp. Khách hàng khác nghe
được điều này rất có thể sẽ nghĩ rằng, biết đâu họ sẽ là đối tượng đàm tiếu tiếp theo?
- “Chúng tôi không có”.
Đây cũng là lỗi hay gặp ở các nhân viên bán hàng. Tôi thường nhận được câu trả lời
này kèm theo cái nhìn xa xăm như thể cô nhân viên đang nhìn con thuyền xa tít phía
chân trời. Tất nhiên các cửa hàng có thể hết hoặc không bán loại hàng mà khách yêu
cầu nhưng không nhất thiết khách hàng phải nghe từ “không”hoặc một nội dung gì đó

tương tự như “hãy ra khỏi cửa hàng”. Đừng để cho những điều này xảy ra. Thay vào
đó, hãy cố gắng gợi ý cho khách hàng các giải pháp khác như dùng sản phẩm của
hãng khác hay sang cửa hàng khác mà bạn biết có bán mặt hàng này.
- “Tên này lạ quá!”.
“Lạ”, “buồn cười”, “không bình thường” hoặc “kỳ quặc” là những nhận xét có thể
thốt ra khi kháchhàng cho nhân viên biết tên của mình. Tôi biết tôi có một cái tên
không giống ai, nhưng tôi không thích lôi kéo sự chú ý của người khác đối với mình.
Vì vậy, bạn nên chú ý không để ý tới tên của khách hàng dù với thiện ý. Thay vào đó,
sáng suốt hơn là hỏi cách đánh vần tên của khách sao cho chính xác.
- “Tôi” không có chuyên môn về điều này nhưng “tôi” vẫn ba hoa.
Hãy nói đúng vấn đề mà mình hiểu biết. Nếu không biết điều gì đó, hãy chuyển khách
hàng tới nhân viên có khả năng giải đáp đúng hơn.
- “Tôi chỉ làm việc ở đây thôi”.
Khách hàng sẽ đánh giá nhân viên nơi đó không có lòng nhiệt tình, không quan tâm
tới khách, không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
B. Điều cần tránh trong quan hệ với đối tác
I. Điều không nên nói trong phỏng vấn tuyển dụng
Hãy tránh những sai lầm sau trong cuộc phỏng vấn để chứng tỏ tài năng và giá trị của
mình.
1. “công ty của ông hoạt động trong lĩnh vực gì?”
Câu hỏi này cho thấy bạn chưa tìm hiểu về công ty của họ. Hãy đặt ra những câu hỏi
chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện mong muốn được làm việc cho
họ.
2. “Mức lương của tôi thế nào cũng được”.
Lương bổng là điều tế nhị nhất trong cuộc phỏng vấn. Tất nhiên bạn muốn biết người
ta có thể trả bao nhiêu cho bạn, và người phỏng vấn cũng muốn biết bạn sẵn sàng
nhận bao nhiêu. Đó là một cuộc đàm phán chứ không phải trò chơi. Khi buộc phải lên
tiếng, bạn cần phải đưa ra ít nhất một mức độ, chẳng hạn: “Tôi muốn một mức lương
trong khoảng 300-600 USD”.
Đừng giả vờ thế nào cũng được khi bạn không hề muốn như thế. Nếu bạn lo rằng đề

xuất mức lương của mình quá cao so với công việc, bạn có thể cân nhắc trước xem
mình có thể hạ thấp bao nhiêu. Tìm hiểu về mức lương tương tự của các công ty khác
và mức độ lương bổng tại nơi bạn định xin vào.
3. “thật hết ý khi vào được chỗ này”.
Đó có thể là cách mà bạn nói với bạn bè, nhưng đó không phải là cách nói chuyện
trong cuộc phỏng vấn. Sử dụng từ lóng sẽ rất mất điểm đối với người phỏng vấn.
4. “Bill gates còn đích thân thưởng cho tôi 100.000 usd”.
Đừng nói dối. Bạn sẽ bị phát hiện ra và phải hối tiếc. Nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn
có phóng đại đôi chút để quảng cáo mình, nhưng đừng vượt quá giới hạn giữa phóng
đại và nói dối trắng trợn.
5. “trong 5 năm tới, tôi sẽ chu du trên một con thuyền ở giữa biển caribê”.
Khi người phỏng vấn hỏi bạn về mục tiêu dài hạn, họ muốn câu trả lời liên quan tới
công ty. Cho dù bạn không định ở lại lâu dài với công ty, nên nói điều gì đó ám chỉ sự
cống hiến với vị trí và công ty. Cố gắng coi đó như một câu hỏi tu từ. Bạn vẫn có thể
ở lại công ty trong vòng 5 năm, ai biết trước được?
6. “xin lỗi, tôi không biết làm việc đó”.
Thay vì thú nhận rằng bạn không có một kỹ năng nào đó, hãy nhấn mạnh rằng bạn là
một người học nhanh nhạy và hứng thú được học thêm những kỹ năng mới. Hầu hết
các công ty thích tuyển dụng những người nhiệt huyết, thông minh dù chưa được đào
tạo hơn là có sẵn kỹ năng nhưng không ham học hỏi.
7. “ông biết đấy, tôi vừa trải qua cuộc ly dị đầy nước mắt”.
Đừng đưa chuyện riêng tư vào cuộc phỏng vấn. Bạn có thể muốn chứng tỏ mình trung
thực và cởi mở, nhưng bạn rất dễ quá đà và trở thành không chuyên nghiệp, mất tập
trung và thiếu tôn trọng. Hãy giữ cuộc giao tiếp mang tính chuyên nghiệp cao và lịch
sự.
8. công ty của ông có thể làm gì cho tôi?
Những người phỏng vấn rất ghét sự kiêu căng và ích kỷ. Hãy nhấn mạnh vào sự đóng
góp mà bạn có thể mang lại cho công ty. Nói cho họ biết những nỗ lực của mình đã
giúp đỡ các công ty cũ như thế nào. Đừng bắt đầu hỏi ngay về lương bổng, thăng
tiến.

