Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VAI TRÒ của CHI TIÊU CÔNG TRONG GIAI đoạn 2006 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.89 KB, 30 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn lại xuyên suốt chiều dài lịch sử, nền kinh tế thế giới đã có những dấu
hiệu hồi phục bước đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (2008), được coi
là tồi tệ nhất kể từ khi xảy ra cuộc Đại suy thoái năm 1930-1933. Đối với Việt
Nam, cho đến nay, chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã đạt được
những kết quả nhất định trong quá trình chuyển đổi kép: từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung mang nặng tính hành chính chuyển hẳn sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu chuyển
sang một xã hội công nghiệp. Sự phát triển đó đòi hỏi Nhà nước cần phải đổi mới
chính sách tài chính trong đó có chính sách quản lý chi tiêu công. Chi tiêu công
nắm một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp nhà nước phân bổ và sử dụng
các nguồn lực tài chính của xã hội một cách hiệu quả. Sử dụng chủ yếu là nguồn
từ ngân sách nhà nước, vì thế chi tiêu công gắn liền với chức năng quản lý của nhà
nước và có nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trên tiến trình hội nhập kinh
tế thế giới, vấn đề quản lý chi tiêu công một cách hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối
với Việt Nam.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về vai trò của Chi tiêu công trong thời gian qua,
nhất là giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay, em đã tiến hành thực hiện đề tài “VAI
TRÒ CỦA CHI TIÊU TRONG GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY”. Kết cấu của tiểu
luận gồm 3 chương:
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHI TIÊU CÔNG
- Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHI TIÊU CÔNG GIAI
ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
1
- Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI TIÊU CÔNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHI TIÊU CÔNG
1.1 Khái niệm, phân loại chi tiêu công
1.1.1 Khái niệm
Chi tiêu công là chi tiêu của các câp chính quyền, các đơn vị quản lý hành


chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ.
Nguồn tài trợ chính của chi tiêu công là quỹ từ ngân sách nhà nước và quỹ
ngoài ngân sách nhà nước.
1.1.2 Mục đích chi tiêu công
- Mua hàng hóa để cung cấp cho xã hội
- Thực hiện các chức năng của Nhà nước
.1.3 Phân loại chi tiêu công
1.1.3.1 Mục đích phân loại Chi tiêu Công
- Giúp cho chính phủ thiết lập được những chương trình hành động
- Tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành NSNN nói chung và chi tiêu
công nói riêng
- Quy định tính trách nhiệm trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài
chính nhà nước
2
- Cho phép phân tích ảnh hưởng của những hoạt động tài chính nhà nước đối
với nền kinh tế
1.1.3.2 Phân loại
 Căn cứ theo chức năng vĩ mô của nhà nước:
- Chi quản lý hành chính
- Chi cho hệ thống quân đội và an sinh xã hội
- Chi tiêu cho chính sách đặc biệt
- Chi giáo dục y tế
- Chi xây dựng hạ tầng
- Chi tiêu khác: Hệ thống an ninh xã hội, Hỗ trợ cho các doanh nghiệp
 Căn cứ vào tính chất kinh tế
- Chi thường xuyên
Là nhóm chi phát sinh thường xuyên cần thiết cho hoạt động của các
đơn vị khu vực công. Chi thường xuyên bao gồm:
+ Chi sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, văn
hóa.

+ Chi hành chính
+ Chi chuyển giao
+ Chi an ninh quốc phòng
- Chi hoạt động sự nghiệp
3
Là nhóm chi gắn liền với chức năng phát triển kinh tế của Nhà nước.
Chi đầu tư phát triển bao gồm:
+ Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp
+ Hỗ trợ các quỹ tài chính chính phủ
+ Chi dự trữ nhà nước
 Căn cứ vào quy trình lập ngân sách, chi tiêu công được chia thành:
- Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào
- Chi tiêu công theo các yếu tố đầu ra
1.2 Vai trò của chi tiêu công
- Chi tiêu công có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực
tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế
- Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân
cư, thực hiện công bằng xã hội.
4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHI TIÊU CÔNG GIAI
ĐOẠN 2006 ĐẾN NAY
2.1 Khái quát tình hình thực kế hoạch chi tiêu ngân sách trong giai đoạn
2001-2005
Sau gần 20 năm đổi mới , đặt biệt trong giai đoạn 2001- 2005, công cuộc
đổi mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm cắt giảm
chi đầu tư công, giảm chi thường xuyên để kiềm chế lạm phát. Thế nhưng ngoài

