Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

tài liệu tỉnh bình thuận về du lịch kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.54 KB, 45 trang )

BÌNH THUẬN
Phần I:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
A/Tiềm năng về tài nguyên du lịch:
1/Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh
duyên hải, có toạ độ địa lý:
- Kinh độ: 1070 24’E -
1080 23’E
- Vĩ độ: 10033’N -
11033’N
- Tỉnh Bình Thuận có 1
thành phố và 8 huyện bao gồm Thành phố Phan Thiết và các huyện: Tuy Phong, Bắc
Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo
Phú Quý.
Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của
tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km.
- Diện tích tự nhiên: 7.992 km2
*Dân cư
• Dân số: 1.135.900 người (2004)
• Mật độ: 145 người/km²
• Số nam: 565.700 người; số nữ: 570.200 người
• Thành thị: 394.200 người; nông thôn: 741.700 người
Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh;
tiếp đến là các dân tộc Chăm, Giarai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành
phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng.
*Lịch sử
Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm
di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc
Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thêm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ,
trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm


là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận.
Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước
khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế
Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế
Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là
Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay,
nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu
trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
2/Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình: Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa
hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa
hình sau:
o Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển
từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình: dài khoảng 52 km, rộng
20 km. Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng.
o Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: Đồng bằng phù sa ven
biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp độ cao từ 0-12m.
Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90 - 120 m.
o Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30 - 50 m kéo dài theo hướng Đông
Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.
o Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn
chạy theo hướng Đông bắc -Tây nam từ phía bắc huyện Bắc Bình đến đông bắc
huyện Đức Linh.
-Tài nguyên biển:
Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192km ,ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo
của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số
núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang
(1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển
tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ.

Bình Thuận có các bãi biển cát trắng mịn như Phan Thiết - Mũi Né, Đồi Dương (Hàm
Tân), Mũi điện - Kê gà (Hàm Thuận Nam) có bãi biển nằm cạnh sườn núi với bờ đá nhấp
nhô như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
biển. Đặc biệt, các loại hình giải trí trên biển như: lướt ván buồm- lướt ván diều, lặn biển,
dù lượn…
-Khí hậu: Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, nhiều
gió, nhiều nắng v à không có mùa đông
• Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
• Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
• Nhiệt độ trung bình: 26.5°C - 27°C
• Lượng mưa trung bình: 800-1.600mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước
(1.900mm/năm)
• Độ ẩm tương đối: 79%
• Tổng số giờ nắng: 2.459
Đặc điểm trên là điều kiện rất thuận lợi tăng năng suất cây trồng - vật nuôi , thuận lợi cho
phơi sấy trong sản xuất nông ngư nghiệp và sản xuất muối . Song do lượng mưa nhỏ,
lượng bốc hơi lớn nên vấn đề khô hạn là một trong những hạn chế lớn của Bình Thuận.
Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước có vai trò quan trọng cho phát triển kinh
tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân.
- Thuỷ văn:
Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua
Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng diện tích lưu
vực 9.880 km
2
với chiều dài sông suối 663 km, trong đó có 7 lưu vực sông chính: sông
Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km),
sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).
Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La
Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực
sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc

Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện .
Nguồn nước ngầm ít, bị nhiễm mặn, phèn; rất ít có khả năng phục vụ nhu cầu sản
xuất, chỉ đáp ứng được phần nhỏ cho sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng nhỏ thuộc
Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà .
Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung
chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417000
KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KW/h. Khả năng khai thác nguồn thủy năng
trên các lưu vực từ sông Dinh đến sông Lòng Sông rất nhỏ, chủ yếu là các công trình
thủy điện nhỏ (15 công trình) với công suất lắp máy 1.900KW.
-Tài nguyên đất: Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất
khác nhau:
o Đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc bờ biển từ nam Tuy Phong đến Hàm
Tân, diện tích 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích toàn tỉnh). Trên các loại đất này có thể
phát triển mô hình nông lâm kết hợp, trồng các băng rừng phòng hộ - kết hợỹp trồng cây
ăn quả và các loại hoa màu như dưa hạt, đậu các loại Trên đất mặn có thể làm muối
hoặc nuôi tôm nước lợ.
o Đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% diện tích tự nhiên) phân bố ở các đồng bằng
ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác
đưa vào trồng lúa nước, hoa mầu, cây ăn quả
o Đất xám có diện tích 151.000 ha (18,9% diện tích toàn tỉnh) phân bố hầu hết trên địa bàn
các huyện. Khả năng sử dụng loại đất này vào nông lâm nghiệp và mặt bằng công nghiệp
còn lớn. Trong đó 85% diện tích có thể phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại
cây có giá trị kinh tế cao.
o Diện tích còn lại chủ yếu là tổ hợp đất đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn
Trên các loại đất này có thể sử dụng vào các mục đích nông lâm nghiệp.
-Tài nguyên khoáng sản:
Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm,
nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và công nghiệp là
nước khoáng, sét, đá xây dựng.
Nước khoáng: có nhiều điểm nước khoáng như Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Đa Kai (Đức

Linh), Đồng Kho (Tánh Linh) Văn Lâm, Hàm Cường, Tà kóu (Hàm Thuận Nam), Phong
Điền (Hàm Tân). Riêng 4 điểm Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường, Đa Kai là loại nước
khoáng thuộc loại cacbonat - natri được dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác
khoảng 300 triệu lít/năm. Nước khoáng khu vực Tuy Phong có đủ điều kiện để sản xuất
tảo với sản lượng lớn.
-Tài nguyên rừng:
Diện tích rừng tự nhiên hiện có 344.385 ha, giảm 37.084 ha so với năm 1992
(381.469 ha).
+ Năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập khu rừng đặc dụng
quốc gia rừng Sến - núi Tà Cú với diện tích khoảng 11.000ha, phân bố trên địa bàn 2 xã
Hàm Minh, Tân Thuận và thị trấn Thuận Nam thuộc huyện Hàm Thuận Nam. Riêng phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt núi Tà Cú có diện tích khoảng 1.700ha.
+ Du lịch sinh thái Đức Linh: Đức Linh là một huyện xem như cuối cùng của tỉnh Bình
Thuận, 3 mặt của huyện lại tiếp giáp 3 vùng đất khác nhau là cực Đông, cực Nam Trung
bộ và Cao Nguyên nên chẳng những chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đa dạng mà
Đức Linh còn có một địa hình phong phú. Chẳng hạn như Đức Linh có đủ sông – hồ; đồi
– núi; thác – ghềnh; rừng – ruộng…với những cảnh quan và không gian rất đẹp và đặc
trưng.
Với đặc thù về khí hậu và địa hình của mình, ngoài hệ thống thác, Đức Linh còn có nhiều
tiềm năng đặc trưng khác có thể dành cho phát triển du lịch. Trong đó đáng kể nhất là hồ
Trà Tân. Rộng hơn 228 ha, hồ Trà Tân còn nổi tiếng là một hồ thiên nhiên với rất nhiều
chủng loại thủy sản phong phú. Cá ở hồ Trà Tân vừa nhiều lại vừa đa dạng với những
loại rất quý. Hơn nữa, hồ lại có địa thế rất thơ mộng là nằm giữa một khu rừng nguyên
sinh và hạ lưu của khu vực thác Trượt nên tạo thành một thắng cảnh rất hấp dẫn.
Một lợi thế khác nữa của Đức Linh chính là những vườn cây ăn trái luôn xanh tốt quanh
năm. Dù thuộc tỉnh Bình Thuận vốn khô cằn về đất trồng trọt nhưng lại may mắn kề bên
khu vực Đông Nam bộ trù phú nên điều kiện thổ nhưỡng của Đức Linh hết sức thuận lợi
cho phát triển các loại cây ăn trái. Đến Đức Linh không ai không biết những vườn cây ăn
trái tại Rô Mô rộng hàng chục hécta.
+Khu du lịch sinh thái Đồi Sứ:

Vị trí: Khu du lịch sinh thái Đồi sứ thuộc thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm
Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Đặc điểm: Không khí trong lành, đượm nét hoang sơ, tinh khiết của núi, rừng, biển thích
hợp với mọi lứa tuổi. Đây là khu du lịch sinh thái đầu tiên được xây dựng theo quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch của huyện Hàm Thuận Nam . Nằm ở một góc của tam giác TP
Hồ Chí Minh - khu công nghiệp Bình Dương - Hàm Thuận Nam . Đồi Sứ rất thuận tiện
cho kỳ nghỉ cuối tuần. Khu du lịch có tổng diện tích 14ha, trong đó khoảng 10ha là rừng
phi lao, những đồi cát, một con đường xây bằng gạch chạy trên đồi cát được gọi là Tiểu
Vạn Lý Trường Thành nhằm tạo cảnh quan sinh thái, khuôn viên còn lại xây dựng cơ sở
hạ tầng có diện tích 8.000m². Hiện tại, Ðồi Sứ có 6 phòng Deluxe, 24 Bungalow và 10
phòng Standard được trang bị đủ tiện nghi. Ðặc biệt trong tổng số 24 Bungalow có 10
Bungalow làm bằng gỗ theo kiểu nhà sàn của dân tộc Mường – Việt Nam . Ngoài ra, khu
du lịch còn có một khu vườn bảo tồn rộng 3.000m² nuôi các loại thú như hươu sao, nhiều
loại chim, gà tây, ngỗng, thỏ và nhiều loại cây ăn trái như nhãn, xoài, chuối. Có thể nói,
Đồi Sứ đã đánh thức tiềm năng vùng đồi cát hoang vu, tinh khiết thấp thoáng sau cánh
rừng phi lao thơ mộng.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
* Tài nguyên du lịch gắn với hệ thống di tích lịch sử- văn hoá:
Di tích lịch sử trường Dục Thanh: đây là trường tư thục đầu tiên được xây dựng ở
Trung Kỳ. Trường do 2 ông là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh, là con của nhà tri
thức yêu nước Nguyễn Thông sáng lập năm 1907. Từ cuối năm 1910 đến đầu năm
1911,thầy giáo Nguyễn Tất Thành (tức chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dạy học ở đây trước khi
ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trường hiện còn nhiều di tích gắn liền với thời gian
Bác Hồ lưu lại Phan Thiết như: Một bộ trường kỷ, một bộ ván, chiếc án thư, một chiếc tủ
đứng, tráp văn thư, nghiên mài mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay…trường đã được Bộ
Văn hoá Thông tin quyết định công nhận là di tích văn hoá lịch sử ngày 12/02/1996. Chi
nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bình Thuận khởi công xây dựng năm 1983, khánh thành
ngày 17/05/1986. Bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật hình ảnh liên quan đến cuộc
đời hoạt động Cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện quần thể di tích bảo tàng này
là rất thu hút khách khi đến Phan Thiết.

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình An: Đình Bình An (Miếu Bình Thạnh) do nhân
dân làng Bình An xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đến năm Tự Đức thứ 13 (Nhâm Thìn
1832) đình làng mới xây dựng lại kiến cố và giữ nguyên đến ngày nay. Hiện nay Đình
Bình An thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cách thành phố Phan
Thiết khoảng 110km về hướng Đông Bắc. Để xây dựng đình làng vững chãi và có vị trí
tốt, theo quan niệm phong thủy xưa , các nhà địa lý dân gian đã tìm được cuộc đất tốt, nơi
địa hình có dáng hình “Phượng Hoàng ẩm thủy” (chim phượng hoàng uống nước) lưng
dựa vào động cát, mặt trông ra hướng biển và cách biển chừng 60m. Để xây dựng đình
làng vững chãi và có vị trí tốt, theo quan niệm phong thủy xưa , các nhà địa lý dân gian
đã tìm được cuộc đất tốt, nơi địa hình có dáng hình “Phượng Hoàng ẩm thủy” (chim
phượng hoàng uống nước) lưng dựa vào động cát, mặt trông ra hướng biển và cách biển
chừng 60m. Đến nay Đình Bình An là ngôi đình lớn và đẹp, tiêu biểu cho lối kiến trúc
nghệ thuật dân gian ở Bình Thuận. Đình Bình An đã được Nhà nước xếp hạng di tích
kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia 1996.
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Đức Nghĩa: Đình làng Đức nghĩa được xây
dựng vào những thập niên đầu thế kỷ XIX ở vị trí gần Đình làng Đức Thắng, vì những lý
do khách quan về phong thổ địa lý nên dân làngdời đình lên động cát làng Thành Đức,
sau khi sáp nhập làng Thành Đức với Vạn Nam Nghĩa nên mới có tên là Đức Nghĩa.
Đình xây dựng trên động cát cao, phía trước có ao sen lớn. Đình làng Đức Nghĩa có dạng
kiến trúc giống như Đình làng Đức thắng, cổ lầu là nơi tập trung phần trang trí nghệ thuật
đặc sắc nhất trong tổng thể đình làng. Ở đây nghệ nhân xưa đã dùng nghệ thuật ghép
mảnh sứ, sành để tạo nên hình tượng “Tứ Linh” , những phần dưới của mái hạ, các bờ
nóc, bờ quyết cũng được trang trí nghệ thuật làm ngôi đình vừa cổ kính vừa trang
nghiêm. Nội dung thờ phụng bên trong như một kho tàng lưu trữ hàng trăm hiện vật quý
như hoành phi, liên đối, khám thờ đã được chạm trổ công phu và được lưu truyền qua
nhiều thế hệ đến ngày nay. Đình làng Đức Nghĩa còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán
Nôm, trong đó có đề cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử văn đầu thế kỷ XIX nguồn
gốc dân cư ở làng quan trọng nhất trong số đó có 13 sắc phong của các đời vua Triều
Nguyễn ban tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác, kể cả nữ Thần Thiên
YAna Diễn Ngọc Phi của người Chăm. Các nghi thức cúng tế chính ở đình làng vào dịp