Nhớ rằng bạn đang là người được phỏng vấn, đừng để họ thấy như là họ đang được
ban ơn nếu tuyển dụng bạn.
9. “tôi bỏ công việc trước bởi ông chủ ở đó là một gã khùng”.
Nói xấu về những người chủ cũ là việc ngớ ngẩn nhất trong cuộc phỏng vấn. Nên nói
rằng bạn từ bỏ chỗ đó để tìm cơ hội phát triển bản thân tốt hơn, hoặc bạn muốn có sự
thay đổi.
II. Sai lầm cần tránh khi bắt đầu công việc
Bạn đã tốt nghiệp đại học và tìm được một công việc trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Và công việc đầu tiên của bạn bắt đầu từ đây. Để cho bước khởi đầu diễn ra suôn sẻ,
bạn nên tránh một số hành động sau:
1. thiếu kiên nhẫn
Bạn luôn muốn chứng tỏ bản thân và nôn nóng đưa ra ý tưởng trong những ngày đầu
tiên làm việc. Tuy nhiên, có khác biệt giữa sự tích cực đóng góp ý kiến và phô trương
quá mức. Bạn liên tục đưa ra ý kiến của mình mà không xem xét chúng có thực sự
hiệu quả hay không. Điều đó sẽ khiến mọi người nghĩ rằng một " lính mới" như bạn
đang muốn khoa trương bản thân. Đừng khiến mọi người có ác cảm với bạn.
Alexandra Levit, tác giả cuốn sách “They don't teach corporate in college” khuyên
bạn “không nên hấp tấp trong cách tiếp cận vấn đề. Những ngày đầu tiên trong công
việc đầu tiên, hãy chú ý tới cách mọi người làm việc, cách họ đưa ra ý kiến. Nắm
được những điều đó, bạn có thể bắt đầu thể hiện sự sáng tạo của mình”.
2. Quá “kiên nhẫn”
Ngược lại với lưu ý đầu tiên, quá “kiên nhẫn”cũng là điều cần tránh trong những ngày
làm việc đầu tiên. Bạn không thể thụ động, ngồi yên trong suốt tháng đầu tiên và chờ
đợi mọi người chú ý tới mình. Thay vào đó, hãy tích cực tìm hiểu đồng nghiệp và
công việc của họ. Nếu mọi người tỏ vẻ thiếu thân thiện, đừng vội thể hiện thái độ tiêu
cực. Đó chỉ là do họ chưa quen với một người mới mà thôi.
3. sử dụng công nghệ một cách không thích hợp
Bạn được phép gửi tin nhắn trong cuộc họp hay post ảnh lên Facebook bằng máy tính
làm việc hay không, điều đó phụ thuộc vào văn hóa làm việc của công ty.
Levit khuyên bạn nên chú ý tới những người xung quanh. Đồng nghiệp có nhắn tin, sử

dụng Yahoo chat hay nghe Ipod trong giờ làm việc không? Mỗi công sở có quy tắc
riêng cho vấn đề này. Nhưng nói chung, một nhân viên mới không nên lạm dụng tiện
ích của công ty cho mục đích cá nhân.
4. tạo ấn tượng ban đầu không tốt
Từ cách ăn mặc tới cách bắt tay, mọi người sẽ sớm hình thành cái nhìn về bạn. Levit
đề nghị:
“Hãy chú ý tới hành động của bạn khi gặp gỡ mọi người trong lần đầu tiên”.
Hãy cố gắng nhớ tên và một số đặc điểm về họ. Đừng dành 2 tiếng để nghỉ ăn trưa, kể
cả nếu bạn không có nhiều việc để làm. Cần chú ý tới giờ giấc tan sở của đồng nghiệp,
bạn không nên là người đầu tiên cũng như người cuối cùng rời văn phòng.
5. không thảo luận mục tiêu của bạn với sếp
Nên tìm hiểu mong đợi của sếp trong 3 tháng làm việc đầu tiên. “Và không quên thảo
luận mục tiêu của bạn, như doanh số bán hàng tháng đầu tiên, học thêm một số kỹ
năng mới… Sự trao đổi này sẽ giúp 2 bên hiểu nhau hơn để cùng đạt tới mục tiêu
chung”, Peter Jacobs, một chuyên gia nghề nghiệp nói.
6. không hiểu sếp
Dù chưa đủ thời gian để tìm hiểu tường tận về gia cảnh hay sở thích của sếp nhưng ít
nhất bạn cũng nên biết một số điều cơ bản như phong cách giao tiếp của sếp. Anh/ chị
ấy có thể không thích cách bạn vẫn thường làm là trao đổi qua điệnthoại. Vậy liệu sếp
muốn trao đổi trực tiếp hay thông qua email? Bạn cần nắm được điều đó để công việc
diễn ra suôn sẻ từ những ngày đầu tiên.
7. tiếp cận thông tin một cách hạn hẹp
Sếp là một nguồn thông tin tuyệt vời nhưng để xây dựng sự nghiệp một cách mạnh
mẽ, bạn cần lời khuyên từ nhiều người hơn là một người. Jacob đưa ra lời khuyên:
“Hãy tìm kiếm những người cố vấn tốt và giúp ích cho sự phát triển của bạn”.
8. Đánh giá thấp công việc
Bạn có thể nghĩ rằng công việc đầu tiên không quan trọng và đó chỉ là bước tạm thời
trước khi bạn tìm được một vị trí tốt hơn. Nhưng theo Levit, bạn “hãy nhìn nhận nó
như một cơ hội để tích lũy thêm kỹ năng mới, học hỏi về lĩnh vực và tạo ra những liên
lạc có giá trị”. Công việc đầu tiên rấtquan trọng bởi có nó bạn mới có những bước tiến

