Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.47 KB, 199 trang )

Mở đầu
Sự thật về bạn
Bạn là một người hoàn toàn tốt. Bạn xứng đáng có một cuộc sống tuyệt vời, với
những thành công, niềm hạnh phúc, sự sung sướng và động lực. Bạn có sức khoẻ dồi
dào, có quyền có những mối quan hệ tốt đẹp, công việc tốt và sự độc lập về tài chính.
Những điều này là quyền thừa kế của bạn. Đây là cái mà cuộc đời bạn cần phải có.
Bạn lên kế hoạch cho sự thành công. Tạo dựng để có lòng kiêu hãnh, lòng tự tôn và
tính tự lập cao. Bạn rất phi thường, trong xã hội loài người chẳng có ai giống bạn một
cách tuyệt đối. Bạn có một trí tuệ và những khả năng đáng ngạc nhiên chưa được khai
phá mà khi được khám phá ra và được ứng dụng nó có thể đem lại cho bạn mọi thứ
bạn muốn trong cuộc đời của bạn.
Bạn đang sống trong thời đại huy hoàng của loài người. Có rất nhiều cơ hội mà bạn
có thể tận dụng để hiểu rõ những giấc mơ của bạn. Điều duy nhất giới hạn những gì
bạn có thể trở thành, có thể làm và có thể có đó là những giới hạn bạn đặt ra cho bản
thân bởi những suy nghĩ của chính bạn. Tương lai của bạn thực sự không bị giới hạn.
Đón nhận sự thật
Bạn phản ứng gì với ba đoạn vừa nêu ở trên như thế nào? Có lẽ bạn sẽ có hai phản
ứng. Thứ nhất, bạn giống những gì chúng tôi đã nói và điều ước yêu thích nhất của
bạn là muốn chúng trở thành sự thật đối với bạn. Nhưng phản ứng thứ hai có thể là sự
hoài nghi và không tin tưởng. Thậm chí, bạn rất mong muốn sống một cuộc sống khỏe
mạnh, hạnh phúc, giàu có, khi bạn đọc những dòng chữ này, những sự hoài nghi và sợ
hãi của bạn ngay lập tức trỗi dậy để nhắc nhở bạn những lý do tại sao những giấc mơ
và những thành công này có thể không trở thành đối với bạn. Vậy thì, hãy gia nhập
vào đám đông!
Phương pháp tuyệt vời
Có lẽ phương pháp trí tuệ và có tính tinh thần quan trọng nhất từng được khám phá
đó là bạn nghĩ thế nào thì bạn được như thế. Thế giới bên ngoài của bạn chính là hình
ảnh phản chiếu thế giới bên trong của bạn. Những gì đang diễn ra ở bên ngoài bạn là
một sự phản ánh những điều đang diễn ra bên trong bạn. Bạn có thể kể ra những điều
kiện bên trong của một người bằng cách quan sát những điều kiện bên ngoài trong
cuộc sống của anh ta hay cô ta.


Suy nghĩ chính là đối tượng
Tư duy của bạn có đầy quyền lực. Những suy nghĩ của bạn kiểm soát và quyết định
hầu hết mọi thứ xảy ra với bạn. Chúng có thể làm tăng hoặc giảm nhịp tim của bạn,
cải thiện hoặc gây trở ngại cho sự tiêu hoá của bạn, làm thay đổi thành phần hoá học
trong máu bạn và giúp bạn ngủ say hoặc làm bạn thức cả đêm.
Những suy nghĩ của bạn có thể khiến bạn vui hay buồn, đôi khi ngay lập tức, chúng
cũng có thể làm cho bạn hoạt bát và minh mẫn, hoặc sao lãng và mất tinh thần. Chúng
có thể khiến bạn được ngưỡng mộ hoặc không được ưa thích, tin tưởng hoặc hoài
nghi, có tính tích cực hoặc tiêu cực. Suy nghĩ của bạn có thể làm cho bạn cảm thấy
đầy sinh lực hoặc mệt mỏi, một nạn nhân hay một kẻ chiến thắng, một anh hùng hay
một thằng hèn.
Trong cuộc sống vật chất của bạn, những suy nghĩ có thể làm cho bạn thành công
hay thất bại, giàu có hay bần cùng, được tôn trọng hay bị lờ đi. Những suy nghĩ của
bạn và những hành động mà chúng thúc đẩy, quyết định toàn bộ cuộc đời bạn. Và
thông tin tốt đẹp nhất trong tất cả đó là chúng nằm dưới tầm kiểm soát của bạn.
Những suy nghĩ, cảm nhận, và mong muốn
Con người bạn là một tổng thể phức tạp những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ, mong
muốn, sự tưởng tượng, nỗi sợ hãi, niềm hy vọng, sự hoài nghi, quan điểm và tham
vọng mà mỗi yếu tố trong đó luôn luôn thay đổi, đôi khi từng giây một. Mỗi yếu tố
trong bản thân lại có ảnh hưởng đến những yếu tố khác, thỉnh thoảng theo những cách
không được mong đợi. Toàn bộ cuộc sống của bạn là kết quả của sự đan xen và ràng
buộc của những nhân tố này.
Những suy nghĩ của bạn thúc đẩy những tưởng tượng và hình ảnh, những cảm xúc
gắn liền với chúng. Những tưởng tượng và những cảm xúc này khơi dậy những thái
độ và hành động. Những hành động của bạn có liên quan và ảnh hưởng đến việc quyết
định điều gì sẽ xảy ra với bạn.
Nếu bạn nghĩ về thành công và sự tin tưởng, bạn sẽ cảm thấy khoẻ khoắn và có đủ
khả năng, bạn sẽ thực hiện tốt hơn những gì bạn cố gắng sẽ đạt được. Nếu bạn nghĩ về
việc mắc lỗi hoặc bị lúng túng, bạn sẽ thực hiện không có hiệu quả, bất kể bạn thực sự
có thể làm tốt đến thế nào.

Những hình ảnh và ấn tượng cho dù được tạo ra từ sự tưởng tượng của bạn hay từ
những ảnh hưởng bên ngoài thì cũng đều tạo ra những ý tưởng, cảm xúc và thái độ
tương ứng với chúng. Suy nghĩ của một người hoặc một tình huống có thể khiến bạn
ngay lập tức cảm thấy hạnh phúc hoặc buồn phiền, vui vẻ hoặc tức giận, đáng yêu
hoặc cô đơn. Sau đó chúng thúc đẩy những hành động sẽ mang lại những kết quả và
đầu ra chắc chắn.
Thái độ, hành động và cảm xúc
Thái độ của bạn, tích cực hay tiêu cực, xây dựng hay phá hoại, dẫn đến những hình
ảnh, cảm xúc và hành động tương ứng mà sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối
quan hệ của bạn. Đến lượt nó, thái độ của bạn lại dựa vào những kinh nghiệm trước
đây của bạn và những luận đề cơ bản về cách mà những vấn đề được giả định.
Hành động của bạn thúc đẩy những cảm xúc và thái độ đi kèm với nó. Theo quy tắc
thuận - nghịch, bạn có thể thực sự làm theo cách bạn cảm nhận theo một phương pháp
phù hợp với hành động. Bằng cách hành động như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc,
tích cực và tự tin, bạn sẽ sớm bắt đầu cảm nhận được cách làm từ bên trong và hành
động của bạn đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của bạn. Nhưng cảm xúc của bạn thì
không.
Ngay bản thân những biểu hiện bên ngoài cuộc sống của bạn cũng không rõ ràng.
Nó chỉ có nghĩa là bạn tác động đến những gì quyết định thái độ, quan điểm, cảm xúc
và những phản ứng của bạn với chúng. Nếu bạn thay đổi suy nghĩ của bạn trong bất
cứ khía cạnh nào của cuộc sống, bạn sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận và cư xử trong
khía cạnh đó. Và chỉ khi nào mà bạn có thể quyết định nghĩ cái gì, bạn mới có khả
năng kiểm soát hoàn toàn cuộc đời bạn.
Câu hỏi về niềm tin của bạn
Quy luật của niềm tin nói rằng: Bất cứ điều gì bạn tin tưởng một cách chắc chắn sẽ
trở thành hiện thực. Bạn luôn hành động theo một phương pháp phù hợp với niềm tin
sâu sắc và mãnh liệt nhất, cho dù chúng có thật hay không. Và tất cả niềm tin của bạn
đều được học hỏi có lúc bạn không có được nó.
Niềm tin của bạn quyết định phần lớn thực tế của bạn. Bạn không tin vào cái bạn
nhìn thấy, chính xác là bạn nhìn thấy cái bạn đã tin. Bạn có thể có những niềm tin về

một cuộc sống tốt đẹp mà khiến bạn hạnh phúc và lạc quan, hoặc bạn có thể có những
niềm tin tiêu cực về bản thân và những tiềm ẩn của bạn điều mà trở thành rào cản với
việc nhận ra mọi thứ thực sự có thể đối với bạn.
Niềm tin có hại nhất mà bạn có thể có là niềm tin về sự hạn chế của bản thân. Đây
là những niềm tin về bản thân và những niềm tin tiềm ẩn, mà sẽ khiến bạn bị tụt lùi.
Hầu hết chúng đều không có thực, chúng là kết quả của những thông tin mà bạn đã
chấp nhận mà không hề thắc mắc, thường là những thông tin từ thời thơ ấu. Thậm chí,
nếu nó hoàn toàn không có thực, nếu bạn tin rằng bản thân mình bị hạn chế trong
nhiều mặt như là có được sức khỏe tốt, niềm hạnh phúc và kiếm được nhiều tiền, điều
đó sẽ trở thành hiện thực. Như nhà văn Richard Bach đã viết trong cuốn sách Những
ảo ảnh của ông: “Tranh luận về những hạn chế của bạn chính là hạn chế của bạn vậy”.
Bạn là một viên nam châm sống
Quy luật về sự lôi cuốn nói rằng bạn là một “Viên nam châm sống” và bạn luôn
luôn thu hút những con người, những ý tưởng, những cơ hội và những hoàn cảnh vào
cuộc đời bạn trong sự hoà hợp với những suy nghĩ nổi trội nhất của bạn.
Khi bạn nghĩ những suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời và thành công, bạn đã tạo
ra một từ trường rất mạnh có thể thu hút mọi thứ bạn đang nghĩ đến, giống như sắt
bám vào nam châm. Quy luật này giải thích tại sao bạn không phải buồn phiền về nơi
mà những điều tốt đẹp của bạn bắt nguồn. Nếu bạn có thể giữ cho tâm tư của bạn hoàn
toàn tập trung vào cái bạn muốn và chế ngự những suy nghĩ về cái mà bạn không
muốn, bạn sẽ thu hút mọi thứ bạn cần để đạt được những thành quả. Chính xác hơn là
bạn sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của bạn và thay đổi cuộc đời bạn.
Thước đo thực tế duy nhất
Bertrand Russell, nhà triết học người Anh, một lần đã nói: “Bằng chứng tốt nhất
chứng tỏ một cái gì đó có thể được làm đó là những cái khác đã làm nó”. Trong cuốn
Kinh thánh mới, chúa Jesus đã dạy cách đo sự trung thực của bất kỳ phương pháp nào:
“Bằng thành quả của họ, bạn sẽ biết đến họ”.
Nói cách khác, câu hỏi duy nhất bạn cần để hỏi về một ý tưởng đó là: “Nó có hoạt
động không?”. Nó có mang lại những kết quả mà bạn mong muốn không? Milton
Friedman, một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, đã nói rằng: “Thước đo tính thực tế

