Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.75 KB, 1 trang )
Một số kinh nghiệm khi làm bài thi ĐH môn Văn
Làm đúng yêu cầu của đề và viết có tính sáng tạo
Chuẩn bị trạng thái trước khi vào làm bài thi: Làm văn đòi hỏi phải có kiến thức,
nhưng cũng đòi hỏi phải có xúc cảm, vì vậy chuẩn bị một tâm trạng thoải mái và hưng
phấn trước khi làm bài là rất quan trọng.
Đọc kỹ đề và làm dàn ý cho bài làm: Khi nhận được đề thi, các thí sinh nên đọc kỹ
đề thi, gạch chân những nội dung quan trọng, sau đó làm dàn bài (ngắn gọn). Trong quá
trình làm bài nếu chợt nhớ ra điều gì cần bổ sung thì viết thêm vào dàn bài. Làm dàn
bài trước sẽ tránh được tình trạng thiếu ý, sẽ chủ động hơn trong khi viết và phân bố
hợp lý thời gian cho từng phần.
Làm bài theo đúng yêu cầu của đề: Để tránh học tủ và học thuộc lòng văn mẫu,
người ra đề thường có khuynh hướng không cho nguyên một tác phẩm, một đề nào đã
được phổ biến rộng rãi. Có nhiều đề chỉ yêu cầu phân tích một khía cạnh, một vấn đề
nào đó của tác phẩm. Có đề lại liên kết nhiều tác phẩm lại thành một vấn đề. Thí sinh
phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của đề ra. Có học sinh không nắm yêu cầu của đề
hoặc học tủ, học thuộc lòng văn mẫu nên bài làm thường bị cho điểm rất thấp. Có thí
sinh cho rằng thà làm thừa còn hơn thiếu. Đây là một quan niệm sai lầm. Thiếu thì
không có điểm, nhưng thừa thì bị coi là không hiểu đề nên cũng bị hạ điểm.
Viết nháp phần mở bài và phải có phần kết luận: Nên làm nháp phần nhập đề để
tạo hứng khởi và giọng điệu phù hợp cho toàn bài. Bằng mọi cách thí sinh phải viết
phần kết luận. Bài viết dù dài mấy mà không có vài dòng kết luận thì vẫn bị coi là bài
làm dở dang, không thể có điểm thật cao, nhất là điểm tối đa.
Trình bày sạch, đẹp, viết đúng chính tả ngữ pháp: Bài viết trình bày sạch đẹp, ít
gạch xoá thường gây được thiện cảm của người chấm. Có nhiều khi đáp án cũng quy
định điểm thưởng cho những bài viết này.
Đọc lại bài trước khi nộp: Nên chủ động kết thúc bài viết cho kịp thời gian. Không
nên tham lam viết cho hết kiến thức của mình. Nên hoàn tất bài làm trước 5-10 phút,
sau đó nên xem qua một lần và sửa lại những chỗ sai, những chỗ khó đọc.
Khuyến khích sáng tạo: Những bài có cảm nhận riêng, tinh tế, diễn đạt hay, sáng
tạo thường được đánh giá cao, có khi được đọc chung cho cả hội đồng chấm thi. Những
bài viết có "hơi hướng" văn mẫu (văn của các trung tâm luyện thi, văn trong sách bộ đề,