tiếp theo.
III. Những điều nên tránh khi giao tiếp với đồng nghiệp
Môi trường công sở đòi hỏi bạn phải khéo léo trong giao tiếp. Đặc biệt là xem xét lại
các thói quen của mình, có thể đó chính là nguyên nhânkhiến đồng nghiệp khó chịu và
“tẩy chay” bạn.
1. Bạn đưa ra lời khuyên như một nhà tâm lí
Có thể bạn là một chuyên gia tâm lí khi còn là sinh viên nhưng “chức danh” đó không
còn phù hợp khi ở công sở. Nếu đồng nghiệp xin ý kiến của bạn và bạn liên tục đưa ra
những lời khuyên không liên quan, thậm chí còn mang tính chất dạy bảo, mọi người
sẽ coi bạn là “kẻ dở hơi” và dần xa lánh.
2. Bạn lưu luyến “những ngày xưa cũ”
Bạn chuyển qua nơi làm việc mới nhưng cứ liên tục than phiền rằng trước kia mình
không thực hiện công việc theo cách hiện tại, hoặc cứ kể lể sếp cũ, đồng nghiệp cũ cư
xử với bạn tốt ra sao mọi người sẽ dần mất cảm tình với bạn. Tệ hơn, sếp mới có thể
nghĩ rằng bạn không thích làm việc với anh/chị ta và sẽ “mời” bạn ra đi.
3. Bạn hay chen ngang câu chuyện của đồng nghiệp
Đồng nghiệp sẽ cảm thấy khó chịu nếu họ chưa kết thúc câu chuyện của mình, bạn đã
chen vào: “Câu chuyện của tôi còn hay hơn”. Cho dù câu chuyện của đồng nghiệp
không thú vị, hãy tôn trọng họ bằng cách lắng nghe.
4. Bạn “nghiện” nước hoa
Dùng quá nhiều nước hoa sẽ khiến đồng nghiệp không thích gần gũi với bạn, chưa kể
một số người bị dị ứng sẽ đau đầu, chóng mặt mỗi lần bạn bước qua. Do đó, hãy dùng
nước hoa đúng nơi, đúng chỗ, chẳng hạn như khi đi dự tiệc, thay vì dùng khi đi làm.
5. Bạn không chuyên nghiệp khi gửi e-mail
Bạn cho rằng viết toàn bộ nội dung của e-mail vào phần chủ đề sẽ giúp người nhận
tiết kiệm thời gian vì không phải mở thư ra. Điều đó không đúng bởi người nhận sẽ
cảm thấy khó chịu vì phải liên tục kéo chuột xuống để đọc. Thêm nữa, người ta
thường chỉ lướt qua phần chủ đề để xác định độ khẩn cấp của thư, sau đó mới đọc tiếp
vào phầnnội dung. Nếu thấy phần chủ đề dài trong khi nội dung thư trống rỗng, chắc
chắn người đọc sẽ thấylúng túng.

Ngoài ra bạn cũng không nên viết hồi âm e-mail quá ngắn gọn, bởi ít ai có cảm tình
với e-mail chỉ vỏn vẹn một chữ: “không”, “ok”, “ừ”
6. Bạn mong ngóng tới lúc tan giờ làm
Việc mong tiếng chuông báo hết giờ làm để ra về là điều bình thường. Tuy nhiên nó sẽ
trở nên bất thường nếu bạn tỏ ra sốt ruột một cách thái quá như đứng ngồi không yên,
than vãn liên tục, thậm chí còn biểu hiện sự chán nản khi làm việc. Hành động như
vậy sẽ khiến mọi người đặt ra nghi vấn về ý thức làm việc của bạn.
7. Bạn thường xuyên tổ chức liên hoan với đồng nghiệp
Liên hoan với đồng nghiệp có thể là một cách thư giãn mang lại hiệu quả tốt, nhưng
khi số bữa tiệc nhiều hơn cả số ngày làm việc trong tuần, mọi người sẽ thấy phiền toái
bởi ngoài công việc, ai cũng có cuộc sống riêng và họ không muốn các buổi tiệc tùng
ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của họ. Do đó, hãy chỉ tổ chức liên hoan trong những
trường hợp đặc biệt và khi mọi người thoải mái về thời gian.
IV. Những điều tránh nói với sếp
1. “Đó không phải việc của tôi”
Câu nói khiến trong mắt sếp, bạn trở thành người thiếu tinh thần trách nhiệm trong
công việc.
Một khi các sếp đã có ý định nhờ bạn làm việc nào đó có nghĩa là họ đang tạo cơ hội
tốt nhất cho bạn bộc lộ tài năng tháo vát, phản ứng nhanh nhạy và năng lực hợp tác
của bạn. Nếu trả lời bằng câu nói trên, chắc chắn cơ hội sẽ không bao giờ mỉm cười
với bạn.
2. “Đó không phải là lỗi của tôi”
Trốn tránh trách nhiệm không phải là việc làm thông minh nếu bạn muốn thành công
trong sự nghiệp. Điều đó cũng không giúp bạn thoát khỏi tình trạng lộn xộn, thậm chí
còn khiến bạn rơi vào tình trạng rắc rối hơn: sếp không coi trọng, đồng nghiệp xa
lánh…
Mọi sai lầm đều là cơ hội tốt để học hỏi và đúcrút kinh nghiệm. Bạn sẽ mất nhiều hơn
được khi từ chối cơ hội hiểu rõ sai lầm của mình. Do đó, hãy thẳng thắn và nghiêm
khắc nhận lỗi do mình gây ra. Việc làm này luôn nhận được sự đánh giá “ngầm” rất
cao của sếp cũng như đồng nghiệp.