duy nhất của một học thuyết hay một ý tưởng đó là khả năng của bạn có thể đưa ra
những dự đoán chính xác về tương lai dựa trên học thuyết hay ý tưởng đó”.
Thông tin tốt là những ý tưởng và phương pháp bạn học đã được kiểm tra, minh
chứng trong cuộc sống và những kinh nghiệm của hàng triệu người. Trong bản thân
họ, giống như bất kỳ phương pháp nào của tự nhiên, chúng đều trung lập. Tự nhiên
không có sở thích. Tự nhiên đối xử với mọi người như nhau. Bất kỳ hạt giống nào bạn
gieo mầm xuống đất, tự nhiên sẽ nuôi lớn nó. Bất kỳ ý tưởng nào bạn gieo vào tâm trí
bạn, tự nhiên cũng sẽ nuôi nó trưởng thành. Nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn.
Lựa chọn suy nghĩ về bạn
Những người thành công là những người có các mối quan hệ, những thành quả,
những vấn đề và những kinh nghiệm một cách khác nhau từ những người khác. Họ
gieo những hạt giống tốt hơn và kết quả mà họ thu được cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu
bạn học cách nghĩ và hành động giống như những người thành công, hạnh phúc, khỏe
mạnh và giàu có khác, bạn sẽ sớm thích thú với lối sống của họ. Khi bạn thay đổi suy
nghĩ của bạn, bạn sẽ thay đổi cuộc đời mình.
Tự nhiên không hiểu những sự giễu cợt. Cô ấy luôn là thực, luôn nghiêm trọng,
luôn khó tính. Cô ấy luôn đúng những lỗi lầm và sai sót luôn là của đàn ông. Cô ấy
xem thường người đàn ông nào không biết tán dương những giá trị của cô ấy và chỉ
với những người thông minh, sáng suốt và thành thực cô ấy mới từ bỏ bản thân và tiết
lộ những bí mật của mình.
Chương 1: Thay đổi suy nghĩ của bạn
Có một quy luật tâm lý đó là nếu bạn tưởng tượng một bức tranh trong tâm trí về
cái mà bạn muốn mình trở thành, bạn giữ và duy trì nó đủ lâu trong tâm trí, bạn sẽ
sớm trở nên hoàn toàn như bạn nghĩ.
Ngày xưa có một phụ nữ khoảng 30 tuổi, đã có chồng và hai đứa con. Giống như
nhiều người khác, bà lớn lên trong một gia đình luôn bị bố, mẹ la mắng và đối xử
không tốt. Kết quả là, trong bà đã hình thành những cảm nhận sâu sắc về sự thấp hèn
và lòng tự trọng. Bà có những suy nghĩ rất tiêu cực hay sợ hãi và luôn không tự tin.
Bà rất nhút nhát và không thích nổi bật, không hề coi bản thân có giá trị hay quan
trọng. Bà ấy cảm thấy rằng mình không thực sự tỉnh táo trong bất cứ việc gì.

Một ngày, khi bà ấy lái xe đến nhà kho, một chiếc ô tô vượt đèn đỏ và đâm mạnh
vào xe của bà. Khi bà ấy tỉnh lại, bà đang ở trong bệnh viện với thương tích nhẹ và
hoàn toàn mất trí nhớ. Bà ấy vẫn có thể nói được, nhưng bà ấy không có một sự hồi
tưởng nào về bất kỳ phần nào trong quãng đời đã qua của bà. Bà là một người hoàn
toàn mất trí nhớ.
Đầu tiên, những bác sĩ nghĩ rằng đó chỉ là tạm thời. Nhưng nhiều tuần trôi qua vẫn
không có dấu hiệu về việc trí nhớ của bà sẽ được phục hồi. Hàng ngày, chồng và
những đứa con của bà đã đến thăm bà nhưng bà không biết họ. Đây cũng là một tình
huống thường ngày mà những bác sĩ và các chuyên gia đến thăm bà ấy để kiểm tra và
hỏi những câu hỏi về tình trạng của bà ấy gặp phải.
Bắt đầu lại từ đầu
Cuối cùng bà ấy đã về nhà, trí nhớ của bà ấy hoàn toàn trống rỗng. Để hiểu điều gì
xảy ra với mình, bà ấy bắt đầu đọc những cuốn sách về thuốc học và học trong lĩnh
vực đặc biệt về bệnh hay quên và mất trí nhớ. Bà ấy đã gặp và trò chuyện với những
chuyên gia trong lĩnh vực này. Cuối cùng bà ấy đã viết ra một tờ giấy nói về tình trạng
của mình. Không lâu sau, bà được mời đến một cuộc hội thảo về thuốc để đọc tờ giấy
của mình, trả lời những câu hỏi về sự mất trí nhớ và chia sẻ những kinh nghiệm và ý
kiến của bà về chức năng thần kinh.
Trong suốt khoảng thời gian này, một điều ngạc nhiên đã xảy ra. Bà ấy trở thành
một con người hoàn toàn mới. Tất cả những sự quan tâm của gia đình trong bệnh viện
và sau đó khiến cho bà cảm thấy mình còn có giá trị, quan trọng và được yêu thương.
Sự quan tâm và tán thưởng mà bà ấy nhận được từ các thành viên của nhóm chuyên
gia về thuốc đã xây dựng nên lòng tự hào và tự tôn của bà cao hơn. Bà ấy trở thành
một người phụ nữ thực sự tích cực, tự tin, thân thiện, phát âm rõ ràng, có thông tin tốt,
có rất nhiều nhu cầu như một thành viên và một tác giả trong lĩnh vực thuốc.
Tất cả trí nhớ về tuổi thơ buồn của bà được mất đi. Cảm nhận của bà về sự thấp
kém cũng được mất đi. Bà ấy trở thành một con người mới. Bà ấy đã thay đổi suy
nghĩ và cuộc đời bà đã thay đổi.
Trang giấy trắng
Nhà triết học Scôtlen David Hume là người đầu tiên đề xuất ý tưởng về tấm bảng

ghi nhớ hay trang giấy trắng. Lý thuyết này nói rằng mỗi người sinh ra trên thế giới
đều có suy nghĩ hay ý kiến về tất cả mọi thứ, mọi thứ mà một người suy nghĩ và cảm
nhận được từ thời thơ ấu đến nay. Nó giống như tâm trí của trẻ con là một trang giấy
trắng mà mỗi người đi qua và mỗi kinh nghiệm đều để lại một dấu ấn. Người trưởng
thành trở thành tổng thể những gì họ học được, cảm nhận được và những kinh nghiệm
để trưởng thành. Những gì mà người trưởng thành làm là kết quả của quá trình ghi
nhận từ rất sớm. Như Aristole đã viết “Bất kỳ điều gì gây ấn tượng đều được biểu
hiện”.
Có lẽ khám phá vĩ đại nhất trong lĩnh vực tiềm năng con người trong thế kỷ 20 đó
là khám phá về tính tự mãn. Đây là ý kiến cho rằng mỗi con người phát triển những
niềm tin liên quan đến một người nào đó, bắt đầu từ khi sinh ra. Tính tự mãn của bạn
quyết định mọi thứ bạn nghĩ, nói và cảm nhận. Vì lý do này, tất cả những thay đổi
trong cuộc sống bên ngoài của bạn bắt đầu với sự thay đổi trong tính tự mãn của bạn,
với một sự thay đổi trong cách bạn nghĩ và cảm nhận về bản thân và thế giới của bạn.
Trẻ con được sinh ra không có tính tự mãn. Mỗi một ý kiến, quan điểm, cảm nhận,
thái độ hay giá trị bạn có giống như một người trưởng thành mà bạn đã học từ thời thơ
ấu. Mọi thứ bạn trở thành hôm nay là kết quả của một ý tưởng hay một ấn tượng mà
bạn tiếp nhận và coi đó là sự thật. Khi bạn tin một cái gì đó là sự thật, nó sẽ trở thành
hiện thực đối với bạn, bất kể thực tế nó có thể là cái gì “Bạn không phải là cái bạn sẽ
trở thành, mà là cái bạn nghĩ quyết định bạn là ai”.
Những ấn tượng đầu tiên đang diễn ra
Nếu bạn được nuôi lớn bởi những người cha người mẹ là những người luôn nói cho
bạn những gương về một người tốt mà bạn cần học hỏi để trở thành người tốt, những
người yêu thương bạn, khuyến khích bạn, ủng hộ bạn và tin tưởng bạn, bất kể những
gì bạn đã làm hay đã không làm, bạn sẽ lớn lên với niềm tin rằng bạn là người tốt và
có giá trị. Khi bạn lên 3 tuổi, niềm tin này sẽ đọng lại và trở thành một bộ phận tất yếu
trong tính cách của bạn nhìn nhận về bản thân trong mối quan hệ về thế giới của bạn.
Sau đó, cho dù điều gì xảy ra với bạn, bạn sẽ giữ niềm tin này. Nó sẽ trở thành thực tế
của bạn.
Nếu bạn được nuôi lớn bởi những người cha người mẹ mà không biết những lời nói

và cách ứng xử của họ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nhân cách của bạn,
họ có thể rất dễ dàng có những sự phê bình có hại, sự phản đối và những hình phạt về
thể chất hay tinh thần để trừng phạt hay kiểm soát bạn. Khi một đứa trẻ liên tục bị phê
bình lúc còn nhỏ tuổi, nó sẽ sớm kết luận rằng có một cái gì đó sai lầm với mình. Nó
không hiểu tại sao mình lại bị phê bình hay bị phạt, nhưng nó cho rằng nó không có
giá trị hoặc không đáng yêu. Do vậy nó nghĩ mình là kẻ vô dụng.
Hầu như mọi vấn đề về nhân cách trong tuổi thanh, thiếu niên và thời kỳ trưởng
thành đều được tìm thấy trong cái mà những nhà tâm lý học coi đó là sự khước từ của
tình yêu. Trẻ con cần tình yêu như hoa hồng cần mưa. Khi trẻ con cảm thấy không
được yêu, chúng sẽ cảm thấy không an toàn và không tin cậy. Chúng nghĩ “Mình
không đủ tốt”. Chúng bắt đầu cảm thấy lo lắng trong lòng. Cảm giác về sự thiếu thốn
tình thương này được biểu hiện trong hành vi không tốt, những vấn đề nhân cách,
những sự tức giận bùng phát, sự buồn chán, sự vô vọng, thiếu tham vọng và những
vấn đề với mọi người và các mối quan hệ.
Bạn được sinh ra không hề sợ hãi
Trẻ con sinh ra không có sự sợ hãi, ngoại trừ những gì rơi xuống và những tiếng
động lớn. Tất cả những sợ hãi khác được dạy khi cậu bé hay cô bé lớn lên.
Hai nỗi sợ hãi chủ yếu mà tất cả chúng ta đều có đó là nỗi sợ thất bại hay sự mất
mát và nỗi sợ chỉ trích hay sự vứt bỏ. Chúng ta bắt đầu học nỗi sợ thất bại nếu chúng
ta liên tục bị phê bình và bị phạt khi chúng ta cố gắng làm một điều gì đó mới mẻ hay
khác đi. Chúng bị quát mắng và được bảo rằng: “Không! Hãy rời khỏi đó! Dừng lại!
Chấm dứt ngay!”. Hình phạt về thể chất và sự từ chối tình yêu, những khả năng sẽ đe
doạ chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy không tin tưởng, thường đi kèm những lời
quát mắng và chỉ trích.
Chúng ta sớm bắt đầu tin rằng chúng ta quá nhỏ bé, quá yếu đuối, chưa trưởng
thành và không có khả năng làm bất cứ điều gì mới mẻ và khác thường. Chúng ta biểu
hiện những cảm nhận này bằng những từ “Tôi không thể, tôi không thể, tôi không
thể.” Bất kỳ lúc nào chúng ta nghĩ về việc làm một việc gì đó mới hoặc đầy thách
thức, chúng ta tự động phản ứng lại với cảm giác sợ hãi, run rẩy. Chúng ta lặp lại một
cách chính xác ngay khi chúng ta sợ bị đánh đòn. Chúng ta nói “Tôi không thể” lặp đi

