Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

kinh nghiệm làm bài thi đại học môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.13 KB, 2 trang )

KINH NGHIỆM LÀM BÀI THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN
1. Với câu 2 điểm: cần mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài cần ngắn gọn chỉ 3 câu là đủ.
- Thân bài cần trọng tâm vào câu hỏi (Không gạch đầu dòng) và cũng không cần trả lời dài
dòng,
- Kết bài cần liên quan đến tác giả và đề.
2. Câu 3 điểm: NLXH
Cũng làm ba bước Mở - Thân - Kết nhưng lưu ý:
- Luận điểm phải rõ ràng.
- Dẫn chứng phải chân thực và tiêu biểu (Phải có dẫn chứng, nếu không có dẫn chứng sẽ
mất 1 điểm. Dẫn chứng làm bài văn thuyết phục hơn)
- Cần rút ra được bài học nhận thức và hành động.
3. Câu 5 điểm: NL VĂN HỌC
KHối C - H: là 2 đề so sánh
Khối D: sẽ có 2 đề nhưng ban cơ bản sẽ không phải so sánh, nâng cao mới so sánh (Tham
khảo đề thi Khối D năm 2010-2011)
Lưu ý: Xong một ý phải xuống dòng. Mỗi ý phải có luận điểm và luận điểm phải viết ở đầu
đoạn bằng câu chủ đề (Viết theo kiểu diễn dịch). Người chấm sẽ nhìn đầu đoạn Văn của
mình, nếu thấy có ý đáp án, họ sẽ chấm điểm cho mình ngay. Còn em nào viết mà không có
câu chủ đề (mang nội dung ý chính) nằm ở đầu đoạn rất dễ bị người chấm bỏ qua và hậu
quả các em biết rồi.
Cấu trúc bài làm đều có điểm cho từng phần:
- Mở bài luôn được 0.5 điểm (Cần có tác giả, kể tên 3 tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
tác phẩm/ cuối cùng là đề nêu cái gì thì đưa vào cuối mở bài)
Ví dụ: Phân tích nhân vật Tnú
Nguyễn Trung Thành là nhà văn "Sinh ra để viết về anh hùng". Ông gắn bó với chiến trường
Tây Nguyên suốt trong cả hai cuộc chiến đấu chống Pháp và Chống Mỹ. Tây Nguyên hoang
sơ và những con người kiêu hùng bất khuất đã đi vào trang văn của ông đầy niềm kiêu hãnh
" Đất nước đứng lên", "Rừng Xà Nu" Rừng xà nu ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc
Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam bắt đầu cuộc chiến tranh đặc biệt. Tác phẩm mang đậm
dấu ấn sử thi với hình ảnh người anh hùng Tnú tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng của dân


tộc Tây Nguyên chống Mỹ mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
Ví dụ phân tích một đoạn thơ (Việt Bắc chẳng hạn)
Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu theo sát những chặng đường lịch sử
của cách mạng. Mỗi giai đoạn lịch sử đều để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ ông với" Từ ấy",
"Việt Bắc", "Gió lộng","Ra trận", "Máu và hoa". Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10/1954
khi Trung ương Đảng và chính phủ rời VB về tiếp quản thủ đô Hà Nội, trong không khí của
buổi chia tay cảm động ấy, TH đã làm bài thơ này. Đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và
nghệ thuật đặc sắc nhất trong bài thơ VB là đoạn thơ sau (Em chép nguyên đoạn thơ vào.
Nếu dài thì chỉ chép câu đầu và câu cuối)
-Trước khi kết bài nhớ phải tổng kết phần nghệ thuật (dù trong bài đã làm) luôn được 1.0
điểm
Kết bài cần nhận định lại vấn đề đã phân tích (luôn được 0.5 điểm)
View more most viewed threads:

×