3. “rất tiếc, tôi không thể làm được việc này”.
Nguyên tắc bất khả kháng: đừng bao giờ nói“không” trước những việc sếp giao phó.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải lừa dối sếp và bản thân mình trong quá trình làm
việc. Nhưng tại thời điểm nào đó, dù chỉ là cái gật đầu đồng ý còn thiếu dứt khoát
cũng phần nào mang lại cho bạn những “điểm số” cao. Bởi việc từ chối sạch trơn một
ý tưởng mới thường phản ánh sự thiếu sáng tạo của bạn.
Hãy khám phá năng lực tiềm ẩn trong chính bạn.Làm việc không ngừng nghỉ và hăng
say sẽ là động lực để bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề.
4. “tôi sẽ nghỉ việc nếu không tăng lương”.
Đưa ra “tối hậu thư” là điều cấm kỵ. Nếu bạn đã nêu ra điều này mà vẫn chưa chuyển
được việc, bạn sẽ là kẻ bại trận. Nếu bỏ đi thành công, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu và
sự thất vọng của những người đã từng tin tưởng bạn.
Ngay khi bạn tìm được công việc mới theo đúng nguyện vọng (về mức tiền lương) thì
cũng đừng nên “qua cầu rút ván” quá vội vã kẻo sẽ tiến thoái lưỡng nan khi bạn có
tham vọng cao hơn. Mức lương phụ thuộc vào chính năng lực của bạn. Đừng quá nôn
nóng mà phạm phải những vấn đề nhạy cảm nơi công sở. Nên nhớ rằng mọi nỗ lực
của bạn đều được ghi nhận, chẳng qua điều đó chưa được công khai mà thôi. Hãy kiên
nhẫn làm việc và chờ đợi nếu bạn thực sự xứng đáng.
5. “kế hoạch này chưa xứng tầm của tôi”.
Đừng vội kiêu ngạo hay phô trương thanh thếchốn công sở. Điều đó chỉ khiến mọi
người dè chừng và ác cảm với bạn. Giá trị năng lực của bạn được xác định không phải
ở số lượng công việc bạn làm mà là số lượng công việc bạn đã hoàn thành. Đừng cố
gắng nuốt “mẩu bánh quá khổ”. Khiêm tốn là nhân tố vàng cho sự nghiệp tiến thân
của bạn.
V. Điều cần tránh khi đàm phán tăng lương
Lương luôn là vấn đề khó và nhạy cảm. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều, quá nhanh, kết
quả sẽ trái với mong đợi.
Trước khi yêu cầu tăng lương bạn cần phải hiểu rõ giá trị, chỗ đứng của bạn trong
công ty cũng như mức lương hợp lý cho công việc của bạn. Một trong những vấn đề
mà bạn thường gặp phải khi yêu cầu tăng lương là không biết bắt đầu từ đâu và như

thế nào? Khi nào là đúng thời điểm? Nói những gì là hợp lý?
Dưới đây là 8 lỗi phổ biến mà các nhân viên thường mắc phải khi đề nghị tăng lương:
1. Quá vội vàng
Bạn nghĩ rằng bạn đã cẩn thận ghi ra giấy những yêu cầu bạn muốn như chức vụ, mức
lương mới hay trách nhiệm công việc bạn đảm đương.
Sự thật là: Những điều đó mới chỉ là yêu cầu của bạn nhưng bạn lại không có những
thông tin hay yếu tố nào để thuyết phục sếp rằng “tại sao tôi lại cần tăng lương cho
bạn?”.
Lời khuyên: Trước khi đến gặp sếp, bạn cần phải chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như
câu trả lời cho mọi tình huống. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin như mức lương mới nào
là hợp lý? Vị trí của bạn trong công ty được đánh giá như thế nào để đảm bảo kiểm
soát được buổi nói chuyện.
2. ngần ngại khi yêu cầu tăng lương
Bạn cho rằng mức lương hiện tại của bạn được quyết định bởi bộ phận quản lý nhân
sự và khó có thể thay đổi, nếu có nói với sếp thì sếp cũng không giải quyết được.
Sự thật: Điều này hoàn toàn sai lầm, thực tế mức lương của bạn không chỉ được quy
định bởi bộ phận nhân sự mà còn bởi những nhận xét của sếp.
Lời khuyên: Hãy liên lạc với sếp và bộ phận nhân sự của công ty để nói về vấn đề tiền
lương của bạn.
3. Đưa ra yêu sách để mong được tăng lương
Bạn nói với sếp rằng nếu không được tăng lương trong thời gian tới thì bạn sẽ ra đi.
Bạn còn nói thêm rằng đang có một công ty mời bạn vớimức lương cao hơn hiện nay.
Sự thật: Bạn có thể sẽ thành công với “yêu sách” đó nhưng chỉ vài tháng sau, công ty
buộc phải cắt giảm ngân sách. Họ bắt đầu cho nghỉ việc một số nhân viên và trong đó
có bạn vì bạn là mộttrong những người được hưởng mức lương cao nhất trong công
ty.
Lời khuyên: Nếu bạn muốn được tăng lương, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp về
những gì bạn đã đóng góp cho lợi nhuận công ty, và do đó, công ty có thể xem xét lại
mức lương cho bạn được không?
4. Bịa ra một câu chuyện