lặp lại nhiều lần.
Nỗi sợ thất bại là lý do chủ yếu của sự thất bại trong quãng đời trưởng thành. Kết
quả của sự chỉ trích có hại từ thời thơ ấu, chúng ta kiềm chế bản thân như những
người trưởng thành. Chúng ta thất vọng về bản thân. Chúng ta bỏ chạy trước đó thậm
chí chúng ta đã cố gắng. Thay vì sử dụng những suy nghĩ gây ngạc nhiên để tìm cách
và đạt được cái chúng ta muốn, chúng ta lại sử dụng những khả năng có thể có để đưa
ra những lý do tại sao chúng ta không thể và tại sao những thứ mà chúng ta muốn lại
không thể dành cho chúng ta.
Điều cần thiết là được yêu
Nỗi sợ hãi thứ hai kiềm chế chúng ta, làm giảm sự tự tin, phá huỷ những mong
muốn của chúng ta về một cuộc sống hạnh phúc là nỗi sợ bị vứt bỏ và biểu hiện của
nó là sự chỉ trích. Cảm xúc này được học trong giai đoạn đầu của thời thơ ấu là kết
quả của những biểu hiện không tán thành của cha mẹ đối với chúng ta bất kể khi nào
chúng ta làm một điều gì đó mà họ không thích, hoặc không làm một điều gì đó như
họ mong đợi. Kết quả là chúng ta trong lòng luôn có sự bất mãn đối với họ, họ trở nên
tức giận và rút lại tình yêu và sự ủng hộ mà chúng ta cũng cần nhiều như một đứa trẻ.
Nỗi sợ không được yêu và cô đơn đau đớn đối với một đứa trẻ đến nỗi mà nó sẽ
tuân theo cách cư xử của mình để làm bất cứ điều gì mà nó nghĩ bố mẹ sẽ ủng hộ. Nó
để mất tính tự giác và sự độc đáo. Nó bắt đầu nghĩ “Mình phải làm! Mình phải làm!
Mình phải làm! Làm, hoặc họ sẽ không yêu mình và mình sẽ luôn cô đơn.”
Tình yêu có điều kiện
Giống như người lớn, trẻ con lớn lên với cái được gọi là “Tình yêu có điều
kiện”(trái ngược với tình yêu vô điều kiện, món quà lớn nhất mà một người dành cho
một người khác) trở nên nhạy cảm với quan điểm của những người khác. Trong mô
hình cực đoan của nó, nó không thể làm bất kỳ điều gì nếu có một cơ hội nhỏ nhất mà
một người nào đó có thể không ủng hộ. Nó lên kế hoạch cho mối quan hệ thời thơ ấu
với cha mẹ đẻ đến với những người quan trọng trong quãng đời trưởng thành - người
bạn đời, ông chủ, người thân, bạn bè, những nhà cầm quyền và cố gắng một cách
tuyệt vọng để tìm sự ủng hộ của họ, hoặc ít nhất là không để mất nó.
Những nỗi sợ hãi về sự thất bại và sự chỉ trích gây ra bởi sự phê phán có tai hại thời

niên thiếu, là những nguyên nhân sâu xa của hầu hết những sự bất hạnh “Mình phải
làm!” Cảm nhận tồi tệ nhất là khi chúng ta cảm thấy “Mình không thể, nhưng mình
phải làm!” hoặc “Mình phải làm nhưng mình không thể!”
Chúng ta muốn làm một điều gì đó, nhưng chúng ta sợ thất bại hoặc sợ mất mát,
hoặc nếu chúng ta không sợ mất mát, chúng ta lại sợ sự phản đối. Chúng ta muốn làm
một điều gì đó để cải thiện cuộc sống của mình ở nơi làm việc hay ở nhà, nhưng
chúng ta lại sợ rằng chúng ta có thể sai lầm, hoặc một ai đó chỉ trích chúng ta hoặc cả
hai.
Đối với hầu hết mọi người, nỗi sợ hãi điều khiển cuộc sống của họ. Mọi thứ họ làm
được tổ chức để tránh thất bại hoặc sự chỉ trích. Họ liên tục nghĩ về việc giữ cho nó an
toàn hơn là đấu tranh cho thành công của mình. Họ tìm kiếm sự an toàn hơn là tìm
kiếm cơ hội.
Nhân đôi tỷ lệ thất bại của bạn
Tác giả Arthur Gordon một lần đã tiếp cận với nhà sáng lập IBM Thomas J. Watson
Sr và hỏi ông ta về cách mà ông ta có thể thành công nhanh hơn với vai trò là một nhà
văn. Thomas J. Watson Sr, một cây đại thụ trong làng kinh doanh nước Mỹ, đã trả lời
bằng những ngôn từ uyên thâm: “Nếu bạn muốn thành công nhanh hơn, bạn phải nhân
đôi tỷ lệ thất bại của bạn. Thành công nằm phía sau của sự thất bại”.
Nếu bạn nhiều mắc sai lầm, thì bạn càng chắc chắn đến gần với thành công lớn.
Những thất bại của bạn đã chuẩn bị cho bạn đến với thành công. Đây là lý do tại sao
một cơ hội tốt dường như theo sau một cơ hội không tốt. “Khi hoài nghi, hãy nhân đôi
tỷ lệ thất bại của bạn”. Bạn càng thử làm nhiều việc, thì bạn càng chắc chắn chiến
thắng. Bạn vượt qua nỗi sợ hãi của bạn chỉ bằng cách làm việc mà bạn sợ hãi cho đến
khi nỗi sợ hãi không còn kiểm soát được bạn.
Sự nỗ lực về tinh thần của bạn
Mọi thứ bạn biết về bản thân, mọi niềm tin của bạn đều được ghi vào sự nỗ lực cá
nhân, vào tính tự mãn của bạn. Tính tự mãn của bạn dẫn trước và dự báo các mức độ
thể hiện và ảnh hưởng trong mọi việc bạn làm. Vì quy luật của sự phù hợp, bạn luôn
cư xử với bên ngoài theo cách thức phù hợp với tính tự hào bên trong của bạn. Do
vậy, tất cả sự cải thiện trong cuộc sống của bạn đều bắt đầu từ sự cải thiện tính tự mãn

của bạn.
Tính tự mãn tổng thể được tạo ra bởi tất cả niềm tin của bạn về bản thân và những
khả năng của bạn. Những niềm tin này bao gồm tất cả những kinh nghiệm, những
quyết định, những thành công, những thất bại, những ý tưởng, thông tin, những cảm
xúc và những quan điểm trong cuộc sống của bạn từ trước đến nay. Nhìn chung tính
tự mãn tổng thể quyết định cách bạn nghĩ, cảm nhận về bản thân và đo mức độ bạn
đang thực hiện tốt như thế nào.
Những sự tự mãn nho nhỏ
Bạn cũng có một loạt “Những sự tự mãn nho nhỏ”. Những sự tự mãn nho nhỏ này
kết hợp với nhau để tạo nên tính tự mãn tổng thể của bạn. Bạn có tính tự mãn trong
mọi khía cạnh của cuộc sống mà bạn coi là quan trọng. Sự tự mãn nho nhỏ này quyết
định cách bạn nghĩ, cảm nhận và thể hiện trong khía cạnh đó.
Ví dụ: Bạn tự hào về sự khoẻ khoắn và hình thể cân đối của bạn và về việc bạn ăn
hay tập thể dục như thế nào. Bạn tự hào về sự đáng yêu và được sự ngưỡng mộ của
người khác, đặc biệt là người khác giới. Bạn tự hào về người bạn đời hoặc về cha mẹ,
về việc bạn là một người bạn tốt như thế nào. Bạn tự hào về mỗi môn thể thao bạn
chơi, mỗi hoạt động bạn tham gia, kể cả việc bạn lái xe tốt như thế nào.
Bạn tự hào về việc bạn đã làm việc tốt như thế nào, về việc bạn đã làm tốt từng
phần công việc. Bạn tự hào về việc bạn kiếm được nhiều tiền như thế nào, về việc bạn
giữ tiền an toàn và đầu tư có hiệu quả như thế nào. Đây là một khía cạnh đáng phê
phán. Thực tế là bạn có thể không bao giờ kiếm được nhiều hơn hoặc kiếm được ít
hơn mức thu nhập mà bạn tự mãn. Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn, bạn phải
thay đổi niềm tin của bạn về bản thân mà có liên quan đến thu nhập. Đây là một phần
quan trọng của cuốn sách này.
Thay đổi niềm tin của bạn
Trong mọi trường hợp, nếu bạn muốn thay đổi sự thể hiện của bạn và kết quả trong
bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, bạn phải thay đổi tính tự hào của bạn hoặc niềm tin
về bản thân của bạn về lĩnh vực đó. Thật may mắn là niềm tin của bạn có tính chủ
quan lớn. Chúng không phải luôn dựa vào thực tế. Thay vào đó, chúng dựa chủ yếu
vào những thông tin mà bạn đã tiếp thu và chấp nhận như là một sự thật, đôi khi với