những nguyên nhân khách quan , lãng phí , bội chi ngân sách kéo dài, còn do hệ
lụy của việc thu chi trong ngân sách. Trong giai đoạn 2001- 2005 nhờ việc tăng
thu nên các khoản chi ngân sách được cải thiện đáng kể như : chi đầu tư phát triển,
chi cải cách tiền lương, chi sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hóa giáo dục, y tế
,xóa đói giảm nghèo, và các khoản chi đột xuất, khắt phục thiên tai… Tổng chi
ngân sách nhà nước 5 năm tăng 19,4%/năm. Tính chung 5 năm, tổng chi ngân sách
nhà nước đạt xấp xỉ 980 nghìn tỷ đồng, tăng 230 nghìn tỷ so với mục tiêu kế
hoạch đã đề ra.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước có những bước chuyển biến tích cực . Tính
chung 5 năm , chi đầu tư phát tiển chiếm 28% tổng chi ngân sách nhà nước và
tương đương 8,6% GDP. Chi cho giáo dục và đào tạo tăng từ 15% năm 2000 lên
trên 18% năm 2005 tổng chi ngân sách nhà nước, đạt 5,6% GDP, cao hơn mức
bình quân Châu , chi cho sự nghiệp y tế, văn hóa, xã hội năm 2005 gấp 2,2- 2,5 lần
so với 2000.
Bội chi ngân sách nhà nước duy trì ổn định trung bình hàng năm 4,85%
GDP.
5
Dư nợ chính phủ, dư nợ nước ngoài dưới 35% GDP , đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia hiện nay và thời gian trung hạn tiếp theo.
2.2.1,Khái quát tình hình thực kế hoạch chi tiêu ngân sách trong giai
đoạn 2006 – 2013
Như chương 1 đã trình bày, nguồn thu của chi tiêu công là từ ngân sách nhà
nước và quỹ ngoài ngân sách nhà nước. Do vậy, nguồn thu của ngân sách nhà
nước mỗi năm là có hạn. Tuy vậy, qua mỗi thời kì phát triển, kế hoạch cho ngân
sách mỗi năm có sự chênh lệch rõ ràng, mà hầu hết là trong giai đoạn 2006 –
2013, Ngân sách nhà nước luôn luôn thâm hụt và chi tiêu công luôn nằm trong
trạng thái bội chi.
2.2.1 Kế hoạch chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2010
Quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 -2010 khoản 1.825 tỷ đồng,
bằng 27.5 % so với GDP, tăng 85,25 so với giai đoạn 2000 -2005.

Tốc độ tăng chi ngân sách tăng khoản 11.2%/năm đảm bảo cơ cấu hợp lý
giữa đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ. Trong đó ,chi đầu tư bằng
khoản 30% chi ngân sách nhà nước.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước dự kiến sẽ dịch chuyển theo hướng , đảm
bảo tăng chi cho phát triển cơ cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên cho đâu tư hạ tầng xã
hội, đảm bảo nguồn tài chính trả nợ đúng hạn, thực hiện các chính sách xã hội theo
mục tiêu đã đề ra cho 5 năm ( 2006 – 2010 ).
6
2.2.1.1,Thực trạng chi ngân sách nhà nước trong năm 2006
( Đơn vị :tỷ đồng )
STT Khoản mục Dự toán 2006
Quyết toán
2006
Tổng chi ngân sách nhà nước 294,400 308,058
1 Chi đầu tư phát triển 81,580 88,341
2 Chi trả nợ và viện trợ 40.800 48,192
3
Chi phát triển sự nghiệp KT-XH,
QPAN, QLHC NN, Đảng , đoàn
thể.
131,473 161,852
4 Chi cải tiến tiền lương 29,197 26,987
5 Chi bổ sung dự trữ tài chính 100 135
6 Dự phòng 11.250
Cân đối nguồn chi năm 2006 (Nguồn : Bộ tài chính )
Đánh giá thực hiện:
Cơ bản các bộ, ngành và địa phương lập và giao dự toán chi ngân sách theo
quy định của luật NSNN, đã bố trí đúng mục tiêu, cơ cấu ngành và cơ cấu nguồn
vốn, đảm bảo chi đầu tư phát triển, thường xuyên và chi theo lĩnh vực.
Chi quản lý hành chính: 18.515 tỷ đồng , tăng 9,4%( 1.590 tỷ đồng) so với