Bạn dựng lên một câu chuyện rằng bạn đang trong thời điểm có nhiều việc phải chi
tiêu, bạn cần phải mua nhà lớn hơn vì con cái đã lớn, bạn phải nuôi hai đứa con đi học
đại học, phải mua xe… Bạn mong nhận được sự cảm thông của sếp.
Sự thật: Đây là nơi làm việc, vì vậy những quyết định dựa trên tình cảm chắc chắn
không tồn tại. Hơn thế, khi sếp phát hiện ra bạn nói dối thì mọi việc sẽ trở nên tệ hại
thế nào?
Lời khuyên: Để có thể được tăng lương, hãy đưa ra những dẫn chứng với sếp về tầm
quan trọng và những đóng góp của bạn cho công ty. Từ đó sếp sẽ đánh giá giá trị của
bạn với mức lương phù hợp. Hoặc bạn hỏi sếp về những công việc hoặc dự án thêm
để bạn có thể tăng thu nhập.
5. chỉ quan tâm đến mức lương
Bạn thường không quan tâm đến mức thưởng của công ty vì nghĩ đó là quy định từ lâu
và không thể thay đổi, hơn nữa chúng cũng không đáng kể.
Sự thật: Các mức thưởng được đề ra vì nhu cầu của công ty theo thời gian nhất định.
Có rất nhiều loại thưởng như ngày phép, tiền thưởng vì làm tốt công việc hay tiền
thưởng chung cho ngày lễ… Vì thế, nếu có lý do chắc chắn thì bạn có thể đề nghị
được công ty khen thưởng.
Lời khuyên: Bạn không nên do dự hay băn khoăn vì không có gì là không thể thay đổi
nếu chưa thử. Hãy trình bày với sếp về tình hình công việc của bạn thời gian qua và
những nỗ lực của bạn. Qua đó bạn thể hiện mong muốn được nhận sự động viên khích
lệ từ công ty.
6. Quá đề cao bản thân
Bạn quá tự cao và đôi khi nói những điều không có khả năng thực hiện để nâng cao
giá trị bản thân nhằm đòi hỏi một mức lương cao.
Sự thật: Bạn phóng đại về khả năng của mình và hứa hẹn nhiều điều bạn không thực
hiện được. Tuy nhiên, bất kỳ người sếp nào cũng dễ dàng nhận ra những điều đó, họ
luôn biết nhân viên của mình làm việc như thế nào.
Lời khuyên: Hãy tự tin vào bản thân và cố gắng hoàn thành tốt công việc thay vì tự
tán dương mình. Sếp sẽ nhìn nhận thực tế và đưa cho bạn những gì bạn xứng đáng
được nhận.

7. lo ngại nếu bị từ chối yêu cầu
Bạn cảm thấy lo lắng về khả năng thất bại của yêu cầu tăng lương nên chần chừ nhiều
lần không nói ra mong muốn của mình.
Sự thật: Bạn hoàn toàn có thể thành công trong cuộc đàm phán với sếp nếu bạn có sự
chuẩn bị tốt và tự tin vào bản thân. Hãy tưởng tượng bạn là người mua và đang cố
gắng để mua được một món hàng tốt với giá thấp nhất. Không nên do dự khi đặt ra
câu hỏi, theo đuổi cơ hội đến cùng và bạn sẽ nhận được tín hiệu thành công.
Lời khuyên: Hãy nói chuyện với sếp bằng tất cả sự tự tin.
8. chỉ tập trung vào một cơ hội
Bạn nghĩ rằng bạn phải dồn toàn tâm toàn sức cho lần thương lượng lương này nếu
muốn thành công.
Sự thật: Trong mọi tình huống, nếu có nhiều cơ hội để lựa chọn bao giờ cũng tốt hơn
là chỉ có duy nhất. Thử tính toán đến những phương án dự phòng như tăng thêm ngày
phép hay tiền thưởng nếu tăng lương có vẻ không phù hợp với công ty trong thời điểm
này.
Lời khuyên: Có nhiều cơ hội để lựa chọn sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn, vì thế cũng dễ
thành công hơn. Luôn tin rằng mất cơ hội này thì cơ hội khác sẽ lại đến, chỉ cần bạn
luôn cố gắng.
VI. Những điều cần tránh nơi công sở
Cơ quan là nơi làm việc chung cho tất cả mọi người chứ không riêng cho bất cứ một
người nào.
Do đó, bạn phải luôn cẩn thận trong hành động của mình, tránh làm phiền đồng
nghiệp và cũng thể hiện bạn là một người văn minh, lịch sự. Sau đây là những điều
bạn cần tránh khi làm việc nơi công sở.
1. không quá lạm dụng e-mail
E-mail là một trong những hệ thống khó bảo mật nhất. Trong mỗi e-mail được gửi đi
chứa rất nhiều rủi ro nên bạn phải hết sức cẩn thận khi gửi e-mail ra ngoài, vì có thể
vô tình bạn đã gửi đi một tin quan trọng nào đó. Lời khuyên là đừng nên viết vào e-
mail những điều mà bạn không muốn cả thế giới đều biết.
2. trộm cắp vặt