một chút ít dấu hiệu hoặc chứng cứ.
Niềm tin tồi tệ nhất mà bạn có thể có đó là niềm tin về sự hạn chế hoặc khuyết
điểm của bản thân trong bất kỳ hình thức nào hay trong một lĩnh vực khác. Những
niềm tin này hiếm khi là sự thật, nhưng nếu bạn chấp nhận chúng như là một sự đánh
giá có căn cứ về khả năng của bạn, chúng sẽ trở thành sự thật đối với bạn, chính xác là
như thể chúng đã đúng.
Điểm bắt đầu của việc giải phóng tiềm năng của bạn và hoàn thành nhiều hơn
những gì bạn đã từng có trước đó, đó là bạn không thừa nhận niềm tin sự hạn chế của
bản thân. Bạn bắt đầu quá trình giải phóng mình khỏi những niềm tin về sự hạn chế
của bản thân bằng cách tưởng tượng rằng bất kể chúng là cái gì, thì chúng hoàn toàn
không có thật. Tưởng tượng rằng bạn không có hạn chế nào về mọi khả năng, bạn có
thể làm và có bất cứ cái gì mà bạn thực sự muốn trong cuộc đời mình mà tiềm năng
đó không bị giới hạn trong bất cứ lĩnh vực nào.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể kiếm được nhiều gấp đôi số tiền bạn đang
kiếm được; bạn có thể đang sống trong một căn nhà to hơn, lái một chiếc xe tốt hơn
và tận hưởng một lối sống phong lưu hơn; bạn có khả năng là một trong những người
đứng đầu trong lĩnh vực của bạn và bạn là một trong những người nổi tiếng nhất,
quyền lực nhất và đáng tin cậy nhất trong xã hội của bạn và trong lĩnh vực kinh
doanh; hoặc bạn rất bình tĩnh, tự tin và không sợ bất kỳ cái gì; bạn có thể đặt ra và đạt
đến bất kỳ thành công nào mà bạn nghĩ ra trong tâm trí. Đây là cách bạn bắt đầu thay
đổi suy nghĩ và thay đổi cuộc đời bạn.
Điểm bắt đầu của việc loại trừ những nỗi sợ hãi của bạn và giải phóng những tiềm
năng của bạn đó là xây dựng chương trình cho nỗ lực về tinh thần của bạn bằng những
niềm tin mới mẻ, tích cực, sáng tạo và táo bạo về bản thân và tương lai của bạn. Qua
cuốn sách này, bạn sẽ học được cách làm đó.
Ba thành phần của tính tự mãn
Tính tự mãn của bạn có ba phần, giống như một chiếc bánh được chia thành ba
cung tam giác. Mỗi một phần được liên kết với những phần khác. Cả ba phần này tạo
nên nhân cách của bạn. Chúng quyết định rất nhiều đến cái mà bạn nghĩ, cảm nhận và
làm, mọi điều xảy ra với bạn.

Chính kiến là phần thứ nhất trong nhân cách và tính tự mãn của bạn. Chính kiến
của bạn được phá trận bởi tất cả hi vọng, mơ ước, sức tưởng tượng và ý tưởng của
bạn. Chính kiến của bạn được tạo nên bởi đạo đức, các giá trị và những phẩm chất mà
bạn thấy khâm phục ở bản thân mình và ở những người khác. Chính kiến của bạn
chính là con người mà bạn rất muốn trở thành, nếu bạn có thể là một người hoàn hảo
theo mọi cách. Những ý tưởng này hướng dẫn và định hướng cho cách cư xử của bạn.
Những người đàn ông và những người phụ nữ vĩ đại, những nhà lãnh đạo và những
người có cá tính hiểu rất rõ về những giá trị, sức tưởng tượng và những ý tưởng của
họ. Họ biết họ là ai và họ tin vào cái gì; đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân và
họ không hạ thấp những tiêu chuẩn đó; họ là những người mà người khác có thể coi
trọng và dựa vào; biết xác định rõ ràng và phân biệt những ảnh hưởng của họ với
những người khác. Trong mọi việc họ làm, họ cố gắng xây dựng nên những ý kiến của
mình.
Cách bạn nhìn nhận về bản thân
Phần thứ hai trong tính tự mãn của bạn là sự hình dung. Đây là cách bạn nhìn nhận
về bản thân và nghĩ về bản thân. Nó thường được gọi là “Chiếc gương bên trong”. Nó
là nơi mà bạn nhìn nhận vào để thấy cách bạn nên xử sự trong một tình huống cụ thể.
Chính bởi sức mạnh của sự hình dung của bạn, bạn luôn thể hiện ra bên ngoài phù hợp
với hình ảnh bạn có ở bên trong về bản thân.
Sự khám phá về sự hình dung, được tìm ra bởi Maxwell Maltz, là một khám phá
chủ yếu trong việc tìm hiểu về hành động và sự gây ấn tượng sâu sắc của con người.
Bằng cách gợi lại và tưởng tượng về hành động của bản thân một cách tốt nhất trong
một tình huống linh động, bạn hãy gửi đi một tin nhắn cho tâm thức của bạn. Tâm
thức của bạn chấp nhận tin nhắn này như là một sự chỉ huy và sau đó kết hợp với
những suy nghĩ, ngôn từ và hành động để chúng thích hợp với một phương thức mà
phù hợp với bức tranh bạn đang tạo ra.
Tất cả những sự cải thiện trong cuộc sống của bạn bắt đầu với một sự cải thiện
những bức tranh trong tâm trí của bạn. Những tưởng tượng bên trong ảnh hưởng đến
cảm xúc, cách cư xử, thái độ của bạn và thậm chí cả cách mà người khác đối xử lại
với bạn. Sự phát triển của một sự hình dung tích cực là một phần quan trọng của việc

thay đổi suy nghĩ của bạn và thay đổi cuộc đời của bạn.
Cách bạn cảm nhận về bản thân
Phần thứ ba trong tính tự mãn của bạn là lòng tự trọng. Đây là một phần nhạy cảm
trong cá tính của bạn và là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định cách bạn
nghĩ, cảm nhận và cư xử. Các mức độ của lòng tự trọng quyết định lớn đến mức độ
những gì xảy ra với bạn trong cuộc sống.
Lòng tự trọng của bạn được định nghĩa tốt nhất là mức độ bạn tôn trọng bản thân.
Bạn càng quý bản thân thì bạn càng thực hiện tốt hơn bất kỳ việc gì bạn cố gắng. Và
ngược lại, bạn càng thực hiện tốt bất kỳ việc gì thì bạn càng quý trọng bản thân hơn.
Lòng tự tin của bạn là “Phản ứng hạt nhân” của cá tính của bạn. Nó là nguồn năng
lượng quyết định các mức độ tự tin và lòng nhiệt tình của bạn. Bạn càng quý trọng
bản thân, những thành công bạn đặt ra cho bản thân càng lớn hơn và bạn sẽ càng kiên
trì hơn để đạt được chúng. Người có lòng tự trọng cao gần như không thể dừng lại.
Các mức độ tự trọng của bạn quyết định chất lượng các mối quan hệ của bạn với
những người khác. Bạn càng quý trọng và quan tâm đến những người khác, bạn càng
cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn với mình. Trong cuộc đời sự nghiệp kinh doanh, mức
độ tự trọng của cá nhân bạn sẽ là nhân tố có tính phê phán sẽ quyết định có hay không
tới những người khác sẽ mua hàng của bạn, tham gia vào các quyết định kinh doanh
cùng với bạn và thậm chí cho bạn vay tiền.
Lòng tự tin của bạn càng cao, bạn sẽ là một người bạn đời hoặc một bậc phụ huynh
càng tốt. Những cha mẹ có lòng tự trọng cao làm tăng thêm lòng tự trọng của con cái.
Những đứa trẻ này phát triển các cấp độ tự tin và tính xã hội cao cùng với những đứa
trẻ có lòng tự trọng cao khác. Những gia đình có lòng tự trọng cao được thể hiện bằng
tình yêu, tiếng cười và niềm hạnh phúc của mỗi thành viên sống trong đó.
Nhân tố quyết định lòng tự trọng
Mức độ lòng tự trọng của bạn được quyết định bởi mức độ thân thiện và cách cư xử
hiện tại của bạn thể hiện sao cho phù hợp với chính kiến của bạn. Bất cứ khi nào bạn
cảm thấy rằng bạn đang tạo dựng nên những gì tốt nhất cho mình, bạn sẽ cảm thấy
bản thân mình tuyệt vời. Lòng tự trọng của bạn được nâng lên. Bạn cảm thấy hạnh
phúc và thoả mãn.

Tuy nhiên, bạn làm hay nói một điều gì đó không đúng với những ý tưởng của bạn
hoặc với điều tốt nhất mà bạn cảm thấy bạn có thể thì lòng tự trọng của bạn sẽ sụt
giảm. Ở đó có một sự phân biệt lớn giữa con người hiện tại của bạn và con người ý
tưởng mà bạn rất muốn trở thành trong tương lai, bạn sẽ cảm thấy mình tồi tệ. Đây là
lý do tại sao bạn thất bại trong một việc gì đó, hoặc cư xử tệ bạc với người khác.
Chính kiến của bạn liên tục nhắc nhở bạn về một con người tốt hơn nhiều mà bạn có
thể trở thành.
Trọng tâm của nhân cách
Ngày nay, các nhà tâm lý học đồng ý rằng lòng tự trọng của bạn nằm ở trung tâm
của nhân cách và cá tính của bạn. Mọi sự cải thiện ở bất kỳ phần nào của cá tính hay
sự thể hiện của bạn đều thúc đẩy lòng tự trọng của bạn và khiến cho bạn quý trọng và
quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Bạn càng quý trọng bản thân, bạn sẽ càng thực hiện
sự hình dung của mình và những sự thể hiện sau đó tốt hơn và bạn sẽ càng nhanh
chóng trở nên quý trọng bản thân hơn.
Những tin tức tốt nhất đó là có một mối quan hệ nghịch giữa mức độ tự trọng của
bạn với nỗi sợ sự thất vọng và sự từ chối của bạn. Bạn càng quý trọng bản thân, bạn
càng ít sợ sự thất bại. Bạn càng quý trọng bản thân, bạn càng ít quan tâm đến quan
điểm của người khác và càng ít sợ sự chỉ trích. Bạn càng quý trọng bản thân, bạn càng
đưa ra nhiều quyết định dựa trên những thành công, tiêu chuẩn của bạn và bạn càng ít
lo lắng đến điều mà người khác nghĩ hoặc nói.
Kiểm soát cuộc đối thoại bên trong của bạn
Chỉ khi bạn trở thành cái mà bạn nghĩ, bạn cũng trở thành cái mà bạn nói với bản
thân. Những từ ngữ hiệu quả nhất mà bạn có thể lặp lại với bản thân, đặc biệt là nếu
bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc không dễ dàng đối mặt với một sự việc đang diễn
ra là những từ “Tôi quý trọng bản thân! Tôi quý trọng bản thân! Tôi quý trọng bản
thân!”.
Bất cứ khi nào bạn nói “Tôi quý trọng bản thân!” thì nỗi sợ hãi của bạn sẽ tan đi và
sự khích lệ tăng lên. Những từ “Tôi quý trọng bản thân!” rất hiệu quả và tích cực đến
nỗi mà chúng ngay lập tức được trí óc của bạn chấp nhận như một mệnh lệnh. Chúng
tức thì ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận và thái độ của bạn. Ngôn ngữ cơ thể của