tế Xuân từ 14-16 tháng giêng Âm lịch và tế Thu từ 14-16 tháng 8 âm lịch. Đình làng Đức
Nghĩa đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1991, là
một trong những ngôi đình cổ trong danh sách các ngôi đình cổ ở Việt nam.
Di tích lịch sử Vạn Thuỷ Tú: Vạn Thủy Tú được ngư dân Thủy Tú thiết lập bắt đầu
vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca
bố trí theo hình chữ Tam , mặt chính quay ra hướng Ðông. Hiện nay Vạn Thủy Tú tọa lạc
trên đường Ngư Ông, phường Ðức Thắng, thành phố Phan Thiết. Chức năng của đình
làng thường xây dựng để thờ Thành Hoàng làng và đình làng thường đi liền với các làng
mạc nông nghiệp, còn Vạn, Dinh lại thờ cá Ông (cá Voi) và thường được xây dựng ngay
sát bờ biển của các làng Ngư. Thờ cá Ông, mà theo họ đó là vị Thần thường cứu giúp ngư
dân mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thần thủy chung với ngư dân nên được ngư dân kính
yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín
ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục
và truyền thống của ngư dân. Vạn Thủy Tú từ ngày xưa dựng xong đến nay đã chứa gần
100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh,
Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân làm nghề biển coi như Thủy
tổ nghề biển. Do nhu cầu nghiên cứu, tham quan của các nhà nghiên cứu, của du khách
và để bảo tồn bộ xương cá Voi xưa nhất, lớn nhất ở Vạn Thủy Tú, hiện nay ở đây đang
xúc tiến việc xây dựng một dãy nhà trưng bày và bảo quản, gắn với việc trùng tu tôn tạo
lại các hạng mục của di tích.
Nhóm đền tháp Chăm
Pôshanư: tọa lạc trên đồi Bà Nài
thuộc xã Phú Hải về phía Đông -
Bắc cách thành phố Phan Thiết
chứng 7km được người Chăm
xây dựng từ những cuối thế kỷ
VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong
cách kiến trúc nghệ thuật Hoà
Lai - một trong những phong
cách nghệ thuật cổ của Vương

quốc Chămpa, mà hiện nay
những ngôi tháp này còn lại rất ít như một số phế tích ở khu thánh điạ Mỹ Sơn, còn lại
nhóm Hoà lai (Phan Rang) nhóm Pôdam (Tuy Phong – Bình Thuận) và tương đối nguyên
vẹn là nhóm đền tháp Pôshanư. Nội dung của việc xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn
lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn độ giáo được người Chăm
sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ Linga-Yôni bằng đá hiện còn lưu giữ tại tháp
chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn
giản để thờ công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua ParaChanh được nhân dân yếu
quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Những cuộc khai
quật khảo cổ học từ 1992-1995 đã phát hiện nhiền nền móng của những ngôi đền bị sụp
đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng
các đền tháp có niên đại từ thế kỷ XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư. So với những
tháp Chăm khác, đến nay di tích này hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng
lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của
họ. Một điều khá lý thú nữa là đối với ngư dân
những vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến
đây cầu xin cho những chuyến đi biển được
bình yên. Di tích này đã được Nhà nước xếp
hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm
1991.
Hải Ðăng Khe Gà: gà được xây dựng trên đỉnh đảo Khe gà, đảo có diện tích 5 ha ở
vùng biển xã Tân Thành, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận
Nam, cách Phan Thiết khoảng 30 km về phía Ðông Nam.
Hải Ðăng Khe gà do một người Pháp tên là Chnavat kỹ sư thiết kế, xây dựng để hướng
dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến cuối năm 1898 mới khánh
thành, đến nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải Ðăng khắc
số 1899. Hải Ðăng Khe gà chính thức hoạt dộng năm 1900. Trong lịch sử hàng hải ở khu
vực này, các thế hệ trước có rất nhiều thuyền buôn qua lại bị đắm do không xác định
được toạ độ, vị trí. Bởi Mũi Khe gà dược coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển
từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngoài ngọn Hải Ðăng còn có một căn nhà lớn hình vuông

mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là
giếng Tiên. Từ dưới mép nước biển đến Hải Ðăng hàng chục bậc tam cấp. Hai hàng hoa
sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân Hải Ðăng do người Pháp trông từ cuối thế kỷ trước
đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến
đỉnh Hải Ðăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn, tất cả đều được đưa từ
Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh, máy phát điện. Hiện nay hòn đảo Khe gà và ngọn
Hải Ðăng đã và đang trở thành điểm du llịch hấp dẫn với du khách. Bởi Hải Ðăng Khe gà
vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.
Nhóm đền tháp Chăm PôÐam (PôTằm): Nhóm đền tháp Chăm PôÐam (PôTằm) tọa
lạc dưới chân núi có tên là núi Ông Xiêm thuộc địa phận xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong,
tỉnh Bình Thuận nằm về hướng Tây Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km.
Tương tự như nhóm tháp Pôshanư cả về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc, và có
niên đại nửa cuối thể kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa
Lai, một phong cách kiến trúc cổ trong lịch sử kiến trúc của Vương quốc Chămpa. Nhóm
đền tháp PôÐam bao gồm 6 tháp, hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn hình
dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn lại phần đế. Các tháp trong nhóm chia thành
hai khu riêng biệt mỗi khu 3 tháp theo hai trục song song. Thông thường các tháp Chăm
đều xây cửa chính trổ về hướng Ðông như một nguyên tắc bắt buộc, nhưng 6 tháp trong
nhóm PôÐam tất cả các cửa chính đều quay về hướng Nam, trong lòng hẹp hơn, dài hơn.
Ðây là trường hợp ngoại lệ đặc biệt không tuân thủ nguyên tắc cũ do có nhiều nguyên
nhân về địa lý và tôn giao mà đến nay chưa có sự phân tích, giải nghĩa nào rõ ràng. Ðiều
đặc biệt khác là cả 6 tháp trong nhóm PôÐam đều nhỏ và thấp hơn các tháp Chăm khác.
Tháp cao nhất khoảng 7 - 8m, mỗi cạnh đáy khoảng 3 - 3,50m. Tháp PôÐam là nơi thực
hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân
cận. Hiện những dòng tộc là hậu duệ của Vua còn lưu giữ 8 sắc phong do các Vua Triều
Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Ðịnh phong tặng Vua PôÐam, chúng được cất giữ đặc
biệt như báu vật của dòng tộc và trách nhiệm của hậu duệ Vua. Nhóm đền tháp PôÐam
đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996 .
Chùa Bà Đức Sanh : với tín ngưỡng thờ Mẫu Cái tên Đức Sanh hay Chùa Bà Đức
Sanh gắn liền với đời sống tinh thần trong lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng của người dân