Bạn đem về nhà những vật dụng của công ty nhưng chính những thứ bạn cho là vặt
vãnh đó có thể khiến bạn mất việc và mất cả danh dự của mình.
3. không nên quá cao ngạo hay e dè, thiếu tự tin
Điều này khiến đồng nghiệp cảm thấy không thân thiện với bạn và vô hình trung bạn
đang tự cô lập mình.
4. ăn mặc cẩu thả
Ăn mặc lịch sự, phù hợp sẽ làm tăng giá trị của bạn và bạn sẽ giữ được hình ảnh đẹp
trong mắt mọi người. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc
5. Bệnh nhưng vẫn đến công ty
Đừng nghĩ rằng mọi người sẽ ngưỡng mộ bạn vì sự nhiệt tình làm việc mà ngược lại,
bạn sẽ làm cho mọi người lo sợ vì bệnh của bạn có thể lây sang họ. Chắc chắn là họ
không muốn điều đó chút nào. Vì vậy, hãy nghỉ ở nhà khi bị bệnh.
6. cười nói to tiếng trong lúc mọi người đang làm việc
Đôi khi những lời nói hay tiếng cười bất chợt của bạn cắt dòng suy nghĩ của ai đó,
khiến họ không thể tập trung được, bạn sẽ trở thành kẻ phá rối đáng ghét.
7. không “buôn dưa lê”
Đặc biệt là chuyện của những người trong công ty, bạn không nên bàn tán về việc
riêng của đồng nghiệp vì điều này tạo ra sự khó chịu cho đồng nghiệp của bạn cũng
như những người không thích buôn chuyện. Ngoài ra, những thông tin mà bạn truyền
miệng có thể không chính xác và khiến vấn đề của đồng nghiệp bạn trở nên nghiêm
trọng hơn.
8. lấn át trong mọi cuộc tranh luận
Một số người có thói quen cắt ngang lời nói của người khác để đưa ra ý kiến của mình
trong bất kỳ cuộc tranh luận nào. Tệ hơn, họ còn bác bỏ ý kiến của mọi người để
khẳng định ý kiến của mình là đúng nhất. Để tránh những trường hợp như thế, bạn
nên học cách lắng nghe những gì người khác trình bày và tôn trọng quan điểm của
đồng nghiệp.
9. luôn giành phần thắng
Bạn cần nhớ, trong mọi cuộc tranh luận hay khi đàm phán, không ai muốn nhận mình
là kẻ thua cuộc. Vì vậy, người thành công là người biết sử dụng phương pháp “mọi

người cùng thắng” thay vì cứ cố công đánh bại đối phương. Bạn nên tranh luận hay
đàm phán trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” để đạt được giải pháp tốt nhất.
10. phô trương, cao ngạo
Chẳng ai thích những người phô trương kiến thức hay khoác lác, tự cao tự đại và xem
thường người khác. Dĩ nhiên, bạn cần tự tin trong công việc, nhưng tự tin quá mức sẽ
cô lập bạn với những người xung quanh. Bạn nên tỏ ra dễ mến, khiêm tốn và chân
thành lắng nghe để học hỏi từ đồng nghiệp của mình.
11. Quá e dè hoặc thiếu tự tin
Đừng ngại rằng ý kiến của mình nêu ra sẽ bị bác bỏ. Cũng đừng ngại phát biểu trong
các buổi thảo luận. Nên nhớ rằng mọi ý kiến nêu ra đều có giá trị riêng, điều quan
trọng là bạn biết cách trình bày một cách thuyết phục ý kiến của mình trước người
khác bằng việc chuẩn bị thật kỹ trước khi trình bày.
12. thổ lộ quá nhiều về cuộc sống riêng tư
Những tâm sự về đời sống riêng tư của bạn đôi khi sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín
của bạn trong công ty. Vì thế, hãy khéo léo từ chối những câu hỏi riêng tư nếu bạn
không muốn chia sẻ.
13. “Buôn dưa lê”
Bàn tán chuyện của người khác trong công sở là thói quen xấu nhất. Xây dựng mối
quan hệ thật tốt với các đồng nghiệp không có nghĩa là bạn phải hỏi thăm về cuộc
sống gia đình họ. Giả sử có ai đó tâm sự những điều thầm kín nhất với bạn, bạn không
nên kể lại cho bất kỳ ai, hãy giữ điều bí mật giữa bạn và người đồng nghiệp kia.
Phần II : Điều bạn trai cần tránh trong tình yêu và hôn nhân
A. Điều cần tránh khi yêu
I. Những thói xấu thường gặp
1. Bạo lực
Thống kê của các nhà xã hội học Pháp cho biết bạo lực gia đình là nguyên nhân chính
dẫn đến ly hôn ở nước này.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến của những đôi lứa yêu nhau, các nhà nghiên cứu hành
vi ứng xử của phái mạnh đã nhận được những ý kiến phản hồi của chị em rằng, họ ghê
sợ nhất tính vũ phu của người yêu.

