CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ : HỒ CHÍ MINH
“Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân
dân, nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.”
Đọc những câu nói trên trong di chúc của Bác ở bảo tàng Hồ Chí Minh khiến em
không khỏi bồi hồi xúc động. Ôi tim bác mênh mông quá! Ôm cả non sông, trọn kiếp
người. Như Nghị quyết của tổ chức Giáo dục khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO) về
kỷ niệm 100 nǎm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc,
đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vì hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của chủ tịch Hồ
Chí Minh trong các lĩnh vực vǎn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền
thống vǎn hoá hàng nghìn nǎm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là
hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc
của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.”
Ở Hồ Chí Minh sự nghiệp cách mạng gắn liền với sự nghiệp vǎn hoá của Người. Sự
nghiệp vǎn hoá lớn nhất, quan trọng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã huy
động sức mạnh của truyền thống vǎn hiến của dân tộc kết hợp với tinh hoa vǎn hoá của
thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, trả lại địa vị xứng đáng cho
nền vǎn hoá Việt Nam và góp phần vào nền vǎn hoá nhân loại. Tri thức sâu rộng và
chất vǎn hoá trong con người Hồ Chí Minh đã làm cho Người có sức cuốn hút mạnh
mẽ. Một nhà thơ của Châu Mỹ La tinh viết: "Những ai muốn biết thế nào là một con
người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý trên trái đất ở đâu,
ở đâu có mùa xuân, xin hãy đến thǎm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tồn tại
điển hình của một anh hùng của thời đại chúng ta". Ngày nay ánh sáng vǎn hoá, ánh
sáng cách mạng của Người vẫn tiếp tục toả sáng. Thông qua hệ thống trưng bày tại bảo
tàng và di sản mà Người để lại, khách tham quan có thể cảm nhận sức cổ vũ to lớn của
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người kiến trúc nên
Nhà nước Cách mạng Việt Nam. Nói đến Bác, là chúng ta nhớ ngay đến tấm gương
đạo đức cách mạng sáng ngời của Người. Một nhà lãnh đạo đã nói: Để hiểu sự nghiệp
Hồ Chí Minh, chúng ta hãy đến với con người Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là một thiên
tài kiệt xuất. Cái cốt tử trong thiên tài của Bác là đạo đức cách mạng.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc và người cộng sự gần gũi nhất
của Bác Hồ đã nói: “Ở gần Bác, tôi thấy một nét nổi bật của Bác là rất coi trọng phẩm
chất con người, suốt đời chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân
dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra thời đại mới của dân tộc Việt Nam, hình thành
con người Việt Nam mới với những giá trị tư tưởng và tinh thần cao quý. Xã hội Việt
Nam thời đại Hồ Chí Minh là xã hội đề cao các giá trị tinh thần, những quan hệ tốt đẹp
giữa người với người. Trong xã hội ấy, tiêu biểu là những chiến sĩ dũng cảm bảo vệ Tổ
quốc, những con người lao động nhiệt tình xây dựng đất nước, những con người quên
mình chăm lo cho lợi ích chung của nhân dân.
Những lần gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ và nhân dân, Bác đã nói: “Cũng như sông,
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Một điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác Hồ, đấy là lòng thương yêu, quý
trọng đối với nhân dân. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác đều vì lợi ích
của nhân dân. Người luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân và suốt
đời gắn bó với nhân dân. Theo số liệu của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh thì trong 10
năm (1955 - 1965) Bác Hồ đã đi xuống cơ sở hơn 700 lần.
Một nhà văn đã viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có
một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, bên cạnh cái ao nuôi cá làm “cung
điện” của mình.
Điều làm chúng ta cảm động là khi nói đến nhà ở, đến áo mặc, Bác đều nghĩ đến
nhân dân. Một lần, một nhà văn nữ nước ngoài vào thăm khu nhà Bác ở. Lúc ấy Bác đã
mất, thấy ngôi nhà giản dị quá, nhà văn xin phép được mở cái tủ áo của Bác. Và khi
nhìn thấy trong chiếc tủ gỗ đơn sơ chỉ treo vẻn vẹn có vài ba bộ quần áo ka ki đã bạc
màu, bên dưới là một đôi dép cao su đen Thế là bà ta lấy khăn lau nước mắt.
Trong bài thơ “Người chẳng có gì riêng” nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
“Giấu mình đi, Người không làm phiền ai tất cả
Dép một đôi, áo quần vài bộ
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài
Người không một mảnh vườn riêng
Một đứa con riêng - Người chẳng có
Chỉ có vầng trăng chia đều cho cháu nhỏ
Và hát chung cùng nhân dân bài hát
Kết Đoàn!”
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh còn được thể hiện bằng tấm lòng nhân ái, yêu
thương con người. Nhận được quà biếu của đồng bào, dù là chiếc áo len hay chai mật
ong Bác đều gửi biếu lại các cán bộ ở gần Bác, hoặc gửi biếu các chú thương binh.
Nhận được điện thoại gọi đến, biết người quen Bác đều hỏi thăm sức khỏe rồi mới bàn
công việc. Bác không bao giờ dùng chữ cho, chỉ nói tôi biếu các cụ hoặc tặng các cháu
nhỏ.
Tháng 2-1967, trong Di chúc của Người, ngoài việc dặn dò mọi người phải đoàn kết
chặt chẽ, đoàn kết nhất trí, đoàn kết và thống nhất, Bác căn dặn: “Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Song điều làm
ta phải suy nghĩ và xúc động là Bác đã dặn dò cả việc đối với những nạn nhân của xã
hội cũ như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu thì Nhà nước ta vừa phải giáo dục,
vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên người lương thiện.
Có thể nói trong muôn vàn tình thương yêu của Người, Bác Hồ không để sót một ai,
không quên một ai, có quên chăng là chỉ quên mình!