bạn lập tức cải thiện và bạn đứng thẳng hơn. Khuôn mặt bạn trở nên tươi sáng và vui
vẻ hơn. Âm sắc của bạn trở nên rất mạnh mẽ và tự tin hơn. Bạn cảm thấy mình tốt
hơn, kết quả là bạn đối xử với mọi người xung quanh bạn theo một cách ấm áp và
thân thiện hơn.
Bắt đầu quá trình thay đổi suy nghĩ và thay đổi cuộc sống của bạn bằng cách đi đến
nơi làm việc với lòng tự hào. Bạn bắt đầu bằng cách phát triển một chính kiến rõ ràng,
tích cực, hào hứng, lôi cuốn, phù hợp với con người tốt nhất mà bạn có thể tưởng
tượng mình sẽ trở thành. Bạn phát triển một sự hình dạng tích cực bằng cách tưởng
tượng bạn đang thể hiện tốt nhất việc bạn làm. Cuối cùng, bạn phát triển các cấp độ tự
trọng cao và không thể lay chuyển bằng cách yêu và chấp nhận bản thân một cách vô
điều kiện như là một con người có giá trị và quan trọng.
Kiểm tra những tiền đề cơ bản của bạn
Hầu hết những suy nghĩ và phản ứng với những sự kiện và con người trong cuộc
sống của bạn được quyết định bởi những tiền đề cơ bản của bạn. Đó là những ý tưởng,
niềm tin, quan điểm, và những sự kết thúc bạn đã đạt đến như là kết quả của những
tiếp thu và kinh nghiệm từ thời niên thiếu. Chúng không chỉ tạo nên lòng tự hào của
bạn mà còn cả những triết lý sống của bạn. Bạn càng cương quyết và tin tưởng vào
những tiền đề cơ bản của bạn, bạn càng có khả năng dự báo và kiểm soát mọi thứ bạn
làm, nói và cảm nhận.
Nếu bạn tin mình là một con người tuyệt vời, chứa đầy trí tuệ, khả năng thân thiện
và được ngưỡng mộ, khoẻ mạnh và đầy sức sống, bí hiểm và đầy sáng tạo, và được
định sẵn để có một cuộc sống tuyệt vời; những tiền đề này sẽ giúp bạn đặt ra những
thành công, làm việc chăm chỉ, phát triển bản thân, đối xử tốt với người khác, khắc
phục khó khăn và cuối cùng là thành công. Không gì có thể ngăn cản bạn trên chặng
đường dài.
Đó không phải là điều quan trọng xảy ra với bạn trong cuộc sống. Nó chỉ ra là cách
bạn phản ứng lại với việc xảy ra. Nó cũng không quan trọng nơi bạn xuất phát. Tất cả
những vấn đề đó thực tế là nơi bạn đang đến. Và nơi bạn đang đến chỉ bị giới hạn bởi
sự tưởng tượng của bạn. Khi sự tưởng tượng của bạn không bị giới hạn, tương lai của
bạn cũng không bị giới hạn. Đây là những tiền đề cơ bản và những niềm tin bạn cần

để thoả mãn tiềm năng của bạn.
Xóa bỏ những câu chuyện thần thoại
Thật không may, có vài câu chuyện thần thoại mà chúng ta chấp nhận, khi chúng ta
lớn lên nó chỉ ở trong tưởng tượng chứ không có thật để cho ta hi vọng hướng đến
thành công, niềm vui sướng và sự thoả mãn sau này trong cuộc sống của chúng ta.
Hãy một lần nhìn vào những niềm tin về sự hạn chế của bản thân.
Điều đầu tiên và tồi tệ nhất được tóm tắt trong cảm nhận rằng “Mình không đủ tốt”.
Đây là tiền đề cơ bản tạo ra những cảm giác về sự thấp kém và thiếu hụt. Chúng ta
cho rằng những người khác giỏi hơn chúng ta chỉ bởi vì hiện tại họ có làm việc tốt
hơn chúng ta. Chúng ta cảm thấy rằng họ có giá trị hơn chúng ta. Vì vậy, chúng ta
kém giá trị hơn họ. Cảm nhận về sự không giá trị này nằm sâu trong tâm hồn và khiến
chúng ta coi thường bản thân. Chúng ta giải quyết mọi việc ít hơn khả năng thực sự
của chúng ta. Hơn nữa thất bại ở một mục tiêu mới, bạn sẽ không đặt nó lên hàng đầu.
Tiền đề cơ bản đúng đắn đối với bạn để phát triển, hoặc niềm tin bạn có đó là bạn
không chỉ đủ tốt mà bạn còn có khả năng tuyệt vời trong bất kỳ lĩnh vực nào quan
trọng với bạn. Bạn có tiềm năng không giới hạn để làm và có nhiều hơn những gì bạn
đã đạt được cho đến nay để trở thành. Như Wiliam Shakespeare đã nói trong cuốn
Cơn giông tố (The Tempest): “Những gì đã qua chính là sự khởi đầu”. Bất kỳ điều gì
bạn đã hoàn thành trong quá khứ cũng chỉ là dấu hiệu của điều bạn có thể làm trong
tương lai.
Trò chuyện với bản thân một cách tích cực
Những từ ngữ hiệu quả nhất trong vốn từ của bạn là những từ bạn nói và tin vào
bản thân. Sự độc thoại của bạn, cuộc đối thoại bên trong con người bạn quyết định
95% cảm xúc của bạn. Khi mà bạn trò chuyện với bản thân, tâm thức của bạn chấp
nhận những từ này như một mệnh lệnh. Sau đó điều chỉnh hành động của bạn, sự
tưởng tượng của bạn và ngôn ngữ cơ thể bạn để phù hợp với một phương thức hợp lý
với những từ ngữ đó.
Từ nay về sau, hãy trò chuyện với bản thân bằng những thuật ngữ của cái mà bạn
muốn trở thành và muốn làm. Từ chối bất kỳ điều gì là sự thật về bản thân mà bạn thật
sự không muốn nói. Lặp đi lặp lại những từ đầy hiệu quả và tích cực “Tôi có thể làm

nó!”. Đứng trước bất kỳ sự kiện quan trọng nào, hãy lặp lại những từ “Tôi quý trọng
bản thân mình!” và hãy nói “Tôi là người giỏi nhất! Tôi là người giỏi nhất! Tôi là
người giỏi nhất!” nhiều lần giống như bạn thực sự muốn nói. Sau đó, hãy mạnh mẽ
đứng thẳng người lên và nở một nụ cười tự tin trên khuôn mặt bạn và làm những gì tốt
nhất mà bạn có thể. Nó sẽ sớm trở thành một thói quen.
Bạn xứng đáng là người giỏi nhất
Con người chấp nhận một câu chuyện thần thoại khác hoặc tin vào sự hạn chế của
bản thân đây là một điều không đạt được kết quả gì. Điều họ không thực sự tin đó là
họ thật sự khích lệ. Cảm giác không xứng đáng sâu thẳm bên trong này khá phổ biến
đối với nhiều người, những người mới bắt đầu rất khiêm tốn trong cuộc sống, hoặc
những người xuất thân từ những gia đình nghèo khi họ trưởng thành. Nó cũng có thể
được gây ra bởi những người đã nói với chúng ta khi còn nhỏ rằng nghèo thì có đức
hạnh nhưng giàu là tội lỗi.
Nếu bạn đã vun đắp cảm nhận không xứng đáng với những điều tốt đẹp, vì bất kỳ lí
do gì và bạn đạt được thành công trong lĩnh vực của bạn, bạn có thể trải qua cái gọi là
“Hội chứng lừa đảo”. Bạn sẽ cảm thấy bạn là một tên lừa đảo trong thành công của
bạn, rằng bạn đang bị phát hiện. Bất kể bạn thành công như thế nào từ kết quả của sự
làm việc chăm chỉ của bạn, bạn sẽ có một nỗi sợ hãi khó chịu mà tất cả nó sẽ được
giảm đi từ chính bạn.
Nếu bạn cảm thấy giống một kẻ lừa đảo, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy có lỗi với
thành công lớn mà mình đã đạt được hơn những người khác. Để thoát khỏi những cảm
giác sợ hãi này, nhiều người đã lao vào việc huỷ hoại bản thân. Họ ăn quá nhiều, uống
quá nhiều, dùng chất kích thích, không quan tâm đến gia đình của họ, tham gia vào
những hành vi không thể dự đoán được và thường xuyên ném tiền vào cuộc sống
hoang phí và những cuộc đầu tư khờ dại. Họ cảm thấy họ không xứng đáng với thành
công của họ. Kết quả là họ thường xuyên xua đuổi nó đi.
Cống hiến bản thân để phục vụ người khác
Sự thật là bạn xứng đáng với mọi thứ bạn kiếm được bằng cách làm một công việc
tuyệt vời, sản xuất hay cung cấp những hàng hoá hoặc dịch vụ để cải thiện cuộc sống
hàng ngày. Trong xã hội mang tính thị trường như hiện nay, tất cả mọi giao dịch đều là

tự nguyện. Người ta mua một cái gì đó khi họ cảm thấy có một kết quả tốt hơn. Do
vậy, bạn có thể thành công trong một chặng đường dài chỉ bằng cách cung cấp cho
con người những thứ họ muốn để cải thiện cuộc sống và công việc của họ. Bạn càng
phục vụ người khác nhiều và tốt hơn, bạn xứng đáng và kiếm được nhiều tiền hơn.
Từ “Xứng đáng” xuất phát từ 2 từ Latinh, “Dè” có nghĩa là “Từ” và “Servire” có
nghĩa là “Phục vụ”. Do vậy, từ “Xứng đáng” có nghĩa là “sự phục vụ”. Những người
làm việc giỏi nhất trong xã hội của bạn, với một số ngoại lệ là những người đang phục
vụ người khác tốt hơn những người còn lại. Toàn bộ mục tiêu của bạn trong sự nghiệp
nên hướng về việc phục vụ người khác tốt hơn. Sau đó bạn sẽ xứng đáng với mỗi
đồng đô la mà bạn kiếm được.
Abraham Lincoln một lần đã nói rằng: “Cách tốt nhất để giúp đỡ những người
nghèo không phải là trở thành một trong số họ”. Trong xã hội của chúng ta, bạn càng
thành công về mặt tài chính, bạn chắc chắn phải đóng thuế nhiều hơn. Những khoản
thuế này giúp chi trả những chi phí cho trường học, bệnh viện, đường xá, phúc lợi,
chăm sóc cho người già, quân đội và tất cả những thứ quan trọng mà xã hội của chúng
ta yêu cầu. Bạn có thể tự hào về thành công về mặt tài chính. Nhưng bằng cách kiếm
nhiều tiền, bạn đã tạo ra một sự cung cấp có ý nghĩa cho nhiều người. Bạn phục vụ tốt
cho bản thân bằng cách phục vụ tốt cho người khác.
Lặp lại với những từ: “Tôi xứng đáng với mọi đồng xu mà tôi kiếm được là kết quả
của việc phục vụ những người khác, những hàng hoá và dịch vụ họ cần để cải thiện
cuộc sống của họ. Tôi tự hào vì những thành công của tôi”.
Bạn là một người hoàn hảo
Bạn là một người tốt toàn diện. Bạn thành thật, đáng mến, trung thực và chăm chỉ.
Bạn đối xử với người khác lịch sự, tôn trọng và nồng ấm. Bạn đang cống hiến cho gia
đình, bạn bè và công ty của bạn, bạn mạnh mẽ, tự tin và có trách nhiệm. Bạn có hiểu
biết, thông minh và có kinh nghiệm. Bạn không chỉ quan trọng không chỉ đối với
những người thân mà còn quan trọng với cộng đồng của bạn. Bạn được sinh ra vì một
lý do đặc biệt và bạn có một số mệnh lớn để thực hiện. Bạn là một người tuyệt vời
theo mọi cách.
Đoạn văn ngắn trên đây là một lời tuyên bố của nhân cách và cá tính thực của bạn.