dự đoán, nhưng đã giảm hơn so với 2005(năm 2005 vượt dự toán 42%), đây là
một thành tích khá nổi bật của năm 2006 do tác động tích cực của Chương trình
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.
Chi thường xuyên: Việc chi tiêu không đúng mục đích vẫn còn diễn ra khá
phổ biến như:Việc sử dụng nguồn ngân sách để cho vay không đúng quy định nhất
là những khoản cho vay tạm ứng dây dưa từ nhiều năm chậm được xử lý trong khi
ngân sách địa phương phải đi vay và nhận bổ sung từ ngân sách trung ương dẫn
đến việc sử dụng ngân sách còn kém hiệu quả.
7
Một số chương trình dự án không đạt được mục tiêu đề ra,trang thiết bị cung cấp
cho chương trình được mua về nhưng không được sử dụng một cách có hiệu quả
=>chi tiêu của chính phủ trở nên vô ích
Chi đầu tư phát triển: Dự toán 81.580 tỷ đồng, ước cả năm đạt 86.084 tỷ
đồng (bằng 8,8% GDP), tăng 5,5% (4.504 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,6% so
với thực hiện năm 2005, trong đó vốn đầu tư XDCB ước đạt 81.730 tỷ đồng, tăng
5,4% (4.220 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19,5% so với thực hiện năm 2005.
Nhưng tình trạng đầu tư còn dàn trải, manh mún diễn ra trong những năm vừa qua
vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến việc bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả
năng(tỉnh Tây Ninh bố trí 1.639 tỷ đồng, trong khi khả năng có 238 tỷ đồng) ,
nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định, một số dự án
chuyển tiếp không được bố trí vốn (dự án mở rộng cải tạo trụ sở Bộ Thương Mại
triển khai từ năm 2002 đến nay vẫn chưa hoàn thành, Liên đoàn Lao Động VN
năm 2003 phê duyệt 17 dự án nhưng không có nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết
không triển khai được…), khối lượng dở dang lớn.
Tóm lại, hầu hết khoản chi đều bằng và vượt dự toán, chỉ có khoản chi cho
khoa học công nghệ là đạt thấp, bằng 80% dự toán. Trong 3.130 tỉ đồng ngân sách
chi cho khoa học công nghệ thì chỉ dùng hết 2.500 tỉ đồng.
8
2.2.1.2, Thực trạng chi ngân sách nhà nước trong năm 2007
( Đơn vị: tỷ đồng)

STT Khoản mục Dự toán 2007
Ước thực hiện
2007
Tổng chi ngân sách nhà
nước
357.400 368.340
1
Chi đầu tư phát triển
Trong đó: chi đầu tư XDCB
99.450
95.230
101.500
97.280
2 Chi trả nợ và viện trợ 49.160 49.160
3
Chi phát triển sự nghiệp KT-
XH, QPAN, QLHC NN,
Đảng, đoàn thể
199.150
206.000
4
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính
100 100
5 Dự phòng 9.040
Cân đối chi năm 2007 (nguồn: bộ tài chính)
*Đánh giá thực hiện
Dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ
chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 (19.000 tỷ đồng), ước cả năm
đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3,1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32,3% GDP,

tăng 14,6% so với thực hiện năm 2006.
Cụ thể kết quả một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ
đồng, tăng 2,1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27,6% tổng chi NSNN và
đạt 8,9% so với GDP. Trong đó:
9
Chi đầu tư XDCB: dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đồng,
tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư
XDCB năm 2007 được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ
tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất,
phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía
Bắc, miền núi phía tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây nam Bộ; các địa
phương sử dụng dự phòng NSĐP và nguồn vượt thu NSĐP (nhất là vượt thu tiền
sử dụng đất) để đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn theo
đúng chế độ quy định.
Chi trả nợ và viện trợ:Dự toán 49.160 tỷ đồng, ước cả năm đạt 49.160 tỷ
đồng, bằng mức dự toán, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của NSNN,
không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công
nghệ, thể dục thể thao, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương):dự toán 199.150 tỷ
đồng (đã bao gồm chi thực hiện tiền lương tối thiểu theo mức 450.000
đồng/tháng), ước thực hiện chi cả năm đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 3,4% (6.850 tỷ
đồng) so với dự toán, tăng 26,7% so với năm 2006,đảm bảo các nhiệm vụ chi theo
dự toán như: chi cho lĩnh vực Giáo dục đào tạo đạt 20%, chi cho Khoa học công
nghệ đạt 2% và chi sự nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước,
đồng thời tăng chi để bổ sung đáp ứng các nhiệm vụ mới phát sinh hoặc nhiệm vụ
đã bố trí dự toán nhưng chưa đủ so với yêu cầu thực tế, như: khắc phục hậu quả
thiên tai (hạn hán, lũ lụt ),phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm
• Vai trò của chi tiêu công trong giai đoạn này:

Năm 2007, công tác kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử
dụng NSNN và tài sản công được tăng cường, góp phần củng cố kỷ cương, kỷ luật
10
tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách vẫn được đặc biệt quan tâm
thực hiện.
2.2.1.3,Thực trạng chi NSNN 2008
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới
và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều
loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những
tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong
nước,lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu
dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, thiên tai, dịch
bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
11
( Đơn vị: tỷ đồng)
STT Khoản mục Dư toán 2008
Tổng chi NSNN 398.980
1 Chi đầu tư phát triển 99.730
2 Chi trả nợ và viện trợ 51.200
3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, QP-
AN, QLHCNN, Đảng, đoàn thể
208.850
4 Chi cải cách tiền lương 28.400
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 10.700
Cân đối chi năm 2008 (nguồn: bộ tài chính)
Đánh giá thực hiện:
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2008 ước tính đạt
87,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 75,7% (riêng chi đầu tư xây

dựng cơ bản đạt 71,9%), chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt
87,5%, chi trả nợ và viện trợ đạt 86,6%.
Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (được
khoảng 2.800 tỷ đồng), cắt giảm các công trình XDCB (5.992 tỷ đồng), song thực
tế chi đầu tư vẫn tăng 18.270 tỷ đồng so với dự toán năm 2008 và chi thường
xuyên tăng 13,3%,tăng 26,6% so với năm 2007, số chi chuyển nguồn và tồn dư
kho bạc lớn trong khi ngân sách Nhà nước vẫn phải đi vay để đầu tư với mức lãi
suất huy động cao. Tuy nhiên, tình trạng chung đối với chi đầu tư là giải ngân
chậm, đầu tư dàn trải, phân giao vốn đầu tư không đúng quy định, vi phạm trong
đầu tư XDCB vẫn khá phổ biến, hiệu quả đầu tư chưa cao… Tỷ lệ giải ngân vốn
XDCB đến hết tháng 9 mới đạt xấp xỉ 52% dự toán. Tỷ lệ giải ngân vốn Trái phiếu
Chính phủ đạt rất thấp, 9 tháng đầu năm mới giải ngân đạt 40% so với kế hoạch
12
Chính phủ đã điều chỉnh (28.526 tỷ đồng), dự ước cả năm chỉ đạt 20.000 tỷ, bằng
54% kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội và 70% vốn kế hoạch điều chỉnh của
Chính phủ. Thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã chỉ đạo đình
hoãn, ngừng triển khai, giãn tiến độ 1.968 dự án với tổng số vốn là 5.991 tỷ đồng
bằng 8% kế hoạch vốn năm 2008. Tuy nhiên, số tiền đầu tư cho các công trình, dự
án thực tế không giảm do toàn bộ kinh phí tiết kiệm được từ việc đình hoãn,
ngừng triển khai và giãn tiến độ các công trình, dự án được tập trung đầu tư cho
các dự án, công trình khác.
Trong điều kiện thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu công, kiềm chế lạm
phát, thì với tình hình chi Ngân sách như trên chứng tỏ việc thực hiện tiết kiệm chi
thường xuyên chưa triệt để, chi quản lý hành chính vẫn vượt dự toán. Công tác
quản lý chi tiêu chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, còn để xảy ra vi
phạm, lãng phí, tiêu cực. Nhiều định mức chi tiêu đã lạc hậu nhưng chậm được
sửa đổi, bổ sung.
*Vai trò của chi tiêu công thời gian này:
Với nguồn thu ngân sách có hạn, nếu chi tiêu công không hợp lý và không

