Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

hãy nêu khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính và cho ví dụ minh hoạ về sự khác biệt của quy phạm pháp luật hành chính với ít nhất là 1 loại quy phạm pháp luật cụ thể khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.96 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Đề tài:
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp
luật hành chính và cho ví dụ minh hoạ về sự khác biệt của
quy phạm pháp luật hành chính với ít nhất là 01 loại quy
phạm pháp luật cụ thể khác.
Sinh viên: NGUYỄN LÂM SƠN
Lớp: KT32B – MSSV KT32B016
Hà nội, 28/02/2009
Hãy nêu khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính và
cho ví dụ minh hoạ về sự khác biệt của quy phạm pháp luật hành chính với ít
nhất là 01 loại quy phạm pháp luật cụ thể khác.
* *
*
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm
bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm
đạt được những mục đích nhất định.
Mỗi ngành luật lại có một loại quy phạm pháp luật khác nhau để phù hớp
với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó. Trong quan hệ quản
lý hành chính nhà nước cần đến quy phạm pháp luật để định ra các khuôn mẫu xử
sự chung cho nhiều cá nhân và tổ chức ( đối tượng quản lý) trong những tình
huống được giữ liệu trước và có thể lặp lại nhiều lần trong thực tiến. Mặt khác khi
tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì giữa chủ thể và đối tượng
quản lý đã phát sinh các quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh – đó chính
là quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Do đặc trưng của quan hệ quả lý hành
chính nhà nước là quan hệ “ quyền lực - phục tùng” quan hệ có sự bất bình đẳng về
ý chí giữa các bên tham gia nên việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với loại quan hệ


này có những đặc điểm riêng biệt cả về phương pháp và quy phạm điều chỉnh.
Những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lý
hành chính nhà nước là các quy phạm pháp luật hành chính. Từ đó ta có thể rút ra
khái niệm quy phạm pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật hành chính là
một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành để điều chỉnh các quan hệ phát xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành
chính ( là quy tắc xử sự mang tính khuông mẫu và tiêu chuẩn đánh giá hành vi các
chủ thể khi tham gia vào quan hệ quản lý hành chính), Theo phương pháp mệnh
lệnh - đơn phương.
Do quy phạm pháp luật hành chính trước hết là một quy phạm pháp luật nên
nó mang đầy đủ nhưng đắc điểm chung của một quy phạm pháp luật như: quy tắc
xử sự có tính bắt buộc chung; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
đảm bảo thức hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con
người; là công cụ để quản lý xã hội mà nội dung của nó thường thể hiện hai mặt là
cho phép và bắt buộc. Bên cạnh những đặc điểm chung đó quy phạm pháp luật
hành chính còn có những đặc điểm riêng sau đây:
Một là: Quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà
nước ban hành. ( các cơ quan hành chính nhà nước gôm: ở trung ương có chính
phủ, bộ và cơ quan ngan bộ, ở địa phương có uỷ ban nhân dân các cấp)
Nói chủ yếu quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà
nước ban hành vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước
hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ
thể lập pháp hoặc chủ thể quản lý hành chính nhà nước, nhưng vì cơ quan hành
chính nhà nước thuộc lĩnh vực hành pháp có nội dung chủ yếu là chấp hành - điều
hành thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Do đó, các quy phạm pháp
luật hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành dựa trên cơ sở cụ thể hoá chi
tiết hoá các quy định của hiến pháp, luật, pháp lệnh trong quản lí hành chính nhà
nước. Việc quy định thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính cho một
số chủ thể quản lí hành chính nhà nước mà trước hết và chủ yếu là cơ quan hành

chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà
nước còn phù hợp với yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo trong quản lý hành chính
nhà nước.
Hai là: Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực
pháp lý cao thấp khác nhau.
Sở dĩ có đặc điểm này là xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của luật hành
chính rất rộng và tính đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạp pháp luật
hành chính có số lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có phạm vi tác động
trong cả nước và chung cho các ngành, lĩnh vực quản lý nhưng có những quy phạm
chỉ có phạm vi tác động trong một ngành, một lĩnh vực nhất định hay trong một địa
phương nhất định. Thông thường nhưng quy phạm pháp luật do chính phủ ban
hành có hiệu lực trên cả nước, những quy phạm do Uỷ ban nhân dân ban hành chỉ
có phạm vi tác động trong địa bàn mà uy ban nhân dân đó quản lý.
Ba là: Các quy phạm pháp luật hành chính tạo thành một hệ thống thống
nhất và được xây dựng trên nguyên tắc nhất định.
Thể hiện là các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan hành chính
cấp dưới ban hành bao giờ cũng phải phù hợp với quy phạm pháp luật của cấp trên
ban hành. các quy phạm pháp luật hành chính do Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà
án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành phải phù hợp với nội
dung và mục đích các quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ở trung
ưng ban hành( Quốc hội). Các quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn ban hành bao giờ cũng phải phù hợp với quy
phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính có thầm quyền chung ban hành,
các cơ quan hành chính cùng cấp ban hành phải phù hợp với nhau cụ thể như các
quy phạm pháp luật hành chính do các bộ ban hành phải không được mâu thuẩn
với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong việc ban hành thì trong nhiều trường
hợp các cơ quan hành chính phải phối hợp bàn bạc, giải quyết những vấn đề liên
quan cụ thể là các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành các thông tư liên ngành.
Biên cạnh những đặc điểm riêng như đã nêu trên quy phạm pháp luật hành
chính còn có một số những đặc điểm riêng khác nữa như: quan hệ mà quy phạm

pháp luật hành chính điều chỉnh là quan hệ quản lí phát sinh trong vấn đề quản lý
hành chính nhà nước; nội dung của quy phạm pháp luật hành chính là xác định
quyền và nghĩa vụ trong quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ để phân biệt loại quy phạm pháp luật hành chính với loại quy phạm
pháp luật Hình sự:
* Về mặt khái niệm: Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của
quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh - đơn
phương; Quy phạm pháp luật hình sự là một dạng của quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành nhằm xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
* Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là cơ quan quản
lý hành chính nhà nước còn đối với quy phạm pháp luật hình sự chỉ duy nhất do
Quốc hội ban hành ( cơ quan lập pháp) đó là sự khác biệt về chủ thể ban hành.
* Về số lượng quy phạm pháp luật thì quy phạm pháp luật hành chính có số
lượng nhiều hơn nằm trong nhiều văn bản khác nhau còn quy phạm pháp luật hình
sự có số lượng ít hơn và chủ yếu được quy định trong bộ luật hình sự.
* Về đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính là những
quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước, còn đối tượng điều
chỉnh của quy phạm pháp luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và
người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
* Về nội dung: Quy phạm pháp luật hành chính quy dịnh quyền và nghĩa vụ
các bên trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước, còn nội dung của quy phạm
pháp luật hình sự quy định những hành vi nguy hiêm cho xã hội nào bị coi là tội
phạm và hình phạt đối với tội phạm ấy.
Như vậy qua việc nghiên cứu khái niệm và những đặc điểm riêng biệt của
quy phạm pháp luật hành chính chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, giúp chúng ta phân biệt được, nhận dạng được đâu là quy phạm
pháp luật hành chính đâu là quy phạm pháp luật của ngành luật khác.
Thứ hai, quy phạm pháp luật hành chính là một phương tiện chủ yếu và là cơ

sở của quản lý hành chính nhà nước. Thông qua việc ban hành các quy phạm pháp
luật hành chính, nhà nước không chỉ tác động đến ý thức của đối tượng quản lý
nhằm đạt được những xử sự cần thiết mà còn xác định phạm vi thẩm quyền cách
thức quản lý của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước và xác định trật tự quản
lý hành chính nhà nước. Một mặt các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban
hành các quy phạm pháp luật hành chính và sử dụng các quy phạm với tư cách là
phương tiện chủ yếu để tiến hành quản lý; mặt khác các quy phạm pháp luật hành
chính cũng là cơ sở và những ràng buộc pháp lý đối với chính chủ thể quản lý hành
chính nhà nước./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* *
*
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2008
2. Giáo trình luật Hình sự Vịêt Nam tập 1, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb
công an nhâ dân, Hà Nội, 2008
3. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, khoa luật ĐH Quốc gia Hà Nội,
Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005
4. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb
Tư pháp, Hà Nôi, 2007
5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và luật ban hành văn bản của
hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân.
6.
7.

×