Nó có thể không đúng với bạn 100%, nhưng nó là một sự mô tả tổng quát của con
người bên trong bạn và nơi bạn đang hướng đến trong cuộc đời mình. Khi bạn chấp
nhận một cách vô điều kiện rằng bạn thực sự là một người có giá trị và quan trọng,
bạn sẽ thể hiện nó trong mọi điều bạn nói và làm. Trải qua thời gian, nó sẽ trở thành
sự thật với bạn.
Lặp lại với bản thân rằng “Tôi quý trọng bản thân và tôi yêu cuộc sống của mình.
Tôi hoàn toàn là một người tốt theo mọi cách cố gắng và tôi luôn luôn cố gắng làm tốt
nhất bất kỳ việc gì mà tôi có thể”.
Kho lưu trữ phần mềm trí tuệ
Hãy tưởng tượng rằng có một cái kho bán những chương trình trí tuệ. Bạn có thể
mua lòng tự hào, niềm tin hay thái độ mà bạn muốn và ghi nhớ nó vào trong bộ não
của bạn. Nếu có một cái kho như vậy tồn tại, thì bạn có thể mua bất kỳ bộ cài đặt niềm
tin nào, khi đó bạn sẽ chọn mua cái gì?
Đây là một gợi ý. Hãy nhìn xung quanh và tìm ra cái mà những người hạnh phúc và
thành công nhất trong thế giới của bạn đã phát triển như là niềm tin cốt lõi của họ và
sau đó hãy ghi nhớ những niềm tin đó vào bản thân bạn. Tải chúng vào phần cứng trí
tuệ của bạn và bắt đầu hoạt động những chương trình tương tự như chúng đang hoạt
động.
Dựa trên hàng trăm cuộc phỏng vấn với những người thành công, chúng ta biết
chính xác cách mà chúng được lập chương trình và những niềm tin nào họ đã phát
triển khi còn nhỏ. Niềm tin chủ yếu quan trọng nhất bạn có thể vun đắp cho bản thân
đó là: “Tôi là người tốt một cách toàn diện và tôi sẽ đạt một thành công lớn trong cuộc
sống. Mọi thứ xảy ra với tôi, tốt hay xấu chỉ đơn giản là một phần của quá trình đạt
đến những thành công và niềm hạnh phúc lớn chắc chắn sẽ đến với tôi”.
Nếu bạn hoàn toàn tin rằng bạn được bảo đảm cho hạnh phúc và thành công, và
rằng mọi sự trở ngại hay khó khăn được đem đến cho bạn nhằm dạy bạn những bài
học quan trọng mà bạn cần để biết cách đạt được mục tiêu, bạn sẽ hoàn toàn không
thể dừng lại. Bạn sẽ luôn tích cực và lạc quan. Bạn sẽ đạt được những thành tích lớn
cho bản thân và phục hồi nhanh chóng bất kỳ thất bại tạm thời nào. Niềm tin của bạn
sẽ thực sự trở thành hiện thực. Bằng cách thay đổi suy nghĩ của bạn, bạn sẽ thay đổi

cuộc đời bạn.
Bài tập tình huống
1. Xác định ý tưởng của bạn một cách rõ ràng. Nếu bạn có thể là một người hoàn
hảo trên mọi phương diện, bạn có những phẩm chất nào? Bạn sẽ cư xử ra sao?
2. Bạn trở thành cái mà bạn nghĩ đến trong phần lớn thời gian. Tìm ra một hoặc
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nơi mà suy nghĩ của bạn đang có ảnh hưởng chủ yếu
đối với những cảm xúc, thái độ hay hành động của bạn.
3. Bạn sẽ thể hiện tốt nhất trong lĩnh vực hoạt động nào? Bạn tưởng tượng mình
trong lĩnh vực đó như thế nào? Bạn có thể mở rộng hoạt động tưởng tượng này ra
những lĩnh vực khác như thế nào?
4. Mẫu người nào mà bạn khâm phục và tôn trọng nhất? Tại sao? Bạn có thể thay
đổi cách cư xử của bạn như thế nào để cho phù hợp với cách cư xử của những người
giỏi nhất mà bạn biết.
5. Trong những lĩnh vực nào của cuộc sống bạn quý trọng bản thân mình nhất?
Những loại hành động nào đem đến mức độ tự trọng và giá trị cá nhân cao nhất? Bạn
có thể làm thậm chí nhiều hơn những điều này như thế nào?
6. Bạn là một người tốt một cách toàn diện. Từ hôm nay, hãy nhìn nhận bản thân
như là một con người giỏi nhất mà bạn có thể và từ chối chấp nhận bất kỳ giới hạn
nào về khả năng của bạn.
7. Hãy thay đổi lòng tự hào của bạn bằng cách liên tục nghĩ, trò chuyện và hành
động như thể bạn đã là con người mà bạn muốn trở thành, tận hưởng cuộc sống mà
bạn muốn và xứng đáng.
Chương 1:
Chương 2: Thay đổi cuộc đời bạn
Nếu bạn vẽ vào tâm trí mình một bức tranh về những viễn cảnh hạnh phúc và tươi
sáng có nghĩa là bạn đã đặt chính mình vào một điều kiện có lợi hướng đến những
thành công của bạn.
Cách bạn nghĩ và cảm nhận về bản thân, kể cả những niềm tin và mong đợi về điều
có thể đối với bạn, bạn quyết định làm mọi việc và mọi điều xảy ra với bạn. Khi bạn
thay đổi cách suy nghĩ, do đó ngay lập tức bạn thay đổi chất lượng cuộc sống của

mình.
Bạn hoàn toàn kiểm soát được một thứ duy nhất trong vũ trụ - suy nghĩ của bạn!
Bạn có thể quyết định cái bạn sẽ nghĩ trong bất kỳ tình huống nhất định nào. Suy nghĩ
của bạn và cách bạn lý giải bất kỳ sự kiện nào thúc đẩy những cảm nhận tích cực hay
tiêu cực. Suy nghĩ và cảm nhận của bạn chi phối hành động của bạn và quyết định
những kết quả bạn đạt được. Tất cả bắt đầu với những suy nghĩ của bạn.
Suy nghĩ tích cực
Những suy nghĩ tích cực nâng cao giá trị cuộc sống. Chúng cho phép bạn và làm
cho bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và tự tin hơn. Suy nghĩ tích cực không phải chỉ là một
ý tưởng có tính thúc đẩy. Nó có những ảnh hưởng có thể đo lường được và có ích đối
với cá tính, sức khoẻ, các mức năng lượng và sức sáng tạo của bạn. Bạn càng tích cực
và lạc quan, bạn sẽ càng hạnh phúc hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Những suy nghĩ tiêu cực gây ra những điều ngược lại. Chúng không cho phép bạn
và khiến bạn cảm thấy yếu đuối và ít tự tin hơn. Bất cứ khi nào bạn nghĩ hoặc nói một
điều gì đó tiêu cực, bạn đã để mất sức mạnh của bạn. Bạn cảm thấy tức giận và chống
đối. Bạn cảm thấy nản lòng và không hạnh phúc. Qua thời gian, suy nghĩ tiêu cực có
thể làm bạn mệt mỏi về thể chất và thậm chí làm hỏng mối quan hệ của bạn.
Những suy nghĩ tích cực làm cho tinh thần sảng khoái và làm việc tốt nhất. Suy
nghĩ tiêu cực khiến cho tinh thần mệt mỏi và hiệu quả giảm sút. Do vậy, mục tiêu của
bạn nếu bạn muốn sống một cuộc sống tuyệt vời là trau dồi những cảm xúc tích cực
và từ bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Việc loại bỏ những cảm xúc tiêu cực là bước đi quan trọng nhất có thể đem đến cho
bạn sức khoẻ, sự hạnh phúc và những lợi ích cá nhân. Mỗi lần bạn kiểm soát được suy
nghĩ và cảm nhận của mình, bạn sẽ hoàn toàn tự rèn luyện những phẩm chất trong
cuộc sống cả nội tâm và cuộc sống bên ngoài để giữ cho chúng tích cực và tốt hơn.
Khi không còn những cảm xúc tiêu cực thì những cảm nhận chung là niềm hạnh phúc
và đạt sự thoả mãn.
Bạn có thể chọn lựa những suy nghĩ của mình
Quy luật về sự thay thế nói rằng: “Tâm trí của bạn chỉ có thể chứa đựng một suy
nghĩ trong một khoảng thời gian, tích cực hoặc tiêu cực. Bạn có thể thay thế một suy

nghĩ tiêu cực bằng một suy nghĩ tích cực bất kỳ khi nào bạn chọn”. Bạn có thể áp
dụng quy luật này bằng cách hãy thư giãn tinh thần bằng việc thả lỏng tư duy nghĩ về
một việc gì đó thật tươi đẹp hơn nhằm thoát khỏi một suy nghĩ hay cảm nhận mà
khiến cho bạn tức giận hoặc không hạnh phúc.
Quy luật về thói quen thường thấy: “Bất kỳ suy nghĩ hay hành động nào mà bạn lặp
đi lặp lại sẽ thực sự trở thành một thói quen mới”. Khi bạn lặp lại phản ứng hay đối
đáp theo một cách tích cực, bạn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ những suy nghĩ sáng
suốt của bạn. Nó sẽ sớm trở nên tự nhiên và dễ dàng để nghĩ và hành động theo cách
đó. Bằng cách sử dụng sự tự chủ và lặp lại, bạn sẽ phát triển những thói quen nghĩ và
làm mới bằng cách áp dụng quy luật này bạn có thể trở thành một người hoàn toàn
tích cực và thay đổi cuộc đời bạn.
Bỏ đói những cảm xúc tiêu cực của bạn
Tất cả những cảm xúc tiêu cực của bạn đều được học, bắt đầu từ thời thơ ấu. Và
những gì đã được học có thể không uyên bác, đôi khi khá nhanh. Bạn có thể học bất
kỳ thói quen hay kỹ năng nào mà bạn cho là đáng giá hoặc cần thiết. Đặc biệt, bạn có
thể học những cách nghĩ tích cực, có ích về con người, tiền bạc, sức khoẻ và những
nhân tố khác để thoát khỏi những ý tưởng tiêu cực mà hạn chế tiềm năng của bạn và
cản trở thành công của bạn.
Nhiều ý tưởng và thái độ tiêu cực dựa trên những tiền đề sai lầm. Đôi khi một ý
tưởng tiêu cực về một vấn đề, hoặc một thái độ tiêu cực đối với một người có thể hoàn
toàn trái ngược với một phần đơn lẻ của những thông tin mới. Ngay lập tức bạn có thể
học một ý tưởng không có thật mà bạn có về bản thân hoặc về một người khác.
Kết quả là trong một khoảnh khắc bạn có thể thay đổi suy nghĩ của bạn. Hãy mở ra
khả năng này.
Những cảm xúc tiêu cực tồn tại chỉ bởi vì chúng ta cho chúng một cuộc sống và sau
đó giữ cho chúng sống sót. Chúng ta nuôi chúng bằng cách tiếp tục nghĩ và nói về
những thứ mà khiến chúng ta tức giận hoặc không hạnh phúc. May mắn thay, bạn có
thể thay đổi tình trạng này bằng cách áp dụng quy luật của cảm xúc. Quy luật này nói
rằng: “Một cảm xúc mạnh mẽ hơn sẽ chế ngự và tàn phá một cảm xúc yếu hơn và bất
kỳ cảm xúc nào bạn tập trung vào thì sẽ phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn”.