Những chàng trai dễ nổi nóng và luôn thích “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, kể cả
với bạn gái, sẽ không bao giờ là lựa chọn của phụ nữ, bởi phái yếu luôn cần người đàn
ông khỏe mạnh làm chỗ dựa, song phải biết cư xử tế nhị và biết tự kiềm chế.
2. hà tiện
Cuộc sống sẽ giống như địa ngục nếu phải sống cùng một anh chàng “đo lọ nước
mắm, đếm củ dưa hành”.
3. Đa tình
Bất cứ một cô gái nào cũng tẩy chay thói hư tật xấu này của đàn ông. Họ luôn lo lắng
cho hạnh phúc và mong muốn người yêu của mình chung thủy nên luôn cảnh giác
trước tính trăng hoa của chàng. Nàng không chấp nhận khi chàng lơi lả ong bướm với
những người đẹp khác.
4. gia trưởng
Phụ nữ biết lắng nghe và sẵn lòng nghe người yêu khi cần có những quyết định hoặc
thay đổi quan trọng, song họ rất bất bình nếu bị bắt buộc. Người chồng gia trưởng sẽ
khiến cho cuộc sống trở thành một chuỗi những ấm ức trĩu nặng.
5. thô tục
Phái đẹp rất nhạy cảm và thích được nghe những lời nói dịu dàng. Đàn ông ăn nói tục
tĩu, thô bỉ dễ mất cảm tình của họ ngay từ lần đầu tiếp xúc. Họ không muốn gặp lại
anh ta vì lời ăn tiếng nói chứng tỏ sự thiếu văn hóa. Hơn nữa, họ cũng cảm thấy rất
xấu hổ với người xung quanh nếu đi cùng một anh chàng thô lỗ.
II. Những điều bạn không nên hỏi trong lần hẹn đầu tiên
1. tiền lương hàng tháng
Chuyện người khác kiếm được bao nhiêu tiền không phải là vấn đề của bạn.
2. thắc mắc vì sao người ấy đến giờ vẫn độc thân
Không có câu trả lời thực sự cho câu hỏi này vì đó không phải là một lời khen. Ẩn ý
của bạn đằng sau câu hỏi là gì? Điều này chỉ khiến cho buổi hẹn hò của bạn thêm
căng thẳng, đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho buổi tối đó.
3. hỏi đối phương liệu đã bao giờ thử dùng chất gây nghiện
Không có cách nào để trả lời câu hỏi này mà không gây ra sự khó chịu.
4. gợi chuyện về vấn đề tình dục

Câu hỏi này quá riêng tư ở mức độ tình cảm hiện giờ giữa hai người và sẽ khiến đối
phương có thái độ phòng thủ. Điều tồi tệ hơn là họ sẽ nghĩ rằng bạn đang muốn lôi
kéo họ.
5. nơi ở của người ấy rộng như thế nào
Chuông báo động cũng sẽ rung vì điều này. Phải chăng bạn hẹn hò vì bạn muốn tìm
chỗ ở?
6. Mối quan hệ trước đó
Hãy nhớ rằng bạn đang hẹn hò, hiện tại mới là quan trọng.
7. có thường xuyên xay xỉn?
Bạn đừng khiến người khác khó chịu khi bình luận về thói quen uống rượu, bia của họ
nếu bạn không muốn mọi thứ kết thúc ở đây.
III. Điều cần tránh khi theo đuổi phụ nữ
1. là một anh chàng quá tuyệt vời
Bạn đã bao giờ để ý rằng những cô nàng thật sự hấp dẫn không hề thấy bị hớp hồn bởi
các anh chàng “tốt bụng”.
Tại sao? Thực ra, câu trả lời khá đơn giản.
Phụ nữ không đặt sự lựa chọn người đàn ông của mình dựa trên tiêu chí “tốt bụng”.
Họ sẽ chọn người nào có sức hấp dẫn đối với họ.
2. cố thuyết phục cô ấy thích bạn
Đây là điều hầu hết cánh đàn ông thường làm khi họ gặp người phụ nữ mình thực sự
thích nhưng đối tượng không chú ý đến họ.
Khi một phụ nữ không thích, đàn ông vẫn cố theo đuổi và làm mọi cách để thay đổi
suy nghĩ của đối tượng. Đây là một ý tưởng vô cùng tồi tệ và không bao giờ mang lại
kết quả tốt đẹp.
3. trông chờ cô ấy chấp nhận tình cảm của mình
Trong khao khát làm hài lòng phụ nữ, phái mạnh luôn làm mọi việc để chiếm được sự
đồng ý của đối tượng.
Trên thực tế, phụ nữ không bao giờ thấy hứng thú với kiểu đàn ông “dai dẳng” như
vậy. Và bạn không nên có ý nghĩ “trả đũa” người phụ nữ đã từ chối tình cảm của bạn.
4. cố “mua” sự yêu mến của phụ nữ bằng đồ ăn và quà cáp