Bình Thuận từ trước tới nay. Đức Sanh tự có nghĩa là nơi thờ Mẹ sanh, Mẹ dưỡng, Mẹ
độ. Xưa kia, Đức Sanh tự tọa lạc trên một khoảng đất rộng khoảng 4.000m2, xung quanh
là biển cả, rừng núi, ao đầm rất tĩnh mịch và hoang sơ. Ngày nay, thay vào cảnh hoang sơ
ấy là phố phường sầm uất, nhộn nhịp. Chùa Bà Đức Sanh hiện nay thuộc khu phố 1,
phường Đức Thắng, Tp.Phan Thiết. Chùa nằm ở vị trí cách trung tâm thành phố Phan
Thiết khoảng 1km về hướng tây nam. Chùa Bà Đức Sanh là di tích kiến trúc nghệ thuật
dân gian được xây dựng vào nửa sau thế kỷ XIX ở Phan Thiết. Đây là nơi thờ Mẫu - một
loại hình tín ngưỡng dân gian truyền thống. Thực ra đây là một ngôi đền thiêng để thờ
các vị nữ thần phù hộ cho việc mang thai, sinh đẻ và nuôi con của giới nữ. Từ khi tạo lập
cho tới nay, chùa Bà Đức Sanh đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
thuộc các lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng của người dân Phan Thiết và các tỉnh lân cận, đặc
biệt là đối với người phụ nữ. Với thiên chức duy trì nòi giống, mang thai, sinh nở, nuôi
con khỏe mạnh… Nhưng thực tế trong cuộc sống đời thường, có rất nhiều phụ nữ bất
hạnh vì không thực hiện được thiên chức đó. Chùa Bà Đức Sanh là nơi duy nhất ở Phan
Thiết để các phụ nữ gởi gắm niềm tin, mong mỏi nhận được sự che chở, bao bọc và trợ
giúp để họ thực hiện được thiên chức của mình.Trong thực tế nhiều phụ nữ hiếm muộn
sinh đẻ hoặc nuôi con khó đều tìm đến chùa và họ đã được toại nguyện, nhận được sự
linh hiển và trợ giúp của các vị nữ thần. Đó là giá trị về mặt tâm linh, mang đậm nét đẹp
văn hóa dân gian và tính nhân văn mà chùa Bà Đức Sanh có được.
Chùa Cổ Thạch:
Vị trí: Chùa Cổ Thạch (Chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong,
tỉnh Bình Thuận, trên ngọn núi cao 64m, kề bên bãi biển Cà Dược. Chùa cách Tp. Phan
Thiết 105km về hướng bắc.
Đặc điểm: Chùa Hang được dựng trong hang đá lớn đã có từ hơn 100 năm nay,
bên cạnh những bãi đá bảy màu tuyệt đẹp. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ do Thiền
sư Bảo Tạng khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ 19. Về sau chùa được xây dựng lại khang
trang với tên gọi chùa Cổ Thạch. Sau đó chùa lại nhập với chùa Bình Phước và được
trùng tu mở rộng. Chùa được trùng tu nhiều lần từ 1956 đến 1964. Đứng trên chùa Hang,
du khách có thể phóng xa tầm mắt chiêm ngưỡng cả vùng bãi biển mênh mông xanh biếc
với rất nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều hình thù đẹp mắt. Cách chùa

Hang không xa là Hang Gió. Từ đây nhìn ra biển, bạn có thể thấy được bãi Cà Dược, bãi
sỏi bảy màu (những viên sỏi trơn nhẵn có nhiều màu sắc khác nhau: từ trắng muốt, đen
tuyền, xanh, vàng nhạt đến xám, nâu, rồi tím sẫm) uốn cong theo bờ biển xanh. Một làng
du lịch Cổ Thạch mới được dựng lên với nhiều ngôi nhà xinh xắn theo kiểu nhà sàn để
đón du khách về viếng chùa và thưởng ngoạn thắng cảnh.
* Tài nguyên du lịch gắn với các loại hình lễ hội:
Lễ cầu an của người Hoa, Tày, Nùng xã Sông Lũy: Truyền kỳ Bà Đá Tưng bừng
Lễ hội Katê (Tết Ông chủ) của người Chăm : Hàng năm cứ đến đầu tháng 7 Chăm lịch
(nhằm rằm tháng 9 âm lịch), bà con dân tộc Chăm theo đạo Bà la môn ở Ma Lâm- Hàm
Thuận Bắc đón mừng lễ hội Katê Pô Tầm.
Lễ nhập Kút của người Chăm Bàlamôn: Người chăm ở Bình Thuận gồm có hai
tôn giáo chính đó là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Bàni.
Người Chăm theo đạo Bàni khi chết xác được đem chôn tại khu nghĩa địa gọi là Ghur.
Người Chăm theo đạo Bàlamôn khi chết xác được đem đi hỏa táng, sau đó lấy 9 miếng
xương trán đối với nữ và 7 miếng xương trán đối với nam bỏ vào trong một cái hộp gọi là
Klong và đựng trong cái giỏ đan bằng mây (Chiêt) treo trong nhà cho đến lúc nào trong
dòng họ có điều kiện về kinh tế và có đủ klong nam và nữ của người chết tốt thì tiến hành
làm lễ nhập kút. Lễ nhập kút có nhiều nghi lễ nhỏ, phức tạp và thường tiến hành trong hai
ngày thứ ba và thứ tư của các tháng 3, 4, 6, 8,10, 11 lịch Chăm.
Sắc màu lễ hội Ramưwan: Ramưwan là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong
hệ thống lễ hội của người Chăm Bàni.
Lễ hội văn hóa Dinh Thầy Thím(Thị xã La Gi): hàng năm định kỳ vào các ngày
14 – 15 – 16 tháng 9 âm lịch, xã Tân Tiến – La Gi lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Dinh
Thầy Thím. Lễ hội này mang đậm ý nghĩa văn hóa dân gian, thể hiện đời sống tâm linh
nhằm tưởng nhớ công đức của Thầy Thím lúc sinh thời. Qua đó cầu mong cho mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội thu…Diễn ra liên tục trong 3 ngày ( 4 – 6/11 dương lịch), “Lễ hội
văn hóa Dinh Thầy Thím thị xã La Gi năm 2006” sẽ được tiến hành với nhiều hoạt động
phong phú. Ngoài nội dung phần lễ và phần hội di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím,
thị xã La Gi còn bổ sung thêm các hoạt động: văn nghệ, thể dục thể thao, hội chợ ẩm
thực, giới thiệu danh lam thắng cảnh… Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa ở Phan Thiết:

Đây là lễ hội có truyền thống lâu đời của người Việt gốc Hoa tại Phan Thiết, được tổ
chức hai năm một lần vào các năm chẵn. Nhiều người lầm tưởng hoạt động này giống
như lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ (TP.HCM), nhưng thật ra đây là lễ hội thờ cúng Quan
Công. Một số lễ trong Lễ hội nghinh Ông ở Phan Thiết: Lễ “Chiêu vong linh Tiền
Hiền”;Lễ “ Phóng đăng”;Lễ “ Phóng sanh”; Lễ “Khai kinh”;Lễ “Yết Quan Thánh, Cáo
Tiền Hiền"…
Điểm nhấn quan trọng nhất của lễ hội chính là cuộc trình diễn trên đường phố theo
hình thức Carnaval “thỉnh Ông xuất du” với đoàn diễu hành khoảng 800 người với cờ
hội, kiệu rước, xe hoa, trống nhạc, phèn la… diễu hành khắp các đường phố Phan Thiết
cùng sự tham gia của hàng trăm ngàn người dân và du khách. Với lễ hội Nghinh Ông lần
này, tỉnh Bình Thuận muốn quảng bá hơn nữa hình ảnh du lịch của tỉnh như điểm đến của
một địa phương không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn mà còn có nền văn hoá đa
dạng và đậm bản sắc của nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống trên vùng đất này
Lễ hội cầu ngư: Cứ vào vụ cá nam ngư dân vùng biển Tuy Phong lại tổ chức lễ
hội cầu ngư để tưởng nhớ vị thần của biển cả – Nam Hải Thần Tộc Ngọc Lân, cầu
nguyện cho ngư dân ra khơi gặp nhiều may mắn đánh bắt được nhiều tôm, cá. Tín
ngưỡng tôn thờ thầy Nại ở đảo Phú Quý: Do đặc điểm môi trường sinh sống giữa chốn
hải đảo xa xôi, cách trở và môi trường làm ăn luôn đối mặt với sóng gió hiểm nguy nên
người dân Phú Quý có một đời sống tâm linh, tín ngưỡng vô cùng phong phú. Họ luôn tin
tưởng vào sự bảo bọc chở che của các vị thần hiển linh như: ông Nam Hải (cá voi), bà
Chúa Xứ, thầy Nại…
Lễ Cầu an của người Nùng-Sông Mao: Người Nùng ở xã Hải Ninh, huyện Bắc
Bình là được di cư từ Quảng Ninh vào Sông Mao năm 1954. dù hòa nhập vào cộng đồng
người Việt nhưng họ vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống riêng như ngôn ngữ, nhân
sinh quan và sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của văn hóa Trung Hoa. Hơn 50 năm qua, từ
khi đến Sông Mao sinh sống người Nùng đã tổ chức 3 lần lễ Cầu an vào các năm 1974,
1992 và 2004 theo tục lệ 12 năm tổ chức lễ Cầu an một lần.
Lễ hội Mbang katê: là lễ hội quan trong và có quy mô lớn nhất của ngưoi Chăm
theo đạo Bàlamôn, tổ chức vào tháng 8- 9 âm lịch tại các lăng tẩm, đen miếu và các gia
đình đồng bào Chăm ở Bình Thuận.

Lễ hội đua thuyền truyền thống Bình Thuận: Theo sách lược ghi và sự phân tích
của các nhà nghiên cứu, thì Đua ghe xuất xứ từ loại hình nghệ thuật nghi thức lễ Chèo Bả
trạo - một loại hình văn hóa được hình thành trên sự kết hợp giữa tín ngưỡng thờ cá voi
(còn gọi là cá Ông) đã có từ xa xưa của các dân tộc người ở vùng biển Đông Nam Á
(trong đó có người Chăm) và tín ngưỡng thờ “thần đất, thần sông” của cư dân lúa nước
đồng bằng Bắc bộ trong quá trình di dân của người Việt từ phương Bắc xuống. Với nghi
thức lễ xếp thành đội chèo làm hình chiếc ghe, vừa chèo, vừa hát xướng, nội dung hát
xướng là lời khấn nguyện cầu mong Ông ban cho quốc thái, dân an, thuận buồm xuôi gió,
mùa màng làng vạn no ấm, hạnh phúc… Xong phần lễ (làm chay), đội Chèo Bả trạo tham
gia vào phần Hội (Bội) với tư cách là một trợ diễn
- xướng dân gian diễn tả cảnh lao động của bà con
ngư dân trên biển, cũng như cảnh sinh hoạt của
làng vạn, mối quan hệ nghĩa tình của cộng đồng
dân cư. Ví như một đoạn diễn kéo neo của đội
chèo Bả trạo ở phường Mũi Né.Và nội dung này
càng về sau càng biến đổi phù hợp với hiện thực
cuộc sống, từ đó, đua ghe đă bước vào đời sống
con người và trở thành ngày Hội không thể thiếu
được của cộng đồng dân cư làng vạn theo biển
miền Trung từ Châu Ô rồi Ngũ Quảng (Quảng
Bình) vào Bình Thuận hơn ba thế kỷ qua. Lễ hội
cầu Ngư, chèo Bả trạo, hát Bội và đặc biệt là ngày
hội Đua thuyền đă trở thành máu thịt của người
Phan Thiết, một di sản văn hóa truyền thống của cha ông lưu lại và ngày càng được trân
trọng giữ gìn và phát huy. Hàng năm, Hội Đua thuyền được tổ chức vào chiều Mùng 2 -
Tết Nguyên đán trên dòng sông Cà Ty. Một nhánh của thượng nguồn Sông Cái đổ về cửa
Cồn Chà (Cảng Phan Thiết), nằm trong Trung tâm Tp. Phan Thiết ngày nay, thể hiện sự
hiền lành, mang lẫn nét mộc mạc, chân chất, ấm áp nghĩa tình, đă đem dòng sữa của mình
nuôi sống cả một vùng châu thổ, từ thượng nguồn xuống hạ lưu – cùng với hơn 4 vạn
người dân Phan Thiết và các vùng lân cận về tham dự. Có thể nói, ngày Tết ở Phan Thiết