Điều này có nghĩa là bất kỳ cảm xúc nào mà bạn tập trung vào thì sẽ lớn mạnh và
thực sự chi phối suy nghĩ của bạn trong lĩnh vực đó. Nếu bạn lấy lại trí lực của mình
khỏi một con người hay một tình trạng khiến bạn buồn hay tức giận bằng cách từ chối
nghĩ về nó, thì những cảm xúc có liên quan đến tình trạng đó sẽ tan biến dần. Giống
như một ngọn lửa không có chất đốt, nó sẽ tàn lụi.
Bạn đã trải qua nhiều khoảnh khắc này. Ví dụ: Khi chúng ta lớn lên, chúng ta có
những mối quan hệ với người khác giới. Hầu hết những mối quan hệ không kéo dài
quá thời gian. Khi chúng kết thúc, chúng ta thường dễ có cảm xúc u sầu và tổn
thương. Chúng ta thường buồn, tức giận, thất vọng, bận tâm và không hạnh phúc.
Những cảm xúc này kéo dài trong một thời kỳ nhất định. Sau đó chúng ta sẽ trở lại
bình thường. Chúng ta gặp một ai đó. Cuối cùng chúng ta quên đi kết thúc không hạnh
phúc của mối quan hệ đó. Nhiều tháng hoặc nhiều năm sau, chúng ta hồi tưởng lại
hoặc thậm chí gặp lại người kia và chúng ta không thể tưởng tượng chúng ta đã vướng
vào những cảm xúc như thế nào với cô ấy hay anh ấy. Bởi vì chúng ta không nuôi
dưỡng chúng, những cảm nhận đó đã hoàn toàn tan biến. Đây là một ví dụ của quy
luật của sự thay thế và quy luật của cảm xúc trong hành động trong cuộc sống của
bạn.
Những nguồn cảm xúc tiêu cực
Có bốn nguyên nhân cơ bản gây ra những cảm xúc tiêu cực. Theo nhà triết học
người Nga, Peter Ouspensky, trong cuốn sách Nghiên cứu những sự kỳ diệu, đó là: (1)
Sự biện minh; (2) Sự nhận dạng; (3) Suy nghĩ nội tâm và (4) Sự khiển trách. Bước
nhảy lớn nhất hướng tới sự thay đổi suy nghĩ và thay đổi cuộc đời bạn sẽ xảy ra khi
bạn loại bỏ một cách hệ thống tất cả bốn nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực này ra
khỏi cuộc sống của bạn.
Chấm dứt sự biện minh
Sự biện minh là điều bạn làm khi bạn lý luận hoặc tạo ra một lý do cho sự tức giận
và sự bất hạnh của bạn. Bạn nói với bản thân và với bất kỳ ai nghe, bạn bị người khác
đối xử tồi tệ và cư xử một cách đáng sợ như thế nào. Trong tâm trí bạn hình thành ý
nghĩ sửa chữa tình trạng này. Bạn lặp lại tất cả những lý do cho mỗi lần bạn nghĩ về
một người hay một tình trạng khó chịu, bạn trở nên tức giận. Bạn cảm thấy được phép

tức giận, như thể bạn đã phải trả một giá cao cho nó, bạn luôn có suy nghĩ bạn là một
người tốt và có đạo đức.
Cách bạn nối tắt khuynh hướng tự nhiên với sự biện minh và tính hợp lý là từ chối
tham gia vào đó. Thay vì làm như vậy, hãy chấm dứt việc biện minh. Bạn sử dụng tâm
trí tuyệt vời của mình để nghĩ về những lý do không biện minh cho cảm xúc tiêu cực
của bạn. Hãy nhớ, cảm xúc tiêu cực của bạn làm cho bạn thấy không tốt. Chúng nhìn
chung là có hại. Chúng không ảnh hưởng đến người khác hay làm thay đổi hoàn
cảnh. Chúng chỉ đơn giản làm giảm đi niềm hạnh phúc và lòng tự hào của bạn, khiến
cho bạn yếu hơn và kém hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Thay vì biện minh cho sự tức giận và không hạnh phúc của bạn, bạn nên sử dụng
sự thông minh và trí tưởng tượng để tha thứ cho người khác, hoặc để phó mặc cho
hoàn cảnh bất hạnh. Ví dụ, nếu một ai đó cản trở bạn tham gia giao thông, thay vì trở
nên tức giận bạn nói: “Ôi lần sau tôi nên cẩn thận hơn”, “Tôi đoán là anh đang có một
ngày tồi tệ” hoặc “Anh chắc hẳn bị muộn một cuộc họp quan trọng”.
Tha thứ cho những người khác
Bởi vì tâm trí của bạn chỉ có thể nắm giữ một suy nghĩ duy nhất trong cùng một
khoảng thời gian nên khi bạn bắt đầu tha thứ cho người khác cũng chính là lúc bạn thu
lại nguồn năng lượng hoặc nhiên liệu mà bạn đã bị mất đi do cảm xúc tức giận và phật
lòng bùng nổ. Bạn chắc chắn về việc kiểm soát tâm trí của bạn. Bạn giữ cho mình sự
bình tĩnh và tích cực. Trong chốc lát, tình trạng này qua đi và bạn quên tất cả những gì
về nó bằng cách thay thế một suy nghĩ tiêu cực bằng một suy nghĩ tích cực, bạn từ bỏ
được cảm xúc tiêu cực bất kể đó là gì.
Nếu bạn có một vấn đề trong cuộc sống như là một cuộc ly hôn hay mất việc hoặc
đầu tư sai lầm thì nguyên tắc tương tự cũng đúng. Hãy chấm dứt việc kể với bản thân
(và với bất kỳ ai sẽ nghe) về việc tại sao bạn được phép tức giận hoặc không vui vẻ.
Thay vào đó hãy tha thứ cho người khác mỗi khi bạn nghĩ về tình huống đó cho tới
khi sự tiêu cực tan biến đi. Khi ngọn lửa cảm xúc tiêu cực lụi tàn, bạn có thể hướng sự
quan tâm của bạn tới một điều gì đó tích cực.
Một trong những nguyên tắc để thành công và hạnh phúc là “Đừng bối rối và lo
lắng về một điều gì đó mà bạn không thể thực hiện”. Đừng phê phán bất kỳ ai về một

điều gì đó mà người ta không thể thay đổi. Một luật sư nổi tiếng nói rằng: “Nếu không
tìm được giải pháp nào cả thì cũng không có vấn đề gì cả”.
Hai thời kì lớn trong đời
Có hai khoảng thời gian lớn trong cuộc đời đó là quá khứ và tương lai. Hiện tại chỉ
là một khoảnh khắc ngắn ngủi, thoáng qua. Bạn có thể chọn lựa hoặc tập chung sự chú
ý của bạn vào cái đã xảy ra, cái mà không thể bị thay đổi, hoặc tập trung vào tương
lai, vào cái mà có thể xảy ra, vượt qua cái mà bạn kiểm soát.
Nhiều người để xúc cảm của mình chi phối những năng lượng lãng phí này vào sự
bối rối và tức giận về những gì đã xảy ra trong. Đây là điều không có gì tốt đẹp. Thậm
chí còn tồi tệ hơn, những cảm xúc tiêu cực tồn tại bằng cách hồi tưởng lại những sự
kiện trong quá khứ đã đánh cắp của bạn sự vui vẻ và hào hứng mà bạn có thể trải qua
bằng cách nghĩ về những khả năng có thể xảy ra trong tương lai.
Hãy để nó qua đi
Một nhà tâm lý học với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với những người bất
hạnh đã viết rằng hai từ chung nhất mà ông đã được nghe trong công việc của mình đó
là những từ “Nếu như”. Đó dường như là hầu hết những người bất hạnh bị đè nén bởi
một sự kiện nào đó đã xảy ra trong quá khứ mà họ không thể để nó trôi qua. Họ vẫn
bất bình, tức giận hoặc thất vọng về một điều gì đó mà một ai đó đã làm hoặc đã
không làm hoặc nói. Họ tức giận với bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ, hoặc với anh em, với
một mối quan hệ hoặc cuộc hôn nhân trước đây, với ông chủ hoặc mối quan hệ kinh
doanh, một cuộc đầu tư thất bại hoặc sai sót về tài chính.
Sự thật là cuộc sống của bạn là một loạt những vấn đề, những khó khăn, những sự
cản trở và những thất bại tạm thời. Những sự xáo trộn và thất vọng không được mong
đợi và không được mong muốn này là một thực tế bình thường tự nhiên của sự phát
triển mà không thể tránh khỏi. Để thay đổi suy nghĩ và thay đổi cuộc đời bạn, bạn
phải quyết định vượt qua chúng và đối xử tốt với cuộc sống của bạn, bất kể điều gì đã
xảy ra. Cho đến khi bạn thực hiện được, bạn vẫn còn một gã nô lệ cho quá khứ, cái mà
không thể bị thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào. Hãy quyết định từ ngày hôm nay
để từ nay về sau bạn sẽ hạn chế được tất cả những điều “Nếu như” trong cuộc sống
của bạn.

Giải thích lại những sự việc một cách khác nhau
Nhà văn đồng thời là phát thanh viên, Wayne Dyer nói rằng: “Không bao giờ là quá
muộn để có được một tuổi thơ hạnh phúc”. Ông ngụ ý rằng bất kỳ lúc nào bạn có thể
giải thích lại những sự việc không hạnh phúc thời thơ ấu theo một cách tích cực. Bạn
có thể thực hiện quy luật của sự thay thế và nghiên cứu sâu những trải nghiệm tiêu
cực đó để hướng đến một cái gì đó tốt đẹp và nghĩ về sự thay thế đó. Bạn có thể tập
trung vào những trải nghiệm bất hạnh đến mức nào của bạn đã khiến bạn thành một
con người tốt hơn, khôn ngoan hơn. Bạn có thể thực sự biết ơn những người đã làm
tổn thương bạn trong quá khứ bởi vì họ đã khiến bạn mạnh mẽ hơn trong hiện tại. Và
trong bất kỳ trường hợp nào, nó không thể xảy ra khác.
Bố mẹ của bạn không có điều kiện tốt để nuôi dưỡng bạn. Hơn nữa, bạn là người
mà họ đã dạy dỗ và nuôi lớn. Giống như những người khác bạn cũng sẽ trở thành bố
(mẹ) và phải đối mặt với những vấn đề và những sự yếu đuối của mình. Tuy nhiên, họ
đã làm điều tốt nhất những điều có thể cho bạn. Thật ngu ngốc khi cứ nghĩ mãi những
điều bất hạnh mà họ đã làm với bạn hoặc những gì mà họ không thể làm khác được.
Hãy để nó trôi qua và tiếp tục cuộc sống của bạn.
Đừng giữ nó cho riêng mình
Theo Ouspensky nguyên nhân chính thứ hai của những cảm xúc tiêu cực là sự nhận
dạng hay sự biệt phái. Điều này xảy ra khi bạn giữ một điều gì đó cho riêng mình
hoặc bạn trở nên gắn bó với một người hay một vật. Bạn nhận thấy một kết thúc bất
hạnh của một sự việc hay một hoàn cảnh như một sự xúc phạm cá nhân hoặc công
kích bạn hay một điều gì đó mà bạn tin tưởng hoặc bảo vệ rất nhiều. Bạn trở nên đầy
cảm xúc bối rối trong hoàn cảnh đó và gắn kết chặt chẽ với nó mà nó ảnh hưởng đến
những cảm xúc và lý do của bạn theo một cách tiêu cực.
Những đấng tối cao như Phật Thích Ca hay chúa Jesus đã làm nổi lên sự quan trọng
của sự chia tách bản thân bạn về cảm xúc từ hoàn cảnh (sự không giống nhau) để khôi
phục lại sự bình tĩnh và điềm đạm của bạn. Nhà tâm lý học và nhà triết học William
James của đại học Harvard đã viết: “Bước đầu tiên trong việc giải quyết bất kỳ khó
khăn nào là sẵn sàng chấp nhận nó”. Ông khuyến khích mọi người nói lên rằng: “Cái
gì không thể được chữa lành thì phải chịu đựng”. Nói cách khác, rèn luyện sự thoát ly

