Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

tài liệu làm môn tiểu luận tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.19 KB, 3 trang )

Đất nước ta đang đứng trước thời cơ và vận hội lớn, nhưng
cũng chứa đựng không ít những thách thức, nguy cơ. Do vậy để
bảo đảm đưa đất nước phát triển và giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa đòi hỏi Đảng ta phải kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển
sáng tạo lý luận ấy vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Đối với cán bộ, đảng viên học tập , quán triệt chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tự trang bị cho mình một năng
lực nhận thức khoa học và hành động cách mạng đúng đắn. Qua đó
tu dưỡng, rèn luyện , phấn đấu cho lý tửơng tất cả vì độc lập tự do
của dân tộc vì hạnh phúc của nhân dân. Học tập, trau dồi lý luận là
trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh
thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận đối với thực
tiễn. Theo Người , lý luận “là sự tổng kết những kinh nghiệm của
loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ
lại trong quá trình lịch sử”. Vì vậy, “lý luận như kim chỉ nam, nó
chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế”. Do đó
Đảng phải có trách nhiệm tổ chức để cán bộ, đảng viên có điều
kiện học tập nâng cao trình độ lý luận.
Học tập, vận dụng lý luận phải quán triệt quan điểm thực tiễn
để ngăn ngừa bệnh giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa. Nếu lý luận xa rời thực tiễn thì sớm muộn cũng dẫn đến
giáo điều, sách vở hay theo cách nói của Hồ Chí Minh là lý luận
1
suông. Học tập, vận dụng lý luận phải gắn liền với đấu tranh với
những quan điểm sai trái, nhằm bảo vệ và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh. Chính vì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
có sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp cách mạng cuả Đảng và nhân
dân ta, do đó phải nêu cao cảnh giác, đấu tranh không khoan
nhượng với mọi quan điểm sai trái. Học tập đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh là noi gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư,


đặt lợi ích của đân tộc, của Đảng, của nhân dân, của tập thể lên
trên lợi ích cá nhân. Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến lý
luận cách mạng hành động, lý luận gắn chặt với thực tiễn, nói đi
đôi với làm.
Để đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ngày càng phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi chúng ta
phải quán triệt những quan điểm mà Hồ Chí Minh đã nêu ra. Đó là
phải dựa vào sức mạnh toàn dân, phát huy được tinh thần yêu
nước, yêu chủ nghĩa xa hội, lòng tự tôn dân tộc, ý chí thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu của mỗi người dân.Coi đại đoàn kết toàn dân là
động lực để phát triển kinh tế- xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải gắn
liền với thực hiện công bằng xã hội. Thực hiện công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn
dân. Phát triển kinh tế nhiều thành phần phải đi đôi với củng cố
kinh tế nhà nước đủ sức phát huy vai trò chủ đạo để nhà nước định
hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Phát triển kinh tế phải đi đôi
2
với phát triển văn hoá, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tăng cường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng chuẩn mực
đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Xây dựng nếp sống xã hội tốt đẹp, gia đình văn hoá, lối
sống tình nghĩa, đoàn kết , hoà hiếu. Xây dựng cái mới phải gắn
liền với cải tạo những thói hư tật xấu, đấu tranh không khoan
nhượng với căn bệnh có nguy cơ xói mòn bản chất tốt đẹp cuả chế
độ xã hội chủ nghĩa. Để đấu tranh hiệu quả với những căn bệnh đó
đòi hỏi vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Mỗi
cán bộ, đảng viên phải nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết thảy
lợi ích cá nhân.
Đối với chúng em, những sinh viên đang thực hiện việc học

tập tại các trường đại học, chúng em luôn ý thức rằng tư tưởng Hồ
Chí Minh là kim chỉ nan để chúng em thực hiện công việc học tập
của mình nhằm giúp cho mình đi theo con đường mà tư tưởng Hồ
Chí Minh đã vạch sẵn nhằm đào tạo con người của mình thành con
người tốt nhất có đức, có tài để giúp ích cho chính mình và cho xã
hội, nhất là cho công cuộc đổi mới đất nước.
3

×