mà không tổ chức đua thuyền coi như không có Tết.
Lễ hội Cầu mưa
Tương truyền rằng, đây là vị quan Thượng thư được Vua Chăm giao trông coi
việc “Quốc nông”. Ngài còn được đồng bào Chăm tôn sùng và ngưỡng mộ bởi có công
khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước. Vì vậy, lễ hội cầu mưa hay còn
gọi là lễ cầu an nhà nông được tổ chức vào đầu tháng Giêng theo lịch của người Chăm
(tức tháng 5 âm lịch), cứ 5 năm mới được tổ chức một lần, là để tôn kính vị Thần này.
*Tài nguyên du lịch gắn với làng nghề truyền thống: Các làng nghề truyền thống ở
Bình Thuận đa dạng và phong phú. Nổi bật nhất là chạm gỗ, gốm và đồ thủ công mỹ
nghệ.
Nghề chạm khắc gỗ, đan mây tre đang phát triển ở Bình Thuận. Làng nghề mây tre lá
Thái Thạch Phú ở Ðức Linh tạo nhiều sản phẩm mỹ nghệ như khung kính, hộp bình, giỏ
hoa từ nguồn lá bèo, dây chuối sứ, cộng lục bình khô, nhận hợp đồng thường xuyên với
nhiều công ty kinh doanh.
Làng nghề Trúc Mai ở Hàm Tân tạo sản phẩm mỹ nghệ bằng bẹ chuối khô với những
sản phẩm như mâm đựng ngũ quả, ghế ngồi, nệm lưng, giỏ xách kiểu mới…
Làng nghề đan cót, xà bớ, nong nia ở Ðồng Kho- Tánh Linh. Làng nghề đan giỏ cá
khô, cá hấp, thúng, chai ở cửa biển Cồn Chà, Phan Thiết. Làng nghề Chăm truyền thống
tập trung ở huyện Bắc Bình; với cách nung gốm thủ công ngoài trời của nghệ nhân gốm
Chăm đơn giản mà giàu sáng tạo; không xây lò, đun than, quạt gió mà sản phẩm vẫn chín
đều, không vỡ, không nứt, hiệu quả cao.
Làng nghề bánh tráng ở Hàm Nhơn - Hàm
Thuận Bắc sản phẩm ra lò từ gạo tẻ xay thành
bột mịn pha lỏng vừa phải, dùng gáo dừa múc
đổ lên khung vải hình tròn căng trên nồi nước
sôi. Bột mịn trải đều thành một lớp mỏng, nghệ
nhân dùng đũa tre dài tách khỏi mặt vải đặt lên khung tre đem phơi khô. Bánh tráng là
món ăn rất thích hợp khẩu vị với người tiêu dùng.
Nước mắm Phan Thiết là một thương hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá
ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam. Nước

mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong
nước. Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809).
Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài.
*Tài nguyên du lịch gắn với các đối tượng kinh tế, văn hoá, thể thao và các hoạt
động có tính sự kiện:
Câu lạc bộ golf
-Câu lạc bộ golf Ocean Dunes nằm bên bờ biển, trong thành phố biển yên tĩnh
Phan Thiết, Bình Thuận.
Nằm giữa các đụn cát dọc bờ biển Đông, câu lạc bộ golf là điểm nghỉ ngơi lý
tưởng. Mặt trời tỏa sáng, đồi cát lộng gió và gió biển tạo cho sân golf trở thành một
trong những sân golf lý tưởng nhất trong khu vực
-Sea Links Phan Thiết - Việt Nam là sân golf 18 lỗ duy nhất tại Việt Nam có vị trí
tuệyt đẹp nằm dọc theo bờ biển Phan Thiết – Mũi Né, cách trung tâm thành phố 10 km về
hướng Đông Bắc và nằm giữa những quấn thể danh lam , thắng cảnh nổi tiếng như : Lầu
Ông Hoàng, Tháp Chăm Pôshanư, Đá Ông Địa, Hàm Tiến, Hòn Rơm … Sân golf được
chơi trên một đồi cát trắng rộng 134 hecta, ở độ cao trung bình 60 m so với mặt nước
biển. Ở bất kỳ vị trí nào trên sân golf, chúng ta đều có thể nhìn thấy được sự bao la của
biển Đông; sự ngút ngàn của những đồi cát trắng … Hơn nữa là sự vi vu của gió và nắng
ấm.
* Các dịch vụ gồm có :
- Sân golf 18 lỗ đạt tiêu chuẩn
quốc tế và đầy thử thách.
- Nhà hội quán đầy đủ tiện ích, vời
3 hướng nhìn ra biển Đông.
- Sân tập bóng rộng và thuận lợi.
- Khách sạn 5 sao có lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng.
- 245 biệt thự cao cấp, sang trọng với 3 hướng nhìn ra biển Phan Thiềt – Mũi Né.
- 2 hồ bơi lớn, rộng khoảng 0,5 hecta.
Sân golf có tổng chiều dài đường bóng lăn hơn 7.500 yards trên nhiều địa hình
đồi dốc khác nhau, với điểm chuẩn 72 cà 5 loại tees đầy thử thách, thích hợp cho mọi

trình độ của người chơi golf. Sân golf còn có một sân tập đánh trên thảm cỏ mềm dài 330
yard, rộng hơn 3 hecta đầy tiện ích và thú vị.
Ngồi xe Jeep leo đồi cát Bình Thuận :Nhờ du lịch vùng đất Hàm Tiến, Bình
Thuận đầy cát, sóng và gió đã thay đổi từng ngày. Tại đây, đã xuất hiện những hình thức
kinh doanh du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Tuyến đường Phan Thiết - Hòn Rơm đã
được trải nhựa láng bon. Cát từ trên những đồi cao đã bị chặn đứng không thể tràn xuống
đường được nữa. Một bên đường dọc theo bờ biển cát trắng có chừng 50 khu du lịch nghỉ
dưỡng sinh thái biển khang trang xinh đẹp. Có thể kể một số tên quen thuộc: Victoria,
Phú Hải, Biển Xanh, Coco Beach, Sài Gòn Mũi Né, Swiss Village, Siva, Malibu, The
Beach, Biển Dừa, v.v Phía đường bên kia là những cửa hàng dịch vụ phục vụ du khách
trong và ngoài nước đến nghỉ tại những khu du lịch đó.
Du lịch cưỡi bò: Bãi biển Mũi Né, Bình Thuận ngoài khung cảnh tuyệt đẹp,
những khu resort thơ mộng và xinh xắn còn có thêm một thú vui mới lạ và rất hấp dẫn
các du khách nhí, đó là cưỡi bò. Những chú bò hiền lành xưa chỉ biết kéo xe, nay được
làm du lịch. Do lạ nên rất đông khách du lịch, cả người lớn, trẻ em, khách nước ngoài
muốn thử cưỡi bò. Theo BQL bãi biển Mũi Né, mỗi ngày mỗi chú bò "phục vụ" hàng
chục lượt khách.
City tour bằng xích lô: trung tâm Điều hành du lịch Bình Thuận đầu tư mới hơn
30 chiếc xích lô chuyên chở khách du lịch và được du khách nước ngoài rất thích khi đi
tham quan các điểm trong thành phố Phan Thiết.
Tour đi xuồng máy tham quan vùng quê: Tham gia tour này, xe sẽ đón khách tại
khách sạn, đưa đến làng mắm Phú Hải để du khách tham quan nhà thùng, tìm hiểu nghề
làm nước mắm lâu đời và có thể mua nước mắm chính gốc tại đây. Sau đó lên thuyền
máy đi dọc sông Phú Hải, đến xã Hàm Nhơn, khách lên bờ đi dọc đường làng quê, ghé
thăm ngôi nhà xưa nhất làng, thưởng thức các loại trái cây như: dừa, thanh long, tham
quan lò làm bánh tráng,…
Khu du lịch Suối Dứa : Không sôi nổi như những nơi du lịch ven biển, nhưng lại
sâu lắng trong một không gian yên tĩnh thoáng mát, với nhiều loại hình vui chơi giải trí
phong phú, hấp dẫn. Sau khi du khách đi thăm quan du lịch hoặc tắm biển ở ngảnh Tam
Tân, Đồi Dương, ghé chợ cá Lagi chọn mua hàng hải sản, sau đó có thể ghé về khu vui

