Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

tìm hiểu tác phẩm -những đứa con trong gia đình- của nguyễn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.61 KB, 4 trang )

Tìm hiểu tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi
I/Tìm hiểu chung
1.Tác giả
+ Đặc điểm sáng tác: Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với
danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ.
Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung
"rấtNguyễn Thi". Đó là:
- Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược
và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao- những con người
dường như sinh ra để đánh giặc.
- Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa.
2.Tác phẩm
a.Hoàn cảnh ra đời:Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông
công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2
năm 1966). Sau được in trong Truyện và kí NXB Văn học Giải phóng, 1978.
b -Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính và cốt truyện.:
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mỗi thù sâu
nặng với Mĩ-nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con
vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom
đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một người chị nuôi đi lấy
chồng xa. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình và những đau thương mất mát
nặng nề do tội ác của Mĩ-nguỵ gây ra đối với gia đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào
một cuốn sổ của gia đình.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là câu
Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị, đặc biệt là với tiểu đội trưởng Tánh, như tình ruột thịt. Ở anh
luôn sôi nổi một tinh thần chiến đấu, quyết lập được nhiều chiến công để cùng chị Chiến trả
thù cho ba má.
Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của
địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại,
dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị
Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,


Lần thứ tư tỉnh dậy, trong đầu anh còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Tiếng súng rộ
lên đã đưa anh bò lên phía trước. Anh hồi tưởng lại ngày má chết rồi, hai chị em đã tranh
nhau ghi tên tòng quân, được chú Năm nói hộ cả hai chị em đều được tòng quân một lần.
Đêm trước ngày lên đường, hai chị em bàn bạc thu xếp việc nhà. Chị chiến thể hiện sự chu
đáo sắp đặt việc nhà “in má vậy”. Rồi Việt lại ngất đi.
Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì
bị ăn đạn của “câu Tư”, bởi dù đã kiệt sức không bò đi được nữa nhưng một ngón tay Việt
vẫn đang đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng và anh tưởng là quân địch tới. Nếu Tánh không lên
tiếng ngay, có lẽ Việt đã nổ súng.
Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến, sức khoẻ dần hồi phục. Anh Tánh giục
Việt viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt nhớ chị chiến, muốn viết thư
nhưng không biết viết sao. Việt cũng không muốn kể chiến công của mình vì tự thấy chưa
thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.
c.Tình huống truyện: Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Nhân
vật này rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại
giữa chiến trường. Anh nhiều lần ngất đi tỉnh lại, tỉnh rồi lại ngất. Truyện được kể theo dòng
nội tâm của nhân vật khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại).
Tóm lại: tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý
thức của nhân vật.
d.Chủ đề:
Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu
nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng
giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân
tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
e.Chất sử thi:
- Thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung
son sắt với quê hương.
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong
cuộc chiến chống Mĩ.

+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân
dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
- Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến
đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách
nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
II.Luyện tập:
Đề : Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan
niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con
sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta
và ra ngoài cả nước ta".
Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền
thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị
em Chiến, Việt.
Gợi ý:
Bài viết cần có những ý cơ bản sau:
1. Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.
Có thể hiểu:
+ Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong
dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối
truyền thống.
+ Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó.
Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình
đã sinh ra những đứa con ấy.
Chứng minh:
+ Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết
tinh ở hình tượng chú Năm:
- Chú Năm không chỉ ham sông biển mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm
phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
- Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại

diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia
đình).
+ Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực
lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần
cù mưa nắng.
- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn
con và tranh đấu.
- Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
+ Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
- Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ.
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn
khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn
Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.
- Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư.
- Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn
quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương
vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm
[…], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến
đại dương của nhân dân và nhân loại.
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh
sinh ra từ những đau thương.

×