Bao nhiêu lần bạn mời một phụ nữ đi ăn tối, mua những món quà tặng và hoa để rồi bị
loại khỏi “cuộc chiến” vì một người thậm chí không đối xử với cô ấy bằng một nửa
tấm thịnh tình của bạn? Những ý định tốt của bạn thường vô tình diễn ra như một sự
lôi kéo tình cảm bằng những cố gắng yếu ớt.
5. chia sẻ cảm xúc quá sớm trong mối quan hệ với đối tượng
Một lỗi lớn và đáng tiếc mà hầu hết đàn ông đều mắc phải là bộc lộ cảm xúc quá sớm.
Nói “Anh thực sự rất thích em” chỉ sau 1-2 ngày hẹn hò, gặp gỡ có thể sẽ là dấu chấm
hết cho mối quan hệ. Hãy nhớ đừng bao giờ làm như vậy nếu không muốn hỏng việc.
Ngả người một chút và thư giãn để kìm nén cảm xúc tới một thời điểm thích hợp. Bạn
nên tâm niệm: Có nhiều cách hiệu quả hơn việc chia sẻ cảm xúc quá sớm.
6. cho rằng đàn ông và phụ nữ có cách cảm nhận giới tính giống nhau
Phụ nữ rất khác đàn ông khi tình cảm xuất phát từ sự lôi cuốn. Bạn cần chấp nhận
thực tế này và tìm cách giải quyết.
Khi một người đàn ông bắt gặp một phụ nữ trẻ, đẹp và quyến rũ, anh ta ngay lập tức
cảm thấy sức lôi cuốn về thể xác. Nhưng nguyên tắc này liệu có đúng đối với phụ nữ?
Phụ nữ có cảm giác hấp dẫn giới tính đối với đàn ông chỉ dựa vào diện mạo không?
Hay một điều gì khác sẽ xảy ra trong tình huống tương tự?
Phụ nữ thường bị hấp dẫn bởi những yếu tố khác chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào
dáng vẻ bề ngoài của các đấng mày râu.
Chắc hẳn bạn cũng từng gặp nhiều người đàn ông có diện mạo trung bình nhưng lại
sánh đôi với những phụ nữ rất đẹp. Hãy nghĩ về sự mất cân đối đó… Phụ nữ quan tâm
hơn đến những phẩm chất đích thực của đàn ông và họ bị hấp dẫn theo cách một
người đàn ông làm cho họ cảm hơn là nhìn.
7. nghĩ rằng muốn theo đuổi phụ nữ cần có tiền và hình thức
Một trong những lỗi thường gặp nhất mà cánh đàn ông hay mắc phải đó là từ bỏ mục
tiêu trước cả khi bắt đầu… Sao lại vậy? Nghe có vẻ hơi khó hiểu một chút nhưng đó
là vì họ nghĩ những cô gái quyến rũ chỉ quan tâm đến các anh chàng bảnh trai và có
tiền hoặc có chiều cao, độ tuổi nhất định…
Chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn điều này vì cũng có một số cô gái chỉ để ý
đến những điều ấy khi chọn lựa người yêu. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ quan tâm nhiều

đến tính cách hơn là chiếc ví hay vẻ bề ngoài của đàn ông.
Nếu bạn biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp khi gặp một cô gái hấp dẫn,
quyến rũ, bạn có thể làm cho cô ấy cảm thấy từ bạn sức hút giới tính mạnh mẽ giống
bạn.
8. tặng hết mọi quyền lực của mình cho phụ nữ
Nhiều người cố làm cho người phụ nữ thích mình bằng cách làm tất cả những gì nàng
yêu cầu, nhưng thực tế phụ nữ không bao giờ quan tâm tới những người đàn ông mà
họ dễ dàng sai bảo.
9. không biết chính xác việc cần làm
trong từng trường hợp ứng xử với phụ nữ Phụ nữ luôn biết bạn đang nghĩ gì. Họ có óc
phán đoán tốt gấp 10 lần đàn ông khi đọc ngôn ngữ của cơ thể.
Nếu không biết làm gì cụ thể trong từng trường hợp, bạn có thể sẽ xử lý tình huống rất
kém và… mất tất cả.
Việc bạn biết chính xác cách tán tỉnh phụ nữ theo trình tự từ bước này sang bước kia
là một điều rất quan trọng từ lần đầu gặp nhau.
10. không tìm kiếm sự giúp đỡ
Đây là lỗi nghiêm trọng nhất khiến cho phần lớn đàn ông không thành công trong việc
theo đuổi người phụ nữ họ thực sự thích.
Căn nguyên là do phái mạnh không muốn biến mình thành những kẻ yếu đuối hay
không có khả năng tán tỉnh phái đẹp. Họ không thích nhờ sự trợ giúp của người khác.
Nhưng đó là một suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Hãy tìm cách đạt được mục tiêu tán tỉnh
của mình bằng cách học hỏi kinh nghiệm nếu bạn chưa đủ tự tin vào khả năng thành
công của mình.
IV. Những điều bạn không nên nói với nàng
1. phong cách của nàng
Những câu bình luận như “không phải cái này quá ngắn hay sao?” cần phải được
loại bỏ khỏi vốn từ của bạn. Nếu bạn vô tình thốt lên câu bình luận về đôi giày mới
của nàng, hãy xin lỗi ngay tức thì và tìm cách sao cho nàng cảm thấy khá trở lại.
2. tài nấu ăn của nàng
Không phải cô gái nào cũng biết làm món nước sốt ngon như mẹ bạn làm. Dù trong

bất cứ trường hợp nào, đừng so sánh cô ấy với mẹ bạn. Đừng bao giờ “xúc phạm”
trình độ nấu ăn của nàng. Cách kiểm soát thiệt hại: Trổ tài nấu nướng và làm thay
nàng bữa ăn lãng mạn từ những thứ lộn xộn còn sót lại.
3. người tình cũ của nàng
Có thể anh ta không phải là một gã trai tốt, thậm chí từng lừa dối nàng, nhưng trong
quá khứ, nàng có cảm xúc với anh ta. Bạn không nên so sánh. Càng không nên so
sánh nàng với người cũ của bạn.
4. tài chính của nàng
Hãy nhớ, tiền của nàng không phải là của bạn. Vì thế, nếu nàng có chi quá tay cho
chiếc quần jeans mới thì đó là quyền của nàng. Nếu bạn có vô tình chỉ trích nàng về
vấn đề tiền bạc, hãy mua tặng nàng một món quà để chuộc lỗi.
5. Bạn bè nàng
Nếu bạn không có bất cứ lời tốt đẹp nào dành cho bạn của nàng, thì đừng nói gì. Họ

×