chơi giải trí Suối Dứa (xã Tân Thiện, huyện Hàm Tân).
Khu du lịch núi Tà Cú
Quần thể thắng tích núi Tà Cú nằm cách thành
phố Phan Thiết khoảng 30 km về hướng đông
nam. Giữa lưng chừng núi, ở độ cao 475 mét là
chùa núi Tà Cú (Long Sơn Trường Thọ) do tổ sư
Trần Hữu Đức xây dựng vào cuối thế kỷ XIX.
Đây là một khu rừng nguyên sinh với môi trường
thiên nhiên hoang sơ. Trước đây, để lên đến chùa khách phải mất mấy tiếng đồng hồ đi
bộ theo các bậc tam cấp ngoằn ngoèo mới đến nơi. Bây giờ, chỉ mất chưa đến 10 phút
ngồi trong cabin của hệ thống cáp treo, bạn sẽ được đưa lên núi ở độ cao 500m. Tại "ga
đến" bạn còn phải đi bộ thêm khoảng 1 km nữa mới tới chùa để chiêm ngưỡng pho tượng
Phật nằm lớn nhất Việt Nam.
* Danh lam thắng cảnh
Mũi Né
Vị trí: Mũi Né thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp.
Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Tp.
Phan Thiết 22km về hướng đông bắc. Mũi Né được
nối liền với thành phố biển này bởi con đường
Nguyễn Đình Chiểu - huyết lộ duy nhất này được
coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình
Thuận.
Đặc điểm: Mũi Né - nàng công chúa ngủ trong rừng. Địa danh Mũi Né đồng nghĩa với
hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam.
Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ mênh mông như sa mạc nằm rất xa
đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài
nghèo ẩn mình dưới bóng dừa râm mát, bỗng chỉ
trong vài năm gần đây Mũi Né đã mọc lên hàng
trăm khu resort. Theo ước tính, Mũi Né chiếm hơn
70% số lượng resort của Việt Nam và nghiễm nhiên

trở thành "thủ đô resort"
Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng,
chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp
săn bắn, câu cá, chơi golf Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành
đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này
còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Dọc bãi cát
ven biển là các làng du lịch, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao, giải trí.
Hòn Bà : Điểm tham quan lý tưởng ở Bình Thuận: Hòn Bà là một ngọn núi nhô
lên mặt nước biển, cách bờ biển La Gi, huyện Hàm Tân khoảng 2km về hướng Đông,
cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về hướng Đông Nam. Từ đầu thế kỷ 18, người
Chămpa dựng tại đây ngôi đền thờ nữ thần Mẹ xứ sở Ponagar. Cũng từ đây, hòn núi đảo
này được gọi tên là hòn Bà. Hòn Bà được nhiều người biết đến, chẳng phải vì lý do duy
nhất là ngôi đền với lễ vía Bà theo tín ngưỡng, mà còn có đặc điểm cảnh quan giữa biển
rất hữu tình. Đây là một khung trời biển nước rất đẹp với sắc màu thay đổi theo từng thời
điểm trong ngày, theo mùa Hòn Bà vừa trơ trọi trong mênh mông, sóng nước dáng vẻ
cô đơn, nhưng trữ tình bởi rặng dương liễu bên bờ, lúc nào cũng im ắng, thướt tha như
người phụ nữ đoan trang, khép kín cõi lòng trước tạo vật.
Núi Tà Cú
Chùa nằm trên núi Tà Cú ở độ cao 475m, chưa tới đỉnh núi. Núi Tà Cú có nhiều cái
nhất: ngôi cổ tự (Linh Sơn Trương Thọ) lâu đời nhất Bình Thuận. Phía sau chánh điện là
tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn (tượng Phật nằm), lớn nhất Đông Nam Á, dài 49m,
cao 10m. Tượng Phật nằm nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m.Tượng Phật này
thuộc vào pho tượng Phật hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tác phẩm do kỹ sư
Trương Đình Ý chủ trì vào năm 1962. Cách Pho Tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm
Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều
cao khoảng 7m, với nét mặt hiền hòa đang nhìn bao quát thế gian như để sẳn sàng cứu
nhân độ thế. Sau lưng tượng phật
là rừng nguyên sinh, xanh ngát
bởi màu lá cây rậm rạp, che kín
tạo nên một tổng thể rừng quốc

gia thiên nhiên rộng 25.000ha.
Toàn thể cảnh chùa là một tổng
thể kiến trúc bao gồm: Cổng Tam
Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp
mộ, hang Tổ ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa. Ở đây không khí trong
lành, mát lạnh, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh mát hấp dẫn trong mùa hè.
Chùa Núi nổi tiếng cũng nhờ vào phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng.
Tháp nước Phan Thiết: Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp
nước được khởi công xây dựng vào cuôí năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do
kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có
những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được kiến trúc bằng
các mãnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp
nước
Đồi Dương là một bãi tắm đẹp ở Phan Thiết và đây cũng đã trở thành một địa
điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Tại đây, dọc bờ biển là hàng loạt các
quán cà phê dưới tán những cây phi lao. Ngồi nhâm nhi cà phê ở đây vào những buổi
chiều, người ta có cảm giác thoải mái với gió biển và không khí của biển.
Suối Tiên là một khe nước nhỏ ngay cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né,
thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là Bồng Lai Tiên Cảnh.
Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên dọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết
Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng.
Không gian tại đây đỏ rực bởi màu cát và nằm cách bãi biển không xa lắm. Có hàng
nghìn nhũ cát lô nhô chĩa thẳng lên trời như đỉnh tháp. Cát bị mưa gió bào mòn nên có
nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng cứng như đá. Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu
vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có
những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một
bàn chân.
Hòn Lao Câu
Vị trí: Hòn Lao Câu thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Đặc điểm: Cù Lao Câu hiện lên như một chiến hạm lớn xung quanh được bao bọc bởi