được kiểm soát tốt chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước-đây
là tác động trực tiếp. Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, rất cần hoạt động
chi tiêu công của nhà nước, đặc biệt là chi đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, bội chi
ngân sách được xem là cần thiết và không phải là vấn đề xấu của một nền kinh tế
đang phát triển. Tuy nhiên, đưa ra mức bội chi hợp lý và kiểm soát trong mức bội
chi đã đưa ra rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến khu vực công mà nó còn
tác động đến khu vực tư. Với tình trạng bội chi ngân sách như hiện nay, nếu việc
chi tiêu công vẫn tiếp tục không tốt sẽ kéo theo những hệ lụy sau đây từ tình trạng
bội chi ngân sách nhà nước: Gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá
nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là
do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây "tăng trưởng
nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Giảm khả năng đầu
tư của khu vực tư: khi bội chi ngân sách càng nhiều thì Nhà nước sẽ tăng nguồn
13
thu- chủ yếu từ thuế. Nếu đánh thuế càng cao thì tiết kiệm của khu vực tư sẽ giảm,
khi mà tiết kiệm giảm thì sẽ giảm đầu tư, nghiêm trọng hơn nữa sẽ triệt tiêu động
lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước đối với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Do đó, nhà nước nên cân nhắc thật kỹ lưỡng lợi ích và chi phí khi tăng
thu thuế. Góp phần vào việc làm thoái hóa đạo đức con người Việt Nam: Nhà
nước không phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát và quản lý trong chi tiêu công
sẽ làm tăng hiện tượng tham nhũng, lấy của công làm của riêng mình (điều này
được chứng mình qua hàng loạt vụ liên quan đến tham nhũng PMU18, sập cầu
Cần Thơ…). Có thể khẳng định, vấn đề này mang tính chất chủ quan nhiều hơn
khách quan, có nghĩa là nó phụ thuộc vào nhân cách con người. Tuy nhiên, nhà
nước có thể hạn chế tình trạng này nếu có cơ chế hợp lý. Không công bằng giữa
các thế hệ: với bội chi ngân sách, để bù đắp Nhà nước vay nợ trong và ngoài nước.
Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm
tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho
các thời kỳ sau. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc

nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi
trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá và gánh nặng nợ về
lâu dài. Hơn thế nữa, nguồn vốn ODA không hoàn lại kèm theo đó khá nhiều yêu
cầu từ phía Chính Phủ các quốc gia khác không có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên,
những vấn đề này hiện tại chưa bộc lộ nhược điểm mà người gánh chịu có thể là
con cháu chúng ta sau này. Do đó, trong việc kiểm soát đầu tư công, không nên đi
vay để đầu tư vào những dự án không tạo ra nguồn thu.
2.2.1.2,Thực trạng chi ngân sách nhà nước trong năm 2009
Theo dự đoán
Tổng chi NSNN 491300 100%
Chi đầu tư phát triển 112800 22.96%
14
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế ,xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính
296300 60.31%
Chi cải cách tiền lương 36600 7.45%
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 0.02%
Dự phòng 13700 2.79%
Chi trả nợ và viện trợ 58800 11.97%
Dự toán bội chi 87300 tỷ đồng, chiếm 4,82% GDP
Trên thực tế
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính bằng
96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 95,2% (riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản bằng 93,4%), chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%, chi trả nợ và viện
trợ bằng 102,7%.
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 theo dự toán là 4,82% GDP , và trên
thực tế con số này bằng 7% GDP, mức bội chi chủ yếu sử dụng cho đầu tư phát
triển.
Đáng chú ý, trong giai đoạn này, đó là gói kích cầu đầu tư thứ nhất.

Đây là gói kích cầu thực hiện với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ doanh nghiệp
có thể trụ vững, vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn, hỗ trợ chi phí vốn và khả
năng tiếp cận nguồn vốn, giúp doanh nghiệp có vốn tiếp tục sản xuất. Ngày 15/1/
2009, thường trực chính phủ và bộ ngành đã thông qua kế hoạch sử dụng gói hỗ
trợ với quy mô 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư, thực hiện thông qua bù lãi suất
15
khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Đây là gói
hỗ trợ ngắn hạn, doanh nghiệp vay vốn được hỗ trợ lãi suất trong thời hạn tối đa là
8 tháng. Phương án cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua cho vay vốn lưu
động ở các ngân hàng thương mại.
Về cơ chế cho vay, thực hiện hỗ trợ 4% lãi suất đối với các dự án thuộc đối
tượng được hỗ trợ; bù lãi suất cho vay đối với các dự án và chương trình đầu tư
với lãi suất ưu đãi được thực hiện trong năm 2009 và 2010. Gói kích cầu lần một
của Chính phủ đã cho kết quả khả quan nhưng không nên lạm dụng. Gói hỗ trợ
này mang tính tạm thời và chỉ đến được với 20% số doanh nghiệp, tạo ra sự bất
bình đẳng trong cạnh tranh.
* Vai trò của chi tiêu công trong thời gian này:
Trong điều kiện khó khăn, công tác điều hành chi NSNN vẫn đảm bảo dự
toán được giao, tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển (22.700 tỷ đồng),
tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng), góp phần quan trọng ngăn chặn suy giảm
kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng trong năm 2010). Bên cạnh đó, việc triển khai
dự toán NSNN năm 2009 còn chậm, cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và
chi chương trình mục tiêu đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các tỉnh trong
nước
2.2.1.4 Chi ngân sách nhà nước 2010
Kinh tế-xã hội nước ta chín tháng năm 2010 diễn ra trong điều kiện một số
nền kinh tế lớn hồi phục sau khủng hoảng, một số nền kinh tế mới nổi đạt mức
tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi
khủng hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở

trong nước, thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp xảy ra, ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Một số cân đối vĩ mô vẫn còn
16
biểu hiện không ổn định. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều
Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm
là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-
CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội năm 2010.
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2010 - năm cuối cùng của kế
hoạch 5 năm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh
tế-xã hội đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 của cả nước nói chung và
của từng địa phương nói riêng. Đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho
việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
17
*Dự toán chi ngân sách
Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước
58220
0 100%
Chi đầu tư phát triển
12550
0 21.56%
Chi trả nợ và viện trợ 70250 12.07%
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc
phòng,
an ninh, quản lý hành chính
33556
0 57.64%
Chi cải cách tiền lương 35490 6.10%

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 0.02%
Dự phòng 15300 2.63%
Dự toán bội chi 119700 (tỷ VND) khoảng 6,2% GDP
Trên thực tế
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước tính bằng
69,7% dự toán năm. Cụ thể, chi đầu tư phát triển đạt 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng
69,6% dự toán (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 83,1 nghìn tỷ đồng, bằng
69,2% dự toán năm), chi sự nghiệp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đạt 262
nghìn tỷ đồng, bằng 70,8% dự toán, chi trả nợ và viện trợ đạt gần 55,4 nghìn tỷ
đồng, bằng 79% dự toán năm.
18
Bội chi ngân sách nhà nước tính đến 15/9 ước đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, bằng
khoảng 12,36% tổng thu ngân sách nhà nước cùng thời kỳ và bằng 37,26% kế
hoạch năm (so với 119,7 nghìn tỷ đồng).
*Vai trò của chi tiêu công trong thời gian này
Theo đánh giá từ Bộ kế hoạch và đầu tư, chi Ngân sách Nhà nước trong
năm đã đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ của ngân sách, đảm bảo đáp ứng kịp thời
nhu cầu chi tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước, tập trung xử lý các nhu cầu phát
sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội. Tuy nhiên nhiều nội
dung vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Trong thời gian tới chính phủ cần chỉ đạo cho
các bộ ngành,tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, đồng thời luôn luôn theo dõi kiểm
tra tiến trình thực hiện, quy trình thủ tục tránh chi tiêu lãng phí.
2.2.1.5 Kế hoạch chi ngân sách trong giai đoạn 2010 – 2013
Thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách giai đoạn 2011-2013
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 cho thấy, nhiệm vụ
tài chính - ngân sách giai đoạn này là hết sức nặng nề. Chính sách tài khóa phải
đồng thời thực hiện mục tiêu huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực trong và ngoài nước, tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, đảm
bảo an ninh tài chính, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát,
phát triển bền vững với mức tăng trưởng hợp lý, vừa phải giải quyết các vấn đề xã

hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Trước những định hướng
chính sách trên, tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2011 -
2013 có những điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách thu theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, ổn định
kinh tế vĩ mô, tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu NSNN. Cụ thể,
thực hiện miễn, giảm hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập
19
doanh nghiệp (TNDN) và các khoản thu ngân sách (thuế môn bài, tiền thuê đất,
thuế bảo vệ môi trường…) cho từng đối tượng doanh nghiệp (DN) hoạt động sản
xuất cụ thể nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng về nghĩa vụ tài chính trước mắt
của DN đối với Nhà nước cũng như gánh nặng về chi phí sản xuất kinh doanh của
DN, tạo điều kiện để DN hạ giá thành và tiêu thụ được sản phẩm, thúc đẩy DN
phát triển sản xuất kinh doanh. Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, điều chỉnh và ban
hành các văn bản, thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế, phí và chế độ
thu phù hợp với tình tình thực tế.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, kiểm tra, chống thất thu thuế cũng được
tăng cường, đặc biệt là đối với hàng hóa biên mậu, các khoản thu liên quan đến đất
đai, tài nguyên khoáng sản…, Các biện pháp khác cũng được triển khai là xử lý
kịp thời vi phạm, gian lận, trốn thuế, tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế,
cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới, thu
NSNN kịp thời các khoản thu theo kết luận của thanh tra, tiếp tục đẩy mạnh công
tác cải cách hành chính, thủ tục kê khai trong lĩnh vực Thuế và Hải quan, tăng
cường sự liên kết giữa các cơ quan thu ngân sách với hệ thống ngân hàng nhằm
giảm thiểu thời gian kê khai, nộp thuế cho DN, tăng hiệu quả quản lý thu ngân
sách.
Thứ hai, đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN theo yêu cầu của Quốc hội và Chính
phủ. Xem xét mức độ động viên ngân sách trong 3 năm gần đây có thể thấy rằng
mức độ động viên ngân sách có xu hướng giảm. Tổng thu NSNN năm 2011 đạt
721.804 tỷ đồng, bằng 26% GDP, thu NSNN năm 2012 ước đạt 743.190 tỷ đồng,

bằng 22,9% GDP; thu NSNN năm 2013 ước đạt 752.370 tỷ đồng, bằng 20,4%
GDP. Bình quân ba năm 2011-2013, thu NSNN ước đạt 22,8% GDP, thu từ thuế và
phí đạt khoảng 21,1% GDP, thấp hơn so với tỷ lệ huy động bình quân giai đoạn
2001-2010 với thu NSNN đạt 26,6% GDP, thu từ thuế và phí đạt 24,2% GDP. Đây
cũng là xu hướng phù hợp với Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội,
20
Chiến lược Tài chính đến năm 2020 yêu cầu giảm dần tỷ lệ động viên vào NSNN
so với GDP.
Xét về cơ cấu thu ngân sách, thu nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu
NSNN và có xu hướng tăng. Thu NSNN từ các sắc thuế gắn trực tiếp với sản xuất,
kinh doanh trong nước như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT trong tổng thu
NSNN ngày càng tăng. Nhờ đó, thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu
NSNN đã tăng từ 50,7% năm 2001 lên 61,5% năm 2011, ước đạt 62,9% năm 2012
và 66,3% năm 2013. Điều này, cho thấy tác động hiệu quả của chính sách thu đến
tháo gỡ khó khăn cho DN.
Thứ ba, điều hành chính sách chi tiết kiệm, linh hoạt, hiệu quả. Hoạt động
chi ngân sách trên cơ sở tiết kiệm chi thường xuyên, quản lý chặt chẽ chi đầu tư từ
NSNN nhưng vẫn có tính linh động. Tái cơ cấu chi NSNN được thực hiện, bảo
đảm chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch trên cơ sở rà soát,
hoàn thiện hệ thống chính sách chi NSNN, xây dựng tiêu chí xác định thứ tự ưu
21
tiên chi NSNN, hoàn thiện chính sách chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật, khai
thác và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước, ưu tiên đảm bảo các chính sách chế
độ đã ban hành cho con người, chi an sinh xã hội, chi cho lĩnh vực giáo dục - đào
tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thông tin, y tế, bảo vệ môi trường; đảm bảo chi
cho quốc phòng an ninh; đảm bảo chi cho đầu tư phát triển gắn với tái cơ cấu đầu
tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền
kinh tế, rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách, chống thất thoát, lãng
phí
Thứ tư, NSNN vẫn đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi

đầy đủ, kịp thời (chi an sinh xã hội, chi điều chỉnh tăng lương tới thiểu). Chi
NSNN năm 2011 đạt 787.554 tỷ đồng, khoảng 28,3% GDP, tăng 21,4% so với
cùng kỳ năm trước, năm 2012 ước đạt 905.790 tỷ đồng, khoảng 27,9% GDP, tăng
15%, năm 2013 ước đạt 986.300 tỷ đồng, khoảng 26,7%, tăng 8,9%. Quy mô chi
NSNN so với GDP cũng như tốc độ tăng chi NSNN trong giai đoạn năm 2011-
2013 có xu hướng giảm thể hiện hiệu quả của việc thực hiện chính sách tài khóa
chặt chẽ.
Thứ năm, đảm bảo thực hiện cân đối NSNN theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Công tác thu, quản lý thu, tránh thất thu ngân sách được tăng cường, kết hợp với
chính sách chi tiết kiệm hiệu quả. Mức bội chi NSNN năm 2011 và 2012 vẫn giữ
được mục tiêu Quốc hội quyết định dự toán. Bội chi NSNN năm 2011 đạt 112.034
tỷ đồng, bằng 4% GDP; năm 2012 ước khoảng 140.200 tỷ đồng, bằng 4,3% GDP.
Riêng năm 2013, do dư địa của chính sách tài khóa không còn rộng, tình hình thu
NSNN khó khăn, hoạt động sản xuất của DN chưa phục hồi nên mức bội chi
NSNN năm 2013 được điều chỉnh từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP (GDP ước thực tế)
khoảng 195.500 tỷ đồng.
Hiệu quả quản lý nợ công, nợ quốc gia đã được nâng cao thông qua việc rà
soát, hoàn thiện các quy định chắt chẽ các khoản nợ để đảm bảo ở mức giới hạn an
22
toàn, giảm thiểu phát sinh nghĩa vụ nợ rủi ro. Dư nợ công năm 2011 là 54,9%
GDP, năm 2012 là 55,7% GDP; năm 2013 khoảng 56,2% GDP, vẫn ở ngưỡng an
toàn dưới 65% GDP.
*Vai trò của chi tiêu công trong thời gian này;
Từ thực tế tình hình thu, chi NSNN 2011-2013, có một số vấn đề đáng lưu
ý sau đây:
Một là, áp lực đảm bảo thu NSNN lớn, tính bền vững của các khoản thu
chưa cao. Xem xét mức độ động viên ngân sách cho thấy xu hướng giảm từ 26%
GDP năm 2011 xuống 20,4% GDP năm 2013, đồng thời, tốc độ tăng thu NSNN
những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh cho thấy khả năng huy động NSNN
trên GDP dự kiến 2 năm 2014 - 2015 khó đạt được mục tiêu 23-24%. Trong khi

đó, chi NSNN so với GDP đã có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao trên
26% giai đoạn 2011-2013. Đây là vấn đề đáng lưu ý bởi ngân sách chịu cả áp lực
về thu nhằm đảm bảo nhiệm vụ chi tương đối cao.
Tuy tỷ trọng của các khoản thu từ sản xuất trong thu NSNN có chuyển biến
tích cực nhưng tỷ lệ khoản thu “không thường xuyên” vẫn còn cao (dầu thô, giao
quyền sử dụng đất, bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước), chiếm khoảng ¼ tổng thu
NSNN. Điều đó chứng tỏ độ bền vững của thu NSNN chưa cao.
Hai là, áp lực chi NSNN gia tăng, chính sách chi NSNN vẫn còn phân tán,
gây lãng phí nguồn lực. Xét về cơ cấu chi NSNN, trong ba khoản chi lớn là chi
thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ, viện trợ thì chi thường xuyên
chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên qua các năm.
23
Áp lực tăng chi NSNN để thực hiện các chính sách chi an sinh xã hội đang
có xu hướng mở rộng, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn trong
năm 2012-2013 và có xu hướng tiếp tục phải thực hiện vào năm 2014-2015. Năm
2011, chi thường xuyên khoảng 59,3% tổng chi đã tăng lên 69,8% năm 2013,
trong khi đó, tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN có xu hướng giảm từ 26,4% năm 2011
xuống 20,4% năm 2013. Tỷ trọng này có tác động nhất định đến đầu tư toàn xã
hội, ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu đầu tư công cũng như tái cơ cấu nền kinh
tế.
Ba là, mức bội chi bình quân giai đoạn 2011-2013 là 4,6%, với xu hướng
thu NSNN vẫn tiếp tục còn nhiều khó khăn trong giai đoạn tới cũng như áp lực chi
NSNN mở rộng thì việc đảm bảo đạt được mức bội chi NSNN dưới 4,5% GDP
vào năm 2015 sẽ là một thách thức không nhỏ.
Bốn là, kỷ luật tài khóa thấp, đặc biệt, tình trạng chi NSNN vượt dự toán
còn xảy ra phổ biến ở nhiều bộ, ngành và địa phương cũng như trong từng đơn vị
24
ngân sách. Đồng thời, vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại nhiều địa phương
hiện vẫn là vấn đề nổi cộm.
25

×