khỏi một người hay một hoàn cảnh nào đó sẽ làm cho bạn cảm thấy tức giận và bực
mình. Giảm bớt những năng lượng xúc cảm khỏi sự tức giận để bạn có thể khôi phục
lại sự bình tĩnh và sự điềm đạm của bạn.
Phương pháp tiếp cận này không đề nghị bạn chấp nhận bất kỳ điều gì xảy ra với
bạn một cách thụ động. Thay vào đó, nó khuyến khích bạn sử dụng sự tự chủ sự kiềm
chế của bạn để giữ cho tâm trí và cảm xúc của bạn nằm dưới sự kiểm soát. Bạn rèn
luyện bản thân một cách có ý thức và giải quyết vấn đề một cách thông minh. Bạn sử
dụng tâm trí của bạn để nhìn nhận hoàn cảnh một cách khách quan và đưa ra những
quyết định tốt hơn để giải quyết nó.
Không điều gì và không ai có thể kiểm soát bạn trừ phi có một điều gì đó bạn vẫn
muốn từ chúng. Chúng phải có một cái gì đó có thể cho bạn hoặc từ chối từ phía bạn.
Ngay khi bạn thoát khỏi cảm xúc từ một người hay một đối tượng và không còn muốn
bất kỳ điều gì từ chúng thì bạn được tự do. Khả năng rèn luyện sự thoát khỏi này là
một sức mạnh mà bạn có thể phát triển trong suốt quá trình rèn luyện. Nó có thể khiến
bạn làm chủ tình thế hoặc có thể khiến bạn trở nên tức giận và bực bội. Một trong
những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp những người khác là khuyến khích họ
đứng sau một vấn đề, một hoàn cảnh và nhìn nó một cách khách quan. Khuyến khích
họ bày tỏ khó khăn của mình với một ai đó. Hỏi họ xem lời khuyên nào mà họ có thể
đưa ra cho một người khác đang đối mặt với vấn đề tương tự. Bằng cách phân tích
tình huống đầy nhạy cảm, bạn và những người khác sẽ trở nên có nhiều khả năng hơn
để giải quyết nó một cách có hiệu quả.
Quan điểm của những người khác
Nguyên nhân chính thứ ba của những cảm xúc tiêu cực, theo như Ouspensky, là sự
đánh giá bên trong. Điều này xảy ra khi bạn trở nên quá lo lắng với cách mà mọi
người đang đối xử với bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng một ai đó không tạo ra cho bạn
mối quan hệ mà bạn cảm thấy mình xứng đáng, bạn có thể cảm thấy bị xúc phạm và
tức giận, và muốn đánh trả lại. Nếu mọi người thua hoặc thờ ơ với bạn, có thể khiến
bạn tức giận hoặc thất vọng.
Các nhà tâm lý học nói rằng mọi thứ chúng ta làm là tăng lòng tự trọng và cảm
nhận về giá trị bản thân của chúng ta hoặc bảo vệ nó khỏi sự phá hoại bởi những con

người hoặc những hoàn cảnh khác. Nếu lòng tự trọng của bạn không cao như nó đã
có, bạn sẽ nhạy cảm với những hành động và những phản ứng của người khác về phía
bạn. Bạn sẽ giành lấy mọi thứ một cách cá nhân, chính xác là nếu những gì họ đã nói
hoặc đã làm một cách cố ý hoặc chủ ý nhắm vào bạn. Tuy nhiên, đây là trường hợp
hiếm hoi.
Sự thật là hầu hết mọi người đều chú ý đến những vấn đề của họ. Đến 99% thời
gian mọi người chìm trong những suy nghĩ của họ về bản thân. Họ giành 1% còn lại
cho nguồn cảm xúc khác, kể cả bạn. Người ngăn trở bạn khỏi việc buôn bán đã rất bối
rối với những suy nghĩ của anh ta, anh ta thậm chí không ý thức được sự tồn tại của
bạn. Thật là ngu ngốc bực mình với những hành động thiếu suy nghĩ của anh ta.
Hãy khởi động cho những cánh buồm của bạn
Có một nguyên tắc: Không bao giờ làm hoặc kiềm chế làm một việc gì đó bởi vì
bạn quan tâm đến cái mà người ta có thể nghĩ về bạn. Thực tế là thậm chí chẳng có ai
nghĩ về bạn dù chỉ một chút.
Tất nhiên, không nói về những hành vi vô đạo đức hoặc phá hoại xã hội. Nhưng
thật ngạc nhiên vì nhiều người quyết định tham gia hoặc không tham gia vào các mối
quan hệ, việc kinh doanh, những sự cố gắng mới, những cuộc phiêu lưu và những thứ
khác nữa vì sợ một ai đó có thể không chấp nhận. Họ sống trong những cuộc hôn
nhân mà họ ghét, họ làm những công việc họ không thích hoặc họ bác bỏ những cơ
hội kinh doanh bởi sợ rằng một ai đó, bất kỳ ai có thể phê phán họ. Sự thật là không ai
quan tâm đến những quyết định then chốt của cuộc đời bạn nhiều hơn bạn. Hãy lên kế
hoạch một cách phù hợp.
Trong những nghiên cứu của Abraham Maslow về những con người tự hiện thực
hoá, ông đã nhận thấy một phẩm chất đặc biệt mà tất cả họ đều có: Họ hoàn toàn
thành thực với bản thân. Họ chủ động và rõ ràng với sức mạnh và sự yếu đuối của họ.
Họ không hy vọng hoặc lừa rối rằng họ khác hơn con người họ đang có. Sự tự chấp
nhận này là một nền tảng cho lòng tự trọng và kiêu hãnh của họ.
Vì họ biết họ là ai và họ không phải là ai, họ không cảm thấy rằng họ phải tiếp tục
tìm kiếm sự chấp thuận của những người khác. Họ suy xét quan điểm của những
người khác, nhưng sau đó họ đưa ra những quyết định của chính họ. Họ không bị ảnh

hưởng quá nhiều bởi sự chấp thuận hoặc không thể chấp thuận của người khác. Bạn
nên làm như vậy. Bạn là người quan tâm đến hầu hết mọi thứ và là người bị ảnh
hưởng nhiều nhất trong bất kỳ trường hợp nào.
Sự kính trọng của những người khác
Khi Somerset Maugham, nhà văn nổi tiếng người Anh được phóng viên hỏi về
động lực chủ yếu cho sự nghiệp văn chương của mình, ông đã trả lời: “Tôi viết để tìm
kiếm sự kính trọng từ những người mà tôi kính trọng”.
Thực tế là nhiều cái bạn làm được hoặc không làm được bị ảnh hưởng bởi cùng
một yếu tố. Bạn có thể làm nhiều thứ trong cuộc sống xã hội để kiếm tìm sự chú ý của
người mà bạn để ý tới hoặc ít nhất là không muốn để mất. Trong thực tế, những người
mà sự chú ý của họ là quan trọng nhất đối với bạn thì có ảnh hưởng lớn đến việc bạn
cảm nhận như thế nào về bản thân, cả ở nhà và nơi làm việc. Sự chú ý của những
người khác có ảnh hưởng không bình thường đến lòng tự trọng của bạn bởi vì nó được
kết nối chặt chẽ với quan điểm và lý tưởng của bạn.
Những người đặc biệt thường tôn trọng và tìm kiếm những người có nhân cách và
tài năng. Họ cố gắng, ở mức vô thức để cư xử và lớn lên với những ý tưởng về cách
mà một con người hoàn hảo sẽ cư xử.
Một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn đưa ra khi bạn trải qua cuộc
sống là quyết định đối với bản thân bạn sự chú ý của những người đặc biệt là những
giá trị lớn nhất đối với bạn. Một khi bạn hiểu rõ về người mà bạn chú ý và tại sao bạn
chú ý đến họ, bạn có thể tổ chức cuộc sống của mình theo cách mà bạn tìm thấy ở họ
sự kính trọng, cho dù họ có biết đến hành động của bạn hay không.
Đặt ra những tiêu chuẩn cao
Trong cuốn sách nổi tiếng của Charlesm Sheldon (thư viện Christian, 1984): Trong
những bước đi của loài người, toàn bộ thị trấn đồng ý ưu tiên mọi hành động và quyết
định cho câu hỏi: “Chúa Jesus sẽ làm gì?” và sau đó hành động theo. Kết quả thực tế
cho người dân thị trấn là những vấn đề đã chia tách họ sớm được giải quyết và thị trấn
trở nên hạnh phúc và thịnh vượng. Họ tạo ra một ý tưởng cho bản thân và sau đó tạo
dựng cuộc sống của họ lớn lên cùng với nó.
Trong một nghiên cứu về những người thành đạt, hầu hết họ đều bắt đầu từ những

sự khởi đầu bình thường hay thậm trí là khó khăn, những nhà nghiên cứu nhận thấy
rằng hầu như tất cả đều là những độc giả trung thành của những cuốn tiểu sử và tự
truyện khi họ còn trẻ. Khi họ đọc những câu truyện về cuộc đời của những người
thành đạt, họ tưởng tượng bản thân có những đức tính và nhân cách giống như những
người họ đang tìm hiểu. Khi bản thân họ trở thành người lớn, những đức tính và phẩm
chất đó đã trở thành một phần trong suy nghĩ của họ và định hướng cho những sự
chọn lựa và quyết định của họ trong cuộc sống sau này.
Bắt chước theo mẫu được sử dụng như một cách hiệu quả để phát triển cá tính và
nhân cách trong quá trình phát triển. Những người trẻ tuổi được khuyến khích tìm
hiểu những nam và nữ anh hùng học đường, và ganh đua với họ càng nhiều càng tốt.
Trong quân đội, hành động anh hùng của những người lính và những thuỷ thủ từ trong
quá khứ đã được truyền dạy như là một phần của chương trình học, khuyến khích
những người lính và những thuỷ thủ trẻ nghĩ và hành động như họ khi hoàn cảnh yêu
cầu.

×