hàng vạn khối đá với màu sắc và hình thù khác nhau. Hòn Lao Câu là một đảo vắng, nằm
cách bờ biển khoảng 9km, với chiều dài trên 1.500m, nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao
nhất 7m. Trên đảo có hàng ngàn khối đá với hình thù rất độc đáo, xen kẽ là những thảm
cỏ xanh mượt. Nơi đây được qui hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển và là điểm du lịch
sinh thái biển rất hấp dẫn.
Hòn Rơm
Vị trí: Hòn Rơm thuộc địa phận phường Mũi Né, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách
trung tâm Tp. Phan Thiết 26km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Hòn Rơm - khi mùa khô đến, dưới cái nắng chói chang, cỏ dại trở nên vàng
úa, nhìn từ xa giống như những đống rơm khổng lồ.
Bờ biển sạch đẹp, nước biển trong xanh, êm ả lời ru của gió mơn man qua những rặng
dừa mát rượi, trĩu quả. Những đồi cát vàng, cát trắng nối tiếp nhau nhấp nhô, gợn sóng và
đồi cát thì biến dạng từng giờ Tất cả đã tạo nên vẻ hoang sơ quyến rũ du khách đến đây
để thưởng thức và khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của cát. Những nhà nghỉ làm bằng tre mới
mọc lên trên đồi cát ở Hòn Rơm với loại hình du lịch mới như trượt cát, tắm biển, đêm có
đốt lửa trại hoặc theo ghe kéo lưới, câu mực trên biển.
Khu du lịch Đá Nhảy
Khuôn viên khu du lịch Đá Nhảy cũng được
thiết kế dựa từ thế đá. Người ta đặt tên Đá
Nhảy bởi vì đá ở đây luôn luôn biến đổi từ
hình dáng đến màu sắc tùy thuộc sự lên
xuống của con nước, theo mùa. Thế đá với
những vũng, vịnh được tạo nên từ đá giúp
người thiết kế tận dụng lợi thế của nó ngăn
thành những hồ bơi mini với vách ngăn là
dáng đá. 2 bãi tắm đẹp như một vịnh nhỏ với cát mềm và vách đá bao quanh, bên cạnh là
một nhà hàng nổi trên biển.
Chỉ cách Phan Thiết khoảng 20 cây số, Đá Nhảy như một điểm nhấn nổi bật giữa vùng
đất đá khô cằn mà thiên nhiên ban tặng ở vùng biển du lịch Thuận Quý. Phục vụ cho nhu
cầu giải trí, tham quan, Đá Nhảy còn có các dịch vụ với giá hết sức bình dân mà bất cứ

du khách nào đến đây cũng có quyền hưởng thụ như: chơi tennis, bida, đi môtô nước,
ném phi tiêu… Phương châm của Đá Nhảy là phục vụ trước hết cho khách địa phương,
khách trong nước bởi người trong nước phải được quyền thưởng thức cảnh đẹp của đất
nước mình.
Khu nghỉ mát Novotel Ocean Dunes
Vị trí: Khu nghỉ mát Novotel Ocean Dunes nằm cuối đại lộ Nguyễn Tất Thành, sát trung
tâm Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Đặc điểm: Sự xuất hiện của khu nghỉ mát đồi cát ven biển Novotel đã biến một làng đánh
cá tại thành phố Phan Thiết trở thành một điểm du lịch hàng đầu, biến những đồi cát nơi
này thành những thảm cỏ mơn mởn. Khu nghỉ mát bao gồm 1 sân golf rộng 62ha và 1
khách sạn 4 sao bên cạnh (123 phòng). Sân golf Ocean Dunes được đưa vào sử dụng từ
ngày 14/3/1998, sân có 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế do Nick Faldo, nhà vô địch giải
Master 1996 thiết kế. Khu nghỉ mát có những hoạt động dưới nước như xe lội nước cao
tốc, lướt ván buồm Khách có thể bơi lội trên biển và trong hai hồ bơi của khách sạn. Ở
đây còn có Câu lạc bộ Ocean Dunes Golf và hai sân tenis. Khách sạn Novotel có quầy ăn
Robinson's Hut (túp lều của Robinson) với mái lá dân dã cạnh hồ bơi và nhà hàng
Seahorse (Cá ngựa) phục vụ những món ăn đặc sản địa phương. Bar A Cuda (quầy rượu
Cá Nhòng) được bài trí toàn hình cá rất đặc sắc.
*Ẩm thực:
Mực một nắng : là hải sản đặc biệt ngon ở
Phan thiết. Là một trong những hải sản tốt nhất của
Bình Thuận như cá mai, cá thu, cá nục, cá ngừ, cá
cơm, mực một nắng ở xứ này rất tươi và dày con.
Khi nướng lên có hương vị đặc biệt. Các nhà sản
xuất ở Bình Thuận đã làm ra loại mực một một
nắng mà du khách có thể về để trong tủ lạnh bảo quản và sử dụng trong 6 tháng nếu đúng
cách thức. Giá của một ký mực một nắng ở Phan Thiết khoảng 60.000 – 70.000 đồng.
Bánh căn
Nước mắm Phan Thiết : là một thương hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá
ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam.

Mỳ Quảng Phan Thiết
Gỏi cá (cá Suốt, cá Mai, cá Đục)
Bánh rế : Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang và đường nấu chảy
được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng
rế Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Bình Định
Bánh xèo Phan Thiết
Cốm hộc
Trái thanh long : Là một đặc sản Bình Thuận. Tại
vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng
đẹp lạ lùng.
3/Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
a- Mạng lưới giao thông vận tải
Đường bộ : Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện
nay, Bình Thuận có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng
hoàn toàn.
• Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km);
• Quốc lộ 55 đi Bà Rịa-Vũng Tàu
• Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi Huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng
khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng
cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của
nhân dân.
Đường sắt : Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và 11 ga, quan
trọng nhất là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, tỉnh sẻ xây mới ga Phan Thiết nhằm
phục vụ du lịch.
Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải
đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế.
Hiện tại cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào,
Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
Đường hàng không : Nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư

ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để xây dựng lại sân bay Phan
Thiết.
b- Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc đã được hiện đại, được nối mạng với hệ thống thông tin
quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ điện thoại di động, internet được sử dụng rộng rãi, đảm
bảo các yêu cầu của khách hàng. Số lượng máy điện thoại bình quân 4,59 máy/100 dân.
c-Hệ thống cung cấp điện nước: Có 3 nguồn điện chính:

×